Tải bản đầy đủ (.pdf) (170 trang)

Bộ công cụ đánh giá và lập kế hoạch trường học an toàn trong phòng,chống thiên tai và các rủi ro khác

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (22.98 MB, 170 trang )

Ha Noi Office
Office of the Representative to
the Socialist Republic of Viet Nam
United Nations
Educational, Scientific and
Cultural Organization

Member of United Nations Team

Bộ công cụ đánh giá và

lập kế hoạch trường học an toàn trong phòng,
chống thiên tai và các rủi ro khác
(Tài liệu tham khảo)

Xây dựng trường học an toàn và bền vững, sẵn sàng ứng phó với thiên tai, biến
đổi khí hậu, suy giảm đa dạng sinh học và các rủi ro khác


ời nói đầu
Số lượng học sinh và giáo viên chiếm khoảng 25% dân số Việt Nam. Trong thời gian vừa qua,
Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD&ĐT) rất chú trọng đến việc đánh giá giảm thiểu rủi ro và hướng
dẫn các cơ sở giáo dục xây dựng kế hoạch và báo cáo về vấn đề này với sự phối hợp với các
đối tác của Liên Hợp Quốc tại Việt Nam cũng như các đối tác phát triển trong nước và quốc tế.
Bộ GD&ĐT và UNESCO xây dựng Bộ công cụ đánh giá và lập kế hoạch trường học an toàn trong
phòng, chống thiên tai và các rủi ro khác. Bộ công cụ được xây dựng dựa trên việc thực hiện
Bộ tiêu chuẩn Giáo dục tối thiểu INEE tại Việt Nam: Phòng chống, Ứng phó và Phục hồi nhằm
tuân thủ các quy định quốc tế hiệu quả nhất và được điều chỉnh cho phù hợp với các nhu cầu
và quy định của Việt Nam.
Bộ công cụ đánh giá đòi hỏi phương pháp thực hiện có sự tham gia của cha mẹ học sinh, cộng
đồng, chính quyền địa phương và các bên liên quan nhằm xây dựng môi trường thuận lợi cho


giáo dục vì sự phát triển bền vững.
Với việc áp dụng bộ công cụ, trường học và cộng đồng có thể nhận diện và ứng phó với những
thách thức do thiên tai gây ra cũng như những tác động của biến đổi khí hậu. Bộ công cụ giúp
cộng đồng quanh trường học xác định các hành động nhằm giảm thiểu rủi ro và khả năng dễ
bị tổn thương. Chủ đề Bảo tồn Đa dạng sinh học được lồng ghép trong bộ công cụ giúp nhà
trường và cộng đồng cùng cam kết về bảo vệ môi trường; coi đó như là một giải pháp ứng phó
với biến đổi khí hậu trong dài hạn. Bảo tồn Đa dạng sinh học sẽ đóng vai trò như là giải pháp
góp phần nâng cao khả năng ứng phó và giảm thiểu rủi ro thiên tai ở bên trong và xung quanh
trường.
Trong quá trình xây dựng Bộ công cụ, Bộ GD&ĐT và UNESCO nhận được sự hỗ trợ rộng rãi từ
các tổ chức và chuyên gia cũng như các trường học tham gia vào quá trình thí điểm bộ công
cụ này.


Bộ GD&ĐT hiện đang tiến hành thu thập thông tin đánh giá giảm thiểu rủi ro thiên tai trường
học thông qua công cụ trực tuyến nhằm thực hiện Luật Phòng, chống thiên tai. Công cụ này
bao gồm các biểu mẫu trực tuyến về 1) phòng tránh trước khi xảy ra thiên tai 2) đánh giá tình
hình khẩn cấp và 3) phục hồi sau thiên tai. UNESCO hỗ trợ xây dựng nội dung phiếu điều tra
phòng tránh trước khi thiên tai xảy ra (Mẫu 1), bao gồm thông tin chung về trường học, thực
trạng giáo dục và kiến thức giảm thiểu rủi ro thiên tai, hệ thống quản lý giảm thiểu rủi ro thiên
tai trường học, đánh giá an toàn cơ sở vật chất trường học cũng như phiếu điều tra về các hiểm
họa trong và xung quanh trường học. UNICEF hỗ trợ xây dựng phiếu điều tra sau khi thiên tai
xảy ra (Mẫu 2) và phục hồi trường học (Mẫu 3).
Một đặc điểm rất quan trọng của quá trình xây dựng kế hoạch phòng, chống thiên tai và đánh
giá trường học an toàn là phương pháp thực hiện có sự tham gia của các bên liên quan, qua đó
nâng cao tinh thần trách nhiệm, xây dựng mạng lưới hỗ trợ trường học gồm cha me học sinh,
cộng đồng và các bên liên quan.
Bộ công cụ này sẽ hỗ trợ và nâng cao năng lực các cơ quan quản lý giáo dục ở cấp trung ương
và địa phương, hiệu trưởng cũng như giáo viên, cộng đồng địa phương đảm bảo giáo dục có
chất lượng, phòng, tránh, ứng phó và phục hồi trong bối cảnh biến đổi khí hậu và thiên tai.

Hy vọng bộ công cụ này sẽ hữu ích với mọi nhà trường, các cấp quản lý và chính quyền địa
phương cùng những ai quan tâm đến an toàn trường học.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Thứ trưởng

VĂN PHÒNG UNESCO TẠI VIỆT NAM
Trưởng Đại diện

TS. Nguyễn Vinh Hiển

TS. Katherine Muller-Marin


4


5


6


7


GD&ĐT
INEE
NGO
THAT

UNESCO
UNICEF

Giáo dục và Đào tạo
Mạng lưới Liên ngành về Giáo dục trong trường hợp Khẩn cấp
Các tổ chức Phi chính phủ
Trường học an toàn
Tổ chức Giáo dục, Khoa học, Văn hóa của Liên Hợp Quốc
Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc

