Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

Chất lượng cho vay đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng ngoại thương việt nam chi nhánh hà nội – thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (372.09 KB, 48 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan:
1. Nội dung trong chuyên đề tốt nghiệp này do em thực hiện trên cơ sở lý thuyết được
học kết hợp nghiên cứu thực tế tại đơn vị thực tập.
2. Mọi tham khảo, trích dẫn trong chuyên đề đều được chú thích rõ ràng có nguồn
gốc.
Hà Nội, Ngày 28 tháng 12 năm 2015
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Bích Hà


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực tập tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam chi nhánh Hà
Nội và viết chuyên đề em đã cố gắng tìm hiểu sâu về công tác cho vay doanh nghiệp
nhỏ và vừa nói chung và của chi nhánh nói riêng, song với thời gian và khả năng phân
tích còn hạn chế, chuyên đề không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy em rất
mong nhận được sự góp ý của thầy cô để chuyên đề được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn tới: Cô Nguyễn Tường Vân – Khoa Ngân hàng và
Ban lãnh đạo, các cô chú và các anh chị làm việc tại chi nhánh Vietcombank Hà Nội
đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này.
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Bích Hà


DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
----------

STT

VIẾT TẮT


VIẾT ĐẦY ĐỦ

1

DSCV

Doanh số cho vay

2

DSTN

Doanh số thu nợ

3

DN

Doanh nghiệp

4

DNNVV

Doang nghiệp nhỏ và vừa

5

NH


Ngân hàng

6

NHNN

Ngân hàng nhà nước

7

NHTM

Ngân hàng thương mại

8

SXKD

Sản xuất kinh doanh

9

TCTD

Tổ chức tín dụng

10

VCB


Vietcombank

11

CN

Chi nhánh

12

NQH

Nợ quá hạn


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN...........................................................................................................1
LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................2
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2..............................................................................................33
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................43


DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
----------

LỜI CAM ĐOAN...........................................................................................................1
LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................2
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2..............................................................................................33
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................43
Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức của Vietcombank Hà Nội:.......Error: Reference source not

found
Biểu đồ 2.1 : Tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh giai đoạn 2012-2014 ......Error:
Reference source not found
Biểu đồ 2.2: Quy mô vốn tín dụng tại VCB Hà Nội năm 2012-2014 ..Error: Reference
source not found
Biểu đồ 2.3 : Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của VCB Hà Nội giai đoạn 2012 – 2014: Error:
Reference source not found
Biểu đồ 2.4: Tình hình nợ xấu của DNNVV tại CN VCB Hà Nội:......Error: Reference
source not found


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Năm 2014 là năm ít xáo trộn trong hoạt động ngân hàng, xét ở những biểu hiện
và phản ứng trên thị trường. Nhưng đây lại là một năm có những sự kiện thay đổi quan
trọng. Việc tín dụng tăng trưởng thấp là một trong những nguyên nhân khiến lợi nhuận
ngân hàng (NH) sụt giảm bởi hoạt động cho vay là hoạt động tạo ra lợi nhuân chính
cho các ngân hàng.
Lợi nhuận ngân hàng giảm mạnh nhưng trong nền kinh tế lại xảy ra một nghịch
lý đó là các NHTM thì thừa vốn để cho vay còn các doanh nghiệp (DN) đặc biệt là các
doanh nghiệp nhỏ và vừa( DNNVV) thì thiếu vốn, đói vốn trầm trọng. Theo khảo sát
của Viện Quản trị doanh nghiệp nhỏ và vừa (SISME), 32,28% doanh nghiệp được
khảo sát cho biết có khả năng tiếp cận vốn và được vay vốn thường xuyên; 35,24%
doanh nghiệp khó tiếp cận; còn lại doanh nghiệp cho biết không thể tiếp cận được vốn
vay ngân hàng. Nguyên nhân không phải là do các ngân hàng quá kén chọn doanh
nghiệp cho vay mà vì rủi ro tín dụng trong cho vay DNNVV cao hơn so với các doanh
nghiệp lớn do: các NHTM thiếu hụt nguồn cung cấp thông tin về DNNVV, DNNVV
thường không có đủ tài sản để mang ra đảm bảo, chi phí phục vụ các DNNVV thường
rất tốn kém. Bên cạnh đó khi tiếp cận được nguồn vốn ngân hàng thì một số doanh
nghiệp lại sử dụng vốn chưa hợp lý và hiệu quả. Hệ quả là tình trạng nợ xấu tại các

ngân hàng đang có chiều hướng gia tăng. Vì vậy các NHTM dè dặt hơn trong cho vay
DNNVV.
Tại Việt Nam DNNVV chiếm đến 97,5% tổng số các doanh nghiệp, sử dụng tới
hơn 51% lao động xã hội và còn đóng góp hơn 40% GDP mỗi năm. Chính vì những
đóng góp như vậy nên DNNVV luôn được Chính Phủ cũng như NHNN quan tâm, đề
ra rất nhiều biện pháp hỗ trợ. Tuy nhiên, các biện pháp vẫn chưa phát huy được hiệu
quả cao.
Nhận thức được những thực tế trên, tác giả quyết định chọn đề tài: “Chất
lượng cho vay đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân Hàng Ngoại Thương
Việt Nam chi nhánh Hà Nội – Thực trạng và giải pháp” làm đề tài nghiên cứu cho
chuyên đề tốt nghiệp của mình.
1


2.
-

Mục đích nghiên cứu:
Cơ sở lý luận chung liên quan đến hoạt động cho vay DNNVV của NHTM.
Thực trạng chất lượng cho vay đối với DNNVV tại chi nhánh Vietcombank Hà Nội.
Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị để góp phần nâng cao chất lượng cho vay đối

với DNNVV tại chi nhánh Vietcombank Hà Nội.
3. Kết cấu của đề tài:
Ngoài lời mở đầu, kết luận, đề tài được kết cấu theo 3 chương :
Chương 1: Lý luận chung về chất lượng cho vay đối với DNNVV của NHTM.
Chương 2: Thực trạng chất lượng cho vay DNNVV tại chi nhánh VCB Hà Nội.
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay đối với DNNVV tại chi
nhánh VCB Hà Nội.


