Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Nghiên cứu, đánh giá cảnh quan phục vụ định hướng không gian phát triển các vùng chuyên canh cây lâu năm tại tỉnh sơn la (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (357.72 KB, 24 trang )

MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
Cảnh quan học ra đời, phát triển do sự đòi hỏi của thực tiễn trong
nghiên cứu, khám phá tự nhiên, quản lí lãnh thổ và sử dụng tài
nguyên cho phát triển kinh tế - xã hội. Bộ môn khoa học này được
xác lập từ khá sớm và được nghiên cứu, ứng dụng trong nhiều lĩnh
vực ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Nghiên cứu
cảnh quan là hướng tiếp cận toàn diện trong phân tích đặc trưng và
đánh giá tiềm năng các lãnh thổ. Những kết quả nghiên cứu cảnh
quan là cơ sở khoa học đầy đủ và tin cậy để định hướng không gian
sử dụng hợp lí, bền vững cho từng lãnh thổ cụ thể.
Tỉnh Sơn La có diện tích lớn thứ 3 cả nước, nằm ở trung tâm vùng
Tây Bắc. Tỉnh có vị trí địa lí quan trọng trong chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh cấp Vùng và Quốc gia.
Với địa hình núi thấp, cao nguyên và thung lũng chiếm ưu thế, tài
nguyên đất, khí hậu phong phú cùng với tri thức bản địa trong sản
xuất nông nghiệp của người dân, làm cho Sơn La có nhiều triển vọng
trở thành tỉnh có vị thế cao hơn trong nền kinh tế nông, lâm nghiệp
công nghệ cao theo hướng chuyên canh bền vững.
Tuy nhiên, hiệu quả sử dụng tài nguyên ở Sơn La còn hạn chế,
chưa tương xứng với tiềm năng hiện có, không những gây lãng phí
mà còn ảnh hưởng xấu đến các địa phương khác thuộc hạ du Sông
Đà và Sông Mã. Trong 10 năm qua, biến đổi sử dụng đất và chuyển
đổi cơ cấu cây trồng ở Sơn La diễn ra mạnh mẽ. Năm 2015, tỉnh Sơn
La có khoảng 200.000 ha đất trống, chủ yếu do diện tích trồng ngô
giảm, có khoảng 45.000 ha đã quy hoạch trồng cao su cần nghiên cứu
chuyển đổi mục đích. Trên địa bàn tỉnh, thoái hóa đất ngày càng trầm
trọng, tài nguyên nước suy giảm và ô nhiễm do mất rừng và sử dụng
1



hóa chất nông nghiệp, tai biến thiên nhiên xảy ra nhiều hơn, gây thiệt
hại ngày càng nặng nề.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trên, song nguyên
nhân cơ bản là thiếu những dẫn liệu, luận cứ khoa học và các nguồn
lực cho tổ chức sử dụng hợp lí lãnh thổ ở các cấp hành chính. Tỉnh
còn lúng túng trong xác định không gian lãnh thổ để phát triển các
mô hình kinh tế nông, lâm nghiệp theo hướng chuyên canh công
nghệ cao, sản xuất hàng hóa tập trung.
Xuất phát từ những lí do trên, Nghiên cứu sinh đã lựa chọn và
thực hiện đề tài luận án “Nghiên cứu, đánh giá cảnh quan phục vụ
định hƣớng không gian phát triển các vùng chuyên canh cây lâu
năm tại tỉnh Sơn La”. Với mong muốn xác lập được căn cứ khoa
học cho định hướng tổ chức không gian phát triển các vùng chuyên
canh cây lâu năm tại tỉnh Sơn La.
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
Xác định được các quy luật phát sinh, đặc điểm phân hóa, cấu
trúc, chức năng của cảnh quan và xác lập căn cứ khoa học cho định
hướng không gian phát triển vùng chuyên canh đối với 5 loài cây lâu
năm điển hình, có ưu thế tại tỉnh Sơn La.
3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
- Xây dựng cơ sở lí luận và các phương pháp nghiên cứu, đánh giá
cảnh quan phục vụ định hướng tổ chức không gian phát triển các
vùng chuyên canh cây lâu năm tại tỉnh Sơn La.
- Nghiên cứu đặc trưng, vai trò các nhân tố thành tạo, xây dựng hệ
thống phân loại và thành lập Bản đồ cảnh quan tỉnh Sơn La.
- Phân tích đặc điểm các đơn vị phân loại, phân vùng cảnh quan
tỉnh Sơn La.
- Đánh giá thích nghi sinh thái đối với cây lâu năm tại Sơn La.
2



- Xác lập không gian ưu tiên phát triển vùng lõi và mở rộng
chuyên canh cây lâu năm tại tỉnh Sơn La.
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
4.1. Lãnh thổ nghiên cứu
Tỉnh Sơn La có tọa độ địa lí từ 20o39’ đến 22o02’ vĩ độ Bắc; từ
103o01’ đến 105o02’ kinh độ Đông, kinh tuyến trục, múi chiếu 6o là
104o00’. Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh là 14.123,5 km2. Tỉnh Sơn
La có 12 đơn vị hành chính cấp huyện và 204 đơn vị cấp xã.
4.2. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu cảnh quan tỉnh Sơn La ở tỉ lệ 1:50.000.
- Nghiên cứu, phân tích đặc điểm phân hóa, cấu trúc của các lớp,
phụ lớp, kiểu và tiểu vùng cảnh quan.
- Phân loại, định hướng chức năng tự nhiên các tiểu vùng cảnh
quan dựa trên vị trí phòng hộ và hiện trạng lớp phủ thực vật.
- Đánh giá thích nghi sinh thái đối với 5 loài cây lâu năm, đơn vị
cơ sở là dạng cảnh quan.
- Định hướng phát triển vùng chuyên canh theo dạng cảnh quan,
theo đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và tiểu vùng cảnh quan.
5. CƠ SỞ TÀI LIỆU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
Các nghiên cứu về cảnh quan và sinh thái cảnh quan; các nghiên
cứu phục vụ tổ chức lãnh thổ; các nghiên cứu phục vụ trồng cây lâu
năm và phát triển vùng chuyên canh; các nghiên cứu về tỉnh Sơn La,
số liệu thống kê ở tỉnh Sơn La giai đoạn 2005 - 2015.
6. NHỮNG LUẬN ĐIỂM BẢO VỆ CỦA LUẬN ÁN
Luận điểm 1: Tỉnh Sơn La nằm ở vị trí trung tâm của vùng Tây
Bắc Việt Nam. Tỉnh có điều kiện tự nhiên phân hóa đa dạng, quy luật
đai cao và kiến tạo địa mạo hướng tây bắc - đông nam đóng vai trò