Bộ công cụ đánh giá và lập kế hoạch trường học an toàn trong phòng,
chống thiên tai và các rủi ro khác (sau đây được gọi là Bộ công cụ) được xây
dựng nhằm giúp xác định các hiểm họa, rủi ro và tình trạng dễ bị tổn thương
trong và xung quanh trường học. Bộ công cụ cũng giúp lập kế hoạch nâng
cao năng lực của nhà trường ứng phó với rủi ro, đồng thời cung cấp thông
tin một cách hiệu quả tới học sinh, giáo viên, cha mẹ học sinh, cộng đồng và
chính quyền.
Tài liệu này gồm các chương sau:
i) Chương I: Công cụ đánh giá trường học an toàn là một bộ công cụ cho phép trường học xác
định và thu thập thông tin về các hiểm họa, tình trạng dễ bị tổn thương và năng lực của trường học,
cộng đồng một cách hệ thống.
ii) Chương II: Hướng dẫn lập Kế hoạch THAT hướng dẫn từng bước cho việc phân tích dữ
liệu thu thập được trong quá trình đánh giá trường học an toàn nhằm đánh giá mức độ rủi

8


ro dựa trên hiểm họa, tình trạng dễ bị tổn
thương và năng lực của trường học, đồng
thời hướng dẫn cách xây dựng, thực hiện và

giám sát các kế hoạch thường niên với các
hoạt động nhằm giảm thiểu rủi ro.
iii) Chương III: Các quy trình hướng dẫn xây
dựng các quy trình cụ thể để sau này được
chính thức phê duyệt và sử dụng trong diễn
tập nhằm hỗ trợ trường học an toàn.
iv) Chương IV: Hoạt động dành cho học
sinh bao gồm các ví dụ và bài tập mà Ban
Giám hiệu nhà trường và giáo viên có thể sử
dụng nhằm củng cố kỹ năng thực tiễn mà
học sinh cần có để phòng ngừa và ứng phó
với thiên tai, thảm họa.
Công cụ đánh giá trường học an toàn là một
bộ các biểu mẫu được sử dụng để thu thập các
dữ liệu phù hợp nhất cho việc đánh giá tình hình
trường học, năng lực và các loại rủi ro thiên tai.
Bên cạnh đó là bộ công cụ này còn áp dụng để
đánh giá trường học an toàn ô nhiễm, cháy nổ,
giao thông đường bộ, HIV và các tác động của sự
suy giảm đa dạng sinh học và biến đổi khí hậu.
Công cụ đánh giá trường học an toàn này được
trình bày theo 3 bước của một quy trình đánh
giá trường học an toàn: i) chuẩn bị, ii) thu thập dữ
liệu, và iii) tổng hợp dữ liệu.
Hướng dẫn lập Kế hoạch THAT sẽ hướng
dẫn trường học và cộng đồng cách thức
phân tích các rủi ro và nhu cầu của trường
học dựa trên thông tin thu được từ công cụ
đánh giá trường học an toàn. Hướng dẫn
này giúp xây dựng một kế hoạch đưa ra các


hành động ưu tiên, phân bổ nguồn lực và
xác định khung thời gian hành động. Hướng
dẫn cũng sẽ giúp giám sát và đánh giá việc
thực hiện kế hoạch. Bốn bước chính để xây
dựng kế hoạch THAT là i) chuẩn bị, ii) lập kế
hoạch, iii) thực hiện kế hoạch và iv) giám sát
và đánh giá.
Hai chương đầu tập trung vào việc xác định,
đánh giá và giảm nhẹ các ảnh hưởng tiêu
cực của suy giảm đa dạng sinh học, biến đổi
khí hậu, thiên tai, thảm họa và rủi ro.
Chương 3 (Xây dựng các Quy trình trường
học an toàn) cung cấp các câu hỏi thảo luận
và hướng dẫn xây dựng, dự thảo, thực hiện,
diễn tập và phổ biến các quy trình an toàn
trong trường học và cộng đồng. Sau khi xây
dựng, các quy trình giúp trường học và cộng
đồng hành động một cách nhanh chóng và
dứt khoát nhằm ứng phó với thiên tai và các
mối đe dọa khác. Các quy trình được phổ
biến rộng rãi cung cấp cho tất cả các bên
liên quan một khung hành động, đảm bảo
khi có tình hình khẩn cấp xảy ra, trường học
và cộng đồng sẽ hành động ứng phó một
cách kịp thời.
Chương 4 (Phòng, chống thiên tai và rủi ro
khác tại gia đình do học sinh khởi xướng)
hướng dẫn và cung cấp thông tin nhằm tăng
cường các hoạt động an toàn trường học

trong lớp học, trường học và cộng đồng.

9


Bộ công cụ tự đánh giá này nhằm giúp trường
học chủ động cùng cộng đồng và chính quyền
địa phương trong việc lập kế hoạch xây dựng môi
trường dạy và học an toàn củng cố mạng lưới nhằm
hỗ trợ cho việc phòng ngừa các tình huống khẩn cấp xảy
ra ở trường học. Trường học là nơi thích hợp nhất để đánh
giá, thiết kế và thực hiện một cách hữu hiệu và bền
vững các giải pháp giảm nhẹ rủi ro phù hợp
với nhu cầu và năng lực của trường
cũng như cộng đồng xung
quanh.



C

ÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ TRƯỜNG HỌC AN TOÀN NÀY ĐƯỢC TRÌNH BÀY THEO 3 BƯỚC CỦA MỘT
QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ TRƯỜNG HỌC AN TOÀN:

Bước 1 gồm các hướng dẫn và đề xuất nhằm
chuẩn bị cho quá trình đánh giá: thành lập
nhóm đánh giá, xác định phương pháp và mục
tiêu của quá trình đánh giá; huy động sự tham
gia rộng rãi của các trường học và cộng đồng.
Bước 2 hướng dẫn từng bước để hoàn thành

các công cụ giúp trường học có thể nhận ra

Lưu ý những điểm dưới đây khi sử dụng Công
cụ:
Tính linh hoạt – Hoạt động đánh giá này
cần phải được tiến hành từng bước. Tuy
nhiên, mỗi trường học cần linh hoạt áp dụng
và điều chỉnh công cụ đánh giá cho phù hợp
với bối cảnh và điều kiện cụ thể của từng
trường.
Thời gian thực hiện – Hoạt động đánh giá
tốt nhất là được bắt đầu trước năm học mới
và/hoặc trước mùa thiên tai xảy ra để có
thể phù hợp với kế hoạch chung của trường.
Việc đánh giá cần phải được tiến hành
thường xuyên tùy thuộc vào mức độ thường
xuyên xảy ra nguy cơ và thiên tai.
Đánh giá – Các kết quả đánh giá cần phải
được xem xét lại một cách thường xuyên
theo kế hoạch tùy theo bối cảnh nguy cơ
xảy ra rủi ro và khả năng của trường thông
qua hệ thống giám sát và đánh giá được
mô tả trong Hướng dẫn lập kế hoạch THAT
đi kèm. Bộ công cụ đánh giá cũng cần được
rà soát để có thể cập nhật phù hợp với điều
kiện của nhà trường cũng như cộng đồng
xung quanh.