2


CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHẤT LƯỢNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP
NHỎ VÀ VỪA CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. Khái quát về doanh nghiệp nhỏ và vừa của ngân hàng thương mại
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa
1.1.1.1. Khái niệm về doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nền kinh tế:
DNNVV là những cơ sở sản xuất kinh doanh có tư cách pháp nhân, hoạt động
vì mục tiêu lợi nhuận, có quy mô doanh nghiệp trong những giới hạn nhất định tính
theo các tiêu thức vốn, lao động, doanh thu, giá trị gia tăng thu được trong từng thời
kỳ theo quy định của từng quốc gia.
Thực tế trên thế giới, các nước có quan niệm rất khác nhau về DNNVV bởi tùy
theo thực trạng về quy mô của các doanh nghiệp, trình độ phát triển của mỗi nền kinh
tế có tính đến xu hướng phát triển trong tương lai mà các nước có các tiêu thức xác
định của riêng mình. Tuy nhiên, trong hàng loạt các tiêu thức phân loại đó có hai tiêu
thức được sử dụng ở phần lớn các nước đó là quy mô vốn và số lượng lao động.
Bảng 1.1: Tiêu chí xác định DNNVV ở một số quốc gia:

1.1.1.2.

Tên nước

Số lao động

Tổng số vốn

Nhật


< 50 trong bán lẻ

< 10 triệu yên

< 100 trong bán buôn

< 30 triệu yên

< 300 ngành khác

< 100 triệu yên

Mỹ

< 500

Thái Lan

< 100

< 20 triệu bat

Singapo

<100

< 499 triệu SD

Philipin


< 200

< 100 triệu pê-sô

Indonesia

< 100

< 0,6 tỉ ru-pi

Việt Nam

< 300

< 100 tỷ đồng

Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa

3


Thứ nhất, DNNVV có vốn đầu tư ban đầu ít do đó chu kỳ SXKD thường ngắn,
khả năng thu hồi vốn nhanh tạo điều kiện cho DN kinh doanh hiệu quả.
Thứ hai, DNNVV tồn tại và phát triển hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế: từ
thương mại, dịch vụ, công nghiệp, xây dựng đến nông, lâm, ngư nghiệp, … và hoạt
động dưới nhiều hình thức như: DN tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu
hạn, DN có vốn đầu tư nước ngoài, DN nhà nước,…
Thứ ba, về hình thái và cơ cấu tổ chức, các DNNVV thường thích ứng với cơ
cấu đơn giản, bộ máy tổ chức, quản lý gọn nhẹ, hiệu quả, số lượng nhân viên ít và các
nhân viên đôi khi đảm nhận nhiều vị trí, công việc cùng một lúc

Thứ tư, DNNVV có tính năng động cao trước những thay đổi của thị trường,
khả năng chuyển hướng kinh doanh, chuyển hướng mặt hàng nhanh nên sản phẩm rất
phong phú, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, dễ dàng xâm nhập thị trường.
Tuy nhiên, qua quá trình hoạt động DNNVV cũng bộc lộ những đặc điểm
hạn chế nhất định. Cụ thể:
Thứ nhất, năng lực kinh doanh còn hạn chế. Quy mô vốn nhỏ nên DNNVV
không có đủ điều kiện để đầu tư, nâng cấp, đổi mới máy móc thiết bị công nghệ hiện
đại. Việc sử dụng các công nghệ lạc hậu dẫn đến chất lượng sản phẩm không cao, tính
cạnh tranh trên thị trường kém.
Thứ hai, khả năng tiếp cận thị trường, thông tin thị trường chưa cao. DNNVV
gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm, thâm nhập thị trường và phân phối sản phẩm
do thiếu thông tin về thị trường, công tác marketing còn kém hiệu quả. Điều đó làm
cho các mặt hàng của DNNVV khó tiêu thụ trên thị trường.
Thứ ba, năng lực quản lý còn thấp. Số lượng DNNVV có chủ DN, giám đốc
giỏi, trình độ chuyên môn cao và năng lực quản lý tốt chưa nhiều. Một bộ phận lớn
chủ DN và giám đốc DN tư nhân chưa được đào tạo bài bản về kinh doanh và quản lý,
còn thiếu kiến thức kinh tế-xã hội và kỹ năng quản trị kinh doanh.
1.1.1.3.

Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa:

Thứ nhất, tạo ra nhiều việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động, góp
phần ổn định xã hội. Theo thống kế gần đây, các DNNVV hiện sử dụng tới hơn 50%
lao động xã hội. Điều này thật sự có ý nghĩa rất lớn trong việc giải quyết việc làm cho
4


nguồn lao động dồi dào của nước ta. Qua đó, góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp, hạn chế
di dân vào các đô thị lớn, ổn định an ninh trật tự xã hội.
Thứ hai, các DNNVV góp phần thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế. Theo

Tạp chí Dân chủ và Pháp luật ước tính các DNVVN đóng góp hơn 40% vào GDP cả
nước mỗi năm. Ngoài ra DNNVV tạo ra một lượng hàng hoá và dịch vụ lớn phục vụ
nhu cầu tiêu dùng của xã hội, nhu cầu xuất khẩu, góp phần ổn định kinh tế đất nước.
Thứ ba, kích thích đầu tư, thu hút các nguồn vốn đầu tư trong dân cư. Các
DNNVV được thành lập dễ dàng với số vốn không nhiều nên thu hút được các nguồn
vốn nhỏ lẻ. Với số lượng đông đảo các DNNVV thì tổng lượng vốn nhàn rỗi thu hút
được từ dân cư vào sản suất kinh doanh là khá lớn và không ngừng gia tăng cùng với sự
gia tăng của các DNNVV.
Thứ tư, là trụ cột của kinh tế địa phương. DNNVV có mặt ở khắp các địa
phương, đóng góp quan trọng vào thu ngân sách và góp phần giải quyết công ăn việc
làm cho lao động địa phương, tạo hiệu ứng dây chuyền đẩy mạnh sự phát triển của các
ngành nông - lâm- ngư nghiệp, công nghiệp-xây dựng, thương mại-dịch vụ.
Thứ năm, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa
-hiện đại hóa. Về cơ cấu ngành, việc DNNVV phát triển đa dạng trong nhiều ngành,
nghề đã tạo ra cơ hội phân công lao động giữa các khu vực. Về cơ cấu lãnh thổ, với
đặc điểm phân tán rộng khắp, các DNNVV góp phần giảm tình trạng dịch chuyển lao
động vào các thành phố lớn, tạo sự phát triển cân đối giữa các vùng, miền.
Tóm lại, DNNVV có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế. Tuy nhiên,
DNNVV trong nước muốn phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao năng
lực cạnh tranh, đổi mới công nghệ hiện đại hơn nữa thì vốn được xem là nền tảng cơ
bản nhất. Do đó nguồn vốn NH với tính chất ổn định, thường xuyên sẽ là trợ thủ đắc
lực cho các DNNVV.
1.1.2. Tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiêp nhỏ và vừa:
Theo Mác: “ Tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị từ người
sở hữu sang người sử dụng, sau một thời gian nhất định quay về với mội lượng lớn
hơn”.

