Quản trị hành vi tổ chức
BÀI KIỂM TRA HẾT MÔN: QUẢN TRỊ HÀNH VI TỔ CHỨC
Họ và tên: Trần Tú Anh
Lớp: V0110
Đề bài: Bạn hãy phát triển một dự án đổi mới mô hình quản lý cá nhân và nhóm
làm làm việc cho doanh nghiệp/tổ chức hiện nay bạn đang làm việc. Hãy xác định
trong doanh nghiệp/tổ chức hiện tại của bạn, có các vấn đề hay cơ hội gì liên quan
đến các chủ đề của môn học hành vi tổ chức? Tại sao? Bạn có giải pháp gì mang
tính thực tiễn dựa trên cơ sở lý thuyết hành vi tổ chức?
BÀI LÀM
Hiện nay, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, Việt Nam
tham gia vào tổ chức thương mại quốc tế WTO khiến cho các doanh nghiệp vừa và
nhỏ của Việt Nam không chỉ chịu sức ép cạnh tranh với các công ty trong nước mà gay
gắt, quyết liệt hơn từ các tập đoàn đa quốc gia, những công ty hùng mạnh cả về vốn,
thương hiệu và trình độ quản lý. Trong điều kiện của môi trường kinh doanh hiện đại,
thay đổi rất nhanh và cạnh tranh toàn cầu, phát triển nguồn nhân lực trở thành chuyện
sống còn của tất cả các tổ chức. Do vậy, để cạnh tranh được, các Doanh nghiệp phải
tìm được cho mình một hướng đi hợp lý để tồn tại và phát triển. Do đó việc nghiên cứu
để tìm ra phương án giái quyết vấn đề này ngay từ bây giờ nếu không Doanh nghiệp sẽ
lạc hậu và không thay đổi kịp so với môi trường bên rong cũng như sức ép từ bên
ngoài nên qua môn học Quản trị hành vi tổ chức (OB) là môn học bổ ích, giúp tôi,
người nghiên cứu hiểu được hành vi trong các tổ chức và làm việc hiệu quả hơn trong
các tổ chức. OB không phải là môn học dành riêng cho các nhà quản lý và người lãnh
đạo, nhưng để thành công trong quản lý và lãnh đạo thì học tập và nghiên cứu kỹ môn
học này phải có hệ thống và nghiêm túc. Với tôi OB là cơ hội để tôi nghiên cứu và xây
dựng lại các lý thuyết cá nhân đã được hình thành qua quan sát, trải nghiệm, đánh giá
nhìn nhận và dự báo vấn đề theo phương pháp OB để từ đó đưa ra các quyết định giải
quyết vấn đề một cách có hiệu quả. Vận dụng những kiến thức hiểu biết lĩnh hội và thu
thập được qua nghiên cứu và học tập bộ môn OB với Doanh nghiệp hiện nay tôi đang
công tác, ta lại càng thấy được rõ hơn ý nghĩa của môn học đã mang lại. Bởi vì khi
môi trường thay đổi nhanh và kiến thức tăng lên một cách nhanh chóng, ai học tốt hơn,
học nhanh hơn sẽ là người chiến thắng. Có hai điểm cốt lõi về phát triển nguồn nhân
1
Học viên Trần Tú Anh - Lớp V0110
Quản trị hành vi tổ chức
lực cần chú trọng: học tập và nâng cao chất lượng và hiệu quả của việc thực hiện
nhiệm vụ của mỗi tổ chức và cá nhân.
