Tải bản đầy đủ (.docx) (47 trang)

Một số kinh nghiệm trong công tác quản lí, giáo dục môi trường ở trường tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.86 MB, 47 trang )

Một số kinh nghiệm trong công tác quản lý giáo dục môi trường ở trường Tiểu học

PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài
Ô nhiễm môi trường là một trong những vấn đề cấp bách hiện nay, nó đe dọa
đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu và nhiều hệ lụy khác mà con người phải gánh
chịu. Cuộc sống đang phát triển ngày càng hiện đại, đời sống vật chất và tinh thần
của người dân ngày càng được cải thiện, tuy nhiên, đối lập với nó, tình trạng ô
nhiễm môi trường lại có những diễn biến phức tạp. Ô nhiễm môi trường đang là
vấn đề không chỉ của riêng một vùng nào, mà ở khắp nơi, cả nông thôn, thành thị,
miền núi, miền biển, cả các nguồn nước và không khí… Theo nghiên cứu của các
tổ chức bảo vệ môi trường ở nước ta, 70% các dòng sông, 45% vùng ngập nước,
40% các bãi biển đã bị ô nhiễm, hủy hoại về môi trường; 70% các làng nghề ở
nông thôn đang đứng trước nguy cơ ô nhiễm nghiêm trọng. Cùng với đó, tình trạng
nước biển xâm nhập vào đất liền; đất trống, đồi núi trọc và sự suy thoái các nguồn
gien động thực vật đang có chiều hướng gia tăng là hệ quả của việc hủy hoại môi
trường. Bảo vệ môi trường hơn bao giờ hết đã trở thành nhiệm vụ cấp bách của
toàn xã hội. Để khắc phục những hậu quả trên phải cần một thời gian dài, liên tục,
ngay từ bây giờ và tốn kém nhiều công sức và tiền của. Do đó, bảo vệ môi trường
nên bắt đầu bằng việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, nhất là cho học sinh lứa
tuổi còn ngồi học trên ghế nhà trường. Hiện nay, vấn đề giáo dục ý thức, trang bị
kiến thức về bảo vệ môi trường trong các nhà trường chưa được chú trọng đúng
mức, bảo vệ môi trường chưa được xem là một môn học ở các cấp học phổ thông,
ngoại trừ một số trường đại học, cao đẳng có môn học chuyên ngành về môi
trường. Bộ môn này mới chỉ được lồng ghép trong một số môn học và một số tiết
học ngoại khóa. Một số cuộc thi bảo vệ môi trường đã được tổ chức trong trường
học, song nhìn chung, vẫn còn mang nặng tính hình thức. Do vậy, ý thức bảo vệ
môi trường vì thế chưa hình thành rõ nét trong tầng lớp học sinh.
Vì thế mà trong những năm qua, bảo vệ môi trường và quản lí giáo dục về
bảo vệ môi trường là một trong những nhiệm vụ giáo dục được Đảng và Nhà nước
ta rất chú trọng. Ngày 31/1/2005 Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo đã ra Chỉ thị số


02/2005/CT-BGD-ĐT về: “Tăng cường công tác giáo dục và bảo vệ môi trường”
xác định nhiệm vụ trọng tâm cho giáo dục phổ thông từ nay đến năm 2020 là trang
bị cho học sinh kiến thức, kĩ năng về môi trường và bảo vệ môi trường bằng các
hình thức phù hợp qua các môn học và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, xây
dựng nhà trường xanh - sạch - đẹp.

1 / 47


Một số kinh nghiệm trong công tác quản lý giáo dục môi trường ở trường Tiểu học

Trong những năm gần đây, ở bậc Tiểu học đã đưa nội dung giáo dục môi
trường vào dạy lồng ghép trong các môn học như: Khoa học, Tự nhiên - xã hội,
Đạo đức, Tiếng Việt... và được giảng dạy ngay từ lớp Một. Song, việc giáo dục môi
trường qua các môn học kể trên hiện nay ít nhiều vẫn còn hạn chế. Các hình thức
về môi trường hoặc có liên quan đến môi trường đôi lúc còn tản mạn, chưa có hệ
thống. Tri thức về sự tác động qua lại giữa con người và tự nhiên còn có phần hời
hợt, mối quan hệ giữa các yếu tố của môi trường tự nhiên chưa được đề cập một
cách sâu sắc, triệt để nên chưa nêu bật được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường.
Bậc tiểu học là bậc học nền móng, bậc phổ học của hệ thống giáo dục quốc
dân. Học sinh tiểu học đang ở độ tuổi định hướng và phát triển về nhân cách. Giáo
dục các em là cơ sở ban đầu làm nền tảng cho việc đào tạo các em thành những
công dân tốt cho đất nước “cái gì (về nhân cách) không làm được ở tiểu học thì
khó làm được ở các cấp học sau”. Năm học 2015 - 2016 là năm học tiếp tục thực
hiện cuộc vận động “Xây dựng trường học thân thiện - Học sinh tích cực”, đây là
cuộc vận động đã và đang được triển khai thực hiện rộng khắp toàn ngành. Hơn lúc
nào hết, việc giáo dục cho học sinh có những hiểu biết về môi trường và hình thành
ở các em ý thức, kĩ năng về bảo vệ môi trường trong lúc này là vô cùng cần thiết.
Từ thực tế trên, làm thế nào để nâng cao hiệu quả giáo dục môi trường ở bậc
tiểu học, làm thế nào để có thể hình thành cho học sinh tiểu học những hiểu biết về

môi trường đang là vấn đề được quan tâm hiện nay.
Bản thân tôi là một Hiệu trưởng, qua các hoạt động giáo dục tại trường, tôi
đặc biệt quan tâm đến giáo dục môi trường cho học sinh. Vì vậy tôi chọn đề tài:
“Một số kinh nghiệm trong công tác quản lí, giáo dục môi trường ở trường
tiểu học” với hi vọng sẽ đóng góp được ít nhiều cho công tác giáo dục bảo vệ môi
trường.
II. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
1. Mục đích
- Làm cho học sinh Tiểu học có chuyển biến về ý thức, thái độ, hành vi, đối
với môi trường và việc bảo vệ môi trường. Trong quá trình đó, thông qua hệ thống
chương trình, nội dung giảng dạy, từng bước trang bị cho các em học sinh những
hiểu biết về môi trường, để từ đó giúp các em dần dần có ý thức, từ ý thức sẽ bộc lộ
qua thái độ, hành vi trong cuộc sống. Khi con người có ý thức cao, những thái độ,
hành vi của họ sẽ trở thành nếp sống hàng ngày.
- Xây dựng một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường trên cơ sở điều tra
thực trạng về công tác giáo dục bảo vệ môi trường của học sinh trường tiểu học. Từ
2 / 47


Một số kinh nghiệm trong công tác quản lý giáo dục môi trường ở trường Tiểu học

đó đề xuất một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục bảo vệ môi trường cho
học sinh trường tiểu học.
2. Nhiệm vụ:
- Tìm hiểu những cơ cở lí luận, cơ sở thực tiễn, những thuận lợi và khó khăn
của việc giáo dục môi trường cho học sinh.
- Tìm hiểu thực trạng và nguyên nhân dẫn đến học sinh chưa có ý thức giữ
gìn và bảo vệ môi trường.
- Đưa ra một số kinh nghiệm trong công tác quản lí giáo dục môi trường
- Rút ra kết luận và bài học kinh nghiệm sau khi áp dụng đề tài.

III. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thống kê.
- Phương pháp phỏng vấn.
- Phương pháp phân tích tổng hợp (Phân tích nguyên nhân, tổng hợp kết quả).
- Phương pháp so sánh (So sánh kết quả trước và sau khi thực hiện đề tài).
- Phương pháp thực hành: Giáo dục kỹ môi trường cho học sinh thông qua
các hoạt động, để học sinh tự cảm nhận, đánh giá, nhận xét qua các hành vi và từ
đó hình thành các kỹ năng; thực hiện sự phối hợp trong và ngoài nhà trường, làm
tốt công tác xã hội hoá trong việc giữ gìn và bảo vệ môi trường.
IV. Đối tượng - thời gian - phạm vi nghiên cứu
1. Đối tượng:
Các em học sinh, giáo viên trường tiểu học nơi tôi công tác.
2. Thời gian:
- Từ ngày 15/8/2014 đến 30/8/2014: Lập đề cương.
- Từ ngày 10/9/2014 đến 10/9/2015: Nghiên cứu và áp dụng thử khối 5.
- Từ ngày 10/9/2015 đến 28/2/2016: Áp dụng rộng rãi tại trường.
- Từ ngày 28/2/2016 đến 10/03/2016: Cùng GV trong trường rút ra bài học.
- Từ ngày 10/03/2016 đến 20/03/2016: Hoàn tất đề tài.
3. Phạm vi:
Các tiết học hàng ngày, các tiết hoạt động tập thể, hoạt động ngoại khoá của
HS ở trường tôi.