5



Từ khái niệm trên có thể hiểu về tín dụng ngân hàng như sau: “ Tín dụng Ngân hàng là
quan hệ vay mượn giữa Ngân hàng (TCTD) với bên đi vay ( các tổ chức kinh tế, cá
nhân kinh tế). Trong đó Ngân hàng (TCTD) chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử
dụng trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận, và bên đi vay có trách nhiệm hoàn
trả vô điều kiện cả vốn gốc và lãi cho Ngân hàng (TCTD) khi đến hạn thanh toán”.
 Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với hoạt động SXKD của các doanh nghiêp nói
chung và các DNNVV nói riêng:
Thứ nhất, tín dụng ngân hàng góp phần giải quyết nhu cầu về vốn cho hoạt
động của DNNVV.
DNNVV có đặc điểm nổi bật là quy mô vốn nhỏ nên thường rơi vào tình trạng
thiếu vốn cho hoạt động SXKD. Do đó, vay vốn từ ngân hàng là giải pháp có vai trò
vô cùng quan trọng trong việc hình thành và phát triển của DNNVV. Tín dụng ngân
hàng sẽ giúp cho các doanh nghiệp có được những bước đi trong hoạt động của mình
một cách vững chắc hơn.
Thứ hai, tín dụng ngân hàng với vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực
cạnh tranh của các DNNVV.
Với xuất phát điểm thấp thì năng lực cạnh tranh của các DNNVV còn hạn chế.
Nguồn vốn trung, dài hạn của ngân hàng chính là chìa khóa mở ra con đường cho các
DNNVV Việt Nam tiếp cận tiến bộ khoa học công nghệ để phát huy hết khả năng linh
hoạt trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng, góp phần nâng cao năng lực cạnh
tranh trên thị trường.
Thứ ba, tín dụng ngân hàng tạo điều kiện cho DNNVV hoàn thiện sổ sách kế
toán theo đúng quy định.
Trước khi cho vay, ngân hàng phải tiến hành thẩm định doanh nghiêp về mọi
mặt như tư cách pháp lý, tình hình hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính….Từ đó,
đòi hỏi DNNVV phải có chế độ hạch toán kế toán rõ ràng, minh bạch, đồng thời phải
cập nhật thông tin về tình hình kinh doanh của mình trong khi nhận khoản tín dụng của
ngân hàng. Như vậy, một cách tự nhiên, các DNNVV phải thực hiện nghiêm chỉnh chế
độ sổ sách theo quy định của Nhà nước. Điều này giúp cho hoạt động của các


6


DNNVV hiệu quả hơn vì tránh được những rủi ro đáng tiếc do việc nhầm lẫn, hậu quả
của sự không minh bạch trong hoạt động tài chính.
1.2. Chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa:
1.2.1. Khái niệm chất lượng cho vay
Chất lượng cho vay là một phạm trù được dùng để phản ánh mức độ rủi ro
trong danh mục cho vay của một tổ chức tín dụng. Để phản ánh chất lượng cho vay, có
rất nhiều chỉ tiêu nhưng nói chung người ta thường dùng: tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ,
tỷ lệ và cơ cấu tài sản đảm bảo. Ngoài ra người ta còn quan tâm đến cơ cấu dư nợ các
khoản vay ngắn – dài hạn trong tương quan cơ cấu nguồn vốn của tổ chức tín dụng, dư
nợ cho vay các lĩnh vực rủi ro cao tại thời điểm đó
1.2.2. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa
 Đối với Ngân hàng thương mại:
Hiện nay, việc mở rộng cho vay đối với nhóm khách hàng là các DNNVV đang
là xu hướng chung của các NHTM, cho vay với nhóm khách hàng này có khả năng
đem lại lợi nhuận lớn cho các NH nhưng cũng có thể mang lại rủi ro lớn. Do vậy việc
nâng cao chất lượng cho vay đối với các DNNVV là rất cần thiết.
Các DNNVV hoạt động kinh doanh trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau
nên việc cho vay đối với nhiều DNNVV sẽ phân tán được rủi ro tín dụng cho NH, bởi rủi ro
sẽ không tập trung quá lớn vào một khoản vay, một ngành nào đó mà được dàn đều cho
nhiều ngành nghề, nhiều lĩnh vực khác nhau. Cho nên chất lượng các khoản vay cũng tăng.
Chu kỳ kinh doanh của các DNNVV thường là ngắn nên vòng quay vốn ngắn, thời
hạn trả nợ cho NH sẽ ngắn, khiến cho vòng quay vốn của NH tăng cao. NH có khả năng
cho vay đối với nhiều khách hàng sẽ có khả năng thu được nhiều lợi nhuận.
 Đối với doanh nghiêp nhỏ và vừa:
- Nâng cao hiệu quả cho vay sẽ giúp các DNNVV tăng khả năng tiếp cận vốn
cho vay của NH, để có vốn phát triển sản xuất kinh doanh, hiện đại hóa thiết bị công
nghệ từ khẳng định vị thế của DN trên thi trường.