Một trong số các giải pháp cần phải làm là tổ chức học hỏi dựa trên sự cộng tác,
sự gắn kết và tư duy chiến lược sản xuất, nâng cao hiệu quả quản lý của Công ty Cổ
phần Xuất nhập khẩu Hà Tĩnh (Hatimexco) được thành lập theo Quyết định số 76/QĐUBND ngày 15/01/2004 của UBND tỉnh Hà Tĩnh, là một trong những đơn vị hàng đầu
của ngành ngoại thương Hà Tĩnh. Với chức năng Xuất nhập khẩu đa ngành nghề như:
nông lâm, thủy sản, thiết bị máy móc, vật liêu xây dựng, xuất khẩu lao động,bất động
sản , đĩa ốc…càng làm cho Công ty sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong qua trình hội nhập
nhất là việc Việt Nam mở cửa tự do thương mại thì hàng hóa nước ngoài sẽ tràn vào
càng trang gay gắt với hàng trong nước việc xuất nhập khẩu sẽ thay đổi rất nhiều nếu
Công ty không tìm ra hướng giải quyết mới Công ty có thể phát triển lên một tầm cao
mới, nhưng đồng thời cũng gặp nhiều thách thức Công ty phải có những bước phù hợp
cả về phong cách lãnh đạo, môi trường làm việc, văn hóa doanh nghiệp Nhưng cái
quan trọng trước hết phải xây dựng một môi trường tổ chức học hỏi
Peter F. Drucker, một chuyên gia nổi tiếng về quản lý đã nói: “Sự cấp thiết của
lực lượng tri thức là một thách thức đối với tất cả những mô hình quản lý hiện đang
tồn tại. Khi dòng thông tin trở nên phổ biến và mang tính toàn cầu thì cách tiếp cận
quan trọng nhất là học hỏi”.
Trong môi trường hiện tại, bất kể cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức hay quốc gia,
tất cả đều phải bắt đầu và kết thúc với việc học hỏi, bởi vì sự phát triển thông qua quá
trình học hỏi liên tục chính là chìa khóa của mọi sự thành công.
Một doanh nghiệp muốn thành công thì trước tiên người lãnh đạo phải là một
người học hỏi và phải tạo ra được một môi trường học hỏi trong tổ chức. Môi trường
đó nhất thiết phải thúc đẩy việc nuôi dưỡng “Các cá nhân học hỏi”, tạo nên “Một tổ
chức học hỏi” và xa hơn là phát triển nên một “Xã hội học hỏi”. Tổ chức học hỏi là
những tổ chức mà trong đó:
- Năng lực của con người nhằm đạt được kết quả làm việc như họ mong muốn
luôn được củng cố và mở rộng;
- Cách nghĩ mới và cởi mở được khuyến khích, phát huy;
- Con người được tự do phát triển khát vọng tập thể;
- Các cá nhân luôn tìm cách học hỏi lẫn nhau.
2
Học viên Trần Tú Anh - Lớp V0110
Quản trị hành vi tổ chức
1. Phong cách lãnh đạo
Những nhà lãnh đạo biết cách sử dụng quyền lực và ảnh hưởng của mình
thường sẽ thành công hơn những người không biết làm điều này. Họ có khả năng
khiến người khác phải làm theo ý mình, biết cách tạo ra động cơ làm việc cho nhân
viên thuộc cấp, giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả công việc và đạt được những kết
quả mong muốn. Các nhà lãnh đạo đóng vai trò then chốt trong việc nuôi duỡng một tổ
chức học tập. Một lãnh đạo học tập thành công tác động tới nhân viên của họ
- Các ý tưởng: Những nhà lãnh đạo học hỏi thành công có những ý tưởng rất rõ
ràng về môi trường cạnh tranh, sự phát triển của công ty và họ sẵn sàng thảo luận
những ý tưởng đó với người khác. Những cá nhân này sẽ sẵn lòng truyền bá các ý
tưởng làm nền tảng cho tầm nhìn chung. Từ ý tưởng Nhà lãnh đạo phải Xây dựng
những mục tiêu cụ thể, có thể đo lường được và khả thi. Khi đạt được những mục tiêu
này, nhà lãnh đạo sẽ cảm thấy mình có ảnh hưởng nhất định đối với người khác, được
người khác đánh giá cao. Hãy chia những mục tiêu này thành những bước đi nhỏ, cụ
thể và dễ thực hiện.
- Giá trị: Những nhà lãnh đạo học tập không chỉ có nhận thức đối với các giá trị
của tổ chức mà còn nỗ lực hết sức để đảm bảo các giá trị đó được biến thành thái độ và
mục tiêu chung. Đồng thời, những cá nhân này trở thành mô hình mẫu về nhận thức
mà lời nói và hành động thể hiện các giá trị của họ.
