Tải bản đầy đủ (.pdf) (39 trang)

sáng kiến kinh nghiệm ứng dụng công nghệ trong dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.01 MB, 39 trang )

SKKN:" Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ mầm non"

SKKN: Thắm Nguyễn đƣa lên cho các đồng nghiệp tham khảo nhé
- Họ tên: Nguyễn Thị Thắm
- Sinh ngày, tháng, năm: 20/10/1981.
Giới tính: Nữ
- Quê quán: Ba Động – Ba Tơ –Quảng Ngãi
- Trú quán: Thị Trấn ba Tơ – Huyện Ba Tơ – Tỉnh Quảng Ngãi
- Đơn vị công tác: Trường mầm non 11/3 Ba Tơ
- Chức vụ: Phó hiệu trưởng – phụ trách chuyên môn
- Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: ĐHSP mẫu giáo

PHỤ LỤC
NỘI DUNG

TT

TRANG

I

Phần I: Mở đầu

4

1

Lý do chọn đề tài

4-5


II

Phần II: Nội dung

6

1

Thời gian thực hiện

6

2

Đánh giá thực trạng

6

2.1

Cơ sở lý luận

6-7

2.2

Cơ sở thực tiễn

7


2.2.1 Khái quát về đặc điểm tình hình của đơn vị

7-8

2.2.2 Thuận lợi

8-9

2.2.3 Khó khăn

9-10

III

Phần III: Những biện pháp thực hiện

11

1

Căn cứ thực hiện

11

2

Nội dung, giải pháp và cách thức thực hiện

12


2.1

Phương pháp nghiên cứu

11-12

2.2

Giải pháp thực hiện

12

Ngư i vi t Nguyễn Thị Thắm

1

Đơn vị Trư ng MN 11/3 Ba Tơ


SKKN:" Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ mầm non"

2.2.1

Bồi dưỡng nâng cao về trình độ tin học và kỷ năng sử
dụng ứng dụng công nghệ thông tin cho giáo viên mầm

12-13

non.
2.2.2


Đầu tư mua sắm trang thiết bị phục vụ cho nhu cầu ứng
dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học

13-14

nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ mầm non
2.2.3

Sử dụng các phần mềm hỗ trợ để xây dựng giáo án điện
tử và thiết kế các bài tập thực hành cho học sinh.

2.2.4
2.2.5

Xây dựng “ngân hàng” tư liệu, bài tập trên máy tính.
Thực hiện lưu trữ khoa học và xây dựng hộp thư điện
tử

14-29
29-33
33

Phần IV: Kết luận

34

1

Kết quả đạt được


34-35

2

Phạm vi áp dụng

36

3

Những bài học kinh nghiệm

36

4

Những kiến nghị, đề xuất

37

IV

Ngư i vi t Nguyễn Thị Thắm

2

Đơn vị Trư ng MN 11/3 Ba Tơ



SKKN:" Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ mầm non"

DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ

Hình 1: Một bài tập tương tác trong bài giảng E-learning
Hình 2: Một trang bài giảng điện tử
Hình 3: Công nghệ thông tin hỗ trợ cho giáo viên trong một giờ học ở lớp
mẫu giáo

Ngư i vi t Nguyễn Thị Thắm

3

Đơn vị Trư ng MN 11/3 Ba Tơ


SKKN:" Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ mầm non"

PHẦN I
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Xã hội Việt Nam ngày càng phát triển vượt bậc thì khoa học công nghệ
càng đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống con người. Chính vì vậy mà
ngày nay, công nghệ thông tin phương tiện hỗ trợ đắc lực cho con người trên
tất cả các lĩnh vực văn hóa, giải trí, lao động, học tập,…Hơn thế nữa, trong
chương trình giáo dục mầm non mới hiện nay, người giáo viên cần phải tích
cực đổi mới phương pháp dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin trong các
hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ mầm non.Và giáo dục, với vai trò đặc biệt là
đào tạo nên những con người mới của xã hội hiện đại trở thành nơi công nghệ
thông tin được khuyến khích sử dụng ngày nhiều hơn.

Ở Việt Nam từ năm 2008 đến nay Bộ Giáo dục và Đào tạo đã và đang
triển khai cuộc vận động “Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy” ở
tất cả các cấp học từ đại học, cao đẳng cho đến trung học phổ thông, trung
học cơ sở, tiểu học và cả bậc học mầm non.
Ngày nay công nghệ thông tin phát triển đã tạo ra cơ hội và hướng đi
mới cho nghành giáo dục trong việc đổi mới phương pháp và hình thức dạy
học. Sự phát triển của công nghệ thông tin đã kéo theo sự ra đời của hàng loạt
các phần mềm giáo dục, trong đó có rất nhiều phần mềm hữu ích cho giáo dục
mầm non. Các phần mềm này trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc thiết
kế giáo án, giảng dạy trên máy tính và các thiết bị hỗ trợ như: Ti vi, đầu
đĩa,… Nếu như trước đây, mỗi giáo viên mầm non đều phải vất vả để có thể
tìm kiếm những hình ảnh, biểu tượng, làm các loại đồ dùng phục vụ bài học,
thì ngày nay cùng với việc ứng dụng công nghệ thông tin giáo viên có thể sử
dụng Internet để chủ động khai thác tài nguyên giáo dục đa dạng, chủ động
quay phim, chụp ảnh làm tư liệu cho bài giảng. Cách làm này giúp cho giáo
viên và nhà trường vừa tiết kiệm được thời gian, kinh phí, vừa nâng cao được
tính hiệu quả, sinh động cho các giờ học.