- Nâng cao hiệu quả cho vay đối với các DNNVV sẽ giúp các NHTM có thể
thu hồi vốn và lãi vay đầy đủ và đúng hạn. Từ đó các NHTM có thể đáp ứng kịp thời
nhu cầu thiếu vốn của các DNNVV khác trong nền kinh tế, giúp các DN hoạt động
liên tục và hiệu quả đem lại lợi ích cho khách hàng và vốn và cho ngân hàng.
7


-

Nâng cao hiệu quả cho vay giúp DNNVV hạn chế rủi ro trong sản xuất kinh

doanh. Trong cho vay, các NHTM chính là các chủ nợ nên rất khắt khe trong việc đánh giá
chất lượng các dự án, phương án sản xuất kinh doanh. Chỉ những dự án nào có khả năng
thực hiện mang lại hiệu quả cao mới được vay vốn. Nên nếu việc cho vay không được chấp
nhận tức là dự án đó đang có vấn đề DN cần xem xét, tính toán lại kĩ lưỡng có nên tiếp tục
hay không từ đó phần nào giúp cho DN hạn chế được những rủi ro đáng tiếc.
 Đối với nền kinh tế:
Hiệu quả cho vay được nâng cao sẽ đảm bảo cho các DNNVV, các NHTM hoạt
động có hiệu quả, khai thác tối đa các nguồn lực kinh tế tiềm ẩn trong xã hội, tạo ra
thu nhập, giải quyết công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động, nâng cao mức sống
người dân, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ổn định xã hội.
1.2.3. Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng cho vay của ngân hàng:
1.2.3.1. Doanh số cho vay, doanh số thu nợ:

Doanh số cho vay:
Doanh số cho vay: là chỉ tiêu phản ánh các khoản tín dụng mà NH đã cho khách
hàng vay, không xét đến việc khoản tín dụng đó đã được thu về hay chưa, thường
được xác định theo tháng, quý hay năm.
DSCV DNNVV
Tỷ trọng DSCV

Tổng DSCV
Chỉ tiêu này cho biết DSCV của DNNVV chiếm bao nhiêu trong tổng số cho
vay của hoạt động tín dụng.


Doanh số thu nợ:

Doanh số thu nợ: là chỉ tiêu phản ánh các khoản nợ gốc mà NH đã thu về từ các
khoản cho vay của NH kể cả các khoản vay của năm nay và những năm trước đó, kể
cả thanh toán dứt điểm hợp đồng và thanh toán một phần.
DSCV cao mà DSTN thấp chứng tỏ khả năng thu hồi vốn và lãi thấp, NQH cao
có nghĩa là chất lượng tín dụng thấp
DSTN DNNVV
Tỷ trọng DSTN DNNVV =
1.2.3.2.

Tổng DSTN

Dư nợ tín dụng:

8


Dư nợ tín dụng: là số tiền mà ngân hàng hiện còn đang cho khách hàng vay tại
thời điểm nhất định được xác định bằng số dư cuối kỳ trên bảng cân đối kế toán của
ngân hàng.
Các chỉ tiêu đánh giá dư nợ cho vay là tỷ trọng dư nợ tín dụng của DNNVV
trên tổng số dư nợ tín dụng và tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng đối với DNNVV.
DNTD đối với DNNVV
Tỷ trọng DNTD trên tổng DNTD =


Tổng DNTD
Chỉ tiêu này cho biết dư nợ tín dụng đối với DNNVV chiếm bao nhiêu trong

tổng dư nợ doanh nghiêp của ngân hàng.
Mức tăng DNTD DNNVV
Tốc độ tăng trưởng DNTD DNNVV =
DNTD DNNVV năm (t-1)
Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng thay đổi phản ánh tốc độ thay đổi của dư nợ
tín dụng đối với DNNVV.
1.2.3.3. Nợ quá hạn và nợ xấu:
 Nợ quá hạn là chỉ tiêu phản ánh những khoản nợ vay (bao gồm vốn gốc và
lãi) không trả nợ đúng hạn, được tổ chức tín dụng đánh giá là không có khả năng trả
nợ đúng hạn và không chấp thuận cho cơ cấu lại thời hạn trả nợ thì toàn bộ số dư nợ
vay của hợp đồng tín dụng đó được coi là nợ quá hạn. Nợ quá hạn càng cao thể hiện
chất lượng tín dụng càng thấp và ngược lại.
Tỷ lệ nợ quá hạn

=

Số dư nợ quá hạn

Tổng dư nợ
Nếu tỷ lệ này cao biểu hiện khả năng mất vốn có thể tăng và ảnh hưởng đến khả
năng thanh khoản của ngân hàng.
Tỷ lệ nợ xấu

= Tổng dư nợ xấu
Tổng dư nợ




Nợ xấu là các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá và phân vào các

nhóm nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5 theo thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013
của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
1.2.3.4. Hệ số thu hồi nợ:
Hệ số thu hồi nợ đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay của NH, biểu hiện khả
năng thu hồi nợ của NH hay khả năng trả nợ của khách hàng.
9


Hệ số thu hồi nợ

1.2.3.5.

Doanh số thu nợ

=

Doanh số cho vay

Tốc độ luân chuyển vốn:

Vòng quay vốn tín dụng được tính theo công thức sau:
Vòng quay vốn tín dụng

= Doanh số thu nợ
Dư nợ bình quân


Chỉ tiêu này phản ánh số vòng quay tín dụng trong 1 thời gian nhất định. Vòng
quay vốn tín dụng lớn chứng tỏ vốn vay của NH đã được luân chuyển nhanh, tham gia
vào nhiều chu kỳ sản xuất và lưu thông hàng hóa. Vòng quay vốn tín dụng tăng phản
ánh chất lượng hoạt động tín dụng NH tốt, khách hàng sử dụng vốn vay NH kinh
doanh có hiệu quả, thường trả nợ đúng hạn hoặc trước hạn.
1.2.3.6.

