Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

Thực trạng phát triển tín dụng bán lẻ tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh ninh bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (323.08 KB, 30 trang )

1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tại bất cứ nền kinh tế nào trên thế giới thì các ngân hàng đều giữ vai trò hết
sức quan trọng, sự tăng trưởng của hệ thống ngân hàng tác động trực tiếp và mạnh
mẽ đến sự tăng trưởng của toàn nên kinh tế. Với bối cảnh nền kinh tế Việt Nam và
quốc tế những năm qua đang gặp nhiều khó khăn do sự khủng hoảng và suy thoái
kinh tế dẫn đến hoạt động của các ngân hàng thương mại trong nước cũng đã và
đang chịu nhiều ảnh hưởng với yếu tố không thuận lợi tác động trực tiếp tới kết quả
kinh doanh. Bên cạnh đó, hệ thống NHTM trong nước còn phải đối mặt với sự cạnh
tranh gay gắt với các ngân hàng nước ngoài có nhiều kinh nghiệm và tiềm lực kinh
tế đang dần xâm nhập và Việt Nam. Để có thể tồn tại và phát triển được trong môi
trường cạnh tranh ngày càng gay gắt này, các NHTM Việt Nam đã và đang thực
hiện quá trình cải tổ, hiện đại hóa công nghệ, áp dụng các chuẩn mực quốc tế,
chuyển đổi từ mô hình chuyên doanh sang mô hình ngân hàng đa năng, đa dạng hóa
và năng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, phát triển thị trường bán lẻ. Có nhiều
nguyên nhân khiến các NHTM Việt Nam đã và đang đầu tư nguồn lực đáng kể của
mình vào thị trường bán lẻ. Lý do đầu tiên là thị trường ngân hàng bán lẻ ở Việt
Nam đang ở giai đoạn đầu của sự phát triển, việc sử dụng sản phẩm dịch vụ NHBL
hiện nay mới chiếm tỷ trọng nhỏ trên tổng số dân trên 90 triệu người, dư địa tăng
trưởng còn rất lớn. Thêm lý do nữa là hoạt động bán lẻ rủi ro thấp, đáp ứng được
yêu cầu phân tán rủi ro của các Ngân hàng. Đây là hai lý do cơ bản thúc đẩy nhiều
NHTM Việt Nam coi ngân hàng bán lẻ là một chiến lược phát triển trọng tâm trong
định hướng của mình.
Trong hoạt động của một ngân hàng bán lẻ thì hoạt động tín dụng bán lẻ là
hoạt động chủ đạo, đem lại nguồn doanh thu chính cho ngân hàng. Ngân hàng
TMCP Công Thương Việt Nam đã nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động
tín dụng bán lẻ, trong những năm gần đây đã không ngừng đẩy mạnh dư nợ tín dụng
bán lẻ, từng bước cải thiện quy trình quy chế cho vay phù hợp với nhu cầu của
khách hàng, nhưng vẫn đảm bảo an toàn tín dụng.