3 / 47


Một số kinh nghiệm trong công tác quản lý giáo dục môi trường ở trường Tiểu học

NỘI DUNG
CHƯƠNG I:CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
I. Cơ sở lí luận

1. Các khái niệm
* Khái niệm về môi trường: Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu
tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh
hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên
nhiên. (Theo Ðiều 1, Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam).
Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hoá học,
sinh học, tồn tại ngoài ý muốn của con người, nhưng cũng ít nhiều chịu tác động
của con người. Ðó là ánh sáng mặt trời, núi sông, biển cả, không khí, động, thực
vật, đất, nước... Môi trường tự nhiên cho ta không khí để thở, đất để xây dựng nhà
cửa, trồng cấy, chăn nuôi, cung cấp cho con người các loại tài nguyên khoáng sản
cần cho sản xuất, tiêu thụ và là nơi chứa đựng, đồng hoá các chất thải, cung cấp cho
ta cảnh đẹp để giải trí, làm cho cuộc sống con người thêm phong phú.
* Ô nhiễm môi trường:
Ô nhiễm môi trường là vấn đề mang tính toàn cầu. Ô nhiễm môi trường có
ảnh hưởng to lớn đến chất lượng môi trường sống của chúng ta; ô nhiễm môi
trường làm bẩn, làm thoái hoá môi trường sống; làm biến đổi môi trường theo
hướng tiêu cực toàn thể hay một phần bằng những chất gây tác hại (chất gây ô
nhiễm). Sự biến đổi môi trường như vậy làm ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp tới
đời sống con người và sinh vật gây tác hại cho nông nghiệp, công nghiệp, làm giảm
chất lượng cuộc sống của con người.
Nguyên nhân của nạn ô nhiễm môi trường là các sinh hoạt hằng ngày và
hoạt động kinh tế của con người, từ trồng trọt, chăn nuôi đến các hoạt động công
nghiệp, chiến tranh và công nghệ quốc phòng.
* Suy thoái môi trường: Suy thoái môi trường là sự làm thay đổi chất lượng
và số lượng của thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu cho đời sống của con
người và thiên nhiên. (Theo báo Tài nguyên và môi trường)
- Suy thoái môi trường đất: Trên 50% diện tích đất tự nhiên bị thoái hoá.
Diện tích không gian sống bình quân của con người Việt Nam đang ngày càng bị
thu hẹp.
- Suy thoái rừng: Suy thoái rừng diễn ra ở cả hai khía cạnh: Chất lượng rừng

bị giảm, diện tích rừng bị thu hẹp. Năm 1945, diện tích rừng là 14,3ha; tỷ lệ che phủ
là 43% tổng diện tích tự nhiên. Năm 1990, diện tích rừng là 9,1 ha; tỷ lệ che phủ là
4 / 47


Một số kinh nghiệm trong công tác quản lý giáo dục môi trường ở trường Tiểu học

27,7% tổng diện tích tự nhiên. Năm 1999, diện tích rừng là 9,6 ha; tỷ lệ che phủ là
28,8% tổng diện tích tự nhiên.
- Suy giảm đa dạng sinh học: Việt Nam được coi là một trong 15 trung tâm đa
dạng sinh học cao nhất thế giới. Việt Nam có 13.766 loài thực vật. Khu hệ động vật có
51.555 loài côn trùng, 258 loài bò sát, 82 loài ếch nhái, 275 loài và phân loại thú,
khoảng 100 loài chim đặc hữu, 782 loài động vật không xương sống, 54 loài cá nước
ngọt,…
Trong những năm gần đây đa dạng sinh học suy giảm nghiêm trọng. Số lượng cá
thể giảm, nhiều loài bị diệt chủng và nhiều loài đang có nguy cơ bị tiêu diệt.
+ Voi: Trước thập kỷ 70 nước ta có 1500 - 2000 con, nay còn 100 - 150 con
+ Hổ: Trước thập kỷ 70 nước ta có khoảng 1000 con nay chỉ còn 80 - 100 con.
- Ô nhiễm môi trường nước:
Môi trường nước vừa bị ô nhiễm nặng, vừa có nguy cơ thiếu nước toàn cầu.
Ba nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là: Nhu cầu nước dùng cho công nghiệp,
nông nghiệp và sinh hoạt tăng nhanh; Nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm trọng; Nạn
chặt, phá rừng không kiểm soát được.
Ở nước ta, cả ba nguyên nhân kể trên đã và đang tồn tại đồng thời có chiều
hướng phát triển, trong đó ô nhiễm nước là một hiện tượng đáng lưu ý. Nguyên
nhân của tình trạng này là:
+ Sử dụng nước quá tải, cùng với thói quen sinh hoạt mất vệ sinh làm ô
nhiễm nguồn nước.
+ Sử dụng hoá chất nông nghiệp và các chất tẩy rửa.
+ Các chất thải của công nghiệp, của bệnh viện, của khu chăn nuôi, khu dân

cư không được xử lý chặt chẽ trước khi đổ ra sông hồ.
- Ô nhiễm không khí: Các nguồn ô nhiễm không khí bao gồm:
+ Các vi sinh vật tồn tại trong không khí.
+ Khói, chất độc,… của các hiện tượng tự nhiên: Cháy rừng, núi lửa, sự phân
huỷ các chất hữu cơ.
+ Các chất thải của giao thông, sản xuất công nghiệp, sản xuất nông nghiệp,
các hoạt động dịch vụ, hoạt động của con người.
2. Cơ sở pháp lý
1. Từ thế kỷ XIX một số nước đã đưa ra những đạo luật về môi trường
như: Luật cấm gây ô nhiễm nước sông ở Anh năm 1876; Luật về khói than ở Mỹ
năm 1896; Luật khoáng nghiệp, Luật sông ở Nhật năm 1896,…

5 / 47


Một số kinh nghiệm trong công tác quản lý giáo dục môi trường ở trường Tiểu học

2. Năm 1972, trong tuyên bố của Hội nghị Liên Hiệp Quốc về “Môi
trường và con người” họp tại Stockholm đã nêu: “Việc giáo dục môi trường cho thế
hệ trẻ cũng như người lớn làm sao để học có được đạo đức, trách nhiệm trong việc
bảo vệ và cải thiện môi trường”. Ngay sau đó, chương trình môi trường của Liên
Hiệp Quốc (UNEF) cùng với các tổ chức văn hóa – khoa học – giáo dục của Liên
Hiệp Quốc (UNESCO) đã thành lập chương trình giáo dục môi trường quốc tế
(IEEP). Tháng 10/1975 IEEP đã tổ chức Hội thảo Quốc tế lần thứ nhất về Giáo dục
môi trường ở Beograde (Cộng Hòa Liên Bang Nam Tư), kết thúc hội thảo đã đưa ra
được một nghị định khung và tuyên bố về những mục tiêu và những nguyên tắc
hướng dẫn giáo dục môi trường. Trong đó nêu rõ mục tiêu giáo dục môi tiêu giáo
dục môi trường là nhằm nâng cao nhận thức về vai trò của môi trường và hiểu biết
về môi trường; giúp cho mỗi người xác định thái độ và lối sống cá nhân tích cực
đối với môi trường; có những hành động cho một môi trường tốt đẹp.

3. Chỉ thị số 36 CT/TW ngày 25/6/1998 của Bộ Chính trị về “Tăng cường
công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước”
đã đưa ra những giải pháp cơ bản để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường như:
“Thường xuyên giáo dục, tuyên truyền, xây dựng thói quen, nếp sống và phong trào
quần chúng bảo vệ môi trường” và “Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào
chương trình giáo dục của tất cả các bậc học trong hệ thống giáo dục quốc dân”.
4. Cùng với Luật giáo dục thì Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có quyết định số
3288/QĐ_BGD&ĐT ngày 2/10/1998 phê duyệt và ban hành các văn bản về chính
sách và chiến lược giáo dục môi trường trong nhà trường phổ thông Việt Nam và
một số văn bản hướng dẫn kèm theo. Các văn bản này là cơ sở pháp lý quan trọng
cho việc tổ chức triển khai các hoạt động giáo dục môi trường ở các trường phổ
thông và trường sư phạm trong hệ thống giáo dục quốc dân.
5. Quyết định số 1363/QĐ-TTg ngày 17/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ
v/v phê duyệt đề án “Đưa nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo
dục quốc dân”.
6. Quyết định số 256/QĐ-TTg ngày 02/12/2003 của Thủ tướng Chính phủ về
Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm
2020.
II. Cơ sở thực tiễn
Môi trường thế giới đang ở trong tình trạng báo động về sự ô nhiễm. Đối với
môi trường thế giới, hàng năm, các hoạt động công nghiệp thải ra 50% khí điôxit
cabon, chính chất này là một trong các nguyên nhân tạo ra hiệu ứng nhà kính, làm
tăng nhiệt độ trái đất và hủy hoại tầng ozôn; bên cạnh đó các hoạt động sản xuất và
6 / 47


Một số kinh nghiệm trong công tác quản lý giáo dục môi trường ở trường Tiểu học

sinh hoạt của con người cũng thải ra hàng triệu tấn chất thải nguy hiểm, gây ô
nhiễm môi trường nặng.