Hiệu suất sử dụng vốn vay
Hệ số sử dụng vốn vay

= Dư nợ cho vay
Nguồn vốn huy động

Hệ số này phản ánh kết quả sử dụng vốn để đầu tư của NHTM. Thông thường
hệ số này nhỏ hơn 1. Nếu hệ số này quá cao phải chú ý tăng trưởng nguồn vốn để đảm
bảo khả năng thanh toán, nếu hệ số này quá thấp cần tăng trưởng dư nợ hoặc giảm huy
động vốn bằng cách hạ lãi suất huy động hạn chế rủi ro trong HĐKD.
Tóm lại, để có thể đánh giá chất lượng tín dụng một cách toàn diện nhất thì cần
phải đánh giá đồng bộ các chỉ tiêu. Bởi vì mỗi chỉ tiêu chỉ có thể đánh giá được chất
lượng tín dụng là tốt hay xấu trên một phương diện nhất định.
1.3. Nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa:
1.3.1. Nhân tố chủ quan:
1.3.1.1. Nhóm nhân tố thuộc về ngân hàng thương mại:
Thứ nhất, chính sách tín dụng của các ngân hàng thương mại. Trong từng thời
kỳ khác nhau, mỗi NHTM đều sẽ có những chính sách cho vay khác nhau, tùy theo
tình hình cụ thể mà chính sách cho vay đó hướng tới nới lỏng hay thắt chặt các điều
kiện tín dụng và chỉ ra nên đặc biệt chú trọng tới cho vay với các đối tượng nào.
Thứ hai, công tác tổ chức của ngân hàng. Để hoạt động của NH có hiệu quả cao
thì cần thiết phải có một bộ máy tổ chức thống nhất, linh hoạt, gọn nhẹ không chồng
10



chéo và được phân công theo hướng chuyên môn hóa cao nhưng vẫn đảm bảo sự phối
hợp nhịp nhàng, gắn kết giữa các phòng ban.
Thứ ba, thông tin tín dụng. Thông tin tín dụng phải được khai thác từ nhiều nguồn,
phải được sàng lọc, được tổng hợp đảm bảo sự chính xác, đầy đủ và kịp thời tránh việc
sử dụng sai thông tin dẫn đến quyết định sai không thu hồi được vốn và lãi cho vay,
gây ra tổn thất cho NH, ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay.
Thứ tư, chất lượng cán bộ ngân hàng. Năng lực chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ
ngân hàng sẽ ảnh hưởng đến việc đánh giá, phân tích các thông tin về khách hàng, việc
thẩm định phương án vay, đánh giá giá trị tài sản đảm bảo, quản lý các khoản vay…
Đạo đức nghề nhiệp của mỗi cán bộ ngân hàng cũng là yếu tố hết sức quan trọng, ảnh
hưởng đến chất lượng cho vay, ảnh hưởng đến sự khách quan, công bằng cho các khách
hàng vay vốn.
Thứ năm, quy trình cho vay. Quy trình cho vay hợp lý sẽ giúp quá trình cho vay hiệu
quả hơn và giảm bớt được thời gian cũng như chi phí. Việc thực hiện tốt các nội dụng,
quy định trong từng bước cùng với việc phân tích tín dụng hiệu quả sẽ giúp ngân hàng
tránh được rủi ro cũng như nâng cao được chất lượng cho vay. Quy trình cho vay cần
được xây dựng một cách thống nhất và cần có sự linh hoạt vời từng khoản vay, điều
này sẽ có những tác động tích cực đến chất lượng khoản vay.
1.3.1.2. Nhóm nhân tố thuộc về doanh nghiêp nhỏ và vừa:
Thứ nhất, năng lực tài chính của các DNNVV thể hiện ở khả năng sinh lời, vốn
tự có, tài sản đảm bảo…Uy tín và khả năng tài chính của DN càng cao thể hiện khả năng
hoàn trả lãi và vốn vay đúng thời hạn của DN.
Thứ hai, hiệu quả các phương án sản xuất kinh doanh. Đây là yếu tố quan trọng để
ngân hàng ra quyết định có cho DNVVN vay vốn hay không. Một dự án, phương án sản
xuất kinh doanh tốt sẽ đem lại thu nhập cho DN đủ bù đắp chi phí lãi và trả vốn vay cho
ngân hàng, đồng thời phải đảm bảo có lãi cho DN.
Thứ ba, đạo đức kinh doanh, năng lực quản lý điều hành của chủ DN. Nếu chủ
doanh nghiệp mà quản lý tốt doanh nghiệp của mình thì hoạt động kinh doanh sẽ tốt đẹp,

lợi nhuận doanh nghiệp kiếm được cao, đủ khả năng trả nợ ngân hàng và có lãi. Khi đó
khoản vay được hoàn trả đầy đủ và đúng hạn, chứng tỏ việc cho vay có hiệu quả.
Thứ tư, tài sản đảm bảo cho khoản vay. Khả năng tài chính và uy tín của các
DNVVN đôi khi chưa đủ để các ngân hàng tin tưởng và cho vay. Vì vậy để đảm bảo
an toàn khi cho vay các NH thường đòi hỏi phải có tài sản đảm bảo cho khoản vay. Tài
11


sản đảo bảo của DN phải hợp pháp, thuộc sở hữu của DN, không có tranh chấp và phải
có tính phát mại cao.
1.3.2. Nhân tố khách quan
1.3.2.1. Chính sách vĩ mô của Nhà nước:
Trong từng thời kỳ khác nhau, mỗi chính sách ưu tiên phát triển một lĩnh vực,
một ngành nghề khác nhau để đảm bảo cân đối cho nền kinh tế. Khi nhà nước có các
chính sách ưu tiên hỗ trợ các DNNVV thì các NHTM sẽ mở rộng cho vay đối với các
DNNVV với nhiều sự ưu đãi: về lãi suất, về các điều kiện, thủ tục vay vốn.
1.3.2.2.

Môi trường kinh tế:

Môi trường kinh tế là tiền đề cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền
kinh tế. Khi nền kinh tế không ổn định, kinh tế suy thoái, sản xuất bị đình trệ, kinh
doanh bị thu hẹp, các DN làm ăn không hiệu quả, thậm chí là lỗ hoặc phá sản điều đó
ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng trả nợ NH của các DN. Trong thời kỳ này, nhu cầu
cho vay sẽ giảm đồng thời chất lượng cho vay cũng thấp. Cho nên các NH cần phải
làm tốt công tác dự báo để có thể thích ứng nhanh mỗi khi có biến động của môi
trường xung quanh nhằm đảm bảo chất lượng cho vay.
1.3.2.3.

