Tải bản đầy đủ (.pdf) (41 trang)

Báo cáo thực tập: Giải pháp phát triển ngành dịch vụ trên địa bàn quận Liên Chiểu giai đoạn 20162020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (379.99 KB, 41 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ..................................................................................................................1
CHƯƠNG I: TẦM QUAN TRỌNG CỦA NGÀNH DỊCH VỤ TRONG QUÁ
TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI. ................................................................4
1.1.Khái niệm dich vụ:......................................................................................................4
1.2. Phân loại dịch vụ........................................................................................................4
1.3. Đặc điểm của dịch vụ: ...............................................................................................4
1.4. Các nhân tố tác động đến sự phát triển của ngành dịchvụ:.......................................5
1.4.1. Dân số, sự phân bố dân cư và năng suất lao động: ................................................5
1.4.2. Hội nhập với nền kinh tế thế giới: ..........................................................................6
1.4.3. Yếu tố văn hoá: .......................................................................................................7
1.4.4. Khoa học công nghệ: ..............................................................................................7
1.5. Vai trò của dịch vụ đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế:..................................8
1.6. Xu hướng phát triển của dịch vụ trên thế giới và ở Việt Nam: ................................9
1.7. Kinh nghiệm phát triển dịch vụ của các địa phương: ...............................................9
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH DỊCH VỤ TRÊN
ĐỊA BÀN QUẬN GIAI ĐOẠN NĂM 2010-1015. .....................................................11
2.1. Khái quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội quận Liên Chiểu: .........................11
2.1.1. Đặc điểm vị trí địa lý- tự nhiên: ...........................................................................11
2.1.2.Tình hình kinh tế -xã hội : .....................................................................................11
2.1.2.1.Tình hình kinh tế:................................................................................................11
2.1.2.2. Tình hình xã hội:................................................................................................13
2.2.Thực trạng phát triển của ngành dịch vụ trên địa bàn Quận Liên Chiểu giai đoạn
2010 - 2015 .....................................................................................................................14
2.2.1. Số lượng các doanh nghiệp dịch vụ trên địa bàn Quận Liên Chiểu giai đoạn
2010 – 2015:....................................................................................................................14
2.2.1.1.Số lượng doanh nghiệp nhà nước: ......................................................................14
2.2.2. Tổng giá trị sản xuất của ngành dịch vụ: .............................................................16
2.2.3. Lao động trong ngành dịch vụ:.............................................................................19
2.2.4. Tổng vốn đầu tư trong ngành dịch vụ ..................................................................20
2.2.5. Các chính sách phát triển dịch vụ trên địa bàn Quận:..........................................21




2.3.Đóng góp của ngành dịch vụ đến phát triển nền kinh tế: ........................................22
2.4. Đánh giá chung: .......................................................................................................23
2.4.1.Thành tựu đạt được: ...............................................................................................23
2.4.2. Hạn chế .................................................................................................................23
2.4.3. Nguyên nhân: ........................................................................................................24
CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ TRÊN ĐỊA BÀN
QUẬN LIÊN CHIỂU GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 ........................................................26
3.1. Mục tiêu phát triển của ngành dịch vụ trong thời gian đến ....................................26
3.1.1. Mục tiêu tổng quát: ...............................................................................................26
3.1.2. Mục tiêu cụ thể: ....................................................................................................26
3.2 Giải pháp phát triển dịch vụ trên địa bàn Quận Liên Chiểu giai đoạn 2016 – 2020:
.........................................................................................................................................27
3.2.1.Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng ngành dịch vụ: ..................................................27
3.2.2. Đa dạng hoá các loại hình dịch vụ: ......................................................................28
3.2.3.Chú trọng đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: ................................29
3.2.4. Đầu tư phát triển, ứng dụng KH-CN và cơ sở hạ tầng hiện đại: .........................30
3.2.5.Huy động và sử dụng vốn đầu tư: .........................................................................31
3.2.6.Mở rộng thị trường tiêu thụ: ..................................................................................32
3.2.7. Đổi mới cơ chế, chính sách quản lý: ....................................................................32
3.2.8. Tăng cường hợp tác phát triển: .............................................................................33
KẾT LUẬN

. ............................................................................................................35


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Giá trị sản xuất các ngành kinh tế trên địa bàn quận Liên Chiểu
giai đoạn 2010-2015.

Bảng 2: Số lượng doanh nghiệp nhà nước giai đoan 2010-2013.
Bảng 3: Số lượng doanh nghiệp tư nhân giai đoạn 2010-2013.
Bảng 4: Tổng giá trị sản xuất ngành dịch vụ giai đoạn 2010-2015.
Bảng 5: Tổng mức doanh thu ngành dịch vụ giai đoạn 2010-2013.
Bảng 6: Trình độ lao động của quận Liên Chiểu năm 2011-2014.
Bảng 7: Tổng vốn đầu tư trong ngành dịch vụ giai đoạn 2010-2015.
Bảng 8: Tốc độ tăng trưởng các ngành dịch vụ giai đoạn 2010-2015.


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
THCS: Trung học cơ sở
THPT: Trung học phổ thông
ĐVT: Đơn vị tính
CNH-HĐH: Công nghiệp hóa- hiện đại hóa
CNTT: Công nghệ thông tin
DV: Dịch vụ
GTSX: Giá trị sản xuất
DNNN: Doanh nghiệp nhà nước
TM-DV: Thương mại –Dịch vụ


LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, nền kinh tế không chỉ đơn thuần với các sản phẩm vật chất cụ thể mà
bên cạnh đó còn tồn tại các sản phẩm dịch vụ. Ở các nước phát triển, tỷ trọng dịch vụ
trong tổng sản phẩm quốc dân thường rất cao, chiếm từ 70% - 80% GDP. Sự ra đời
của ngành dịch vụ thương mại là kết quả của sản xuất và lưu thông hàng hóa, ngược
lại nó góp phần thúc đẩy kinh tế hàng hóa phát triển mạnh mẽ. Mặc dù không thể thay
thế cho các ngành sản xuất vật chất nhưng nó ngày càng giữ vai trò quan trọng trong
việc thỏa mãn, đáp ứng nhu cầu phát triển của con người. Trong quá trình hội nhập
kinh tế quốc tế, dịch vụ thương mại đã trở thành lĩnh vực tiên phong, quan hệ thương

