Tải bản đầy đủ (.pdf) (194 trang)

LA quản lý nhà nước đối với cảng biển ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.91 MB, 194 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

--------------------

TRỊNH THẾ CƯỜNG

QU¶N Lý NHµ N­íc
®èi víi c¶ng biÓn viÖt nam

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH CÔNG

HÀ NỘI - 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

--------------------

TRỊNH THẾ CƯỜNG

QU¶N Lý NHµ N­íc
®èi víi c¶ng biÓn viÖT nam



LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH CÔNG
Mã số: 62 34 82 01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. GS.TS. Nguyễn Hữu Khiển
2. GS.TSKH. Nguyễn Ngọc Huệ

HÀ NỘI - 2016


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu
của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án
là trung thực. Các tài liệu tham khảo có nguồn trích
dẫn rõ ràng.
Tác giả luận án

Trịnh Thế Cường


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Học viện Hành chính Quốc
gia, Khoa Sau đại học và khoa Quản lý nhà nước về kinh tế thuộc Học viện
Hành chính Quốc gia và các Thầy giáo, cô giáo, các Nhà khoa học, bạn bè,
đồng nghiệp đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu, thực hiện
luận án.
Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng, biết ơn sâu sắc đối với Giáo sư, Tiến sĩ

Nguyễn Hữu Khiển, nguyên Phó Giám đốc Học viện Hành chính Quốc gia và
Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Nguyễn Ngọc Huệ, nguyên Cục trưởng Cục Hàng
hải Việt Nam, Chủ tịch Hội Cảng - Đường thủy và Thềm lục địa Việt nam đã
tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu, thực hiện
luận án.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các Đồng chí lãnh đạo Bộ Giao
thông vận tải, Cục Hàng hải Việt Nam và một số cơ quan chức năng, doanh
nghiệp khai thác cảng biển đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình
nghiên cứu, thực hiện luận án.
Xin chân thành cảm ơn các tác giả của các tài liệu mà tôi đã sử dụng
tham khảo trong quá trình nghiên cứu, thực hiện luận án; cảm ơn gia đình,
bạn bè đã động viên, tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích tôi hoàn thành
luận án./.

Tác giả luận án

Trịnh Thế Cường


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ................................................................. 9
1.1. Các công trình nghiên cứu về sự hình thành, phát triển và quản lý
cảng biển ................................................................................................. 9
1.1.1. Các công trình nghiên cứu về sự hình thành, phát triển
cảng biển ................................................................................................ 9
1.1.2. Các công trình nghiên cứu về quản lý cảng biển .......................... 13
1.2. Các công trình nghiên cứu về quản lý nhà nước và quản lý nhà
nước đối với cảng biển .......................................................................... 15

1.2.1. Các công trình nghiên cứu về quản lý nhà nước nói chung .......... 15
1.2.2. Các công trình nghiên cứu về quản lý nhà nước đối với
cảng biển .............................................................................................. 18
1.3. Nhận xét về tình hình nghiên cứu .......................................................... 21
1.3.1. Nhận xét chung ............................................................................ 21
1.3.2. Những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu ............................. 22
Kết luận chương 1 ........................................................................................ 24
Chương 2: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI
VỚI CẢNG BIỂN ....................................................................................... 26
2.1. Khái quát chung về cảng biển ................................................................ 26
2.1.1. Vị trí, vai trò của cảng biển.......................................................... 26
2.1.2. Chức năng của cảng biển ............................................................. 30
2.2. Khái niệm, nội dung, vai trò của quản lý nhà nước đối với cảng biển ........ 31
2.2.1. Khái niệm và đặc điểm quản lý nhà nước đối với cảng biển ........ 31
2.2.2. Nội dung quản lý nhà nước đối với cảng biển .............................. 34
2.2.3. Vai trò của quản lý nhà nước đối với cảng biển ........................... 41
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với cảng biển ............. 43
2.3.1. Yếu tố chính trị ............................................................................ 43
2.3.2. Yếu tố pháp luật........................................................................... 45


2.3.3. Yếu tố kinh tế .............................................................................. 48
2.3.4. Yếu tố năng lực quản lý nhà nước của các chủ thể....................... 49
2.4. Mô hình quản lý cảng biển ở một số quốc gia và bài học kinh
nghiệm cho Việt Nam trong quản lý nhà nước đối với cảng biển .......... 52
2.4.1. Mô hình quản lý cảng biển của một số quốc gia trên thế giới....... 52
2.4.2. Nhận xét, đánh giá về mô hình tổ chức quản lý cảng biển
trên thế giới ........................................................................................... 60
Kết luận chương 2 ........................................................................................ 66
Chương 3: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG CẢNG BIỂN VÀ THỰC

TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CẢNG BIỂN Ở VIỆT
NAM HIỆN NAY ....................................................................................... 67
3.1. Thực trạng hệ thống cảng biển ở Việt Nam ........................................... 67
3.1.1. Quá trình hình thành, phát triển hệ thống cảng biển ở Việt Nam ....... 67
3.1.2. Đánh giá chung về hệ thống cảng biển ở Việt Nam ..................... 76
3.2. Thực trạng quản lý nhà nước đối với cảng biển ở Việt Nam
hiện nay ................................................................................................ 79
3.2.1. Về xây dựng và ban hành văn bản quản lý nhà nước đối với
cảng biển ............................................................................................... 79
3.2.2. Về tổ chức thực hiện văn bản quản lý nhà nước đối với
cảng biển .............................................................................................. 81
3.2.3. Về hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm
trong quản lý nhà nước đối với cảng biển .............................................. 92
3.2.4. Về hội nhập và tăng cường hợp tác quốc tế trong phát triển
cảng biển ............................................................................................... 94
3.3. Đánh giá chung về thực trạng quản lý nhà nước đối với cảng biển ở
Việt Nam............................................................................................... 96
3.3.1. Những ưu điểm ............................................................................ 96
3.3.2. Những hạn chế........................................................................... 100
3.3.3. Nguyên nhân của hạn chế .......................................................... 102
Kết luận chương 3 ...................................................................................... 103


Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN
LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CẢNG BIỂN Ở VIỆT NAM ....................... 104
4.1. Quan điểm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với cảng biển ở
Việt Nam ............................................................................................ 104
4.1.1. Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với cảng biển cần quán
triệt đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về phát triển
cảng biển............................................................................................. 104

4.1.2. Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với cảng biển phải hướng
đến khắc phục những hạn chế, yếu kém trong quản lý nhà nước đối
với cảng biển ....................................................................................... 106
4.1.3. Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với cảng biển phải gắn liền
với xây dựng, phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế ........... 108
4.1.4. Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với cảng biển phải nhằm
nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cấp chính quyền,
đồng thời phải đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa ............................. 111
4.1.5. Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với cảng biển phải phù hợp
với những biến đổi to lớn và sâu sắc của bối cảnh quốc tế liên quan
đến các vấn đề về toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ............................ 112
4.2. Các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với cảng biển.............. 113
4.2.1. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng về quản lý nhà nước đối
với cảng biển ....................................................................................... 113
4.2.2. Hoàn thiện chiến lược và chính sách phát triển cảng biển
theo hướng tập trung vào việc xây dựng mô hình quản lý cảng biển
và xác định tầm nhìn, mục tiêu cho từng loại cảng biển và những
yếu tố tác động trực tiếp vào cảng biển ............................................... 116
4.2.3. Hoàn thiện thể chế và nâng cao hiệu lực thực hiện thể chế
quản lý nhà nước đối với cảng biển theo hướng phân cấp quản lý ....... 117
4.2.4. Tổ chức lại bộ máy quản lý nhà nước đối với cảng biển
theo hướng xác định cụ thể trách nhiệm của các cơ quan quản lý
nhà nước, phân định chức năng quản lý nhà nước và chức năng
cung cấp dịch vụ công ........................................................................ 120


4.2.5. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác
quản lý nhà nước đối với cảng biển ..................................................... 132
4.2.6. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát trong quản
lý nhà nước đối với cảng biển thông qua cải cách thủ tục hành chính ... 134

Kết luận chương 4 ...................................................................................... 138
KẾT LUẬN ............................................................................................... 139
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ ......... 141
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................. 142
PHỤ LỤC.................................................................................................. 151


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ASEAN

: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

BOT

: Xây dựng - vận hành - chuyển giao

DN

: Doanh nghiệp

FDI

: Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

GDP

: Tổng sản phẩm quốc nội

GTVT


: Giao thông vận tải

HHVN

: Hàng hải Việt Nam

IMO

: Tổ chức hàng hải quốc tế

ODA

: Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức

PA

: Chính quyền cảng

PMB

: Ban quản lý cảng

PoR

: Chính quyền cảng Rotterdam

PPP

: Đầu tư theo hình thức đối tác công tư


QLNN

: Quản lý nhà nước

UBND

: Ủy ban nhân dân


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Mô hình quản lý cảng biển ........................................................... 59
Bảng 2.2. So sánh các mô hình quản lý cảng và đề xuất mô hình Ban
quản lý cảng ................................................................................. 65
Bảng 4.1. Chức năng, nhiệm vụ Ban quản lý cảng ..................................... 125

DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Mô hình phát triển cảng biển tương lai ......................................... 29
Hình 3.1. Hệ thống cảng biển Việt Nam ....................................................... 73

DANH MỤC BIỀU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Số lượt tàu vào, rời cảng biển giai đoạn 2001-2015 .................. 96
Biều đồ 3.2. Khối lượng hàng hóa qua cảng biển giai đoạn 2001 - 2015 ...... 97
Biểu đồ 3.3. Tỷ trọng lượng hàng theo nhóm cảng những năm gần đây ....... 97
Biểu đồ 4.1. Cơ cấu tổ chức Ban quản lý cảng ........................................... 131


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là quốc gia có vùng biển rộng, bờ biển dài có nhiều eo vụng,

vũng vịnh sâu, lại gần tuyến giao thương nhộn nhịp qua khu vực Biển Đông,
có hệ thống đảo gồm 3.000 đảo ven bờ “che chắn” hầu hết các vùng biển ven
bờ và vùng ven biển của Việt Nam ở mức độ khác nhau. Đến nay, nước ta có
khoảng 44 cảng biển lớn nhỏ và gần 100 địa điểm ven biển, ven đảo có thể
xây dựng cảng, kể cả cảng ở quy mô trung chuyển quốc tế. Vì vậy, xây dựng
và phát triển hệ thống cảng biển mang tính sống còn đối với vận tải
biển của nước ta và là kết cấu hạ tầng quan trọng quyết định sự phát triển và
tốc độ tăng trưởng kinh tế biển thời gian tới không chỉ đối với Việt Nam mà
còn là động lực cho việc phát triển kinh tế khu vực.
Nhiệm vụ thực hiện Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 và mục
tiêu phát triển kinh tế biển theo Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương
Đảng khóa X đặc biệt có ý nghĩa đối với ngành Giao thông vận tải, nhất là
ngành Hàng hải - một ngành kinh tế đặc thù, có vai trò và tiềm năng rất lớn,
mang tính quốc tế hóa cao đang cần được phát huy tương xứng với mục tiêu
cơ bản sau đây:
- Bảo đảm hệ thống cảng biển vừa là đầu mối, cầu nối đáp ứng nhu cầu
lưu thông hàng hóa, hành khách giữa các vùng, khu vực trong cả nước và với
các nước trên thế giới, vừa giữ vai trò liên kết các ngành thuộc kinh tế biển và
cả nền kinh tế quốc dân nói chung.
- Tạo động lực phát triển các cảng biển đầu mối tại những vùng kinh tế
trọng điểm, tại các trung tâm hướng ra biển của đất nước; các cảng, bến cảng,
cầu cảng chuyên dụng tại những khu kinh tế, khu công nghiệp ven biển, trên
đảo và cảng trung chuyển quốc tế. Bảo đảm năng lực hàng hóa thông qua đạt
trên 450 triệu tấn vào năm 2015 và trên 550 triệu tấn vào năm 2020. Hình


