NỘI DUNG
1
LỜI MỞ ĐẦU
Do quỹ thời gian, thông tin và tài liệu còn hạn chế, bài thu
hoạch không thể tránh được nhiều thiếu sót mong giảng viên và
bạn đọc thông cảm cũng xin nhận lời nhận xét, góp ý!
2
1. Quá trình đàm phán gia nhập WTO của Việt Nam
1.1. Tóm tắt quá trình đàm phán gia nhập WTO của Việt
Nam
Việt Nam cũng như bất kỳ quốc gia nào trên thế giới muốn
gia nhập WTO đểu phải trải qua một trình tự nhất định. Thủ tục
gia nhập WTO gồm các bước:
- Nộp đơn xin gia nhập
- Đàm phán gia nhập
Minh bạch hóa chính sách
Đàm phán mở cửa thị trường
Đàm phán đa phương
Đàm phán song phương
- Kết nạp
1-1995: Việt Nam nộp đơn xin gia nhập WTO. Ban Công tác
xem xét việc gia nhập của Việt Nam được thành lập
8-1996: Việt Nam nộp “Bị vong lục về chính sách thương mại”
1998 - 2000: Tiến hành 4 phiên họp đa phương với Ban Công
tác về Minh bạch hóa các chính sách thương mại vào tháng 71998, 12-1998, 7-1999, và 11-2000. Ban công tác của WTO đã
công nhận Việt Nam cơ bản kết thúc quá trình minh bạch hóa
chính sách và chuyển sang giai đoạn đàm phán mở cửa thị
trường.
4-2002: Tiến hành phiên họp đa phương thứ 5 với Ban Công
tác. Việt Nam đưa ra Bản chào đầu tiên về hàng hóa và dịch vụ.
Bắt đầu tiến hành đàm phán song phương.
2002 – 2006: Đàm phán song phương với một số thành viên có
yêu cầu đàm phán, với 2 mốc quan trọng:
3
10-2004: Kết thúc đàm phán song phương với EU - đối tác lớn
nhất
5-2006: Kết thúc đàm phán song phương với Hoa Kỳ - đối tác
cuối cùng trong 28 đối tác có yêu cầu đàm phán song phương.
26-10-2006: Kết thúc phiên đàm phán đa phương cuối cùng,
Ban Công tác chính thức thông qua toàn bộ hồ sơ gia nhập WTO
của Việt Nam. Tổng cộng đã có 14 phiên họp đa phương từ
tháng 7-1998 đến tháng 10-2006.
7-11-2006: WTO triệu tập phiên họp đặc biệt của Đại Hội đồng
tại Geneva để chính thức kết nạp Việt Nam vào WTO. Ngày
7/11/2006, Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển và Tổng
giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Pascal Lamy đã
ký vào Nghị định thư gia nhập của Việt Nam kết thúc 11 năm
tiến hành hàng loạt các cuộc đàm phán song phương, đa
phương và tham vấn kể từ khi đệ đơn gia nhập vào năm 1995.
11-1-2007: WTO nhận được quyết định phê chuẩn chính thức
của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam. Kể từ đây, Việt Nam trở
thành thành viên đầy đủ của WTO.
1.2. Ý nghĩa của việc gia nhập WTO đối với Việt Nam
Một là: Được tiếp cận thị trường hàng hoá và dịch vụ ở tất
cả các nước thành viên với mức thuế nhập khẩu đã được cắt
giảm, không bị phân biệt đối xử. Điều đó, tạo điều kiện mở rộng
thị trường xuất khẩu và trong tương lai - với sự lớn mạnh của
doanh nghiệp và nền kinh tế nước ta - mở rộng kinh doanh dịch
vụ ra ngoài biên giới quốc gia.
Hai là: Với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế và
thực hiện công khai minh bạch các thiết chế quản lý theo quy
4
định WTO, môi trường kinh doanh của nước ta ngày càng được
cải thiện. Đây là tiền đề rất quan trọng để thu hút mạnh đầu tư
nước ngoài, qua đó tiếp nhận vốn, công nghệ sản xuất và công
nghệ quản lý, tạo ra công ăn việc làm…
Ba là: Gia nhập WTO chúng ta có được vị thế bình đẳng
như các thành viên khác trong việc hoạch định chính sách
thương mại toàn cầu, có cơ hội để đấu tranh nhằm thiết lập một
trật tự kinh tế mới công bằng hơn, hợp lý hơn, có điều kiện để
bảo vệ lợi ích của đất nước, của doanh nghiệp.
Bốn là: Mặc dầu chủ trương của chúng ta là chủ động đổi
mới, cải cách thể chế kinh tế để phát huy nội lực và hội nhập
với bên ngoài nhưng chính việc gia nhập WTO, hội nhập vào
nền kinh tế thế giới cũng thúc đẩy tiến trình cải cách trong
nước, bảo đảm cho tiến trình cải cách của ta đồng bộ, có hiệu
quả hơn.