Ngư i vi t Nguyễn Thị Thắm

4

Đơn vị Trư ng MN 11/3 Ba Tơ


SKKN:" Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ mầm non"

Đặc biệt hơn cả, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào bài học với
những con vật ngộ nghĩnh, những bông hoa đủ màu sắc, những hàng chữ, con
số biết chạy nhảy, những hình ảnh hoạt hình vui nhộn, những âm thanh sống

động sẽ thu hút và kích thích sự hứng thú của trẻ giúp trẻ chủ động hoạt động
nhiều hơn để lĩnh hội kiến thức. Đây cũng được xem là một phương pháp ưu
việt phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ và có thể giúp giáo viên thực
hiện tốt phương pháp giáo dục “lấy trẻ làm trung tâm”.
Bên cạnh đó, việc tiếp cận với công nghệ thông tin, với mạng Internet
là cơ hội để giáo viên có thể tìm tòi, học hỏi nhiều điều bổ ích, chia sẻ kinh
nghiệm với đồng nghiệp để nâng cao trình độ chuyên môn.
Như vậy, ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục mầm non đã tạo
ra được sự chuyển biến lớn về chất trong dạy và học, tạo ra một môi trường
giáo dục mang tính tương tác cao giữa giáo viên và học sinh.
Để việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy được hiệu quả,
thuận lợi và dễ dàng hơn cho giáo viên, đặc biệt với những giáo viên ít có
điều kiện tiếp cận với các loại máy móc, thiết bị, sáng kiến kinh nghiệm
“Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học nhằm nâng cao chất lƣợng
giáo dục trẻ mầm non” chia sẻ với đồng nghiệp một vài kinh nghiệm trong
việc xây dựng các bài giảng, bài tập, lưu trữ hồ sơ,… của giáo viên.

Ngư i vi t Nguyễn Thị Thắm

5

Đơn vị Trư ng MN 11/3 Ba Tơ


SKKN:" Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ mầm non"

PHẦN II
NỘI DUNG
1. THỜI GIAN THỰC HIỆN
Từ điều kiện thực tế của nhà trường và bản thân tôi thực hiện sáng kiến

kinh nghiệm “Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học nhằm nâng
cao chất lƣợng giáo dục trẻ mầm non” , bắt đầu thực hiện nghiên cứu từ
ngày 10 tháng 09 năm 2016 và kết thúc đến ngày 10 tháng 04 năm 2017.
2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Từ thập niên 90 của thế kỷ trước, vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin
vào dạy học là một chủ đề lớn được Unessco chính thức đưa ra thành chương
trình hành động trước ngưỡng cửa thế kỷ XXI. Ngoài ra, Unessco còn dự báo:
Công nghệ thông tin sẽ làm thay đổi nền giáo dục một cách cơ bản vào đầu
thể kỷ XXI.
Tiếp tục hưởng ứng Chỉ thị số 55/2008/CT-BGDĐT ngày 30/9/2008
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về tăng cường giảng dạy, đào tạo và
ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục giai đoạn 2008-2012.
Thông tư số 08/2010/TT-BGDĐT ngày 01/03/2010 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo quy định về sử dụng phần mềm tự do mã nguồn mở
trong các cơ sở giáo dục;
Công văn số 4960/BGDĐT-CNTT ngày 27/07/2011 của Bộ Giáo dục
và Đào tạo về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT năm học 2011 – 2012.
Trong đó có đề cập đến vấn đề: Mỗi cán bộ và giáo viên có ít nhất một địa chỉ
e-mail.
Công văn số 4987/BGDĐT-CNTT ngày 2/8/2012 của Bộ Giáo dục và
Đào tạo về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT năm học 2012 – 2013, trong
đó nêu rõ: “Với giáo dục mầm non, tập trung đầu tư máy tính và k t nối
Internet với mục tiêu chính y u phục vụ công tác quản lý, đảm bảo thông tin
Ngư i vi t Nguyễn Thị Thắm

6

Đơn vị Trư ng MN 11/3 Ba Tơ



SKKN:" Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ mầm non"

liên lạc và giúp giáo viên bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn”. Như
vậy, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục chính là nội dung được
Đảng, nhà nước, Bộ Giáo dục Đào tạo quan tâm và chỉ đạo thực hiện.
Cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ, trẻ em
ngày nay sớm được tiếp cận với những phương tiện thông tin ngay tại nhà:
xem ti vi, nghe nhạc, xem băng, đĩa,… vì thế khi đến các lớp mẫu giáo, nếu
giáo viên chỉ sử dụng những phương tiện dạy học truyền thống sẽ khiến học
sinh cảm thấy nhàm chán, không hứng thú với bài học. Hơn nữa, với đặc
điểm phát triển tư duy của lứa tuổi, trẻ mầm non rất dễ dàng bị thu hút bởi
những hình ảnh sinh động, âm thanh sống động, những con chữ đầy màu sắc,
con số biết chạy, con vật có thể chuyển động,… từ đó trẻ sẽ tích cực phát huy
tham gia hoạt động, chịu khó suy nghĩ, tìm tòi để tiếp nhận kiến thức.
Như vậy, công nghệ thông tin có thể coi là công cụ hỗ trợ đắc lực nhất
cho phương pháp dạy học tích cực “lấy trẻ làm trung tâm” nhằm phát huy
tính tích cực hoạt động của trẻ. Đối với giáo viên công nghệ thông tin được áp
dụng nhiều nhất trong quá trình soạn giảng, xây dựng giáo án điện tử , bài
giảng tương tác với các phần mềm hỗ trợ như: Power point, MS word, violet,
Activlnspire…tuy nhiên việc soạn giảng như thế nào để đem lại hiệu quả giáo
dục, dễ thực hiện, tiết kiệm thời gian là vấn đề mà các giáo viên phải luôn tìm
tòi, học hỏi.
2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
2.2.1/ Khái quát về đặc điểm tình hình của đơn vị
Trường Mầm non 11/3 Ba Tơ là trường công lập, nằm trung tâm thị
trấn Ba Tơ là trường điểm của Huyện Ba Tơ. Trường được thành lập vào ngày
05/02/2001, có nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ trong độ tuổi mầm non đó là
nhà trẻ và mẫu giáo (từ 18 tháng tuổi đến 72 tháng tuổi).
Ngày 21/4/2009, Trường Mầm non 11/3 Ba Tơ được UBND Tỉnh