mại dịch vụ đi trước mở đường cho quan hệ ngoại giao chính thức giữa các quốc gia.
Dịch vụ thương mại còn là con đường để các nước đang phát triển tiến kịp với các
nước phát triển, giảm dần khoảng cách với các nước tiên tiến. Việt Nam do ảnh hưởng
của cơ chế cũ và nền sản xuất nhỏ nên ngành dịch vụ thương mại chậm phát triển,
chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới và hội nhập kinh tế. Phát triển ngành dịch vụ
thương mại chính là con đường để khai thác những tiềm năng và thế mạnh của quốc
gia, thu hút đầu tư nước ngoài, đẩy mạnh thực hiện CNH, HĐH đất nước. Việc phát
triển ngành dịch vụ quận Liên Chiểu là một bước cụ thể hóa tổng thể phát triển kinh
tế- xã hội của thành phố nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế theo hướng CNH, HĐH
đồng thời là căn cứ để xây dựng kế hoạch đầu tư và phát triển thương mại của thành
phố. Hoạt động của ngành dịch vụ trên địa bàn quận thời gian qua đã từng bước được
củng cố và phát triển, góp phần thúc đẩy kinh tế và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của
người dân địa phương. Tuy nhiên, sự phát triển của ngành dịch vụ quận chưa tương
xứng với tiềm năng cũng như yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn hiện
nay. Ngành dịch vụ thương mại vẫn chưa được cải thiện đồng bộ, chưa đáp ứng yêu
cầu phát triển kinh tế-xã hội thành phố nói riêng và quận Liên Chiểu nói chung, nên
em quyết định chọn đề tài “Giải pháp phát triển ngành dịch vụ trên địa bàn quận
Liên Chiểu giai đoạn 2016-2020” làm đề tài báo cáo tốt nghiệp. Việc nghiên cứu giúp
em vận dụng kiến thức đã học vào tìm hiểu thực trạng phát triển ngành dịch vụ thương
mại ở địa phương, từ đó đề xuất những giải pháp khắc phục hạn chế, góp phần phát
triển kinh tế xã hội của địa phương. Do trình độ, và kiến thức còn hạn chế nên bài viết


không thể tránh khỏi nhiều thiếu sót, vì vậy em rất mong nhận được ý kiến đóng góp
của thầy cô giáo và anh chị trong phòng, nhằm đóng góp ý kiến cho đề tài này được
hoàn thiện hơn.
Kết cấu bài viết bao gồm :
Chương I: Tầm quan trọng của ngành dịch vụ trong quá trình phát triển kinh tếxã hội.
Chương II:Thực trạng phát triển ngành dịch vụ trên địa bàn quận Liên Chiểu giai
đoạn 2010-2015.

Chương III:Giải pháp phát triển ngành dịch vụ trên địa bàn quận Liên Chiểu giai
đoạn 2016-2020.
Em xin chân thành cảm ơn!


CHƯƠNG I: TẦM QUAN TRỌNG CỦA NGÀNH DỊCH VỤ TRONG QUÁ
TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI.
1.1.Khái niệm dich vụ:
Trong kinh tế học, Dịch vụ được hiểu là những thứ tương tự như hàng hóa nhưng
là phi vật chất.
1.2.Phân loại dịch vụ: Đây là một ngành có cơ cấu ngành hết sức phức tạp. Bao
gồm 3 loại:
Dịch vụ kinh doanh: gồm vận tải, thông tin liên lạc, tài chính bảo hiểm, và kinh
doanh bất động sản.
Dịch vụ tiêu dùng: gồm các hoạt động bán buôn, bán lẻ, du lịch, các dịch vụ cá
nhân(y tế, giáo dục, thể thao,...)
Dịch vụ công: gồm các dịch vụ hành chính công, hoạt động đoàn thể.
1.3. Đặc điểm của dịch vụ:
Tính đồng thời: sản xuất và tiêu dùng dịch vụ xảy ra đồng thời, nên cung cầu
dịch vụ không thể tách rời mà phải tiến hành cùng một lúc.
Tính không thể tách rời: sản xuất và dịch vụ không thể tách rời, nên thiếu mặt
này thì sẽ không có mặt kia. Quá trình cung cấp DV và tiêu dùng DV xảy ra đồng thời.
Người cung cấp DV và khách hàng phải tiếp xúc với nhau để cung cấp và tiêu dùng
DV tại các địa điểm và thời gian phù hợp cho hai bên. Đối với một số các DV, khách
hàng phải có mặt trong suốt quá trình cung cấp DV.
Ví dụ: Bác sĩ không thể chữa bệnh nếu bệnh nhân vắng mặt; khách hàng không thể
dùng Internet công cộng nếu không đến bưu điện. Với nhiều loại dịch vụ, quá trình
tiếp xúc với khách hàng kéo dài suốt quá trình cung cấp DV. Và người cung cấp DV
tham gia vào quá trình tạo ra DV.
Tính chất không đồng nhất: không có chất lượng đồng nhất. DV không thể được

cung cấp hàng loạt, tập trung như sản xuất hàng hoá. Do vậy, nhà cung cấp khó kiểm
tra chất lượng theo một tiêu chuẩn thống nhất. Mặt khác, sự cảm nhận của khách hàng
về chất lượng DV lại chịu tác động mạnh bởi kỹ năng, thái độ của người cung cấp DV.
Sức khoẻ, sự nhiệt tình của nhân viên cung cấp DV vào buổi sáng và buổi chiều có thể
khác nhau. Do vậy, khó có thể đạt được sự đồng đều về chất lượng DV ngay trong một


ngày. DV càng nhiều người phục vụ thì càng khó đảm bảo tính đồng đều về chất
lượng.
Là sản phẩm vô hình: Hàng hoá có hình dáng, kích thước, màu sắc và thậm chí
cả mùi vị. Khách hàng có thể tự xem xét, đánh giá xem nó có phù hợp với nhu cầu của
mình không. Ngược lại, DV mang tính vô hình, làm cho các giác quan của khách hàng
không nhận biết được trước khi mua DV. Đây chính là một khó khăn lớn khi bán một
DV so với khi bán một hàng hoá hữu hình, vì khách hàng khó thử DV trước khi mua,
khó cảm nhận được chất lượng, khó lựa chọn DV, nhà cung cấp DV khó quảng cáo về
DV. Do vậy, DV khó bán hơn hàng hoá.
Ví dụ: Các siêu thị cho phép khách hàng tiếp xúc trực tiếp với hàng hoá để họ có thể
xem xét, ngắm nghía, tìm hiểu công dụng, tính năng, chất lượng, ướm thử. Cách bán
hàng này rất hấp dẫn khách hàng. Nhưng khi bán DV lại khó áp dụng phương pháp
này.
Không lưu trữ được: không lập kho để lưu trữ như hàng hoá, làm phần đệm
điều chỉnh sự thay đổi nhu cầu thị trường như các sản phẩm vật chất khác. DV chỉ tồn
tại vào thời gian mà nó được cung cấp. Do vậy, DV không thể sản xuất hàng loạt để
cất vào kho dự trữ, khi có nhu cầu thị trường thì đem ra bán.
Ví dụ: Một máy bay cất cánh đúng giờ với một nửa số ghế bỏ trống sẽ chịu lỗ chứ
không thể để các chỗ trống đó lại bán vào các giờ khác khi có đông hành khách có nhu
cầu bay tuyến đường bay đó.
Tính không chuyển quyền sở hữu được: Khi mua một hàng hoá, khách hàng được
chuyển quyền sở hữu và trở thành chủ sở hữu hàng hoá mình đã mua. Khi mua DV thì
khách hàng chỉ được quyền sử dụng DV, được hưởng lợi ích mà DV mang lại trong

một thời gian nhất định mà thôi.
1.4. Các nhân tố tác động đến sự phát triển của ngành dịch vụ:
1.4.1. Dân số, sự phân bố dân cư và năng suất lao động:
Về mặt lao động: lực lượng lao động của Quận phần lớn là lao động trẻ nhưng
trình độ và tay nghề chưa đáp ứng được yêu cầu chất lượng lao động mà ngành đặt ra,
mà chỉ phù hợp với mô hình kinh doanh nhỏ hoặc thực hiện các ngành nghề phổ
thông, thiếu kinh nghiệm và sự chuyên nghiệp.