3



chủ đạo, quyết định quy luật phân hóa, vận chuyển vật chất và năng
lượng trong tự nhiên.
Luận điểm 2: Ở tỉ lệ nghiên cứu 1:50.000, tỉnh Sơn La phân hóa
thành 3 lớp, 6 phụ lớp, 2 kiểu, 6 phụ kiểu, 187 loại, 639 dạng thuộc 4
vùng và 9 tiểu vùng cảnh quan. Các quy luật phát sinh, phân hóa lãnh
thổ ở tỉnh Sơn La thể hiện qua đặc điểm, cấu trúc, chức năng các đơn
vị cảnh quan.
Luận điểm 3: Tích hợp kết quả đánh giá tổng hợp thích nghi sinh
thái với 6 tiêu chí nhận diện vùng chuyên canh theo hướng định
lượng là cơ sở khoa học tin cậy cho định hướng tổ chức không gian
ưu tiên phát triển (vùng lõi và mở rộng) chuyên canh đối với 5 loài
cây lâu năm điển hình, có ưu thế tại tỉnh Sơn La.
7. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
- Phân tích quy luật, đặc điểm, vai trò của các nhân tố thành tạo
cảnh quan với mỗi nhân tố, lí giải sự hình thành đặc điểm chung nổi
bật, sự phân hóa không gian và vai trò của chúng đối với đặc điểm và
phân hóa các đơn vị cảnh quan tỉnh Sơn La.
- Thiết lập hệ thống phân loại 6 cấp trên Bản đồ cảnh quan tỉnh
Sơn La tỉ lệ 1:50.000, gồm 639 dạng cảnh quan, 187 loại cảnh quan,
6 phụ kiểu, 2 kiểu thuộc 3 lớp, 6 phụ lớp cảnh quan. Các quy luật
phát sinh, phân hóa lãnh thổ ở tỉnh Sơn La thể hiện qua đặc điểm, cấu
trúc, chức năng của các đơn vị phân loại cảnh quan.
- Thành lập Bản đồ phân vùng cảnh quan tỉnh Sơn La, phân chia 4
vùng với 9 tiểu vùng. Cơ sở phân chia các tiểu vùng, đặc điểm, cấu
trúc cảnh quan mỗi vùng, tiểu vùng được phân tích đầy đủ, rõ ràng và
định lượng. Luận án đã xác định được 3 tiểu vùng với 165 dạng cảnh
quan có chức năng phòng hộ, bảo tồn và phục hồi rừng. Có 6 tiểu


4


vùng với 474 dạng cảnh quan có chức năng phục hồi rừng và sản
xuất nông, lâm nghiệp.
- Đánh giá thích nghi sinh thái của 474 dạng cảnh quan cho phát
triển 5 loài cây lâu năm, lí giải sự phân cấp của 8 chỉ tiêu dựa trên
đặc điểm sinh thái của mỗi loài cây. Xác định trọng số cho mỗi chỉ
tiêu bằng phương pháp Ma trận tam giác. Thành lập Bản đồ ưu tiên
phát triển vùng chuyên canh cho 5 loài cây lâu năm tại tỉnh Sơn La
gồm: cây nhãn, cây xoài, cây Mận hậu, cây Cà phê chè và cây chè.
Đồng thời, thống kê diện tích ưu tiên phát triển vùng chuyên canh
theo tiểu vùng cảnh quan, theo dạng cảnh quan, theo đơn vị hành
chính cấp huyện và xã.
8. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN
8.1. Ý nghĩa khoa học
Luận án góp phần dần làm sáng tỏ lí luận, nội dung nghiên cứu
cảnh quan, cảnh quan ứng dụng trong nông, lâm nghiệp và vùng
chuyên canh cây trồng. Luận án đã làm sáng tỏ các quy luật phát
sinh, phân hóa lãnh thổ ở tỉnh Sơn La thể hiện qua đặc điểm, cấu
trúc, chức năng các đơn vị cảnh quan.
8.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận án cung cấp luận cứ khoa học cho các nhà quản lí ở tỉnh Sơn
La tham khảo để lập quy hoạch, kế hoạch phát triển các vùng chuyên
canh cây lâu năm. Luận án có thể làm tài liệu tham khảo tin cậy trong
nghiên cứu, giảng dạy, học tập phần địa lí địa phương ở tỉnh Sơn La.
9. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
Chƣơng 1. Cơ sở khoa học và các phương pháp nghiên cứu.
Chƣơng 2. Nghiên cứu cảnh quan tỉnh Sơn La.
Chƣơng 3. Định hướng phát triển các vùng chuyên canh cây lâu năm

tại tỉnh Sơn La.
5


CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.1. Các công trình về cảnh quan và sinh thái cảnh quan
Nghiên cứu các trạng thái của cảnh quan Dyakonov (2004); các vấn
đề biến đổi CQ Mamay (2005); phân tích đa biến và hình học của CQ
trên cơ sở dữ liệu viễn thám, Puzachenko và Aleshchenko (2004);
nghiên cứu tiến hóa CQ dựa trên dữ liệu định tuổi bằng Carbon phóng
xạ, mẫu thực vật Cổ Sinh, Dyakonov và Abramova (2004); phân tích về
chức năng của CQ, de Groot (1992); phân tích mối liên hệ trong cấu trúc
và chức năng CQ, Troy và Wilson (2006); phân tích tính đa dạng và
đánh giá giá trị sử dụng của các đơn vị CQ, Meyer và Grabaum (2008).
Jeffrey Sayer (2013), nghiên cứu về các khái niệm, công cụ trong
phân bổ tài nguyên và quản lí đất đai. Belen Martin (2016), đã tiến
hành đánh giá các đặc trưng của cảnh quan trên cơ sở kết hợp phân
tích dữ liệu GIS về giao thông và các chỉ số cảnh quan. Robert F.
Young (2016), đã đưa ra khung lí thuyết mới về quy hoạch cảnh quan
trên cơ sở đánh giá tiềm năng trí tuệ về sinh thái
P.H. Hải và cộng sự (1997), “Cơ sở cảnh quan học của việc sử dụng
hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường lãnh thổ Việt
Nam”. N.C Huần, (2005), với công trình “Đánh giá cảnh quan theo tiếp
cận kinh tế sinh thái”. P.Q Tuấn (2006), đã “Đánh giá kinh tế sinh thái
của cảnh quan đối với các loại hình sử dụng đất trồng cây ăn quả huyện
Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn”. N.A. Thịnh (2007), đã hoàn thành luận án
“Phân tích cấu trúc Sinh thái cảnh quan phục vụ phát triển bền vững
nông, lâm nghiệp và du lịch huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai”.
1.1.2. Các công trình nghiên cứu phát triển vùng chuyên canh

Chunlong Shi (2011), có nghiên cứu về phát triển cây lúa mì lâu
năm trong hệ thống sinh thái nông nghiệp nhằm đối phó với vấn đề bảo
6