Quảng Ngãi công nhận là trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1.

Ngư i vi t Nguyễn Thị Thắm

7

Đơn vị Trư ng MN 11/3 Ba Tơ


SKKN:" Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ mầm non"

Năm học 2016- 2017, trường có tổng số đội ngũ CBGVNV trong nhà
trường là 41 người. Trong đó, có 03 cán bộ quản lý( 01 hiệu trưởng và 02 phó
hiệu trưởng), giáo viên: 29 giáo viên đều đạt chuẩn trở lên, có 3 nhân viên, có
05 chị nuôi và 01 bảo vệ.
Trường có 01chi bộ độc lập: Tổng số Đảng viên: 15 đảng viên
Có 01 công đoàn cơ sở với tổng số đoàn viên là 31 đoàn viên công
đoàn
Có 01 chi đoàn riêng với số đoàn viên chi đoàn là 11 đoàn viên.
Số học sinh ăn ở bán trú tại trường 475 trẻ. Trường có quy mô với tổng
số lớp học là 15 lớp. Trong đó, nhà trẻ 04 lớp; mẫu giáo 11 lớp.
2.2.2/ Thuận lợi
Được sự quan tâm của lãnh đạo địa phương, và các bậc phụ huynh phối
hợp trong việc chăm sóc giáo dục trẻ.
Lãnh đạo Phòng giáo dục Ba Tơ, Ban giám hiệu nhà trường quan tâm,
tạo điều kiện.
Nhà trường có cơ sở vật chất tương đối khang trang.
Tài liệu hướng dẫn đảm bảo, thực hiện đồng bộ chương trình giáo dục
mầm non do Bộ giáo dục ban hành.
Có đội ngũ giáo viên đều ở độ trẻ, khoẻ nhiệt tình, có trình độ đạt

chuẩn và trên chuẩn, năng động, chịu khó tìm tòi, học hỏi, có nhiều sáng tạo
trong công tác giảng dạy.
Trong những năm học qua, Phòng Giáo dục và Đào tạo Huyện Ba Tơ
cũng như Ban giám hiệu nhà trường luôn khuyến khích đội ngũ giáo viên ứng
dụng công nghệ thông tin trong dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
Năm học 2015-2016 vừa qua, bản thân được thực hiện bài giảng với
nhiều sản phẩm tham gia “Ngày hội Công nghệ Thông tin” cấp huyện lần thứ
II thì có hai sản phẩm đạt giải, và cũng được Phòng giáo dục Ba Tơ chọn sản
phẩm bài giảng tương tác tham dự cấp tỉnh cũng đạt một giải trong hội thi
ứng dụng công nghệ thông tin ở bậc học mầm non, đây chính là cơ hội để tôi
Ngư i vi t Nguyễn Thị Thắm

8

Đơn vị Trư ng MN 11/3 Ba Tơ


SKKN:" Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ mầm non"

được học hỏi thêm kinh nghiệm, tiếp cận với một số phần mềm soạn giảng
hay, có thể áp dụng tại đơn vị đạt hiệu quả rất cao.
Thực tế cho thấy, trẻ em trong trường mầm non 11/3 Ba Tơ rất hứng
thú với các bài giảng điện tử, bài giảng tương tác qua các giờ dạy có ứng dụng
công nghệ thông tin trẻ học tích cực, lôi cuốn và sôi động hơn.
Phụ huynh đều tỏ ra hài lòng, thích thú khi thấy con em mình được tiếp
cận với các thiết bị hiện đại.
2.2.3/ Khó khăn
Thiết bị dạy học còn thiếu so vơi nhu cầu học.
Một số giáo viên lớn tuổi chưa thành thạo về máy vi tính.
Một số giáo viên trẻ mới dạy hợp đồng chưa biết cách soạn bài, thiết kế

về giáo án điện tử...
Năm học 2012-2013, nhà trường cũng được Phòng giáo dục Ba Tơ cấp
máy tính, nhưng nói chung bản thân tôi cũng như bao giáo viên khác trong
nhà trường còn rất nhiều bở ngỡ, chưa thành thạo về ứng dụng công nghệ
thông tin, chưa thực sự mạnh dạn tham gia.
Việc học hỏi chuyên môn của giáo viên chưa được chú trọng, năng lực
còn hạn chế. Một số giáo viên dạy theo lối rập khuôn, miễn sao cho tiết dạy
xong là được, còn cứng nhắc, máy móc trong việc thực hiện chương trình.
Nói chung ít có giáo viên nào để ý xem tiết dạy đạt hiệu quả như thế nào? Giờ
dạy ra làm sao, có sinh động không? Có lôi cuốn, thu hút trẻ vào tiết học
không? Trẻ học tiếp thu kiến thức ra làm sao sau mỗi tiết học. Chính những
điều này, đã làm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của bài dạy và thậm chí nó
còn làm cho trẻ không thể cảm nhận được cái hay, cái đẹp.
Để khảo sát mức độ hứng thú của trẻ với giờ dạy truyền thống và giờ
dạy ứng dụng công nghệ thông tin tôi đã yêu cầu giáo viên cho trẻ thực hiện
một phiếu bài tập với câu hỏi: Con thích gi học trên máy tính hơn hay gi
học với tranh ảnh hơn? Và yêu cầu trẻ trả lời bằng cách vẽ một một mặt cười
nếu thích học trên máy tính và mặt méo nếu thích giờ học với tranh ảnh.

