Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

nâng cao chất lượng đại lý bảo hiểm nhân thọ của công ty tnhh bảo hiểm nhân thọ aia việt nam tại hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (832.65 KB, 107 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGÔ NGUYỄN PHƯƠNG THẢO

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐẠI LÝ BẢO HIỂM NHÂN
THỌ CỦA CÔNG TY TNHH BẢO HIỂM NHÂN THỌ
AIA VIỆT NAM TẠI HÀ NỘI

Chuyên ngành:

Quản trị kinh doanh

Mã số:

60.34.01.02

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Kim Thị Dung

NHÀ XUẤT BẢN ĐAI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016

Style Definition: 1: Font color: Custom
Color(RGB(37,37,37)), Space Before: 4 pt,
After: 4 pt, Line spacing: 1.5 lines


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan, các số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong luận văn là
trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ bất kỳ một học vị nào.


Tôi xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm
ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Ngô Nguyễn Phương Thảo

i


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám
Hiệu trường Học viện Nông nghiệp Việt Nam, khoa Quản trị Kinh doanh; cảm ơn các
thầy, cô giáo đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập
và nghiên cứu.
Nhân dịp này, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới PGS TS. Kim Thị Dung,
người đã dành nhiều thời gian, tạo điều kiện thuận lợi, hướng dẫn về phương pháp khoa
học và cách thức thực hiện các nội dung của đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo và tập thể cán bộ nhân viên Công ty
TNHH Bảo hiểm Nhân thọ AIA Việt Nam tại thành phố Hà Nội đã tiếp nhận và nhiệt
tình giúp đỡ, cung cấp các thông tin, số liệu cần thiết phục vụ cho quá trình nghiên cứu
và hoàn thiện đề tài này.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, người thân, bạn bè đã chia sẻ,

động viên, khích lệ và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận
văn này.
Trong quá trình làm nghiên cứu, mặc dù đã có nhiều cố gắng để hoàn thành luận
văn, đã tham khảo nhiều tài liệu và đã trao đổi, tiếp thu ý kiến của thầy, cô và bạn bè.
Song, do điều kiện về thời gian và trình độ nghiên cứu của bản thân còn nhiều hạn chế
nên nghiên cứu khó tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự quan
tâm đóng góp ý kiến của thầy, cô và các bạn để luận văn được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Ngô Nguyễn Phương Thảo

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ................................................................................................................ i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục các từ viết tắt trong bài .................................................................................v
Danh mục bảng biểu .................................................................................................... vi
Danh mục biểu đồ, sơ đồ ........................................................................................... viii
Trích yếu luận văn ....................................................................................................... ix

Thesis abstract ............................................................................................................ xii
Phần 1. Mở đầu ....................................................................................................... 114
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................... 114

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................... 215

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................ 215

Phần 2. Lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về nâng cao chất lượng đại lý bảo
hiểm nhân thọ ............................................................................................ 417
2.1.

Lý luận về nâng cao chất lượng đại lý bảo hiểm nhân thọ ............................ 417

2.1.1.

Bảo hiểm nhân thọ ....................................................................................... 417

2.1.2.

Đại lý bảo hiểm nhân thọ ........................................................................... 1730

2.1.3.


Chất lượng Đại lý bảo hiểm nhân thọ ......................................................... 2639

2.2.

Kinh nghiệm thực tiễn về nâng cao chất lượng đại lý BHNT...................... 3346

2.2.1.

Kinh nghiệm nâng cao chất lượng ĐL của các công ty bảo hiểm trên thế giới ... 3346

2.2.2.

Kinh nghiệm nâng cao chất lượng Đại lý của các công ty Bảo hiểm nhân
thọ trong nước ........................................................................................... 3548

2.2.3.

Bài học rút ra trong việc nâng cao chất lượng Đại lý của công ty TNHH
BHNT AIA Việt Nam tại Hà Nội ............................................................... 3851

Phần 3. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu ................... 3952
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ..................................................................... 3952

3.1.1.

Sơ lược về tình hình kinh tế xã hội thành phố Hà Nội ................................ 3952

3.1.2.


Đặc điểm Công ty TNHH BHNT AIA Việt Nam ....................................... 4356

3.2.

Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 5265

3.2.1.

Phương pháp thu thập tài liệu..................................................................... 5265
iii


3.2.2.

Phương pháp phân tích .............................................................................. 5467

3.2.3.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ..................................................................... 5568

Phần 4. Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đại lý của công ty
TNHH bảo hiểm nhân thọ AIA Việt Nam tại Hà Nội............................. 5669
4.1.

Thực trạng chất lượng đại lý bảo hiểm nhân thọ của công ty TNHH bảo
hiểm nhân thọ AIA tại Hà Nội ................................................................... 5669

4.1.1.


Trình độ học vấn của đại lý ........................................................................ 5669

4.1.2.

Cơ cấu độ tuổi của đại lý ........................................................................... 5770

4.1.3.

Chất lượng dịch vụ cung cấp ...................................................................... 5871

4.1.4.

Kết quả hoạt động của đại lý ...................................................................... 6073

4.1.5.

Kết quả xếp loại đại lý cuối năm ................................................................ 6275

4.2.

Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng ĐL công ty TNHH BHNT AIA
Việt Nam tại Hà Nội .................................................................................. 6376

4.2.1.

Ảnh hưởng của nhân tố khách quan ........................................................... 6376

4.2.2.

Ảnh hưởng của nhân tố chủ quan ............................................................... 6578


4.3.

Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng đại lý BHNT của công ty TNHH
BHNT AIA Việt Nam – tại Hà Nội. ........................................................... 7487

4.3.1.

Định hướng phát triển của công ty TNHH BHNT AIA giai đoạn 2016 2021 .......................................................................................................... 7487

4.3.2.

Giải pháp nâng cao chất lượng ĐLBHNT của công ty TNHH BHNT AIA
Việt Nam tại Hà Nội .................................................................................. 7689

Phần 5. Kết luận .................................................................................................... 8598
5.1.