vệ môi trường và an ninh lương thực. Yanming Zhang đã nhấn mạnh
tính bền vững về mặt môi trường trong phát triển sản xuất cây lâu
năm. Qua đối sánh của David Pimentel (2012), tuy cây hàng năm
chiếm ưu thế nhưng sự phát triển của hệ thống cây lâu năm gần
đây cũng có nhiều ưu điểm (i) tiết kiệm năng lượng (cày bừa và
gieo hái 1 lần trong 5 - 6 năm); (ii) giảm xói mòn; (iii) giảm lượng
phân bón; (iv) không phải đầu tư phát triển giống cây trồng trong
nhiều năm. Kaixian Wu (2014), đã nghiên cứu lợi ích môi trường
tiềm năng khi tiến hành trồng xen canh cây hàng năm họ đậu trong
các vùng trồng cây lâu năm tại Trung Quốc. Chiara Vallebona
(2016), cũng đưa ra những bằng chứng chứng minh lợi ích chống xói
mòn tiềm năng khi phát triển các vùng chuyên canh cây lâu năm tại
khu vực phía nam Tuscany, Italya.
Tại Việt Nam, L.V.Thăng (1995), đã “Đánh giá, phân hạng điều
kiện sinh thái tự nhiên lãnh thổ trung du Quảng Trị và Thừa Thiên
Huế cho nhóm cây công nghiệp nhiệt đới dài ngày. N.C. Huần (2000)
với nghiên cứu “Tiếp cận kinh tế sinh thái trong đánh giá, quy hoạch
cảnh quan cây công nghiệp dài ngày huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai”.
N.X. Độ (2004), có nghiên cứu “Đánh giá các vùng chuyên canh cà
phê, cao su tỉnh Đắc Lắc, Đắc Nông trên quan điểm địa lí học”. P.Q.
Tuấn (2006), đã “Đánh giá kinh tế sinh thái cảnh quan đối với các
loại hình sử dụng đất trồng cây ăn quả huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng
Sơn”. N.S. Cúc (2009), đã có nghiên cứu về “Những vấn đề trong
phát triển cây công nghiệp lâu năm tại Việt Nam”. H.V. Hành (2012),
đã “Đánh giá thích nghi sinh thái cảnh quan và đề xuất quy hoạch

phát triển các vùng chuyên canh hàng hóa khu vực gò đồi tỉnh Quảng
Bình”. Đ.T. Huệ (2013), cũng “Đánh giá cảnh quan cho phát triển
cây bưởi ở huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ”.
7


1.1.3. Các công trình nghiên cứu có liên quan tại tỉnh Sơn La
V.T. Lập (1996), hoàn thành “Tập bản đồ địa lí địa phương Việt
Nam”. Tác giả đã xây dựng 5 bản đồ chuyên đề cho tỉnh Sơn La tỉ lệ
1:1.000.000. Kết quả của đề tài đã thể hiện thông tin về 52/85 cảnh
địa lí của khu vực Tây Bắc, với các quy hoạch cụ thể cho hoạt động
sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, trung tâm công nghiệp và đô thị.
L.M. Phong (2002), tiến hành đánh giá quá trình sử dụng hợp lí
tài nguyên lãnh thổ tại thời điểm xây dựng công trình thủy điện Sơn
La. Dựa trên cách tiếp cận CQ. Nghiên cứu đã xác lập và phân vùng
chức năng CQ trên địa bàn toàn tỉnh. Ngoài ra, các thông tin về điều
kiện tự nhiên từ sau thời điểm xây dựng thủy điện được tiến hành
điều chỉnh, cập nhật và thể hiện trên bản đồ CQ ở tỉ lệ 1:250.000.
V.Q. Đạt (2012), đã hoàn thành luận án “Thiết lập các cơ sở địa lí
học phục vụ tổ chức lãnh thổ, sử dụng hợp lí tài nguyên và bảo vệ
môi trường vùng Tây Bắc”. Nghiên cứu một lần nữa đã phát huy các
ưu điểm về phân tích các nhân tố thành tạo cảnh quan cho mục tiêu
đề xuất không gian tổ chức lãnh thổ cho toàn bộ khu vực Tây Bắc ở tỉ
lệ 1:250.000.
L.T.T. Hòa (2016), đã xác định không gian trồng cây chè ở tỉnh
Sơn La trên cơ sở đánh giá cảnh quan. Tác giả đã kế thừa bản đồ
cảnh quan tỉnh Sơn La ở tỉ lệ 1:250.000 để đánh giá thích nghi sinh
thái và đề xuất không gian trồng cây chè ở tỉnh Sơn La. Như vậy, các
nghiên cứu tại tỉnh Sơn La được thực hiện ở tỉ lệ 1:1.000.000 hoặc
1:250.000, mang tính khái quát cao.

Nghiên cứu về cây lâu năm và vùng chuyên canh cây trồng tại
Việt Nam mới được quan tâm trong những năm gần đây. Do vậy,
nghiên cứu đề xuất không gian phát triển vùng chuyên canh cây lâu
năm trên quan điểm tiếp cận cảnh quan tại tỉnh Sơn La là cần thiết.
8


1.2. CƠ SỞ LÍ LUẬN NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN
a. Khái niệm CQ: trong khoa học địa lí tồn tại 3 quan niệm về
cảnh quan: cảnh quan là một khái niệm chung (Minkov, Armand,...),
đồng nghĩa với tổng thể địa lí thuộc các đơn vị khác nhau; là khái
niệm loại hình (Polunov, Gvozdetxki,...); là khái niệm cá thể
(Xontxev, Ixatsenko, V.T Lập).
b. Nhân tố thành tạo CQ: N.A.Thịnh (2012), “những nhân tố
không gian - thời gian trong nội tại và bên ngoài CQ có vai trò hình
thành cấu trúc, chức năng và chế độ động lực trong cảnh quan”.
c. Hệ thống phân loại CQ: Hệ thống phân vị của các đơn vị đồng
phụ thuộc Ixatsenko (1976) với 8 cấp; hệ thống phân loại của
Gvozaexki (1961) gồm 5 cấp phân vị. V.T. Lập (1976), đã đưa ra hệ
thống phân loại gồm 8 cấp với các chỉ tiêu kèm theo; P.H.Hải (1997)
xây dựng hệ thống phân loại gồm 7 cấp.
d. Hệ thống phân vùng CQ: (i) Hệ thống phân vùng sắp xếp theo
tính địa đới và phi địa đới ở cấp cao; (ii) Hệ thống phân vùng dựa vào
tính địa đới và phi địa; (iii) Hệ thống phân vùng dựa vào tính phi địa
đới tự nhiên; (iv) Hệ thống phân vùng dựa vào tổng thể các yếu tố
phân hóa địa lí trên nguyên tắc đánh giá các nhân tố phân hóa địa lí
tự nhiên. Ở Việt Nam, hệ thống phân vùng cảnh quan của V.T. Lập
(1976), P.H. Hải và cộng sự (1997) mang tính lí luận cao, có khả
năng áp dụng vào các lãnh thổ với các quy mô khác nhau.
e. Cứu cấu trúc CQ: Cấu trúc cảnh quan thể hiện rõ nhất đặc

trưng của cảnh quan bao gồm: Cấu trúc đứng; Cấu trúc ngang;
Cấu trúc thời gian.
f. Chức năng CQ: Ixatsenko (1976), chức năng CQ là “... tổng
hợp các quá trình trao đổi, biến đổi vật chất và năng lượng trong
CQ”, còn Forman (1981) lại xác định “là dòng năng lượng, dinh
9