Ngư i vi t Nguyễn Thị Thắm

9

Đơn vị Trư ng MN 11/3 Ba Tơ


SKKN:" Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ mầm non"

Kết quả khảo sát học sinh lớp mẫu giáo lớn 5-6 tuổi đầu năm học
2016-2017 như sau:

KẾT QUẢ
T Tên lớp học

Tổng

T

số trẻ

Thích học
(Vẽ mặt cười)

Không thích học
(Vẽ mặt khóc)

1

MG Lớn A

37

30

7

2

MG Lớn B

34


29

5

3

MG Lớn C

31

28

3

4

MG Lớn D

36

30

6

Ngoài ra, sau các giờ học tôi còn kiểm tra mức độ tiếp thu kiến thức
của trẻ, kết quả với các giờ dạy sử dụng công nghệ thông tin trẻ học sâu và
nhớ lâu hơn.
Còn đối với giáo viên sử dụng giáo án điện tử để trình chiếu khi chuẩn
bị cho tiết dạy học thì đỡ tốn thời gian hơn so với làm đồ dùng để dạy. Tiết

học ứng dụng công nghệ thông tin đạt hiệu quả hơn.
Kết quả kiểm tra dự giờ của 29 giáo viên đầu năm học 2016-2017:
KẾT QUẢ XẾP LOẠI
Tổng số

Ứng dụng CNTT trong

Không ứng dụng CNTT

giáo viên

dạy học

trong dạy học

TT

1

29

Tốt

Khá

10

2

TB


Tốt

Khá

TB

13

4

Từ những căn cứ thực tế trên có thể khẳng định, việc ứng dụng công
nghệ
thông tin vào dạy học là một việc làm cần thiết góp phần nâng cao chất lượng
giáo dục.

Ngư i vi t Nguyễn Thị Thắm

10

Đơn vị Trư ng MN 11/3 Ba Tơ


SKKN:" Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ mầm non"

PHẦN III
GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Căn cứ thực hiện:
Trên cơ sở tìm hiểu lý luận, thực tiễn đề để đánh giá thực trạng, tìm ra
các biện pháp tài “Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học nhằm

nâng cao chất lượng giáo dục trẻ mầm non” .
Trong quá trình nghiên cứu đề tài giúp tôi hiểu rõ hơn về ứng dụng
CNTT vào tổ chức các hoạt động giáo dục, tích luỹ thêm kiến thức cho bản
thân đồng thời chia sẻ kinh nghiệm của mình cho đồng nghiệp. Cũng như
giúp trẻ tiếp cận về ứng dụng công nghệ thông tin.
2 Nội dung, giải pháp và cách thức thực hiện
2.1/ Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài tôi đã lựa chọn và sử dụng rất nhiều
phương pháp như sau:
Phương pháp nghiên cứu lý luận Đọc và sử dụng các tài liệu, sách báo,
tạp chí giáo dục mầm non, mạng internet có liên quan đến đề tài.
Phương pháp quan sát Quan sát các hoạt động của cô và trẻ trong
trường mầm non để nhận biết về khả năng ứng dụng công nghệ thông tin của
giáo viên mầm non.
Phương pháp đàm thoại: Đàm thoại với giáo viên và trẻ để tìm hiểu về
công nghệ thông tin và việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục
mầm non.
Phương pháp kiểm tra: Kiểm tra khả năng tiếp thu bài của trẻ ở những
giờ
có sử dụng bài soạn giảng giáo án điện tử và những giờ sử dụng theo phương
pháp soạn giảng truyền thống.

Ngư i vi t Nguyễn Thị Thắm

11

Đơn vị Trư ng MN 11/3 Ba Tơ


SKKN:" Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ mầm non"