Do đó, trong tương lai cần có những lớp tập huấn, đào tạo chuyên sâu cho lực
lượng lao động để nâng cao chất lượng của nguồn lao động.
Ví dụ: khu vực có dân số đông, cơ cấu trẻ, tuổi đi học cao thì dịch vụ giáo dục
được ưu tiên phát triển.
1.4.2. Hội nhập với nền kinh tế thế giới:
Tăng cơ hội đầu tư từ nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước: khi nước ta hội
nhập với nền kinh tế thế giới hay cac tổ chức kinh tế như WTO, ASEAN,…. Đã tạo
nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp nước ngoài có điều kiện thuận lợi để giao lưu, đầu
tư vốn vào thành phố cũng như quận nhà.
Quá trình hội nhập sẽ đem lại những thuận lợi cho doanh nghiệp. Các doanh
nghiệp sẽ được hưởng những ưu đãi thương mại như là chịu mức thuế suất thấp có thể
bằng không. Quá trình hội nhập kinh tế sẽ mở đường cho việc xâm nhập vào các thị
trường nước ngoài, đây là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp mở rộng thị trường, đẩy
mạnh tiêu thụ, nâng cao doanh số, tăng lợi nhuận… Ngoài ra các doanh nghiệp còn có
thể thu hút đầu tư từ nước ngoài thông qua liên doanh liên kết, tiếp cận với công nghệ
hiện đại, học tập kinh nghiệm quản lý từ các đối tác. Điều này sẽ góp phần nâng cao
năng lực quản lý, khả năng cạnh tranh, năng lực sản xuất kinh doanh của các doanh
nghiệp . Tạo tiền đề cho sự phát triển du lịch, cùng nhiều ngành khác: khi hội nhập vào
các tổ chức thì việc đi lại giữa các nước thành viên trở nên dễ dàng và thuận lợi hơn
rất nhiều, vì vậy du lịch đã thu hút nhiều du khách giúp ngành phát triển hơn, kèm theo
đó sẽ tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho các ngành khác phát triển theo,….

Trong xu thế hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, đòi hỏi thị trường lao động ở
nước ta phải phát triển linh hoạt để hỗ trợ tăng trưởng, nâng cao sức cạnh tranh của
nền kinh tế. Vì khi nền kinh tế đã hội nhập thì lao động các nước có thể đến nước ta
làm việc hay lao động của nước ta xuất khẩu qua các nước khác vì vậy cần phải linh
hoạt trong việc quản lý lực lượng lao động để thích ứng trong mọi trường hợp.
Xu thế toàn cầu hóa và hội nhập tạo điều kiện mở rộng thị trường hàng hóa và
dịch vụ với thuế suất thấp và đỡ bị các hàng rào phi thuế quan ngăn cản nhưng đồng
thời cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt và các rào cản thương mại và phi
thương mại ngày càng tinh vi. Đi đôi với thuận lợi thì luôn có khó khăn đi kèm, khi
hội nhập kinh tế thì việc nhập khẩu hàng hóa hay dịch vụ của các nước sẽ dễ dàng và


có mức giá rẻ hơn trước nhưng khi đó thì hàng hóa nội địa sẽ gặp nhiều khó khăn khi
không đảm bảo về chất lượng hay giá của hàng hóa và dịch vụ trong nước. Tạo nhiều
áp lực cho các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, và chưa có nhiều kinh nghiệm, sự cạnh
tranh sẽ ngày càng khốc liệt. Hầu hết các doanh nghiệp chưa nhận thức đầy đủ về hội
nhập; các doanh nghiệp ngại khai phá thị trường; làm ăn nhỏ lẻ.
1.4.3. Yếu tố văn hoá:
Không trực tiếp tác động nhưng nó tác động một cách từ từ và có ảnh hưởng
không nhỏ đến ngành.
Việt Nam có truyền thống văn hóa lâu đời , vì thế nên các tập quán cũng ăn sâu vào
tiềm thức mỗi người dân. Do đó văn hóa ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của
các ngành kinh tế, đặc biệt là ngành dịch vụ, phục vụ nhu cầu của con người.
Ta có thể thấy qua các trường hợp như: văn hóa ăn tết nguyên đán thì khi đó nhu cầu
về quê hay đi chơi sẽ tăng đột biến, thì dịch vụ giao thông vận tải, mua bán tăng
cường. Và vào dịp tế cũng là lúc nhu cầu mua hàng hóa như quần áo, thực phẩm,
hoa,….của người dân tăng lên đáng kể thì dịch vụ tiêu dùng được chú trọng.
Qua đó, ta càng thấy được rằng yếu tố văn hóa tác động rất lớn đến hoạt động dịch vụ.
1.4.4. Khoa học công nghệ:
Khoa học và công nghệ đã trực tiếp tác động nâng cao năng suất lao động, giảm

nhẹ cường độ lao động, giảm chi phí, giá thành sản xuất, giảm rõ rệt tỷ lệ tiêu hao vật
chất, tăng tỷ lệ chất xám trong cấu tạo sản phẩm,…vì khi đưa khoa học công nghệ tiên
tiến vào quá trình hoạt động thì sẽ giảm số lao động và năng cao năng suất lao động vì
thế các chỉ tiêu như giá thành hay chi phí đều giảm giúp nâng cao lợi nhuận.
Ngày nay, thông tin và CNTT được coi là một yếu tố cơ bản ảnh hưởng lớn đến
thương mại. Cơ sở hạ tầng thông tin ngày nay là phức tạp và khá đầy đủ đang hỗ trợ
cho mạng lưới giao tiếp, cơ sở dữ liệu và các hệ thống tác nghiệp trong hoạt động dịch
vụ. Thông qua internet khách hàng có thể giao dịch hay mua bất kì hàng hóa hay dịch
vụ mà mình cần làm đơn giản hóa các bước thực hiện khi không phải trực tiếp đến nơi
cung cấp.
Tạo ra những bước tiến vô cùng quan trọng trong sự phát triển ngành dịch vụ.
Giúp ngành dịch vụ vươn đến tầm cao mới.