dưỡng khoáng và sinh vật giữa các yếu tố CQ”. Bên cạnh đó, chức
năng của CQ được hiểu là lợi ích mà con người thu được từ các thuộc
tính và quá trình của CQ như Niemann (1977), De Groot (1992)… Do
đó, có nhiều hệ thống phân loại chức năng cảnh quan.
1.3. QUAN ĐIỂM, PP VÀ CÁC BƢỚC NGHIÊN CỨU
1.3.1. Quan điểm và PP nghiên cứu: Từ yêu cầu nghiên cứu, đánh
giá cảnh quan, luận án đã vận dụng 5 quan điểm nghiên cứu gồm:
quan điểm hệ thống, quan điểm tổng hợp, quan điểm lãnh thổ, quan
điểm lịch sử và quan điểm liên ngành và phát triển bền vững; 8
phương pháp phù hợp với các nội dung nghiên cứu để giải quyết các
mục tiêu và các nhiệm vụ đã đặt ra.
1.3.2. Các bƣớc nghiên cứu
Bước 1. Xác định mục tiêu, nhiệm vụ, giới hạn nghiên cứu.
Bước 2. Tổng luận nghiên cứu tiêu biểu có liên quan, xác định cơ
sở lí luận và phương pháp nghiên cứu, khảo sát thực địa, xác định nhân
tố thành tạo và vai trò của chúng đối với cảnh quan tỉnh Sơn La.
Bước 3. Xây dựng hệ thống phân loại và thành lập bản đồ cảnh
quan tỉ lệ 1:50.000.
Bước 4. Phân tích đặc điểm đơn vị phân loại cảnh quan, phân vùng
và phân loại chức năng của các tiểu vùng CQ lãnh thổ Sơn La.
Bước 5. Lựa chọn cây trồng lâu năm điển hình, có ưu thế để đánh
giá thích nghi sinh thái.

Bước 6. Đánh giá thích nghi sinh thái, đề xuất không gian phát triển
các vùng chuyên canh cây lâu năm tại tỉnh Sơn La.

10


CHƢƠNG 2
NGHIÊN CỨU CẢNH QUAN TỈNH SƠN LA
2.1. ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ CỦA CÁC NHÂN TỐ THÀNH TẠO
a. Vị thế lãnh thổ: Sơn La là tỉnh miền núi, nằm ở vị trí trung tâm
vùng Tây Bắc Việt Nam. Tỉnh có tọa độ địa lí: 20o39’ đến 22o02’ vĩ độ
Bắc; 103o1’ đến 105o02’ kinh độ Đông. Vị trí địa lí của tỉnh Sơn La có ý
nghĩa quan trọng trong thế trận chiến lược củng cố quốc phòng an ninh,
bảo vệ chủ quyền biên giới vùng Tây Bắc. Đây là khu vực trọng yếu
trong phòng hộ đầu nguồn, bảo vệ môi trường sinh thái cho hệ thống
Sông Hồng và vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
b. Địa chất: Lãnh thổ có nền nham tuổi Trung Sinh là chủ yếu với
đá macma, (chiếm 30% diện tích), đá biến chất (45%), đá trầm tích
(20%) và các trầm tích Đệ tứ (5%), 5 đơn vị kiến tạo, 5 đứt gãy lớn.
Đặc điểm địa chất đã chi phối kiến trúc và trạm trổ hình thái địa hình,
thành tạo nên nền tảng rắn cảnh quan lãnh thổ tỉnh Sơn La.
c. Địa hình: Lãnh thổ với trên 90% là núi và cao nguyên hướng
chủ đạo tây bắc-đông nam. Kiểu địa hình núi cao (chiếm 2% diện
tích), núi trung bình (35%), núi thấp (31%), cao nguyên cao (11%),
cao nguyên thấp (3%), thung lũng (8%). Đai cao và hướng sườn đã
phân phối lại nhiệt, ẩm quyết định quy luật vận chuyển vật chất và
năng lượng trong cảnh quan lãnh thổ tinh Sơn La.
d. Khí hậu: Tỉnh Sơn La nằm ở trung tâm của vùng Tây Bắc, phía
đông bắc chắn bởi dãy Hoàng Liên Sơn, phía tây nam là các dãy núi
cao biên giới Việt-Lào. Lượng mưa trung bình 1.500 mm/năm, phân

hóa theo mùa rõ rệt. Mùa nóng đến sớm, khá ấm về mùa đông, ít mưa
phùn. Tương quan nhiệt ẩm đã hình thành 06 kiểu sinh khí hậu, nhân
tố thành tạo nền tảng nhiệt và ẩm trong cảnh quan.

11


e. Thủy văn: Hệ thống Sông Đà và Sông Mã chảy theo hướng tây
bắc-đông nam. Trong đó, lưu vực Sông Đà chiếm 70%, Sông Mã chiếm
30% diện tích lãnh thổ, các phụ lưu cấp một chảy theo hướng tây namđông bắc ở bờ phải và đông bắc-tây nam ở bờ trái. Mùa lũ vào tháng 7,
tháng 8 mùa cạn vào tháng 11, 12, 1, 2, trùng với diễn biến mùa mưa và
mùa khô của khí hậu.
f. Thổ nhưỡng: Sự đa dạng của nền nham, khí hậu và địa hình cùng
với các hoạt động nhân sinh đã hình thành 24 loại đất thuộc 06 nhóm
khác nhau. Nhóm đất đỏ vàng có độ phì thấp (chiếm 54.43% diện tích),
đất mùn đỏ vàng độ phì khá (37,6%), núi đá (4,58%), đất phù sa và
thung lũng dốc tụ độ phì tốt, diện tích không lớn (1,19%).
g. Thảm thực vật: Lãnh thổ chủ yếu là núi và cao nguyên nhưng
lớp phủ thực vật bị tàn phá nặng nề. Rừng nguyên sinh chủ yếu tập
trung ở các khu bảo tồn thiên nhiên (chiếm 13% diện tích), rừng thứ
sinh (65,2%), rừng trồng (3,6%), cây bụi, trảng cỏ (0,4%), cây hàng
năm (17,1%), cây lâu năm (1,3%).
Vì vậy, cảnh quan rừng thứ sinh trên đất đỏ vàng chiếm ưu thế về
diện tích và phân bố rộng khắp ở tỉnh Sơn La.
2.2. PHÂN LOẠI CẢNH QUAN TỈNH SƠN LA
a. Chỉ tiêu chẩn đoán các cấp phân vị: Luận án đã xây dựng hệ
thống phân loại CQ tỉ lệ 1:50.000 cho tỉnh Sơn La, kế thừa và phát
triển hệ thống phân loại của Phạm Hoàng Hải và cộng sự (1997),
gồm có 8 cấp: Hệ thống CQ  Phụ hệ thống CQ  Lớp CQ  Phụ
lớp CQ  Kiểu CQ  Phụ kiểu CQ  Loại CQ  Dạng CQ.

2.3. ĐẶC ĐIỂM CÁC ĐƠN VỊ PHÂN LOẠI CẢNH QUAN
2.3.1. Lớp cảnh quan: dựa vào độ cao, độ phân cắt sâu. Lãnh thổ
Sơn La có 03 lớp cảnh quan.