Năm là: Gia nhập WTO sẽ nâng cao vị thế của ta trên
trường quốc tế, tạo điều kiện cho ta triển khai có hiệu quả
đường lối đối ngoại theo phương châm: Việt Nam mong muốn là
bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng thế giới vì
hoà bình, hợp tác và phát triển.
2. Tóm tắt các cam kết của Việt Nam trong quá trình
tham gia WTO
2.1. Cam kết về thuế nhập khẩu và xuất khẩu
2.1.1.
Đối với thuế nhập khẩu
Về thuế nhập khẩu, tổng hợp chung toàn bộ các cam kết
về thuế quan của Việt Nam trong WTO như được thể hiện
5
trong Biểu cam kết về Hàng hóa của Việt Nam, có thể rút ra
một số nét lớn như sau:
Việt Nam cam kết ràng buộc với toàn bộ Biểu thuế nhập
khẩu hiện hành gồm 10.600 dòng thuế. Thuế suất cam kết cuối
cùng có mức bình quân giảm đi 23% so với mức thuế bình quân
hiện hành (thuế suất MFN) của Biểu thuế (từ 17,4% xuống
còn 13,4%). Thời gian thực hiện sau 5 - 7 năm.
Trong toàn bộ Biểu cam kết, Việt Nam sẽ cắt giảm thuế với
khoảng 3.800 dòng thuế (chiếm 35,5% số dòng của Biểu thuế);
ràng buộc ở mức thuế hiện hành với khoảng 3.700 dòng (chiếm
34,5% số dòng của Biểu thuế); ràng buộc theo mức thuế trần
- tức là cam kết ở mức cao hơn mức thuế suất hiện hành với
3.170 dòng thuế (chiếm 30% số dòng của Biểu thuế), chủ yếu là
đối với các nhóm hàng như xăng dầu, kim loại, hóa chất, một
số phương tiện vận tải.
Một số mặt hàng đang có thuế suất cao từ trên 20%,
30% sẽ được cắt giảm thuế ngay khi gia nhập. Những nhóm
mặt hàng có cam kết cắt giảm thuế nhiều nhất bao gồm: dệt
may, cá và sản phẩm cá, gỗ và giấy, hàng chế tạo khác, máy
móc thiết bị điện - điện tử.
Đối với lĩnh vực nông nghiệp, mức cam kết bình quân là
25,2% vào thời điểm gia nhập và 21% sẽ là mức cắt giảm cuối
cùng. So sánh với mức thuế MFN bình quân đối với lĩnh vực nông
nghiệp hiện nay là 23,5% thì mức cắt giảm đi sẽ là 10%.
Việt Nam sẽ được áp dụng cơ chế hạn ngạch thuế quan
đối với bốn mặt hàng, gồm: trứng, đường, lá thuốc lá, muối.
Đối với bốn mặt hàng này, mức thuế trong hạn ngạch là tương
6
đương mức thuế MFN hiện hành (trứng 40%, đường thô 25%,
đường tinh 50-60%, lá thuốc lá: 30%, muối ăn 30%), thấp hơn
nhiều so với mức thuế ngoài hạn ngạch.
Đối với lĩnh vực công nghiệp, mức cam kết bình quân vào
thời điểm gia nhập là 16,1%, và mức cắt giảm cuối cùng sẽ là
12,6%. So sánh với mức thuế MFN bình quân của hàng công nghiệp
hiện nay là 16,6% thì mức cắt giảm đi sẽ là 23,9%.
Các mức cắt giảm này có thể so sánh tương ứng với các
mức cắt giảm trung bình của các nước đang phát triển và đã phát
triển trong vòng đàm phán Uruguay (1994) như sau: trong lĩnh
vực nông nghiệp các nước đang phát triển và đã phát triển cam
kết cắt giảm là 30% và 40%; với hàng công nghiệp tương ứng là 24%
và 37%; Trung Quốc trong đàm phán gia nhập của mình cam kết cắt
giảm khoảng 45% thuế nhập khẩu (từ 17,5% xuống 10%).