2

Dịch vụ NHBL nói chung và tín dụng bán lẻ nói riêng hiện nay đã được đề
cập đến trong rất nhiều các nghiên cứu trong nước (các tạp chi, bài báo khoa học,
hội thảo, luận văn, luận án...). Các nghiên cứu này tập trung phân tích từ khái niệm,
loại hình sản phẩm tín dụng bán lẻ đến mô hình phát triển các NHTM trong tương
lai với việc ứng dụng các công nghệ hiện đại. Tuy nhiên các nghiên cứu này chủ
yếu tập trung vào các NHTM nói chung hoặc tiếp cận rời rạc từng khía cạnh nhỏ
của tín dụng bán lẻ hay tập trung phân tích ở một địa bàn cụ thể.
Như vậy sau khi đã nghiên cứu các công trình khoa học và các tại liệu liên
quan về hoạt động tín dụng bán lẻ tại NHTM, tác giả nhận thấy rằng các nghiên cứu
mới chỉ đề cập các khía cạnh với các góc nhìn khác nhau về tín dụng bán lẻ tại một
số địa bàn cụ thể và đến hiện nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào về giải
pháp phát triển tín dụng bán lẻ tại riêng địa bàn tỉnh Ninh Bình.
Ninh Bình là một thành phố trẻ, giàu tiềm năng phát triển, nhu cầu tín dụng
bán lẻ là rất lớn. Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - CN Ninh Bình là một
trong những ngân hàng lớn nhất trên địa bàn, đã tạo dựng được uy tín, thương hiệu
trên địa bàn tỉnh, luôn đi đầu trong các hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên kết quả
thực hiện hoạt động tín dụng bán lẻ tại Vietinbank- CN Ninh Bình còn nhiều hạn
chế, kết quả đạt được chưa được như mong đợi. Đồng thời với sự đổ bộ của các
ngân hàng khác vào địa bàn có thể dẫn đến nguy cơ mất thị phần tín dụng bán lẻ.
Nhận thức được những điều trên, tôi đã chọn đề tài "Giải pháp phát triển tín dụng
bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh
Ninh Bình" làm luận văn thạc sĩ nhằm tóm tắt và củng cố lại những kiến thức nền
tảng, cốt lõi về hoạt động tín dụng bán lẻ của một NHTM cùng với đó là đánh giá
đúng tầm quan trọng của hoạt động này trong tổng thể hoạt động kinh doanh của
NHTM trong xu thế hội nhập ngày càng sâu rộng của nên kinh tế Việt Nam vào nền
kinh tế thế giới, đồng thời đưa ra những giải pháp tổng quát để phát triển và nâng

cao chất lượng hoạt động tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt
Nam - CN Ninh Bình.
2. Mục đích nghiên cứu


3

− Hệ thống hóa, phân tích và tổng hợp khung lý luận về các vấn đề liên quan
đến phát triển tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại.
− Nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng bán lẻ của Ngân
hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Ninh Bình trong thời gian qua.
− Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng
TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Ninh Bình.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
− Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động tín dụng bán lẻ tại Ngân
hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Ninh Bình.
− Phạm vi nghiên cứu:
+ Về nội dung: chỉ giới hạn nghiên cứu hoạt động tín dụng bán lẻ
+ Về không gian: nghiên cứu trong địa bàn hoạt động của Ngân hàng TMCP
Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Ninh Bình.
+ Về thời gian: nghiên cứu kết quả hoạt động từ năm 2013-2015.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp phân tích,
so sánh, tổng hợp, phương pháp thống kê. Nghiên cứu tham khảo tư liệu của các giả
liên quan đến đề tài để phân tích, suy luận và đánh giá thực trạng, tìm giải pháp.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung luận văn gồm ba chương
− Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển tín dụng bán lẻ tại ngân hàng
thương mại
− Chương 2: Thực trạng phát triển tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP

Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Ninh Bình.
− Chương 3: Một số giải pháp nhằm phát triển tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng
TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Ninh Bình.


4

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG BÁN LẺ
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG VÀ TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1.1. Tổng quan về tín dụng tại ngân hàng thương mại
1.1.1.1. Khái niệm tín dụng tại ngân hàng thương mại
“ Tín dụng là một phạm trù kinh tế phản ánh mối quan hệ giao dịch giữa hai
chủ thể, trong đó một bên chuyển giao một lượng giá trị sang cho bên kia được sử
dụng trong một thời gian nhất định, đồng thời bên nhận được phải cam kết hoàn trả
theo thời hạn đã thoả thuận.”
"Ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu
và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử
dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện
thanh toán.”.
1.1.1.2. Phân loại tín dụng tại ngân hàng thương mại
− Theo thời gian sử dụng vốn vay, tín dụng được phân thành 3 loại sau:
+ Tín dụng ngắn hạn: là loại tín dụng có thời hạn dưới một năm, thường
được sử dụng vào nghiệp vụ thanh toán, cho vay bổ sung thiếu hụt tạm thời về vốn
lưu động của các doanh nghiệp hay cho vay phục vụ nhu cầu sinh hoạt tiêu dùng
của cá nhân.
+ Tín dụng trung hạn: có thời hạn từ 1 đến 5 năm, được dùng để cho vay vốn
phục vụ nhu cầu mua sắm tài sản cố định, cải tiến đổi mới kỹ thuật, mở rộng và xây