12


Bảng 2.1. Diện tích các lớp cảnh quan tỉnh Sơn La
1
2

Núi (L1)
Cao nguyên (L2)

Độ cao
(m)
Trên 500
Trên 300

3

Thung lũng (L3)

Dưới 300

TT

Lớp cảnh quan

Phân cắt sâu

(m/km2)
Trên 250
Từ 40 - 250
Dưới 250

Tổng

Diện tích Tỉ lệ
(ha)
(%)
966.316
68
326.567
23
122.972

9,0

1.412.350

100

2.3.2. Phụ lớp cảnh quan: là cấp phân vị được hình thành do sự
phân hóa bên trong lớp CQ. Lãnh thổ Sơn La có 6 phụ lớp cảnh quan.
Bảng 2.2. Diện tích các phụ lớp cảnh quan tỉnh Sơn La
TT
1
2
3
4

5
6

Phân cắt
sâu
(m/km2 )
Núi cao (PL1)
Trên 1.700 Trên 400
Núi trung bình (PL2)
700 - 1.700 250 - 400
Núi thấp (PL3)
500 - 1.000 250 - 400
Cao nguyên cao (PL4) Trên 700
40 - 250
Cao nguyên thấp (PL5) 300 - 700
40 - 250
Thung lũng (PL6)
Dưới 300
Dưới 250
Tổng
Phụ lớp cảnh quan

Độ cao
(m)

Diện tích
(ha)
32.399
493.054
440.103

146.456
180.044
122.972
1.412.350

Tỉ
lệ
(%)
2,0
35
31
10
13
9,0
100

a. Phụ lớp cảnh quan núi cao: chỉ tiêu chẩn đoán, độ cao trên
1.700 m, phân cắt sâu trên 400 m/km2. Phân bố ở phía đông huyện
Mường La và phía đông bắc huyện Bắc Yên, tổng diện tích 32.399 ha,
chiếm 2% (DTTN). Địa hình hiểm trở, các sống núi rõ nét, là đường
chia nước giữa lưu vực Sông Đà và Sông Hồng. Phụ lớp thuộc kiểu khí
hậu rét, mùa lạnh rất dài, mưa nhiều, mùa khô ngắn.
b. Phụ lớp cảnh quan núi trung bình: chỉ tiêu chẩn đoán, độ cao
từ 700 - 1.700 m, phân cắt sâu từ 250 - 400 m/km2. Tổng diện tích
493.054 ha, chiếm 35% (DTTN), phân bố thành 3 dải lớn. Dải thứ 1
cao trung bình 1.500 m ở phía đông bắc. Dải thứ 2 cao trung bình
1.200 m, ở trung tâm tỉnh. Dải thứ 3 cao trung bình 1.000 m, ở phía
tây nam. Nhóm đất mùn chiếm 79% diện tích.
13



c. Phụ lớp cảnh quan núi thấp: chỉ tiêu chẩn đoán, độ cao từ
500 - 1.000 m, phân cắt sâu từ 250 - 400 m/km2, tổng diện tích
440.113 ha, chiếm 31% (DTTN). Phụ lớp phân bố rộng khắp trên
lãnh thổ. Phụ lớp cấu tạo bởi đá tuổi Trung Sinh, được nâng yếu
đến trung bình trong đại Tân Sinh. Phụ lớp phân hóa thành 44
loại CQ, từ CQ số 40 đến CQ số 84 và 173 dạng cảnh quan, từ
dạng CQ số 161 đến dạng CQ số 333. Tổng số 598 khoanh vi,
diện tích mỗi khoanh vi 735 ha, mỗi loại CQ xuất hiện 26 lần.
d. Phụ lớp cảnh quan cao nguyên cao: chỉ tiêu chẩn đoán, độ
cao trên 700 m, phân cắt sâu từ 40 - 250 m/km2, tổng diện tích
146.456 ha, chiếm 10% (DTTN). Phụ lớp cấu tạo chủ yếu bởi đá vôi
thuộc Hệ tầng Đồng Giao có tuổi Triat hạ cho nên, đã hình thành chủ
yếu Đất mùn đỏ nâu trên đá vôi và Đất đỏ nâu trên đá vôi. Ở đai cao
trên 900 m, về mùa đông có thể xuất hiện băng giá, mùa hè mát mẻ.
Số liệu tại trạm Mộc Châu cho thấy, nhiệt độ trung bình năm 18,70C,
Các suối ở phía đông bắc chảy về lưu vực Sông Đà, phía tây nam chảy
về lưu vực Sông Mã.
e. Phụ lớp cảnh quan cao nguyên thấp: chỉ tiêu chẩn đoán, độ cao
từ 300 - 700 m, phân cắt sâu 40 - 250 m/km2. Phụ lớp có tổng diện tích
180.044 ha, chiếm 13% (DTTN). Phụ lớp cấu tạo chủ yếu bởi đá vôi
thuộc Hệ tầng Đồng Giao và Hệ tầng Viên Nam tuổi Triat hạ, được
nâng yếu trong đại Tân Sinh, nên đã hình thành chủ yếu Đất đỏ nâu
trên đá vôi và Đất vàng nhạt trên đá cát. Địa hình khá bằng, mềm mại.
Thống kê tại trạm Sơn La cho thấy nền nhiệt ở phụ lớp cao hơn phụ
lớp cao nguyên cao, lượng mưa ít hơn. Bề mặt cao nhất của cao
nguyên là đường chia nước giữa lưu vực Sông Đà và Sông Mã.
f. Phụ lớp cảnh quan thung lũng: chỉ tiêu chẩn đoán, độ cao
dưới 300 m, phân cắt sâu dưới 250 m/km 2 , tổng diện tích
14



122.927 ha, chiếm 9,0% (DTTN). Trong đó, thung lũng Sông Mã
thuộc huyện Sông Mã, dài 85 km, rộng 2,0 km. Thung lũng Sông
Đà chạy từ huyện Quỳnh Nhai đến Vân Hồ dài 205 km, rộng 3,0
km. Cả hai thung lũng trùng với đứt gãy lớn hướng tây bắc đông nam. Đây là các thung lũng kiến tạo, xâm thực, tích tụ. Ở
đây, vật chất được bồi tụ nên có nhiều loại đất khá tốt. Khí hậu thuộc
kiểu Nhiệt đới gió mùa hơi khô.
2.3.3. Kiểu cảnh quan: dựa vào tương quan nhiệt ẩm của
Xelianhinôp: K=R/0,1*∑t. Theo đó, lãnh thổ Sơn La có 02 kiểu
cảnh quan. Kiểu cảnh quan rừng rậm thường xanh nhiệt đới mưa
mùa, tổng diện tích 1.349.425 ha, chiếm 95,0% (DTTN). Kiểu
cảnh quan rừng rậm thường xanh nhiệt đới nửa rụng lá mưa mùa,
tổng diện tích 66.137 ha, chiếm 5,0% (DTTN).
2.3.4. Phụ kiểu cảnh quan: Phụ kiểu cảnh quan được phân chia bởi
đặc trưng định lượng sinh khí hậu cực đoan, quyết định ngưỡng tới
hạn phát triển của loại thực vật. Dựa vào sự tổ hợp giữa kiểu cảnh
quan và phụ lớp cảnh quan, lãnh thổ Sơn La có 6 phụ kiểu cảnh quan.
2.3.5. Loại cảnh quan: được phân chia từ các phụ lớp cảnh quan, dựa
vào sự tổ hợp giữa thổ nhưỡng và lớp phủ thực vật. Trên cơ sở tổ hợp
giữa 20 loại đất chính và 06 kiểu lớp phủ thực vật thuộc 06 phụ lớp,
06 phụ kiểu cảnh quan đã hình thành 187 loại cảnh quan.
2.3.6. Dạng cảnh quan: được phân chia từ các loại cảnh quan dựa trên
sự đồng nhất về độ dốc, độ dày mỏng của tầng đất và mức độ nhân tác
của con người. Dạng cảnh quan là đơn vị cơ sở được lựa chọn để
đánh giá thích nghi sinh thái của cây lâu năm ở Sơn La. Lãnh thổ tỉnh
Sơn La bao gồm 639 dạng cảnh quan.
2.3. PHÂN VÙNG CẢNH QUAN TỈNH SƠN LA
2.3.1. Chỉ tiêu chẩn đoán các cấp phân vị trong phân vùng
15



