Tải bản đầy đủ (.pdf) (154 trang)

Dạy học ba kiểu câu ai là gì ai làm gì ai thế nào trong phân môn luyện từ và câu ở tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.61 MB, 154 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2

PHẠM QUỲNH TÂM

DẠY HỌC BA KIỂU CÂU:
“AI LÀ GÌ?, AI LÀM GÌ?, AI THẾ NÀO?”
TRONG PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU Ở TIỂU HỌC

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

HÀ NỘI - 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2

PHẠM QUỲNH TÂM

DẠY HỌC BA KIỂU CÂU:
“AI LÀ GÌ?, AI LÀM GÌ?, AI THẾ NÀO?”
TRONG PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU Ở TIỂU HỌC
Chuyên ngành: Giáo dục học (Bậc tiểu học)
Mã số: 60140101

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Hƣớng dẫn khoa học: TS. LÊ THỊ LAN ANH

HÀ NỘI - 2016



LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu, thực hiện luận văn này tôi đã không khỏi lúng
túng và bỡ ngỡ. Nhƣng dƣới sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của TS. Lê Thị Lan Anh,
tôi đã từng bƣớc tiến hành và hoàn thành luận văn với đề tài “Dạy học ba kiểu
câu:“Ai là gì?, Ai làm gì?, Ai thế nào?” trong phân môn Luyện từ và câu ở
tiểu học”
Qua đây tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các thầy cô Phòng sau Đại
học, các giảng viên khoa Giáo dục Tiểu học trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2,
các giáo viên và học sinh của ba trƣờng tiểu học Phan Đình Giót, trƣờng tiểu
học Kim Đồng, trƣờng tiểu học Quan Lạn đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Xin cảm ơn ngƣời thân, bạn bè đã luôn giúp đỡ và động viên tôi hoàn
thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2016
Tác giả luận văn

Phạm Quỳnh Tâm


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này
là trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác. Tôi cũng xin cam đoan
mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã đƣợc cảm ơn và các thông
tin trích dẫn trong luận văn đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2016
Tác giả luận văn

Phạm Quỳnh Tâm



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC DẠY HỌC BA
KIỂU CÂU “AI LÀ GÌ?, AI LÀM GÌ?, AI THẾ NÀO?” Ở TIỂU HỌC................ 8
1.1 Cơ sở lí luận của việc dạy học ba kiểu câu ở tiểu học ................................ 8
1.1.1 Mục tiêu, vị trí, nhiệm vụ của dạy học phân môn Luyện từ và câu trong
Tiếng Việt ở tiểu học ......................................................................................... 8
1.1.1.1 Mục tiêu của việc dạy học Tiếng Việt cho học sinh tiểu học ............... 8
1.1.1.2 Vị trí của dạy học của phân môn Luyện từ và câu................................ 8
1.1.1.3 Nhiệm vụ của dạy học Luyện từ và câu ................................................ 9
1.1.2 Câu trong tiếng Việt ............................................................................... 10
1.1.2.1 Khái niệm ............................................................................................ 10
1.1.2.2 Đặc điểm của câu ................................................................................ 12
1.1.3 Những vấn đề về câu và phân loại câu................................................... 13
1.1.3.1 Phân chia câu theo cấu trúc ngữ pháp ................................................. 13
1.1.3.2 Phân chia câu theo mục đích nói ......................................................... 14
1.1.4 Khái niệm câu kể .................................................................................... 16
1.1.4.1 Sử dụng thuật ngữ ............................................................................... 16
1.1.4.2 Khái niệm ............................................................................................ 16
1.1.4.3 Ba kiểu câu kể: Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào?................................ 17
1.1.5 Các đặc điểm lứa tuổi học sinh tiểu học ................................................ 20
1.1.5.1 Đặc điểm tâm lí của học sinh tiểu học ................................................ 20
1.1.5.2 Năng lực tƣ duy của học sinh tiểu học ................................................ 20
1.1.5.3 Sự phát triển của quá trình nhận thức (sự phát triển trí tuệ) ............... 20
1.1.5.4 Ngôn ngữ và sự phát triển nhận thức của học sinh tiểu học ............... 22
1.1.5.5 Sự chú ý và sự phát triển nhận thức của học sinh tiểu học ................. 22
1.1.5.6 Trí nhớ và sự phát triển nhận thức của học sinh tiểu học ................... 23
1.2 Cơ sở thực tiễn của dạy học ba kiểu câu kể trong phân môn Luyện từ và

câu ở tiểu học .................................................................................................. 23
1.2.1 Chƣơng trình sách giáo khoa ................................................................. 23


1.2.1.1 Chƣơng trình sách giáo khoa trƣớc năm 2000 .................................... 23
1.2.1.2 Chƣơng trình sách giáo khoa hiện hành.............................................. 23
1.2.1.3 Sự khác nhau về dạy học ba kiểu câu trong mỗi chƣơng trình và hiệu
quả sử dụng ..................................................................................................... 29
1.2.2 Thực trạng phân biệt ba kiểu câu Ai là gì?, Ai làm gì?, Ai thế nào? ở
tiểu học ............................................................................................................ 33
1.2.2.1 Đối tƣợng - địa điểm tiến hành khảo sát ............................................. 33
1.2.2.2 Xây dựng bài đánh giá việc phân biệt ba kiểu câu ............................. 33
1.2.2.3 Thời gian và cách tiến hành kiểm tra khảo sát:................................... 34
1.2.2.4 Phƣơng pháp khảo sát ......................................................................... 34
1.2.2.5 Kết quả khảo sát .................................................................................. 35
1.2.3 Nguyên nhân .......................................................................................... 39
1.2.3.1 Nguyên nhân chủ quan ........................................................................ 39
1.2.3.2 Nguyên nhân khách quan .................................................................... 41
1.2.3.3 Một số sai lầm học sinh hay gặp phải và nguyên nhân khi phân biệt ba
kiểu câu Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào? ....................................................... 47
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1................................................................................... 55
Chƣơng 2. CÁC BIỆN PHÁP HỖ TRỢ VIỆC DẠY HỌC BA KIỂU CÂU ..........56
“AI LÀ GÌ?, AI LÀM GÌ?, AI THẾ NÀO?” TRONG PHÂN MÔN LUYỆN TỪ
VÀ CÂU Ở TIỂU HỌC ..................................................................................... 56

