Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

QUAN NIỆM về HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH của SINH VIÊN TRƯỜNG đại học sư PHẠM – đại học đà NẴNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.49 KB, 5 trang )

QUAN NIỆM VỀ HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC
SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG.
THE CONCEPT OF DA NANG EDUCATION UNIVERSITY’S STUDENT
ABOUT HAPPY IN FAMILY

SVTH : Trần Thị Hoa – 05CTL
The family is happy that the couple respect each other and share
concerns, give parents and teaching children with love, and equality, mutual respect
always bring an air chan mediation, quiet compassion for the family. Search for
happiness is not a problem easy or difficult, where the two people "with a vision of
the" as they respond to each other or not, have the desired site together to warm the
family or not. Indeed nhen up is easy to flame, but keep it burning always hot and
humid and not simply jot.
Have a very easy to see that more people in the market economy
gradually break the value of family traditions Vietnam. When money is a measure of
the multiple values in March family is also changing. And a market economy with
many changes have created the new look, new concept in lifestyle, change the concept
of a happy family,
( Gia đình hạnh phúc được hiểu theo nghĩa vợ chồng tôn trọng nhau, cùng
quan tâm chia sẻ, cha mẹ làm gương và dạy dỗ con cái bằng tình thương,và sự bình
đẳng, tôn trọng lẫn nhau bao giờ cũng đem lại một không khí chan hòa, êm ái cho gia
đình. Đi tìm hạnh phúc không phải là vấn đề khó hay dễ, mà ở việc cả hai người có
“cùng nhìn về một hướng” như khi họ yêu nhau hay không, có mong muốn cùng nhau
xây đắp tổ ấm gia đình hay không. Quả thật nhen lên ngọn lửa thì dễ, nhưng giữ cho
nó luôn bừng cháy và nồng ấm thì không đơn giản chút nào.
Có một điều rất dễ nhận thấy là ngày càng có nhiều tác nhân thời kinh tế
thị trường phá vỡ dần những giá trị của gia đình truyền thống Việt Nam. Khi tiền bạc
là thước đo nhiều giá trị thì thang giá trị trong gia đình cũng bị thay đổi. Và chính nền
kinh tế thị trường với nhiều biến động đã tạo nên những cái nhìn mới, quan niệm mới
trong lối sống, làm thay đổi quan niệm về hạnh phúc gia đình )
Trước những biến đổi nhanh chóng của xã hội, dưới tác động của nền


kinh tế thị trường, của chính sách mở cửa, đối mặt với sự xâm nhập tràn lan thông qua
việc giao lưu văn hóa, hội nhập nền kinh tế là sự suy thoái của một số cá nhân về lối
sống, quan niệm lệch lạc. Và trong đó quan niệm về một gia đình hạnh phúc, một “tổ
ấm” thực sự của nhiều người đã thay đổi. Đặc biệt là tầng lớp thanh niên trong đó có
sinh viên
Để tìm hiểu thực trạng quan niệm của sinh viên về hạnh phúc gia đình
đồng thời cũng góp phần đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao cách đánh giá, cách
hiểu và quan niệm của sinh viên về hạnh phúc gia đình, chúng tôi tiến hành nghiên cứu
200 sinh viên thuộc trường Đại Học Sư Phạm – Đại Học Đà Nẵng. Các sinh viên được
lựa chọn ngẫu nhiên trên cơ sở cân bằng về giới tính ( 100 nam và 100 nữ ), sinh viên
năm 1 (112) và sinh viên năm 4 (88). Sau khi sử dụng nhóm các phương pháp nghiên


cứu thực tiễn như : Anket, đàm thoại, quan sát, thống kê toán học, chúng tôi thu được
kết quả như sau :
1) Quan niệm của sinh viên về hạnh phúc và hạnh phúc gia đình :
- Hạnh phúc :
+ 41% cho rằng : hạnh phúc là sự thỏa mãn những nhu cầu
về vật chất và tinh thần, là phút giây sung sướng, thăng hoa của con người.
+ 52% cho rằng : hạnh phúc là có việc làm ổn định,có thu nhập và có
ước mơ, niềm tin trong cuộc sống.
+ 7% cho rằng : hạnh phúc là có việc gì đó để làm, có ai đó để yêu
và có cái gì để mơ ước.
- Hạnh phúc gia đình :
+ 67% cho rằng : hạnh phúc gia đình là hạnh phúc của mọi thành viên
trong gia đình,mọi người biết quan tâm đến nhu cầu, sở thích của nhau, cùng nhau chia
sẻ những khó khăn và vui buồn trong cuộc sống, cùng nhau chăm sóc con cái ngoan
ngoãn, học giỏi
+ 31 % cho rằng : hạnh phúc gia đình là cả hai vợ chồng có nghề
nghiệp ổn định, có thu nhập, đảm bảo cuộc sống gia đình tồn tại và phát triển,mọi

