Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

TÓM tắt đề tài HỨNG THÚ học tập môn GIÁO dục THỂ CHẤT của SINH VIÊN TRƯỜNG đại học QUẢNG NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.34 KB, 6 trang )

1

HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN GIÁO DỤC THỂ CHẤT CỦA SINH
VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM
PHYSICAL EDUCATION LEARNING
INTEREST AMONG STUDENTS IN QUANG NAM UNIVERSITY
SVTH: Lương Thị Kim Chi, Trần Thị Kim Ngân
Lớp 07CTL, Khoa Tâm lý – Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà
Nẵng
GVHD: ThS. Lê Thị Phi
Khoa Tâm lý – Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng
TÓM TẮT
Giáo dục thể chất là một trong mục tiêu giáo dục toàn diện, là
một nội dung quan trọng ở bậc Đại học nhằm tạo ra một thế hệ thanh
niên, sinh viên Việt Nam khỏe mạnh hơn. Hứng thú học tập giữ một
vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả học tập. Nhận thức
được điều này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu Hứng thú học tập môn
Giáo dục thể chất của sinh viên trường Đại học Quảng Nam, trên cơ
sở đó đề xuất những biện pháp hình thành và nâng cao hứng thú học
tập môn Giáo dục thể chất cho sinh viên nhằm nâng cao chất lượng
giảng dạy và học tập môn học này.
ABSTRACT
Physical education is one of the goals of well-rounded education,
an important
content in
university to
create a
generation
of young, healthy Vietnamese students.
Learning
interest plays


an important
role in
improving
the effect of study. Recognizing this, we conducted
a
research
on “Physical education learning interest among students in Quang
nam
university”, on which
base propose actions to
form and
raise interest in students about Physical education with the aim to
improving the quality of teaching and learning this subject
1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài
Việc chăm sóc sức khỏe, giáo dục thể chất (GDTC) cho học sinh, sinh
viên là vấn đề cấp bách hiện nay, đây là một nội dung bắt buộc trong chương


2

trình đào tạo ở bậc Đại học. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, việc học
tập môn GDTC của sinh viên (SV) ở nhiều trường Đại học nhìn chung vẫn
còn nhiều hạn chế, chưa mang lại hiệu quả như mong muốn, không ít sinh
viên sợ GDTC, coi việc học GDTC là một việc mệt nhọc, những kỳ thi là cực
hình…Hứng thú học tập giữ một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc nâng
cao hiệu quả của các quá trình học tập. Việc hình thành hứng thú học tập môn
GDTCt sẽ góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập môn học này,
góp phần tăng thêm lòng yêu thích, cũng như trách nhiệm của sinh viên đối
với việc rèn luyện sức khỏe của bản thân.

1.2. Phương pháp nghiên cứu
1.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận:
Nghiên cứu các tài liệu liên quan trên cơ sở đó phân tích, tổng hợp, hệ
thống hóa và khái quát hóa những thông tin thu được về hứng thú, về việc học
tập môn Giáo dục thể chất của sinh viên…Trên cơ sở đó viết cơ sở lý luận
cho đề tài, lựa chọn các phương pháp nghiên cứu thực tiễn, xây dựng phiếu
hỏi để tìm hiểu vấn đề cần nghiên cứu.
1.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Chúng tôi tiến hành xây dựng phiếu hỏi để thu thập thông tin về nhận
thức của SV về môn học, xúc cảm của sinh viên đối với môn học và hành
động học tập môn GDTC của SV. Sau đó, chúng tôi tiến hành phát phiếu hỏi
để thu ý kiến của 200 SV hệ chính quy của trường ĐHQN.
- Phương pháp quan sát
Chúng tôi tiến hành quan sát các giờ học Giáo dục thể chất của sinh
viên. Cụ thể quan sát việc đi học đầy đủ, đúng giờ, trang phục của sinh viên,
việc chú ý theo dõi sự hướng dẫn của thầy giáo và việc tập luyện trên lớp.
-Phương pháp trò chuyện
Phương pháp trò chuyện được tiến hành trực tiếp với khách thể khảo
sát là sinh viên và khách thể bổ trợ là giáo viên để thu được những thông tin
nhằm bổ trợ về thực trạng hứng thú của sinh viên, đặc biệt nó cung cấp những
thông tin mà bảng hỏi không thu thập hết được
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động
Thu thập và phân tích kết quả học tập môn Giáo dục thể chất của sinh
viên trường Đại học Quảng Nam học kỳ vừa kết thúc.
- Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học.