Môi trường chính trị xã hội:


Môi trường chính trị - xã hội tạo nên sự ổn định trong kinh doanh của tất cả các
chủ thể kinh tế trong nền kinh tế đó. Trong một nền kinh tế dù phát triển đến đâu
nhưng không có sự ổn định về chính trị cũng như xã hội thì cũng rất khó có thể thu hút
các nhà đầu tư nói chung và các NHTM nói riêng. Vì vậy, để sản xuất kinh doanh phát
triển thì nhất thiết phải cần đến một xã hội ổn định, đường lối chính trị vững vàng
đúng đắn.
1.3.2.4. Môi trường pháp lý:
Nhân tố pháp lý bao gồm tính đồng bộ của hệ thống pháp luật, tính đầy đủ, chặt
chẽ và thống nhất của các văn bản pháp quy, đồng thời gắn liền với sự thực thi pháp
luật một cách nghiêm túc. Thực tiễn kinh tế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của Nhà
nước. Việc tạo lập một môi trường pháp lý đầy đủ, đồng bộ, hợp lý sẽ là hành lang an
toàn cho các NH và các DN thực hiện các hoạt động kinh doanh của mình. Ngược lại,
nếu pháp luật chồng chéo, thủ tục rườm rà, thiếu chặt chẽ, không phù hợp với tình
hình kinh tế đất nước…sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của mọi thành phần
kinh tế, trong đó có các DNNVV.
12


KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Mục đích của Chương 1 là nhằm giới thiệu khái quát các vấn đề chính về hoạt
động cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa của Ngân hàng thương mại.
Chương 1 cho thấy được đặc trưng và tầm quan trọng của các doanh nghiệp nhỏ
và vừa trong nền kinh tế Việt Nam. Các doanh nghiệp này đã và đang nhận được sự
quan tâm rất lớn từ phía nhà nước, các nhà đầu tư trong và ngoài nước và đặc biệt là
các Ngân hàng thương mại – nơi cứu cánh vấn đề về vốn cho các doanh nghiệp.
Hiện nay các Ngân hàng thương mại đang bắt đầu tìm hiểu về thị phần
DNNVV theo chỉ thị hỗ trợ phát triển DNNVV của Chính phủ và Ngân hàng nhà
nước, mặt khác cũng vì các Ngân hàng thương mại muốn mở rộng thị phần giao dịch,
tăng doanh thu, do đó, các DNNVV càng có thêm cơ hội để tiếp cận vốn vay từ ngân

hàng. Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam nói chung, chi nhánh Ngân Hàng
Ngoại Thương Hà Nội nói riêng cũng không ngoại lệ, để biết được rõ hơn hoạt động
cho vay DNNVV của chi nhánh ta đi vào nghiên cứu Chương 2.

13


CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ
VÀ VỪA TẠI CHI NHÁNH VIETCOMBANK HÀ NỘI
2.1. TỔNG QUAN VỀ CHI NHÁNH VIETCOMBANK HÀ NỘI
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Vietcombank Hà Nội
Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương chi nhánh Hà Nội được thành lập
ngày 01/03/1985, là thành viên trong hệ thống Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam,
được thành lập theo Quyết định số 177/NH.QĐ của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam. Chi nhánh được lập ra với mục đích hỗ trợ phát triển kinh tế đối ngoại của
Thủ đô, phục vụ một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vự ngoại thương, du lịch…
và hoạt động của một số tổ chức quốc tế tại Hà Nội và trong nước.
Cùng với những bước chuyển mình của kinh tế Thủ đô từ những năm cuối thập
kỷ 90 đến nay, Chi nhánh NHTMCP Ngoại Thương Hà Nội đã từng bước mở rộng qui
mô hoạt động, áp dụng các công nghệ tiên tiến trong hoạt động ngân hàng, đa dạng hoá
các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, mở rộng mạng lưới hoạt động, nâng cao chất lượng
phục vụ và ngày càng được khách hàng tin cậy, đối tác trong và ngoài nước tin tưởng.
Sau 30 năm hoạt động, từ một Chi nhánh nhỏ với cơ sở vật chất thiếu thốn ,
đến nay VCB Hà Nội đã xây dựng được mạng lưới gồm trụ sở chính tại 344 Bà Triệu,
11 phòng giao dịch nằm trên địa bàn Hà Nội, 1 quầy hoàn thuế giá trị gia tăng, cùng
với hơn 300 cán bộ có trình độ chuyên môn. VCB Hà Nội đã đạt được những thành
công nhất định trong hoạt động kinh doanh và trở thành một trong những chi nhánh
hàng đầu trong hệ thống Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, phấn đấu trở
thành ngân hàng đa năng.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Vietcombank Hà Nội
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Hà Nội được tổ chức thành 12 phòng ban
chức năng, 11 phòng giao dịch và 01 quầy thu đổi ngoại tệ trên địa bàn thành phố Hà
Nội. Mô hình tổ chức của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Hà Nội đang ngày càng đổi
mới theo hướng hiện đại hóa. Nhờ đó các hoạt động của Ngân hàng diễn ra có hiệu
quả và thuận tiện, nhanh chóng hơn.
Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức của Vietcombank Hà Nội:
14


2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh Vietcombank Hà Nội
2.1.3.1. Công tác huy động vốn
Tiền gửi của khách hàng luôn là nguồn tài nguyên quan trọng nhất của ngân hàng
thương mại. Vì lí do đó, công tác huy động vốn được xem là nhiệm vụ hàng đầu của
VCB Hà Nội. Trong nhiều năm qua bằng các biện pháp huy động vốn khác nhau,
VCB Hà Nội đã đạt được những thành tích đáng kể trong công tác huy động vốn.
Dưới đây là một số phân tích đánh giá tình hình huy động vốn của Ngân hàng
Ngoại thương chi nhánh Hà Nội giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2014:
15


Biểu đồ 2.1 : Tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh giai đoạn 2012-2014:
Đơn vị: Triệu đồng