người yêu thương nhau.
+ 2% cho rằng : hạnh phúc gia đình là gia đình phải thật giàu có.
Trong quan niệm của các bạn sinh viên đều cho rằng : gia đình hạnh
phúc không nhất thiết phải là một gia đình giàu có. Tuy nhiên với sinh viên thì gia
đình có bầu không khí vui vẻ, đầm ấm, mọi người yêu thương nhau cũng chưa đủ mà
còn cần phải có sự ổn định về kinh tế nữa. Như vậy theo họ, hạnh phúc gia đình chính
là sự kết hợp hài hòa yếu tố tinh thần, tình cảm và yếu tố vật chất.
2) Các yếu tố đảm bảo hạnh phúc gia đình :
Mỗi một gia đình hạnh phúc đều bao gồm rất nhiều yếu tố, và để xây
dựng, đảm bảo một hạnh phúc gia đình thì đòi hỏi cần phải có những yếu tố ấy. Nó
góp phần quan trọng trong việc đảm bảo hạnh phúc gia đình.
Kết quả nghiên cứu cho thấy : những yếu tố về chung thủy, thu nhập
gia đình ổn định, bầu không khí gia đình vui vẻ hòa thuận mọi người yêu thương chăm
sóc lẫn nhau là những yếu tố được sinh viên đánh giá cao hơn cả. (72,23% - 66,92% 58,45% “ rất quan trọng”).Kết quả này cũng chứng minh cho quan niệm về hạnh phúc
gia đình của sinh viên ở trên.
Khi phân tích từng yếu tố chúng tôi thấy không có sự khác nhau nhiều
giữa sinh viên nam và sinh viên nữ mà sự khác biệt rõ rệt nhất thể hiện ở sự đánh giá
của sinh viên năm 1 và sinh viên năm 4. Số liệu cho thấy : sinh viên năm 1 cho rằng
yếu tố “chung thủy” là yếu tố quan trọng hàng đầu (76,12 %) , sinh viên năm 4 cũng
có sự đánh giá tương tự (75,67%). Tuy nhiên nếu như sinh viên năm 1 đánh giá yếu tố
“ tin cậy lẫn nhau” là yếu tố quan trọng thứ 2 ( 72,78%) thì sinh viên năm 4 lại cho
rằng yếu tố “thu nhập gia đình ổn định, đảm bảo cuộc sống gia đình tồn tại và phát
2


triển” là yếu tố quan trọng thứ 2 trong việc đảm bảo hạnh phúc gia đình (71,08%) .
Vậy vì sao lại có sự khác biệt ấy?
Theo chúng tôi, sinh viên năm 1 mới bước ra khỏi mái trường phổ
thông,mọi suy nghĩ còn mang tính lãng mạn, ít thực tế hơn, ngược lại sinh viên năm 4
lại từng trải, có kinh nghiệm cuộc sống 4 năm tự lập đã giúp họ có cái nhìn thực tế