3


Phương pháp này sử dụng để xử lý các số liệu thu thập được từ
phương pháp nghiên cứu thực tiễn nhằm đưa ra những kết quả định lượng cho
đề tài, làm cho kết quả nghiên cứu đảm bảo độ chính xác, tin cậy.
2. Nội dung
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1.Khái niệm chung về hứng thú
Hứng thú là thái độ lựa chọn đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng nào
đó, vừa có ý nghĩa đối với cuộc sống, vừa có khả năng đem lại khoái cảm cho
cá nhân trong quá trình hoạt động.
2.1.2. Khái niệm hứng thú học tập
Hứng thú học tập chính là thái độ lựa chọn đặc biệt của chủ thể đối với
đối tượng của hoạt động học tập, vì sự cuốn hút về mặt tình cảm và ý nghĩa
thiết thực của nó trong quá trình nhận thức và trong đời sống của cá nhân.
2.1.3. Hứng thú học tập môn GDTC của SV trường ĐHQN
GDTC được hiểu là: “Quá trình sư phạm nhằm giáo dục và đào tạo thế
hệ trẻ, hoàn thiện về thể chất và nhân cách, nâng cao khả năng làm việc, và
kéo dài tuổi thọ của con người”.
Hứng thú học tập môn GDTC là thái độ lựa chọn đặc biệt của người
học đối với kết quả, quá trình của sự lĩnh hội và vận dụng những tri thức cũng
như kỹ năng của môn học GDTC, do thấy được sự hấp dẫn và ý nghĩa thiết
thực của môn học đối với bản thân.
Hứng thú học tập môn GDTC của SV trường ĐHQN biểu hiện ở mặt
nhận thức, xúc cảm, hành động và kết quả học tập.
Gồm 3 mức độ: hứng thú cao, hứng thú trung bình, chưa có hứng thú.
2.2. Kết quả nghiên cứu đặc điểm hứng thú học tập môn GDTC của SV
trường ĐHQN
2.2.1. Hứng thú học tập môn GDTC của SV trường ĐHQN thể hiện qua các
mặt biểu hiện
a. Biểu hiện về nhận thức của SV trường ĐHQN với môn GDTC
Đa số SV trường ĐHQN nhận thức đúng, đầy đủ về môn học. SV năm

2 có nhận thức về môn học tốt hơn SV năm 1. SV nữ nhận thức tốt hơn SV
nam. Qua phỏng vấn, các em nữ cho rằng mình thường quan tâm đến lý
thuyết về GDTC hơn các em nam, ngược lại các em nam thường ít quan tâm
đến những gì thuộc về lý thuyết mà thích thực hành, thích luyện tập các động


4

tác và thường chơi các môn thể thao hơn các em nữ.
b. Biểu hiện về xúc cảm của SV trường ĐHQN với môn GDTC
Đa số SV đã có xúc cảm dương tính đối với môn học GDTC nhưng xúc
cảm dương tính ở MĐ thấp. Giáo viên (GV) đánh giá MĐ xúc cảm của SV
đối với môn học GDTC thấp hơn con số này. GV quan niệm một SV có hứng
thú học tập môn GDTC phải thể hiện rõ các đặc điểm: thái độ tích cực, say
mê tương đối ổn định và có hành vi tích cực, chủ động trong học tập, chứ
không phải ở MĐ thích một cách cảm tính, nhất thời.
SV năm 1 có xúc cảm dương tính mạnh hơn SV năm 2. SV nam có xúc
cảm dương tính với môn học GDTC hơn SV nữ.
c. Biểu hiện về hành động của SV trường ĐHQN với môn GDTC
Đa số SV có hành động ít tích cực đối với việc học tập GDTC. SV mới
chỉ thực hiện các hành động học tập ở mức bình thường. Những hành động
có yêu cầu cao, nói lên bản chất của hứng thú học môn GDTC ở đa số SV
hiện còn ở mức độ thấp.
Chúng tôi cũng tiến hành quan sát các lớp học GDTC của SV và cũng
nhận thấy trên lớp các em khá nghiêm túc.
SV năm 1 hành động tích cực hơn sinh viên năm 2. SV nam có MĐ
hành động tích cực hơn SV nữ.
2.2.2. Tổng hợp MĐ hứng thú học tập môn GDTC của SV trường ĐHQN
Bảng 2.1. MĐ hứng thú của SV trường ĐHQN đối với việc học tập
môn GDTC

Lĩnh
vực

MĐ hứng thú
B
C

A
SL
144

%
72

SL
48

%
24

SL
8

%
4

TS ĐT TB
Tổng
Đ
B

cộng
SL %
200 100 536 2.68 1

Nhận
thức
Xúc
49 24.5 76
38
75 37.5 200 100 374 1.87 2
cảm
Hành 39 19.5 95 47.5 66
33 100 100 373 1.87 2
động
Tổng 34
17
58 29.5 107 53.5 200 100 327 1.64
hợp
SV trường ĐHQN chưa có hứng thú học tập môn GDTC ( X = 1.64).
Trong đó, mặt nhận thức tốt hơn nhiều so với 2 mặt kia. Mặt xúc cảm và hành
động có điểm trung bình bằng nhau, điều này cho thấy xúc cảm đã chuyển
hóa thành hành động, trở thành động lực thúc đẩy hành động. Tuy nhiên, nhận