Khí hậu toàn cầu biến đổi và tần suất thiên tai gia tăng. Nồng độ CO2 và
SO2 trong khí quyển gia tăng; Nguồn tài nguyên, đặc biệt là tài nguyên rừng, đất,
nước cạn kiệt; Nhiều hệ sinh thái bị mất cân bằng nghiêm trọng, không còn khả
năng tự điều chỉnh.
Nhiệt độ Trái đất tăng, trong vòng 100 năm trở lại đây, trái đất đã nóng lên
khoảng 0.5độ C và dự báo trong thế kỷ này sẽ tăng lên từ 1,5 đến 4,5độ C so với
nhiệt độ của thế kỷ XX.
Mực nước biển có thể dâng cao từ 25 – 40cm do băng tan; gia tăng tần suất
thiên tai như bão, động đất, phun trào núi lửa, cháy rừng, sóng thần...
Tầng ôzôn cũng suy giảm. Tầng ôzôn có tác dụng sưởi ấm bầu không khí tạo
ra tầng bình lưu, lọc tia cực tím có hại cho các sinh vật trên mặt đất.Thế nhưng
trong thời gian gần đây, tầng ôzôn đã bị hủy hoại dần.
Hầu hết các nguồn tài nguyên đều bị suy thoái, nghiêm trọng nhất là tài
nguyên đất, tài nguyên rừng, tài nguyên nước, ô nhiễm môi trường đang xảy ra trên
quy mô rộng.

7 / 47


Một số kinh nghiệm trong công tác quản lý giáo dục môi trường ở trường Tiểu học

CHƯƠNG II:
THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ CÔNG TÁC GIÁO DỤC MÔI
TRƯỜNG TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC
I.

Thực trạng môi trường
1. Thực trạng môi trường Việt Nam
Môi trường Việt Nam đang ở mức báo động. Cạn kiệt tài nguyên rừng,
khoáng sản; suy thoái tài nguyên đất, nước, không khí; chất độc do chiến tranh để

lại gây hậu quả nặng nề; dân số tăng nhanh và phân bố không đồng đều đang gây
sức ép lớn đối với môi trường. Trên 50% diện tích đất tự nhiên bị thoái hóa. Diện
tích không gian sống bình quân của người Việt Nam đang ngày càng bi thu hẹp.
Năm 1940 diện tích đất bình quân theo đầu người là 0,2ha thì đến năm 2005 chỉ
còn 0,11ha. Suy thoái rừng trầm trọng. Chất lượng rừng bị giảm; diện tích rừng bị
thu hẹp. Năm 1945, diện tích rừng là 14,3 triệu ha; tỉ lệ che phủ là 43% tổng diện
tích tự nhiên. Năm 1990, diện tích rừng là 9,1 triệu ha; tỉ lệ che phủ là 27,7%. Năm
1999, diện tích rừng là 9,6 triệu ha; tỉ lệ che phủ là 28,8%. Năm 2005, diện tích
rừng là 12,6 triệu ha; tỉ lệ che phủ là 36,3% tổng diện tích tự nhiên. Đa dạng sinh
học cũng bị suy giảm. Việt Nam ta được coi là một trong 15 trung tâm đa dạng sinh
học cao nhất Thế giới. Việt Nam có 13.766 loài thực vật. Khu hệ động vật có
51.555 loài côn trùng, 258 loài bò sát, 82 loài ếch nhái, 275 loài và phân loại thú,
khoảng 100 loài chim đặc hữu, 782 loài động vật không xương sống, 544 loài cá
nước ngọt. Thế nhưng, trong những năm gần đây đa dạng sinh học suy giảm
nghiêm trọng. Số lượng cá thể giảm, nhiều loại bị diệt chủng và nhiều loại đang có
nguy cơ bị tiêu diệt. Trong cuốn Sách đỏ Việt Nam. Phần động vật (1992), phần
thực vật (1996) đã nêu 365 loài thực vật quý hiếm có nguy cơ bị tiêu diệt.
Hậu quả của việc biến đổi khí hậu khiến hầu như toàn bộ vùng Đồng bằng
sông Cửu Long (ĐBSCL) đều đã bị xâm ngập mặn tấn công. 8/13 tỉnh, thành công
bố bị thiên tai hạn mặn gồm: Trà Vinh, Vĩnh Long, Tiền Giang, Bến Tre, Kiên
Giang, Sóc Trăng, Long An, Cà Mau. Hàng trăm ngàn hécta lúa, vườn cây ăn trái...
bị thiệt hại, gần 1 triệu dân thiếu nước sử dụng. Đợt hạn, mặn lịch sử năm 2016
được đánh giá ở mức độ cực kỳ nghiêm trọng với những diễn biến khó lường.
2. Thực trạng môi trường thành phố Hà Nội
Môi trường của thành phố cũng đang bị ô nhiễm bởi sự thiếu ý thức trách
nhiệm của một số cơ quan, doanh nghiệp, cá nhân. Ô nhiễm nguồn nước, không
khí, rác thải các khu công nghiệp, đường phố lớn. Những hình ảnh sau đây sẽ cho
ta thấy môi trường sống của người dân thành phố đang bị ô nhiễm nặng.
8 / 47



Một số kinh nghiệm trong công tác quản lý giáo dục môi trường ở trường Tiểu học
Sông Tô Lịch đen ngòm - đoạn chảy qua quận Cầu Giấy, Hà Nội. (Ảnh: wikipedia)
Hình ảnh Hà Nội chìm trong khói bụi

Hình ảnh Hà Nội sau một ngày lễ lớn

3.Thực trạng môi trường tại địa phương
Nhà trường nằm trên địa phận một phường thuộc trung tâm thành phố Hà
Nội. Song lại là mảnh đất thuộc làng
nghề chuyên
trồng rau, hoa cung cấp một sản lượng
lớn
cho
thành phố và các tỉnh phía Bắc. Tuy
nhiên rác thải
tại địa phương đang gây mất vệ sinh
môi trường,
ảnh hưởng đến việc kinh doanh và vệ sinh hàng ngày của người dân. Mỗi ngày
rác thải từ những ruộng rau,
ruộng hoa và rác thải sinh hoạt dân thải
ra
khoảng 16 tấn rác và đều được công ty
môi trường đô thị thành phố thu gom vận chuyển
về bãi tập kết theo quy định. Nhân viên thu gom
rất vất vả, làm việc với
khối lượng gấp 2,3
lần địa phương khác,
đôi
khi vận chuyển không kịp,

rác vẫn chất thành từng ụ lớn ở cổng làng không kịp thu gom nên phân hủy bốc
mùi hôi thối. Thêm vào đó, một bộ phận tương đối lớn người dân ý thức không cao,
vứt rác bừa bãi ra đường phố, ngõ ngách, nuôi chó thả rông đi bậy bạ, hệ thống
cống rãnh không được khơi thông mà tồn đọng hàng nhiều năm... Mỗi khi trời mưa,
nước do rác thải phân hủy chảy theo nước mưa tràn đi khắp nơi gây ô nhiễm môi
trường, ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân xung quanh và các cơ quan, trường
học đóng trên địa bàn.
Ngoài ra, do việc lạm dụng quá đà thuốc bảo vệ thực vật khiến bầu không
khí ô nhiễm nặng bởi thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, thuốc kích thích tăng trưởng...
ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người dân.
Ảnh-Người dân tắm các loại hoa trong thuốc sâu
từ 5-6 lần từ lúc trồng đến lúc thu hoạch.