2
thành, phát triển Cảng trung chuyển quốc tế và các cảng biển chính, cảng cửa
ngõ quốc tế tầm cỡ khu vực có năng lực xếp dỡ cao, có thể tiếp nhận tàu biển
cỡ lớn, tạo tiền đề thúc đẩy phát triển nhanh, toàn diện, hiệu quả và bền vững

kinh tế hàng hải và các ngành khác thuộc kinh tế biển và góp phần đắc lực
vào sự phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh quốc phòng.
Trong những năm gần đây, tuy có nhiều cố gắng trong xây dựng mới
cũng như nâng cấp, hiện đại hóa số cảng biển có sẵn, nhưng kết cấu hạ tầng
của hệ thống cảng biển Việt Nam vẫn còn yếu kém về quản lý khai thác và lạc
hậu về khoa học-công nghệ so với các quốc gia tiên tiến trong Hiệp hội các
quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và trong khu vực. Trước hết là năng suất xếp
dỡ thấp, chỉ đạt khoảng từ 45-50% mức tiên tiến của thế giới (3000T - 4000T
trên/m chiều dài cầu bến và 15 - 20 TEUs/cẩu/giờ đối với xếp dỡ công-te-nơ).
Quản lý nhà nước đối với cảng biển đóng một vai trò hết sức quan
trọng trong phát triển kinh tế của nước ta. Quản lý nhà nước đối với cảng biển
hiện nay mặc dù đã có nhiều thay đổi và đạt được một số kết quả rất đáng ghi
nhận nhưng còn có nhiều bất cập, làm hạn chế hiệu quả khai thác cảng biển.
Vấn đề đặt ra là phải tạo ra bước ngoặt mang tính “đột phá” trong phát triển
hệ thống cảng biển đáp ứng nhu cầu về đáp ứng công suất và năng suất mà
không cần thay đổi cơ bản hệ thống hoạt động; tầm quy hoạch cảng biển dài
hạn, huy động được nguồn vốn đầu tư lớn từ xã hội hóa, thiết bị xếp dỡ hàng
hóa hiện đại và công tác quản lý khai thác hiệu quả đang là những yêu cầu
bức xúc hiện nay với hàng loạt vấn đề đặt ra cho các cơ quan quản lý nhà
nước đối với cảng biển như: Xây dựng thể chế phù hợp để phát triển hệ thống
cảng biển? Cơ chế chính sách nào sẽ tạo ra sự đột phá trong phát triển cảng
biển? Văn bản quy phạm pháp luật nào cần ban hành; Làm gì để tạo ra sức
mạnh tổng hợp giữa sự phát triển cảng biển với các lĩnh vực khác của nền
kinh tế? Làm gì để tránh xung đột với sự phát triển đang diễn ra trong các lĩnh
vực khác của nền kinh tế?...


3
Những đánh giá trên là thông điệp mạnh mẽ từ thực tiễn, đặt ra hàng
loạt những câu hỏi cần có câu trả lời thoả đáng: Nhà nước có trách nhiệm như

thế nào đối với những hạn chế, yếm kém của hệ thống cảng biển Việt Nam?
Nhà nước cần có công cụ nào để đánh giá đúng về cảng biển, chỉ ra được
những hạn chế của cảng biển để định hướng hoàn thiện nâng cao chất lượng?
Vai trò, trách nhiệm của nhà nước trong quản lý cảng biển? Nhà nước cần làm
gì để quản lý có hiệu quả cảng biển…
Tất cả những vấn đề này có thể được tóm tắt thành ba yếu tố quan trọng
và phụ thuộc lẫn nhau của chính sách cải cách nhằm nâng cao năng lực quản
lý nhà nước đối với cảng biển, đó là: (1) hoàn thiện mô hình quản lý cảng
biển phù hợp với điều kiện Việt Nam (2) hoàn thiện văn bản quy phạm pháp
luật tạo cơ sở pháp lý và (3) lựa chọn hình thức đầu tư hiệu quả.
Để nâng cao nhận thức và lý luận về việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị
trường nhằm thật sự là một đột phá mang tính chiến lược trong phát triển cảng
biển, tạo môi trường thật sự thông thoáng để giải phóng mạnh mẽ sức sản
biển của các thành phần kinh tế và các chủ thể trong xã hội vấn đề đặt ra cần
hoàn thiện các các quy định pháp luật với mục tiêu nâng cao năng lực quản lý
nhà nước đối với cảng biển nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, đầu tư, khai thác
cảng biển giải quyết vấn đề thiếu hụt ngân sách của chính quyền trung ương;
tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước bằng cách cho họ quyền tự chủ nhiều hơn
và tài chính độc lập; thu hút vốn nước ngoài; ứng dụng công nghệ cảng biển
hiện đại.
Tình hình nói trên cho thấy, việc triển khai nghiên cứu các khía cạnh lý
luận và thực tiễn liên quan đến quản lý nhà nước (QLNN) nói chung, QLNN
đối với cảng biển nói riêng ở Việt Nam đang được đặt ra một cách cấp bách.
Trong bối cảnh đó, NCS đã quyết định lựa chọn chủ đề “Quản lý nhà nước
đối với cảng biển Việt Nam” để triển khai nghiên cứu trong quy mô luận án
tiến sĩ Quản lý Hành chính công với mong muốn góp phần giải mã một cách
toàn diện và có hệ thống các nội dung liên quan đến chủ đề được lựa chọn.