12


và hiểu biết một cách chính xác các hiểm họa,
nguy cơ, tính dễ bị tổn thương và khả năng của
mình.
Bước 3 hướng dẫn về cách thức chuẩn bị và
tổng hợp thông tin, dữ liệu thu thập được trong
quá trình đánh giá nhằm sử dụng để xây dựng
Kế hoạch THAT.

Mạng lưới – Quá trình đánh giá trường học
an toàn phải được thực hiện với sự tham gia
của các bên liên quan, gồm cán bộ quản lý,
giáo viên, nhân viên và học sinh của trường
và người tham gia từ cộng đồng, phụ huynh,
chính quyền và truyền thông.
Sự tham gia – Quá trình đánh giá cần huy
động tất cả những bên chịu ảnh hưởng
hoặc quan tâm, phải đảm bảo cân bằng giới,
người dễ bị tổn thương, người khuyết tật và
người dân tộc thiểu số.

BƯỚC 1. CHUẨN BỊ HOẠT
ĐỘNG ĐÁNH GIÁ
Nhằm chuẩn bị tốt cho hoạt động đánh giá,
cần thực hiện các nhiệm vụ dưới đây:
Nhiệm vụ 1: Thành lập nhóm đánh giá và
phân công trưởng nhóm
Nhiệm vụ 2: Huy động sự tham gia của
cộng đồng và chính quyền địa phương
Nhiệm vụ 3: Xác định phương pháp thực
hiện quá trình đánh giá

Nhiệm vụ 4: Phổ biến các khái niệm chủ
yếu cho toàn nhóm đánh giá


Nhiệm vụ 1 – Thành lập nhóm đánh
giá và phân công trưởng nhóm
Hiệu trưởng hoặc hiệu phó giữ vai trò chủ đạo
trong việc hướng dẫn cả nhóm áp dụng bộ
công cụ đánh giá và chuẩn bị kế hoạch. Cần
đưa ra các quyết định dựa trên các ưu tiên, kinh
phí được phân bổ, mạng lưới và huy động sự
tham gia của chính quyền và các tổ chức khác.
Do đó, Ban giám hiệu cần biết các bước tiến
hành của quá trình đánh giá và có khả năng
đưa ra các ý kiến của mình. Hiệu trưởng hoặc
hiệu phó có thể điều hành quá trình đánh giá
hoặc phân công một giáo viên hoặc nhân viên
cốt cán khác thực hiện nhiệm vụ này. Cần phân
công một thành viên trong nhóm làm nhiệm
vụ lập và lưu giữ hồ sơ, sổ sách trong suốt quá
trình và hoàn thành các biểu mẫu.
Hiệu trưởng cần quan tâm đến ý kiến và nhu
cầu của các nhóm dễ bị tổn thương ví dụ như
người khuyết tật hoặc người dân tộc thiểu số
được xem xét trong suốt quá trình đánh giá.
Cũng cần đảm bảo sự cân bằng giới thông qua
việc huy động sự tham gia của phụ nữ và trẻ
em gái trong hoạt động đánh giá, đồng thời
quan tâm đến nhu cầu của người khuyết tật.
Điều này có nghĩa là các kết quả an toàn, hiệu

quả, công bằng có ảnh hưởng đến các nhóm
dễ bị tổn thương và dân tộc thiểu số cũng như
các vấn đề cụ thể liên quan đến phụ nữ và trẻ
em gái sẽ được tính đến trong suốt quá trình
đánh giá trường học an toàn.

Nhiệm vụ 2 – Huy động sự tham gia
của cộng đồng và chính quyền địa
phương
Hiệu trưởng hoặc hiệu phó có nhiệm vụ thiết
lập và duy trì mạng lưới chặt chẽ giữa trường
học, cộng đồng, chính quyền địa phương và
các chuyên gia. Mạng lưới này là chìa khóa
thành công trong việc xây dựng môi trường
học tập an toàn, có khả năng ứng phó và thích
ứng tốt hơn với hiểm họa. Ngoài học sinh, giáo

viên và cán bộ, mạng lưới này còn bao gồm
cộng đồng, chính quyền và các nhà chức trách
địa phương, các tổ chức xã hội địa phương và
các bên tham gia khác. Việc xây dựng một quá
trình có sự tham gia của nhiều bên sẽ giúp
tăng cường mối quan hệ giữa trường học và
cộng đồng xung quanh. Nó sẽ tạo cơ hội để
huy động nguồn lực và nguồn kinh phí để thực
hiện thành công kế hoạch THAT nhà trường.
Cộng đồng địa phương có nhiều kinh nghiệm
về phòng ngừa thảm họa và là những người
đầu tiên ứng phó thảm họa xảy ra. Trường
học đóng vai trò trung tâm trong cộng đồng

và trong việc kết nối cộng đồng địa phương
sau thảm họa thiên tai và trong một số trường
hợp, trường học còn được sử dụng làm các
điểm sơ tán tạm thời. Huy động các nguồn lực
và sự tình nguyện từ cộng đồng, cha mẹ học
sinh, doanh nghiệp địa phương và các các tổ
chức đoàn thể cho kế hoạch hành động phòng
ngừa thảm họa là một phần thiết yếu của hoạt
động phòng ngừa của trường học. Kế hoạch
phòng THAT là một phương tiện để tăng cường
sự liên kết giữa nhà trường và cộng đồng, huy
động các thành viên chịu trách nhiệm bảo vệ
trẻ em và giúp tăng cường khả năng ứng phó,
phục hồi và thích ứng của trường học.
Chính quyền và các ban ngành địa phương
đóng vai trò thiết yếu trong việc hỗ trợ các
trường học phòng ngừa và ứng phó thông
qua việc ra quyết định, chỉ đạo, tập huấn và
định hướng. Quân đội, với năng lực và kiến
thức tổ chức, điều phối sâu rộng, đóng vai trò
then chốt trong việc phòng chống thiên tai,
tìm kiếm và cứu nạn nhằm đảm bảo an toàn
và an ninh, duy trì và bảo vệ các công trình và
cơ sở hạ tầng để phòng và ứng phó với nguy
cơ rủi ro.
Khu vực tư nhân, các doanh nghiệp địa
phương có vai trò giúp nhà trường cũng như
cộng đồng trở nên an toàn và tăng khả năng
chống chịu với thiên tai. Theo Chiến lược Quốc