Kết luận ..................................................................................................... 8598

5.2.

Kiến nghị ................................................................................................... 8699

Tài liệu tham khảo ................................................................................................. 88101
Phụ lục ................................................................................................................ 90103

iv



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BHNT

Bảo hiểm nhân thọ

BMBH

Bên mua bảo hiểm

DNBH

Doanh nghiệp bảo hiểm

ĐL

Đại lý

HĐBH

Hợp đồng bảo hiểm

HĐKTM

Hợp đồng khai thác mới

NĐBH


Người được bảo hiểm

STBH

Số tiền bảo hiểm

v


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1.

Bảng tỉ lệ chia hoa hồng cho ĐL của công ty Bảo hiểm Cathay life

3750

Bảng 3.1.

Tình hình khai thác theo sản phẩm của AIA Hà Nội

4861

Bảng 3.2.

Tình hình khai thác theo sản phẩm bảo hiểm năm 2015

5164

Bảng 3.3.


Bảng thu thập tài liệu, số liệu đã công bố

5265

Bảng 3.4.

Phân bổ mẫu điều tra khách hàng

5366

Bảng 3.5.

Phân bổ mẫu điều tra Đại lý

5467

Bảng 4.1.

Trình độ học vấn của đại lý công ty bảo hiểm nhân thọ AIA từ năm
5669

2013-2015
Bảng 4.2.

Cơ cấu tuổi đại lý của công ty bảo hiểm nhân thọ AIA từ năm 20135770

2015
Bảng 4.3.


Cơ cấu tuổi nghề đại lý trong năm 2015 của AIA Việt Nam tại Hà
Nội

Bảng 4.4.

5871

Đánh giá của khách hàng về các hình thức phục vụ của đại lý bảo
hiểm nhân thọ công ty BHNT AIA

Bảng 4.5.

5972

Đánh giá của khách hàng về hoạt động chăm sóc khách hàng của đại
lý sau khi đã tham gia bảo hiểm của công ty AIA

5972

Bảng 4.6.

Kết quả hoạt động khai thác BHNT tại Văn phòng AIA Hà Nội.

6073

Bảng 4.7.

Số lượng KTHĐBH mới theo trình độ Đại lý năm 2013-2014-2015

6174


Bảng 4.8.

Doanh thu KTHĐBH mới theo trình độ ĐL năm 2013-2014-2015

6275

Bảng 4.9.

Kết quả tự đánh giá của ĐL Công ty BHNT AIA năm 2015

6376

Bảng 4.10. Ý kiến đánh giá của ĐL về mức ảnh hưởng của nhân tố khách quan
đến khả năng khai thác hợp đồng

6477

Bảng 4.11. Số lượng ĐL tham gia kì thi Khóa học “Nâng cao kĩ năng khai thác
sản phẩm” Quý III / năm 2015

6679

Bảng 4.12. Kết quả thi sát hạch lớp Kĩ năng tư vấn và Chào bán sản phẩm nâng
cao Quý II/2015

6780

Bảng 4.13. Bảng chỉ tiêu xếp loại cuối năm cho Đại lý


6982

Bảng 4.14. Kết quả xếp loại Đại lý năm 2015 – Phòng Kinh doanh số 1

7083

Bảng 4.15. Đánh giá của khách hàng về giá trị HĐBH và các chính sách chăm sóc
khách hàng của công ty BHNT AIA Việt Nam
vi

7184


Bảng 4.16. Bảng lũy kế thưởng phát triển cho ĐL

7285

Bảng 4.17. Bảng mức thưởng hoạt động đều của ĐL

7386

Bảng 4.18. Chi hoa hồng đại lý qua các năm của AIA Hà Nội

7487

Bảng 4.19. Chỉ tiêu số lượng đại lý bảo hiểm của cty BHNT AIA giai đoạn
2016-2021

7790


Bảng 4.20. Phân lớp học theo độ tuổi nghề cho Đại lý

vii

7992


DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Biểu đồ 3.1.

Mô tả dân số và lao động thành phố Hà Nội

4053

Biểu đồ 3.2.

Doanh thu phí bảo hiểm của AIA qua các năm

4962

Biểu đồ 3.3.

Doanh thu phí bảo hiểm qua các tháng trong năm 2015

5063

Biểu đồ 3.4.

Số lượng hợp đồng khai thác mới qua các tháng trong năm 2015


5164

Sơ đồ 3.1.

Sơ đồ bộ phận kinh doanh của công ty BHNT AIA Việt Nam tại

Sơ đồ 4.2.

Hà Nội

4558

Quy trình tuyển dụng

7790

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Ngô Nguyễn Phương Thảo
Tên luận văn: “Nâng cao chất lượng Đại lý Bảo hiểm Nhân thọ của công ty
TNHH BHNT AIA Việt Nam tại Hà Nội”.
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

Mã số: 60.34.01.02

Cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Phản ánh và đánh giá chất lượng đại lý bảo hiểm nhân thọ trong những năm qua

của công ty TNHH BHNT AIA Việt Nam tại Hà Nội
Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng Đại lý của công ty TNHH Bảo
hiểm Nhân thọ AIA Việt Nam tại Hà Nội trong những năm tới
Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra thu thập:
+ Thu thập số liệu thứ cấp:
Nghiên cứu sử dụng các tài liệu và thông tin đã công bố để phân tích, lựa chọn
các quan điểm về phương pháp luận về giải pháp nâng cao chất lượng Đại Lý BHNT.
Số liệu và nguồn gốc của các số liệu đã công bố
+ Thu thập số liệu sơ cấp:
Số liệu sơ cấp (số liệu điều tra) được tiến hành thu thập thông qua phỏng vấn
trực tiếp bằng bảng câu hỏi cho 120 khách hàng đến giao dịch tại công ty BHNT AIA
tại Hà Nội (bao gồm cả khách hàng cá nhân và doanh nghiệp) và 100 ĐL đến từ 5
phòng kinh doanh với chỉ tiêu điều tra như sau:
Điều tra khách hàng: Các thông tin cơ bản của khách hàng: tên tổ chức hoặc cá
nhân, địa chỉ, lĩnh vực sản xuất, số năm tham gia bảo hiểm,...;Đánh giá của khách hàng
về chất lượng sản phẩm bảo hiểm của công ty và dịch vụ CSKH của Đại lý; Đánh giá về
công tác duy trì và chăm sóc khách hàng:
Điều tra Đại lý
- Các thông tin cơ bản: phòng/ban làm việc, thâm niên làm việc...
- Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng khai thác HĐBH
- Kết quả đánh giá xếp loại cuối năm theo mẫu của công ty

ix


Phỏng vấn chuyên gia: Hai người trong Ban Giám đốc
Nội dung phỏng vấn xoay quanh các vấn đề liên quan đến việc nâng cao chất
lượng Đại lý BHNT
- Phương pháp thống kê mô tả