2.1 Quy trình dạy một bài Luyện từ và câu .................................................... 56
2.2 Nhóm biện pháp áp dụng cho phần Lý thuyết .......................................... 58
2.2.3 Giúp học sinh so sánh các kiểu câu....................................................... 60
2.2.3.1 Giống nhau: ......................................................................................... 60
2.2.3.2 Khác nhau: .......................................................................................... 60

2.2.4 Xác định thành phần chính của câu ....................................................... 64
2.2.5 Phân tích ngữ cảnh, mục đích sử dụng câu ............................................ 67
2.3 Nhóm biện pháp áp dụng cho phần Thực hành ........................................ 68
2.3.1 Điều chỉnh ngữ liệu ................................................................................ 68
2.3.2 Thay đổi ngữ liệu ................................................................................... 68
2.3.3 Điều chỉnh “lệnh” bài tập ....................................................................... 70
2.3.4 Thay đổi hình thức bài tập (tự luận - trắc nghiệm) ................................ 71


2.3.5 Biện pháp sử dụng trò chơi học tập ....................................................... 72
2.3.5.1 Trò chơi “Ai nhanh hơn” .................................................................... 72
2.3.5.2 Trò chơi “Rung chuông vàng” ............................................................ 73
2.3.5.3 Trò chơi “Tiếp sức đồng đội” ............................................................. 73
2.3.6 Biện pháp bổ sung hệ thống bài tập ....................................................... 74
2.3.6.1 Bài tập nhận biết, tái hiện kiểu câu ..................................................... 75
2.3.6.2.Bài tập phân loại câu theo yêu cầu...................................................... 83
2.3.6.3. Bài tập tìm thành phần câu dựa vào kiểu câu đã học ......................... 89
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2................................................................................. 102
Chƣơng 3. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ......................................................... 103
3.1 Mục đích thực nghiệm sƣ phạm .............................................................. 103
3.2 Đối tƣợng thực nghiệm sƣ phạm............................................................ 104
3.2.1 Về học sinh học thực nghiệm ............................................................... 104
3.2.2 Về giáo viên tiến hành dạy học thực nghiệm ....................................... 104
3.3 Địa bàn thực nghiệm sƣ phạm ................................................................ 105
3.4 Cách thức tiến hành thực nghiệm............................................................ 106
3.5 Nội dung thực nghiệm sƣ phạm .............................................................. 106
3.6 Tiến trình thực nghiệm ............................................................................ 107
3.6.1 Trao đổi với giáo viên các trƣờng thực nghiệm về mục đích, nội dung
thực nghiệm sƣ phạm .................................................................................... 107
3.6.2 Xây dựng giáo án giảng dạy một số bài về ba kiểu câu....................... 108

3.6.2.1 Bài Câu kể Ai là gì? .......................................................................... 108
3.6.2.2 Bài Vị ngữ trong câu kể Ai làm gì? .................................................. 113
3.6.2.3 Bài Luyện tập: Động từ - Kiểu câu: Ai làm gì? ................................ 117
3.7 Kết quả thực nghiệm sƣ phạm ................................................................ 120
3.7.1 Thực nghiệm thăm dò .......................................................................... 120
3.7.2 Thực nghiệm kiểm tra đánh giá ........................................................... 121
3.7.3 Kết quả thực nghiệm ............................................................................ 124
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3................................................................................. 129
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................... 130
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 134


BẢNG KÍ HIỆU VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Kí hiệu

Bổ ngữ

BN

Bài tập

BT

Chủ ngữ

CN


Giáo viên

GV

Học sinh

HS

Nhà xuất bản

NXB

Sách giáo khoa

SGK

Sách giáo viên

SGV

Thỉnh thoảng

TT

Thƣờng xuyên

TX

Trạng ngữ


TN

Ví dụ

VD

Vị ngữ

VN


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Các bài dạy về ba kiểu câu Ai là gì? Ai làm gì?, Ai thế nào? trong
chƣơng trình sách giáo khoa hiện hành lớp 2 ................................................. 24
Bảng 1.2. Các bài dạy về ba kiểu câu Ai là gì? Ai làm gì?, Ai thế nào? trong
chƣơng trình sách giáo khoa hiện hành lớp 4 ................................................. 26
Bảng 1.3.Sự quan tâm của giáo viên đến việc dạy học ba kiểu câu Ai là gì?, Ai
làm gì?, Ai thế nào? ........................................................................................ 35
Bảng 1.4. Những nguyên nhân ảnh hƣởng tới việc dạy học ba kiểu câu Ai là
gì?, Ai làm gì?, Ai thế nào?............................................................................. 37
Bảng 1.5. Kết quả khảo sát sựphân biệt ba kiểu câu Ai là gì?, Ai làm gì?, Ai
thế nào?của học sinh tiểu học Ai là gì?, Ai làm gì?, Ai thế nào? của học sinh
tiểu học ............................................................................................................ 38
Bảng 2.1. Quy trình dạy học của một bài Luyện từ và câu theo chuẩn kiến
thức, kĩ năng .................................................................................................... 57
Bảng 2.2. Sự khác nhau giữa ba kiểu câu Ai là gì?, Ai làm gì?, Ai thế nào? ..... 60
Bảng 3.1. Kết quả điểm kiểm tra ở các lớp thực nghiệm và đối chứng về việc
phân biệt ba kiểu câu Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào? ................................ 124
Bảng 3.2. Bảng thống kê phần trăm mức độ thích thực hiện các bài tập ..... 126

