ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
------------ ----------
ĐINH THỊ GIANG
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ
BIỆN PHÁP KỸ THUẬT ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ
RA HOA CỦA LAN HỒ ĐIỆP (PHALAENNOPSIS)
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
THÁI NGUYÊN - 2011
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
------------ ----------
ĐINH THỊ GIANG
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ
BIỆN PHÁP KỸ THUẬT ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ
RA HOA CỦA LAN HỒ ĐIỆP (PHALAENNOPSIS)
Chuyên ngành: TRỒNG TRỌT
Mã số :60.62.01
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGÔ XUÂN BÌNH
THÁI NGUYÊN - 2011
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa và có nhiều loài hoa
lan quý được thế giới biết đến. Theo thống kê của các nhà nghiên cứu, Việt
Nam có tới trên 1100 loài lan và còn có thể có nhiều hơn nữa.
Ở nước ta, ngành trồng hoa lan đang bước đầu phát triển và vươn lên
chiếm lĩnh thị trường. Trồng hoa lan vừa là một thú chơi tao nhã mà cũng vừa
đem lại lợi ích kinh tế cho người trồng lan để không những phục vụ nhu cầu
trong nước mà còn cả cho xuất khẩu.
Nhưng hiện nay trong thực tế sản xuất hoa ở của chúng còn ít về số
lượng và chủng loại, sản xuất thì nhỏ lẻ, diện tích lại chưa nhiều, thiếu các
giống hoa đẹp, lạ mắt nhất là cây hoa lan Hồ Điệp, các biện pháp kỹ thuật
đồng bộ chưa được áp dụng nhiều vào trong sản xuất. Các loại hoa đẹp lạ mắt
chủ yếu phải nhập từ Trung Quốc với giá thành cao.
Thái Nguyên cũng là một trong những tỉnh có điều kiện tự nhiên để
phát triển ngành trồng lan. Trong quá trình điều tra và nuôi trồng thử nghiệm
các loại lan tại tỉnh Thái Nguyên, chúng tôi nhận thấy lan Hồ Điệp có khả
năng phát triển thuận lợi về điều kiện tự nhiên việc phát triển lan tại tỉnh Thái
Nguyên còn nhiều khó khăn: chưa có đơn vị chuyên sâu nghiên cứu về lan,
chưa cung cấp được nguồn lan tại chỗ, kỹ thuật chăm sóc còn yếu kém, đặc
biệt chưa quan tâm nhiều đến điều kiện nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm làm cho
chất lượng của hoa lan Hồ Điệp chưa cao.
Tình trạng trên đặt ra vấn đề cần giải quyết trước mắt và lâu dài là tìm
hiểu kỹ thuật tác động đến quá trình sinh trưởng và phát triển để tạo cho cây
hoa lan hồ điệp có màu sắc đẹp, có độ bền cao.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
2
Cần điều tra, phân loại và đánh những biện pháp kỹ thuật phù hợp cho
cây hoa, giống hoa thích hợp với điều kiện sản xuất tại địa phương. Trên cơ
sở đó có thể tìm ra những biện pháp kỹ thuật phù hợp với điều kiện sản xuất,
nhằm nâng cao giá trị kinh tế và tăng thu nhập cho người trồng hoa.
Xuất phát từ tình hình đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài
“Nghiên cứu ảnh hƣởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trƣởng
và ra hoa của lan Hồ Điệp Phalaennopsis” để đáp ứng nhu cầu về hoa ngày
càng cao của người tiêu dùng.
2. Mục đích nghiên cứu
- Xác định ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng và
ra hoa của cây lan Hồ Điệp.
3. Yêu cầu nghiên cứu
- Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng và ra hoa của
cây lan Hồ Điệp.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể đến sinh trưởng và ra hoa của cây
lan Hồ Điệp.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ che ánh sáng đến sinh trưởng và ra
hoa của cây lan Hồ Điệp.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
4.1. Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp các dẫn liệu khoa học về khả
năng sinh trưởng và ra hoa của cây lan Hồ Điệp tại Thái Nguyên.
- Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo trong giảng dạy, nghiên cứu
về hoa lan Hồ Điệp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
3
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả đề tài góp phần giải quyết yêu cầu thực tế sản xuất của các hộ
nông dân, các doanh nghiệp trồng hoa lan để lựa chọn các biện pháp kỹ thuật
tốt nhất trong việc nuôi trồng lan Hồ Điệp.
