Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Đánh giá kết quả điều trị phục hồi chức năng hội chứng bắt chẹn vai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.49 MB, 77 trang )

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG
HỘI CHỨNG BẮT CHẸN VAI
BCV: BS CKII MAI VĂN THU

Hướng dẫn khoa học: PGs. Ts. Đỗ Phước Hùng


Nội dung:
* ĐẶT VẤN ĐỀ
* TỔNG QUAN
* ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
* KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
* KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VÀ BÀN LUẬN
* KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


ĐẶT VẤN ĐỀ
 Hội chứng bắt chẹn vai là hậu quả của tình trạng bệnh lý
chỉnh hình diễn tiến do sự thay đổi cơ sinh học hoặc bất
thường cấu trúc vùng vai.
 Sự thay đổi bất thường này dẫn đến mô mềm bị “kẹt”
giữa các cấu trúc không hoặc kém đàn hồi (xương, dây
chằng, sụn viền…).
 Diễn tiến lâu dài làm cho “mô mềm” bị tổn thương
(viêm, rách bán phần, rách toàn phần…).


ĐẶT VẤN ĐỀ
 Dù do nguyên nhân gì, khởi đầu điều trị hội chứng bắt
chẹn vai nguyên phát thường là PHCN bao gồm vật lý
trị liệu và vận động trị liệu, có hoặc không kết hợp


phương pháp khác.
 Tuy nhiên vai trò của Phục hồi chức năng đối với hội
chứng bắt chẹn vai vẫn chưa thống nhất.
 Việt Nam chưa có báo cáo chính thức về kết quả điêù
trị bảo tồn hội chứng này.


Do đó, chúng tôi tiến hành đề tài:
“ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ
ĐIỀU TRỊ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG
HỘI CHỨNG BẮT CHẸN VAI”
Với hai mục tiêu:
- Đánh giá kết quả điều trị bảo tồn bằng điện trị liệu kết
hợp vận động trị liệu.
- Xác định một số yếu tố chính ảnh hưởng đến kết quả
điều trị bảo tồn hội chứng bắt chẹn vai.


TỔNG QUAN
Khoang dưới mỏm cùng vai
Định nghĩa: là khoang nằm giữa cung đòn cùng quạ ở phía trên và phía dưới là chỏm xương cánh
tay được bao bọc bởi các gân chóp xoay.


Giải phẫu học khoang dưới mỏm cùng


Cung cùng-quạ gồm:
+ Dây chằng cùng-quạ
+ Dây chằng quạ-đòn

+ Dây chằng quạ-cánh tay


Gân của 4 cơ (cơ trên gai, cơ dưới
gai, cơ dưới vai, cơ tròn nhỏ) tạo nên
gân cơ chóp xoay.
Túi hoạt dịch.


TỔNG QUAN

Hình ảnh mỏm cùng vai
I: Hình phẳng

II: Hình cong

III: Hình móc


TỔNG QUAN

Mạch máu nuôi vùng chóp xoay


Hội chứng bắt chẹn vai
Hội chứng này là tình trạng khoang giữa mỏm
cùng vai và các gân cơ chóp xoay bị thu hẹp tương
đối hoặc tuyệt đối, dẫn đến có sự cọ sát về mặt cơ
học giữa các tổ chức phần mềm là gân cơ chóp
xoay, túi hoạt dịch dưới mỏm cùng vai với mấu

động lớn xương cánh tay và mặt dưới của xương
cùng vai và dây chằng cùng quạ.



Nguyên nhân
+ Thoái hóa gân, viêm gân chóp xoay, có thể có hoặc không lắng đọng
calci, có thể rách, đứt gân chóp xoay không hoàn toàn.
+ Viêm bao hoạt dịch dưới mỏm cùng vai. Viêm bao hoạt dịch và viêm
gân dài cơ nhị đầu cánh tay.
+ Mỏm cùng vai đóng vôi hoặc các biến thể về độ dốc của chúng.
+ Tư thế gây thiếu máu kéo dài đối với gân cơ chóp xoay và chèn ép tổ
chức gân nằm giữa mấu động lớn xương cánh tay và mỏm cùng vai.


Lâm sàng
Yếu tố ảnh hưởng:
• Tuổi,
• Giới,
• Nghề nghiệp,
• Thời gian mắc bệnh,
• Các bệnh đi kèm…


Phân loại NEER
Neer chia hội chứng bắt chẹn vai thành ba giai đoạn:
- Giai đoạn I gồm phù nề có thể có xuất huyết. Thường gặp ở

những bệnh nhân dưới 25 tuổi và kết hợp với một chấn thương
quá mức. Ở giai đoạn này các triệu chứng có thể đảo ngược.

- Giai đoạn II được nâng cao hơn và có xu hướng xảy ra ở bệnh
nhân 25 - 45 tuổi. Thay đổi bệnh lý giai đoạn này là xơ hóa gân
cơ rõ ràng cũng như thay đổi không thể đảo ngược.
- Giai đoạn III xảy ra ở những bệnh nhân trên 45 tuổi và liên
quan đến đứt hoặc rách gân. Phần lớn là một quá trình thoái hóa
và đỉnh điểm là sự xơ hóa và viêm gân kéo dài.


Triệu chứng cơ năng: Đau


Triệu chứng cơ năng
+ Bệnh nhân không sốt, toàn thân bình thường.
+ Đau khớp vai: đây là triệu chứng nổi bật.
Tính chất đau: thường đau tăng về đêm và đau tăng khi
vận động cánh tay.


Triệu chứng thực thể:
Nghiệm pháp Neer


Triệu chứng thực thể:
Nghiệm pháp Hawkins


Triệu chứng thực thể:
Nghiệm pháp Yocum



Tổn thương nhận dạng trên MRI


Mục tiêu điều trị
+ Giảm đau
+ Chống viêm
+ Lấy lại tầm vận động của khớp vai
+ Phục hồi sức cơ
+ Điều chỉnh các rối loạn về chức năng.


ĐIỆN TRỊ LIỆU
Tốc độ = Bước sóng x Tần số
Vùng

Bước sóng

Kích thích điện ∞ - 30.000 m

Tần số
0 - 10.000 Hz

Độ xuyên sâu
Hiệu ứng xuất hiện giữa các điện cực

Tác dụng sinh lý
Giảm đau
Co cơ
Giảm co thắt cơ
Kích thích tái sinh

Vận chuyển ion

Sóng ngắn

22 m

13.56 MHz

11 m

27.12 MHz

~ 3 cm

Tăng nhiệt sâu
Giãn mạch
Tăng tuần hoàn

Vi sóng

69 cm

434 MHz

~ 5 cm

Tăng nhiệt sâu

33 cm


915 MHz

Giãn mạch

11 cm

2450 MHz

Tăng tuần hoàn


Mục đích của vận động trị liệu
 Giảm đau
 Giảm co thắt cơ
 Phục hồi sức mạnh cơ và tầm vận động của khớp vai
 Cải thiện chức năng sinh hoạt hằng ngày
 Cải thiện điều hợp thần kinh-cơ, cảm thụ bản thể thăng bằng
 Phòng ngừa tái phát.


×