trong sách giáo khoa đã đƣợc thay đổi nội dung, yêu cầu. ........................... 126
Bảng 3.3. Bảng thống kê phần trăm mức độ thích luyện tập về ba kiểu câu .... 126
thông qua việc chơi trò chơi học tập ............................................................... 126
Bảng 3.4. Bảng thống kê phần trăm mức độ yêu thích luyện tập các bài ..... 127
về ba kiểu câu theo dạng bài tập. .................................................................. 127


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Hình 1.1.Kết quả khảo sát sự phân biệt ba kiểu câu Ai là gì?, Ai làm gì?, Ai
thế nào? của học sinh tiểu học ........................................................................ 38
Hình 2.1: Hệ thống bài tập phân biệt ba kiểu câu ........................................... 75
Hình 3.1. So sánh kết quả kiểm tra của lớp thực nghiệm và đối chứng về rèn
kĩ năng phân biệt ba kiểu câu ........................................................................ 125


1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong công cuộc đổi mới hiện nay của nƣớc ta, mục tiêu đào tạo nguồn
nhân lực có trình độ, năng lực, sáng tạo có khả năng thích nghi với xu thế
toàn cầu hóa là một trong những mục tiêu quan trọng nhất. Ngày nay, với sự
phát triển nhƣ vũ bão của khoa học, kĩ thuật và công nghệ, tri thức của loài
ngƣời đang gia tăng nhanh chóng. Ƣớc tính chỉ sau bảy năm, khối lƣợng tri
thức đã tăng gấp đôi, không những thông tin ngày càng nhiều mà cách tiếp
cận thông tin của con ngƣời ngày càng dễ dàng và nhạy bén hơn.
Tiếng Việt là môn học quan trọng trong nhà trƣờng phổ thông, nó góp
phần thực hiện những mục tiêu giáo dục đã đề ra trong việc đào tạo con ngƣời
Việt Nam phát triển toàn diện. Bộ môn Tiếng Việt cung cấp cho học sinh

những tri thức về hệ thống tiếng Việt với tƣ cách là công cụ để giao tiếp và tƣ
duy, rèn luyện kĩ năng sử dụng tiếng Việt và năng lực hoạt động ngôn ngữ,
qua đó góp phần rèn luyện nhân cách con ngƣời. Môn Tiếng Việt ở tiểu học
có những cơ sở để thực hiện tích hợp một cách thuận lợi bởi lẽ các phân môn
của môn học này đều là các phát ngôn hoàn chỉnh làm nên đơn vị hiểu đƣợc
trong giao tiếp. Các phân môn Tiếng Việt (Học vần, Tập đọc, Luyện từ và
câu, Tập làm văn, Chính tả, Kể chuyện) ở các mạch kiến thức và các kĩ năng
có liên quan đến nhau nhằm phát huy các lợi thế của các phân môn, tiết kiệm
thời gian học cùng nhƣ tránh bị trùng lặp giữa các nội dung.
Trong các phân môn của Tiếng Việt, Luyện từ và câu có một vị trí đặc
biệt. Phân môn Luyện từ và câu trong chƣơng trình tiểu học rất chú trọng đến
việc rèn câu, vì câu là đơn vị ngữ nghĩa nhỏ nhất có chức năng giao tiếp và
phải diễn đạt đƣợc một ý trọn vẹn.


2
Ở Việt Nam, việc nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt, đặc biệt là nghiên
cứu về các kiểu câu phân chia theo mục đích nói đã có đƣợc những thành tựu
đáng kể ở nửa sau thế kỉ XX và những năm đầu thế kỉ XXI.
- Đỗ Ngọc Thống trong cuốn: “Tìm hiểu chƣơng trình và SGK Ngữ
văn ở THPT” (NXB Giáo dục - 2006) đã từng đề cập đến vấn đề đổi mới
phƣơng pháp dạy học theo hƣớng tích hợp và phát huy tính tích cực, chủ
động của học sinh.
- Trong tài liệu “Dạy và học môn Tiếng Việt ở Tiểu học theo đổi mới”
(NXB Giáo dục) - Nguyễn Trí đã chỉ rõ việc tầm quan trọng của phân môn
Luyện từ và câu trong môn Tiếng Việt là dạy cho học sinh nắm vững ngữ
pháp, các cấu tạo của từ, câu...
- Đặc biệt trong “Tài liệu bồi dƣỡng giáo viên” - NXB Đại học Sƣ
phạm Hà Nội - và trong các tài liệu “Hỏi đáp về dạy học Tiếng Việt” từ lớp 2
đến lớp 5 các tác giả đã trình bày rất rõ quan điểm, mục tiêu biên soạn sách

giáo khoa Tiếng Việt trong phân môn Luyện từ và câu cho từng khối lớp với
quan điểm dạy cho học sinh biết sử dụng tiếng Việt làm công cụ giao tiếp và
học tập. Nội dung nghiên cứu ngày càng phong phú, sâu sắc. Điều đó đƣợc
thể hiện ở những điểm cơ bản sau:
- Việc sử dụng thuật ngữ để gọi tên các kiểu câu đã dần đƣợc điều
chỉnh theo hƣớng chuẩn hóa.
VD: Thuật ngữ “câu khuyến lệnh” trong cách gọi của Lê Văn Lí, Bùi
Đức Tịnh sau này đã đƣợc thống nhất gọi là câu cầu khiến.
Thuật ngữ “câu thán gọi” trong giáo trình Ngữ pháp tiếng Việt tập 2
của Nguyễn Kim Thản (1964) sau này đã đƣợc các nhà ngữ pháp học thống
nhất gọi là câu cảm thán...
- Nội dung nghiên cứu về những kiểu câu cũng ngày càng phong phú
và sâu sắc hơn. Ngoài việc nêu: khái niệm về từng kiểu câu, mục đích dùng