Mức độ cam kết và cắt giảm thuế của Việt Nam tổng
hợp theo một số nhóm ngành hàng và nhóm mặt hàng chính với
thời gian thực hiện được cụ thể hóa trong các bảng dưới
đây:
7
Bảng 1. Mức thuế cam kết bình quân theo nhóm ngành hàng
chính
Đơn vị: %
Nhóm mặt hàng
1. Nông sản
2. Cá, sản phẩm
cá
3. Dầu khí
4. Gỗ, giấy
5. Dệt may
6. Da, cao su
7. Kim loại
8. Hóa chất
9. Thiết bị vận tải
10. Máy móc cơ
khí
11. Máy móc
điện
12. Khoáng sản
13. Hàng chế
tạo khác
Cả biểu thuế
Thuế suất cam kết
tại thời điểm gia
nhập WTO
25,2
29,1
Thuế suất cam kết
cắt giảm cuối cùng
cho WTO
21,0
18,0
36,8
14,6
13,7
19,1
14,8
11,1
46,9
9,2
36,6
10,5
13,7
14,6
11,4
6,9
37,4
7,3
13,9
9,5
16,1
12,9
14,1
10,2
17,2
13,4
Trungtamwto.vn
8
Bảng 2. Cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu theo một số nhóm
mặt hàng chính
Đơn vị: %
Thuế
suất
MFN
Thuế suất
khi gia
nhập
Thuế
suất
cuối
cùng
Thời hạn
thực
hiện
Thịt bò
20
20
14
5 năm
Thịt lợn
30
30
15
5 năm
Sữa nguyên liệu
20
20
18
2 năm
Sữa thành
phẩm
30
30
25
5 năm
Thịt chế biến
50
40
22
5 năm
39,3
34,4
25,3
3-5 năm
Bia
80
65
35
5 năm
Rượu
65
65
45-50
5-6 năm
Thuốc lá điếu
100
150
135
3 năm
Xì gà
100
150
100
5 năm
Thức ăn gia súc
Hàng công
nghiệp
10
10
7
2 năm
Xăng dầu
0-10
38,7
38,7
17,7
13
5-7 năm
40
32
4 năm
6,5
6,4
2 năm
TT
Mặt hàng
1
Hàng nông
nghiệp
Bánh
2
kẹo
Sắt thép
Xi măng
40
Phân hóa học
Giấy
22,3
20,7
15,1
5 năm
Ti vi
50
40
25
5 năm
Điều hòa
50
40
25
3 năm
Máy giặt
40
38
25
4 năm
Dệt may
37,3
13,7
13,7
ngay
Giày dép
50
40
30
5 năm
Trungtamwto.vn
9
10
Bảng 3. Cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu ô tô và linh kiện ô
tô
Đơn vị: %
TT
Thuế
suất
MFN
Thuế suất
khi gia
nhập
Thuế
suất
cuối
cùng
Thời hạn
thực
hiện
17.4
17.2
13.4
3-5 năm
35.3
46.9
37.4
3-5 năm
Trên 2500cc
Trên 2500cc (2
cầu)
90
90
52
12 năm
90
90
47
10 năm
Dưới 2500cc
Xe tải
Nhỏ hơn 5 tấn
Loại khác
Phụ tùng ô tô
90
90
70
7 năm
100
80
20.9
80
80
24.3
Mặt hàng
Ô tô và phụ
tùng
Thuế suất bình
quân
Thiết bị vận tải
A
B
C
thSc hiIn
Ô tô con
50
12 năm
70
7 năm
20.5
3-5 năm
Trungtamwto.vn
Như tất cả các nước mới gia nhập khác, Việt Nam cũng
cam kết tham gia vào một số Hiệp định tự do hóa theo
ngành. Những ngành mà Việt Nam cam kết tham gia đầy
đủ là sản phẩm công nghệ thông tin (ITA), dệt may và
thiết bị y tế. Những ngành mà Việt Nam tham gia một phần
là thiết bị máy bay, hóa chất và thiết bị xây dựng. Thời gian
để thực hiện cam kết giảm thuế là từ 3-5 năm. Trong các
Hiệp định trên, tham gia ITA là quan trọng nhất, theo đó
khoảng 330 dòng thuế thuộc diện công nghệ thông tin sẽ
phải có thuế suất 0% sau 3-5 năm. Như vậy, các sản phẩm
điện tử như: máy tính, điện thoại di động, máy ghi hình,
11
máy ảnh kỹ thuật số, v.v... sẽ đều có thuế suất 0%, thực
hiện sau 3 - 5 năm, tối đa là sau 7 năm.
Việc tham gia Hiệp định dệt may (thực hiện đa phương
hóa mức thuế đã cam kết theo các Hiệp định dệt may với
EU, Hoa Kỳ) cũng dẫn đến giảm thuế đáng kể đối với các
mặt hàng này: vải từ 40% xuống 12%, quần áo từ 50%
xuống 20%, sợi từ 20% xuống 5%. Bảng 3 dưới đây sẽ đề
cập cụ thể về tình hình cam kết theo các hiệp định tự do
hóa theo ngành của Việt Nam trong WTO.
Bảng 4. Các cam kết thực hiện Hiệp định tự do hóa theo
ngành
Hiệp định tự do
hóa theo ngành
1. Hiệp định công
nghệ thông tin ITA
(100%)
2. Hiệp định hài
hòa hóa chất CH
(81%)
Số dòng
thuế
330
1.300 1.600
Thuế
suất
MFN
Thuế suất
cam kết
cuối cùng
5,2%
0%
6,8%
4,4%
3. Hiệp định thiết
bị máy bay dân
89
4,2%
2,6%
dụng
4. Hiệp định dệt
1.170
37,2%
13,2%
may TXT (100%)
5. Hiệp định thiết
81
2,6%
0%
bị y tế ME (100%)
Ngoài ra, tham gia không đầy đủ một số Hiệp định khác
như thiết bị khoa học, thiết bị xây dựng, v.v…
12
2.1.2.