13


tế về Giảm nhẹ thiên tai của Liên Hợp Quốc
(UNISDR), khu vực tư nhân đang ngày càng
cam kết nhiều hơn trong các hoạt động xã
hội. Các hoạt động này bao gồm các ngày tình
nguyện đóng góp ngày công, tài trợ hoặc hỗ
trợ công sức khi được mời tham gia vào các
hoạt động giáo dục và giảm nhẹ nguy cơ cho
trường học. Ví dụ, một cửa hàng đồ xây dựng
có thể ủng hộ hoặc cung cấp vật liệu để sửa
mái nhà và các doanh nghiệp địa phương
cũng có thể hỗ trợ thông qua chuyên môn
trong quá trình họat động. Các tổ chức khác,
bao gồm Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội
nông dân v..v, đóng vai trò quan trọng trong
việc phòng chống thiên tai và đảm bảo trường
học an toàn. Họ là lực lượng thu thập thông tin

dữ liệu và tình nguyện đóng góp thời gian và
chuyên môn của mình.
Thành phần Nhóm đánh giá nên gồm học sinh,
giáo viên, cán bộ nhân viên trường học, cha
mẹ học sinh và cộng đồng quanh trường học,
chính quyền và các ban ngành địa phương
cùng các chuyên gia. Các bên tham gia hoàn
thành công cụ đánh giá an toàn trường học
theo đề xuất được được liệt kê trong bảng dưới
đây.


Nhiệm vụ 3 – Xác định phương pháp
thực hiện tiến trình đánh giá
Hiệu trưởng hoặc hiệu phó nhà trường phải
đảm bảo các bên liên quan trong trường học

Bảng 1 – Đề xuất các thành viên tham gia đánh giá trường học an toàn
Thành viên của trường học/phòng GDĐT
- Hiệu trưởng và/hoặc hiệu phó
- Giáo viên và cán bộ nhân viên trong
trường
- Học sinh
- Cán bộ Phòng Giáo dục và Đào tạo

Thành viên từ bên ngoài trường học
- Cha mẹ học sinh
- Hội Chữ Thập Đỏ địa phương
- Đại diện Hội đồng nhân dân phường/xã
- Trưởng thôn/ lãnh đạo cộng đồng
- Đại diện Hội Phụ nữ
- Đại diện Hội Nông dân
- Bác sĩ/y tá địa phương
- Đại diện Ban phòng chống lụt bão và
tìm kiếm cứu nạn địa phương
- Đại diện một số tổ chức, cá nhân khác.

Để tìm hiểu thêm về sự tham gia của các đối tượng khác nhau, hãy tham khảo:
• Bộ Tiêu chuẩn Tối thiểu INEE – Tiêu chuẩn 1 về Sự tham gia của cộng đồng:
Sự tham gia của cộng đồng, hoạt động gợi ý 1, 2, 3 và 4;
• Bộ Tiêu chuẩn Tối thiểu INEE – Tiêu chuẩn 2 về Sự tham gia của cộng đồng:

Nguồn lực, hoạt động gợi ý 3
• Bộ Tiêu chuẩn Tối thiểu INEE – Tiêu chuẩn 2 về Tiếp cận và môi trường học
tập: Bảo vệ và sức khỏe, hoạt động gợi ý 1, 4, 6 và 7;
• Bộ Tiêu chuẩn Tối thiểu INEE – Tiêu chuẩn 3 về Tiếp cận và môi trường học
tập: Cơ sở vật chất và dịch vụ, hoạt động gợi ý 6;
• Bộ Tiêu chuẩn Tối thiểu INEE – Tiêu chuẩn 1 về Chính sách giáo dục: Soạn
thảo luật và chính sách, hoạt động gợi ý 4.

14


và cộng đồng tham gia đầy đủ vào quá trình
đánh giá.

Nhiệm vụ 4 – Phổ biến các khái niệm
chính cho toàn nhóm đánh giá

Phương pháp có sự tham gia giúp tăng
cường hiệu quả của quá trình đánh giá. Vì
trường học là trung tâm của cộng đồng, cần
kết hợp các kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm
và chuyên môn của nhiều đối tượng (như các
cộng đồng địa phương, các tổ chức chính
phủ và phi chính phủ, khu vực tư nhân, v.v...)
như đã đề cập ở phần trước. Điều này sẽ
đảm bảo việc phòng ngừa và giảm thiểu rủi
ro ở trường học có thể tận dụng được năng
lực và huy động các nguồn lực của toàn thể
cộng đồng.


Để có thể phân tích và đương đầu với các
thách thức trong phòng ngừa thảm họa
ở trường học, cần đảm bảo rằng mọi đối
tượng tham gia hiểu được các khái niệm
chủ yếu gồm hiểm họa, tính dễ bị tổn
thương, năng lực, và rủi ro. Bốn khái niệm
này và mối quan hệ giữa chúng sẽ giúp xác
định và tổng hợp thông tin thu được trong
quá trình đánh giá.

Thông điệp chính: Cần nhấn
mạnh tầm quan trọng của việc
tạo cơ hội bình đẳng cho tất cả
các đối tượng tham gia cung cấp
thông tin và thảo luận một cách
tự do. Cần nhắc các đối tượng
tham gia rằng họ được tự do
thảo luận, đóng góp ý kiến và
bình luận. Ý kiến của bất kỳ ai
cũng đều quan trọng.