4

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích
Mục đích tổng quát của luận án là xây dựng luận cứ khoa học cho các
giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đối với cảng biển, góp phần đáp ứng
yêu cầu đổi mới ở Việt Nam hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ
Để thực hiện mục đích đặt ra, đề tài tập trung giải quyết những nhiệm
vụ sau:
- Nghiên cứu các vấn đề lý luận về cảng biển, quản lý nhà nước đối với
cảng biển; Khái niệm, nội dung, vai trò cũng như các yếu tố tác động đến
quản lý nhà nước đối với cảng biển;
- Tìm hiểu kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với cảng biển ở một số
nước trên thế giới để rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam;
- Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với cảng biển ở nước ta trong
thời gian qua trên 2 phương diện: ưu điểm và hạn chế; chỉ ra những nguyên
nhân của những bất cập, hạn chế trong quản lý nhà nước đối với cảng biển;
- Kiến nghị các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản lý nhà nước
đối với cảng biển.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Các khía cạnh lý luận về quản lý nhà nước đối với cảng biển ở Việt Nam.
- Hệ thống cảng biển và thực trạng quản lý nhà nước đối với cảng biển
ở Việt Nam.
- Các yếu tố tác động đến quản lý nhà nước đối với cảng biển ở Việt
Nam hiện nay.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Nghiên cứu hoạt động quản lý nhà nước đối với cảng
biển trên phạm vi cả nước.
- Về thời gian: từ khi có Bộ luật Hàng hải 2005 đến nay.



5
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận
Trên cơ sở nhận thức về chủ nghĩa duy vật lịch sử, chủ nghĩa duy vật
biện chứng của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tác giả luận giải các vấn đề quản lý
nhà nước đối với cảng biển theo tư duy logic biện chứng mang tính khách
quan, trong mối liên hệ phổ biến với các vấn đề khác, tránh cách nhìn phiến
diện, phi lịch sử đối với vấn đề nghiên cứu. Tác giả cũng nghiên cứu tư tưởng
Hồ Chí Minh và các quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về
chiến lược phát triển kinh tế biển trong đó có cảng biển, kết hợp với lý thuyết
và thực tiễn của quản lý nhà nước về cảng biển để định hướng cho nghiên cứu
của mình.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp: Trong phạm vi nghiên cứu
của đề tài, việc tìm hiểu các nghiên cứu đã có trong lĩnh vực quản lý nhà nước
đối với cảng biển là rất quan trọng, nhằm cung cấp luận cứ để nghiên cứu
hoạt động quản lý nhà nước đối với cảng biển Việt Nam, thực tiễn các biện
pháp quản lý nhà nước nhằm bảo đảm cảng biển. Trên cơ sở đó, nghiên cứu
tập trung giải quyết các vấn đề còn vướng mắc về mặt lý luận và thực tiễn
quản lý nhà nước đối với cảng biển. Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp
được áp dụng trong nghiên cứu các tài liệu phục vụ quá trình xây dựng
chương tổng quan nghiên cứu, nghiên cứu các vấn đề lý luận ở chương 2,
nghiên cứu các tài liệu đánh giá về thực trạng quản lý nhà nước đối với cảng
biển ở chương 3.
- Phương pháp so sánh: So sánh tư duy, quan niệm về cảng biển ở Việt
Nam qua các thời kỳ, so sánh mục tiêu của các văn bản quy phạm pháp luật
với kết quả thực tiễn áp dụng từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện thể chế
quản lý nhà nước đối với cảng biển.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp kết hợp điều tra khảo sát: Đây là

phương pháp rất quan trọng đối với quá trình nghiên cứu. Trên cơ sở các tài


6
liệu, thông tin và dữ liệu kết quả khảo sát thông qua 198 phiếu điều tra của
các tổ chức, cá nhân thu thập được và khảo sát hoạt động của 221 doanh
nghiệp cảng biển trong cả nước thuộc các thành phần kinh tế khác nhau, tác
giả sẽ phân tích, đánh giá, xem xét trên các khía cạnh khoa học hành chính
công. Qua đó, tổng hợp lại để có những kết luận, những đề xuất mang tính
khoa học, phù hợp với lý luận và thực tiễn công tác quản lý nhà nước đối với
cảng biển.
5. Những đóng góp mới của luận án
5.1. Về lý luận
- Nhận diện và làm rõ các vấn đề cảng biển, sự thay đổi trong quan
niệm về cảng biển trên thế giới và ở Việt Nam, đưa ra quan niệm về cảng biển
theo cách tiếp cận của luận án.
- Làm rõ vai trò của nhà nước đối với cảng biển trên cơ sở phân tích vai
trò của nhà nước theo lý thuyết hệ thống, lý thuyết kinh tế học.
- Phân tích các nội dung quản lý nhà nước đối với cảng biển, luận giải
các nhân tố tác động đến hiệu quả quản lý nhà nước đối với cảng biển. Từ đó,
giúp nhận thức sâu sắc hơn về mặt lý luận và thực tiễn đối với hoạt động quản
nhà nước đối với cảng biển hiện nay.
- Nghiên cứu, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với cảng biển
trên các phương diện về mặt tư duy quản lý, thể chế, tổ chức, bộ máy, cán bộ,
công chức làm công tác quản lý nhà nước đối với cảng biển, hoạt động quản
lý nhà nước với quản lý khai thác cảng biển.
- Đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với
cảng biển theo mô hình quản lý nhà nước đối với cảng biển, chuyển từ quản
lý hành chính sang giám sát, kiến tạo sự phát triển cảng biển.
5.2. Về thực tiễn

- Tạo tiền đề lý luận và thực tiễn để đưa ra những kiến nghị đổi mới
toàn diện quản lý nhà nước đối với cảng biển theo hướng nhà nước tập trung
vào quản lý nhà nước, giám sát, tạo điều kiện cho cảng biển phát triển.