Luận án đã kế thừa các chỉ tiêu và kết quả phân vùng tác giả Phạm
Hoàng Hải để xây dựng hệ thống phân vùng cảnh quan lãnh thổ Sơn
La gồm: Đới  Á đới  Miền  Vùng  Tiểu vùng CQ.
2.3.2. Đặc điểm các đơn vị phân vùng cảnh quan
a. Tiểu vùng CQ núi cao và núi trung bình Tà Xùa: Tiểu vùng
nằm ở bờ trái Sông Đà, chiều dài khoảng 100 km, chiều rộng 23
km, tổng diện tích 145.225 ha chiếm 10% (DTTN).
b. Tiểu vùng cảnh quan núi thấp Phu Sung: TV có dạng tam
giác, phần đáy là ranh giới giữa tỉnh Sơn La và Phú Thọ, phần đỉnh
kẹp giữa thung lũng Sông Đà và tiểu vùng Tà Xùa. Chiều dài TV
khoảng 65 km, chiều rộng theo hướng nam - Tổng diện tích TV là
124.478 ha, chiếm 8,8% (DTTN).
c. Tiểu vùng cảnh quan núi thấp Tặng Phửng: TV nằm ở phía
bắc tỉnh Sơn La. Các đỉnh núi thuộc TV là ranh giới hành chính
giữa tỉnh Sơn La và Lai Châu. Chiều dài TV khoảng 60 km, chiều
rộng 11 km, tổng diện tích 77.776 ha, chiếm 5,4% (DTTN). Tiểu
vùng phân hóa thành 19 loại cảnh quan, diện tích mỗi cảnh quan
4.093 ha. 41 dạng cảnh quan, từ dạng cảnh quan số 69 đến dạng
cảnh quan số 593, diện tích mỗi dạng cảnh quan 1.896 ha.
d. Tiểu vùng CQ thung lũng Sông Đà: Tiểu vùng cảnh quan
thung lũng Sông Đà thuộc vùng cảnh quan thung lũng Sông Đà,
nằm ở trung tâm của Phức nếp lõm, trùng với Đứt gãy Sông Đà, kéo
dài theo hướng tây bắc - đông nam khoảng 195 km, chiều rộng 2,0
km, tổng diện tích 78.178 ha, chiếm 5,5% (DTTN).
e. Tiểu vùng CQ cao nguyên Mộc Châu - Vân Hồ: TV có dạng
tam giác đều ở phía đông nam tỉnh Sơn La. Chiều dài TV Theo hướng
tây bắc - đông nam khoảng 68 km, theo hướng đông - tây 50 km. Tổng
diện tích TV 194.976 ha, chiếm 13,5% (DTTN). TV phân hóa thành

16


52 loại cảnh quan, diện tích mỗi loại cảnh quan 3.749 ha. 133
dạng cảnh quan, từ dạng cảnh quan số 318 đến dạng cảnh quan số
613, diện tích mỗi dạng cảnh quan 1.465 ha.
f. Tiểu vùng CQ cao nguyên Sơn La - Nà Sản: TV nằm ở trung
tâm lãnh thổ Sơn La, có dáng thuôn dài theo hướng tây bắc - đông
nam, hẹp ở hai đầu, phình to ở trung tâm. Chiều dài TV theo chiều
tây bắc - đông nam (khoảng 130 km, chiều rộng 20 km, tổng diện
tích 234.657 ha, chiếm 16,5% (DTTN).
g. Tiểu vùng cảnh quan núi trung bình Chiềng Khừa: TV kéo
dài theo hướng tây bắc - đông nam khoảng 150 km, chiều rộng 15
km. Tổng diện tích 186.151 ha, chiếm 13,1% (DTTN).
h. Tiểu vùng CQ núi thấp và thung lũng Sông Mã: TV nằm ở bờ
trái Sông Mã, chạy theo hướng tây bắc - đông nam, kẹp giữa 2 hệ
thống núi trung bình. Chiều dài khoảng 92 km, chiều rộng trung bình
14 km, tổng diện tích 134.540 ha, (chiếm 9,6% DTTN). TV phân hóa
thành 42 loại CQ, từ CQ số 11 đến CQ số 182, diện tích mỗi loại CQ
3.203 ha và 121 dạng CQ, từ dạng CQ số 27 đến dạng CQ số 633,
diện tích mỗi dạng CQ 1.111 ha. Tổng số 188 khoanh vi, diện tích
mỗi khoanh vi 715 ha, số lần xuất hiện 3,8 lần. Dân cư bao gồm
người H’Mông, Thái, Kinh trong đó cộng đồng người H’Mông sống
chủ yếu ở các khu vực có địa hình cao, người Thái và người Kinh
sống xen kẽ nhau ở 2 bên sườn và thung lũng Sông Mã, với tổng số
17.242 hộ và 1.052.828 nhân khẩu, mật độ dân số 170 người/km2.
i. Tiểu vùng cảnh quan núi trung bình Sốp Cộp: TV nằm ở bờ
trái Sông Mã có dạng hình chữ nhật, chiều dài theo hướng tây
bắc - đông nam khoảng 62 km, chiều rộng khoảng 35 km, tổng
diện tích 231.924 ha, chiếm 16,3% (DTTN).


17


2.3.3. Phân loại chức năng các tiểu vùng cảnh quan
Dựa trên vị trí phòng hộ, hiện trạng thảm thực vật và độ dốc để
phân loại chức năng chính của từng tiểu vùng.
Bảng 2.3. Phân loại chức năng các tiểu vùng cảnh quan
Tiểu
vùng

Số lần xuất hiện chức năng của loại cảnh quan
PH
BT
PhH
NLN
QC
DL
TS

Chức năng

A1
A2

20/30
14/47

30/30
28/47


16/30
28/47

16/30
38/47

0/30
18/47

14/30
9/47

0/30
0/47

Phòng hộ
Nông-lâm

A3
B1

7/19
3/34

14/19
4/34

11/19
19/34


16/19
31/34

5/19
13/34

0/19
5/34

0/19
1/34

Nông-lâm
Nông-lâm

C1
C2

12/51
14/86

12/51
14/86

31/51
42/86

41/51
78/86


22/51
42/86

4/51
0/86

0/51
0/86

Nông-lâm
Nông-lâm

D1
D2

29/35
7/43

30/35
7/43

32/35
24/43

11/35
36/43

3/35
12/43


0/35
0/43

0/35
0/43

Phòng hộ
Nông-lâm

D3

23/34

10/34

21/34

29/34

13/34

5/34

0/34

Phòng hộ

2.4. ĐỘNG LỰC CẢNH QUAN TỈNH SƠN LA
2.4.1. Nhịp điệu mùa của cảnh quan

Tính nhịp điệu mùa của cảnh quan phản ánh sự thay đổi trạng thái
theo mùa của CQ mà không thay đổi cấu trúc, và chức năng đặc thù
của CQ. Diễn biến mùa của cảnh quan ảnh hưởng đến sự sinh trưởng,
tăng trưởng, đến năng suất sinh học và sinh khối mùa của các quần thể
sinh vật nhiệt đới gió mùa và điều quan trọng quy định đặc tính mùa
vụ của khối vật chất sống, tạo nên tiềm năng mùa của các cảnh quan.
2.4.2. Biến đổi cảnh quan
Biến đổi CQ là hiện tượng CQ bị thay đổi theo hướng đạt được
câu trúc mới hoặc mất đi cấu trúc cũ dưới ảnh hưởng của các nhân tố
ngoại cảnh hoặc nội tại. Xét về cơ chế động lực, biến đổi CQ là quá
trình gồm chuỗi 3 sự kiện: (i) các yếu tố tác động đến CQ; (ii) thay
đổi cấu trúc CQ; (iii) thay đổi chức năng và các quá trình trong CQ.