Hiệu trưởng và/ hoặc hiệu phó sẽ chỉ đạo hoạt
động đánh giá và chịu trách nhiệm:
Đảm bảo tất cả các bên tham gia biết được
các kết quả mong muốn, nội dung và thời
gian biểu của hoạt động đánh giá.
Nhấn mạnh tầm quan trọng của sự tham gia
của cộng đồng địa phương vào hoạt động
đánh giá, vai trò của họ và mối quan hệ giữa
nhà trường và cộng đồng địa phương.


Đọc kỹ những định nghĩa và ví dụ dưới đây:
Hiểm họa - Hiểm họa là một sự kiện, hiện
tượng vật tự nhiên một hoạt động của con
người có khả năng gây ra những tác động
tiêu cực như mất mát, thương vong, suy
thoái môi trường, thiệt hại tài sản hay các
hậu quả kinh tế xã hội. Các hiểm họa có thể
là tự nhiên hoặc nhân tạo. Rủi ro do hiểm
họa gây ra phụ thuộc vào khả năng và mức
độ thường xuyên xảy ra hiểm họa cũng như
cường độ của nó.
Tình trạng dễ bị tổn thương - Tình trạng dễ
bị tổn thương là các đặc tính hay tình trạng
của các cá nhân hay nhóm người khiến họ
dễ bị ảnh hưởng bởi hiểm họa. Đó là các đặc
tính ảnh hưởng đến khả năng của cá nhân,
tập thể hay cộng đồng trong việc đương đầu
với hiểm họa. Ví dụ về tình trạng dễ bị tổn
thương bao gồm nghèo đói, trẻ em cơ nhỡ
không nơi nương tựa, người khuyết tật hoặc
các nhóm có nguy cơ cao khác. Tình trạng dễ
bị tổn thương cũng có thể kể đến việc thiết
kế, xây dựng yếu kém của các tòa nhà, việc
bảo vệ tài sản chưa phù hợp, việc thông tin
và nhận thức cộng đồng còn hạn chế hoặc
việc quản lý môi trường không bền vững.
Năng lực - Năng lực là tổng hợp thế mạnh,
đặc tính và nguồn lực sẵn có mà cá nhân hay
tập thể có thể sử dụng để giảm nhẹ, phòng


15


ngừa hay ứng phó với hiểm họa hoặc các
mối đe dọa khác. Năng lực của cá nhân hay
cộng đồng có thể tăng lên hay giảm xuống
tùy thuộc vào sức mạnh và nguồn lực có
được. Ví dụ, việc có đội ngũ nhân viên có
kinh nghiệm loại bỏ các cành cây nguy hiểm
trước mùa bão có thể tăng năng lực của
trường học đồng thời giảm nhẹ tình trạng
dễ bị tổn thương. Tương tự, việc phát triển
các quy trình và nguyên tắc hỗ trợ người
khuyết tật trong tình trạng khẩn cấp cũng
giúp nâng cao năng lực của trường học và
giảm nhẹ tính dễ bị tổn thương.
Cần nhận thức được vai trò mà tất cả bên có
thể đóng góp vào năng lực chung của trường
học và cộng đồng. Cần phải lưu ý rằng năng
lực của toàn thể cộng đồng với các kinh
nghiệm, kiến thức, chuyên môn khác nhau
luôn lớn gấp nhiều lần so với năng lực của
bất cứ một cá nhân riêng lẻ nào. Do đó, cần
phải củng cố mạng lưới và thu hút sự tham
gia của phụ huynh, cộng đồng và các đối tác,
bao gồm cả khu vực tư nhân.
Rủi ro - Rủi ro là hậu quả của những mối đe
dọa do hiểm họa gây ra (ví dụ như gió giật
trong một trận bão) và tình trạng dễ tổn

thương (ví dụ như không cắt tỉa cây) đặt
trong mối tương quan với năng lực (ví dụ
như có tình nguyện viên là phụ huynh làm
nghề trồng vườn và có khả năng cắt tỉa cây
trước khi bão xảy ra).
Năng lực đối phó với các hiểm họa cụ thể và
tình trạng dễ bị tổn thương càng thấp thì rủi
ro càng cao. Năng lực đối phó với các hiểm
họa cụ thể và tình trạng dễ bị tổn thương
càng cao thì rủi ro càng thấp. Do đó, điều đặc
biệt quan trọng đối với giảm thiểu rủi ro là

16

nâng cao năng lực và giảm tình trạng dễ bị
tổn thương.

BƯỚC 2. TIẾN HÀNH
ĐÁNH GIÁ
Để tiến hành đánh giá, cần thực hiện các
nhiệm vụ dưới đây:
Nhiệm vụ 1: Thu thập thông tin cơ bản về
trường học
Nhiệm vụ 2: Hoàn thành hồ sơ lịch sử tại
địa phương
Nhiệm vụ 3: Xây dựng lịch theo mùa
Nhiệm vụ 4: Xây dựng bản đồ rủi ro hiểm họa
Nhiệm vụ 5: Thực hiện hoạt động khảo sát
trường học


Nhiệm vụ 1 – Thu thập thông tin cơ
bản về trường học
Trước khi thực hiện hoạt động đánh giá
trường học an toàn, các bên tham gia cần
hiểu và ghi lại những thông tin cơ bản về
trường học như vị trí của trường, số lượng
học sinh và giáo viên và thông tin liên quan
khác.
Người phụ trách sẽ phổ biến thông tin cơ
bản sử dụng Mẫu số 1. Có thể điền mẫu này
trước hoặc trong quá trình thực hiện đánh
giá trường học an toàn .