- Khả năng cảm nhận và nghị lực: Những nhà lãnh đạo học tập thành công
không chỉ bản thân họ có khả năng cảm nhận và yêu thích sự thử thách mà còn có khả
năng khuyến khích những người khác bằng sự say mê và hành động của chính họ, tạo
ra khả năng cảm nhận đáng tin cậy, có thể sử dụng để khơi dậy các mong muốn. Họ
cũng có khả năng trong việc chuyển đổi tình thế bất lợi thành có lợi.
Có thể vận dụng kỹ thuật dưới đây để tạo ra ảnh hưởng lên người khác một
cách hiệu quả:
- Tạo quan hệ tối với những người xung quanh
Điều này có nghĩa là bạn phải bày tỏ cảm xúc của mình và tìm hiểu cảm xúc
của người khác. Hãy nói với các nhân viên rằng họ đang cảm thấy thế nào về công
việc và cường độ làm việc, công việc của họ tiến triển ra sao, có điều gì đang cản trở
thành công. Sau đó, hãy tỏ ra chân thành và nói cho họ biết bạn đánh giá như thế nào
về họ, phong cách và hiệu quả làm việc của họ. Khi chia sẻ những thông tin như vậy
3
Học viên Trần Tú Anh - Lớp V0110
Quản trị hành vi tổ chức
với mọi người, bạn làm cho họ biết được những giá trị chính là gì và điều này tạo ra
một bầu không khí làm việc cởi mở có hiệu quả cao.
- Xây dựng tinh thần làm việc đồng đội
Nhà lãnh đạo cần phải tạo ra một môi trường làm việc mà trong đó, mọi người
cảm thấy là những người cùng hội, cùng thuyền, vì những mục đích chung, từ đó sẽ
làm việc trên tinh thần hợp tác, đoàn kết. Khi đứng ra kết hợp nổ lực của mọi người để
cùng giải quyết các vấn đề hay lập ra các chương trình hành động cho tương lai, nhà
lãnh đạo sẽ tạo ra điều kiện cho mọi người hiểu nhau hơn và họ có thể học hỏi, trao
đổi kinh nghiệm và kiến thức của nhau. Khi công việc trở nên có hiệu quả, nhà lãnh
đạo trở thành người có sức thuyết phục, có ảnh hưởng cao, bởi vì chính anh ta đã tạo
nên những nhóm làm việc hiệu quả như vậy.
- Xử sự hợp lý
Kỹ thuật này khuyên nhà lãnh đạo phải quản lý các nhân viên bằng cách xử sự
theo lý lẽ vững chắc. Khi giải thích các vấn đề, các ý tưởng, các quy trình làm việc,
nhà lãnh đạo phải trình bày với các nhân viên một cách rõ ràng, kiên quyết và không
nên để lộ cảm xúc. Mặt khác, nhà lãnh đạo phải kích thích họ đặt câu hỏi và bày tỏ
mối quan tâm, sau đó giải thích những điều không chắc chắn, những vấn đề phức tạp
một cách có logic.
- Quyết đoán nhưng không ép buộc, thị uy
Khi nhà lãnh đạo đặt ra các vấn đề, khẳng định một điều gì đó, hay khi chia sẽ ý
tưởng với các nhân viên mà không làm cho họ cảm thấy bị ép buộc, bị hạ thấp, anh ta
sẽ được họ khâm phục vì đã biết cách bày tỏ ý nghĩ và cảm xúc của mình cùng sự cân
nhắc thích đáng đến cảm xúc của người khác. Trong trường hợp này, các nhân viên
cũng sẽ thường xuyên chia sẽ với nhà lãnh đạo những thắc mắc, quan tâm của họ, bởi
vì họ tin rằng sếp của họ sẽ tạo ra một môi trường làm việc an toàn và tích cực.
- Ép buộc
Đây là cách thể hiện ý nghĩ và cảm xúc của nhà lãnh đạo mà không cần quan
tâm đến cảm xúc của những người khác. Xin nên nhớ rằng chỉ sử dụng kỹ thuật này
trong những tình trạng khẩn cấp, đòi hỏi mọi người phải có phản ứng và hành động
nhanh.