* Số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thu thập được, được thống kê mô
tả và phân tích để làm nổi bật lên hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương
nơi nghiên cứu
* Thống kê mô tả được dùng để phân tích, phản ánh tình hình, thực trạng về chất
lượng ĐL BHNT tại công ty TNHH BHNT AIA Việt Nam tại Hà Nội, xác định những
kết quả đã đạt được và những tồn tại cần tháo gỡ, đề xuất những giải pháp nâng cao chất
lượng trong thời gian tới.
- Phương pháp so sánh
Nghiên cứu sử dụng phương pháp so sánh để so sánh chất lượng ĐL qua kết quả
hoạt động kinh doanh, đánh giá cuối năm của công ty cho ĐL từ các số liệu tổng hợp
kết quả khai thác hợp đồng và chất lượng phục vụ do khách hàng đánh giá giữa các
năm, từ đó tìm hiểu, phân tích nguyên nhân.
Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng ĐL BHNT trong
thời gian tới.
- Kết quả chính
- Thực trạng chất lượng Đại lý BHNT của công ty BHNT AIA tại Hà Nội
+ Trình độ học vấn;
+ Cơ cấu độ tuổi của Đại lý;
+ Chất lượng dịch vụ cung cấp;
+ Kết quả hoạt động của Đại lý;
+ Kết quả xếp loại Đại lý cuối năm.
- Kết quả của việc nâng cao chất lượng Đại lý tại công ty BHNT AIA Hà Nội:
tổng hợp kết quả thực hiện kế hoạch hàng năm của công ty 2011-2015 qua các công tác
tuyển dụng, đào tạo, kết quả hoạt động của ĐL, mức độ hài lòng của khách hàng với đại
lý công ty
- Đánh giá hoạt động nâng cao chất lượng đại lý bảo hiểm nhân thọ của công ty
TNHH BHNT AIA tại Hà Nội: nguyên nhân tồn tại, yếu tố ảnh hưởng
- Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng đại lý BHNT của công ty BHNT
AIA tại Hà Nội
x



4. Kết luận
- AIA có thuận lợi là có văn phòng đặt tại thủ đô Hà Nội với dân số đông, mức
thu nhập của người dân cao, nguồn nhân lực dồi dào
- Doanh thu những năm gần đây của AIA tăng cao tuy nhiên trình độ học vấn
đại lý của AIA vẫn còn thấp, số đại lý trình độ THPT chiếm 50% so với các trình độ
còn lại
- Đưa ra 4 giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đại lý của công ty BHNT AIA tại
Hà Nội: hoàn thiện công tác tuyển dụng; hoàn thiện công tác đào tạo, bồi dưỡng Đại lý;
Bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lí đại lý;
Chú trọng đến quyền lợi, chính sách đãi ngộ đại lý BHNT; Giám sát và củng cố lực
lượng đại lý hiện tại; Đổi mới chính sách và các đãi ngộ của công ty đối với khách hang

xi


THESIS ABSTRACT
The writer: Ngo Nguyen Phương Thao
The master thesis: “Improving the agent’s quality of AIA Vietnam life
insurance company in Ha Noi”.
Major in: Business Management

Code: 60.34.01.02

Training facility: Vietnam National University and Agriculture
1. Research purpose:
Evaluating the actions of improving agent’s quality of AIA life insurance
company in Ha Noi by its yearly assigned tasks and defined plans.
Proposing some solutions to help the improving agent’s quality of AIA life

insurance company in Ha Noi center run more effectively.
2. Methods of studying
- The collected investigation method:
+ Collecting secondary data: Collecting numbers, documents about the condition
of nature, economic, society in Ha Noi
+ Collecting primary data: Investing 120 customers of AIA life insurance about:
their name, job, your approbation about customer services of AIA agent’s, some gifts
and events for them…, investing 100 agents of AIA life insurance about: any trouble in
selling insurance contract; Interview 2 professor in Insurance system about the agents’
quality now.
- The analysis and comparative method: Accumulating figure about the running
of the AIA life insurance development center bases on its tasks to show the center’s
positive and negative.
- Date processing method: The data was collected, analysis, processed and
compared to show and clear the problems of the agent’s quality real condition.
3. Main results:
- The condition of nature, economic and society at Ha Noi center.
- The real condition of the AIA life insurance agent’s quality:
+ Qualification
+ Age

xii


+ The quality of services;
+ Sales figures of agents;
+ Year end employee rating
- The running results of the improving agents’ quality: Synthesizing the results
of the center’s taking yearly plans from 2011 to 2015 by some actions: recruitment,
training, sales figures of agents, the number of satisfied customes with agents’s services

- Assessing the running of improving agents’ quality in AIA life insurance:
Comparing the results between the real conditions with the center’s yearly plans to find
the causes which were affecting the running center.
- Proposing some solutions to improve agents’ quality in AIA life insurance
more effectively:
4. Conclusions:
The researching results will be a part of researching data about assessing the
improving agents’ quality in AIA life insurance.