3
câu, dấu hiệu nhận diện chúng - những nội dung đã đƣợc các tác giả Hoàng
Trọng Phiến (1990), Diệp Quang Ban (1992), Hoàng Văn Thung - Lê A
(1994) trình bày trong các giáo trình của họ, sau này Diệp Quang Ban (2000)
đã làm sâu sắc hơn khi ông đƣa ra hai tiêu chuẩn phân loại câu theo mục đích
nói, đó là:
+ Mục đích sử dụng câu.
+ Đặc điểm hình thức qua các phƣơng tiện từ ngữ và các dấu hiệu
chuyên dụng trong câu.
Cũng trong giáo trình kể trên, tác giả Diệp Quang Ban căn cứ vào mục
đích sử dụng và hành động nói trong câu đã phân biệt những kiểu câu phân
chia theo mục đích nói dùng theo lối trực tiếp và những câu theo mục đích nói
dùng theo lối gián tiếp.
- Nếu nhƣ trong các công trình nghiên cứu của mình, các tác giả: Lê
Văn Lý, Bùi Đức Tịnh chƣa tách bạch những kiểu câu phân chia theo mục

đích nói với những kiểu câu phân chia theo đặc điểm cấu tạo ngữ pháp, thì
vấn đề này đã đƣợc các tác giả Hoàng Trọng Phiến (1990), Diệp Quang Ban
(1992, 2000), Hoàng Văn Thung - Lê A (1994) thực hiện trong các giáo trình
Ngữ pháp tiếng Việt của họ.
Kết quả nghiên cứu về câu trong các giáo trình ngữ pháp tiêu biểu nêu
trên đã cung cấp cho những ngƣời học tập, tìm hiểu câu trong tiếng Việt một
cái nhìn khách quan, hệ thống về vấn đề ở cả hai phƣơng diện ƣu điểm và hạn
chế. Một mặt, những thành tựu đạt đƣợc trong việc nghiên cứu câu giúp
ngƣời học có những tri thức quý báu về câu và cách sử dụng câu trong tiếng
Việt, để từ đó nâng cao năng lực giao tiếp và tƣ duy. Mặt khác, do những
cách dùng thuật ngữ để gọi tên các kiểu câu chƣa đảm bảo tính nhất quán cao
đã gây những trở ngại nhất định cho ngƣời học, đặc biệt cho học sinh tiểu học
và trung học cơ sở khi tiếp cận với những kiểu câu này.


4
Nhìn chung các công trình nêu trên đã đề cập đến một cách khái quát
nhất những yêu cầu quan trọng của hoạt động dạy học Tiếng Việt và đặc biệt
là phân môn Luyện từ và câu. Tuy nhiên với phân môn Luyện từ và câu ở tiểu
học, đặc biệt với lớp 2 và lớp 4, các em đƣợc học bốn kiểu câu: Câu kể, câu
cảm, câu khiến, câu hỏi. Trong đó câu kể là loại câu quan trọng nhất vì đƣợc
sử dụng rất nhiều trong học tập và giao tiếp hằng ngày. Câu kể đƣợc phân
thành các kiểu câu: Ai là gì?, Ai làm gì?, Ai thế nào?. Ba kiểu câu này đƣợc
gọi là ba kiểu câu cơ bản, mỗi kiểu câu lại giữ một chức năng riêng biệt và cụ
thể. Từ đó hình thành và phát triển cho học sinh năng lực sử dụng từ ngữ, câu
trong giao tiếp, trong học tập, hệ thống hóa lại những kiến thức sơ giản về
ngữ pháp mà các em đã đƣợc tích lũy trong vốn sống của mình cũng nhƣ từ
các môn học khác để từ đó dần hình thành các quy tắc dùng từ, đặt câu và tạo
lập văn bản trong giao tiếp, biết tiếp thu, xử lí các thông tin thông tiếp nhận
qua đài báo, ti vi,…

Do đó, học sinh hiểu và phân biệt đƣợc các kiểu câu chia theo mục đích
nói, đặc biệt là câu kể và ba kiểu câu kể: Ai là gì?, Ai làm gì?, Ai thế nào? sẽ
góp phần giúp các em hiểu đƣợc ý đồ của ngƣời viết (ngƣời nói), diễn đạt
đƣợc đúng và đầy đủ những suy nghĩ của mình trong giao tiếp, trong tạo lập
văn bản. Nhƣng làm thế nào để các em phân biệt đƣợc ba kiểu câu trên lại là
điều mà chúng tôi trăn trở, vì trong thực tế, câu rất đa dạng và phong phú. Mà
ngay cả bản thân giáo viên, nếu không có kiến thức vững vàng, không có sự
linh hoạt trong tƣ duy và phƣơng pháp giảng dạy mà chỉ cứng nhắc dựa vào
cấu trúc của mỗi kiểu câu kể thì cũng sẽ lúng túng trong việc hƣớng dẫn học
sinh phân biệt ba kiểu câu.
Từ những lí do đó, chúng tôi quyết định chọn đề tài: “Dạy học ba kiểu
câu: “Ai là gì?, Ai làm gì?, Ai thế nào?” trong phân môn Luyện từ và câu
ở tiểu học”.