II. Công tác giáo dục môi trường tại trường tôi
1. Vài nét về trường Tiểu học nơi tôi công tác
Tôi làm công tác quản lý ở trường tôi khi nghiên
cứu đề tài này. Trong những năm trở lại đây, hoạt động
dạy và học của nhà trường đạt được những kết quả
đáng mừng. Nhiều năm liền trường luôn đạt danh hiệu
trường Tiên
tiến, là trường
9 / 47


Một số kinh nghiệm trong công tác quản lý giáo dục môi trường ở trường Tiểu học

tiểu học đạt chuẩn Quốc gia mức độ I. Học sinh hoàn thành chương trình đạt tỉ lệ
100%, nhiều học sinh giỏi, giáo viên giỏi cấp Quận, cấp Thành phố… Năm học
2012 - 2013, trường tôi được UBND huyện tặng bằng khen “Trường có nhiều thành
tích trong công tác dạy và học”. Tất cả những thành tích đó đã tạo đà thuận lợi cho

việc triển khai các hoạt động giáo dục trong nhà trường.
Tuy nhiên, là trường nằm trên địa bàn của một làng thuần nông, đa phần học
sinh đều là con em có cha mẹ làm nghề nông, điều kiện kinh tế còn khó khăn nên
việc đầu tư cho học tập cũng như các hoạt động khác cho con em mình còn hạn
chế. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến việc triển khai thực hiện các phong trào,
hoạt động của nhà trường. Mặt khác, khi tìm hiểu thực trạng các gia đình đã giáo
dục ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường như thế nào, tôi dễ dàng nhận ra điểm yếu
trong việc giáo dục trẻ về môi trường. Tất cả đều xuất phát từ trình độ dân trí thấp,
điều kiện kinh tế, xã hội, gia đình còn khó khăn. Và nguyên nhân chủ yếu là do các
bậc cha mẹ thiếu kinh nghiệm trong việc quản lý gia đình, thiếu những kiến thức,
kỹ năng sống cơ bản cần thiết. Nhiều gia đình có thói quen xấu vứt rác tùy tiện,
không chú ý đến sức khỏe, môi trường sống, môi trường làm việc... Điều đó khiến
trẻ bị nhiễm thói quen xấu, thiếu những hiểu biết tối thiểu trong việc bảo vệ môi
trường, giữ vệ sinh môi trường ngay tại nơi mình ở… Vì vậy, các em học sinh đến
trường khó tiếp cận và khó có ý thức thực hiện tốt hoạt động bảo vệ môi trường.
2. Công tác giáo dục môi trường cho học sinh ở trường tôi
Tại trường tôi, mặc dù đã được các thầy cô giáo trang bị cho kiến thức về
môi trường và bảo vệ môi trường qua các môn học. Tuy nhiên, vẫn còn không ít
học sinh chưa có ý thức trong việc giữ gìn trường lớp sạch đẹp. Ngay từ đầu buổi
sáng, sân trường, lớp học cũng như các khu vệ sinh rất sạch sẽ. Thế nhưng, sau giờ
ra chơi sau sân trường lại có rải rác hộp sữa, vỏ bánh… Các khu vệ sinh thì có mùi
hôi do một số em đi tiêu, đi tiểu chưa đúng nơi qui định hoặc đi xong không dội
nước… Một số cây xanh, cây hoa trong sân trường thì bị một số em ngắt hoa, làm
gãy cành hoặc vô tình dẫm lên làm chết cây…
Tình trạng sử dụng điện nước của các em cũng bị lãng phí, hay quên tắt vòi
nước, quên tắt đèn, quạt điện khi ra khỏi phòng. Qua công tác kiểm tra, tổ kiểm tra
nề nếp của nhà trường đã phát hiện một số lớp học vẫn còn đèn sáng và quạt vẫn
chạy khi trong phòng không có người. Vòi nước ở khu rửa tay vẫn chảy khi không
có người sử dụng…
Đa số gia đình các em đều làm nghề nông nghiệp, trình độ dân trí thấp. Bản

thân mọi người trong gia đình đã không có ý thức giữ vệ sinh môi trường, bảo vệ
môi trường nên dần hình thành ý thức thói quen xấu cho học sinh khó thay đổi.
10 / 47


Một số kinh nghiệm trong công tác quản lý giáo dục môi trường ở trường Tiểu học

Cũng có nhiều bậc cha mẹ học sinh do mải làm ăn nên không dành thời gian cho
việc trò chuyện và chăm sóc con cái giáo dục về bảo vệ môi trường, có tư tưởng
“trăm sự nhờ cô ”, khoán trắng cho nhà trường việc giáo dục con cái.
Tất cả những yếu tố trên đã làm cho việc giáo dục môi trường trong nhà
trường gặp không ít khó khăn.
Qua tiến hành khảo sát (lần 1) ở trường vào đầu năm học 2014 - 2015 với
chủ đề “Môi trường của em”. Phiếu điều tra do giáo viên chủ nhiệm các lớp trả lời,
kết quả như sau:
Tổng số học
sinh

595
Tổng số học
sinh

595

Ý thức giữ vệ sinh môi trường
Trung bình

Tốt

SL

95

%
15,9

%
51,9

Ý thức bảo vệ môi trường
Trung bình

Tốt

SL
95

SL
308

%
15,9

SL
192

%
31,9

Chưa tốt


SL
192

%
32,2

Chưa tốt

SL
308

%
52,2

Do vậy, là người làm công tác quản lí trong nhà trường tiểu học, tôi nhận
thấy cần có những biện pháp tích cực nhằm chỉ đạo có hiệu quả hoạt động giáo dục
môi trường trong trường tiểu học.

11 / 47


Một số kinh nghiệm trong công tác quản lý giáo dục môi trường ở trường Tiểu học

CHƯƠNG III
MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ GIÁO DỤC
MÔI TRƯỜNG Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC
Trường học là môi trường tốt nhất cho việc giáo dục môi trường. Do đó,
giáo dục về môi trường cần được thực hiện từ cấp TIỂU HỌC. Nếu học sinh
ngay từ những ngày đầu cắp sách đến trường đã có ý thức về môi trường thì sẽ
tạo sức lan tỏa cho toàn cộng đồng cùng tham gia bảo vệ môi trường.

Với khả năng thực tế, trên cơ sở quá trình công tác tại trường, tôi đã đi sâu
tìm hiểu, nghiên cứu các vấn đề về môi trường và giáo dục môi trường tại trường
tiểu học. Tôi nhận thấy, để thực hiện tốt công tác giáo dục môi trường trong trường
tiểu học, người cán bộ quản lí cẩn phải thực hiện được những nội dung cơ bản sau:
1. Xác định đúng các nội dung quản lí, giáo dục môi trường trong nhà
trường.
2. Tìm hiểu thái độ và nhận thức của giáo viên và học sinh về vai trò và ý
nghĩa của công tác giáo dục môi trường cho học sinh trong nhà trường.
3. Nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho cán bộ, giáo viên, nhân
viên và học sinh.
4. Lồng ghép kiến thức về giáo dục môi trường cho học sinh thông qua
các môn học chính khóa.
5. Giáo dục môi trường cho học sinh thông qua các hoạt động ngoại khóa.
6. Xây dựng trường lớp xanh - sạch – thoáng - đẹp.
7. Tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường trong
phạm vi nhà trường và ở địa phương.
8. Phát huy vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp, của tập thể học sinh và
của tổ chức Đội TNTP trong công tác giáo dục môi trường.
Phân tích cụ thể như sau:

12 / 47


Một số kinh nghiệm trong công tác quản lý giáo dục môi trường ở trường Tiểu học

-

-

-


I. Xác định đúng các nội dung quản lý, giáo dục môi trường trong nhà
trường
1. Xác định mục tiêu của giáo dục bảo vệ môi trường
Giáo dục bảo vệ môi trường nhằm làm cho các em hiểu rõ sự cần thiết phải
bảo vệ môi trường, hình thành và phát triển ở các em thói quen, hành vi ứng xử
văn minh, lịch sự và thân thiện với môi trường. Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên,
những xúc cảm xây dựng cải thiện và hình thành thói quen, kĩ năng sống bảo vệ
môi trường cho các em. Cụ thể:
*Về kiến thức:
Giáo dục bảo vệ môi trường ở trường tiểu học nhằm giúp học sinh bước đầu
có những kiến thức cơ bản về môi trường như:
Các thành phần môi trường: đất, nước, không khí, ánh sáng, động thực vật và quan
hệ giữa chúng.
Các mối quan hệ giữa con người và các thành phần môi trường.
Ô nhiễm môi trường.
Các biện pháp bảo vệ môi trường xung quanh.
*Về thái độ - tình cảm:
Bước đầu hình thành ở các em những tình cảm, thái độ đúng đắn và thân thiện với
môi trường. Giúp các em biết sống hòa hợp, gần gũi và thân thiện với tự nhiên. Biết
yêu quý thiên nhiên, gia đình, trường lớp, quê hương đất nước. Biết quan tâm đến
môi trường xung quanh.
- Giúp học sinh bước đầu có khả năng tham gia các hoạt động bảo vệ môi
trường phù hợp với lứa tuổi của các em.
*Về kĩ năng :
Học sinh có thể nhận biết các hành vi gây hại đến môi trường.
Sống tiết kiệm, ngăn nắp, vệ sinh; Biết chia sẻ, hợp tác
Thực hiện những hành vi bảo vệ môi trường và tham gia vào những hoạt động bảo
vệ môi trường phù hợp với lứa tuổi các em.
Có thể nói, mọi vấn đề xác định mục tiêu đúng sẽ có những hành động