xiii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Ở Việt Nam, thực tế hoạt động kinh doanh bảo hiểm những năm qua đã
cho thấy sự lớn mạnh không ngừng của ngành bảo hiểm và ngành bảo hiểm còn
rất nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai. Hiện nay có rất nhiều công ty bảo
hiểm nhân thọ được thành lập và đã tạo ra sự cạnh tranh hết sức khắc nghiệt. Vậy
để có thể đứng vững trên thị trường cũng như thu hút nhiều khách hàng và nâng
cao uy tín thì ngoài việc nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá sản phẩm để
hấp dẫn khách hàng các công ty còn phải đặc biệt coi trọng việc nâng cao chất
lượng đại lý bởi đối với Bảo hiểm Nhân thọ kết quả kinh doanh phụ thuộc rất lớn
vào kết quả hoạt động của họ. Đại lý bảo hiểm nhân thọ là người đại diện cho
công ty trong giao dịch với khách hàng, họ là những “con ong mật” cần cù, chịu
khó, ngày đêm dù mưa nắng vẫn đi khai thác hợp đồng mới, giữ quan hệ lâu dài
với khách hàng, người có ảnh hưởng chủ yếu tới số lượng hợp đồng, tỷ lệ duy trì
hợp đồng, doanh thu phí…Nói cách khác đó là nhân tố quyết định tới kết quả
hoạt động kinh doanh của công ty. Từ thực tế trên, các công ty bảo hiểm đã
tuyển dụng ồ ạt Đại lý sao cho nhiều, đông, làm cho thị trường bảo hiểm thời
gian qua phát triển “nóng” về số lượng Đại lý và dẫn đến hệ quả “vào nhanh,

ra nhanh”. Trước tình hình trên Bảo hiểm Nhân Thọ AIA Việt Nam cũng đã
đề ra chiến lược ưu tiên đó là bên cạnh việc tuyển dụng còn tập trung nâng cao
chất lượng Đại lý nhằm mục tiêu mang lại một nguồn nhân lực dồi dào và
chuyên nghiệp để phục vụ khách hàng, đồng thời làm dày khả năng cạnh tranh
trong giai đoạn ngành Bảo hiểm Nhân thọ phát triển mạnh mẽ như hiện nay.
Tuy nhiên, cũng chung cảnh ngộ như các công ty khác, Bảo hiểm Nhân thọ
AIA Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn và vướng mắc trong việc nâng cao chất
lượng Đại lý do vậy kết quả thực hiện chưa thực sự hiệu quả và được giải
quyết một cách triệt để như việc: vẫn còn tồn tại một số nhỏ Đại lý vi phạm
quy định kinh doanh, Đại lý chưa nắm vững nghiệp vụ trong việc tư vấn và

1


chăm sóc khiến cho khách hàng không hài lòng và làm mất đi niềm tin từ một
bộ phận nhỏ khác hàng tiềm năng…Từ thực trạng trên, nhận thức được tầm
quan trọng của vấn đề em đã nghiên cứu đề tài: “Nâng cao chất lượng đại lý
Bảo hiểm Nhân thọ của công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ AIA Việt Nam –
tại Hà Nội” để thực hiện luận văn tốt nghiệp của mình.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng chất lượng đại lý bảo hiểm nhân thọ
của Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ AIA Việt Nam tại Hà Nội hiện nay, đề
tài nêu ra giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng đại lý bảo hiểm nhân
thọ của công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ AIA Việt Nam tại Hà Nội trong
những năm tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận - thực tiễn về Bảo hiểm nhân thọ và
chất lượng đại lý bảo hiểm nhân thọ
- Phản ánh và đánh giá chất lượng đại lý bảo hiểm nhân thọ trong những

năm qua của công ty TNHH BHNT AIA Việt Nam tại Hà Nội
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng Đại lý của công ty
TNHH Bảo hiểm Nhân thọ AIA Việt Nam tại Hà Nội trong những năm tới.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề liên quan đến chất lượng
đại lý bảo hiểm nhân thọ của công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ AIA Việt Nam
tại Hà Nội.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1. Phạm vi về nội dung
Đề tài tập trung nghiên cứu về chất lượng đại lý của Công ty TNHH Bảo
hiểm Nhân thọ AIA Việt Nam tại Hà Nội
1.3.2.2. Phạm vi về không gian
Đề tài nghiên cứu được thực hiện tại Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ
AIA Việt Nam – chi nhánh tại Hà Nội
2


1.3.2.3. Phạm vi về thời gian
+ Những thông tin, số liệu sơ cấp trong đề tài được thu thập từ năm 2012
đến 2015.
+ Số liệu thứ cấp được tiến hành từ tháng 11/2015 đến tháng 2/2016.
+ Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 3/2015 đến tháng 3/2016
+ Đề tài đưa ra giải pháp nâng cao chất lượng Đại lý của công ty TNHH
BHNT AIA Việt Nam tại Hà Nội giai đoạn từ năm 2016 – 2021.