7
- Đề xuất cách thức quản lý nhà nước đối với cảng biển, đề xuất hoàn
thiện thể chế quản lý cảng biển theo hướng toàn diện, thống nhất, đồng bộ với
trọng tâm xác định rõ vai trò của nhà nước và của doanh nghiệp cảng biển.
Nhà nước không làm thay, không can thiệp vào những hoạt động mang tính
quản lý nội bộ của doanh nghiệp cảng biển, theo đó, cái đích cuối cùng là có
một hệ thống cảng biển hoạt động hiệu quả;
- Các luận cứ và giải pháp của luận án có thể được sử dụng cho việc
hoàn thiện thể chế về cảng biển như vấn đề phân cấp, ủy quyền quản lý, hoàn
thiện quản lý nhà nước đối với cảng biển.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
- Về nhận thức lý luận: đề tài hình thành tư duy đầy đủ về QLNN đối
với cảng biển Việt Nam.
- Về hoàn thiện thể chế, chính sách: đề tài xác lập cơ sở khoa học cho
việc hoàn thiện QLNN đối với cảng biển Việt Nam, thiết kế mô hình QLNN
đối với cảng biển hợp lý ở Việt Nam hiện nay.
- Luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo đối với các nhà
hoạch định chính sách, các nhà lập pháp, các nhà quản lý. Luận án cũng có
thể được tham khảo trong hoạt động nghiên cứu và đào tạo lĩnh vực khoa học
hành chính và khoa học pháp lý.
7. Giả thuyết khoa học và câu hỏi nghiên cứu
7.1. Giả thuyết khoa học
Cảng biển ở bất cứ quốc gia nào cũng có vai trò quan trọng quyết
định đối với sự phát triển kinh tế của đất nước. Việt Nam trong bối cảnh
hiện nay cũng không nằm ngoài quy luật phát triển đó. Cảng biển ở Việt

Nam còn có những bất cập bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân trong đó một
nguyên nhân quan trọng là quản lý nhà nước đối với cảng biển chưa được
thực hiện hiệu quả.
Nếu quản lý nhà nước đối với cảng biển xác định đúng vai trò của mình
theo hướng nhà nước là chủ thể định hướng, điều tiết, giám sát, kiến tạo


8
những điều kiện cho phát triển cảng biển, tạo lập thể chế mở rộng quyền tự
chủ và trách nhiệm của doanh nghiệp khai thác cảng biển thì cảng biển Việt
Nam trong toàn hệ thống sẽ khi thác hiệu quả, đáp ứng như cầu lưu thông
hàng hóa trong nước và xuất nhập khẩu đến cảng biển của các nước trong khu
vực và trên thế giới.
7.2. Câu hỏi nghiên cứu
- Quản lý nhà nước đối với cảng biển là gì? Nội dung và vai trò của
quản lý nhà nước đối với cảng biển?
- Quản lý nhà nước đối với cảng biển ở Việt Nam hiện nay có những
ưu điểm và hạn chế gì? Nguyên nhân vì đâu?
- Để tăng cường quản lý nhà nước đối với cảng biển ở Việt Nam hiện
nay cần có những giải pháp nào?
8. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án được kết cấu thành 4 chương
Chương 1: Tổng quan về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
luận án
Chương 2: Cơ sở khoa học của quản lý nhà nước đối với cảng biển
Chương 3: Thực trạng quản lý nhà nước đối với cảng biển ở Việt Nam
Chương 4: Quan điểm và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối
với cảng biển ở Việt Nam.



9
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ SỰ HÌNH THÀNH, PHÁT
TRIỂN VÀ QUẢN LÝ CẢNG BIỂN

1.1.1. Các công trình nghiên cứu về sự hình thành, phát triển
cảng biển
“Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỷ XIX” của tác giả Đào Duy
Anh [1]. Đã cho biết kết quả nghiên cứu về lịch sử đã chỉ ra rằng “Lịch sử cổ
đại đã chỉ ra cho chúng ta biết rằng tổ tiên chúng ta là người Lạc Việt, khi di
thực từ miền khác đến đồng bằng Bắc Bộ, chính là những người làm nghề
đánh cá và vượt biển. Rải rác từ cửa biển đến cửa sông, có nhiều hải cảng
lớn, nhỏ, là những thương phụ cho ghe thuyền qua lại buôn bán, để nối liền
kinh tế các khu đồng bằng bị các dải núi ngang phân cách, không thể qua lại
với nhau thuận tiện bằng đường bộ hay đường sông. Chính đường giao thông
bằng biển đã khiến sự liên hệ kinh tế giữa các khu vực được thực hiện sớm,
tạo điều kiện thuận lợi cho sự hình thành dân tộc”.
“Văn hóa Việt Nam” của tác giả Trần Quốc Vượng [80], trong bài
“Mấy nét khái quát lịch sử cổ xưa và cái nhìn về biển của Việt Nam” đã đưa
ra những minh chứng lịch sử về sự phát triển của dân tộc gắn bó và hướng ra
biển thông qua các huyền thoại, huyền tích và thực tiễn khảo cổ học tiền sử và
sơ sử Việt Nam, từ thời trước và sau công nguyên “lái buôn ngoại quốc ghé
thuyền vào miền đất nước ta không những vì đây là những trạm (station) và
hải cảng (seaports) quan trọng trên đường hàng hải ven biển quốc tế, có nhiều
cảng tốt (Óc Eo Nam Bộ, Đại Chiêm hải khẩu)... Làm chỗ trú ngụ, tránh bão
tố, lấy (mua) nước ngọt cho tàu thuyền mà còn vì đất nước ta có nhiều sản
phẩm quý có thể xuất khẩu...”. “Đất Việt giành lại độc lập sau hơn ngàn năm
Bắc thuộc, từ năm 938 (chiến thắng Bạch Đằng lịch sử) và xây dựng quốc gia