Tạo tiền đề thúc đẩy nghề trồng hoa lan ở Thái Nguyên, góp phần
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
4
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Giới thiệu chung về cây hoa lan
1.1.1 Nguồn gốc của hoa lan
Ở Châu Á, danh từ hoa lan có từ xa xưa trong Tứ Thư, Ngũ Kinh và cả
trong Kinh Dịch của Bách Gia Chư Tử (Trung Quốc 551 - 479 TCN). Khổng
Tử đã hết lời ca ngợi hoa lan và ông cũng là người coi lan là vua của các loài
hoa. Nói tới hoa lan ta không thể không nhắc tới Trung Quốc. Theo
Bretchacidor thì từ đời vua Thần Nông (2800 năm TCN) ngoài sử dụng làm
cây cảnh một số loài lan rừng này còn được dùng làm thuốc chữa bệnh.
Quyển “Dược thảo và phương pháp dưỡng sinh” của Mao Siang ở đời nhà Tống,
Trung Quốc (960 - 1279) đã trình bày rất rõ những công dụng của nhiều loài
lan thuộc chi Dendrobium. Vào đời nhà Minh (1368 - 1644) hoa lan đã được
họa sỹ nổi tiếng của Trung Quốc vẽ tranh tạo nên những tác phẩm nghệ thuật
phục vụ cho trang trí (dẫn theo Nguyễn Tiến Bân, 1997) [4].
Hoa lan đa số mọc tại vùng nhiệt đới, đã được các thuyền trưởng, lái
buôn, các nhà truyền giáo, khách du lịch mang về nên người Châu Âu biết
đến rất muộn (Leonid V. Averyanov, 2003)[25]. Pharatus (376 - 285 TCN) cha đẻ của ngành lan học - là người đầu tiên dùng từ Orchid trong tác phẩm
“Nghiên cứu thực vật”. Sau đó Robut Bron (1773 - 1858) (dẫn theo Hoàng
Ngọc Thuận, 2003) [17] là người đầu tiên phân biệt rõ ràng giữa họ lan và các
họ khác. Năm 1794, ở Anh người ta đã biết đến 15 loài lan nhiệt đới.
Tuy nhiên một nghiên cứu đăng trên tạp chí Nature đã chỉ ra rằng
nguồn gốc họ lan có xuất phát lâu đời hơn so với dự tính ban đầu, có lẽ
khoảng 76 - 84 triệu năm trước. Nói cách khác, loài lan có thể cùng tồn tại với
khủng long. Một con ong của loài ong không ngòi tuyệt chủng, với tên khoa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
5
học Proplebeia dominicana, được tìm thấy mắc trong hổ phách thế Miocen
khoảng 15 - 20 triệu năm trước. Con ong này mang phấn hoa của một loài lan
trước đây không rõ Meliorchis caribea trên các cánh của nó. Đây là chứng cứ
đầu tiên về lan hóa thạch cho tới nay. Loài lan tuyệt chủng M. caribea này
được đặt trong tông Cranichideae, phân tông Goodyerinae (phân họ
Orchidoideae) [4].
Người Việt Nam biết đến lan từ vẻ đẹp thuần khiết của những bông
hoa, những vị thuốc chữa bệnh được lưu truyền trong dân gian từ đời này
qua đời khác. Vua Trần Anh Tông thích sưu tầm các loài hoa đã lập nên
“Ngũ Bách Viên” với 500 loài lan quý. Vườn lan của Lữ Hồng Chiêu ở
Phương Thanh Hà - Thăng Long gồm toàn những loài lan quý hiếm và có
hương thơm ngào ngạt. Đối với người Việt Nam hoa lan tượng trưng cho sự
trang trọng và thanh cao. Những người chơi lan chủ yếu là những người giàu
có, những Nho sĩ, cụ già nhàn rỗi… Mục “Hoa thảo” trong “Vũ trung tuỳ bút”
của Phạm Đình Hổ đã mô tả nhiều loài hoa như Thạch hoa, Thanh lan, Đông
lan, Kiết lan đồng thời có nói rõ kỹ thuật trồng lan. Đặc biệt trong sách về
cây thuốc của Hải Thượng Lãn Ông có nói đến những cây lan làm thuốc
chữa bệnh (Việt Chương; Nguyễn Việt Thái, 2002) [5]. Tuy nhiên dấu vết về
buổi đầu nghiên cứu lan ở Việt Nam không rõ rệt, có lẽ người đầu tiên khảo
sát về lan ở Việt Nam vào khoảng thế kỷ 17 là nhà truyền giáo người Bồ
Đào Nha - Joanisde Loureiro. Nhưng chỉ sau khi người Pháp đến Việt Nam
thì mới có những công trình nghiên cứu đáng kể. F. Gagnepain và A.