đúng, đặc biệt trong nội dung giáo dục môi trường.
2. Xác định nội dung giáo dục môi trường
Nội dung giáo dục môi trường trong trường tiểu học được lồng ghép, tích
hợp trong các môn học và được đưa vào nội dung hoạt động giáo dục ngoài giờ lên
lớp với khối lượng kiến thức phù hợp như:
Môi trường xung quanh học sinh.
Khái niệm về ô nhiễm môi trường.
13 / 47


Một số kinh nghiệm trong công tác quản lý giáo dục môi trường ở trường Tiểu học
-

-

-

Ý thức về bảo vệ môi trường.
Bằng những việc làm cụ thể.
Thu gom rác thải chăm sóc khu di tích lịch sử ở địa phương.
Kĩ năng về bảo vệ môi trường trong cuộc sống và hoạt động.
Hình thành, phát triển và rèn luyện hành vi, thói quen, thái độ đúng trong bảo vệ
môi trường.
Nội dung giáo dục môi trường được thể hiện ở những hoạt động được thiết
kế trên cơ sở một số khái niệm cơ bản có sẵn trong sách giáo khoa, nhằm làm rõ giá
trị của môi trường với đời sống con người. Các hoạt động giáo dục môi trường và
có kĩ năng hành động thực tiễn để giải quyết các vấn đề môi trường.
Bằng những việc làm cụ thể.
Thu gom rác thải ở trường, nơi cư trú, chăm sóc khu di tích lịch sử ở địa phương.
3. Xác định các biện pháp giáo dục môi trường

Giáo dục môi trường là một quá trình lâu dài, cần được bắt đầu từ trường
mầm non và được nối tiếp ở các cấp phổ thông cũng như trong cuộc sống sau này.
Để chuyển tải được nội dung giáo dục môi trường đến với học sinh một cách hiệu
quả, cần lựa chọn những cách tiếp cận hợp lí và khoa học. Lựa chọn các phương
pháp giáo dục phải xuất phát từ quan điểm tiếp cận trong giáo dục bảo vệ môi
trường. Đó là giáo dục về môi trường, giáo dục trong môi trường và giáo dục vì
môi trường.
Nghiên cứu từ thực tế, để thực hiện được mục tiêu, nội dung giáo dục bảo vệ
môi trường trong trường tiểu học, trong điều kiện hiện nay, con đường tốt nhất là:
Tích cực lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường qua các môn học.
Đưa giáo dục bảo vệ môi trường trở thành một nội dung của hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp.
Quan tâm tới môi trường địa phương, thiết thực cải thiện môi trường địa phương,
hình thành và phát triển thói quen ứng xử thân thiện với môi trường địa phương.
Thực hiện giáo dục bảo vệ môi trường có thể sử dụng nhiều phương pháp
dạy học đa dạng như thảo luận nhóm, trò chơi, phương pháp dự án, đóng vai…
đồng thời sử dụng những phương pháp đặn thù của các môn học.
Tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường cùng với
cộng đồng. Chú ý tạo ra thái độ đúng và tinh thần trách nhiệm cao đối với việc bảo
vệ môi trường. Chú trọng bồi dưỡng kĩ năng cho giáo viên trong công tác giáo dục
bảo vệ môi trường.

14 / 47


Một số kinh nghiệm trong công tác quản lý giáo dục môi trường ở trường Tiểu học

Tóm lại, giáo dục về môi trường và bảo vệ môi trường là một nội dung giáo
dục quan trọng cần được thực hiện nghiêm túc, đúng nội dung và đúng phương
pháp để có thể mang lại hiệu quả cao trong công tác bảo vệ môi trường.

II. Tìm hiểu thái độ, nhận thức của giáo viên và học sinh về ý nghĩa của
công tác giáo dục môi trường cho học sinh
Giáo viên là người trực tiếp thực hiện công tác dạy và học, thực hiện nhiệm
vụ giáo dục với môi trường cho học sinh. Mục tiêu giáo dục môi trường đạt đến
mức độ nào là phụ thuộc phần lớn vào giáo viên. Bởi vậy, khi đưa giáo dục môi
trường vào trường tiểu học phải chú ý đến nhận thức và thái độ của giáo viên tiểu
học.
Để tìm hiểu vấn đề trên, chúng tôi đã thăm dò ý kiến của giáo viên trường tôi
với ba nội dung và kết quả thu được như sau:
1. Nhận thức của giáo viên về vai trò, ý nghĩa của giáo dục môi trường
thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp và chương trình chính khóa
Chúng tôi đã phát phiếu tìm hiểu đến từng giáo viên, trao đổi với giáo viên
trên cơ sở ý kiến trả lời: đồng ý, phân vân, hay không đồng ý với những nội dung
đưa ra và kết quả thu được như sau:
TRẢ LỜI
Đồng ý
%

Phân
vân%

Không
đồng ý
%

GDMT (giáo dục môi trường) phải đưa
vào thực hiện ở cấp tiểu học.

90


10

/

2

GDMT cho học sinh Tiểu học là một
phần quan trọng đối việc phát triển bền
vững cuộc sống con người vào đầu thế
kỉ 21.

90

10

/

3

Đưa GDMT vào bậc tiểu học là việc dễ
thực hiện.

62

38

/

4


Đưa GDMT vào trường tiểu học là một
gánh nặng cho giáo viên và học sinh.

70

12

18

5

Đưa GDMT vào trường tiểu học thực
hiện trong giờ dạy chính khóa và cả

88

12

/

STT

NỘI DUNG CÁC Ý KIẾN

1

15 / 47


Một số kinh nghiệm trong công tác quản lý giáo dục môi trường ở trường Tiểu học


trong hoạt động ngoài giờ lớp là việc
làm cần thiết.
6

Có thể thực hiện dễ dàng.

54

22

/

7

Rất khó thực hiện vì thiếu thời gian,
thiếu phương tiện giảng dạy và những
điều kiện cần thiết khác.

14

32

54

8

Giáo viên còn thiếu kiến thức về môi
trường và giáo dục môi trường.


62

24

12

Chúng tôi cũng đã phát phiếu trưng cầu ý kiến giáo viên để tìm hiểu về
những nội dung giáo dục môi trường cần thiết và phù hợp nên đưa vào giáo dục
cho học sinh tiểu học, kết quả như sau:
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15

Nội dung giáo dục môi
trường
Bảo vệ cây trồng
Yêu quý và chăm sóc vật

nuôi
Giữ vệ sinh, bảo vệ sạch
sẽ nơi ở, học tập, nơi
công cộng
Bảo vệ động vật có ích
Bảo vệ những di tích lịch
sử
Bảo vệ đất trồng
Bảo vệ tài nguyên
khoáng sản
Bảo vệ môi trường đất
Bảo vệ môi trường nước
Bảo vệ môi trường không
khí
Bảo vệ môi trường
Bảo vệ thân thể
Giữ gin các nguồn nước
sạch
Yêu quý và chăm sóc cây
hoa
Giữ gìn môi trường nhân