Phương pháp tổng k t, đúc k t kinh nghiệm thông qua hoạt động của
bản thân và đồng nghiệp
Từ việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động
dạy học, soạn giảng, bản thân tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm để việc
ứng dụng được dễ dàng, tiết kiệm thời gian mà vẫn đem lại hiệu quả tốt qua
những giải pháp thực hiện như sau:
2.2. Giải pháp thực hiện
2.2.1. Bồi dƣỡng nâng cao về trình độ tin học và kỷ năng sử dụng
ứng dụng công nghệ thông tin cho giáo viên mầm non.
Bản thân tôi là một phó hiệu trưởng được phân công phụ trách về
chuyên môn của nhà trường, nên tôi đã xác định được mục tiêu mà ngành
giáo dục đã đưa ra về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản
lý và trong chăm sóc giáo dục trẻ ở trường mầm non. Trong những năm qua,
tôi đã chủ động từng bước: Tham gia học các lớp đào tạo về tin học, học hỏi ở
đồng nghiệp,tự bồi dưỡng về tin học. Bản thân không ngừng tìm tòi học hỏi,
khai thác thông tin. Từ chỗ không biết, soạn giáo án cũng phải soạn đi soạn
lại; từng ngày, từng tháng và từng năm tôi đã vun đắp kiến thức của mình qua
các phần mềm của tin học. Đến nay, bản thân tôi đã biết khai thác thông tin,
soạn thảo giáo án điện tử, bài giang tương tác... Không những vậy, bản thân
tôi mạnh dạn tham gia “ Hội thi công nghệ thông tin cấp huyện, cấp tỉnh” đều
đạt giải. Chính vì vậy,tôi còn có vai trò nòng cốt chi viện, hỗ trợ cho nhiều
đồng nghiệp khác trên lĩnh vực ứng dụng công nghệ thông tin tại trường mầm
non 11/3 Ba Tơ.
Tham mưa cho Hiệu trưởng tổ chức tập huấn về cách khai thai thông
tin trên mạng cho giáo viên.
Tạo email riêng cho bộ phận chuyên môn của trường
Hướng dẫn mỗi giáo viên lập email cá nhân riêng để thuận tiện cho
việc chia sẽ và trao đổi kinh nghiệm với nhau.


Ngư i vi t Nguyễn Thị Thắm

12

Đơn vị Trư ng MN 11/3 Ba Tơ


SKKN:" Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ mầm non"

Tổ chức hướng dẫn cho giáo viên cách soạn bài bằng giáo án điện tử,
bài giảng tương tác...
Tổ chức hội thi giáo viên thiết kế bài dạy bằng công nghệ thông tin cấp
trường.
Tổ chức thao giảng, hội giảng, sinh hoạt chuyên đề bằng ứng dụng
công nghệ thông tin tại trường.
Khuyến khích, động viên giáo viên trang bị cho cá nhân có máy vi tính
có kết nối mạng Internet, để thuận tiện trong việc trao đổi tài liệu, giáo án hay
và tìm kiếm các tài liệu liên quan đến chuyên môn như một số đường link để
truy cập thông tin đến bậc học mầm non.
-
-
- Chia sẻ chuyên môn GD mầm non.
-
-
-
-
-
-
-
2.2.2. Đầu tƣ mua sắm trang thiết bị phục vụ cho nhu cầu ứng

dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học nhằm nâng cao chất
lƣợng giáo dục trẻ mầm non
Máy tính , các thiết bị tin học là điều kiện cơ bản, không thể thiếu khi
ứng
dụng công nghệ thông tin, đòi hỏi phải đầu tư kịp thời, tương đối đầy đủ
và hiện đại, tạo điều kiện tốt nhất để có thể thực hiện nhiệm vụ của mình.
Ứng dụng công nghệ thông tin không chỉ cần riêng máy tính mà cần rất
nhiều loại thiết bị khác (Ti vi, điện thoại chụp ảnh và quay camera,…) cũng

Ngư i vi t Nguyễn Thị Thắm

13

Đơn vị Trư ng MN 11/3 Ba Tơ


SKKN:" Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ mầm non"

như điều kiện về kỹ thuật (Lioa, nguồn điện…). Nếu đầu tư không đồng bộ sẽ
không đạt hiệu quả.
Ngoài trang thiết bị của cấp trên đã cấp về cho nhà trường. Năm học
2016-2017, tôi tham mưu với nhà trường đầu tư mua sắm ti vi, đầu đĩa,đàn
máy tính cho các lớp… Ngoài ra hàng năm nhà trường còn có kế hoạch huy
động phụ huynh của trường làm công tác xã hội hóa giáo dục, sau nhiều năm
đầu tư theo hướng “từng bước, hiện đại” từ nhiều nguồn nên đã có được một
kết quả tương đối đảm bảo các điều kiện thiết yếu cho giáo viên và trẻ tham
gia học tập, ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và học tập.
Chính vì vậy, việc chuẩn bị về đầu tư mua sắm về các trang thiết bị ứng
dụng công nghệ thông tin cho giáo viên là cần thiết để giáo viên thực hiện
trong công tác giảng dạy có hiệu quả cao.

2.2.3. Sử dụng các phần mềm hỗ trợ để xây dựng giáo án điện tử và
thiết kế các bài tập thực hành cho học sinh.
Hiện nay, có rất nhiều phần mềm hỗ trợ cho giáo viên trong việc thiết
kế bài giảng: Adobe, MS PowerPoint, Paint (phần mềm hướng dẫn trẻ hoạt
động tạo hình), Photo Story3 (phần mềm xây dựng câu chuyện bằng hình
ảnh),…và cũng không ít phần mềm vui học dành cho bé như: Kissmart; học
cùng bé yêu,… Vận dụng các phần mềm này để soạn giảng sẽ giúp giáo viên
có những bài giảng hay, thu hút trẻ. Ngoài ra những bài giảng E-learning
được xây dựng từ các phần mềm: Adobe Presenter, Violet,… sẽ giúp tạo ra
được một môi trường giáo dục mang tính tương tác cao giữa giáo viên và học
sinh. Nếu khai thác tốt sự hỗ trợ của các phần mềm này vào bài giảng thì mỗi
ngày học đối với trẻ đều là “một ngày vui” và đây chính là hiệu ứng mà tất cả
giáo viên đều muốn hướng đến.