- Là người đáng tin cậy
4
Học viên Trần Tú Anh - Lớp V0110
Quản trị hành vi tổ chức
Nhà lãnh đạo sẽ được người khác tôn trọng khi chứng minh được khả năng,
kiến thức chuyên môn của mình bằng một thứ ngôn ngữ thích hợp, được thể hiện một
cách chuẩn xác và đúng thời điểm. Khi nhà lãnh đạo trả lời các thắc mắc, quan tâm của
các nhân viên một cách chính xác, thể hiện tài năng của mình một cách khiêm tốn và
làm cho các nhân viên cảm thấy tin tưởng khi làm theo những đường lối do mình vạch
ra, anh ta sẽ có một ảnh hưởng lớn đối với họ.
- Tuân thủ văn hoá của tổ chức
Hiểu và hành xử theo đúng văn hoá của tổ chức một cách làm hiệu quả nhất để
khiến người khác phải làm những điều mà mình mong muốn. Khi là một tấm gương về
cách hành xử theo đúng văn hoá của tổ chức, tất nhiên lãnh đạo phải được các nhân
viên tôn trọng.
2. Văn hóa doanh nghiệp
Thay đổi lớn trong một tổ chức thường đòi hỏi một số thay đổi về văn hóa của
tổ chức đó cũng như nhưng ảnh hưởng trực tiếp đối các thành viên cấp dưới. Bằng
cách thay đổi văn hóa của cả một tổ chức, đội ngũ lãnh đạo cao nhất có thể tác động
gián tiếp đối với động cơ và hành vi ứng xử của các thành viên trong tổ chức. Nghiên
cứu về văn hóa của tổ chức sẽ giúp ta hiểu rõ hơn về động cơ của hình thức lãnh đạo
chuyển đổi và các quy trình mà uy tín của người lãnh đạo được thể chế hóa.
Các tổ chức học tập luôn định hướng vào việc nuôi dưỡng thói quen học tập
suốt đời. Mức độ của việc học tập liên tục tạo nên sự thống nhất cho các cá nhân, các
nhóm nhỏ và trong toàn thể tổ chức. Do đó, quá trình học tập sẽ làm tăng mức độ
tương tác giữa các nhân viên, nó cho phép thiết lập mối quan hệ bền chặt hơn giữa các
nhân viên, giữa cá nhân và doanh nghiệp. Điều này tạo điều kiện cho việc xây dựng
một nền văn hóa công ty tốt đẹp. Muốn thúc đẩy nền văn hóa học hỏi trong bất kỳ
công ty nào, chúng ta có thể sử dụng các phương pháp tiếp cận như: áp dụng công
nghệ thông tin, giảm bớt cấp bậc kiểm soát, coi trọng và chấp nhận các ý kiến của
nhân viên, tạo ra một môi trường khuyến khích các sáng kiến, thay đổi mô hình quản
lý của tổ chức, đề cao tầm quan trọng của hoạt động nghiên cứu phát triển, cung cấp
các kênh trao đổi chung, khen thưởng cho các cá nhân hoàn thành xuất sắc công việc...
Văn hóa doanh nghiệp là toàn bộ hệ thống các chuẩn mực về tinh thần và vật
chất quy định mốí quan hệ, thái độ và hành vi ứng xử của tất cả các thành viên trong
Doanh nghiệp, hướng tới những giá trị tốt đẹp được xã hội đồng tình, tạo ra nét riêng
5
Học viên Trần Tú Anh - Lớp V0110
Quản trị hành vi tổ chức
độc đáo. Đồng thời là sức mạnh lâu bền của doanh nghiệp thể hiện qua sức mạnh sản
phẩm của doanh nghiệp trên thương trường. Những chuẩn mực đó được quy định trên
cơ sở đặc điểm riêng về loại hình và ngành hàng của từng doanh nghiệp và các thể chế
văn hóa xã hội nơi doanh nghiệp hoạt động, nên nó không giống nhau đối với từng
doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp thể hiện ở hệ thống các quan điểm (hay định
hướng) phát triển doanh nghiệp về lâu dài đã thấm sâu vào thực tiễn doanh nghiệp để
làm ra hàng hóa, dịch vụ có chất lượng cao. Đây là tư tưởng chiến lược, là nền móng
văn hóa doanh nghiệp mà từ Tổng giám đốc đến các nhân viên đều coi là mục tiêu sự
nghiệp của mình.