Ginillaumin mô tả 70 chi gồm 101 loài lan cho cả ba nước Đông Dương
trong cuốn “Thực vật chí Đông Dương” do H. Lecomte chủ biên xuất bản
năm 1932 đến 1934. Đến năm 1972, Phạm Hoàng Hộ trong bộ “Cây cỏ miền
Nam Việt Nam” (Quyển II) [8] đã mô tả kèm hình vẽ 289 loài lan gặp ở Việt
Nam. Năm 1993 ông lại công bố có 755 loài lan ở nước ta trong cuốn “Cây
cỏ Việt Nam” (Quyển III) [8].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
6
1.1.2 Vị trí phân bố cây hoa lan
Họ lan là một họ có tính chất toàn cầu, chúng xuất hiện và có mặt mọi
nơi trên trái đất nhưng có khoảng 4/5 tập trung ở các vùng nhiệt đới. Những
vùng khí hậu khắc nghiệt như khu vực gần các địa cực thuộc Bắc cực và Nam
cực người ta vẫn thấy sự xuất hiện của hoa lan. Tuy nhiên số lượng địa lan ở
đây rất ít ỏi chỉ có một vài loài địa lan với sức sống vô cùng mạnh mẽ. Ở các
vùng Ôn Đới hoa lan bắt đầu phong phú hơn, phân bố nhiều loài địa lan sống
sát mặt đất. Nó phân bố từ 680 vĩ Bắc đến 560 vĩ Nam, nghĩa là từ gần cực Bắc
như Thụy Điển, Alaska xuống tận các đảo cuối cùng cực Nam ở Australia...
(Việt Chương; Nguyễn Việt Thái, 2002)[5].
Ở Châu Á, các nước Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam… có Hoàng
Thảo (Dendrobium), Hồ Điệp (Phalaenopsis), Phượng Vỹ (Renanthera). Các
nước Châu Mỹ như Venezuela, Colombia… có các chi Cattleya, Miltonia…
Theo Presley (1951) thì vùng Châu Á nhiệt đới có 250 chi và 6.800
loài, trong đó chi Dendrobium có 1.400 loài, chi Phalaenopsis có 35 loài, chi
Vanda có 60 loài (dẫn theo Nguyễn Tiến Bân, 1997) [4].
Theo Briger (1971), vùng trung sinh Bắc bán cầu có 75 chi và 900 loài.
Vùng trung sinh Nam bán cầu có 40 chi và 500 loài, toàn Châu Âu có khoảng
120 loài và Bắc Mỹ khoảng 170 loài (dẫn theo Nguyễn Tiến Bân, 1997) [4].
Theo R.L.Dresler (1981) ở Châu Mỹ nhiệt đới có 306 chi và 8.266 loài.
Trên thế giới có một số nước tập trung nhiều loài như Colombia có 1.300 loài
và Tân Ghinê có 1.450 loài (dẫn theo Phan Thúc Huân, 1989)[10].
Vào năm 1981 Presley cho rằng: Châu Á nhiệt đới, đặc biệt Đông Nam
Á có khoảng 250 chi và 6.800 loài chủ yếu là Dendrobium, Vanda... Châu Mỹ
nhiệt đới có khoảng 306 chi và 8.266 loài thuộc các loại như Cattleya,
Epidendron... Châu Phi có rất ít lan do khí hậu không thích hợp. Châu Đại
Dương có các loại lan phân bố rộng rãi như Dendrobium, Cymbidium... Các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
7
vùng Ôn Đới thuộc Châu Âu, Mỹ, Á có số lượng loài cũng không nhiều do
khí hậu khắc nghiệt (dẫn theo Hoàng Ngọc Thuận) [17].
Theo Trần Hợp (1990) [9] hệ thực vật họ Phong lan nước ta vô cùng
phong phú, chúng phân bố từ Bắc vào Nam. Một số loài chỉ xuất hiện ở các
tỉnh phía Bắc, một số khác chỉ phân bố ở các tỉnh phía Nam và một số ít phân
bố rộng từ Bắc vào Nam làm cho sự phân chia về phân bố khá phức tạp. Tuy
nhiên có thể sơ bộ chia sự phân bố đó làm 6 khu vực sau:
- Khu Đông Bắc Bộ: đây là nơi có vĩ độ cao và khí hậu lạnh nhất nước
ta, tập trung một số loài lan Á nhiệt Đới, nhiệt Đới như Cymbidium,
Phalaenopsis, Vanda, Paphiopedium, Dendrobium...