Đồng ý %

Phân vân%

100

/


Không
đồng ý %
/

75

25

/

100

/

/

72

14

14

60

22

18

47


28

25

57

25

24

70
90

20
10

10
04

86

/

14

86
100

/
/


14
/

96

04

/

86

/

14

60

14

22

16 / 47


Một số kinh nghiệm trong công tác quản lý giáo dục môi trường ở trường Tiểu học

tạo, các công trình do con
người tạo nên
Qua việc khảo sát thông tin về việc đưa các nội dung trên vào giáo dục môi

trường cho học sinh tiểu học, nhìn chung các nội dung về giáo dục môi trường hầu
hết đều được các giáo viên dồng ý. Đặc biệt, nội dung về bảo vệ cây trồng và giữ
vệ sinh môi trường được 100% giáo viên tán thành. Điều đó cho thấy những nội
dung trên nhất thiết phải được đưa vào giáo dục môi trường cho học sinh tiểu học.
Kết quả khảo sát trên, đã thể hiện nhận thức của giáo viên về vai trò, vị trí,
nhiệm vụ của giáo dục môi trường cho học sinh. Việc đi vào thực tế, vận dụng
phương pháp cụ thể, còn tùy thuộc vào từng nội dung cụ thể, từng đối tượng học
sinh, từng địa phương, từng diều kiện dạy học khác nhau. Để học sinh có hành
động thái độ đúng đắn với môi trường, vấn đề quan trọng hàng đầu đặt ra là phải
nâng cao nhận thức đúng đắn và toàn diện của giáo viên về giáo dục môi trường.
Việc tổ chức bồi dưỡng kiến thức và kĩ năng cho đội ngũ giáo viên đang giảng dạy
để nắm vững về giáo dục môi trường cần phải được tổ chức định kì, thường xuyên.
2. Tìm hiểu học sinh về nhận thức và nhu cầu giáo dục môi trường
Để tìm hiểu nhận thức, nắm bắt khả năng thích ứng và nhu cầu của học sinh
nhằm thực hiện giáo dục môi trường cho học sinh đạt hiệu quả cao, chúng tôi cũng
đã khảo sát bằng phiếu trưng cầu ý kiến từng học sinh và kết quả như sau:
Lưỡng lự
TT
Câu hỏi
Có ( % )
Không (%)
(%)
Con người có thể sống khỏe
mạnh ở những nơi không
1
7.6
79.1
13.3
khí thiếu trong lành được
không?

Có cần phải tiết kiệm và giữ
2 gìn nguồn nước đang sử
87.1
7.8
4.1
dụng hằng ngày không?
Trồng cây và bảo vệ cây
xanh có phải là việc làm góp
3
72.9
8.3
18.8
phần bảo vệ môi trường
trong sạch hay không?
Chất thải từ các nhà máy có
gây tác hại cho môi trường
4
72.8
14.2
13
sống của con người hay
không?
5 Những hành vi như đào bới
91
0.9
8.1
17 / 47


Một số kinh nghiệm trong công tác quản lý giáo dục môi trường ở trường Tiểu học


khoáng sản, chặt phá rừng,
săn bắt muông thú bừa vãi
có phải là hành vi phá hoại
môi trường hay không?
Diệt ruồi muỗi, các con vật
6 có hại có phải là hành vi bảo
vệ môi trường hay không?
Sự gia tăng dân số nhanh có
7 ảnh hưởng đến môi trường
tự nhiên hay không?
Bảo vệ môi trường sống có
8 phải là nhiệm vụ của học
sinh hay không?
Học sinh có nên làm những
9 việc gây ô nhiễm môi trường
không?
Để góp phần bảo vệ môi
trường, học sinh có cần nghe
10
đài, đọc sách, xem phim ảnh
về môi trường hay không?
Nhà trường có nên yêu cầu
học sinh làm vệ sinh trường
11
lớp thường xuyên hay
không?

43.2


16.5

40.3

93

/

7

95

/

5

/

100

/

100

/

/

94.5


/

5.5

Qua trò chuyện với học sinh, tôi đã nêu ra một số tình huống khác nhau và
yêu cầu học sinh giải quyết theo ý kiến riêng của mỗi cá nhân. Kết quả thu được
như sau:

Hành động

Can ngăn

Đồng tình

Vứt rác ra đường.
Phóng uế bứa bãi.
Vẽ bậy lên tường
nơi công cộng.
Trồng cây.

72,4
83,5

5,1
10,7

Muốn can
ngăn nhưng
ngại
17,5

2,2

86,3

7,6

/

/

100
18 / 47

Không có
phản ứng gì
5
3,8
6,1


Một số kinh nghiệm trong công tác quản lý giáo dục môi trường ở trường Tiểu học

Diệt chuột, ruồi,
/
94
/
6
muỗi.
Qua kết quả trên, chúng tôi nhận thấy rằng phần đông học sinh đã có nhận
thức đúng về vấn đề môi trường. Ở đây, học sinh cũng đã nhận thấy giá trị của môi

trường với sức khỏe con người. Nhưng vẫn còn có một số ít học sinh chưa thật sự
quan tâm đến môi trường, chưa có nhận thức đầy đủ về môi trường. Chính vì xuất
phát từ sự hiểu biết hạn chế này đã dẫn đến một bộ phận học sinh có hành động,
thái độ chưa đúng đắn về môi trường. Có lẽ, bởi chúng ta chỉ mới thực hiện giáo
dục suông, còn nặng về lí thuyết chưa có điều kiện cho học sinh thâm nhập thực tế,
phương pháp giảng dạy của chúng ta đôi lúc còn hạn chế.
Vấn đề đặt ra là “Lí thuyết phải đi đôi với thực hành”, vì vậy cần phải đổi
mới phương pháp giáo dục môi trường trong nhà trường tiểu học, chú trọng hơn
nữa việc tăng cường tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp và tổ chức cho học
sinh tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường ở nhà trường và địa phương.
III. Nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường cho cán bộ, giáo viên, nhân
viên và học sinh
Muốn thực hiện giáo dục môi trường đạt hiệu quả, việc nâng cao nhận thức
trong các đối tượng thực hiện là rất quan trong. Bởi vậy, việc tập trung tuyên
truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của các lực lượng giáo dục và học sinh
về ý nghĩa và tầm quan trọng của giáo dục môi trường trong điều kiện hiện nay là
một trong những biện pháp bức thiết.
Muốn đạt hiệu quả trong giáo dục môi trường, điều kiện trước tiên phải có sự
chuyển biến trong nhận thức của bộ máy quản lý, chỉ đạo về ý nghĩa và tầm quan
trọng của giáo dục môi trường cho học sinh. Các đối tượng quản lý bao gồm: Ban
giám hiệu, Tổ trưởng tổ khối, Chi ủy Chi bộ, Ban chấp hành Công Đoàn, Ban chấp
hành Chi Đoàn, tổng phụ trách Đội phải được tập trung tuyên truyền nâng cao về
nhận thức giáo dục môi trường. Để từ đó, phát huy hơn nữa tinh thần trách nhiệm
và tăng cường hiệu quả chỉ đạo, quản lý công tác giáo dục môi trường để xây dựng
kế hoạch chương trình triển khai công tác giáo dục môi trường trong nhà trường đạt
hiệu quả. Các lực lượng nhân viên bảo vệ trường cũng phải được chú trọng giáo
dục để có nhận thức đúng về giáo dục môi trường để có thể hỗ trợ giáo dục đồng
bộ.
Hiện nay, vấn đề giáo dục ý thức, trang bị kiến thức về bảo vệ môi trường
trong các nhà trường chưa được chú trọng đúng mức, bảo vệ môi trường chưa được

xem là một môn học ở các cấp học phổ thông và mới chỉ được lồng ghép trong các
19 / 47


Một số kinh nghiệm trong công tác quản lý giáo dục môi trường ở trường Tiểu học

môn học. Để công tác giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong nhà trường mang lại
hiệu quả, chúng ta cần áp dụng một số biện pháp sau:
Thứ nhất, trước khi bắt đầu áp dụng các biện pháp cụ thể, cần phải khảo sát
được nhận thức của giáo viên, học sinh trong trường đối với vấn đề bảo vệ môi
trường. Từ đó, chúng ta đánh giá được và đưa ra những phương án thích hợp với
từng đối tượng. Việc khảo sát dựa vào việc quan sát các hoạt động của giáo viên,
học sinh trong và ngoài lớp học bằng cách dự giờ, thăm lớp đột xuất, làm phiếu
điều tra học sinh, giáo viên (như trên).
Thứ hai, để việc quản lý giáo dục môi trường trong nhà trường đạt kết quả,
người cán bộ quản lý cần giúp đỡ cho giáo viên nhận thức được việc giáo dục môi
trường cho học sinh là một việc làm hết sức quan trọng, nhất là trong giai đoạn hiện
nay. Do vậy, hơn ai hết, người giáo viên phải là người có được những nhận thức
đúng đắn ý nghĩa, tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Bởi
vì, có nhận thức rõ điều đó thì giáo viên, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm mới có kế
hoạch, biện pháp giáo dục phù hợp với đối tượng học sinh và việc giáo dục mới
mang lại hiệu quả. Chính vì vậy, trong quá trình chỉ đạo, chúng tôi nhận thấy cần
phải giúp giáo viên hiểu rằng:
Giáo dục môi trường là một quá trình tạo dựng cho con người những nhận
thức và mối quan tâm đến môi trường và các vấn đề môi trường, sao cho mỗi người
đều có đầy đủ kiến thức, thái độ, ý thức và kỹ năng để có thể hoạt động một cách
độc lập, hoặc phối hợp, nhằm tìm ra giải pháp cho những vấn đề môi trường của
hiện tại và ngăn chặn những vấn đề có thể nảy sinh trong tương lai.
Quá trình giáo dục bảo vệ môi trường là một quá trình lâu dài và có mối
quan hệ chặt chẽ với quá trình dạy học, nó có tác động qua lại và ảnh hưởng đến sự