5
2. Mục đích nghiên cứu
Trong đề tài này, chúng tôi nghiên cứu thực trạng phân biệt ba kiểu câu
Ai là gì?, Ai làm gì?, Ai thế nào? ở cả giáo viên và học sinh, từ đó đƣa ra
những nguyên nhân và các biện pháp khắc phục nhằm mục đích nâng cao chất
lƣợng dạy và học ba kiểu câu Ai là gì?, Ai làm gì?, Ai thế nào? Phân môn
Luyện từ và câu nói riêng và môn Tiếng Việt ở tiểu học nói chung.
3. Đối tƣợng, khách thể nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu về thực trạng phân biệt ba kiểu câu Ai là gì?, Ai làm gì?, Ai
thế nào? và các biện pháp dạy học ba kiểu câu trên trong phân môn Luyện từ
và câu ở tiểu học.
3.2 Khách thể nghiên cứu
Quá trình dạy và học ba kiểu câu Ai là gì?, Ai làm gì?, Ai thế nào?
trong phân môn Luyện từ và câu ở trƣờng tiểu học.

4. Giả thuyết khoa học
Nếu đƣa ra các biện pháp dạy học ba kiểu câu Ai là gì?, Ai làm gì?, Ai
thế nào? hợp lí và có tính khả thi thì chất lƣợng dạy và học ba kiểu câu trên
trong phân môn Luyện từ và câu ở tiểu học sẽ tốt hơn.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Nghiên cứu cơ sở lí luận dạy học của ba kiểu câu Ai là gì?, Ai làm
gì?, Ai thế nào? trong phân môn Luyện từ và câu
5.2 Tìm hiểu thực trạng của việc dạy học ba kiểu câu Ai là gì?, Ai làm
gì?, Ai thế nào? ở tiểu học
5.3 Đề xuất các biện pháp việc dạy học ba kiểu câu Ai là gì?, Ai làm
gì?, Ai thế nào?
5.4 Tổ chức thực nghiệm sƣ phạm nhằm kiểm tra tính khả thi của các
biện pháp đề xuất.


6
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong đề tài này chúng tôi sử dụng một số phƣơng pháp nhƣ:
6.1. Phương pháp hệ thống
Phƣơng pháp này sử dụng khi hệ thống hóa các vấn đề, khi tìm ra các biện
pháp, phƣơng pháp nhằm nâng cao khả năng phân biệt ba kiểu câu cơ bản.
6.2. Phương pháp điều tra, khảo sát
Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để có đƣợc những thông tin và số liệu
cần thiết về tình hình thực tiễn dạy học ba kiểu câu Ai là gì?, Ai làm gì?, Ai
thế nào? ở trƣờng tiểu học.
6.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp
Dựa vào kết quả điều tra, chúng tôi đƣa ra những ƣu điểm và hạn chế
của phƣơng pháp dạy học ba kiểu câu trong nhà trƣờng hiện nay, tìm ra
những nguyên nhân dẫn đến hạn chế đó và định hƣớng nghiên cứu phƣơng
pháp dạy học cho học sinh tiểu học hiệu quả hơn, khắc phục đƣợc những hạn

chế của phƣơng pháp dạy học hiện hành, nhằm góp phần nâng cao chất lƣợng
dạy học ba kiểu câu ở trƣờng tiểu học.
6.3. Phương pháp thống kê
Chúng tôi sử dụng phƣơng pháp này để phân loại, đánh giá nội dung,
phƣơng pháp, kết quả dạy học ba kiểu câu Ai là gì?, Ai làm gì?, Ai thế nào?
theo chƣơng trình và sách giáo khoa hiện hành, làm cơ sở cho việc đƣa ra
những biện pháp dạy học có hiệu quả hơn. Luận văn cũng sử dụng phƣơng
pháp thống kê để xử lí các kết quả thu đƣợc sau khi tiến hành thực nghiệm sƣ
phạm. Trên cơ sở đó, đánh giá kết quả nghiên cứu của luận văn.
6.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm dùng để xem xét, xác nhận tính
đúng đắn, hợp lý và tính khả thi của các biện pháp dạy học về ba kiểu câu mà
luận văn đã đề xuất.


7
Ngoài các phƣơng pháp chủ yếu nói trên, luận văn còn sử dụng một số
phƣơng pháp khác trong quá trình triển khai đề tài nhƣ phương pháp nghiên
cứu tài liệu, phương pháp phân tích, phương pháp chuyên gia.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Nội dung luận văn gồm ba chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của việc dạy học ba kiểu câu
“Ai là gì?, Ai làm gì?, Ai thế nào?” ở tiểu học.
Chƣơng 2: Các biện pháp việc dạy học ba kiểu câu “Ai là gì?, Ai làm
gì?, Ai thế nào?” trong phân môn Luyện từ và câu ở tiểu học.
Chƣơng 3: Thực nghiệm sƣ phạm.