Ngư i vi t Nguyễn Thị Thắm

14

Đơn vị Trư ng MN 11/3 Ba Tơ


SKKN:" Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ mầm non"

TRÒ CHUYỆN ĐÀM THOẠI
Câu 1: Nhân vật nào sau đây
không có trong câu chuyện?
B)

A)


C)
Chấp nhận
Kiểm
tra

Làm lại
Làm
lại

Hình 1: Một trong những bài tập tương tác ứng dụng phần mềm Adobe
Presenter trong bài giảng E-learning

Hình2: ảnh minh họa giáo án điện tử sử dụng phần mềm MS
PowerPoint
Các bài giảng E-learning sẽ trở thành công cụ đắc lực cho các nhóm tự
học khi cô giáo bắt buộc phải hướng dẫn từng nhóm học với nội dung riêng.
Những bài giảng này cũng rất thích hợp cho các bậc phụ huynh tham khảo và

Ngư i vi t Nguyễn Thị Thắm

15

Đơn vị Trư ng MN 11/3 Ba Tơ


SKKN:" Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ mầm non"

sử dụng cho con em mình học tại nhà vừa giúp nâng cao hiệu quả giáo dục
trẻ, vừa giúp tăng cường sự phối hợp giữa phụ huynh và nhà trường.


Hình 3: Công nghệ thông tin hỗ trợ cho giáo viên trong một gi học ở lớp
mẫu giáo lớn
Trong giáo dục đào tạo công nghệ thông tin góp phần hiện đại hóa
phương tiện, thiết bị dạy học, làm xuất hiện nhiều phương thức, hình thức tổ
chức dạy học mới, trong đó cả giáo viên và học sinh đều sử dụng công nghệ
thông tin trong hoạt động dạy và học. Hiện nay công nghệ thông tin là giải
pháp quan trọng cần triệt để khai thác khi dạy và học, không thể dạy học theo
lối mòn cũ kỹ mà cần phải đổi mới phương pháp dạy học theo ứng dụng công
nghệ thông tin.
Mục tiêu mà ngành giáo dục cần phải hướng đến đó là chuỗi phát triển
từ nền tảng cơ bản nhất là tạo ra các giáo án điện tử, tạo tiền đề vững chắc để
xây dựng nên một nền giáo dục điện tử tại Việt Nam.
Thực trạng hiện nay là phần lớn giáo viên thường sử dụng các phần
mềm như Powerpoint, Violet, Flash,… để soạn giáo án điện tử. Các phần
mềm này đều có những ưu điểm riêng nhưng phần lớn các phần mềm này tính
năng chưa cao.
Bản thân tôi là người giáo viên mầm non, tôi thấy tính năng ưu việt của
phần mềm như Powerpoint, Violet, Flash, ActivInspire ... là toàn diện như: có
ghi lại thiết bị âm thanh, ghi lại màng hình, máy ảnh, bộ hiển thị, đèn chiếu
điểm, tài nguyên sẵn có và tài nguyên của người dùng…, có các loại trình
Ngư i vi t Nguyễn Thị Thắm

16

Đơn vị Trư ng MN 11/3 Ba Tơ


SKKN:" Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ mầm non"

duyệt linh hoạt như trình duyệt trang, tài nguyên, đối tượng, ghi chú, thuộc

tính,…
Chính vì thế, tôi chọn phần mềm ActivInspire để thiết kế làm bài giảng
tương là vì phầm mềm ActivInspire có rất nhiều tính năng để soạn và thiết kế
bài giảng. Bên cạnh đó, nhằm lôi cuốn học sinh thích ham học, tạo nên tiết
học sinh động. hơn thế nữa đến với cuộc thi thiết kế bài giảng tương tác ngày
Hội CNTT GD&ĐT Tỉnh Quảng Ngãi, lần thứ II năm 2015, tôi có sản phẩm
được Phòng giáo dục Ba Tơ chọn đề tài “ Làm quen một số con vật nuôi
trong gia đình”. tham dự cấp tỉnh và đạt giải trong hội thi này. (Có đĩa CD
bài giảng tương tác áp dụng vào dạy học và tham dự hội thi công nghệ thông
tin cấp cấp tỉnh kèm theo)
Đây là bài thuyết minh cho bài giảng tương tác:

Chủ đề: LQ với một số con vật nuôi trong gia đình
Môn: Khám phá khoa học
Đối tƣợng: Mẫu giáo lớn
Số lƣợng: 35 trẻ
I) MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1) Kiến thức
- Trẻ biết tên gọi các con vật nuôi trong nhà: Con gà mái, con mèo, con
chó, con vịt.
- Biết một số đặc điểm đặc trưng về các con vật:
+ Con gà: Có 2 chân, có 2 cánh, có lông, thức ăn: ngô, thóc, gạo; là
động vật đẻ trứng, thuộc nhóm gia cầm
+ Con chó: Có 4 chân, có 2 mắt sáng, có tai ngắn, đuôi dài, chân có
đệm thịt, mình có rất nhiều lông, thức ăn: cơm, cá, xương; là động vật
đẻ con, thuộc nhóm gia súc.
+ Con lợn: Có 4 chân, 2 có tai, có 2 mắt, có đuôi, thức ăn: chủ yếu là
rau lang, cám…; là động vật đẻ con thuộc nhóm gia súc.
+ Con vịt: Có 2 chân, chân có màng, bơi được dưới nước, có mỏ dài và
dẹp, có 2 cánh; thức ăn là ngô, lúa…..

- Trẻ biết sự đa dạng, phong phú của các con vật nuôi trong nhà.
2) Kỹ năng
- Phát triển cho trẻ kỹ năng quan sát, phân biệt và so sánh, nhận xét, ghi
nhớ có chủ định.