Xác định được nhiệm vụ chiến lược lâu dài nhằm đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng
và đưa hình ảnh của Công ty đến gần với tầm nhìn các khách hàng, các nhà đầu tư
trong và ngoài nước. Ban lãnh đạo cùng toàn thể đội ngũ cán bộ công nhân viên Công
ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Hà Tĩnh (Hatimexco) đã và đang xây dựng một hình ảnh
Công ty văn minh- bản lĩnh- trí tuệ- tin cậy.
Với tập thể gồm gần 500 cán bộ công nhân viên, trình độ đại học trở lên chiếm
55%, cao đẳng chiếm 35%, trung cấp 10%. Trong đó mỗi một cá nhân như một mắt
xích trong một chuỗi dây truyền đang hoạt động. Chính vì thế sự đoàn kết, khí thế làm
việc trong công ty luôn luôn được đẩy mạnh. Công ty không những chú trọng đẩy
mạnh về trình độ chuyên môn trong công tác nghiệp vụ mà còn quan tâm tới nề nếp
ứng xử, làm việc; các hành vi giao tiếp, đồng phục, khẩu hiệu ... Ngoài ra, về các
nghiệp vụ tài chính cũng được quy định và phổ biến tới các phòng ban, xí nghiệp. Các
chế độ khen thưởng, kỷ luật và các chính sách, chế độ nhằm thu hút cán bộ có trình độ
chuyên môn cao. Đặc biệt tại các công trường, công tác an toàn lao động luôn luôn
được chú trọng và thực hiện một cách nghiêm túc. Nhằm tạo không khí lao động hăng
hái trên công trường cho các cán bộ kỹ thuật và công nhân thi công, thúc đẩy tiến độ
trên mỗi công trình.
3. Tạo ra môi trường, nuôi dưỡng sự sẵn lòng và khả năng của các cá nhân
trong tổ chức chủ động nắm bắt cơ hội tự học tập suốt đời.
Bên cạnh việc tổ chức chủ động đào tạo đó là khuyến khích sự phát triển khả
năng, thái độ và sự sẵn lòng học tập. Sự tham gia liên tục vào việc tự học hỏi trong
công việc sẽ giúp tạo nên một bầu không khí tốt đối với việc học hỏi trong tổ chức.
6
Học viên Trần Tú Anh - Lớp V0110
Quản trị hành vi tổ chức
Chỉ khi mà tất cả các nhân viên phát triển được các thói quen gắn với việc học hỏi lâu
dài thì tổ chức mới có thể phát triển thành một tổ chức học tập;
Trong quá trình cá nhân học tập cần tạo mối quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa họ
để cùng chia sẻ quan điểm, ý tưởng, giúp đỡ và trao trổi kinh nghiệm lẫn nhau. Tổ
chức cần khuyến khích các nhân viên thiết lập các nhóm làm việc liên phòng ban để
chủ động phát hiện và giải quyết các vấn đề. Khuyến khích tất cả các cá nhân cởi mở
giao tiếp với nhau kể cả lãnh đạo cao cấp.
4. Thiết lập một mạng lưới học tập
Kiến tạo ra môi trường học hỏi tốt nhất có thể, hỗ trợ và khuyến khích cá nhân
học hỏi và vươn lên, cung cấp các kênh, các cơ hội học hỏi đa dạng, tạo nên một mạng
lưới ‘học hỏi sáng tạo’.