Đối với thuế xuất khẩu
WTO không có nội dung nào yêu cầu cam kết về thuế xuất
khẩu. Tuy nhiên, một số thành viên (chủ yếu là các nước đã phát
triển như: Hoa Kỳ, Australia, Canada và EU) yêu cầu cắt giảm
tất cả thuế xuất khẩu đặc biệt đối với phế liệu kim loại màu
và kim loại đen vào thời điểm gia nhập với lý do đây là một hình
thức nhằm hạn chế thương mại, gây nên tình trạng khan hiếm
nguyên liệu, làm đẩy giá trên thị trường thế giới và trợ cấp
cho doanh nghiệp trong nước sử dụng các mặt hàng này.
Cam kết của Việt Nam hiện nay là sẽ giảm thuế xuất khẩu
đối với phế liệu kim loại đen từ 35% xuống 17% trong 5 năm;
giảm thuế phế liệu kim loại màu từ 45% xuống 22% trong 5
năm. Không cam kết ràng buộc về thuế xuất khẩu đối với các
mặt hàng khác.
2.2. Cam kết về thuế nội địa
WTO yêu cầu phải xóa bỏ các quy định phân biệt đối xử
hoặc sẽ tạo ra sự phân biệt đối xử giữa hàng sản xuất trong
nước và hàng nhập khẩu. Về nguyên tắc, WTO không yêu cầu phải
đưa ra mức thuế hay cách tính thuế cụ thể. Tuy nhiên, chính
sách thuế nội địa phải bảo đảm minh bạch và tránh tình trạng
chính sách có khoảng trống có thể bị lợi dụng.
Đối với thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, Việt Nam
cam kết trong vòng 3 năm kể từ ngày gia nhập WTO, tất cả
các loại rượu được chưng cất có nồng độ từ 20 độ cồn trở
lên sẽ chịu một mức thuế tuyệt đối tính theo lít của rượu cồn
nguyên chất hoặc một mức thuế phần trăm. Đối với bia,
trong vòng 3 năm kể từ khi gia nhập WTO sẽ áp dụng một
13
mức thuế suất phần trăm chung đối với bia, không phân biệt
hình thức đóng gói, bao bì.
2.3. Cam kết về các dịch vụ thuộc lĩnh vực tài chính
2.3.1.
Dịch vụ bảo hiểm
Dịch vụ bảo hiểm, cho phép thành lập công ty bảo hiểm 100%
vốn đầu tư nước ngoài (ĐTNN) kể từ khi gia nhập và không bị
hạn chế về số lượng chi nhánh trong nước, phạm vi cung cấp
dịch vụ và bỏ quy định tái bảo hiểm 20% cho Vinare; cho phép
công ty bảo hiểm có vốn ĐTNN được cung cấp dịch vụ bảo
hiểm bắt buộc từ ngày 01 tháng 01 năm 2008; cho phép
thành lập chi nhánh của các công ty bảo hiểm nước ngoài sau 5
năm đối với dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ.
2.3.2.
Dịch vụ chứng khoán
Cho phép thành lập văn phòng đại diện và liên doanh đến
49% vốn ĐTNN từ thời điểm gia nhập; cho phép thành lập công
ty cung cấp dịch vụ chứng khoán 100% vốn ĐTNN sau 5
năm kể từ khi gia nhập và cho phép thành lập chi nhánh của
công ty cung cấp dịch vụ chứng khoán nước ngoài sau 5
năm đối với một số loại hình: quản lý tài sản, thanh toán, tư
vấn liên quan đến chứng khoán và cung cấp, trao đổi thông tin
tài chính.
14
3. Kết quả thực hiện các cam kết của Việt Nam với WTO
3.1. Về mở cửa thị trường hàng hóa
3.1.1. Tình hình thực thi cam kết về thuế quan
Cam kết ràng buộc toàn bộ biểu thuế nhập khẩu hiện hành (10.600 dòng
thuế) với mức giảm thuế bình quân toàn biểu thuế khoảng 23% từ mức thuế
suất bình quân là 17,4% vào thời điểm gia nhập và mức thuế suất bình quân cuối
cùng là 13,4% lộ trình thực hiện từ 5 - 7 năm; cam kết trung bình 21% đối với
sản phẩm nông nghiệp và 12,6% đối với sản phẩm công nghiệp (cuối lộ trình
thực thi). Áp dụng hạn ngạch thuế quan đối với 4 nhóm hàng:
trứng, đường, thuốc lá, muối.
Việc cắt giảm thuế trong WTO được thực hiện theo lộ trình
12 năm (từ 11/1/2007 đến 11/1/2019), theo đó thuế suất tính
theo giá trị trung bình tại thời điểm gia nhập WTO là 17,5% và
phải giảm xuống còn 11,4% vào năm 2019, nhưng đến năm
2011 mức thuế bình quân giản đơn của biểu thuế nhập khẩu ưu
đãi đã xuống còn 10,47%.