Có thể nói những yếu tố bên ngoài và yếu tố nội tại vừa có tác dụng thúc đẩy
dịch vụ phát triển vừa có những cản trở nhau, trong thời gian tới cần có những giải
pháp cụ thể và thiết thực để phát huy các tiềm năng nhằm thúc đẩy dịch vụ phát triển.
1.5. Vai trò của dịch vụ đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế:
Đối với mỗi quốc gia sự thịnh vượng hay suy thoái của nền kinh tế luôn phụ
thuộc vào nhiều yếu tố. Mà ngành dịch vụ ngày càng đóng vai trò quan trọng, tạo
nguồn thu nhập lớn cho người dân,...
Trong quá trình CNH - HĐH đất nước, dịch vụ đã trở thành yếu tố quan trọng
trong quá trình sản xuất là bởi vì nhu cầu về dịch vụ xuất phát từ chính các nhà sản
xuất khi họ nhận thấy rằng, để có thể tồn tại trong sự cạnh tranh khốc liệt ở cả thị
trường nội địa và thị trường nước ngoài, phải đưa nhiều hơn các yếu tố dịch vụ vào
trong quá trình sản xuất để hạ giá thành và nâng cao chất lượng như dịch vụ khoa
học, kỹ thuật công nghệ.
Sự tăng trưởng của các ngành dịch vụ còn là động lực cho sự phát triển kinh tế,
cũng như có tác động tích cực đối với phân công lao động xã hội. Nền kinh tế càng
phát triển dịch vụ càng phong phú, đa dạng. Hiện nay, sự phát triển dịch vụ phản ánh

trình độ phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Người ta thấy rằng, trình độ phát triển
kinh tế của một nước càng cao thì tỷ trọng của dịch vụ trong cơ cấu ngành kinh tế
nước đó càng lớn. Dịch vụ phát triển sẽ thúc đẩy phân công lao động xã hội và
chuyên môn hóa, tạo điều kiện cho lĩnh vực sản xuất khác phát triển.
Dịch vụ luôn thể hiện sự cạnh tranh giữa các chủ thể kinh doanh trên thị trường
mua bán hàng hóa dịch vụ. Quan hệ giữa các chủ thể kinh doanh là quan hệ bình
đẳng về mặt lý thuyết, đó là thuận mua vừa bán. Cho nên trong hoạt động dịch vụ đòi
hỏi các chủ thể kinh doanh luôn phải năng động, sáng tạo, kể cả nghệ thuật để không
ngừng nâng cao khả năng cạnh tranh hàng hóa dịch vụ trên thị trường, góp phần thúc
đẩy lực lượng sản xuất phát triển nhanh chóng và điều này sẽ làm nền tẳng vững
chắc giúp các doanh nghiệp tồn tại và phát triển trong sự cạnh tranh khốc liệt như
hiện nay.
Các ngành dịch vụ thu hút ngày càng nhiều lao động, tạo nhiều việc làm, góp
phần quan trọng nâng cao đời sống nhân dân và đem lại nguồn thu nhập lớn cho nền
kinh tế.


Thúc đẩy các ngành sản xuất vật chất, sử dụng tốt hơn nguồn lao động trong
nước, tạo thêm việc làm cho người dân, cho phép khai thác tốt hơn các tài nguyên
thiên nhiên và sự ưu đãi của tự nhiên, các di sản văn hóa, lịch sử cũng như các thành
tựu khoa học kĩ thuật hiện đại để phục vụ con người
1.6. Xu hướng phát triển của dịch vụ trên thế giới và ở Việt Nam:
Đây là giai đoạn tạo bước phát triển nhảy vọt về chất.
Dịch vụ đã tạo được mặt bằng ổn định, và ngày càng khẳng định được vị trí quan
trọng của mình.
Tập trung phát triển các lĩnh vực dịch vụ có tiềm năng như du lịch, bảo hiểm vận
tải hàng không, xây dựng, xuất khẩu lao động.
Nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ và khả năng cạnh tranh của các doanh
nghiệp kinh doanh dịch vụ trên thị trường nội địa, khu vực và quốc tế; đẩy mạnh khai
thác tiềm năng và lợi thế của từng lĩnh vực dịch vụ, tăng cường sự hợp tác giữa các

lĩnh vực dịch vụ để cùng cạnh tranh và phát triển.
Đẩy mạnh xuất khẩu dịch vụ và dịch vụ thu ngoại tệ tại chỗ thông qua các hoạt
động dịch vụ du lịch, tài chính-ngân hàng, thu kiều hối và bán hàng tại chỗ, bưu chính
viễn thông, vận tải hàng không và đường biển; giảm thâm hụt cán cân dịch vụ.
Đẩy mạnh xã hội hoá để phát triển các dịch vụ văn hoá, giáo dục y tế, thể dục thể
thao, dịch vụ việc làm…theo cơ chế thị trường, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của
nhân dân và từng bước hội nhập quốc tế.
1.7. Kinh nghiệm phát triển dịch vụ của các địa phương:
Quận Sơn Trà: Phát triển thương mại dịch vụ du lịch trong sự phát triển đa dạng
về loại hình tổ chức và phương thức hoạt động. Khuyến khích kêu gọi thương gia tham
gia đấu thầu, các chương trình dự án về thương mại dịch vụ du lịch, vì địa phương có
nhiều địa điểm du lịch biển nên chú trọng phát triển dịch vụ du lịch để tạo nguồn thu
cho quận,.…
Quận Ngũ Hành Sơn: Ưu tiên phát triển dịch vụ có giá trị gia tăng lớn, hướng
dẫn các thành phần kinh tế đầu tư kinh doanh theo định hướng như: hình
thành các cụm dịch vụ thương mại - tiêu dùng có chất lượng cao; hoàn chỉnh mạng
lưới siêu thị, trung tâm thương mại; xây dựng và cải tạo mạng lưới chợ theo quy


hoạch; củng cố và phát triển các nhóm ngành dịch vụ mũi nhọn; kiên quyết giải tỏa
chợ cóc, chợ tạm;…
Quận Hải châu: Phát triển dịch vụ phải đảm bảo phát triển đồng bộ, ; đối với
dịch vụ du lịch: khuyến khích xây dựng du lịch dọc đường sông để khám phá thành
phố về đêm đồng thời xây dựng các hoạt động vui chơi giải trí như nhạc nước, các tụ
điểm âm nhạc…là nơi duy nhất của thành phố có con sông Hàn chạy dọc, cũng là nơi
tập trung nhiều cây cầu vì vậy cần phát triển hơn nữa các thế mạnh mà quận có để
xứng đáng với tiềm năng và khắc phục những hạn chế còn tồn đọng,…
Quận Thanh Khê: Định hướng xây dựng và phát triển các phố chuyên doanh:
ẩm thực, thời trang, hàng điện tử, đi bộ, phố hoa, hàng lưu niệm…..Khuyến khích phát
triển mạnh các loại hình dịch vụ phục vụ sản xuất kinh doanh như: tài chính, tín dụng,

ngân hàng, dịch vụ khoa học, thông tin truyền thông, thông tin kinh tế, chuyển giao
công nghệ, dịch vụ tư vấn, đầu tư, môi giới,..
Huyện Hòa vang: chú trọng phát triển các loại hình dịch vụ sản xuất kinh doanh như:
ngân hàng, thông tin liên lạc, đầu tư,…. Và khuyến khích các dịch vụ như vận tải vì
các tuyến đường của địa phương vẫn còn nhiều hạn chế cản trở phát triển kinh tế đặc
biệt là ngành dịch vụ. Và tăng cường hơn nữa việc đầu tư vào các dịch vụ du lịch vì
huyện là nơi tập trung nhiều địa điểm du lịch hấp dẫn nhưng dịch vụ vẫn còn mang
tính tự phát, chất lượng chưa cao,…