Tuyên truyền rộng rãi động cơ học tập trong tổ chức: Việc học hỏi của tổ chức
đòi hỏi phải có các cơ chế truyền bá kiến thức cho mọi người muốn áp dụng kiến thức
đó. Việc giữ bí mật kiến thức là kẻ thù của sự học hỏi. Sự tiếp cận thông tin về hoạt
động của tổ chức một cách dễ dàng, bao gồm thông tin vê các vấn đề, thất bại sẽ hỗ trợ
quá trình học hỏi của tổ chức. Ngày càng có nhiều công ty phát triển hệ thống thông
tin để hỗ trợ các nhân viên truy cập dễ dàng và tìm kiếm thông tin liên quan. Một nhân
viên có nhiệm vụ khó khăn có thể tìm kiếm cách thức mọi người trong các tổ chức
khác thực hiện công việc công việc tương tự như thế nào và các nhân viên có thể tác
nghiệp với nhau để tư vấn và hỗ trợ cho nhau cùng giải quyết các vấn đề phát sinh.
5. Động viên khuyến khích nhân viên làm việc:
Những nhân viên trung thành, tích cực là một vốn quý của công ty. Nhưng làm sao để
giữ chân và khuyến khích họ cống hiến lâu dài cho bạn lại một việc không dễ.
Có vô vàn phương cách để động viên, khuyến khích nhân viên. Như:
- Đảm bảo cho nhân viên một môi trường làm việc thoải mái, dễ chịu.
Vị trí, địa điểm làm việc không những phải thoải mái về mặt không gian mà cần phải
đáp ứng được những nhu cầu tối thiểu của người lao động, chẳng hạn như gần nhà ăn
giữa ca, căng tin, nhà vệ sinh, … Những thứ đó tưởng rằng không liên quan trực tiếp
đến công việc nhưng lại ảnh hưởng rất nhiều đến tinh thần làm việc cũng như năng
suất lao động của nhân viên.
Là lãnh đạo, bạn cần chú ý đến môi trường làm việc của người lao động qua việc thăm
dò ý kiến của chính họ. Nếu họ cho rằng môi trường làm việc chưa tốt thì hãy tìm hiểu
nguyên nhân và cải thiện tình trạng đó.
7
Học viên Trần Tú Anh - Lớp V0110
Quản trị hành vi tổ chức
- Xác định rõ bạn cần khuyến khích gì ở người lao động?
Khi bạn đã quyết định đưa ra chiến lược khuyến khích nhân viên, bạn cần cân nhắc
xem nên khuyến khích gì ở họ. Dành thời gian nói chuyện với các nhân viên và cho họ
biết bạn mong muốn điều gì ở họ. Tỏ ra sẵn sàng gặp gỡ, giúp đỡ nếu nhân viên nào
đó cảm thấy khó khăn trong công việc. Tuy nhiên, hãy luôn nhớ rằng mọi thông tin mà
bạn được phản ánh phải đảm bảo rõ ràng và chính xác, nếu không sẽ gây ra tư tưởng ỉ
lại, ganh tỵ giữa các nhân viên.
- Khuyến khích tinh thần trách nhiệm của nhân viên
Thể hiện cho nhân viên thấy tầm quan trọng của họ trong công ty, từ đó khẳng định
trách nhiệm và nghĩa vụ của họ. Hãy cho họ thấy công ty là một tập thể đồng nhất và
đoàn kết mà mỗi thành viên trong đó đều sẵn sàng gánh chịu hậu quả mình gây ra. Nói
với họ rằng thành công của nhóm có được là nhờ vào thành công của từng cá nhân, và
ngược lại.
- Động viên, khen thưởng một cách phù hợp, sáng tạo
Cơ chế khen thưởng trong một tổ chức có ảnh hưởng lớn đến nỗ lực học hỏi của
tổ chức đó. Cơ chế sẽ tác động đến động cơ học tập của cá nhân, của nhóm, việc học
hỏi từ những thất bại và phổ biến kiến thức trong một tổ chức. Mọi người sẽ tích cực
học tập hơn nếu việc học tập và sáng tạo được khen thưởng. Tại Công ty Johnsonville
Sausage, các nhân viên được khuyến khích học kỹ năng mới. Các khóa đào tạo được tổ
chức cho nhân viên trong giờ làm việc và trả lương cao hơn so với giờ làm việc bình
thường để đảm bảo rằng các kỹ năng mới được mọi người học tập và áp dụng (Peters
& Austin, 1985). Cuối cùng, các nhân viên sáng tạo ra sản phẩm mới cho công ty hoặc
đề xuất các cách cải tiến sản phẩm và quy trình làm việc hiện tại sẽ được nhận những
phần thưởng xứng đáng.
