Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

ks ngẫu nhiên văn 8 vĩnh phúc 2016 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.09 KB, 2 trang )

SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
MÃ ĐỀ: 045

ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG THEO MẪU NGẪU NHIÊN
NĂM HỌC 2016-2017
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 8
Thời gian làm bài: 60 phút, không kể thời gian giao đề.

Lưu ý: Trước khi làm bài, học sinh ghi mã đề vào tờ giấy thi
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)
Viết phương án đúng (A, B, C hoặc D) vào bài thi
Câu 1. Nhận xét “Sử dụng thể loại hồi kí với lời văn chân thành, giọng điệu trữ tình, thiết tha” ứng
với đặc sắc nghệ thuật của văn bản nào?
A. Trong lòng mẹ.
C. Tôi đi học.
B. Tức nước vỡ bờ.
D. Lão Hạc.
Câu 2. “Một ngày không sử dụng bao bì ni lông” là chủ đề về Ngày Trái Đất của quốc gia nào?
A. Trung Quốc.
C. Mĩ.
B. Thái Lan.
D. Việt Nam.
Câu 3. Hai nguồn thi cảm chủ yếu trong sáng tác của Vũ Đình Liên là
A. lòng thương người và tình yêu thiên nhiên.
C. tình yêu cuộc sống.
B. lòng thương người và niềm hoài cổ.
D. tình yêu đất nước.
Câu 4. Yêu cầu về lời văn của bài giới thiệu một danh lam thắng cảnh là gì?
A. Có tính hàm súc.
C. Có tính chính xác và biểu cảm.
B. Có nhịp điệu, giàu cảm xúc.


D. Có tính hình tượng.
Câu 5. Câu nào dưới đây không phải là câu cảm thán?
A. Thảm hại thay cho nó! (Nam Cao)
B. Thế thì con biết làm thế nào được! (Ngô Tất Tố)
C. Lúc bấy giờ ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào! (Trần Quốc Tuấn)
D. Ở ngoài kia vui sướng biết bao nhiêu! (Tố Hữu)
Câu 6. Nhận định nào đúng về hình ảnh Bác Hồ hiện lên qua bài thơ “Ngắm trăng”?
A. Một con người có nhiều ước mơ.
B. Một con người căm ghét cảnh ngục tù.
C. Một con người yêu thiên nhiên và luôn lạc quan. D. Một con người giản dị.
Câu 7. Dòng nào phù hợp với nghĩa của từ “thắng địa” trong câu: “Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi
này là thắng địa.” (Chiếu dời đô – Lí Công Uẩn)?
A. Đất có phong cảnh và địa thế đẹp.
C. Đất trù phú, giàu có.
B. Đất có phong thủy tốt.
D. Đất có phong cảnh đẹp.
Câu 8. Ý nào nói đúng tâm trạng người tù - chiến sĩ được thể hiện ở 4 câu thơ cuối trong bài thơ
“Khi con tu hú” (Tố Hữu)?
A. Yêu cảnh mùa hè trên quê hương.
B. Uất ức, bồn chồn, khao khát tự do đến cháy bỏng.
C. Quyết tâm chiến đấu với kẻ thù xâm lược.
D. Căm thù giặc sâu sắc.
II. PHẦN TỰ LUẬN (8,0 điểm)
Câu 9. (3,0 điểm)
Cho câu thơ sau:
Đi đường mới biết gian lao
(SGK Ngữ văn 8, tập II)
a) Chép chính xác 03 câu tiếp theo để hoàn thành bài thơ.
b) Những câu thơ vừa chép thuộc bài thơ nào? Tác giả là ai?
c) Nêu ngắn gọn nội dung và nghệ thuật của bài thơ vừa chép.

Câu 10. (5,0 điểm)
Hãy nêu suy nghĩ của em về mối quan hệ giữa “học” và “hành”.
..…………HẾT…………
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh:……………………………………………….
…..SBD……………………………….

/>

SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
MÃ ĐỀ 045
I.

HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT NGẪU NHIÊN
NĂM HỌC 2016-2017 - MÔN NGỮ VĂN 8

PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm, mỗi câu đúng được 0,25 điểm).
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
A
D
B
C
B

C

7
A

II. PHẦN TỰ LUẬN (8,0 điểm).
Câu
Nội dung
a) Học sinh chép chính xác 03 câu thơ tiếp theo (như SGK Ngữ văn 8, tập 2,
trang 39)
Đi đường mới biết gian lao,
Núi cao rồi lại núi cao trập trùng;
Câu 9
Núi cao lên đến tận cùng,
(3,0 đ)
Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non.
b) - Tên bài thơ: Tẩu lộ (Đi đường)
- Tác giả: Hồ Chí Minh
c) HS nêu ngắn gọn nội dung và nghệ thuật của bài thơ: Đi đường là bài thơ tứ
tuyệt giản dị mà hàm súc, mang ý nghĩa tư tưởng sâu sắc; từ việc đi đường núi
đã gợi ra chân lí đường đời: vượt qua gian lao chồng chất sẽ tới thắng lợi vẻ
vang.

Câu 10
(5,0đ)

- Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh hiểu đúng yêu cầu của đề bài, biết cách làm bài
văn nghị luận; bố cục 3 phần rõ ràng, chặt chẽ, không mắc các lỗi chính tả,
dùng từ, đặt câu;
- Yêu cầu về nội dung: Học sinh có thể trình bày bằng nhiều cách nhưng cần

đảm bảo các nội dung sau:
A. Mở bài:
- Học đi đôi với hành là một phương pháp học tập đúng đắn.
B. Thân bài
* Giải thích:
- Học: là tiếp thu và tích lũy kiến thức từ sách vở, trong cuộc sống và từ những
người xung quanh.
- Hành: là thực hành, áp dụng những gì đã học vào đời sống thực tế.
* Suy nghĩ về mối quan hệ giữa học và hành:
- Học và hành có mối quan hệ mật thiết với nhau:
+ Kiến thức là cơ sở lí thuyết, có tác dụng giúp thực hành đạt kết quả cao (dẫn
chứng)
+ Thực hành giúp cho việc đúc kết kinh nghiệm, bổ sung, hoàn chỉnh kiến thức
đã được học (lí thuyết)
- Kết hợp học và hành sẽ giúp ta trở thành con người toàn diện: vừa có lí
thuyết, vừa có kĩ năng.
* Bài học nhận thức, hành động:
- Kết hợp học và hành, không nên coi trọng hay xem nhẹ mặt nào.
- Xác định đúng đắn mục đích của việc học: học để có kiến thức, để làm việc,
tránh lối học chạy theo bằng cấp, hình thức…
- Phê phán lối học chay, học vẹt…
C.Kết bài: : Khẳng định cách học đi đôi với hành là đúng đắn.

8
B
Điểm

1,0

0,5

0,5

1,0

0,5

1,0
1,5
0,5
1,0

0,5

Giám khảo cho điểm tối đa khi bài viết đảm bảo tốt hai yêu cầu về kiến thức và kĩ năng làm
bài, cần trân trọng những bài viết sáng tạo, có chất văn.
Lưu ý: Điểm của bài thi là điểm tổng các câu cộng lại; cho điểm từ 0 – 10. Điểm lẻ làm tròn tính
đến 0,25.

/>


×