CHƯƠNG II:THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH DỊCH VỤ TRÊN
ĐỊA BÀN QUẬN GIAI ĐOẠN NĂM 2010-1015.
2.1.Khái quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội quận Liên Chiểu:
2.1.1.Đặc điểm vị trí địa lý-tự nhiên:
Liên Chiểu là một quận của thành phố Đà Nẵng được thành lập trên cơ sở ba xã
cũ của huyện hòa vang.Là một quận công nghiệp trẻ,nằm ven thành phố nhưng Liên
Chiểu đã không ngừng phát triển, diện tích 79,13 km2, dân số hiện nay 100.050
người(2008), phần lớn là lực lượng lao động trẻ.
Quận nằm ở phía bắc trung tâm thành phố, phía đông giáp với quận Thanh
Khê. Phía tây giáp với xã Hòa Liên và Xã Hòa Sơn, huyện Hòa Vang, phía nam giáp
vớiphường Hòa An quận Cẩm Lệ, phía bắc giáp với tỉnh Thừa Thiên Huế.
Quận còn có lợi thế về tài nguyên rừng, trong đó rừng đặc dụng Hải Vân, diện
tích 3418,7 ha. Nơi có đường hầm đèo Hải Vân, một trong những đường hầm dài
nhất Đông Nam Á xuyên qua lòng núi. Rừng ở đây phong phú các loại tài nguyên
động thực vật, là tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng lý tưởng được
hình thành bởi quần thể sinh thái như sông Cu - Đê, Làng Vân, đường hầm đèo Hải
Vân và thắng cảnh thiên nhiên Nam Ô.
Tài nguyên biển: phía đông quận giáp với vịnh Đà Nẵng, chính vì vậy có bờ biển
dài 26 km. Bờ biển khá dài nên có điều kiện vô cùng thuận lợi để phát triển du lịch
biển.

Nét đặc biệt của Liên Chiểu là có tuyến đường Quốc lộ 1A, chạy dọc theo chiều
dài của quận, có tuyến đường sắt Bắc Nam, đường biển...từ đây du khách có thể dừng
chân đi đến các điểm du lịch của thành phố và của Quận, đây cũng là yếu tố góp phần
thúc đẩy dịch vụ phát triển hơn.
2.1.2.Tình hình kinh tế -xã hội :
2.1.2.1.Tình hình kinh tế:
Bảng 1: Giá trị sản xuất các ngành kinh tế trên địa bàn quận Liên Chiểu
giai đoạn 2010-2015:


Công nghiệp

Chỉ
tiêu

GTSX(tỉ Tỷ

Nông lâm thủy sản
GTSX(tỉ Tỷ

Thương mại-dịch

Tổng

vụ
GTSX(tỉ Tỷ

GTSX(tỉ Tỷ

đồng)


trọng(%) đồng)

trọng(%) đồng)

trọng(%) đồng)

trọng(%)

2010

2564,7

60,81

285,3

6,67

1367,7

32,43

4217,7

100

2011

2876,9


60,54

217

4,57

1657,9

34,89

4751,8

100

2012

3009,8

58,84

209,3

4,09

1895,8

37,07

5114,9


100

2013

3310,9

62,39

195,4

3,68

1798,2

33,93

5304,5

100

2014

3501,3

62,89

184,9

3,32


1881

33,79

5567,2

100

2015

3700,7

62,7

170,9

2,89

2030,2

34,41

5901,8

100

Nguồn: Niên giám thống kê quận Liên Chiểu
Qua bảng số liệu cho thấy tổng giá trị sản xuất của toàn nền kinh tế quận tăng
qua các năm.

Cụ thể là ngành công nghiệp giá trị sản xuất giai đoạn 2010-2015 tăng đều qua
các năm.Năm 2011 có tốc độ tăng cao nhất so với các năm khi giá trị sản xuất đạt
được là 2876,9 tỷ đồng. Năm 2012, mặc dù giá trị sản xuất ngành vẫn tăng nhưng tỷ
trọng ngành lại giảm lý do là do năm này ngành dịch vụ phát triển tương đối mạnh mẽ
nên dẫn đến tỷ trọng ngành công nghiệp giảm so với các năm khác giảm 1,7%. Nhưng
đến năm 2014, ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất trong giai đoạn này là
62,89 % so với toàn nền kinh tế. Vì nền kinh tế thị trường đã ổn định và phát triển trở
lại,…
Ngành nông lâm thủy sản; giá trị sản xuất có xu hướng giảm dần qua các năm.
Giai đoạn năm 2010- 2011, giá trị sản xuất giảm mạnh từ 285,3 xuống còn 217 tỷ
đồng kéo theo tỷ trọng ngành giảm đột ngột 2,1%. Nguyên nhân của xu hướng này là
do nền kinh tế của đất nước ta nói chung và quận Liên Chiểu nói riêng phát triển theo
cơ cấu; công nghiệp, thương mại –dịch vụ, nông lâm-thủy sản. trong đó công nghiệp
giữ vai trò chủ đạo, thương mại –dịch vụ giữ vị trí quan trọng, nông lâm thủy sản sẽ
giảm dần tỷ trọng đến mức ổn định.


Trong ngành thương mại-dịch vụ giai đoạn 2011-2012 tăng nhanh chóng. Từ
1657,9 tỷ đồng năm 2011 lên đến 1895,8 tỷ đồng năm 2012 tương đương với 37,07%,
tăng 2,18%. Nhưng trong giai đoạn từ 2012-2014 có xu hướng giảm mạnh từ 1895,8 tỷ
đồng năm 2012 xuống còn 1881 năm 2014. Trong giai đoạn này giá trị sản xuất ngành
thương mại giảm đến 14,8 tỷ đồng tương đương với 3,28%. Nguyên nhân của sự giảm
đột ngột này là do năm 2013 là năm nền kinh tế có nhiều biến động xấu ảnh hưởng đến
ngành thương mai-dịch vụ như: việc giá xăng dầu tăng đột biến, giá vàng tăng,…
Từ năm 2014-2015 lại có sự tăng trưởng trở lại tăng 149,2 tỷ đồng tương đương với
0,62%. Như vậy, giá trị sản xuất ngành thương mại trong giai đoạn từ 2011-2015 nhìn
chung có xu hướng tăng, tăng 372,3 tỷ đồng. Mặc dù tăng trong giá trị sản xuất nhưng
ngành thương mại-dịch vụ lại giảm tỉ trọng, giảm 0,48%.
2.1.2.2. Tình hình xã hội:
Y tế: Mạng lứơi y tế của quận không ngừng được củng cố và nâng cấp cơ sở vật