hơn.Và như vậy điều này phù hợp với quy luật : Càng lên những năm học tiếp theo, thì
yếu tố ‘thu nhập kinh tế ổn định đảm bảo cuộc sống gia đình tồn tại và phát triển” càng
được sinh viên đánh giá cao. Theo các bạn sinh viên năm 4 thì sự ổn định về kinh tế là
nền tảng vững chắc đảm bảo hạnh phúc gia đình.Có sự đánh giá này chính là do: sau 4
năm đại học, sinh viên được trang bị những kiến thức chuyên môn cũng như tự học, họ
cũng va vấp và trưởng thành hơn nhiều, họ phải đối diện nhiều hơn với cuộc sống
tương lai, phải suy tính tới công việc sau khi ra trường.
Như vậy chúng ta có thể thấy rằng : sinh viên năm 4 có cái nhìn thực tế
hơn sinh viên năm 1 về hình ảnh một gia đình hạnh phúc trong tương lai.
3) Vai trò, trách nhiệm của người chồng, người vợ, người cha,người mẹ trong
việc xây dựng và gìn gữ hạnh phúc gia đình.
Trong một gia đình, vi trò của người chồng, người vợ, người cha, người
mẹ là vô cùng quan trọng. Sự thực hiện tốt các vai trò và trách nhiệm của họ là thực sự
cần thiết để đảm bảo hạnh phúc gia đình.
Theo kết quả nghiên cứu thì : đa số các bạn sinh viên (73,54%) cho
rằng :trong gia đình thì vợ chồng “Quan tâm đến nhu cầu, sở thích của nhau, thỏa mãn
cho nhau những nhu cầu chính đáng, cùng nhau bàn bạc công việc trong gia đình”.
Như vậy, quan niệm của sinh viên đã có sự thay đổi so với những quan niệm cũ. Trong
xã hội cũ, nguời phụ nữ phụ thuộc hoàn toàn vào người chồng, không có quyền quyết
định trong gia đình, ngày nay quan niệm cũ đó đã thay đổi và nó được thể hiện trong
quan niệm của sinh viên, gia đình hạnh phúc là gia đình mà cả 2 vợ chồng có quyền
quyết định như nhau trong tất cả các công việc trong gia đình.
Ngoài ra khi tìm hiểu về vấn đề chúng tôi cũng tìm hiểu vai trò của
người cha, người mẹ trong gia đình, kết quả thu được như sau : 68,54% lựa chọn
“Người mẹ mang lại tình yêu thương, là bạn tâm giao của con. Người cha cần phải
vừa thương vừa nghiêm, quyết đoán, uy quyền trong gia đình”. Tức là theo các bạn
sinh viên thì công việc chăm sóc, giáo dục và nuôi dưỡng con cái là công việc của cả
hai.
Từ kết quả nghiên cứu trên cho thấy, những quan niệm của sinh viên của
các bạn sinh viên rất đúng đắn và tiến bộ.Điều này được thể hiện qua việc các bạn ý

thức rất rõ ràng về trách nhiệm người làm vợ, làm chồng, làm cha, làm mẹ trong gia
đình cũng như biết tôn trọng quyền, trách nhiệm của các thành viên trong gia đình.
4) Thái độ của sinh viên đối với hiện tượng quan hệ tình dục trước hôn
nhân.
Nghiên cứu về quan niệm về hạnh phúc gia đình của sinh viên trường
Đại Học Sư phạm – Đại Học Đà Nẵng, chúng tôi cũng tiến hành nghiên cứu thái độ
3


của họ với hiện tượng quan hệ tình dục trước hôn nhân. Bởi lẽ, hiện tượng này đang
trở nên khá phổ biến và đang được sinh viên quan tâm.Và theo như ý kiến của một số
sinh viên thì quan hệ tình dục trước hôn nhân sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hạnh phúc
gia đình sau này của họ.
Qua nghiên cứu chúng tôi thấy rằng : Phần đông sinh viên phản đối
hiện tượng này sinh viên năm 1 : 74,57%, sinh viên năm 4 : 68,56%. Nhìn vào tỉ lệ
trên có thể thấy rằng : Có sự khác nhau trong thái độ của sinh viên năm 1 và sinh viên
năm 4. Tuy sự khác nhau không đáng kể nhưng cũng phản ánh được phần nào sự khác
nhau giữa họ, bởi lẽ sinh viên năm 4 với sự va chạm nhiều hơn, từng trải hơn, họ có
cái nhìn cởi mở hơn về vấn đề còn sinh viên năm 1 mới bước ra khỏi ghế nhà trường
phổ thông ,mới có cuộc sống tự lập nên họ có cái nhìn khắt khe hơn là điều không thể
tránh khỏi.Bên cạnh những sinh viên có thái độ rõ ràng thì cũng có 1 bộ phận sinh viên
đồng tình (sinh viên năm 1: 14,43 %; sinh viên năm 4 : 24,12%) hay còn do dự, khó
trả lời ( sinh viên năm 1:11%; sinh viên năm 4: 17,32% ) với vấn đề. Vì vậy cần phải
giúp họ có thái độ rõ ràng hơn về hiện tượng này để tránh những sai lầm đáng tiếc.
Kết luận :
Hạnh phúc gia đình bao hàm sự thỏa mãn những lợi ích và nhu cầu. Như
thế nào là hạnh phúc gia đình? Tuy có rất nhiều quan điểm, cách nhìn nhận khác nhau
nhưng có thể nói rằng : “ Hạnh phúc gia đình là hạnh phúc của mỗi thành viên trong
gia đình, mọi người yêu thương nhau, chăm sóc nhau, vợ chồng, cha mẹ thực hiện tốt
vai trò và trách nhiệm của mình đối với gia đinh.