Ngư i vi t Nguyễn Thị Thắm

17

Đơn vị Trư ng MN 11/3 Ba Tơ


SKKN:" Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ mầm non"

- Phát triển kỹ năng xã hội: Hợp tác, hoạt động theo nhóm, làm giàu vố
từ, rèn ngôn ngữ mạch lạc.
3) Giáo dục
-

Trẻ thích khám phá, yêu quý, chăm sóc các con vật nuôi trong nhà.

II) CHUẨN BỊ
1) Đồ dùng
- Hình ảnh con vật nuôi trong nhà: Con gà mái, con chó, con lợn, con
vịt…
- Máy chiếu, máy vi tính
- Nhạc, bài hát
2) Địa điểm
- Trong phòng học thoáng và rộng, sạch sẽ
3) Tâm thế

- Cô và trẻ ăn mặc gọn gàng, sach đẹp phù hợp với thời tiết.
III/ TIẾN HÀNH
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1:Ổn định tổ chức, gây hứng thú. ( 3 phút)
* Dùng kính lúp để cho trẻ xem và khám
- Trang 5

phá trong hộp quà có gì.
- Cô dùng thủ thuật cho trẻ khám phá xem
trong hộp quà có gì?
- Cô cho trẻ lên dùng chuột kích vào kính lúp
rọi vào hộp quà sẽ thấy trong hộp có con gà
trống.
- Hỏi trẻ: trong hộp quà có gì?
- Trang 6
* Nhấn vào biểu tƣợng loa cho học sinh
nghe và vận động theo bài hát.
- Cô mở nhạc bài hát “gà trống, mèo con và
cún con” , cho trẻ vận động theo bài hát.
- Cô hỏi: - Trong bài hát có nhắc đến những
con vật gì?

Ngư i vi t Nguyễn Thị Thắm

18

Đơn vị Trư ng MN 11/3 Ba Tơ



SKKN:" Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ mầm non"

- Chúng mình thường thấy những con vật đó
được nuôi ở đâu nhỉ?
- À đúng rồi, những con vật con gà trống, con
mèo, cún con đó là những động vật được
nuôi trong gia đình đấy. Hôm nay cô sẽ cho
chúng mình tìm hiểu về một số con vật nuôi
trong gia đình nhé.
Hoạt động 2: Hoạt động khám phá (22 phút)
- Cô cho trẻ hát bài hát “ Một con vịt”
chuyển đội hình thành 4 nhóm thảo luận
để thảo luận
* Nhấn vào biểu tƣợng để trẻ thấy các bộ
phận chính của con lợn.
+ Nhóm 1: Tranh con lợn
+ Nhóm 2: Tranh con vịt
+ Nhóm 3: Tranh con gà mái
+ Nhóm 4: Tranh con chó
- Trong quá trình trẻ thảo luận cô đi đến từng
nhóm hỏi và gợi ý cho trẻ thảo luận tranh
- Khi trẻ thảo luận xong cô cho trẻ đọc thơ
“ Con mèo trèo cây cau” di chuyển đội hình
thành 4 hàng ngang.
- Cô tạo tình huống chơi “Trời tối, trời
sáng”, cho trẻ nhìn lên màng hình máy chiếu
và cho lần lượt các con vật trẻ vừa được quan
sát, thảo luận trong nhóm xuất hiện và cho
trẻ nhận xét về con vật.
- Cho đại diện từng nhóm lên nhận xét tranh

của nhóm mình vừa được quan sát.
* Nhóm 1: Tranh con lợn
Ngư i vi t Nguyễn Thị Thắm

19

Đơn vị Trư ng MN 11/3 Ba Tơ


SKKN:" Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ mầm non"

Trang 7

- Đại diện 1 bạn trong nhóm lên nhận xét
tranh con vật vừa được quan sát.
- Cô hỏi các nhóm khác có ý kiến gì bổ sung
thêm không nào?
- Cô nhận xét khái quát lại toàn bộ cho cả lớp
nghe và giáo dục trẻ
 Nhận xét: Lợn là một loài động vật đẻ
con, lợn có 4 chân, , 2 có tai, có 2 mắt, có
đuôi, thức ăn: chủ yếu là rau lang, cám…; là
động vật đẻ con thuộc nhóm gia súc.
Giáo dục: Người ta nuôi lợn là để lấy thịt,
thịt lợn ăn rất ngoan và bổ dưỡng, ở nhà các
con có nuôi lợn thì các con nhớ là chăm sóc
cho lợn ăn, các con nhớ chưa nào.
* Nhấn vào biểu tƣợng để trẻ thấy các bộ
phận chính của con vịt.
Trang 8


Nhóm 2: Tranh con vịt

- Đại diện 1 bạn trong nhóm lên nhận xét

Ngư i vi t Nguyễn Thị Thắm

20

Đơn vị Trư ng MN 11/3 Ba Tơ


SKKN:" Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ mầm non"

tranh con vật vừa được quan sát.
- Cô hỏi các nhóm khác có ý kiến gì bổ sung
thêm không nào? (nếu có)
- Cô nhận xét khái quát lại toàn bộ cho cả lớp
nghe và giáo dục trẻ
 Nhận xét: Vịt là một loài động vật đẻ
trứng, vịt có 2 chân, chân có màng, vịt bơi
được dưới nước đấy. Vịt còn có mỏ dài và
dẹp, có 2 cánh, vịt là động vật đẻ trứng,
thuộc nhóm gia cầm, thức ăn của vịt là lúa,
ngô….
Giáo dục: Người ta nuôi vịt là để lấy trứng
và thịt, trứng và thịt vịt ăn rất ngoan và bổ
dưỡng, ở nhà các con có nuôi vịt thì các con
nhớ là chăm sóc cho vịt ăn, các con nhớ chưa
nào.