chất, trang thiết bị được đầu tư hiện đại. Có 1 trung tâm y tế với 120 giường bệnh, 5
trạm xá với 35 giường bệnh và 155 cán bộ y tế bao gồm bác sĩ có trình độ cao, y sĩ, kỹ
thật viên, y tá hộ sinh. Có 10 bác sĩ, 01 dược sĩ đại học (và trên đại học) trên 10.000
dân. Đã đảm bảo được nâng cao việc chăm sóc sức khỏe của người dân.
Giáo dục đào tạo:Cơ sở vật chất và chất lượng ngày càng được nâng cao, đầu tư
với kinh phí lớn, Quận là nơi tập trung nhiều trường đại học, cao đẳng, trung cấp
chuyênnghiệp với số lượng và chất lượng ngày càng được nâng cao,..đây cũng là nơi
đào tạo ra những lao động có tay nghề cho nền kinh tế . Có đóng góp không nhỏ đến
sự phát triển kinh tế sau này.
Văn hóa-giải trí: cùng với giáo dục, văn hóa quận đã đáp ứng được nhu cầu của
người dân, và du khách. Và ngày càng nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân
về tinh thần.
Dân cư lao động:
Nguồn lao động: là nơi tập trung đông dân cư do đó nguồn lao động dồi dào, trẻ.
Là tiềm năng để phát triển kinh tế-xã hội.Thu nhập và mức sống của người dân: tăng
lên đáng kể...


2.2.Thực trạng phát triển của ngành dịch vụ trên địa bàn Quận Liên Chiểu
giai đoạn 2010 – 2015:
2.2.1.Số lượng các doanh nghiệp dịch vụ trên địa bàn Quận Liên Chiểu giai
đoạn 2010 – 2015:
2.2.1.1.Số lượng doanh nghiệp nhà nước:
Bảng 2: Số lượng doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2010-2013.
(ĐVT: Cơ sở)
2010
Tổng số doanh nghiệp dịch vụ
Doanh nghiệp nhà nước
Tỷ trọng (%)


2011

2012

2013

2014

7665

7777

8071

8136

8219

2

2

2

2

2

0,027


0,026

0,025

0,025

0,024

Nguồn: Niên giám thống kê quận Liên Chiểu
Số lượng các doanh nghiệp nhà nước chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng doanh nghiêp
ngành dịch vụ, cụ thể từ năm 2010-2013, với con số là 2 doanh nghiệp từ năm 20102013. Trong khi tổng số doanh nghiệp dịch vụ ngày càng tăng cao theo thời gian thì số
doanh nghiệp nhà nước lại dậm chân tại chỗ trong bốn năm liền. Nguyên nhân của
hiện tượng này là docác doanh nghiệp nhà nước kinh doanh không đạt hiệu quả ,trong
khi số nợ phải trả tăng mạnh, doanh thu của các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) tăng
không đáng kể và lợi nhuận lại giảm, trong khi các doanh nghiệp tư nhân ngày càng ăn
nên làm ra, cạnh tranh gay gắt làm cho thị trường vô cung sôi động, mặt khác các
doanh nghiệp nhà nước lại ỷ lại vào nguồn vốn nhà nước.Và số lượng vẫn giữ nguyên
mà không giảm là vì một số ngành cần sự quản lý của doanh nghiêp nhà nước để đảm
bảo ổn định kinh tế như về dịch vụ cung cấp điện, nước,…..vì vậy nhà nước không
thành lập thêm các doanh nghiệp khác.
2.2.1.2.Số lượng doanh nghiệp tư nhân:


Bảng 3:Số lượng doanh nghiệp tư nhân giai đoạn 2010-2013
(ĐVT: Cơ sở)
Năm

2010

2011


2012

2013

Tổng số doanh nghiệp dịch vụ

7665

7777

8071

8136

8219

Doanh nghiệp tư nhân

7763

7775

8069

8134

8217

Tỷ trọng (%)


99,973

99,974

99,975

99,975

99,976

Chỉ tiêu

2014

Nguồn: Niên giám thống kê quận Liên Chiểu
Trái lại với số lượng doanh nghiệp nhà nước, số lượng doanh nghiệp tư nhân
ngày càng tăng cao với số lượng lớn chiếm 99,975% năm 2013 số lượng là 8134
doanh nghiệp. Qua đó ta có thể thấy rõ được cơ cấu nền kinh tế có nhiều chuyển biến
rõ rệt.Sự tăng lên của các doanh nghiệp tư nhân là do ảnh hưởng của sự phát triển
kinh tế-xã hội của quận theo hướng hiện đại hóa, trình độ của người dân chưa đáp ứng
được các công việc tại các doanh nghiệp nên không có việc làm ổn định vì thể để có
thêm thu nhập họ phải chuyển sang kinh doanh, cung cấp các dịch vụ vì trên địa bàn
quận có thị trường thương mại- dịch vụ rất thuận lợi. Sự thay đổi ngành nghề của dân
cư trên cơ sở địa bàn quận đã làm cho số lượng doanh nghiệp tư nhân tăng lên tạo
công ăn việc làm, tăng thu nhập cho dân cư góp phần phát triển ngành dịch vụ và
chuyển dịch cơ cấu theo thành phần kinh tế.
Số cơ sở kinh doanh ngành dịch vụ ngành dịch vụ biến động liên tục và có xu
hướng tăng lên nhưng chủ yếu là sự biến động thành phần kinh tế tư nhân, còn khu
vực khác như kinh tế nhà nước thì không biến động.

Nhìn vào hai bảng 2 và 3, ta có thể thấy rõ mức tăng khá ổn định của số lượng
doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân qua các năm, mức tăng ổn định đó
cho ta thấy sự phát triển vững chắc của các doanh nghiệp kinh doanh ở 2 thành phần
kinh tế này góp phần thúc đẩy kinh tế tăng trưởng ổn định, hỗ trợ lẫn nhau cùng phát
triển.


2.2.2. Tổnggiátrịsảnxuấtcủangànhdịchvụ:
*Bảng4:Tổng giá trị sản xuất ngành dịch vụ giai đoạn 2010-2015.
Năm

2010

2011

2012

2013

2014

2015

Tỷ

GTSX

Tỷ

GTSX


Tỷ

GTSX

Tỷ

GTSX

Tỷ

GTSX

(tỷ đồng)

trọng(%)

(tỷ đồng)

trọng(%)

(tỷ đồng)

trọng(%)

(tỷ đồng)

trọng(%)

(tỷ đồng)


trọng(%)

(tỷ đồng)

4217,7

100

4751,8

100

5114,9

100

5304,5

100

5567,2

100

5901,8

100

1367,7


32,43

1657,9

34,89

1895,8

37.07

1798,2

33,93

1881

33,79

2030,2

34,41

Chỉ tiêu
Tổng

Tỷ

GTSX


trọng
(%)