dựng các công trình nhỏ có thời hạn thu hồi vốn nhanh.
+ Tín dụng dài hạn: là loại tín dụng có thời hạn trên 5 năm, được sử dụng để
cung cấp vốn cho xây dựng cơ bản, cải tiến và mở rộng sản xuất có quy mô lớn.
Thường thì tín dụng trung và dài hạn được đầu tư để hình thành vốn cố định và một
phần vốn tối thiểu cho hoạt động sản xuất.


5

− Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay, tín dụng ngân hàng chia thành 2 loại:
+ Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hoá: là loại tín dụng được cung cấp
cho các doanh nghiệp để họ tiến hành sản xuất và kinh doanh.
+ Tín dụng tiêu dùng: là loại tín dụng được cấp phát cho cá nhân để đáp ứng
nhu cầu tiêu dùng. Loại tín dụng này thường được dùng để mua sắm nhà cửa, xe cộ,
các thiết bị gia đình... Tín dụng tiêu dùng ngày càng có xu hướng tăng lên.
− Căn cứ vào tính chất đảm bảo của các khoản cho vay, có các loại tín dụng sau:
+ Tín dụng có bảo đảm: là loại hình tín dụng mà các khoản cho vay phát ra
đều có tài sản tương đương thế chấp, có các hình thức như: cầm cố, thế chấp, chiết
khấu và bảo lãnh.
+ Tín dụng không có bảo đảm: là loại hình tín dụng mà các khoản cho vay
phát ra không cần tài sản thế chấp mà chỉ dựa vào tín chấp. Loại hình này thường
được áp dụng với khách hàng truyền thống, có quan hệ lâu dài và sòng phẳng với
ngân hàng, khách hàng này phải có tình hình tài chính lành mạnh và có uy tín đối
với ngân hàng như trả nợ đầy đủ, đúng hạn cả gốc lẫn lãi, có dự án sản xuất kinh
doanh khả thi, có khả năng hoàn trả nợ...
− Ngoài những hình thức phân loại trên, còn có hình thức phân loại tín dụng
căn cứ vào đối tượng khách hàng, dựa theo tiêu chí này tín dụng ngân hàng được
chia thành 2 loại là tín dụng bán lẻ và tín dụng bán buôn. Và tùy từng ngân hàng mà
việc phân khúc khách hàng khác nhau dẫn đến việc phân loại tín dụng bán lẻ và tín
dụng bán buôn của các ngân hàng là khác nhau.

+ Tín dụng bán lẻ: là loại hình tín dụng áp dụng cho đối tượng khách hàng là
cá nhân, hộ gia đình và doanh nghiệp nhỏ.
+ Tín dụng bán buôn: là loại hình tín dụng áp dụng cho đối tượng khách
hàng là các doanh nghiệp lớn.
Trong nền kinh tế thị trường việc phân loại tín dụng ngân hàng theo các
tiêu thức trên chỉ có ý nghĩa tương đối. Khi các hình thức tín dụng càng đa dạng thì
cách phân loại càng chi tiết. Phân loại tín dụng giúp cho việc nghiên cứu sự vận
động của vốn tín dụng trong từng loại hình cho vay và là cơ sở để so sánh, đánh giá