( Nguồn: Báo cáo tổng kết năm của VCB Hà Nội năm 2012, 2013,2014)
Qua biểu đồ 2.1 cho thấy lượng huy động vốn của Ngân hàng tăng trưởng qua
các năm:
Năm 2013 nguồn vốn huy động đạt 357.899 triệu đồng, so với năm 2012 đã giảm
52.488 triệu đồng tương ứng 14,7%. VCB Hà Nội chưa thể thoát khỏi khó khăn trong
việc huy động vốn do những xáo trộn trên thị trường và sức ép tiền cùng với sự cạnh

tranh gay gắt của các Ngân hàng khác trên địa bàn nên đã làm Ngân hàng khó khăn
hơn trong tiếp cận với nguồn vốn. Từ giữa năm 2014, Hội sở chính VCB đã có những
sản phẩm huy động mới cho phép khách hàng được rút gốc linh hoạt hoặc tham gia dự
thưởng. Cơ chế lãi suất được điều hành theo cơ chế thỏa thuận, giúp cạnh tranh với các
Ngân hàng khác đồng thời với uy tín thương hiệu Vietcombank, nguồn vốn huy động
của Ngân hàng năm 2014 đã tăng đáng kể so với năm 2013, nguồn vốn huy động đạt
480.057 triệu đồng, tăng 34,13% so với năm 2013.
2.1.3.2. Công tác tín dụng
Hoạt động tín dụng là hoạt động mấu chốt và sinh lời cao nhất cho Ngân hàng.
Hiện nay, công tác tín dụng của VCB Hà Nội vẫn được thực hiện theo phương châm
“hiệu quả và an toàn”, bảo đảm cân đối giữa khả năng sinh lời và khả năng thanh
khoản cho Ngân hàng. Với lợi thế nguồn vốn huy động dồi dào, VCBHà Nội đã chủ
động mở rộng hoạt động cho vay nhằm cung ứng vốn có hiệu quả cho nền kinh tế.

16


Biểu đồ 2.2: Quy mô vốn tín dụng tại VCB Hà Nội năm 2012-2014:
Đơn vị: tỷ đồng

( Nguồn: Báo cáo tổng kết năm của CN VCB Hà Nội năm 2012, 2013,2014)
Biểu đồ 2.2 cho thấy hoạt động cho vay tại VCB Hà Nội:
Dư nợ cho vay năm 2013 đạt 989.029 triệu đồng, tăng 31,2 % so với năm 2012.
Điều này có thể lí giải là do VCB Hà Nội đã theo đuổi chính sách tăng trưởng tín dụng
bền vững, coi trọng việc nâng cao chất lượng tín dụng với các biện pháp: cơ cấu lại
danh mục đầu tư, củng cố quan hệ khách hàng…; áp dụng kỹ thuật hiện đại vào quản
trị danh mục đầu tư, kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng, quản trị rủi ro v.v... Kết
quả là chất lượng tín dụng của VCB Hà Nội được cải thiện đáng kể.
Dư nợ cho vay năm 2014 giảm so với năm 2013, đạt 809.218 triệu đồng, giảm
18,2% so với năm 2013 nhưng vẫn đạt 90,5% kế hoạch so với dư nợ mục tiêu mà TW

đề ra. Có được kết quả này là nhờ vào uy tín vốn có của một ngân hàng lớn, cùng với
công tác chăm sóc khách hàng, tiếp thị, quảng bá tốt nên chi nhánh đã thu hút được
nhiều khách hàng.
2.1.3.3. Công tác thanh toán xuất nhập khẩu
Thanh toán quốc tế là lĩnh vực kinh doanh đối ngoại truyền thống của VCB và
luôn giữ vị thế hàng đầu trong toàn ngành.
Năm 2013, tỷ giá trên thị trường đã có những diễn biến ổn định, sự chênh
lệch giữa tỷ giá Ngân hàng và tỷ giá thị trường tự do cũng không lớn khiến khách hàng
bớt đi ý định găm giữ ngoại tệ hoặc bán với giá cao cho Ngân hàng. Tổng kim ngạch
thanh toán xuất nhập khẩu đạt 392 triệu USD, giảm 3,13% so với năm 2012. Trong đó,

17


kim ngạch xuất khẩu đạt 176 triệu USD, tăng 3 triệu USD so với năm 2012; kim ngạch
nhập khẩu là 216 triệu USD, giảm 43 triệu USD so với năm 2012.
Năm 2014, công tác thanh toán xuất nhập khẩu gặp khó khăn do gặp phải sự
cạnh tranh của các Ngân hàng khác về khách hàng và thị phần, sự căng thẳng cungcầu khi vào mùa nhập khẩu cuối năm….Tổng kim ngạch thanh toán xuất nhập khẩu
đạt 327 triệu USD, giảm 17% so với năm 2013, hoàn thành 74,3% kế hoạch đặt ra.
Trong đó, kim ngạch xuất khẩu đạt 166 triệu USD, giảm 5,7% so với năm 2013, kim
ngạch nhập khẩu đạt 161 triệu USD, giảm 25,5% so với năm 2013.
2.1.3.4. Công tác kinh doanh ngoại tệ
Biểu đồ 2.3 : Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của VCB Hà Nội giai đoạn 2012 – 2014:

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm của VCB Hà Nội 2012, 2013, 2014)
Năm 2013, tỉ giá và thị trường ngoại hối tiếp tục ổn định, giá USD mua vào tại
các NHTM giảm trung bình 1% so với cuối năm 2012, chênh lệch tỉ giá chính thức và
tỉ giá trên thị trường tự do được thu hẹp. Chính vì vậy năm 2013, doanh số hoạt động
kinh doanh ngoại tệ của VCB Hà Nội đã tăng lên đạt mức 483,4 triệu USD, trong đó
doanh số mua vào là 241,8 triệu USD, doanh số bán ra là 241,6 triệu USD.