3


PHẦN 2. LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN

VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐẠI LÝ BẢO HIỂM NHÂN THỌ

2.1. LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐẠI LÝ BẢO HIỂM
NHÂN THỌ
2.1.1. Bảo hiểm nhân thọ
2.1.1.1. Khái niệm về Bảo hiểm nhân thọ
BHNT ra đời nhằm bảo hiểm cho rủi ro có liên quan đến tuổi thọ của con
người bao gồm hai sự kiện trái ngược nhau là sống hoặc tử vong. BHNT có đối
tượng tham gia đa dạng cùng nhiều hình thức và ở các lứa tuổi khác nhau. Tuy đã
trải qua quá trình hình thành và phát triển lâu đời, song cho tới nay vẫn có nhiều
khái niệm khác nhau về BHNT.
Theo PGS.TS. Nguyễn Văn Định 2008, Giáo trình Bảo hiểm: Thực tế
BHNT là sự cam kết giữa công ty Bảo hiểm với người tham gia bảo hiểm (người
được bảo hiểm) trong đó Công ty bảo hiểm có trách nhiệm trả cho người tham
gia bảo hiểm (người được bảo hiểm) một khoản tiền nhất định khi có những sự
kiện định trước xảy ra (người được bảo hiểm bị chết, thương tật toàn bộ vĩnh viễn,
ốm đau, tai nạn hay còn sống đến một thời điểm chỉ rõ trong hợp đồng). Còn người
tham gia bảo hiểm có trách nhiệm nộp phí bảo hiểm đầy đủ và đúng hạn.
Tuy nhiên, có thể đứng trên phương diện pháp lý để mọi người có cái nhìn
rõ nét hơn về BHNT, cụ thể là: Bảo hiểm nhân thọ là bản hợp đồng trong đó để
nhận được phí bảo hiểm của người tham gia bảo hiểm (người ký hợp đồng) thì
người bảo hiểm cam kết sẽ trả cho một người hay nhiều người thụ hưởng bảo
hiểm một số tiền nhất định (đó là số tiền bảo hiểm hay một khoản trợ cấp định
kỳ) trong trường hợp người được bảo hiểm bị tử vong hay sống đến một thời
điểm ghi rõ trên hợp đồng. Hay nói cách khác “Bảo hiểm nhân thọ là quá trình
bảo hiểm các rủi ro liên quan đến sinh mạng, cuộc sống và tuổi thọ con người”.
Đây có thể coi là khái niệm đầy đủ và chính xác nhất về BHNT vì nó phù hợp
với tình hình thực tế triển khai BHNT từ trước tới nay.
2.1.1.2. Một số thuật ngữ liên quan đến Bảo hiểm nhân thọ
- Hợp đồng bảo hiểm: Hợp đồng BHNT là hợp đồng được ký kết giữa

Doanh nghiệp BHNT và khách hàng. Theo đó, khách hàng cam kết đóng phí bảo
4


hiểm, DNBH cam kết trả tiền hoặc bồi thường khi xảy ra các sự kiện bảo hiểm đã
được xác định trong hợp đồng bảo hiểm.
- Bên mua bảo hiểm: Là tổ chức hoặc cá nhân từ 18 tuổi trở lên và có năng
lực, hành vi dân sự đầy đủ. Bên mua bảo hiểm có trách nhiệm kê khai, ký tên trên
Hồ sơ yêu cầu bảo hiểm và thực hiện nghĩa vụ đóng phí bảo hiểm theo quy định
tại Hợp đồng bảo hiểm.
- Người được bảo hiểm: Là cá nhân hiện đang sinh sống tại Việt Nam tại
thời điểm nộp hồ sơ yêu cầu bảo hiểm và được công ty chấp thuận bảo hiểm.
- Số tiền bảo hiểm: Là số tiền mà BMBH chọn để được bảo hiểm và được
công ty chấp thuận. STBH là căn cứ để chi trả các quyền lợi bảo hiểm theo quy
tắc và điều khoản này và được thể hiện trên Giấy chứng nhận bảo hiểm tại thời
điểm phát hành HĐBH.
- Người thụ hưởng: Người thụ hưởng là tổ chức, cá nhân được bên mua
bảo hiểm chỉ định để nhận tiền bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm con người.
Thông thường quyền lợi bảo hiểm thuộc về người được bảo hiểm, tuy nhiên
trong một số trường hợp người được hưởng quyền lợi bảo hiểm lại là người
khác. Phức tạp nhất là khi có sự khác nhau giữa người tham gia bảo hiểm, người
được bảo hiểm và người được hưởng quyền lợi bảo hiểm trong hợp đồng bảo
hiểm con người, đặc biệt là bảo hiểm cho sự cố chết của người được bảo hiểm.
(Hội Bảo hiểm Việt Nam, 2008).
2.1.1.3. Bản chất của Bảo hiểm nhân thọ
- Bản chất của bảo hiểm nhân thọ đó là: bằng sự đóng góp của số đông
người vào một quĩ chung, khi có rủi ro, quĩ sẽ có đủ khả năng trang trải và bù
đắp cho những tổn thất của số ít. Mỗi cá nhân hay đơn vị chỉ cần đóng góp một
khoản tiền trích từ thu nhập cho các công ty bảo hiểm. Khi tham gia một nghiệp
vụ bảo hiểm nào đó, nếu gặp tổn thất do rủi ro được bảo hiểm gây ra, người được

bảo hiểm sẽ được bồi thường. Khoản tiền bồi thường này được lấy từ số phí mà
tất cả những người tham gia bảo hiểm đã nộp. Tất nhiên, chỉ có một số người
tham gia bảo hiểm gặp tổn thất, còn những người không gặp tổn thất sẽ mất
không số phí bảo hiểm. Như vậy, có thể thấy, thực chất của bảo hiểm là việc
phân chia tổn thất của một hoặc một số người cho tất cả những người tham gia
bảo hiểm cùng chịu. Do đó, một nghiệp vụ bảo hiểm muốn tiến hành được phải
có nhiều người tham gia, tức là, bảo hiểm chỉ hoạt động được trên cơ sở luật số
5


đông (the law of large numbers), càng nhiều người tham gia thì xác suất xảy ra
rủi ro đối với mỗi người càng nhỏ và bảo hiểm càng có lãi.
- Với hình thức số đông bù cho số ít người bị thiệt hại, tổ chức bảo hiểm sẽ
giúp giảm thiểu thiệt hại kinh tế của từng cá nhân hay đơn vị khi gặp rủi ro, tiết
kiệm được nguồn chi cho ngân sách nhà nước. Như vậy, thực chất mối quan hệ
trong hoạt động bảo hiểm không chỉ là mối quan hệ giữa người bảo hiểm và
người được bảo hiểm, mà suy rộng ra, nó là tổng thể các mối quan hệ giữa những
người được bảo hiểm trong cộng đồng xoay quanh việc hình thành và sử dụng
quĩ bảo hiểm. Quĩ bảo hiểm được tạo lập thông qua việc huy động phí bảo hiểm,
số người tham gia càng đông thì quĩ càng lớn. Quĩ được sử dụng trước hết và chủ
yếu là để bù đắp những tổn thất cho người được bảo hiểm, không làm ảnh hưởng
đến sự liên tục của đời sống xã hội và hoạt động sản xuất – kinh doanh trong nền
kinh tế. Ngoài ra, quỹ còn được dùng để trang trải chi phí, tạo nên nguồn vốn đầu
tư cho xã hội. Bảo hiểm thực chất là hệ thống các quan hệ kinh tế phát sinh trong
quá trình phân phối lại tổng sản phẩm xã hội dưới hình thái giá trị, nhằm hình
thành và sử dụng quĩ bảo hiểm cho mục đích bù đắp tổn thất do rủi ro bất ngờ
xảy ra với người được bảo hiểm, đảm bảo quá trình tái sản xuất được thường
xuyên, liên tục.
2.1.1.4. Vai trò của Bảo hiểm nhân thọ
Xem xét mối quan hệ giữa sự phát triển của ngành bảo hiểm trong tương