6

hiệu quả kinh tế của chúng. Và trong nội dụng luận văn này, tác giả sẽ tập trung đi
sâu phân tích về hoạt động tín dụng bán lẻ tại NHTM để nhằm tìm ra giải pháp phát
triển tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh
Ninh Bình.
1.1.2. Tổng quan về tín dụng bán lẻ tại ngân hàng thương mại
1.1.2.1. Khái niệm tín dụng bán lẻ tại ngân hàng thương mại
1.1.2.2. Các sản phẩm tín dụng bán lẻ
− Cho vay sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ
− Cho vay mua ô tô
− Cho vay nhu cầu nhà ở, đất ở
− Cho vay cấm cố giấy tờ có giá
− Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành thẻ tín dụng quốc tế
− Cho vay thấu chi tài khoản tiền gửi:
− Cho vay cán bộ công nhân viên
− Cho vay chứng minh tài chính
− Cho vay kinh doanh chứng khoản
1.1.2.3. Đặc điểm của tín dụng bán lẻ tại NHTM
− Số lượng đối tượng khách hàng lớn, nhu cầu phong phú

− Sản phẩm tín dụng bán lẻ phụ thuộc rất nhiều vào khuynh hướng, tập quán
tiêu dụng của người dân, trình độ CNTT của nên kinh tế nói chung và năng lực
khoa học công nghệ của từng ngân hàng.
− Chất lượng thông tin của khách hàng vay thường không cao
− Tỷ trọng cho vay trung dài hạn đối với tín dụng bán lẻ cao hơn mức bình
quân chung.
− Nhu cầu tín dụng bán lẻ chịu tác động mạnh và phụ thuộc rất lớn vào chu
kỳ kinh tế và các yếu tố xung quanh.
− Giá trị khoản tín dụng nhỏ, chi phí cho tín dụng bán lẻ lớn hơn chi phí cho
tín dụng bán buôn


7

− Độ rủi ro thấp
− Ngoài ra tín dụng bán lẻ còn có yếu tố cạnh tranh rất cao khi hiện tại tất
các các NHTM đều xác định đây là yếu tố trọng tâm phát triển của mình và tính đặc
trưng trong sản phẩm tín dụng bán lẻ của các NHTM thường rất thấp, hầu như hiện
nay các NHTM đều có danh mục sản phẩm tín dụng bán lẻ tương đồng với nhau và
yếu tố khác biệt của từng sản phẩm là không lớn.
1.1.2.4. Vai trò của tín dụng bán lẻ
− Đối với nền kinh tế và xã hội
− Đối với ngân hàng
− Đối với khách hàng
1.1.2.5. Phát triển tín dụng bán lẻ - xu hướng tất yếu của các NHTM
1.2. NỘI DUNG PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI
1.2.1. Quan niệm về phát triển tín dụng bán lẻ tại NHTM
Theo quan điểm của triết học duy vật biện chứng thì phát triển là một quá trình
tiến lên từ thấp lên cao. Phát triển không đơn thuần là sự tăng lên hay giảm đi về lượng

mà còn có sự biến đổi về chất của sự vât, hiện tượng. Phát triển là khuynh hướng vận
động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp từ kém hoàn thiện đến hoàn
thiện do việc giải quyết mâu thuẩn, thực hiện bước nhảy về chất gây ra, và hướng theo
xu thế phủ định của phủ định. Như vậy hiểu một cách đơn giản nhất thì phát triển là sự
tăng lên về số lượng và chất lượng.
Như vậy, phát triển tín dụng bán lẻ là sự gia tăng về số lượng các sản phẩm
dịch vụ cung cấp, mạng lưới hoạt động và các tiện ích của sản phẩm (phát triển
theo chiều rộng);nâng cao chất lượng của từng loại hình dịch vụ nhằm thỏa mãn
tốt nhất nhu cầu của các các chủ thể trong xã hội (phát triển theo chiều sâu) song
song với đó là đảm bảo an toàn tín dụng của ngân hàng (phát triển tín dụng bán lẻ
một cách an toàn và bền vững). Đó chính là sự phát triển tín dụng bán lẻ một cách
bền vững nhất.