hình thành phẩm chất, nhân cách của học sinh. Người giáo viên cần nhận rõ: Giáo
dục văn hoá cho học sinh phải kết hợp với giáo dục môi trường thông qua các môn
học, từng giờ học ; các hoạt động ngoài giờ lên lớp;…
Nêu gương có ý nghĩa to lớn trong giáo dục bảo vệ môi trường. Với học sinh
tiểu học, hành vi tốt đẹp đáng được biểu dương và học tập phải là hành vi của con
người mà các em phải tín nhiệm, quý mến. Do vậy, hình thức nêu gương cũng là
một khâu quan trọng trong quá trình tổ chức hoạt động bảo vệ môi trường cho học
sinh. Đối với trẻ em tiểu học, ngoài cha mẹ, thầy cô giáo có vị trí hết sức quan
trọng và có sức tác động rất lớn đối với trẻ. Có thể trong khoảng thời gian dài
những điều cha mẹ dạy bảo, thuyết phục mà trẻ nhỏ không chịu nghe theo, không
chấp nhận nhưng nếu cũng với những điều đó được thầy cô giáo yêu cầu thì các em
20 / 47


Một số kinh nghiệm trong công tác quản lý giáo dục môi trường ở trường Tiểu học

lại phục tùng một cách tuyệt đối. Có thể nói rằng hình ảnh của thầy cô giáo ở bậc
tiểu học là hình ảnh khó phai mờ nhất trong tâm trí học sinh. Họ là thần tượng, là
trí tuệ, là tấm gương soi lớn nhất, là lý tưởng của các em. Học trò tiểu học là một
bản sao của các thầy cô giáo, trong rất nhiều trường hợp đối với các em điều thầy
nói là chân lí, điều thầy làm là chuẩn mực. Học sinh tiểu học rất tin vào lời dặn dò,
vào việc làm của giáo viên hơn cả điều in trong sách, hơn cả điều cha mẹ dặn dò,
khuyên nhủ. Do đó, giáo viên phải là một tấm gương sáng. “Tấm gương bao giờ
cũng giá trị hơn lời giáo huấn” => giáo viên cần làm gương cho học sinh trong
việc bảo vệ môi trường.
Ảnh - GV thấy rác nhặt, GV trồng cây, chăm sóc cây

Nhận thấy việc nâng cao nhận thức cho giáo viên về giáo dục bảo vệ môi
trường cho học sinh có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Vì vậy, trong quá trình chỉ đạo,
quản lý các hoạt động giáo dục trong nhà trường, tôi thường xuyên có kế hoạch cụ

thể, bám sát nhiệm vụ năm học của ngành và điều kiện cụ thể của nhà trường.
Thông qua các buổi họp hội đồng, nội dung giáo dục bảo vệ môi trường luôn được
tôi nhận xét ưu điểm và tồn tại của những tập thế, cá nhân, từ đó có kế hoạch, biện
pháp giáo dục trong tháng sau. Hoặc trong các giờ sinh hoạt chuyên môn, tọa đàm,
hội thảo… chúng tôi đã làm cho giáo viên nhận thức
được vao trò và trách nhiệm của mình trong việc giáo
dục bảo vệ môi trường cho học sinh.
Thứ ba, nhà trường cũng cần ban hành những
nội quy, quy định cụ thể về việc bảo vệ cảnh quan môi
trường lớp học, nhà trường, đường đi, đưa ý thức bảo
vệ môi trường thành một tiêu chí để đánh giá, xếp loại
giáo viên, học sinh. Một số hành vi vi phạm kỉ luật của
học sinh đưa ra hình thức xử phạt gắn liền với việc
bảo vệ môi trường như: chăm sóc cây, nhặt rác trong khu
vực trường, trực nhật lớp…
Ví dụ: Nội quy học sinh có một số nội dung bảo vệ môi trường:
NỘI QUY HỌC SINH
Của trường Tiểu học.....
(Ban hành kèm theo Quyết định số: .../QĐ-TH..... ngày 01 tháng 9 năm 2015
của Hiệu trưởng Trường Tiểu học .....)
Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng
1. Nội quy này quy định về quyền, nghĩa vụ của học sinh; các hành vi ứng xử, trang phục
của học sinh; các hành vi học sinh không được làm; các hình thức xử lí kỉ luật học sinh.
21 / 47


Một số kinh nghiệm trong công tác quản lý giáo dục môi trường ở trường Tiểu học
2. Nội quy này áp dụng cho tất các học sinh đang học tại Trường Tiểu học...
Điều 2. Quyền của học sinh
1. Được học ở một trường, lớp hoặc cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục tiểu học

tại nơi cư trú; được chọn trường ngoài nơi cư trú nếu trường đó có khả năng tiếp nhận.
2. Được học vượt lớp, học lưu ban; được xác nhận hoàn thành chương trình tiểu học theo quy
định.
3. Được bảo vệ, chăm sóc, tôn trọng và đối xử bình đẳng; được đảm bảo những điều kiện về thời
gian, cơ sở vật chất, vệ sinh, an toàn để học tập và rèn luyện.
4. Được tham gia các hoạt động nhằm phát triển năng khiếu; được chăm sóc và giáo dục hoà
nhập (đối với học sinh khuyết tật) theo quy định.
5. Được nhận học bổng và được hưởng chính sách xã hội theo quy định.
6. Được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Nghĩa vụ của học sinh
1. Thực hiện đầy đủ và có kết quả hoạt động học tập; chấp hành nội quy nhà trường; đi học đều
và đúng giờ; giữ gìn sách vở và đồ dùng học tập.
2. Hiếu thảo với cha mẹ, ông bà; kính trọng, lễ phép với thầy giáo, cô giáo, nhân viên và người
lớn tuổi; đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ bạn bè, người khuyết tật và người có hoàn cảnh khó khăn.
3. Rèn luyện thân thể, giữ vệ sinh cá nhân.
4. Tham gia các hoạt động tập thể trong và ngoài giờ lên lớp; giữ gìn, bảo vệ tài sản nơi công
cộng; tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, thực hiện trật tự an toàn giao thông.
5. Góp phần bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường, địa phương.
Điều 4. Một số quy định chung áp dụng đối với học sinh
1. Yêu quý tôn trọng giữ gìn Quốc kỳ, Quốc huy, ảnh Bác Hồ, hát đúng Quốc ca, nghiêm trang
khi chào cờ;
2. Hiếu thảo với cha mẹ, lễ độ với thầy cô và cán bộ nhân viên nhà trường, thân ái với bạn bè;
3. Ra đường không vi phạm luật giao thông. Tôn trọng người già, người tàn tật, cư xử lịch sự với
mọi người. Biết ơn thương binh và gia đình liệt sĩ. Nhiệt tình trong các hoạt động xã hội do
trường và địa phương tổ chức;
4. Phấn đấu học tốt; luôn có đủ đồ dùng học tập, nâng cao chất lượng tự học, tự nghiên cứu,
chuẩn bị bài và làm bài chu đáo;
5. Giữ gìn nề nếp, kỷ cương trong nhà trường, không gây gổ đánh nhau làm mất trật tự trong lớp.
Phải trung thực trong học tập và thi cử;
6. Bảo vệ tài sản, bàn ghế: không bóc làm rách ghế da, không trèo lên bàn ghế; gõ thước lên bàn;

7. Bảo vệ vườn hoa cây cảnh của nhà trường; không bẻ cành, ngắt hoa, tích cực trồng và chăm
sóc cây xanh;
8. Đi học đều và đúng giờ. Khi đi học, khi về phải chào ông bà, cha mẹ và những người lớn tuổi
trong gia đình. Khi nghỉ học phải xin phép và phải có ý kiến của cha hoặc mẹ.
9. Luôn có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường; thấy rác là nhặt, bỏ rác đúng nơi quy định; không
viết, vẽ bậy lên tường lớp, tường các phòng ban trong nhà trường; không vứt kẹo cao su bừa bãi.
Điều 5. Hành vi, ngôn ngữ ứng xử, trang phục của của học sinh
1. Hành vi, ngôn ngữ ứng xử phải có văn hóa, phù hợp với đạo đức và lối sống của lứa tuổi học
sinh tiểu học;
22 / 47