quan chung với sự phát triển của toàn nền kinh tế ở nhiều nước, nhiều nhà kinh tế
học đã khẳng định tác dụng to lớn, cũng như vai trò không thể thiếu của bảo hiểm
đối với nền kinh tế. Thực tế cũng cho thấy, sự tồn tại của một thị trường bảo hiểm
mạnh là một trong những yếu tố cơ bản của bất cứ nền kinh tế thành công nào.
Tác dụng của bảo hiểm thể hiện rõ trên nhiều phương diện. Ngoài việc
giúp bù đắp thiệt hại, khắc phục tổn thất, bảo hiểm còn sử dụng hiệu quả những
khoản tiền nhàn rỗi, tạo được nguồn vốn lớn để đầu tư vào những lĩnh vực khác.
Cũng nhờ bảo hiểm mà ngân sách nhà nước hàng năm có nguồn đóng góp không
nhỏ, mọi người có được tâm lý an tâm trong kinh doanh, trong cuộc sống, công
tác đề phòng và hạn chế tổn thất được tăng cường…
a. Bù đắp thiệt hại, khắc phục tổn thất
Bù đắp thiệt hại, khắc phục tổn thất là tác dụng chủ yếu của bảo hiểm và
cũng xuất phát chính từ nhu cầu này mà bảo hiểm đã ra đời. Nói đến bảo hiểm là
nói đến khả năng bồi thường khi có tổn thất xảy ra, và vai trò của các công ty bảo
6


hiểm là cung cấp các loại dịch vụ đặc biệt nhằm khôi phục khả năng vật chất, tài
chính như trước khi xảy ra rủi ro, hoặc bồi thường cho người thụ hưởng trong
hợp đồng bảo hiểm con người. Khi có tổn thất xảy đến với đối tượng được bảo
hiểm thì nhiệm vụ cơ bản của bảo hiểm là khắc phục những hậu quả đó, ổn định
đời sống và quá trình sản xuất – kinh doanh.
Việc mua bảo hiểm của các cá nhân, tổ chức cho phép họ chuyển rủi ro
sang các công ty bảo hiểm. Các cá nhân khắc phục được khó khăn về tài chính,
dễ dàng ổn định cuộc sống hơn, các tổ chức kinh doanh bảo toàn vốn, tài sản, giữ
cho chu kỳ sản xuất – kinh doanh không bị gián đoạn dẫn đến phá sản khi gặp
thiệt hại quá nặng nề. Chi phí bồi thường của các công ty bảo hiểm thường chiếm
tỉ trọng lớn trong tổng chi phí hoạt động kinh doanh, khoảng 60 – 80%. Thậm
chí, chi phí bồi thường còn có thể lớn hơn, nhất là với những rủi ro do thiên tai có
sức tàn phá lớn trên diện rộng. ở Mỹ, từ năm 1949 đến năm 1994, trung bình mỗi

năm có tới 25 vụ thảm họa thiên nhiên, gây tổn thất 1,6 tỉ USD/năm (theo thời
giá năm 1983), trong đó, lớn nhất là cơn bão Adrew và trận động đất Northridge
đều có 15,5 tỉ USD tài sản được bảo hiểm. Trong vụ nổ máy bay Concorde, các
công ty bảo hiểm đã phải bồi thường một số tiền là khoảng 350 triệu USD, trong
đó khoảng 260 triệu USD là để bồi thường cho gia đình các hành khách và phi
hành đoàn bị thiệt mạng và 30 triệu USD bảo hiểm máy bay.
b. Tăng cường công tác đề phòng và hạn chế tổn thất
Bên cạnh khả năng giải quyết các hậu quả của rủi ro, bảo hiểm còn góp
phần thực hiện một nội dung trong các biện pháp kiểm soát rủi ro. Đó là đề
phòng và hạn chế tới mức thấp nhất những tổn thất có thể xảy ra. Nhờ đó, những
thiệt hại đáng tiếc về người và tài sản được giảm thiểu và những hậu quả về kinh
tế – xã hội cũng được chủ động phòng tránh. Dựa trên cơ sở các rủi ro xảy ra
hàng năm, các tổ chức kinh doanh bảo hiểm tiến hành nghiên cứu các rủi ro,
thống kê các tai nạn, tổn thất, từ đó xác định các nguyên nhân chủ quan và khách
quan dẫn đến thiệt hại. Những nghiên cứu này giúp các công ty bảo hiểm có thể
đề ra được các biện pháp kiểm soát ngăn ngừa rủi ro hữu hiệu nhất nhằm giảm
đến mức thấp nhất tổn thất có thể xảy ra.
Việc các công ty bảo hiểm tích cực thực hiện các biện pháp phòng tránh
rủi ro không chỉ để giảm bớt chi phí bồi thường nhằm nâng cao lợi nhuận cho
mình, mà quan trọng hơn, nó góp phần giảm bớt những hậu quả đáng tiếc về vật
chất cũng như tinh thần khi xảy ra tổn thất. Khi xây dựng các qui tắc, điều khoản,
biểu phí…cũng như trong quá trình triển khai nghiệp vụ, kể từ khi đánh giá rủi
7


ro, ký kết hợp đồng, quản lý hợp đồng cho đến lúc giám định tổn thất, giải quyết
bồi thường, các tổ chức bảo hiểm luôn chú ý đến việc tăng cường áp dụng các
biện pháp phòng tránh cần thiết. Việc đó không chỉ nhằm bảo vệ đối tượng bảo
hiểm mà còn góp phần bảo đảm an toàn cho tính mạng, sức khoẻ con người, của
cải vật chất của toàn xã hội.