8

1.2.1.1. Phát triển theo chiều rộng
1.2.1.2. Phát triển theo chiều sâu
1.2.1.3. Phát triển tín dụng bán lẻ an toàn và bền vững
1.2.2. Nội dung phát triển tín dụng bán lẻ
1.2.2.1. Xây dựng chiến lược và mục tiêu phát triển tín dụng bán lẻ
1.2.2.2. Đa dạng hoá tín dụng bán lẻ, với cơ cấu hợp lý, nâng cao hiệu quả hoạt động
kinh doanh và vị thế của ngân hàng trong cạnh tranh (phát triển theo chiều rộng)
1.2.2.3. Nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ tín dụng bán lẻ (phát triển theo
chiều sâu)
1.2.2.4. Quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ (phát triển tín dụng bán lẻ an toàn và hiệu quả)
1.2.2.5.Quảng bá sản phẩm và phát triển mạnh mẽ kênh phân phối
1.2.2.6.Phát triển nguồn nhân lực
1.2.2.7. Phát triển công nghệ thông tin
1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển tín dụng bán lẻ

1.2.3.1. Chỉ tiêu đánh giá sự phát triển theo chiều rộng
− Quy mô và tốc độ tăng trưởng
Việc đánh giá sự tăng trưởng của quy mô tín dụ n g bá n l ẻ được thực
hiện theo công thức sau:
(Dư nợ TDBL năm nay - Dư nợ TDBL năm trước)
Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ TDBL(%) = --------------------------------------------------------- x 100%
Dư nợ TDBL năm trước

− Sự gia tăng số lượng khách hàng và thị phần
Sự gia tăng số lượng khách hàng phản ánh kết quả phát triển tín dụng theo
chiều rộng. Chỉ tiêu này được tính toán dự trên công thức:
(Số lượng KH năm nay - Só lượng KH năm trước)
Tốc độ tưởng trưởng số lượng KH (%) = --------------------------------------------------------- x 100%
Số lượng KH năm trước

Chỉ tiêu thị phần là một chỉ tiêu chung và quan trọng để đánh giá bất kỳ hoạt
động kinh doanh nào. Thị phần là chỉ tiêu trực tiếp phản ánh năng lực cạnh tranh của
các doanh nghiệp nói chung và của các NHTM nói riêng. Nếu như các sản phẩm dịch


9

vụ tài chính là vũ khí cạnh tranh để chiếm lĩnh thị trường, thì thị phần chính là kết quả
và mục tiêu của cạnh tranh của các ngân hàng thương mại. Thị phần của một NHTM
là tỷ lệ phần trăm quy mô hoạt động của NHTM đó trên tổng quy mô hoạt động của
các NHTM trên thị trường, được tính theo công thức:
Thị phần tín dụng bán lẻ ngân hàng i (%) = x 100%
− Sự đa dạng các sản phẩm dịch vụ tín dụng bán lẻ:
Sự đa dạng của sản phẩm dịch vụ= ∑ sản phẩm dịch vụ cung ứng
− Hệ thống chi nhánh và kênh phân phối

∑ Hệ thống điểm giao dịch = ∑ Chi nhánh + Phòng giao dịch
1.2.3.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả và sự phát triển theo chiều sâu
− Lợi nhuận
- Tiêu chí về mức độ hài lòng của khách hàng
− Sự tiện ích của dịch vụ
1.2.3.3. Chỉ tiêu đánh giá sự phát triển an toàn
− Tỷ lệ nợ quá hạn
Tỷ lệ nợ quá hạn TDBL = Tổng nợ quá hạn TDBL/Tổng dư nợ TDBL
− Tỷ lệ nợ xấu
Tỷ lệ nợ xấu tín dụng bán lẻ = Tổng nợ xấu TDBL/Tổng dư nợ TDBL