10
Đại Cồ Việt (Đinh-Tiền-Lê) và Đại Việt (Lý-Trần-Hậu Lê) rồi Đại Nam và
Việt Nam (Nguyễn). Từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIX, sau một quá trình Nam
tiến, nước Đại Việt - Việt Nam đã được mở rộng và trải rộng thành một quốc
gia thống nhất trong đa dạng, từ Lạng Sơn tới Cà Mau, với hơn 3600 km
đường bờ biển và hàng ngàn đảo và quần đảo ở ngoài khơi Biển Đông và
trong “Vịnh Thái Lan”. Đặc biệt, trong Chương “Tạp luật” của Quốc triều
hình luật có tới 5 điều luật liên quan đến biển và việc buôn bán với nước
ngoài theo đường biển đã phần nào khẳng định vai trò quản lý nhà nước đối
với cảng biển từ thời cha ông đã được xác lập nhằm thúc đẩy thương mại và
củng cố quyền lực nhà nước đối với hoạt động thương mại đường biển với
các quốc gia làng giềng và khu vực.
“Phố cảng vùng Thuận Quảng thế kỷ thứ XVII-XVIII” của tác giả Đỗ
Bang [3] đã nghiên cứu phố cảng vùng Thuận Quảng và làm rõ khái niệm
khoa học phố cảng với nội hàm và tiêu chí về một loại đô thị “phố cảng” ở
nước ta nhằm phân biệt với các loại đô thị khác ở phương Đông. Trong bối
cảnh lịch sử ra đời của phố cảng từ nửa sau thế kỷ XI, lúc Nguyễn Hoàng vào
nhận đất đã biến nơi “ác địa” thành đô hội phồn vinh “chợ không bán hai giá,
người buôn không ai trộm cướp, cửa ngoài không phải đóng, thuyền buôn
nước ngoài đến mua bán”.
“Sự hình thành cảng thị ở miền Bắc Việt Nam thời kỳ đầu thuộc địa Lịch sử Hải Phòng” của tác giả Vũ Đường Luân [38] đã nghiên cứu trên cơ
sở các tài liệu lưu trữ của Việt Nam và Pháp, tác giả của chuyên luận muốn
làm rõ bối cảnh chính trị, kinh tế, xã hội vùng duyên hải đông bắc trong
phần lớn thế kỷ XIX, các biện pháp quản lý của nhà nước phong kiến Việt
Nam cũng như sự can thiệp và các hoạt động của người Pháp ở Hải Phòng
cho tới trước khi trở thành nhượng địa. Những điều đó không chỉ góp phần
lý giải những điều kiện đưa Hải Phòng từ một vùng đất sình lầy trở thành
một cảng thị hiện đại mà còn làm sáng tỏ mối quan hệ phức tạp giữa nhà

nước, các cộng đồng cư dân và chính quyền thực dân ở Việt Nam trong giai


11
đoạn chuyển giao từ cuối thời kỳ độc lập đến giai đoạn đầu của thời kỳ
thuộc địa. Như Bonnal, một trong những công sứ đầu tiên ở Hải Phòng đã
phát biểu: “Người ta tin rằng sau này có dù có cảng mới ở vùng nước sâu
Quảng Yên hoặc Hòn Gai thì Hải Phòng vẫn mãi mãi là cảng được thuyền
sông của dân bản xứ trong châu thổ và thuyền biển của người Hoa lui tới và
sự di chuyển của một trung tâm thương mại không phải là sự tuỳ tiện của
một sắc lệnh hay một nghị định”.
“Công trình bến cảng” của các tác giả Phạm Văn Giáp, Nguyễn Hữu
Đẩu, Nguyễn Ngọc Huệ [21]. Nội dung nghiên cứu gồm 12 Chương về khái
niệm chung cảng và bến, tải trọng tác động lên công trình bến, nguyên tắc
tính toán; các bến nghiên, bến tường cừ v.v… các công trình phụ trợ của bến;
đánh giá tác động môi trường đã giới thiệu các kết cấu bến khá đầy đủ và chi
tiết bằng công trình ở nhiều nước trên thế giới. Một số nội dung liên quan đến
công trình bến cảng trên nền đất yếu, biện pháp sửa chữa cải tạo bến cảng cũ
cũng được giới thiệu trong cuốn sách này.
“Biển và cảng biển trên thế giới” của tác giả Phạm Văn Giáp, Phan
Bạch Châu, Nguyễn Ngọc Huệ [19] đã nghiên cứu cho rằng Việt Nam với bờ
biển dài có thể xây dựng nhiều khu kinh tế biển gồm 6 ngành: cảng biển,
đóng tàu, khai thác dầu, thủy sản và đô thị biển, biển và cảng biển. Trong đó,
đưa ra cơ sở lý luận góp phần hoạch định đường lối đẩy nhanh kinh tế biển
mà nòng cốt là cảng biển.
“Báo cáo Quy hoạch phát triển cảng biển Việt Nam đến năm 2020 và
định hướng đến năm 2030” của Cục Hàng hải Việt Nam [12] nghiên cứu đã
đánh giá thực trạng và kết quả thực hiện quy hoạch được duyệt; các vướng
mắc tồn tại, bất cập chính hiện nay của hệ thống cảng biển và trong việc triển
khai thực hiện quy hoạch; Cập nhật dự báo lượng hàng qua cảng toàn hệ

thống, nhóm cảng biển tương ứng với các thay đổi về bối cảnh phát triển kinh
tế trong nước, quốc tế; Rà soát, điều chỉnh nội dung quy hoạch được duyệt; đề
xuất các giải pháp quản lý thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển


12
cảng biển tại Việt Nam. Báo cáo đưa ra một số giải pháp, chính sách chủ yếu,
trong đó nghiên cứu và áp dụng thực hiện mô hình quản lý cảng phù hợp với
điều kiện của Việt Nam để phát huy hiệu quả đầu tư, khai thác cảng và thu hút
nguồn lực đầu tư. Thí điểm áp dụng mô hình quản lý cảng biển ở một số cảng
có đủ điều kiện như bến cảng Lạch Huyện (Hải Phòng), khu bến cảng Vân
Phong (Khánh Hoà) để từng bước hoàn thiện cơ sở pháp lý, tạo điều kiện thực
hiện đồng bộ trong phạm vi cả nước.
“The Nanhai Trade - A Study of the Early History of the Chinese Trade
in the South China Sea, Journal of the Malayan Branch Royal Asiatic
Society” của tác giả Wang Gungwu (tạm dịch: Thương mại trên biển Đông:
Nghiên cứu về lịch sử ban đầu của thương mại của Trung Quốc ở Biển Đông,
Tạp chí Người Mã Lai do Royal Asiatic Society ấn hành) [97]. Tác phẩm mô
tả khá đầy đủ về những hoạt động hàng hải trước nhà Tống (thế kỷ X), về vai
trò thương mại của người Việt trong việc tiếp tục chi phối con đường biển các
nước Đông Nam Á và Ấn Độ như đã từng nắm giữ trước kia. Về các thương
cảng, tác giả cũng cho rằng từ thời cổ xưa cho đến đời Tống, cảng sầm uất
hàng đầu vùng Đông Á và Đông Nam Á đều ở miền Bắc với vai trò của Long
Biên với vùng hậu cảng trù phú.
Có thể nói, hệ thống cảng biển và kết cấu hạ tầng ven biển tuy không
trực tiếp tạo ra sự tăng trưởng và tích luỹ lớn nhưng được xác định là bộ
phận cơ bản, quan trọng hàng đầu có vai trò quyết định trong việc liên kết và
thúc đẩy kinh tế - xã hội không chỉ của vùng biển, ven biển mà còn của các
vùng khác trong cả nước. Sự hình thành, phát triển Hệ thống cảng biển gắn
với mạng lưới giao thông ven biển là cơ sở tiền đề quan trọng hàng đầu để

hình thành, phát triển các đô thị, khu công nghiệp, chế xuất và trung tâm
dịch vụ du lịch ven biển. Mặt khác, phát triển cảng biển còn tạo động lực
mạnh mẽ để thúc đẩy các ngành khác như vận tải biển, công nghiệp đóng
tàu, dịch vụ hàng hải, công nghiệp chế xuất, dịch vụ xuất nhập khẩu và cung
ứng tàu biển…


13
1.1.2. Các công trình nghiên cứu về quản lý cảng biển
“Một số biện pháp nhằm đổi mới cơ chế quản lý doanh nghiệp nhà
nước thuộc ngành hàng hải Việt Nam” của tác giả Nguyễn Hoàng Tiệm [71]
nghiên cứu một số nội dung về nghiên cứu các vấn đề liên quan đến cơ cấu tổ
chức các doanh nghiệp vận tải biển, cảng biển và dịch vụ hàng hải thuộc
ngành hàng hải Việt Nam và đề xuất giải pháp về cơ chế chính sách tạo điều
kiện cho doanh nghiệp phát triển.
“Hoàn thiện mô hình quản lý khai thác kết cấu hạ tầng cảng biển Việt
Nam” của tác giả Đặng Công Xưởng [81] nghiên cứu một số nội dung về
Tổng quan về cơ sở lý luận quản lý nhà nước về khai thác kết cấu hạ tầng
cảng biển; Đánh giá thực trạng mô hình quản lý nhà nước về quản lý khai thác
kết cấu hạ tầng cảng biển và một số giải pháp hoàn thiện mô hình quản lý
khai thác kết cấu hạ tầng cảng biển Việt Nam.
“Nghiên cứu hoàn thiện phương pháp quy hoạch bến cảng công-te-nơ và
áp dụng vào khu kinh tế phía Bắc Việt Nam” của tác giả Dương Văn Bạo [4]
nghiên cứu một số nội dung về hệ thống hóa phương pháp quy hoạch cảng,
bến cảng công-te-nơ; đánh giá thực trạng hoạt động của hệ thống cảng biển
Việt Nam nói chung và bến cảng công-te-nơ nói riêng trên cơ sở đó đề xuất
mô hình bến cảng và hoàn thiện quy hoạch bến cảng công-te-nơ ở Việt Nam,
đề xuất áp dụng tại một số cảng công-te-nơ ở khu vực phía Bắc.
“Các giải pháp chiến lược phát triển cảng biển khu vực thành phố Hồ
Chí Minh đến năm 2010” của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Thanh [60] nghiên

cứu một số nội dung về giới thiệu tổng quan hệ thống cảng biển Việt Nam và
cơ sở xây dựng các giải pháp chiến lược phát triển cảng biển; phân tích thực
trạng các cầu, bến thuộc cảng biển khu vực thành phố Hồ Chí Minh qua đó
đưa ra các giải pháp chiến lược phát triển cảng biển thành phố Hồ Chí Minh
đến năm 2010.
“Giải pháp cơ bản hoàn thiện và khai thác công-te-nơ tại Việt Nam”
của tác giả Nguyễn Thị Phương [48] đã phân tích đánh giá tình hình khai thác
các cảng công-ten-nơ điển hình của Việt Nam qua đó đề xuất các giải pháp cơ