Tiếp đó, năm 2012 Việt Nam cắt giảm thêm 945 mặt hàng
theo lộ trình cam kết WTO. Đến năm 2013, mức thuế suất bình
quân của cả biểu thuế chỉ còn khoảng 10,32%. Như vậy, ngoài
một số ít các mặt hàng nhạy cảm như ô tô có lộ trình đến năm
2019, về cơ bản hiện nay Việt Nam đã hoàn thành lộ trình cắt
giảm theo WTO.
Kể
từ
khi
gia
nhập
Tổ
chức
thương
mại
thế
giới (11/1/2007) đến nay, Việt Nam đã và đang thực hiện một
cách nghiêm túc các cam kết của Tổ chức thương mại thế giới
về mở cửa thị trường, công khai minh bạch hóa, từng bước hoàn
thiện khuôn khổ pháp lý, thiết lập môi trường kinh doanh bình
15
đẳng, thông thoáng, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư
trong nước và nước ngoài sản xuất kinh doanh. Việt Nam đã ban
hành và cập nhật định kì rất nhiều văn bản pháp quy để thực
hiện cắt giảm thuế quan về hàng hóa theo lộ trình đã cam kết.
Theo đúng cam kết với WTO từ 11/1/2007 Việt Nam đã cắt giảm trên
1800 dòng thuế, chiếm 17% biểu thuế, mức cắt giảm bình quân 44% so với mức
hiện hành. Hầu hết các mặt hàng giảm thuế lần này đều đang có mức thuế suất
cao từ 30% trở lên và là hàng tiêu dùng nên người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi
rất nhiều từ việc cắt giảm thuế.
Năm 2008, vẫn theo lộ trình thực thi cam kết, Bộ tài chính đã ban hành
quyết định số 106/2007/QĐ-BTC ngày 20/12/2007 tiếp tục giảm khoảng 1700
dòng thuế với mức giảm từ 1%-6% trong đó có ít nhất 26 ngành hàng nằm trong
diện được cắt giảm thuế.
Biểu khung thuế được xây dựng nhằm tiếp tục thực hiện mục tiêu hạn chế
xuất khẩu những sản phẩm thô, khuyến khích sử dụng nguyên liệu để tái chế và
về cơ bản vẫn giữ nguyên khung thuế suất với hầu hết các nhóm hàng chịu
thuê.
Trong số những mặt hàng trên có những mặt hàng có tính chất tương tự
nhau, hiện hành đang cam kết mức thuế suất như nhau nhưng có mức thuế suất
cam kết WTO cao thấp khác nhau.
Để tránh gian lận thương mại, Bộ Tài Chính đã quy định mức thuế suất
bằng nhau cho các mặt hàng này, mức thuế suất được lấy theo mức cam kết thấp
nhất. Vì vậy sẽ có những mặt hàng có mức thuế suất giảm nhanh hơn mức cam
kết, tuy nhiên mức giảm hơn không lớn, chủ yếu là từ 1% - 2%. Đồng thời để
đối phó tình trạng nhập siêu Bộ Tài chính đã nâng thuế một số mặt hàng trong
phạm vi mức trần cho phép.
16
2009 chúng ta đã giảm khoảng 2000 dòng thuế của hơn 20 nhóm hàng với
mức tối đa khoảng 2%. Các mặt hàng như rượu, bia, thuốc lá, cà phê, dầu thực
vật, thịt chế biến, rau quả tươi, kim loại, hóa chất,… vẫn tiếp tục nằm trong
danh sách giảm thuế trong năm nay.
Theo bộ tài chính, bình quân các ngành có mức bảo hộ thực tế ở mức
khoảng 30% nhưng việc cắt giảm thuế theo cam kết của WTO đã giảm mức bảo
hộ chung xuống còn 15%.
Đối với thuế xuất khẩu, Việt Nam đã cắt giảm thuế xuất khẩu với mặt
hàng phế liệu kim loại đen và màu theo cam kết vào đầu 2008. Nhóm hàng phế
liệu kim loại đen (sắt thép) đã được giảm từ mức 30% - 40% xuống còn 1030%. Nhóm hàng phế liệu kim loại màu giảm từ 40 - 50% xuống còn 10 - 40%.
Việc điều chỉnh giảm này hoàn toàn phù hợp với cam kết.
Để thực hiện cam kết về thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu và bia, Quốc Hội
đã ban hành luật thuế tiêu thụ đặc biệt mới, có hiệu lực thi hành từ đầu 2010.
Trong biểu thuế mới, rượu bia đã được thay đổi theo đúng cách phân loại và
đúng lộ trình cam kết.
Đến hết ngày 31/12/2009, rượu được chia làm 3 mức dưới 20 độ, từ 20
đến 40 độ với 3 mức thuế suất lần lượt là 20%, 30%, 65%. Tuy nhiên đầu 2010,
theo đúng nguyên tắc của wto, ta đã chia rượu thành 2 loại độ cồn dưới 20 độ và
trên 20 độ với mức thuế suất tương ứng là 25% và 45%. Đặc biệt đến 2013 thì
thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu trên 20 độ được áp dụng mức 50%.