10

1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG BÁN LẺ
1.3.1. Nhân tố khách quan
1.3.1.1. Môi trường kinh tế
1.3.1.2. Cạnh tranh trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng.
1.3.1.3. Môi trường kỹ thuật –công nghệ
1.3.2. Nhân tố chủ quan
1.3.2.1. Khả năng tài chính của ngân hàng
1.3.2.2. Kênh phân phối của ngân hàng
1.3.2.3. Trình độ khoa học & công nghệ
1.4. KINH NGHIỆM VỀ PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG BÁN LẺ Ở MỘT SỐ CHI
NHÁNH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG NƯỚC VÀ BÀI HỌC
ĐƯỢC RÚT RA CHO VIETINBANK - CN NINH BÌNH
1.4.1. Một số kinh nghiệm về phát triển tín dụng bán lẻ ở một số chi nhánh
NHTM trong nước
1.4.1.1. Kinh nghiệm của Vietinbank - CN Nam Định
1.4.1.2. Kinh nghiệm của BIDV - CN Hà Tĩnh

1.4.1.3. Kinh nghiệm của Vietcombank - CN Ninh Bình
1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho Vietinbank - CN Ninh Bình
1.4.2.1. Bài học về mở rộng và đa dạng hoá mạng lưới phục vụ khách hàng
1.4.2.2. Bài học về đa dạng hoá sản phẩm và dịch vụ
1.4.2.3. Bài học về phát triển thương hiệu, tăng cường hoạt động tiếp thị và chăm
sóc khách hàng
1.4.2.4. Bài học về rủi ro tín dụng bán lẻ
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1


11

CHƯƠNG 2.

T

HỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI VIETINBANK CHI
NHÁNH NINH BÌNH
2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VIETINBANK - CHI NHÁNH NINH BÌNH
2.1.1. Sơ lược về cơ cấu tổ chức và quá trình hình thành phát triển của
Vietinbank - Chi Nhánh Ninh Bình
Vietinbank - Chi nhánh Ninh Bình là đơn vị trực thuộc hệ thống Ngân hàng
TMCP Công Thương Việt Nam, được thành lập từ năm 1995. Đến nay trải qua hơn 21
năm hình thành và phát triển, Vietinbank Ninh Bình đã vượt qua những khó khăn thách
thức ban đầu để khẳng định vị trí vai trò của mình trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
Hiện nay, cơ cấu tổ chức của Vietinbank Ninh Bình gốm có: Ban giám đốc,
Phòng khách hàng doanh nghiệp, Phòng bán lẻ, PGD Ninh Thành, PGD Gia Viễn,
PGD Yên Khánh, Phòng kế toán, Phòng tiền tệ kho quỹ, Phòng Tổng Hợp và Phòng
Tổ chức hành chính. Tổng sô lao động tại chi nhánh hiện là 101 người trong đó có
08 thạc sĩ, 68 cử nhân, 12 cao đẳng, 8 trung cấp và nguồn khác với với tuổi đời bình

quân là 30 tuổi.
Sơ đồ 2.1 Mô hình tổ chức của VietinbankNinh Bình

BAN GIÁM ĐỐC

P.KHDN

P. BÁN LẺ

CÁC PGD

P.TCHC

PGD NINH THÀNH

PGD YÊN KHÁNH

PGD GIA VIỄN

P. TỔNG HỢP

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm của Vietinbank Ninh Bình)