Một số kinh nghiệm trong công tác quản lý giáo dục môi trường ở trường Tiểu học
2. Trang phục của học sinh phải sạch sẽ, gọn gàng, giản dị, thích hợp với độ tuổi, thuận tiện cho
việc học tập và sinh hoạt ở trường;
3. Tóc cắt gọn gàng, không nhuộm màu.
Điều 6. Các hành vi học sinh không được làm
1. Vô lễ, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể người khác.
2. Gian dối trong học tập, kiểm tra.
3. Gây rối an ninh, trật tự trong nhà trường và nơi công cộng.
Điểu 7. Các hình thức xử lý kỷ luật đối với học sinh
Học sinh vi phạm khuyết điểm trong quá trình học tập và rèn luyện thì tuỳ theo mức độ vi phạm
có thể thực hiện các biện pháp sau :
1. Nhắc nhở, phê bình;
2. Thông báo với gia đình.
Điều 8. Việc công khai, niêm yết Nội quy học sinh
1. Nội quy học sinh được lấy ý kiến rộng rãi trong toàn trường. Cán bộ, giáo viên, nhân viên và
học sinh có trách nhiệm góp ý Dự thảo Nội quy học sinh bằng cách thảo luận trong lớp, trong Tổ
chuyên môn, tổ văn phòng, nộp Biên bản thảo luận cho Hiệu trưởng trước ngày 20/8/2015.
2. Nội quy học sinh được công khai, niêm yết toàn văn trên Bảng tin pháp luật của nhà trường,

phòng họp Hội đồng sư phạm, công bố trong lần sinh hoạt đầu tiên ngày 30/8/2015.
Điều 9. Trách nhiệm thực hiện
1. Thời điểm áp dụng: Nội quy học sinh chính thức có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05/9/2015.
2. Trách nhiệm của công chức, viên chức, người lao động có liên quan và học sinh: Toàn thể cán
bộ, giáo viên, nhân viên Trường Tiểu học… có trách nhiệm triển khai, nhắc nhở, giáo dục học
sinh thực hiện đúng với Nội quy học sinh, nếu học sinh lớp nào vi phạm sẽ tùy vào mức độ để xử
lí học sinh và giáo viên chủ nhiệm theo quy định.
3. Quy định về việc sửa đổi, bổ sung Nội quy học sinh: Trong quá trình áp dụng, có ý kiến gì cần
điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi, yêu cầu gửi về Hiệu trưởng nhà trường.
HIỆU TRƯỞNG
(Ký đóng dấu)

Thứ tư, giáo dục cho học sinh nhận thức được việc bảo vệ môi trường là một
việc làm hết sức quan trọng, hướng tới một xã hội văn minh hiện đại. Để có thái độ
và hành vi đúng mực góp phần bảo vệ môi trường sống thêm tươi đẹp, các em phải
có một nhận thức đúng về hiện trạng môi trường và những tác hại, hậu quả của nó.
Việc làm này nhờ sự tuyên truyền phân tích của giáo viên tổng phụ trách trong các
giờ chào cờ đầu tuần, các giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn có những nội
dung tích cực tới học sinh về bảo vệ môi trường.
Như vậy, nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường trong nhà trường là một
trong những biện pháp quan trọng góp phần xây dựng môi trường học đường thân
thiện cũng như mang lại những lợi ích trước mắt và lâu dài. Với những biện pháp
trên, các em học sinh sẽ luôn có một môi trường học tập xanh - sạch - đẹp.
23 / 47


Một số kinh nghiệm trong công tác quản lý giáo dục môi trường ở trường Tiểu học

IV. Lồng ghép kiến thức về giáo dục môi trường cho học sinh thông qua
các môn học chính khóa

Có nhiều cách giáo dục môi trường cho trẻ nhưng có lẽ giáo dục môi trường
cho học sinh thông qua các môn học chính khóa là dễ dàng và tốt hơn cả. Yêu cầu
của bậc tiểu học là phải dạy đủ, dạy có chất lượng 9 môn học. Vì thế trên cơ sở nội
dung chương trình, sách giáo khoa cụ thể của các môn học, người quản lý phải có
kế hoạch cụ thể chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt việc lồng ghép giáo dục môi trường
trong các tiết dạy. Chúng tôi tổ chức cho giáo viên thảo luận, học tập, thống nhất
định vị các địa chỉ giáo dục môi trường cụ thể từng môn học, từng khối lớp trong
chương trình học chính khóa. Chỉ đạo giáo viên thực hiện dạy lồng ghép trên cơ sở
giáo dục môi trường đã được định hướng như sau:
TT

1

2

3

4

Vấn đề về môi
trường

Các nội dung cụ thể về
giáo dục môi trường
Vẻ đẹp thiên nhiên

Môn học có cơ hội lồng
ghép giáo dục môi trường
Tiếng Việt ( 1-2-3-4-5)
Hát nhạc (1-2-3-4-5)

Những vấn đề
Mĩ thuật (1-2-3-4-5)
chung về môi
Loài vật quanh ta
TNXH 1-2-3
trường toàn cầu.
Địa lí 4-5
Sự gia tăng nhiệt độ trên Khoa học 4-5; Địa lí 4-5
trái đất
Dân số tăng nhanh - khai Tự nhiên và xã hội (TNXH)
thác quá mức tài nguyên lớp 1-2-3;
Dân số, tài nguyên
đất, rừng dẫn đến cạn kiệt Tiếng Việt lớp 5; khoa học
môi trường
tài nguyên và suy thoái lớp 4-5
môi trường.
Sử dụng các nguồn năng Tiếng Việt lớp (3-4-5)
lượng tự nhiên và chất đốt TNXH lớp 3
Các nguồn năng
hằng ngày.
Khoa học 4-5
lượng
Bảo vệ và chăm sóc cây Đạo đức, TNXH, Tiếng Việt
trồng.
các lớp 1-2-3-4-5
Giữ vệ sinh môi trường Môn Tiếng Việt từ lớp 1 đến
xung quanh
lớp 5.
Môi trường Xanh Môn TNXH lớp 1-2-3
Sạch - Đẹp

Môn khoa học lớp 4-5
Bảo vệ nguồn nước
Môn TNXH lớp 3

24 / 47


Một số kinh nghiệm trong công tác quản lý giáo dục môi trường ở trường Tiểu học

Đặc biệt, chúng tôi rất chú trọng nội dung giáo dục môi trường địa phương.
Căn cứ thực tế môi trường ở địa phương, chúng tôi đã lựa chọn kiến thức về môi
trường và bảo vệ môi trường của địa phương thông qua môn địa lí lớp 5 như sau:
TT
1

2

3

4

5

6

7
8

Tên bài


Nội dung giáo dục môi trường cần đạt
HS xác định được vị trí của thành phố Hà Nội
Bài 1: Việt Nam đất nước
trên bản đồ Việt Nam. Nắm được đặc điểm
chúng ta
điều kiện tự nhiên của Hà Nội so với các thành
phố khác
Xác định vị trí của Hà Nội trên bản đồ Việt
Bài 2: Địa hình và khoáng
Nam. Đặc điểm về địa hình và khoáng sản của
sản
Hà Nội
Mùa hè ở thành phố Hà Nội chịu ảnh hưởng
của gió gì là chính?
Bài 3: Khí hậu
Mùa mưa bão thường xảy ra khi nào?
Ảnh hưởng của khí hậu với môi trường Hà Nội
Học sinh nhận biết được thực trạng về môi
trường trên các con sông Hồng, sông Tô Lịch.
Bài 4: Sông ngòi
Nguyễn nhân về ô nhiễm môi trường trên sông,
biện pháp khắc phục.
Học sinh thấy được vai trò của biển với cuộc
sống con người.
Bài 5: Vùng biển nước ta.
Giáo dục học sinh ý thức và hành vi bảo vệ môi
trường biển.
Liên hệ với môi trường địa phương bằng cách
cung cấp số liệu và các tranh ảnh minh họa.
+ Giáo viên cung cấp một số, số liệu về diện

tích đất của Hà Nội qua những năm gần đây
Bài 6: Đất và rừng
và những hình ảnh về sự phát triển các khu đô
thị và khu công nghiệp
+ Diện tích của đất nông nghiệp địa phương
giảm do đâu? Cần phải làm gì để bảo vệ?
Liên hệ với giáo dục dân số địa phương bằng
Bài 8: Dân số nước ta
phương pháp đàm thoại gợi mở, cung cấp số
liệu.
Bài 9: Các dân tộc, sự phân Giáo viên cung cấp số liệu về dân số và mức độ
bố dân cư
tăng dân số của Hà Nội.
Cho học sinh nhận xét dân số tăng nhanh như
25 / 47


×