Các công ty bảo hiểm cũng luôn đôn đốc các cá nhân, tổ chức tham gia
mua bảo hiểm tăng cường các biện pháp bảo vệ tài sản của chính mình. Đồng
thời, họ cũng tuyên truyền, giáo dục mọi tầng lớp nhân dân chấp hành nghiêm
chỉnh luật lệ an toàn giao thông, an toàn lao động… Do bảo hiểm không có nghĩa
là đổ hết trách nhiệm cho người bảo hiểm nên ở các cơ quan, xí nghiệp thường có
các qui tắc, qui định cho an toàn lao động, các qui định về phòng cháy chữa cháy,
các thiết bị chống trộm, báo cháy…
c. Sử dụng hiệu quả những khoản tiền nhàn rỗi, tạo được nguồn vốn lớn để đầu
tư vào những lĩnh vực khác
Trong cuộc sống cũng như trong kinh doanh, người ta luôn phải tính đến
những rủi ro có thể gặp phải, và luôn muốn chủ động trong các tình huống xấu
nhất. Việc tự khắc phục rủi ro đòi hỏi các cá nhân, tổ chức phải bỏ ra một khoản
tiền lớn lập quỹ dự phòng. Xét trên toàn xã hội, tổng các quỹ dự phòng sẽ là một
khoản tiền không nhỏ, có khả năng sinh lợi lớn nếu đem đầu tư. Do vậy, người ta
có thể đóng cho các công ty bảo hiểm một khoản nhỏ hơn thay vì bỏ một khoản
tiền lớn lập quỹ, và có thể dùng tiền đó nâng cao đời sống hoặc đầu tư kinh
doanh. Bảo hiểm đã trở thành lựa chọn tối ưu trong môi trường đầy rủi ro hiện
nay, đảm bảo mức độ an toàn tương đối về khả năng tài chính khi xảy ra rủi ro
mà vẫn không gây đọng vốn.
Vốn là yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất – kinh doanh trong nền kinh tế
thị trường. Một nền kinh tế muốn tăng trưởng thì phải có một thị trường vốn phát
triển lành mạnh, các kênh thu hút vốn đa dạng để có thể đáp ứng tối đa nhu cầu
về vốn. Kinh nghiệm của nhiều quốc gia cho thấy, muốn tăng tốc nền kinh tế thì
tỉ lệ tích lũy vốn trong nước thường phải chiếm khoảng 30% GDP. Ngày nay, các
công ty bảo hiểm là một kênh huy động vốn không thể thiếu của nền kinh tế và
đang ngày càng được khai thác một cách hiệu quả, do phạm vi hoạt động rộng,
các loại hình bảo hiểm phong phú. Thông qua các hợp đồng bảo hiểm, các công
ty bảo hiểm đã tập trung lượng tiền phân tán rải rác thành những quĩ tiền tệ khá
8



lớn. Quỹ bảo hiểm đã trở thành một định chế tài chính trung gian quan trọng trên
thị trường vốn. Đặc biệt, thông qua loại hình bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm đã
khuyến khích các tầng lớp nhân dân tăng cường tiết kiệm và qua đó đã thu hút
được một khối lượng lớn vốn nhàn rỗi để đầu tư. Tổng giá trị đầu tư của các công
ty bảo hiểm của Pháp năm 2010 lên đến 4.267,5 tỷ FFR, chiếm trên 20% tổng giá
trị đầu tư trong nước. Ở Đài Loan năm 2011, riêng các công ty bảo hiểm nhân
thọ đã đầu tư vào nền kinh tế 39 tỷ USD, chiếm 15% tổng thu nhập quốc dân.
Trong các tổ chức tài chính trung gian, các công ty bảo hiểm nhân thọ có tổng giá
trị tài sản lên tới hàng nghìn tỷ USD, chỉ đứng sau các ngân hàng thương mại. Ở
những nước có thị trường bảo hiểm phát triển, nhìn chung, các công ty bảo hiểm
là những chủ thể tham gia tích cực vào hoạt động đầu tư trên thị trường tài chính.
(Đặng Đình Chính 2/2013)
d. Tăng thu cho ngân sách nhà nước
Qua quá trình phát triển lâu dài, bảo hiểm tự thân nó đã trở thành một
ngành kinh doanh độc lập, có hạch toán thu chi, lỗ lãi rõ ràng. Vì vậy, các công
ty bảo hiểm phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước như mọi doanh
nghiệp khác hoạt động trong nền kinh tế. Hàng năm, thông qua việc nộp thuế,
bảo hiểm đã đóng góp một phần không nhỏ vào ngân sách Nhà nước. Bên cạnh
đó, bảo hiểm cũng góp phần tiết kiệm cho ngân sách thông qua việc thực hiện tốt
khâu phòng ngừa và hạn chế tổn thất, giúp bảo vệ tối đa tài sản công cộng, giảm
đến mức thấp nhất những thiệt hại đáng tiếc. Điều này giúp Nhà nước giảm bớt
chi tiêu những khoản lớn để bù đắp cho những tổn thất như phải xây dựng lại
đường xá, cầu cống, nhà xưởng, công trình… Ngoài ra, một thị trường bảo hiểm
phát triển mạnh mẽ và ổn định sẽ thu hút các cá nhân và tổ chức mua bảo hiểm
của các công ty bảo hiểm trong nước, góp phần tiết kiệm một lượng ngoại tệ lớn
cho ngân sách Nhà nước.
e. Tạo tâm lý an tâm trong kinh doanh, trong cuộc sống
Khi kinh doanh ngày càng phát triển, đời sống xã hội ngày càng được
nâng cao thì người ta càng có nhu cầu được đảm bảo an toàn cho tương lai. Môi