Dịch vụ

Nguồn: Niên giám thống kê quận Liên Chiểu năm 2015


Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy rõ giá trị sản xuất tăng nhanh qua các năm. Tỷ trọng
ngành dịch vụ vì vậy cũng tăng theo qua các năm. Năm 2010 tỷ trọng là 32,43%
nhưng đến năm 2015 tỷ trọng đã đạt được là 34,41% tăng 1,98%.
Năm 2012, tỷ trọng ngành dịch vụ cao nhất khi chiếm 37,07%. Nhưng đến năm 2013,
giá trị sản xuất đột ngột giảm 97,6 tỷ đồng tương đương với 3,14% tỷ trọng. Nguyên
nhân là dotrong năm 2013 tình hình kinh tế thế giới còn diễn biến thất thường, có tác
động bất lợi đối với những nền kinh tế có độ mở lớn như nền kinh tế Việt Nam, và ảnh
hưởng rất lớn đên sự phát triển của kinh tế quận: Lạm phát cao kèm theo sự trì trệ của
thị trường đã làm cho tình hình khó khăn thêm, tình hình nợ xấu chưa được cải thiện,
nên dòng tín dụng vẫn bị tắc nghẽn, nền kinh tế không hấp thụ được vốn. Tình trạng
thừa tiền, thiếu vốn còn kéo dài. Khả năng tiếp cận vốn của.


doanh nghiệp vẫn còn khó khăn, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ.Khả năng kéo giảm
lãi suất cho vay không nhiều; khó đáp ứng sự mong đợi của doanh nghiệp, do hoạt
động kém hiệu quả của doanh nghiệp lẫn hệ thống ngân hàng thương mại.Điều này
không kích thích được các doanh nghiệp đang có thị trường mở rộng đầu tư và làm
tăng nợ xấu đối với những doanh nghiệp đang nỗ lực phục hồi sản xuất. Hậu quả làm
giá trị sản xuất ngành giảm, kéo theo tỷ trọng giảm.
Sau đó, từ năm 2014-2015, giá trị sản xuất lại tăng nhẹ từ 5567,2-5901,4 tỷ đồng
khi nền thị trường ổn định.
Qua bảng trên, ta càng thấy tầm quan trọng của ngành dịch vụ đối với nền kinh tế

quận, vá ảnh hưởng đến chất lượng đời sống của người dân rất lớn.
*Bảng 5: Tổng mức doanh thu ngành dịch vụ giai đoạn 2010-2013:
(ĐVT: Triệu đồng)
2010

2011

2012

2013

2837937

3724208

5485919

6883448

5737

34208

35919

36448

-Trung ương quản lý

3727


3913

4109

4329

- Địa phương quản lý

2010

30295

31810

32119

2832000

3690000

5450000

6847000

4035

-

-


-

Tổng mức doanh thu
1.Nhà nước

2.Quận quản lý
-Tập thể
-Tư nhân

987460

1234325

1823055

2290358

-Cá thể

530620

689100

1017776

1278663

1766575


2609169

3277979

-Hỗn hợp

1310085

Nguồn: Niên giám thống kê quận Liên Chiểu năm 2015
Trong giai đoạn từ năm 2010-2013 nhìn chung, tổng mức doanh thu ngành dịch
vụ giai đoạn này đều tăng.Năm 2013, tổng mức doanh thu đạt được là 6847000 triệu
đồng cao nhất trong giai đoạn này. Thấp nhất là năm 2010 với 2.832.000 triệu
đồng.Năm 2012, tổng mức doanh thu có tốc độ tăng nhanh nhất trong các năm với
1.760.000 triệu đồng .
Đóng góp vào tổng mức doanh thu trong giai đoạn này thì doanh thu dịch vụ của
quận quản lý chiếm đa số, chiếm đến 99,79% tổng doanh thu(năm 2010), trong đó


thành phần kinh tế hỗn hợp đóng góp gần một nửa doanh thu, tiếp theo là tư nhân,cá
thể, và cuối cùng là tập thể.
Qua đó, cần chú trọng đầu tư phát triển thành phần kinh tế hỗn hợp hơn nữa để
đạt được những bước phát triển mới, và nên khuyến khích các thành phần kinh tế còn
lại để dịch vụ ngày càng đi lên với các giải pháp có hiệu quả.
2.2.3. Lao động trong ngành dịch vụ: ngày càng tăng cao do xu thế phát triển kinh tế
của thế giới nói chung và của nước ta nói riêng, chất lượng ngày càng được nâng cao.
*Bảng 6:Trình độ lao động của ngành dịch vụ quận Liên Chiểu giai đoạn 20112014.
(ĐVT: Người)
Bậc học

2011


2012

2013
2014

THCS
500

400
316

225

THPT

Trung
cấp,THCN

Cao đẳng

Đại học

Trên đại
học

4320

3268


2120

1200

120

4380

3100

2560

1560

123

4317

2736

2725

1600

126

4278

2590


2924

1680

128

Nguồn: Phòng giáo dục và đào tạo quận Liên Chiểu
Từ năm 2011-2014, số lao động có trình độ: từ bậc cao đẳng, đại học, trên đại
học có xu hướng ngày càng gia tăng để đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng cũng như
nâng cao chất lượng lao động trong ngành, và lao động có trình độ tốt nghiệp THCS,
tốt nghiệp THPT, trung cấp,THCN, giảm dần qua các năm. Qua bảng ta thấy: tiêu biểu
như số lao động có trình độ tốt nghiệp trung học cở sở đã giảm từ 500 xuống 225 lao
động, giảm gần một nửa từ năm 2011-2014. Còn trình độ đại học từ năm 2011-2014,
tăng qua các năm từ 1200 lên đến 1680 lao động.
Từ bảng trên ta thấy lao động có trình độ lẫn chuyên môn ngày càng tăng cao.
Trình độ học vấn của nguồn lao động của quận Liên Chiểu đã đáp ứng được nhu cầu
về chất lượng lao động của các doanh nghiệp, và đi theo hướng tích cực nhưng vẫn


còn nhiều bất cập, và thiếu sót. Vì vậy cần đưa ra những giải pháp để khắc phục những
hạn chế này.
2.2.4. Tổng vốn đầu tư trong ngành dịch vụ: ngày càng tăng cao do sự hội
nhập kinh tế nên có cơ hội được đầu tư lớn với mức đầu tư khổng lồ.
Bảng 7: Tổng vốn đầu tư trong ngành dịch vụ giai đoạn 2010-2015
(ĐVT: Tỷ đồng)
Năm