Mẫu 1. Thông tin cơ bản về trường học

1. Thông tin chung về trường học

Email

Với trường tư thục, hãy đề
tên đầu mối liên lạc của Hội
đồng quản trị nhà trường

17


Điền thông tin vào các ô phù hợp

18



Nhiệm vụ 2 – Hoàn thành hồ sơ lịch sử
Hồ sơ lịch sử thiên tai giúp xác định những thay
đổi diễn ra trong trường học và cộng đồng. Hồ
sơ ghi lại các sự kiện thảm họa đã xảy ra trước
đây. Điều này giúp thể hiện hình thái thời tiết
(như bão), những thay đổi hoạt động theo mùa
(ví dụ như thu hoạch), sự kiện xã hội (ví dụ như
lễ hội) và điều kiện kinh tế (ví dụ như suy thoái
kinh tế). Nhiệm vụ của nhóm trong hoạt động
này là thu thập thông tin liên quan để đánh giá
tình hình hiện tại.
Để định hướng việc thu thập thông tin, các
thành viên trong nhóm cần kể lại những sự
kiện quan trọng liên quan đến hiểm họa và xu
hướng thiên tai xảy ra ở địa phương. Nhóm có
thể xác minh lại những thông tin này với cán
bộ chịu trách nhiệm quản lý thông tin. Có thể
sử dụng các câu hỏi sau để định hướng các
cuộc thảo luận trong quá trình hoàn thành hồ
sơ lịch sử thiên tai:

5. Các thảm họa đó đã gây ra những thiệt hại
gì (về người, cơ sở vật chất, môi trường…)?
Hãy nêu những thiệt hại cụ thể?
6. Tại sao những thiệt hại lại xảy ra ở mức
độ đó (cơ sở hạ tầng, vị trí, kiến thức và kinh
nghiệm…)?
7. Trường học đã làm gì để giảm thiểu thiệt

hại (trước hiểm họa, trong và sau thảm hoạ)?
8. Hãy cho biết thêm các thông tin khác
về ảnh hưởng của thảm họa liên quan đến
trường học.
Ba ví dụ dưới đây minh họa những thông tin
cơ bản cần có của Hồ sơ lịch sử cũng như các
vấn đề hoặc hoạt động mà Hồ sơ lịch sử nên
bao quát.

1. Những thảm họa nào đã xảy ra tại địa
phương, cộng đồng hoặc tỉnh?
2. Những thảm họa này xảy ra khi nào? Các
thảm họa này có xảy ra theo một chu kỳ nhất
định không? Ví dụ, những thảm họa này có
xảy ra vào cùng một thời điểm trong các
năm không?
3. Những thay đổi môi trường nào đã được
ghi lại và vào thời điểm nào (ví dụ thay đổi về
việc sử dụng đất, tài nguyên thiên nhiên…)?
4. Khu vực/địa phương nào đã bị tác động
bởi các thảm họa/thay đổi môi trường đó?

19


Mẫu 2. Hồ sơ lịch sử

• Trường trở thành điểm
trú ngụ tạm thời cho
người dân địa phương

khi bão đến.
• Khi được báo trước,
trường có thể di chuyển
hồ sơ, tài liệu và các loại
máy lên tầng hai.

•Ảnh hưởng không tốt
đến chất lượng nước
và không khí.
•Mùi thuốc trừ sâu
khiến cho giáo viên và
học sinh cảm thấy khó
thở, do đó ảnh hưởng
đến sức khỏe và khả
năng học tập của họ.

-•Trường
Trườnghọc
họctuyên
tuyêntruyền
đểtruyền
học sinh
để vận
học động
sinh gia
đình
vậnvà
động
cônggia
đồng

đìnhhạn

chế
công
sử dụng
đồngthuốc
hạn chế
trừsử
sâu
dụng
và phân
thuốc
bón
trừhóa
sâu học

gần
phân
trường
bónhọc.
hóa học gần
- Học
trường
sinhhọc.
đeo khẩu trang
khi
• Học
đếnsinh
trường.
đeo khẩu

- Trường
trang khi
họcđến
tuyên
trường.
truyền
nhằm
• Trường
nâng
học
cao
tuyên
nhận
thức
truyền
cho nhằm
nông dân
nângvềcao
cách
nhận
giảm
thức
thiểu
choônông
nhiễm
môi
dân
trường.
về cách giảm thiểu
- Trường

học
kếttrường.
hợp
ô nhiễm
môi
với
chính quyền
giảivới
• Trường
học kếtđể
hợp
quyết
vấn
đề. để giải
chính
quyền
quyết vấn đề.

Nhiệm vụ 3 – Xây dựng lịch theo mùa
Lịch theo mùa ghi lại những loại hiểm họa
khác nhau có thể xảy ra ở trường học và cộng
đồng vào các thời điểm khác nhau trong một
năm. Lịch theo mùa được dùng để thể hiện
những hình thái thời tiết (ví dụ như bão), các
20

hoạt động theo mùa (ví dụ như vụ thu hoạch),
các hoạt động xã hội (ví dụ như lễ hội hay các
sự kiện ở trường học). Với hoạt động này, người
tham gia sẽ tiến hành thu thập một số thông

tin để đưa vào Kế hoạch THAT.


Lịch theo mùa của trường học sẽ gồm những
nội dung dưới đây.
Cột đầu tiên thể hiện các hoạt động của
trường học và cộng đồng, được đánh dấu ở
tháng tương ứng trong bảng. Ví dụ: Ngày khai
trường, Ngày Quốc tế Phụ nữ, các ngày lễ kỷ
niệm và sự kiện khác. Thông tin này cũng có
thể được điền từ trước.
Cột thứ hai là các hoạt động theo mùa diễn ra ở
cộng đồng, được đánh dấu ở các tháng tương
ứng trong năm. Ví dụ: Mùa trồng trọt, mùa thu
hoạch, mùa giáp hạt.

Cột thứ ba là các loại thảm họa và nguy cơ dựa
trên thời gian hoặc mùa thiên tai, được đánh
dấu ở các tháng tương ứng. Khi thảo luận về
các loại hiểm họa, các bên chia sẻ quan sát
của mình về xu hướng hiểm họa (sự tăng hay
giảm mức độ thường xuyên xảy ra hiểm họa;
thời gian mùa thiên tai diễn ra sớm hơn hoặc
muộn hơn, hoặc các khó khăn trong việc dự
đoán mùa hiểm họa và mức độ ảnh hưởng của
hiểm họa).
Dưới đây là một ví dụ về Lịch theo mùa đã được
hoàn thành, ghi rõ các nhân tố và xu hướng có
thể ảnh hưởng tới việc phòng ngừa và ứng
phó của trường học cả năm.