- Khu Tây Bắc Bộ: nằm ở vị trí có vĩ độ cao, tuy nhiên có nhiều dãy núi
che chắn và có gió Lào vào mùa hè nên các loài lan ở đây chịu nóng tốt hơn
như: Eria, Bulbophylum, Rhynchostylis, Dendrobium...
- Khu Trường Sơn Bắc: đây là vùng chuyển tiếp của khu hệ phong lan
miền Bắc và miền Nam. Một số loài chủ yếu: Habenaria, Phaius,
Flickingeria, Dendrobium...
- Khu Trường Sơn Nam: do địa hình chia cắt nhiều nên các loài lan
phân bố ở đây rất phức tạp, có những loài nhiệt Đới và Á nhiệt Đới, đặc biệt
có loài chịu khô, nóng kéo dài như: Eria, Cleisostoma, Liparis..., loài chịu ẩm
như Bromheadia, Calanthe...
- Khu đồng bằng miền Nam: khí hậu ở đây nhiệt Đới với 2 mùa mưa và
khô rõ rệt. Số lượng loài phong phú, tập trung chủ yếu các loài:
Bulbophyllum, Acampe, Dendrobium, Eria...
- Khu đảo: các loài chủ yếu: Bulbophylium, Apostasia, Liparis, Eria...
1.1.3 Phân loại hoa lan
Năm 1753, Linnê đã dùng luôn danh từ Orchid để chỉ các loài lan. Đến
năm 1836, John Lindley (1779 - 1865) dùng danh từ Orchid để chỉ chung cho
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
8
các loài lan và từ đó các loài lan được xếp thành một họ trong hệ thống phân
loại gọi là Orchidaceae. Ông công bố, sắp xếp các tông thuộc họ lan và tên
của họ lan được dùng cho đến ngày nay (dẫn theo Trần Văn Bảo, 2001)[1].
Theo Taktajan (1980) họ lan được chia thành 3 họ phụ, tuy nhiên theo
phân tích đầy đủ và chuyên sâu đặc tính di truyền của các nhà khoa học đã
chia họ lan thành 6 họ phụ (dẫn theo Trần Hợp, 1990) [9].
- Apostasicideae
- Orchidadeae
- Cypridicideae
- Epidendroideae
- Neottioideae
- Vandoideae
Theo Leonid V. Averyanov & Anna L. Averyanova (2003)[25] Việt Nam
hiện nay người ta đã biết được 897 loài thuộc 152 chi. Chúng chiếm khoảng 75 80% trong tổng số loài lan ước tính có ở nước ta. Trong đó một số chi có giá trị
kinh tế lớn như Aerides (có 7 loài); Cymbidium (24 loài); Dendrobium (có 107
loài); chi Paphiopedilum (có 18 loài) và Rhychotilis (có 3 loài)...
1.1.4 Giá trị kinh tế và sử dụng cây lan
Từ thời xa xưa đến nay, hoa lan luôn được con người ngưỡng mộ nhờ
có vẻ đẹp rực rỡ, quý phái, hương thơm kín đáo nhưng lại rất tao nhã và thanh
cao. Trước đây hoa lan được xem là loài quý hiếm, nên thú chơi hoa lan
thường chỉ dành cho vua chúa hoặc giới thượng lưu. Ngày nay chơi lan đã
được nâng lên thành nghệ thuật và nghề trồng lan đã được phát triển thành
ngành công nghiệp có lợi nhuận cao. Cách sử dụng cũng rất đa dạng, có thể
dùng cắm lọ nhờ cành dài, cứng, hoa đẹp và lâu tàn hoặc dùng để trồng chậu,
trưng bày phòng khách, dưới mái hiên nhà, bên cạnh lồng chim [10].
Ngoài việc phục vụ các nhu cầu giải trí, thưởng thức cái đẹp của con
người, phong lan đồng thời cũng đã tạo ra được một nguồn lợi kinh tế quan
trọng. Theo các chuyên gia về lan, nghề trồng lan đã đem lại lợi nhuận không
nhỏ cho người dân. Theo tính toán của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
data error !!! can't not
read....
data error !!! can't not
read....
data error !!! can't not
read....
data error !!! can't not
read....
data error !!! can't not
read....
data error !!! can't not
read....
data error !!! can't not
read....
data error !!! can't not
read....
data error !!! can't not
read....
data error !!! can't not
read....
data error !!! can't not
read....
data error !!! can't not
read....
data error !!! can't not
read....
data error !!! can't not
read....
data error !!! can't not
read....
data error !!! can't not
read....