18


CHƢƠNG 3
ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN CÁC VÙNG
CHUYÊN CANH CÂY LÂU NĂM TẠI TỈNH SƠN LA

3.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN
a. Mục tiêu: đưa ra được kết luận về mức độ thích nghi của dạng
cảnh quan đối với 5 cây trồng lâu năm tại tỉnh Sơn La.
b. Đối tượng đánh giá: khách thể đánh giá là đặc điểm của
474 dạng thuộc 6 tiểu vùng cảnh quan. Chủ thể đánh giá là nhu
cầu sinh thái của 5 cây trồng lâu năm.
c. Đơn vị đánh giá: Đơn vị CQ được lựa chọn để đánh giá là dạng
cảnh quan. Các bản đồ phân hạng mức độ thích nghi sinh thái và định
hướng không gian trồng cây lâu năm được thể hiện ở tỉ lệ 1:50.000.
d. Phương pháp đánh giá: Điểm đánh giá được xác định theo

công thức:

1 n
kd
n i 1 i i
Phân hạng mức độ thích nghi: khoảng cách giữa các mức độ
thích nghi được tính theo công thức:
M0 

Dmax  Dmin
M
Xác định trọng số (ki) bằng phương pháp Ma trận tam giác.
D 

3.2. ĐÁNH GIÁ RIÊNG TNST ĐỐI VỚI CÂY LÂU NĂM
Luận án lựa chọn 5 cây trồng lâu năm điển hình, có lịch sử phát
triển lâu dài, hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với định hướng phát triển
của địa phương. Lựa chọn 3 tiêu chí, 8 chỉ tiêu để đánh giá thích nghi
sinh thái. Mỗi chỉ tiêu phân thành 4 cấp, xác định trọng số bằng
phương pháp Ma trận tam giác và tham vấn chuyên gia để đánh giá
riêng cho từng cây lâu năm tại tỉnh Sơn La.
19


3.3. ĐÁNH GIÁ TNST ĐỐI VỚI TỪNG CÂY LÂU NĂM
a. Cây nhãn: Có 122 dạng CQ rất thích nghi, diện tích 163.428
ha. 119 dạng thích nghi, diện tích 228.148 ha. 35 dạng kém thích
nghi với diện tích 131.029 ha. 198 dạng không thích nghi, diện tích
311.233 ha. b. cây xoài: Có 66 dạng CQ rất thích nghi, diện tích
139.254 ha. 152 dạng thích nghi, diện tích 332.869 ha. 52 dạng

kém thích nghi, diện tích 47.001 ha. 204 dạng không thích nghi,
diện tích 314.286 ha. c. Cây mận hậu: Có 44 dạng CQ rất thích
nghi, diện tích 82.863 ha. 74 dạng nghi, diện tích 84.980 ha. 146
dạng kém thích nghi, diện tích 316.660 ha. 210 dạng không thích
nghi, diện tích 349.338 ha. e. Cây cà phê chè: Có 73 dạng CQ rất
thích nghi, diện tích 151.763 ha. 141 dạng thích nghi, diện tích
365.107 ha. 14 dạng kém thích nghi, diện tích 14.253 ha. 246 dạng
không thích nghi, diện tích 302.717 ha. d. Cây chè: Có 123 dạng CQ
rất thích nghi, diện tích 220.664 ha. 78 dạng thích nghi, diện tích
112.373 ha. 4 dạng kém thích nghi, diện tích 3.241 ha. Có 269 dạng
CQ không thích nghi, diện tích 497.563 ha.
3.4. ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP TNST ĐỐI VỚI CÂY LÂU NĂM
3.4.1. Nguyên tắc lựa chọn loài cây ƣu thế cho mỗi dạng CQ
(i). Khi kết quả đánh giá khác nhau ở 5 loài cây, loài ưu thế được
lựa chọn lần lượt là (S1, S2, S3, N). (ii). Khi kết quả đánh giá cùng
mức TNST, loài ưu thế là loài cây có ở hiện trạng và trong quy hoạch
hoặc ở 1 trong 2 dấu hiệu trên. (iii). Khi kết quả đánh giá cùng mức
TNST, ở dạng cảnh quan đó không có hiện trạng, không có quy
hoạch, loài ưu thế được lựa chọn lần lượt là (nhãn, xoài, mận hậu, cà
phê chè, chè).

20


3.4.2. Kết quả đánh giá tổng hợp cảnh với cây lâu năm
Có 55 dạng cảnh quan xếp hạng không thích nghi (N) đối với tất
cả các cây trồng lâu năm, diện tích 102.357 ha. Có 234 dạng cảnh
quan xếp hạng rất thích nghi (S1) đối với 1 trong 5 loài cây lâu năm,
diện tích 376.821 ha. Có 177 dạng cảnh quan xếp hạng thích nghi
(S2) đối với 1 trong 5 loài cây lâu năm, diện tích 348.511 ha. Có 8

dạng cảnh quan xếp hạng kém thích nghi (S3) đối với 1 trong 5 loài
cây lâu năm, diện tích 4.421 ha.
3.5. ĐỊNH HƢỚNG VÙNG CHUYÊN CANH CÂY LÂU NĂM

3.5.1. Tiêu chí xác định vùng chuyên canh cây lâu năm
(i). Dạng CQ có kết quả đánh giá tổng hợp thích nghi sinh thái đối
với cây lâu năm ở mức (S1 hoặc S2). (ii). Có hiện trạng hoặc quy hoạch
trồng cây lâu năm đến năm 2020. (iii). Các khoanh vi thuộc dạng CQ
liền vùng, liền thửa, diện tích trên 300 ha. (iv). Gần khu dân cư, giao
thông thuận tiện, gần nguồn nước tưới, thu hoạch và phân phối thuận
tiện. (v). Có hợp tác xã hoặc tổ hợp hợp tác xã nông nghiệp. (vi). Nằm
trong vùng quy hoạch sản phẩm nông sản chủ lực của tỉnh Sơn La.
3.5.2. Định hƣớng phát triển các vùng chuyên canh cây lâu năm
a. Cây nhãn: Vùng lõi chuyên canh cây nhãn (13.226 ha), vùng
mở rộng chuyên canh cây nhãn (18.812 ha). b. Cây xoài: Vùng lõi
chuyên canh cây xoài (5.943 ha), vùng mở rộng chuyên canh cây
xoài (5.900 ha). c. Cây mận hậu: Vùng lõi chuyên canh cây mận
hậu (4.093 ha), vùng mở rộng chuyên canh mận hậu (19.986 ha). d.
Cây cà phê chè: Vùng lõi chuyên canh cây cà phê chè (8.089 ha), vùng
mở rộng chuyên canh cây cà phê chè (16.462 ha). e. Cây chè: Vùng lõi
chuyên canh cây chè (19.259 ha), vùng mở rộng chuyên canh cây chè
(23.889 ha).