Năm 2014, VCB Hà Nội có các chính sách chủ động trong công tác điều
hành tỷ giá và có chính sách thu hút ngoại tệ để giải quyết kịp thời các nhu cầu cho
khách hàng nhập khẩu, trả nợ vay…Do đó doanh số hoạt động kinh doanh ngoại tệ của
VCB Hà Nội năm 2014 tăng 2,38% so với năm 2013 đạt mức 494,9 triệu USD, trong
đó doanh số mua vào đạt 248,1 triệu USD, doanh số bán ra đạt 246,8 triệu USD.
2.2.

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP
NHỎ VÀ VỪA TẠI CHI NHÁNH VIETCOMBANK HÀ NỘI
2.2.1. Đặc điểm các doanh nghiệp nhỏ và vừa có quan hệ tín dụng với chi nhánh:
18


Bảng 2.1: DNNVV có quan hệ tín dụng với CN VCB Hà Nội giai đoạn 2012-2014:
Năm 2012
Năm 2013
Năm 2014
Số lượng Số lượng Tốc độ
Số lượng
Tốc độ
DN
DN
tăng (%)
DN
tăng (%)
Tổng số DN vay vốn
144
159
10,4
136

-14,5
1. DN lớn
2
3
50
1
-66,7
2. DNNVV
142
156
9,8%
135
- 13,5
DN tư nhân
83
87
4,8
79
- 9,2
Công ty TNHH
37
44
18,9
36
-18,2
Hộ SX có ĐKKD
12
17
41,7
14

- 17,6
Công ty cổ phần
10
8
-20
6
-25
( Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động cho vay của VCB Hà Nội 2012-2014)
Chỉ tiêu

Một là, Số lượng DNNVV vay vốn đang có xu hướng giảm xuống nhưng vẫn
chiếm tới hơn 98% tổng số DN vay vốn tại chi nhánh.
Số lượng DNNVV vay vốn đang có xu hướng giảm xuống: năm 2012 có 142
DN; năm 2013 có 156 DN, tăng 9,8% so với năm 2012; năm 2014 có 135 DN, giảm
13,5% so với năm 2013.
Tỷ trọng DNNVV chiếm tỷ trọng tới hơn 98% trong tổng số DN vay vốn và
có xu hướng tăng lên: năm 2012 số lượng DNNVV vay vốn chi nhánh chiếm tỷ trọng
tới 98,6%; năm 2013 chiếm tỷ trọng 98,1%; năm 2014 chiếm tỷ trọng 99,3%.
Năm 2013 kinh tế có dấu hiệu phục hồi, NHNN đã điều chỉnh hạ lãi suất nhằm
tạo điều kiện cho DNNVV tiếp cận vốn dễ dàng hơn, nên số DN vay vốn trong năm
2013 tăng lên 9,8%. Đến năm 2014, Ngân hàng đã thận trọng hơn trong việc cấp tín
dụng cho các DNNVV như siết chặt các thủ tục, điều kiện tín dụng trên nền tảng quản
trị rủi ro tín dụng. Đây là nguyên nhân khiến số lượng DN vay vốn giảm 13,5% vào
năm 2014.
Hai là, loại hình DNTN, Công ty TNHH là loại hình DN vay vốn chủ yếu.
DNTN chiếm tỷ trọng lớn nhất trên tổng số DNNVV vay vốn: năm 2012 chiếm
58,4%; năm 2013 chiếm 55,8%; năm 2014 chiếm 58,5%.
Công ty TNHH chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trên tổng số DNNVV vay vốn: năm
2012 chiếm 26%; năm 2013 chiếm 28,2%; năm 2014 chiếm 26,7%.
Công ty cổ phần, hộ sản xuất có đăng kí kinh doanh chiếm tỷ trọng rất nhỏ

trong tổng số DNNVV vay vốn tại chi nhánh.
19


Những biến động trên là do:
DNTN và Công ty TNHH chiếm tỷ trọng lớn là do đây loại hình DN chủ yếu có
mặt trên địa bàn, hơn nữa đặc điểm của các DN này là rất cần vốn cho SXKD nhưng
lại phụ thuộc vốn chủ yếu vào các NH.
CTCP tại Hà Nội cũng có số lượng không nhỏ nhưng họ có thể huy động từ các
nguồn khác như phát hành cổ phiếu, nên ít phụ thuộc vào NH hơn. Hộ sản xuất cần
vốn nhưng số vốn ít hơn so với các loại hình DN khác, quy mô gia đình là chủ yếu,
nên họ có thể vay vốn từ người thân để trang trải chi phí, nhằm giảm thiểu tối đa chi
phí lãi vay, do vậy hộ sản xuất và CTCP chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu DN vay vốn.
2.2.2. Doanh số cho vay, doanh số thu nợ của doanh nghiệp nhỏ và vừa
Doanh số cho vay (DSCV), doanh số thu nợ (DSTN) của DNNVV được thể hiện qua
bảng sau:
Bảng 2.2: Doanh số cho vay, doanh số thu nợ của DNNVV giai đoan 2012-2014
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu

1. Doanh số cho vay
DSCV DNNVV
Tổng DSCV toàn chi
nhánh
2. Doanh số thu nợ
DSTN DNNVV
Tổng DSTN toàn chi nhánh

Năm 2012
Tỷ

Số tiền
trọng
(%)

Năm 2013
Tỷ
Số tiền
trọng
(%)

335.882
687.824

48,8
100

401.800
693.845

140.959
362.183

38,9
100

192.373
466.942

Năm 2014
Số tiền


Tỷ trọng
(%)

57,9
100

330.640
651.847

50,7
100

41,2
100

372.116
756.303

49,2
100

Hệ số thu nợ DNNVV
0,42
0,48
1,13
(Nguồn Báo cáo hoạt động kinh doanh của VCB Hà Nội 2012,2013,2014)
Nhìn vào bảng số liệu có một số nhận xét sau:
Thứ nhất, DSCV DNNVV chiếm tỷ trọng cao trong tổng DSCV toàn chi
nhánh đang có xu hướng giảm xuống.

Doanh số cho vay DNNVV đang có xu hướng giảm xuống: năm 2012 là
335.882 triệu đồng; năm 2013 là 401.800 triệu đồng, tăng 19,6% so với năm 2012;
năm 2014 là 330.640 triệu đồng, giảm 17,7% so với năm 2013.
20


×