8
Chƣơng 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC DẠY HỌC
BA KIỂU CÂU “AI LÀ GÌ?, AI LÀM GÌ?, AI THẾ NÀO?”
Ở TIỂU HỌC
1.1 Cơ sở lí luận của việc dạy học ba kiểu câu ở tiểu học
1.1.1 Mục tiêu, vị trí, nhiệm vụ của dạy học phân môn Luyện từ và câu
trong Tiếng Việt ở tiểu học
1.1.1.1 Mục tiêu của việc dạy học Tiếng Việt cho học sinh tiểu học
Môn Tiếng Việt ở tiểu học nhằm:
1. Hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng tiếng Việt
(nghe, nói, đọc, viết) để hoạt động và giáo tiếp trong các môi trƣờng hoạt
động của lứa tuổi.
Thông qua việc dạy học Tiếng Việt, góp phần rèn luyện các thao tác
của tƣ duy.
2. Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về tiếng Việt và
những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con ngƣời, về văn hóa, văn học
của Việt Nam và nƣớc ngoài.
3. Bồi dƣỡng tình yêu tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự
trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con ngƣời
Việt Nam xã hội chủ nghĩa. [5;9]
1.1.1.2 Vị trí của dạy học của phân môn Luyện từ và câu
Trƣớc đây, sách giáo khoa Tiếng Việt trƣớc năm 2000 của tiểu học tách
Từ ngữ và Ngữ pháp ra thành hai phân môn riêng biệt trên cơ sở phân biệt hai
chuyên ngành Từ vựng học và Ngữ pháp học. Trong chƣơng trình Tiếng Việt
hiện hành, hai phân môn này đƣợc tích hợp lại thành phân môn Luyện từ và
câu. Tên gọi Luyện từ và câu cũng thể hiện nhận thức mới về nhiệm vụ dạy


9
Tiếng Việt ở tiểu học: chú trọng thực hành, luyện tập hơn là lí luận. Luyện từ
và câu là phân môn có vị trí quan trọng trong việc hoàn thiện kĩ năng sử dụng

tiếng Việt cho học sinh Tiểu học, hƣớng tới phát triển ngôn ngữ văn hóa và
trí tuệ.
1.1.1.3 Nhiệm vụ của dạy học Luyện từ và câu
Nhiệm vụ cơ bản của dạy học Luyện từ và câu là làm giàu vốn từ và
phát triển năng lực dùng từ đặt câu cho học sinh. Các nhiệm vụ cụ thể:
a. Dạy nghĩa từ
- Mục đích: Giúp học sinh nắm đƣợc nghĩa của từ, đồng thời nắm đƣợc
tính nhiều nghĩa và sự chuyển nghĩa của từ.
- Phƣơng pháp: Bằng các phƣơng pháp dạy học đặc trƣng của phân
môn, hình thành khả năng phát hiện từ mới cần tiếp nhận trong văn bản, nắm
thao tác giải nghĩa từ, phát hiện những nghĩa mới của từ đã biết, làm rõ sắc
thái nghĩa khác nhau của từ trong các ngữ cảnh khác nhau.
b. Hệ thống hóa vốn từ:
- Mục đích: Giúp học sinh biết cách sắp xếp các từ một cách có hệ thống
để tích lũy từ đƣợc nhanh chóng và tạo ra tính thƣờng trực của từ, tạo điều kiện
cho việc huy động và sử dụng từ trong hoạt động lời nói đƣợc thuận lợi.
- Phƣơng pháp: Sử dụng phƣơng pháp đối chiếu từ trong hệ thống hàng
dọc của chúng, đặt từ trong hệ thống liên tƣởng cùng chủ đề, đồng nghĩa, gần
nghĩa, trái nghĩa, đồng âm, cùng cấu tạo...
c. Tích cực hóa vốn từ:
- Mục đích: Giúp học sinh sử dụng từ, phát triển kĩ năng sử dụng từ
trong nói và viết.
- Phƣơng pháp: Tăng cƣờng đƣa từ vào trong vốn từ tích cực đƣợc học
sinh dùng thƣờng xuyên.


10
d. Rèn kĩ năng dùng từ đặt câu và sử dụng câu đúng mục đích giao tiếp:
- Mục đích: Giúp học sinh biết cách đặt câu, sử dụng các kiểu câu đúng
mẫu, đúng mục đích và hoàn cảnh giao tiếp.

- Phƣơng pháp: Tích cực sử dụng phƣơng pháp thực hành giao tiếp, đặt
câu gắn với các tình huống giao tiếp giả định phù hợp với môi trƣờng hoạt
động của lứa tuổi học sinh tiểu học.
Qua những điều trên, ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng các kiến thức
của phân môn Luyện từ và câu đều rất cần thiết và liền mạch, nếu bỏ đi một
quy trình ta sẽ không thể dạy và học các kiến thức tiếp theo. Dựa theo lứa tuổi
mà các em đƣợc tiếp cận với từng bài học khác nhau, từ âm, vần rồi sau đó
ghép lại thành tiếng, từ. Dựa vào các từ đã có để đặt thành câu. Phân môn này
còn có nhiệm vụ cung cấp những kiến thức sơ giản về từ ngữ sau đó dựa viết
thành câu cho học sinh tiểu học, giúp các em đặt câu đúng theo mục đích của
mình, mục đích do đề bài yêu cầu. Ngoài ra, phân môn còn giúp thực hiện
nhiệm vụ rèn luyện tƣ duy và giáo dục thẩm mĩ cho học sinh. Biết đặt câu
đúng chƣa đủ, các em còn cần đặt câu phù hợp với hoàn cảnh, ngữ cảnh, biết
thể hiện cảm xúc của mình trong từng câu văn.
1.1.2 Câu trong tiếng Việt
1.1.2.1 Khái niệm
Khi nhắc tới khái niệm về câu thì có rất nhiều ngƣời đã đƣa ra khái
niệm, định nghĩa theo các khuynh hƣớng khác nhau: ngữ pháp duy lí, ngữ
pháp tâm lí, ngữ pháp logic, ngữ pháp hình thức, ngữ pháp cấu trúc, ngữ pháp
chức năng…
Từ thời cổ đại Hi Lạp, Aristote quan niệm: “Câu là một âm phức
hợp có ý nghĩa độc lập mà mỗi bộ phận riêng biệt trong đó cũng có ý
nghĩa độc lập”.