Luật cũng quy định mức thuế áp dụng chung cho các loại bia là 45% từ
2010 đến hết 2012. Từ 2013, thuế suất tăng lên 50% đảm bảo không vi pham
cam kết WTO. Nhìn chung, mức thuế suất nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt
đều đã được điều chỉnh phù hợp với cam kết WTO.
Đến năm 2013, mức thuế suất bình quân của cả biểu thuế chỉ còn khoảng
10,32%. Như vậy, ngoài một số ít các mặt hàng nhạy cảm như ô tô có lộ trình
17
đến năm 2019, vì vậy có thể nói rằng về cơ bản hiện nay Việt Nam đã hoàn
thành lộ trình cắt giảm theo WTO.
3.1.2. Tình hình thực thi cam kết phi thuế quan
Việt Nam chỉ áp dụng hạn ngạch thuế quan với 4 mặt hàng : đường, trứng,
muối, thuốc lá. Để thực hiện cam kết, hàng năm chính phủ đều ban hành lượng
hạn ngạch thuế quan đối với hàng nhập khẩu vào Việt Nam.
Bảng 3.1: Lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu năm 2009
St
t
1
2
3
4
Tên hàng
Trứng gà
Trứng vịt
Loại khác
Thuốc lá nguyên liệu
Muối
Đường tinh luyện, đường thô
Đơn vị
Số lượng
Tá
34.000
Tấn
45.000
Tấn
250.000
Tấn
61.000
Nguồn: thông tư 16/2008/TT BTC
Bên cạnh đó, Việt Nam còn cho phép áp dụng hạn ngạch thuế quan nhập
khẩu 2008, 2009 đối với 2 nhóm hàng có xuất xứ Campuchia với thuế suất nhập
khẩu ưu đãi đặc biệt 0% gồm:
Năm 2008: 150000 tấn thóc, gạo và 3000 tấn lá thuốc lá khô.
Năm 2009: 200000 tấn thóc, gạo và 3000 tấn lá thuốc lá khô.
Ngoài ra Bộ công thương cũng ban hành thông tư hướng dẫn việ nhập
khẩu theo hạn ngạch thuế quan 2009 vơi thuế suất 0% đối với 3 nhóm hàng xuất
xứ từ Lào gồm thóc và gạo, lá và cọng thuốc lá, phụ kiện mô tô.
Để thực hiện cam kết ngay từ khi gia nhập chính phủ đã cãi bỏ toàn bộ
các biện pháp hạn chế định lượng đối với hàng nhập khẩu, trong đó có việc thay
thế lệnh cấm nhập khẩu thuốc điếu và xì gà được thay bằng việc quy định đầu
mối nhập khẩu. Bộ Thương Mại đã cho phép nhập khẩu xe máy phân phối lớn
vào Việt Nam.
18
3.2. Về mở cửa thị trường dịch vụ
Trong Biểu cam kết dịch vụ của mình, Việt Nam đã đưa ra
cam kết mở cửa đối với 11 ngành dịch vụ: Dịch vụ kinh doanh;
Dịch vụ thông tin; Dịch vụ xây dựng và các dịch vụ liên quan;
Dịch vụ phân phối; Dịch vụ giáo dục; Dịch vụ môi trường; Dịch
vụ tài chính; Dịch vụ y tế và xã hội; Dịch vụ du lịch; Dịch vụ văn
hóa, giải trí và thể thao; Dịch vụ vận tải.
Việt Nam đã có những cam kết cụ thể với WTO nhằm thúc
đẩy tự do hóa lĩnh vực dịch vụ ngân hàng. Cùng với một số lĩnh
vực dịch vụ như dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ xây dựng..., dịch vụ
ngân hàng được đánh giá là một trong những lĩnh vực có cam
kết mở cửa nhanh nhất. Năm 2006, một năm trước khi Việt Nam
trở thành thành viên chính thức của WTO, chỉ có 39 chi nhánh
ngân hàng nước ngoài và ngân hàng thương mại liên doanh
hoạt động trên thị trường Việt Nam. Sau 5 năm gia nhập WTO,
tính đến hết năm 2011, đã có tới 59 ngân hàng thương mại
nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài được cấp phép
hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.
Việt Nam đã thực hiện đẩy đủ và bám sát các cam kết
WTO đối với các ngành/phân ngành dịch vụ cam kết mở cửa
nhanh nhất, không cần thời ký quá độ. Cần lưu ý rằng các phân
ngành dịch vụ này tuy có cam kết mức độ mở cửa nhanh nhất
nhưng trên thực tế, ngoại trừ phân ngành dịch vụ ngân hàng,
các cam kết mở cửa với các ngành/phân ngành dịch vụ chỉ
tương đương với các quy định hiện hành. Vì vậy các cam kết mở
cửa ở mức độ cao với các ngành/phân ngành trên có thể sẽ
không gây ra những biến động lớn với thị trường dịch vụ nội địa.