P.KẾ TOÁN

P. TIỀN TỆ KHO
QUỸ


12


2.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của Vietinbank - Chi Nhánh Ninh Bình
2.1.2.1. Huy động vốn
Với tư cách là một trung gian tài chính, hoạt động chủ yếu của NHTM là đi
vay để cho vay, nên nguồn vốn là yếu tố có tính chất quyết định trong hoạt động
kinh doanh của các NHTM, do đó bất cứ NHTM nào cũng đều quan tâm đến công
tác huy động vốn.
Trong những năm gần đây, xác định rõ những thuận lợi và khó khăn trong
công tác huy động vốn trên địa bàn, Vietinbank Ninh Bình đã đưa ra những chủ
trương và biện pháp phù hợp để huy động các nguồn vốn trong dân cư và đã đạt
được những kết quả khả quan.
Bảng 2.1 Huy động vốn Vietinbank Ninh Bình giai đoạn năm 2013 - 2015
Chỉ tiêu
TỔNG NGUỒN
VỐN HĐ
1. Theo loại tiền
VNĐ
Ngoại tệ quy
VNĐ
2. Theo sản phẩm
TG không kỳ hạn
TG tiết kiệm
Phát hành giấy tờ
có giá
Vốn đi vay
3. Theo khách hàng
Nguồn vốn
KHDN
Nguồn vốn KH
bán lẻ

Nguồn vốn khác

2,013
Số tiền (tỷ Tỷ trọng
đồng)
(%)
3.664
3.49
2
17
2
51
7
2.796

2014
Số tiền (tỷ Tỷ trọng
đồng)
(%)

2015
Số tiền (tỷ Tỷ trọng
đồng)
(%)

4.319

5.665

95,31%


4.12
9

95,59%

5.34
6

94,37%

4,69%

190

4,41%

319

5,3%

76,30%

39
3
3.741

86,60%

47

6
4.974

87,80%

106

2,90%

-

0,00%

-

0,00%

246

6,70%

186

4,30%

215

3,80%

661


18,05%

561

12,99%

711

12,55%

2.728

74,44%

3.503

81,11%

275

7,51%

255

5,90%

14,10%

9,10%


8,40%

4.18
8
76
6

73,92%
13,53%

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Vietinbank Ninh Bình giai đoạn 2013-2015

Bảng 2.2 Một số chỉ tiêu về huy động vốn Vietinbank Ninh Bình
giai đoạn năm 2013 - 2015
Chỉ tiêu
Nguồn vốn huy động bình quân

2013
3.482 tỷ

2014
4.288 tỷ đồng

2015
4.935 tỷ


13


đồng
Thị phần nguồn vốn trên địa
bàn

đồng

18.00%

18,70%

20,00%

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Vietinbank Ninh Bình giai đoạn 2013-2015)

2.1.2.2. Hoạt động tín dụng
Nếu như hoạt động huy động vốn là đầu vào thì hoạt động tín dụng là đầu ra
và là khâu quyết định tới hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của các NHTM.
Nhận thức được điều này trong những năm qua Vietinbank Ninh Bình luôn chú
trọng công tác tín dụng với phương châm "An toàn - Hiệu quả - Bền vững".
Bảng 2.3 Dư nợ tín dụng Vietinbank Ninh Bình 2013-2015
Chỉ tiêu
Tổng Dư nợ cho
vay
Theo kỳ hạn

Đơn vị
Tỷ
đồng
Tỷ
đồng


Ngắn hạn
Trung dài hạn
Theo loại tiền

Dư nợ KHDN
Dư nợ KH bán lẻ

4.677

2014
Số
Tỷ trọng
tiền
%
4.865

2015
Số
Tỷ trọng
tiền
%
5.333

2.434
2.243

52,04%
47,96%


3.020
1.845

62,08%
37,92%

3.556
1.777

66,68%
33,32%

3.846
832

82,22%
17,78%

4.054
811

83,33%
16,67%

4.609
724

86,43%
13,57%


4.488
189

95,95%
4,05%

4.476
389

92,01%
7,99%

4.663
670

87,44%
12,56%

Tỷ
đồng

VNĐ
Ngoại tệ quy VNĐ
Theo khách hàng

2013
Số
Tỷ trọng
tiền
%


Tỷ
đồng

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Vietinbank Ninh Bình giai đoạn 2013-2015)