* Nhấn vào biểu tƣợng để trẻ thấy các bộ
phận chính của con gà mái.
Trang 9

* Nhóm 3: Tranh con gà mái

- Đại diện 1 bạn trong nhóm lên nhận xét
tranh con vật vừa được quan sát
- Cô hỏi các nhóm khác có ý kiến gì bổ sung
thêm không nào? (nếu có)

Ngư i vi t Nguyễn Thị Thắm

21

Đơn vị Trư ng MN 11/3 Ba Tơ


SKKN:" Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ mầm non"

- Cô nhận xét khái quát lại toàn bộ cho cả lớp
nghe và giáo dục trẻ
 Nhận xét: Gà mái là một loài động vật đẻ
trứng, gà mái có 2 chân, chân có móng nhọn,
gà mái còn có cái mỏ dài và cứng, có 2 cánh,
gà mái là động vật đẻ trứng, thuộc nhóm gia
cầm, thức ăn của vịt là lúa, ngô….
Giáo dục: Người ta nuôi gà mái là để lấy
trứng và thịt, trứng và thịt của gà mái ăn rất
ngoan và bổ dưỡng, ở nhà các con có nuôi gà

mái thì các con nhớ là chăm sóc cho gà ăn,
uống nước các con nhớ chưa nào.
* Nhấn vào biểu tƣợng để trẻ thấy các bộ
phận chính của con chó.
Nhóm 4: Tranh con chó

Trang 10

- Đại diện 1 bạn trong nhóm lên nhận xét
tranh con vật vừa được quan sát
- Cô hỏi các nhóm khác có ý kiến gì bổ sung
thêm không nào? (nếu có)
- Cô nhận xét khái quát lại toàn bộ cho cả lớp
nghe và giáo dục trẻ
 Nhận xét: Chó là một loài động vật đẻ
con, có 2 chân, chân có móng nhọn, gà mái
còn có cái mỏ dài và cứng, có 2 cánh, gà mái
Ngư i vi t Nguyễn Thị Thắm

22

Đơn vị Trư ng MN 11/3 Ba Tơ


SKKN:" Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ mầm non"

là động vật đẻ trứng, thuộc nhóm gia cầm,
thức ăn của vịt là lúa, ngô….
Giáo dục: Người ta nuôi gà mái là để lấy
trứng và thịt, trứng và thịt của gà mái ăn rất

ngoan và bổ dưỡng, ở nhà các con có nuôi gà
mái thì các con nhớ là chăm sóc cho gà ăn,
uống nước các con nhớ chưa nào.
Trang 11

* So sánh: Con vịt và con lợn

 Nhận xét: Cô KQL
Giáo dục: Phải biết bảo vệ các con vật,
chăm sóc các con vật nuôi trong gia đình
* Mở rộng:
* Nhấn vào biểu tƣợng để trẻ thấy các bộ
phận chính của các con vật.

Trang 12

Ngoài những con vật như con vit, con gà
mái, con chó, con lợn cô vừa cho các con
làm quen ra thì còn có các vật vật được nuôi
trong gia đình như: con mèo, con bò, con
trâu,con ngỗng, con gà trống.

Ngư i vi t Nguyễn Thị Thắm

23

Đơn vị Trư ng MN 11/3 Ba Tơ


SKKN:" Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ mầm non"


Trang 13

con mèo

con ngỗng

Trang 14
con trâu

con gà trống

Trang 15
- Khi trẻ trả lời cô trình chiếu các con vật
trẻ kể lên cho cả lớp xem và cô nói sơ qua về
con vật đó.

* Giáo dục trẻ: Qua nội dung bài học.
Hoạt động 3: Trò chơi ( 5 phút)
* Trò chơi 1: cho trẻ nghe tiếng con vật và
tìm đúng con vật đó.
- Cô mở tiếng kêu của các con vật nuôi trong
gia đình lên cho cả lớp nghe và hỏi trẻ đó là

Trang 16

con vật gì?

Ngư i vi t Nguyễn Thị Thắm


24

Đơn vị Trư ng MN 11/3 Ba Tơ


SKKN:" Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ mầm non"

+ Cô mở tiếng con mèo
+ Cô mở tiếng con chó
+ Cô mở tiếng con gà trống
+ Cô mở tiếng con vịt
+ Cô mở tiếng con lợn
* Trò chơi 2: Hãy tìm nhanh các con vật
nuôi trong gia đình.

Trang 17

- Trẻ dùng chuột rê những con vật vào thùng
chứa.
- Cho trẻ lên chọn con vật nuôi trong gia đình
- Sau khi trẻ làm xong cô nhận xét

* Trò chơi 3: Dùng chuột kích những chữ

Trang 18

cái và điền vào từ
- Cho trẻ tìm chữ còn thiếu điền vào từ.
+ Con vịt, Con chó, Con gà, Con lợn
* Kết thúc:

- Cô nói: lắng nghe, lắng nghe
- Các con hãy xếp cho cô 1 hình tròn nào
Cho trẻ vận động bài múa “ Đàn gà con”
Cũng như qua việc sử dụng Kismat cho trẻ thông qua giờ dạy cô giáo
có thể soạn thành một giáo án đưa vào dạy hoạt động chiều và cùng trẻ mẫu
giáo lớn khám phá đề tài học.

Ngư i vi t Nguyễn Thị Thắm

25

Đơn vị Trư ng MN 11/3 Ba Tơ


×