19
Việt Nam cũng đã thực hiện đầy đủ và bám sát cam kết
WTO đối với các ngành/phân ngành dịch vụ cam kết mở cửa
nhanh nhưng cần thời kỳ quá độ. Việt Nam đã thực hiện tốt các
cam kết liên quan đến MFN, minh bạch hóa. Tuy nhiên, Việt
Nam cần rà soát thêm các quy định và văn bản pháp lý liên
quan đến Mode 4 và Mode 3, đặc biệt là các quy định về văn
phòng đại diện, chi nhánh để có những sửa đổi cho phù hợp với
các cam kết WTO.
Ví dụ về phân phối- logistics
Theo cam kết, VN thực hiện tự do hóa dịch vụ logistics
trong WTO và hội nhập ASEAN về logistics theo lộ trình 4 bước
đến năm 2014 bao gồm: (1) Tự do hóa thương mại, dỡ bỏ rào
cản thuế quan; (2) Tạo cơ hội cho doanh nghiệp trong lĩnh vực
logistics; (3) Nâng cao năng lực quản lý logistics; (4) Phát triển
nguồn nhân lực.
Theo đúng lộ trình cam kết của VN khi gia nhập WTO, từ
ngày 11/01/2014, các nhà cung ứng dịch vụ nước ngoài được
phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn để cung ứng các dịch
vụ kho bãi và dịch vụ đại lý vận tải hàng hóa. Vào năm 2014 đã có
trên 60 hãng tàu biển, 51 hãng hàng không quốc tế nổi tiếng đang khai thác các
tuyến vận tải kết nối VN với toàn thế giới.
3.3. Về đầu tư
Việt Nam tuân thủ đầy đủ các quy định của Hiệp định về
các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại (TRIMS) ngay
sau khi gia nhập, theo đó, ta sẽ bãi bỏ các biện pháp ưu đãi
nhằm khuyến khích đầu tư nước ngoài như mức thuế nhập khẩu
20
ưu đãi và các quy định về tỷ lệ nội địa hóa, tỷ lệ xuất khẩu bắt
buộc v.v. .
3.4. Về một số hiệp định khác
3.3.1. Hiệp định Sở hữu trí tuệ
Việt Nam thực hiện đầy đủ các quy định của Hiệp định Sở
hữu trí tuệ liên quan đến thương mại (TRIPS) ngay từ khi ngày
gia nhập.
Sau khi Luật Sở hữu trí tuệ được ban hành, một loạt các
văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành Luật Sở hữu trí tuệ 2005
về cơ bản đã được ban hành trong các năm 2006, 2007 và Quý
đầu năm 2008, kể cả ở cấp Chính phủ và cấp Bộ.
Ngoài yêu cầu về mặt luật pháp, TRIPS còn đặt ra yêu cầu
về mặt thực tiễn thi hành pháp luật.
21
Ngoài việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, các thành viên
WTO phải bảo đảm thực tiễn thi hành pháp luật của mình cũng
đáp ứng các yêu cầu tối thiểu hay tuân thủ các nghĩa vụ bắt
buộc theo TRIPS. Với điều kiện hoạt động hiện nay của các cơ quan, đội ngũ
cán bộ thực thi, Việt Nam chưa thể bảo đảm đạt tiêu chuẩn “hiệu quả” như yêu
cầu của TRIPS.
Tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả tác phẩm gốc khi bị
xâm hại có quyền yêu cầu tổ chức cá nhân có hành vi xâm
phạm chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai
và bồi thường thiệt hại; yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền xử lý hành vi xâm phạm hoặc khởi kiện ra toà án có thẩm
quyền hoặc thông qua trọng tài để bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của mình. Người xâm phạm có thể bị phạt đến 200 triệu
đồng hoặc bị phạt tù đến 3 năm.
Nhãn hiệu được bảo hộ theo Bộ Luật Dân sự 2005 và Luật
SHTT năm 2005. Tất cả các đăng ký nhãn hiệu đều được công
bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp. Việt Nam đã xác nhận
rằng trong quá trình soạn thảo Luật SHTT, Việt Nam đã tham
khảo các quy định của Khuyến nghị chung liên quan đến các
quy định về bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng do Hội đồng Liên hiệp
Pari và Đại hội đồng của Tổ chức SHTT thế giới (WIPO) thông
qua vào tháng 9/1999. Hệ thống bảo hộ nhãn hiệu của Việt
Nam hoàn toàn phù hợp với Hiệp định TRIPS và khoản 1 Điều 6
bis Công ước Pari.
3.3.2. Hiệp định về Trợ cấp và các biện pháp đối kháng
Gia nhập WTO, Việt Nam đã kiên trì thuyết phục các thành
viên WTO cho Việt Nam hưởng ngoại lệ của Hiệp định về Trợ cấp
và Biện pháp đối kháng (SCM) nhưng do đàm phán gia nhập là
22
đàm phán một chiều, cuối cùng Việt Nam đã cam kết và thực
hiện ngay lập tức khi gia nhập WTO như sau:
1. Bãi bỏ trợ cấp thay thế nhập khẩu (thuế ưu đãi theo tỷ lệ nội
địa hoá) và các loại trợ cấp xuất khẩu dưới hình thức cấp
phát trực tiếp từ ngân sách nhà nước.