Mẫu 3. Lịch theo mùa

Ô nhiễm từ
nhà máy gần
trường

21


Nhiệm vụ 4 – Lập bản đồ rủi ro
hiểm hoạ
Nhóm lập Bản đồ rủi ro hiểm hoạ cung cấp
thông tin về các khu vực an toàn và không
an toàn trong trường học và các khu vực
xung quanh.
Bản đồ rủi ro hiểm hoạ cũng cung cấp thông
tin phù hợp nhằm tìm ra các giải pháp và
chiến lược phòng chống và giảm nhẹ rủi ro
bằng cách chỉ ra các khu vực dễ có rủi ro,
hiểm họa cũng như cung cấp thông tin về
các khu vực an toàn và đường sơ tán trong
tình hình khẩn cấp. Việc lập bản đồ rủi ro
hiểm hoạ cần phải được tiến hành với sự
tham gia của cộng đồng, phụ huynh, chính
quyền và truyền thông.
Trong hoạt động này, nhóm sẽ vẽ một bản
đồ thể hiện các hiểm họa và các mối đe dọa
có thể ảnh hưởng tiêu cực đến học sinh và
giáo viên. Tiếp đó, nhóm sẽ xác định các giải

pháp cụ thể nhằm giảm nhẹ ảnh hưởng của
thảm họa đối với trường học và cộng đồng
xung quanh. Ngoài ra, cũng cần thể hiện
thông tin về các môi trường sống, hệ sinh
thái, cây cối, ao hồ, đầm phá, v.v… Cần chỉ
rõ khi nào những yếu tố này có thể trở thành
hiểm họa với con người, ví dụ như khi một
cái hồ bị ngập lụt.
Để tạo một Bản đồ rủi ro hiểm hoạ chính xác, cần:
1. Lập bản đồ cơ bản. Xác định hướng của
bản đồ và chỉ rõ các hướng Bắc, Nam, Đông,
Tây và đánh dấu vị trí của trường học làm
điểm xuất phát. Sau đó, hãy đánh dấu vị trí
của phường/làng/xã gần nhất và khoảng
cách từ phường/làng/xã đó đến trường học.
Vẽ đường bờ biển, đồi núi, sông hồ ở khu vực

22

xung quanh trường học và xác định khoảng
cách giữa các điểm này và trường học. Vẽ các
tuyến đường chính từ trường học đến khu
dân cư (làng/ xã).
2. Tạo bảng chú giải cho bản đồ để giúp
người đọc hiểu được các ký hiệu và biểu
tượng khác nhau được sử dụng để thể hiện
các yếu tố như đường, tòa nhà công cộng,
cầu, nhà ở, sông, hồ, biển. Cũng có thể đánh
dấu các khu vực nguy hiểm bằng dấu trừ
màu đỏ “–”, các khu vực an toàn bằng dấu

cộng màu xanh “+” và nơi thoát hiểm bằng
mũi tên màu xanh “–>”). Có thể lựa chọn các
ký hiệu biểu tượng khác. Hãy tạo một bảng
chú giải ở góc bản đồ.
3. Xác định các địa điểm an toàn và nguy hiểm
Thông qua thảo luận, nhóm sẽ xác định và
giải thích về các vị trí an toàn hay nguy hiểm.
Hãy sử dụng các ký hiệu trong bảng chú giải.
Hãy xác định các khu vực an an toàn nhất
- nơi học sinh có thể sơ tán và đánh dấu
trên bản đồ
Hãy xác định các khu vực nguy hiểm và
đánh dấu chúng trên bản đồ.
Hãy đánh dấu các lớp học và lập kế hoạch
sơ tán các lớp học một cách có trật tự trong
tình hình khẩn cấp và trong các buổi diễn
tập.
Đánh dấu bất cứ hiểm họa nào có thể đe
dọa tính mạng và tài sản. Ví dụ: Các khu
vực trong trường học dễ bị lụt lội hoặc gió
mạnh, các tuyến đường sơ tán dễ bị các
chướng ngại vật chặn lại, hoặc đường tàu
không có rào chắn, hoặc hóa chất hay các
vật liệu nguy hiểm khác lưu giữ ở các khu
vực tiềm ẩn nguy cơ lụt lội như tầng hầm.
Hãy đánh dấu các con đường tới trường có


khả năng gây hiểm họa cho học sinh, bao
gồm cả các em khuyết tật. Hãy vẽ các khu

vực các em học sinh nữ dễ bị nguy hiểm hơn.
4. Xác định các lối thoát hiểm và các điểm
sơ tán. Đưa ra ví dụ về các thảm họa cụ thể
(ví dụ như bão, lụt...) và tham vấn người tham
gia về độ an toàn của các lối thoát hiểm và
điểm sơ tán. Hãy đề nghị người tham gia
quan tâm đến người khuyết tật. Các địa điểm

an toàn có dễ tiếp cận không? Có con đường
thay thế nào không?
5. Kiểm tra bản đồ một cách cẩn thận và
mời các bên tham gia chủ động đóng góp
ý kiến nhận xét, đặt câu hỏi và bổ sung các
thông tin cần thiết để hoàn thiện bản đồ.

Mẫu 4. Bản đồ rủi ro hiểm hoạ/ Ví dụ về bản đồ rủi ro hiểm hoạ

23


Sử dụng hình ảnh từ vệ tinh như
Google Maps để tăng tính chính xác
của bản đồ rủi ro hiểm hoạ

Để làm được điều này, hãy tải xuống và lưu

giữ một bản đồ từ Google Maps (xem hướng
dẫn trong khung dưới đây) và phóng lên giấy
cỡ A0 dán lên tường hoặc trên bảng, như hình
dưới đây. Phác thảo đường viền bao quanh

trường, phường/làng/xã gần nhất và khoảng
cách giữa trường học và các phường/làng/ xã.
Vẽ đường bờ biển, đồi núi, sông hồ ở khu vực
xung quanh trường học và xác định khoảng
cách từ các điểm này đến trường học. Vẽ các
tuyến đường chính từ trường học đến khu
dân cư.