2011

2012


2013

2014

2015

Tổngvốnđầutư

1245,8

1369,6

1563

1775

1978

Vốnnhànước

456,1

461,7

475

590

684,5


Vốntưnhân

789,7

907,9

1088

1185

1293,5

Nguồn: Niên giám thống kê quận Liên Chiểu năm 2015
Nhìn chung, tổng nguồn vốn đầu tư vào ngành dịch vụ của quận tăng qua các
năm.Vì quận đã thực hiện nhiều chính sách thu hút vốn đầu tư cộng với một chính
sách cởi mở tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp.Từ năm 2011- 2015, thì
nguồn vốn đầu tư tăng cao nhất là năm 2014, đạt 1775 tỷ đồng, tăng 212 tỷ đồng( từ
1563-1775 tỷ đồng).Tính từ năm 2011 đến năm 2015 thì nguồn vốn đã tăng từ 1245,81978 tỷ đồng (732,2 tỷ đồng).
Trong tổng nguồn vốn đầu tư thì nguồn vốn đầu tư tư nhân đóng vai trò chủ chốt,
ngày càng tăng cao hơn so với các nguồn vốn khác, vì hiện nay quận được nhiều nhà
đầu tư trong nước rất quan tâm đến do có nhiều điều kiện thuận lợi cho kinh doanh
dịch vụ. Vốn nhà nước cũng tăng lên đáng kể, vì trong những năm gần đây nhà nước
đã thực hiện một số chính sách để tăng hơn nữa doanh thu từ thuế cho nhân sách chính
phủ, và giảm tỷ suất thuế của các loại thuế không cần thiết để tạo động lực thúc đẩy
đầu tư, về dài hạn sẽ đưa lại nguồn thu lớn hơn cho ngân sách nhờ sự bung ra của các
doanh nghiệp trong nước.
Qua đó, ta thấy được ngành dịch vụ ngày càng được chú trọng và đầu tư phát
triển.
Góp phần vào quá trình phát triển kinh tế quận được phát triển một cách toàn

diện, cải thiện đời sống người dân. Tạo cơ sở bền vững cho kinh tế phát triển mạnh
mẽ.


2.2.5. Các chính sách phát triển dịch vụ trên địa bàn Quận:
Phát triển dịch vụ phải đảm bảo phát triển đồng bộ. Phải đảm bảo việc phát triển
của các ngành khác,…vì mối quan hệ của các ngành trong nền kinh tế luôn gắn bó mật
thiết và hỗ trợ lẫn nhau để cùng phát triển. Cần phải liên kết và thống nhất các lĩnh vực
trong ngành dịch vụ để tạo nên sự phát triển đồng bộ và bền vững.
Phát triển dịch vụ du lịch phải đi đôi với quá trình cải cách hành chính: vì các
dịch vụ du lịch chủ yếu là phục vụ khách ngoài địa phương hay khách nước ngoài vì
thế muốn phát triển thật bền vững phải có những cải cách mới trong những quy định
cũng như biện pháp nghiêm khắc xử lí để thắt chặt hoạt động của doanh nghiệp như
không được chặt chém, hay tự ý tăng giá,….
Đối với du lịch phát triển trên cơ sở những tiềm năng sẵn có, trước mắt xây dựng
cơ sở, kết cấu hạ tầng du lịch. Như quá trình đẩy mạnh thực hiện công tác tuyên
truyền, quảng bá xúc tiến du lịch qua các kênh thông tin đại chúng, phối hợp với các
Ban quản lý Khu du lịch trên địa bàn, đôn đốc các đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ
để hoàn thiện xây dựng các hạng mục công trình. Từng bước hoàn thiện hạ tầng du
lịch, nhất là dịch vụ nhà hàng, khách sạn, khu giải trí, nghỉ dưỡng, làng ẩm thực, chợ
đêm, phố đi bộ…nhằm tăng lượng du khách lưu trú, tăng khả năng mua sắm và sử
dụng các dịch vụ của khách du lịch.
Phát triển dịch vụ du lịch trên cơ sở cạnh tranh lành mạnh thúc đẩy hội nhập kinh tế
quốc tế. Cạnh tranh lành mạnh có vai trò đặc biệt không chỉ đối với doanh nghiệp mà
còn cả người tiêu dùng và nền kinh tế:
Đối với doanh nghiệp: Cạnh tranh quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi
doanh nghiệp do khả năng cạnh tranh tác động đến kết quả tiêu thụ mà kết quả tiêu thụ
sản phẩm là khâu quyết định trong việc doanh nghiệp có nên sản xuất nữa hay không.
Cạnh tranh là động lực cho sự phát triển của doanh nghiệp, thúc đẩy doanh nghiệp tìm
ra những biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình. Cạnh tranh quyết

định vị trí của doanh nghiệp trên thị trường thông qua thị phần của doanh nghiệp so
với đối thủ cạnh tranh.


Đối với người tiêu dùng: Nhờ có cạnh tranh giữa các doanh nghiệp mà người tiêu
dùng có cơ hội nhận được những sản phẩm ngày càng phong phú và đa dạng với chất
lượng và giá thành phù hợp với khả năng của họ.
Đối với nền kinh tế: Cạnh tranh là động lực phát triển của các doanh nghiệp thuộc
mọi thành phần kinh tế. Cạnh tranh là biểu hiện quan trọng để phát triển lực lượng sản
xuất, thúc đẩy sự phát triển của khoa học kỹ thuật. Cạnh tranh là điều kiện giáo dục
tính năng động của nhà doanh nghiệp bên cạnh đó góp phần gợi mở nhu cầu mới của
xã hội thông qua sự xuất hiện của các sản phẩm mới. Điều này chứng tỏ chất lượng
cuộc sống ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên cạnh tranh cũng dẫn tới sự phân hoá
giàu nghèo có thể dẫn tới xu hướng độc quyền trong kinh doanh.
Với một chính sách thông thoáng, cởi mở tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ cho các nhà
đầu tư từ các cấp chính quyền, các nhà đầu tư đến đây yên tâm làm ăn. Nhìn chung các
doanh nghiệp khi làm thủ tục hành chính trong lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp gặp
nhiều thuận lợi hơn so với trước: Thời gian được giải quyết trong thủ tục đăng ký
doanh nghiệp nhanh hơn; chủ động quyết định về con dấu của doanh nghiệp; một số
thủ tục đã cắt giảm về các giấy tờ cần nộp;...
2.3.Đóng góp của ngành dịch vụ đến phát triển nền kinh tế:
Tăng trưởng của khu vực dịch vụ có vai trò quan trọng với tăng trưởng của toàn
bộ nền kinh tế, tác động trực tiếp đến nhóm ngành sản xuất vật chất (nông lâm nghiệp,
thủy sản, công nghiệp - xây dựng), làm tăng giá trị gia tăng cho những ngành đó.
Trong tương lai, khi tỷ trọng khu vực dịch vụ trong GDP tăng cao thì vai trò này càng
lớn.
Phát triển khu vực dịch vụ là xu hướng trên thế giới. Phát triển khu vực dịch vụ
trước hết nhằm góp phần chuyển dịch dần khu vực sản xuất sản phẩm vật chất sang
nước khác, nhất là các nước đang phát triển để tận dụng lực lượng lao động rẻ.
Tốc độ tăng trưởng các ngành dịch vụ tăng cao hơn tăng trưởng chung nền kinh

tế thành phố, giai đoạn 2011-2015 tăng 13,5%/năm,phấn đấu giai đoạn 2016-2020
tăng 14,0%/năm; tỷ trọng GDP của ngành dịch vụ đến năm 2015 chiếm 52,2% và năm
2020 chiếm 55,6% trong tổng GDP thành phố.
Bảng 8: Tốc độ tăng trưởng các ngành dịch vụ giai đoạn 2010-2015


×