2. Bãi bỏ trợ cấp thưởng theo mức vượt kim ngạch xuất khẩu.
Mức thưởng cho các mặt hàng không nhiều, chỉ từ 300 đồng
tới 1.000 đồng/1USD tiền vượt kim ngạch xuất khẩu. Hiện
nay khi nước ta đã gia nhập WTO và tham gia Hiệp định về
trợ cấp và các biện pháp đối kháng SCM thì việc trợ cấp này
là trái quy định của WTO, và chúng ta đang tiến hành loại bỏ.
3. Với trợ cấp xuất khẩu “gián tiếp” (chủ yếu dưới dạng ưu đãi
đầu tư dành cho sản xuất hàng xuất khẩu), sẽ không cấp
thêm kể từ khi gia nhập WTO. Tuy nhiên, với các dự án đầu tư
trong và ngoài nước đã được hưởng ưu đãi loại này từ trước
ngày gia nhập WTO, ta được một thời gian quá độ là năm
năm để bãi bỏ hoàn toàn.
4. Với ngành dệt - may, tất cả các loại trợ cấp bị cấm theo Hiệp
định SCM, dù là trực tiếp hay gián tiếp, đều được bãi bỏ ngay
từ khi Việt Nam gia nhập WTO.
5. Theo Hiệp định SCM, tín dụng xuất khẩu của Quỹ hỗ trợ phát
triển là một hình thức trợ cấp xuất khẩu bị cấm. Để giải quyết
việc này, này 19/5/2006, Quỹ hỗ trợ phát triển đã được tổ
chức lại và chính thức trở thành Ngân hàng Phát triển Việt
Nam với 1 hội sở chính và 61 chi nhánh tại các địa phương.
Cũng theo tinh thần đó, Chính phủ đã loại Quyết định số
55/2001/QĐ-TTg về việc hỗ trợ tăng tốc cho ngành dệt may.
23
3.3.3. Hiệp định về chống bán phá giá
Việt Nam vẫn chưa có quy định hướng dẫn cụ thể về
việc xác định và cách thức áp dụng thuế chống bán phá giá,
trợ cấp và tự vệ theo quy định của WTO. Năm 2004 Việt Nam
đã có pháp lệnh về Chống bán phá giá.
Hiện tại trong WTO chỉ có Việt Nam và Trung Quốc phải
chấp nhận một số cam kết liên quan đến địa vị nền kinh tế
phi thị trường. Trung Quốc không những phải chấp nhận
điều khoản về các biện pháp đối kháng và chống bán phá
giá mà còn bị áp dụng cơ chế tự vệ và giám sát đặc biệt,
nhưng Việt Nam chỉ phải chấp nhận các biện pháp đối kháng
và chống bán phá giá.
Đoạn 254 trong Báo cáo về việc gia nhập WTO của Ban
Công tác nêu rõ: “Một số thành viên ghi nhận Việt Nam đã
liên tục đẩy mạnh quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị
trường. Những thành viên này cũng ghi nhận rằng sẽ gặp
những khó khăn đặc thù (special difficulties) trong việc xác
định chi phí và giá cả hàng hóa xuất xứ từ Việt Nam trong
các cuộc điều tra chống bán phá giá hay áp dụng các biện
pháp đối kháng. Những thành viên này cho rằng trong trường
hợp đó nước nhập khẩu có thể nhận định rằng việc sử dụng
chi phí và giá cả tại Việt Nam có thể sẽ không hợp lý”.
Nếu một số thành viên đã nhận định như vậy thì Việt
Nam sẽ phải chấp nhận quy chế đối với nền kinh tế phi thị
trường khi áp dụng Hiệp định Chống bán phá giá, Hiệp định
về Trợ cấp và Các biện pháp đối kháng tương tự như Trung
Quốc đã cam kết trong Nghị định thư gia nhập của mình.
Tuy nhiên, Việt Nam thuận lợi hơn Trung Quốc vì các quy
24
định đối với nền kinh tế phi thị trường cho Trung Quốc sẽ
kéo dài trong 15 năm (đối với Việt Nam là 12 năm). Thời hạn
12 năm sẽ được rút ngắn hơn nếu Việt Nam có thể xây dựng
nền kinh tế thị trường theo những tiêu chí của nước nhập
khẩu và việc áp dụng các điều khoản đặc biệt nói trên cũng
sẽ được chấm dứt. Chúng ta đều thấy Việt Nam đã chịu
nhiều thiệt hại khi bị áp dụng các quy định đối với nền kinh
tế phi thị trường do kim ngạch xuất khẩu sản phẩm cá da
trơn, xe đạp và da giày đã giảm đáng kể do những sản
phẩm này lần lượt bị áp dụng biện pháp chống bán phá giá.
Việt Nam có thể giảm thiểu thiệt hại từ các biện pháp trừng
phạt này nếu được đưa ra khỏi danh sách các nước có nền
kinh tế phi thị trường trong thời gian sớm nhất.
25