5

thức của SV rất tốt về môn học nhưng chưa chuyển hóa thành xúc cảm và
hành vi, đây là điều đáng lưu ý khi đề ra biện pháp tác động.
Có sự chênh lệch về hứng thú học tập của SV nam và nữ đối với môn
GDTC. SV nam có hứng thú cao hơn SV nữ. Nguyên nhân của thực trạng này

có thể do đặc điểm tâm lý, mối quan tâm của nam giới nhiều hơn nữ đối với
thể dục thể thao, sức khỏe của các em nam cũng tốt hơn các em nữ nên có lẽ
thuận lợi cho việc học tập môn này hơn
SV năm 1 có hứng thú đối với môn học GDTC hơn SV năm 2
2.2.3. Kết quả học tập môn GDTC của SV trường ĐHQN
Đa số SV đạt kết quả loại trung bình và khá. Tuy kết quả không cao
như vậy, nhưng khi được hỏi các em có hài lòng với kết quả của mình không,
có trên 90% các em trả lời mình hài lòng với kết quả đó. Kết quả học tập phù
hợp với kết quả đã nghiên cứu.
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hứng thú học tập môn GDTC của SV
trường ĐHQN
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hứng thú học tập môn GDTC của SV:
bản thân môn học, bản thân người SV và của người giáo viên.
Đa số SV hài lòng với việc đánh giá kết quả của các giáo viên, những
hỗ trợ đối với sinh viên có sức khỏe yếu, các hoạt động ngoại khóa…nhưng
về trang thiết bị, cơ sở vật chất của môn học đa số SV không hài lòng
2.4. Đề xuất một số biện pháp hình thành và nâng cao hứng thú học tập
môn GDTC cho SV trường ĐHQN
Cần phải tác động vào cả nhận thức, hình thành xúc cảm cũng như
hành động của SV: Về nhận thức: giáo viên (GV) cần giúp SV nhận thức
đúng, đầy đủ về môn học, có giáo trình chính thức cho môn học GDTC. Về
xúc cảm: tạo không khí thoải mái, vui vẻ trong giờ học, đánh giá công bằng,
cải tiến nội dung, phương pháp dạy…Về hành động: tạo điều kiện học tập tốt,
đưa vào dạy những môn học phù hợp đa số SV, tổ chức nhiều hoạt động
ngoại khóa, khuyến khích SV tập TD buổi sáng…
3. Kết luận và khuyến nghị
3.1. Kết luận
Đa số SV trường ĐHQN chưa có hứng thú hoặc có hứng thấp đối với việc
học tập môn học GDTC. Mặc dù các em đã có nhận thức tốt về môn học này



6

nhưng xúc cảm và hành động biểu hiện của các em còn ở MĐ thấp. SV năm 1
hứng thú với môn học hơn SV năm 2. SV nam hứng thú hơn SV nữ.
3.2. Khuyến nghị
3.2.1. Đối với GV
GV cần áp dụng phương pháp dạy học theo hướng tích cực trong quá
trình dạy học môn GDTC, cần thường xuyên đổi mới phương pháp giảng dạy
cho phù hợp. GV cần xây dựng tốt mối quan hệ: thầy – trò, thường xuyên
quan tâm, khuyến khích, kiểm tra, đánh giá đúng, công bằng…
3.2.2. Đối với bản thân SV
SV cần tự giác, nghiêm túc, tích cực trong học tập nói chung và đối với
môn học GDTC nói riêng, rèn luyện cho mình thói quen tập luyện thể dục thể
thao để rèn luyện sức khỏe.
3.2.3. Với các cấp quản lý
Cần thay đổi nội dung chương trình phù hợp hơn với sở thích và
nguyện vọng của SV. Cập nhật đưa những nội dung, môn thể thao mới vào
nội dung chương trình, cần xây dựng giáo trình chính thức cho môn học
GDTC cho SV.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Lê Thị Bừng (2000), Các thuộc tính tâm lý điển hình của nhân
cách, NXB Đại học Sư phạm.
[2] Th.s. Nguyễn Thị Thu Cúc, “Nghiên cứu đặc điểm hứng thú học
môn Toán của học sinh tiểu học và biện pháp tâm lý sư phạm nâng cao hứng
thú học môn Toán ở các em", Luận án tiến sĩ
[3] TS. Nguyễn Văn Đồng (2007), Tâm lí học phát triển (giai đoạn
thanh niên đến tuổi già), NXB Chính trị quốc gia Hà Nội.
[4] Nguyễn Văn Lũy, Lê Quang Sơn (đồng Chủ biên) (2009), Từ điển
Tâm lý học, NXB Giáo Dục Việt Nam.

[5] Nguyễn Quang Uẩn (2007), Tâm lý học Đại cương, NXB Đại học
quốc gia Hà Nội.
[6] www.google.com.vn
[7] www.wikipedia.org..



×