trường kinh doanh cũng như môi trường xã hội đang dần xuất hiện những rủi
ro mới. Những rủi ro do thiên nhiên như bão lũ, hạn hán, sóng thần, cháy
rừng tự nhiên… đang trở nên hết sức phức tạp, khó dự đoán do môi trường
thế giới đang thay đổi theo chiều hướng xấu. Chiến tranh, xung đột, khủng
9


bố, đình công… không những không giảm bớt mà lại ngày càng diễn biến
phức tạp ở nhiều nơi trên thế giới. Trong tình hình như vậy, bảo hiểm chính
là một giải pháp hữu hiệu, góp phần tích cực tạo ra tâm lý an tâm trong kinh
doanh, trong cuộc sống cho con người.
2.1.1.5. Đặc điểm của Bảo hiểm nhân thọ
a, BHNT vừa mang tính tiết kiệm, vừa mang tính rủi ro
- Người tham gia BH sẽ định kỳ nộp một khoản tiền nhỏ (gọi là phí bảo
hiểm) có thể theo tháng, theo quý hoặc theo năm tuỳ theo sự lựa chọn hình thức
đóng phí của khách hàng hay sự quy định từ phía công ty (trường hợp này ít xảy
ra hơn)
- Ý thức được việc đóng phí BHNT, người tham gia thực hiện tiết kiệm từ
những khoản tiền rất nhỏ, những chi tiêu vụn vặt trong cuộc sống hàng ngày một
cách có kế hoạch.
- BHNT là một kế hoạch tài chính dài hạn của người tham gia, theo đó
người tham gia có kế hoạch tiết kiệm từ hôm nay để phục vụ cho mục đích mua
sắm, chi tiêu lớn trong tương lai.
Tính rủi ro trong BHNT thể hiện ở chỗ người tham gia bảo hiểm (nếu
người tham gia cũng là người được bảo hiểm), người được bảo hiểm luôn được
bảo vệ trước những rủi ro và được công ty thanh toán STBH khi sự kiện bảo
hiểm xảy ra.
Sở dĩ nói BHNT vừa mang tính tiết kiệm, vừa mang tính rủi ro tức là khi
một người, một nhóm người tham gia BHNT như một hình thức tiết kiệm dài
hạn, họ hoặc người thân của họ sẽ được chi trả STBH khi họ không may gặp rủi

ro trong thời hạn bảo hiểm ấn định hoặc khi đáo hạn hợp đồng.
b, BHNT đáp ứng được rất nhiều mục đích khác nhau của người tham gia bảo hiểm
Trong khi các nghiệp vụ Bảo hiểm phi nhân thọ chỉ đáp ứng được một
mục đích là góp phần khắc phục hậu quả khi đối tượng tham gia bảo hiểmgặp sự
cố, từ đó góp phần ổn định tài chính cho người tham gia thì BHNT đã đáp ứng
được nhiều mục đích, ví dụ:
- HĐBH hưu trí sẽ đáp ứng yêu cầu của người tham gia những khoản trợ
cấp đều đặn hàng tháng, từ đó góp phần ổn định cuộc sống khi họ già yếu.
- HĐBH tử vong sẽ giúp người được bảo hiểm để lại cho gia đình một
10


khoản là STBH khi họ bị tử vong. Số tiền này sẽ đáp ứng được nhiều mục đích
khác nhau của người quá cố như: trang trải nợ nần, giáo dục con cái,...
- Hợp đồng BHNT đôi khi còn có vai trò như một vật thế chấp để vay vốn
hoặc BHNT tín dụng thường được bán cho các đối tượng đi vay để họ mua xe
hơi, đồ dùng gia đình...
Chính vì đáp ứng được nhiều mục đích khác nhau nên loại hình Bảo hiểm
này có thị trường ngày càng rộng và được rất nhiều người quan tâm.
c, Các loại hợp đồng trong BHNT rất đa dạng và phức tạp
Tính đa dạng và phức tạp trong các hợp đồng BHNT thể hiện ngay ở các
sản phẩm của nó. Mỗi sản phẩm BHNT có nhiều loại hợp đồng khác nhau như:
BHNT hỗn hợp 5 năm, 10 năm. Mỗi hợp đồng với mỗi thời hạn khác nhau lại có
sự khác nhau về STBH, phương thức đóng phí, độ tuổi người tham gia…Ngay cả
trong một bản hợp đồng, mối quan hệ giữa các bên rất phức tạp, đó là các mối
quan hệ qua lại giữa 4 bên tham gia: Người bảo hiểm, người được bảo hiểm,
người tham gia bảo hiểm và người hưởng thụ quyền lợi bảo hiểm.
d, Phí BHNT chịu tác động tổng cộng của nhiều nhân tố, vì vậy quá trình định
phí khá phức tạp
Theo cuốn Understanding the insurance industry, 31/10/2014: “sản phẩm

BHNT không gì hơn chính là kết quả của một tiến trình đầy đủ để đưa sản phẩm
đến công chúng". Trong tiến trình này, nhà bảo hiểm phải bỏ ra rất nhiều chi phí
để tạo nên sản phẩm như: chi phí khai thác, chi phí quản lý hợp đồng. Những chi
phí đó chỉ là một phần để cấu tạo nên giá cả sản phẩm BHNT (tính phí BHNT),
phần chủ yếu khác phụ thuộc vào các yếu tố:
+ Độ tuổi của người được bảo hiểm
+ Tuổi thọ bình quân của con người
+ Số tiền bảo hiểm
+ Thời hạn thanh toán
+ Phương thức thanh toán
+ Lãi suất đầu tư
+ Tỷ lệ lạm phát và thiểu phát của đồng tiền...
Trong quá trình định phí các nhà BH sẽ phải giả định một số yếu tố đã

11


×