11
Học phái Alecxandri (thế kỉ III – II TCN) cho rằng: “Câu là sự tổ hợp
của các từ biểu thị một tƣ tƣởng trọn vẹn”.
Nguyễn Kim Thản đã chọn định nghĩa của V.V.Vinogradov: “Câu là
đơn vị hoàn chỉnh của lời nói đƣợc hình thành về mặt ngữ pháp theo các quy

tắc của một ngôn ngữ nhất định, làm công cụ quan trọng nhất để cấu tạo, biểu
thị và truyền đạt tƣ tƣởng. Trong câu không phải chỉ có sự truyền đạt về hiện
thực mà còn có cả mối quan hệ của ngƣời nói với hiện thực.
Ở đây, chúng tôi chọn một định nghĩa đƣợc cho là có sức thuyết phục
hơn cả. Đó là định nghĩa của Diệp Quang Ban “Câu là đơn vị của nghiên cứu
ngôn ngữ có cấu tạo ngữ pháp (bên trong và bên ngoài) tự lập và ngữ điệu
kết thúc, mang một ý nghĩ tương đối trọn vẹn hay thái độ, sự đánh giá của
người nói, hoặc có thể kèm theo thái độ, sự đánh giá của người nói, giúp hình
thành và biểu hiện, truyền đạt tư tưởng, tình cảm. Câu đồng thời cũng là đơn
vị thông báo nhỏ nhất bằng ngôn ngữ”. [2;48]
Để giúp ngƣời học có cách nhìn nhận đúng đắn và sâu sắc hơn về câu,
Diệp Quang Ban cho rằng: “Hiểu một cách chặt chẽ thì câu là đơn vị cấu trúc
lớn nhất trong tố chức ngữ pháp của một ngôn ngữ. Theo cách hiếu đó, việc
nghiên cứu câu chỉ dừng lại ở đặc trung cấu trúc của nó. Nhưng, do câu được
dùng trong thực tiễn giao tiếp cho nên đối tượng xem xét ngữ pháp phải là
câu - phát ngôn, để giản tiện chúng ta vẫn gọi ngắn gọn là câu” [3;72]. Tác
giả nhấn mạnh quá trình tìm hiểu câu phải chú ỷ đến những đặc trƣng cơ bản
sau của nó:
- Về phƣơng diện hình thức, câu có cấu tạo ngữ pháp và có một ngữ
điệu kết thúc (khi nói) hoặc sử dụng một trong những dấu cuối câu đế kết
thúc (khi viết).
- Về phƣơng diện nghĩa, câu biểu thị một nội dung sự việc và phản
ánh thái độ, tình cảm, cách đánh giá của ngƣời nói (ngƣời viết) đối với sự vật


12
đƣợc trình bày trong đó hoặc đối với ngƣời nghe.
- Về phƣơng diện sử dụng (chức năng giao tiếp), câu đƣợc dùng để thể
hiện hành động nói nhằm hình thành, biểu hiện, truyền đạt tƣ tƣởng, tình cảm.
Nó là đơn vị có chức năng thông báo nhỏ nhất trong giao tiếp.

1.1.2.2 Đặc điểm của câu
a. Nội dung
Câu thƣờng có hai thành phần nghĩa:
Nghĩa miêu tả: phản ánh hiện thực, thể hiện mối quan hệ giữa câu với
đối tƣợng đƣợc nói tới.
Nghĩa tình thái: câu biểu thị một nội dung sự việc và phản ánh trạng
thái, tình cảm, cảm xúc, thái độ, ƣớc nguyện,... của ngƣời nói trong mối quan
hệ với điều đƣợc nói tới trong câu hoặc với ngƣời nghe.
b. Chức năng
Câu có chức năng chủ yếu là giao tiếp: câu đƣợc sử dụng để thể hiện hành
động nói nhằm hình thành, biểu hiện, truyền đạt tƣ tƣởng, tình cảm. Nó là đơn vị
có chức năng giao tiếp nhỏ nhất có thể dùng vào việc giao tiếp hàng ngày.
Trong giao tiếp hằng ngày, thông báo là một hành vi quan trọng và phổ
biến nhƣng không phải là hành vi duy nhất. Ngƣời ta còn dùng câu để thực
hiện nhiều hành vi giao tiếp khác nhƣ: chào, hỏi, cảm ơn, hứa, cầu khiến…
Bên cạnh chức năng giao tiếp, câu còn có chức năng biểu thị phán đoán.
Phán đoán là một hình thức của tƣ duy, nhằm phản ánh hiện thực khách quan.
c. Hình thức
Câu là một đoạn lời nói mà khi phát âm biểu hiện thành một chuỗi âm
tiết, có ngữ điệu kết thúc bằng cách nâng cao hoặc hạ giọng và một quãng
ngừng giọng tạo ranh giới giữa hai câu. Khi viết, dấu hiệu kết thúc câu tuy
không phong phú nhƣng khá rõ ràng. Đó là các dấu chấm câu: chấm (.), hỏi


13
chấm (?), chấm than (!). Riêng dấu (…) có thể là dấu ngắt câu, cũng có thể là
dấu trong câu.
Mỗi câu có một kết cấu ngữ pháp khác nhau, khá hoàn chỉnh và có tính
độc lập (tƣơng đối). Nó không phụ thuộc vào kết cấu ngữ pháp đứng trƣớc
hoặc đứng sau nó.