Qua tìm hiểu thực trạng đánh giá của sinh viên về các yếu tố đảm bảo
hạnh phúc gia đình, chúng tôi nhận thấy rằng hạnh phúc gia đình theo sinh viên trước
hết là sự chung thủy, gia đình hòa thuận,vợ chồng tin tưởng nhau,để tạo ra bầu không
khí gia đình đầm ấm, hạnh phúc. Mọi thành viên có sức khỏe tốt và thu nhâoj ổn định
đảm bảo cuộc sống gia đình tồn tại và phát triển.Bên cạnh đó “hòa hợp tình dục” có
vai trò quan trọng trong đời sống vợ chồng cũng như trong việc giữu gìn hạnh phúc
gia đình. Sinh viên vẫn đề cao yếu tố tinh thần, tình cảm trong gia đình như : chung
thủy, đạo lý vợ chồng, hòa thuận.Họ coi trọng và đề cao yếu tố tâm lý tình cảm và coi
đó là vai trò chủ đạo.
Sinh viên cũng nhận thức rõ ràng về vai trò và trách nhiệm của người vợ,
chồng, người mẹ, người cha trong gia đình và trong việc xây dựng , gìn giữ hạnh phúc
gia đình.
Họ cũng tỏ thái độ về hiện tượng “ quan hệ tình dục trước hôn nhân” đa số
sinh viên “ phản đối” hiện tượng này, bên cạnh đó vẫn có một số trường hợp chưa tỏ
thái đọ rõ ràng về vấn đề
Sự đánh giá này có sự khác nhau giữa nam – nữ, sinh viên năm 1 – sinh viên
năm 4.
Như vậy, hạnh phúc gia đình là vấn đề được sinh viên quan tâm bên cạnh
việc học tập và rèn luyện.

4


Ti liu tham kho
1) Ngô Công Hoàn, tâm lý học gia đình, nxb ĐHSP Hà Nội, 1993 .
2) Nguyễn Đình Xuân, tâm lý học tình yêu, gia đình, nxb giáo dục, 1993
3) Trần Hiệp, tâm lý học xã hội, những vấn đề lý luận, nxb KHXH, Hà Nội,
1996
4) Gia đình và vấn đề giáo dục gia đình, nhiều tác giả, nxb KHXH,1996
5) Nguyễn Đình Xuân, giáo dục đời sống gia đình, nxb ĐHQG Hà Nội,

1997
6) Nguyễn Quang Uẩn (chủ biên), tâm lý học đại cơng,nxb ĐHQG Hà
Nội,1998
7) Phạm Văn Đồng, tâm lý học phát triển từ thanh niên đến tuổi già , nxb
Thanh Niên, 2000
8) Đỗ Quyên, bí quyết giữ tình yêu bền chặt, nxb Phụ nữ, 2003
9) Đỗ Quyên, ở bên nhau mãi mãi- bật mí tình cảm vợ chồng, nxb văn nghệ
phơng bắc,2003
10) Hạt giống tâm hồn mãi mãi là yêu thơng, nhiều tác giả, nxb Tổng hợp
TP.HCM
11) Nguyễn Khắc Viện, tâm lý học gia đình, nxb Thanh niên,2003
12) Vũ Hiếu Dân, Ngân Hà (biên soạn ), văn hóa gia đình, nxb Văn hóa
thông tin, Hà Nội, 2001
13) Văn thị Kim Cúc ( chủ biên ), những tổn thơng tâm lý của thiếu niên do
bố mẹ ly hôn, nxb Thanh niên
14) Nguyễn Văn Khi ( biên dịch), quy chế gia đình, nxb Thanh niên.
15) Trng Vn Hoa, Lu Yn, Gia Linh (bien dch) ,Bớ quyt gi hnh
phỳc gia ỡnh, nxb Vn húa thụng tin 1999
16) Minh H, Tỡm bn i tri k, nxb Tr, 2005
17) Nguyn Hong Võn ( biờn son) ,Bn i lý tng, nxb TP. HCM, 1991
18) Nguyn Th Liu, Núi vi nhau v tỡnh yờu- hanh phỳc gia ỡnh, nxb
Ph n, 1988
19) Nuụi dng hnh phỳc gia ỡnh, Nxb Mi C Mau, 1999
20) Hnh phỳc gia ỡnh tr, nxb Tr, 1994
21) Nguyn c Thnh, Khỏnh Ly, Sc khe sinh sn v hnh phỳc gia
ỡnh, nxb Ngh An, 1998
22) Ngoài ra,chúng tôi còn tham khảo một số tài liệu trên các trang web và
các tạp chí :
Tạp chí hạnh phúc gia đình.
Tạp chí tuổi trẻ.

Tạp chí phụ nữ

5



×