Hướng dẫn cách tải bản đồ vị trí trường học từ
Google Map xuống máy tính

Ví dụ về bản đồ vệ tinh Google được phóng to thành
bản đồ rủi ro hiểm hoạ trường học trên khổ giấy A0

Nếu nhóm đánh giá có kết nối với Internet,
có thể kết hợp sử dụng Google Maps hoặc
bản đồ từ Hệ thống Thông tin Địa lý (GIS)
khác để nâng cao tính chính xác và tính thiết
thực của bản đồ rủi ro hiểm hoạ.

Để tải được bản đồ, hãy kết nối máy tính với mạng
Internet và cần thực hiện các bước sau:
Truy cập website , đánh
cụm từ “bản đồ + địa điểm tỉnh thành mà nhà
trường đóng”
Hãy phóng to bản đồ để hiển thị vị trí của xã,
phường mà trường đóng tại. Sau đó hãy sử dụng
chức năng chụp ảnh màn hình bằng cách ấn tổ hợp
phím Ctrl+PrtScr đối với hệ điều hành Windows,
hoặc Command+Shift+3 đối với hệ điều hành Mac

Bấm phím Ctrl+V (đối với hệ điều hành Windows)
hoặc Command+V (đối với hệ điều hành Mac) để dán
hình ảnh bản đồ lên một chương trình soạn thảo văn
bản hay một chương trình chỉnh sửa ảnh bất kỳ.

Nhiệm vụ 5 – Thực hiện hoạt động
khảo sát trường học
Hoạt động khảo sát trường học là một hoạt
động cần sự tham gia của nhiều bên. Các
thành viên trong cộng đồng sẽ đi khảo sát
xung quanh trường để xác định các rủi ro công
trình lẫn phi công trình trong trường và các
khu vực xung quanh.
Người phụ trách cần giải thích rõ ràng rằng
mục đích của hoạt động đi khảo sát trường
học là để xác định những hiểm họa và rủi ro
trong trường và xung quanh trường cũng như

24

điểm yếu trong việc phòng chống các nguy cơ
và rủi ro thảm họa ở trường học, kể cả những
ảnh hưởng của sự suy giảm đa dạng sinh học
và biến đổi khí hậu.
Tùy thuộc vào quy mô trường học và số lượng
tình nguyện viên tham gia đánh giá, người điều
phối sẽ quyết định quy mô, số lượng và thành
phần của nhóm đánh giá. Nếu trường học không
quá lớn, một nhóm đánh giá là đủ. Nhưng nếu
hoạt động đánh giá mất quá nhiều thời gian khi

chỉ có một nhóm thực hiện, có thể lập các nhóm
khác nhau đảm nhận các nhiệm vụ hay mẫu cụ
thể. Một giáo viên hoặc nhân viên nhà trường


được chỉ định có nhiệm vụ dẫn đường và báo cáo
kết quả bằng cách điền vào mẫu.
Các mẫu được sử dụng như sau:
Mẫu 5a. Thông tin về quản lý trường học: Để
điền vào mẫu này, nhóm thực hiện cần đảm
bảo có sự tham gia của hiệu trưởng hoặc hiệu
phó và nhân viên nhà trường – những người
đảm nhận nhiệm vụ cung cấp thông tin.
Mẫu 5b. Giáo dục giảm nhẹ rủi ro: Để điền
vào mẫu này, nhóm thực hiện cần đảm bảo
sự tham gia của các giáo viên chủ nhiệm.
Mẫu 5c. Môi trường xung quanh trường học:
Để điền vào mẫu này, nhóm thực hiện cần
đảm bảo sự tham gia của chính quyền địa
phương hoặc các thành viên cộng đồng.
Mẫu 5d. Cơ sở vật chất của trường: Để điền
vào mẫu này, nhóm thực hiện cần phải đảm
bảo sự tham gia ban giám hiệu và nhân viên
bảo trì máy móc, thiết bị.
Cần đảm bảo (các) nhóm được giao nhiệm vụ
bao quát tất cả các khu vực bên trong và bên
ngoài nhà trường, đặc biệt là những nơi có
nguy cơ rủi ro. Ví dụ, những nơi cần đặc biệt
chú ý gồm cầu thang, các phòng thí nghiệm
nơi cất giữ hóa chất, sân trường, hàng rào,

kênh mương, hồ, ao, cổng ra vào, cửa sổ lớp
học, hệ thống cấp điện, thiết bị điện tử, thư
viện và phòng máy tính.
Mỗi nhóm thực hiện nhiệm vụ đi khảo sát
trường học sẽ ghi thông tin bằng cách sử dụng
các mẫu được chuẩn bị sẵn. Một hoạt động
quan trọng nữa là phải chụp ảnh trong quá
trình đi khảo sát. Ngay cả những vấn đề nhỏ
cũng cần được quan sát và ghi lại nếu chúng
có thể dẫn đến tai nạn hoặc gây thương tích
cho học sinh trong trường hợp thiên tai hoặc
thậm chí trong điều kiện bình thường.
Hai bức ảnh dưới đây minh họa cho các mối đe
dọa, rủi ro có thể bị bỏ sót.

Bức ảnh đầu tiên cho thấy xe máy và ghế đã bịt mất lối
lên xuống cầu thang. Sân có một rãnh thoát nước lớn
dễ gây tai nạn và thương tích, đặc biệt là trong trường
hợp xảy ra lụt lội và sân bị ngập nước khiến người qua lại
không nhìn thấy đường đi.

Bức ảnh trên cho thấy con đường ở trước mặt trường
học này không an toàn bởi có có một con kênh ngay
bên cạnh trường và không có thanh chắn hay rào chắn
nào cả. Khi có lụt lội, không có bất kỳ biển hướng dẫn
nào để giúp người dân phân biệt được ranh giới giữa
đường đi và con kênh.

Khi tất cả các nhóm hoàn thành khảo sát khu vực
được giao, thư ký nhóm tổng hợp những nguy

cơ được phát hiện. Phải xác định rõ vị trí, mức độ
nguy hiểm của các nguy cơ cũng như tác động
đến học sinh, giáo viên và cán bộ trong trường
như thế nào khi thảm họa xảy ra hay trong tình
huống bình thường. Trưởng nhóm sẽ đại diện
cho cả nhóm báo cáo kết quả trước khi chuyển
sang bước tiếp theo.

25


×