21


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Về tiếp cận và lí luận nghiên cứu
Cảnh quan học xuất hiện từ khá sớm với nhiều trường phái nghiên
cứu, đa dạng về quan niệm và cách tiếp cận trong ứng dụng. Bản đồ

cảnh quan chủ yếu được xây dựng trên nguyên tắc phát sinh và tổng
hợp. Về bản chất, cảnh quan là các địa tổng thể có sự tương tác qua
lại giữa các nhân tố thành tạo. Tiếp cận cảnh quan học trên nguyên
tắc phát sinh, hệ thống và tổng hợp là hướng chủ đạo để thực hiện
các nội dung nghiên cứu của đề tài luận án.
Tổng quan có chọn lọc và hệ thống các công trình nghiên cứu liên
quan, luận án đã xác lập đúng đắn, toàn diện các vấn đề về cơ sở lí
luận nghiên cứu, đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển các vùng
chuyên canh cây lâu năm. Kết quả này góp phần dần làm sáng tỏ lí
luận, nội dung nghiên cứu cảnh quan, cảnh quan ứng dụng trong
nông, lâm nghiệp và vùng chuyên canh cây trồng.
2. Về đặc điểm và vai trò các nhân tố thành tạo cảnh quan
Luận án đã phân tích quy luật, đặc điểm, vai trò của các nhân tố
thành tạo cảnh quan tỉnh Sơn La. Với mỗi nhân tố, lí giải sự hình
thành đặc điểm chung nổi bật, sự phân hóa không gian và vai trò của
chúng đối với đặc điểm, cấu trúc và phân hóa cảnh quan tỉnh Sơn La.
3. Về kết quả phân loại cảnh quan
Đã thiết lập được hệ thống phân loại thành lập Bản đồ cảnh quan
tỉnh Sơn La tỉ lệ 1:50.000, với hệ thống phân loại 6 cấp, chỉ tiêu chẩn
đoán các cấp phân vị được lí giải cụ thể, rõ ràng.
Bản đồ và ma trận chú giải thể hiện sự phân hóa 187 loại cảnh
quan, kết quả kết hợp giữa 20 loại đất chính với 6 kiểu lớp phủ thực
vật được phân bố trong 2 kiểu, 6 phụ kiểu, thuộc 3 lớp, 6 phụ lớp

22


cảnh quan. Sự kết hợp của 4 cấp độ dốc và 3 cấp độ dày tầng đất là
cơ sở để phân chia 187 loại thành 639 dạng cảnh quan ở tỉnh Sơn La.
Đặc điểm các đơn vị phân loại cảnh quan được tác giả luận án

thuyết minh đầy đủ, khách quan, logic và định lượng, thể hiện được
các quy luật phân hóa trong tự nhiên ở tỉnh Sơn La.
4. Về kết quả phân vùng cảnh quan
Thành lập Bản đồ phân vùng cảnh quan tỉnh Sơn La, phân chia 4
vùng với 9 tiểu vùng. Cơ sở phân chia các tiểu vùng, đặc điểm cảnh
quan mỗi vùng, tiểu vùng được phân tích đầy đủ, rõ ràng và định
lượng. Đồng thời, dựa trên vị trí phòng hộ lưu vực, hiện trạng thảm
thực vật và độ dốc là những tiêu chí chính để phân loại chức năng
của mỗi tiểu vùng.
Luận án đã xác định được 3 tiểu vùng, với 165 dạng cảnh quan có
chức năng phòng hộ, bảo tồn và phục hồi rừng. Có 6 tiểu vùng, với
474 dạng cảnh quan có chức năng phục hồi rừng và sản xuất nông,
lâm nghiệp.
5. Về phƣơng pháp đánh giá cảnh quan
Lựa chọn và liên kết nhu cầu sinh thái của 5 loài cây lâu năm có
ưu thế ở tỉnh Sơn La với đặc điểm tự nhiên của 474 dạng cảnh quan,
lí giải sự phân cấp của 8 chỉ tiêu dựa trên đặc điểm sinh thái của mỗi
loài cây và xác định trọng số cho mỗi chỉ tiêu bằng phương pháp Ma
trận tam giác. Thành lập Bản đồ đánh giá thích nghi sinh thái cho
mỗi loài cây và thống kê các hạng thích nghi sinh thái theo tiểu vùng
cảnh quan và theo huyện.
Xây dựng nguyên tắc lựa chọn loài cây ưu thế khi đánh giá tổng
hợp cảnh quan, thành lập Bản đồ đánh giá tổng hợp thích nghi sinh
thái đối với cây lâu năm, phân tích và thông kê các hạng thích nghi
đối với từng loài cây lâu năm tiểu vùng cảnh quan và theo huyện.
23


6. Về định hƣớng phát triển các vùng chuyên canh cây lâu năm
Xây dựng 6 tiêu chí nhận diện vùng chuyên canh, thành lập Bản

đồ định hướng tổ chức không gian phát triển vùng chuyên canh cây
lâu năm tại tỉnh Sơn La. Xác định không gian ưu tiên phát triển vùng
chuyên canh cho từng loài cây theo dạng cảnh quan, và theo đơn vị
hành chính.
Xác định diện tích ưu tiên phát triển vùng chuyên canh gồm: Cây
nhãn, vùng lõi 13.226 ha, vùng mở rộng 18.812 ha; Cây xoài, vùng
lõi 5.943 ha, vùng mở rộng 5.900 ha; Cây mận hậu, vùng lõi 4.093
ha, vùng mở rộng 19.986 ha; Cây cà phê chè, vùng lõi 8.089 ha, vùng
mở rộng 16.462 ha; Cây chè, vùng lõi 19.259 ha, vùng mở rộng
23.889 ha. Đây là không gian định hướng cho các nhà quản lí ở tỉnh
Sơn La tham khảo để lập quy hoạch, kế hoạch phát triển các vùng
chuyên canh cây lâu năm.
7. Định hƣớng nghiên cứu tiếp theo của tác giả luận án
Tiếp cận CQ trong nghiên cứu sử dụng hợp lí lãnh thổ vùng Tây Bắc.
8. Kiến nghị
Nghiên cứu, đánh giá cảnh quan phục vụ định hướng không gian
phát triển các vùng chuyên canh cây lâu năm là hướng nghiên cứu có
tính liên ngành, cần tiếp tục phát triển ở địa bàn các tỉnh và các khu
vực khác để bổ sung và hoàn thiện thêm về phương pháp luận và
phương pháp nghiên cứu đánh giá cảnh quan phục vụ các mục đích
ứng dụng trong thực tiễn.
Tỉnh Sơn La cần nghiên cứu ban hành thêm chính sách để duy trì
và nâng cao hiệu quả diện tích cây lâu năm hiện có. Nghiên cứu các
giải pháp phát triển vùng chuyên canh cây lâu năm. Tiếp tục khảo
nghiệm diện tích đã trồng cây cao su, có phương án chuyển đổi diện
tích đất quy hoạch trồng cao su sang trồng cây lâu năm khác.
24




×