1.1.3 Những vấn đề về câu và phân loại câu
1.1.3.1 Phân chia câu theo cấu trúc ngữ pháp
a. Câu đơn
- Câu đơn bình thường: là câu đƣợc tạo bởi 2 thành phần C - V đơn
giản và làm nên nòng cốt câu, có quan hệ mật thiết với nhau
VD: Bạn Nam//đang học bài.
CN
VN
Trời//mƣa.
CN VN
- Câu đơn đặc biệt: là câu không cấu tạo theo kết cấu C - V (không xác
định đƣợc thành phần chủ - vị). Câu đơn đặc biệt mang tính thông báo, phản
ánh đƣợc một hiện thực khách quan.
VD: Một mình. Lẻ loi. Nƣớc mắt. Nhạt nhòa.
Ôi, em Thủy! Tiếng kêu sửng sốt của cô giáo làm tôi giật
mình. Em tôi bƣớc vào lớp.
- Câu đơn mở rộng thành phần: là câu cũng đƣợc cấu tạo theo kết cấu
C - V nhƣng trong câu có thể có nhiều chủ ngữ hoặc có nhiều vị ngữ, có thể
thêm các thành phần phụ.
VD: Chiều hôm qua, Mai và Bình//học nhóm.
TN
CN1 CN2
VN
Tre //giữ làng, giữ nƣớc, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.
CN VN1 BN VN2 BN VN3
BN
VN4
BN
b. Câu phức



14
Câu phức là câu có từ 2 cụm C - V trở lên. Trong đó chỉ có 1 cụm C V làm nòng cốt câu, những cụm còn lại là thành phần trong cụm nòng cốt
hoặc bên trong thành phần phụ của câu.
VD: Khi mặt trời sắp lặn, đàn chim//trở về tổ.
C

V

TN

CN

Tiếng chim hót
C

CN

// líu lo

VN

trên cành cây

V

VN

TN


c. Câu ghép:
Câu ghép là câu có từ 2 cụm C - V trở lên, trong đó không cụm C – V
nào bao chứa tromg cụm C – V nào. Mỗi cụm C – V đƣợc gọi là một vế câu.
VD: Trời//mƣa nhƣng mèo con//vẫn đi học.
CN1 VN1
CN2
VN2
Pháp//chạy, Nhật//đầu hàng, vua Bảo Đại//thoái vị.
CN1 VN1 CN2 VN2
CN3
VN3
1.1.3.2 Phân chia câu theo mục đích nói
Theo tác giả Diệp Quang Ban thì phân loại câu theo mục đích nói có
kiểu câu đích thực và kiểu câu không đích thực.
Theo tác giả, câu đích thực là những câu có hình thức cấu tạo của một
kiểu câu phân loại theo một mục đích nói nào đó và đƣợc phù hợp với mục
đích vốn có của nó.
Câu không đích thực là trƣờng hợp câu có hình thức của kiểu câu này
nhƣng lại đƣợc dùng với mục đích nói khác với mục đích vốn có của nó. Hai
tiêu chuẩn của Diệp Quang Ban đƣa ra để xem xét các câu theo mục đích nói
cũng là những cơ sở lí luận đáng quý để chúng ta phân biệt đƣợc câu.
Phân loại câu theo mục đích nói là cách nhìn có tính chất truyền thống về
đối tƣợng của nó. Căn cứ vào mục đích nói ngƣời ta thƣờng chia thành các
kiểu câu: câu trần thuật (câu kể), câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán.


15
Ở nội dung dạy học trong chƣơng trình tiểu học đã chú trọng về việc dạy
câu và trong chƣơng trình SGK hiện hành, dạy câu cho học sinh tiểu học theo
việc phân theo mục đích nói và dạy đầy đủ về bốn kiểu câu này.

a. Câu kể (còn đƣợc gọi là câu tường thuật hoặc câu trần thuật)
Câu kể là câu dùng để kể, tả hoặc giới thiệu về sự vật, sự việc hoặc nói lên
ý kiến, tâm tƣ, tình cảm của mỗi ngƣời. Cuối câu kể thƣờng có dấu chấm (.).
VD: Con mèo đang nằm sƣởi nắng trong góc sân.
Cẩu Khây là cậu bé khỏe nhất vùng này.
b. Câu nghi vấn
Câu nghi vấn là câu dùng để hỏi về điều chƣa biết, chƣa hiểu hết và cần
đƣợc nghe trả lời, giải thích. Tuy nhiên cũng có câu nghi vấn dùng với các
mục đích khác nhƣ: yêu cầu, đề nghị, khen chê….. Cuối câu nghi vấn có dấu
hỏi chấm (?).
VD: Nhà em có bao nhiêu ngƣời?
Chị có thể lấy cho em chiếc cốc trên cao có đƣợc không?
(câu nghi vấn dùng với mục đích đề nghị)
c. Câu khiến (còn đƣợc gọi là câu cầu khiến)
Câu khiến là câu dùng để tỏ ý nhờ hoặc bắt buộc ai đó thực hiện việc
nêu lên trong câu. Câu tạo bởi trợ động từ, phụ từ. Nhấn giọng vào nội dung
mệnh lệnh. Cuối câu cầu khiến có dấu chấm than (!).
VD: Hãy bật đèn lên!
Dừng lại!
d.Câu cảm (còn đƣợc gọi là câu cảm thán):
Câu cảm là câu dùng để thể hiện thái độ, cảm xúc của ngƣời nói,
(ngƣời viết). Câu thƣờng đƣợc tạo bởi các thán từ.
VD: Ôi chao! Chú chuồn chuồn nƣớc mới đẹp làm sao!
Thật tuyệt vời, tôi đã thực hiện đƣợc điều mình mơ ƣớc.


×