Nên nhớ rằng tiền không phải là phương tiện duy nhất để động viên nhân viên
làm việc hăng say và hiệu quả hơn. Một nhân viên bán hàng có thể sẵn sàng làm việc
ngoài giờ mà chả cần được tăng lương. Một nhân viên IT sẵn lòng thức suốt đêm cho
một dự án còn đang dở dù không nhận được lời hứa hẹn nào từ giám đốc.
Với những tấm lòng nhiệt tình như thế, bạn hãy quan tâm đến họ theo cách khác. Đối
với họ, tiền chỉ là một phần của cuộc sống thôi.
8
Học viên Trần Tú Anh - Lớp V0110
Quản trị hành vi tổ chức
Bất kỳ doanh nghiệp khi bước vào kinh doanh cũng muốn có trong tay những
nhân viên làm việc hiệu quả, luôn hết mình với công việc và trung thành với doanh
nghiệp.
Nhưng không phải lúc nào doanh nghiệp cũng biết cách khuyến khích phát triển
các nhân viên trong công ty mình làm việc tích cực và đúng với năng lực để nâng cao
hiệu quả công việc.
- Trước hết là môi trường làm việc của nhân viên, doanh nghiệp cần nhớ môi
trường làm việc được xây dựng tốt là tạo thuận lợi cho nhân viên phát huy đúng với
năng lực và lòng nhiệt tình trong công việc. Sự hòa hợp các nhân viên trong công ty là
để có được sự hợp tác và tin tưởng giữa họ trong công việc, nâng cao năng suất làm
việc của doanh nghiệp hơn.
- Việc chủ động trong việc khuyến khích nhân viên phát triển kỹ năng chuyên
môn và đào tạo về khả năng trong những công việc khác là cách tốt nhất tạo cho doanh
nghiệp nguồn nhân lực hoàn hảo và hiệu quả, bằng cách cung cấp những khóa đào tạo,
hỗ trợ thêm chi phí, hoặc chỉ định những nhân viên có kinh nghiệm đào tạo thêm cho
nhân viên mới vào làm hoặc còn chưa có nhiều kinh nghiệm là cách dễ dàng nhất để
nhân viên trong doanh nghiệp phát triển.
- Cách nhà quản lý chú trọng đến việc đào tạo của nhân viên cùng với cách mà
họ đánh giá thành tích nổi bật của nhân viên khi làm việc là một yếu tố quan trọng
giúp nhân viên nỗ lực nhiều hơn trong công việc. Khen thưởng và công nhận thành
tích của nhân viên ưu tú trước toàn công ty không chỉ là có tính chất động viên, đánh
giá nhân viên ưu tú về vật chất và tinh thần của họ, mà còn qua đó khuyến khích nhân
viên khác cố gắng noi theo tấm gương của những nhân viên thành công để phát triển
bản thân hơn nữa.
Trong môi trường hiện tại, bất kể cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức hay quốc gia,
tất cả đều phải bắt đầu và kết thúc với việc học tập, sự phát triển thông qua quá trình
học tập liên tục chính là chìa khóa của mọi sự thành công. Khi mà kiến thức của nhân
lực trở nên ngày càng quan trọng và là một nguồn tạo lợi thế cạnh tranh thì năng lực
học tập cũng ngày càng trở nên quan trọng đối với một tổ chức. Việc thích nghi với
môi trường và liên tục cải tiến sẽ được hỗ trợ mạnh mẽ nếu xây dựng một tổ chức học
hỏi. Người lãnh đạo tăng cường việc học hỏi và đổi mới, sáng tạo trong tổ chức bằng
9
Học viên Trần Tú Anh - Lớp V0110
Quản trị hành vi tổ chức
cách khuyến khích thực hiện thử nghiệm và tiếp thu kiến thức, chia sẻ thông tin, phổ
biến kiến thức, tư duy có hệ thống.
10
Học viên Trần Tú Anh - Lớp V0110