14
bản về quản lý khai thác cảng công-te-nơ Việt Nam đáp ứng tiêu chí nhanh
chóng, kịp thời, giảm thời gian lưu cảng, phục vụ phát triển vận tải đa phương
thức ở Việt Nam.”Hiệu quả kinh tế và những biện pháp đẩy mạnh vận chuyển
hàng hóa xuất nhập khẩu đường biển bằng công-te-nơ ở Việt Nam”của tác
giả Nguyễn Như Tiến [72] đã làm rõ một số nội dung về công-ten-nơ hàng
hóa trong vận tải biển quốc tế; hiệu quả kinh tế của việc vận chuyển hàng hóa
bằng đường đường biển công-ten-nơ. những biện pháp đẩy mạnh vận chuyển
hàng hóa xuất nhập khẩu đường biển bằng công-te-nơ.
“Nghiên cứu về giải pháp đầu tư vốn phát triển cảng biển Việt Nam” của
tác giả Bùi Bá Khiêm [33] đã tập trung làm rõ một số nội dung về khái niệm
cảng biển, khai thác cảng biển. Phân tích chỉ rõ thực trạng khai thác cảng biển,
vốn đầu tư khai thác cảng biển và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư khai thác cảng
biển. Đề xuất một số giải pháp về nâng cao hiệu quả sử dụng, vốn đầu tư khai
thác cảng biển và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư khai thác cảng biển
“Đầu tư phát triển cảng biển Việt Nam giai đoạn 2005 - 2020” của tác
giả Nguyễn Thị Thu Hà [22] đã nghiên cứu một số nội dung về hệ thống hóa
lý luận về đầu tư phát triển cảng biển. Phân tích, đánh giá thực trạng đầu tư
phát triển cảng biển Việt Nam trong thời gian qua, từ đó đưa ra một số giải
pháp nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển cảng biển.

“Thu hút và sử dụng vốn nước ngoài trong xây dựng kết cấu hạ tầng
của Ngành giao thông vận tải Việt Nam”của tác giả Bùi Nguyên Khánh [32]
đã đề ra giải pháp tăng cường sử dụng có hiệu quả vốn Nguồn vốn hỗ trợ phát
triển chính thức (ODA) và nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
trong đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông vận tải (GTVT) ở Việt Nam,
cụ thể trong đường bộ, đường sắt và đường biển (cảng biển). Tác giả đánh giá
hiện trạng sử dụng vốn vốn đầu tư nước ngoài vào xây dựng kết cấu hạ tầng
giao thông vận tải, đánh giá đúng mức hiệu quả sử dụng vốn; ưu khuyết điểm
trong sử dụng vốn ODA và một số giải pháp nâng có hiệu quả sử dụng vốn
đầu tư nước ngoài trong xây dựng kết cấu hạ tầng GTVT thông qua hình thức
xây dựng - vận hành - chuyển giao (BOT).


15
“Nghiên cứu đề xuất mô hình quản lý khai thác cảng biển tại Việt
Nam”của tác giả Lê Văn Luyện [39] nghiên cứu một số nội dung về một số
mô hình quản lý kinh doanh khai thác cảng biển của một số nước trên thế giới
và kiến nghị một số giải pháp về quản lý cảng biển ở nước ta.
“Phát triển dịch vụ vận tải biển đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc
tế” của tác giả Lê Thị Việt Nga [44] đã tập trung làm rõ một số nội dung về
thực trạng phát triển vận tải biển Việt Nam về kết quả đạt được, khó khăn bất
cập và nguyên nhân trong việc phát triển dịch vụ vận tải biển; tham khảo kinh
nghiệm phát triển vận tải biển của Trung Quốc từ đó đề xuất các giải pháp để
phát triển dịch vụ vận tải biển trong bối cảnh Việt Nam ngày cảng nhập sâu
rộng, toàn diện và đầy đủ hơn nền kinh tế khu vực và trên thế giới.
“Ngân hàng Thương mại cổ phần hàng hải Việt Nam - Một hướng đi
mới”của tác giả Chu Quang Thứ [70] đã làm rõ một số nội dung về nghiên
cứu vấn đề về tạo vốn pháp định bằng bán cổ phần; Tình hình hoạt động của
Ngân hàng Thương mại cổ phần hàng hải Việt Nam tạo nguồn lực xã hội hóa
để đầu tư phát triển đội tàu, hạ tầng cảng biển tạo động lực cho phát triển nền

kinh tế.
1.2. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÀ
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CẢNG BIỂN

1.2.1. Các công trình nghiên cứu về quản lý nhà nước nói chung
“Đại hội VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam và những vấn đề cấp bách
của khoa học về Nhà nước và Pháp luật” của Viện Nhà nước và Pháp luật do
Đào Trí Úc chủ biên [77]; “Một số vấn đề về hoàn thiện tổ chức và hoạt động
của bộ máy Nhà nước nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam” do Lê Minh
Thông chủ biên [63]. Trong đó có các bài viết sâu sắc về từng vấn đề cụ thể
thuộc quyền lực nhà nước, như bài “Về cấu trúc quyền lực nhà nước và tổ chức
thực hiện quyền lực nhà nước trong thực tế” của tác giả Đinh Văn Mậu [43];
“Đổi mới nhận thức về nguyên tắc tập quyền và cài khía cạnh trong quan hệ
lập pháp và hành pháp ở nước ta” của tác giả Nguyễn Cửu Việt [78]; “Những


×