Cơ cấu dư nợ xét theo loại đồng tiền cho vay: dư nợ tín dụng bằng VNĐ
luôn chiếm tỷ trọng lớn trên tổng dư nợ tín dụng do đặc điểm địa bàn ít có các
doanh nghiệp FDI.
Bảng 2.4 Một số chỉ tiêu khác về dư nợ tín dụng Vietinbank Ninh Bình 2013-2015
Chỉ tiêu
Đơn vị
2013
2014
2015
Dư nợ cho vay BQ
Tỷ đồng
4.592
4.973
5.178
Thị phần dư nợ
%
14
15,2
16,3
Bảo lãnh, chiết khấu, L/C
Tỷ đồng
189
237
598

Số lượng KHTV
Khách hàng
852
981
1.346
Nợ quá hạn
Tr.đ
1.247
3.305
1.935
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Vietinbank Ninh Bình giai đoạn 2013-2015)


14

Qua bảng trên cho thấy dự nợ bình quân và thị phần dự nợ của Vietinbank
Ninh Bình trên địa bàn có xu hướng tăng qua các năm, hoạt động thanh toán quốc tế
cũng phát triển tốt, điều này cho thấy sự phát triển về hoạt động tín dụng của
VietinbankNinh Bình cùng với đó là rủi ro tín dụng luôn ở mức rất thấp (tỷ trọng nợ
quá hạn trên tổng dư nợ luôn dưới 0,1%).
2.1.2.3. Các hoạt động khác
Bảng 2.5 Một số chỉ tiêu hoạt động khác Vietinbank Ninh Bình 2013-2015
Chỉ tiêu
Đơn vị
2013
2014
2015
Doanh số TTQT&TTTM
Ngàn USD
15,435

22,051
31,483
Doanh số mua bán ngoại tệ với KH
Ngàn USD
28,103
35,129
42,597
Doanh số kiều hối
Ngàn USD
5,789
6,432
10,655
Doanh thu phí bảo hiểm Bảo ngân
Tr.đ
321
337
3,237
Doanh thu phí bảo hiểm Aviva
Tr.đ
115
133
108
Dịch vụ thẻ
Phát hành thẻ ATM
Thẻ
1,898
13,394
15,014
Phát hành thẻ TDQT
Thẻ

7
393
244
Lắp đặt POS
Thiết bị
1
39
25
Doanh thu phí DV thẻ
Tr.đ
308
4,305
4,935
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Vietinbank Ninh Bình giai đoạn 2013-2015)

Ngoài những nghiệp vụ truyển thống và chủ đạo như huy động vốn và cho
vay Vietinbank Ninh Bình đã từng bước ứng dụng các công nghệ khoa học hiện đại
vào phục vụ cho hoạt động kinh doanh của minh để đáp ưng đòi hỏi của nền kinh tế
thị trường trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế.
Các loại hình dịch vụ chủ yếu như thanh toán quốc tế và tại trợ thương mại
(bảo lãnh, L/c, chiết khấu...), hoạt động mua bán ngoại tệ, bán bảo hiểm, dịch vụ thẻ
... đều tăng trưởng rất tích cực.
− Kết quả kinh doanh từ năm 2013-2015
Trong giai đoạn 2013-2015 trước những diễn biến phức tạp của nền kinh tế
nhưng Vietinbank Ninh Bình luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của
Vietinbank, NHNN trong việc thực hiện kế hoạch kinh doanh của mình. Cùng với
sự tín nhiệm và ủng hộ tích cực từ các khách hàng và đặc biệt là sự quyết tâm, sáng
tạo, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ công nhân viên trong chi nhánh, hoạt động kinh
doanh của Vietinbank 3 năm qua đã đạt được kết quả rất đáng khích lệ sau:
Bảng 2.6 Lợi nhuận của Vietinbank Ninh Bình 2013-2015



15

Chỉ tiêu
Thu phí dịch vụ lũy kế
Lợi nhuận lũy kế
Trong đó:
- Lợi nhuận từ tín
dụng bán lẻ

Đơn vị
Tr.đ
Tr.đ

2013
9.612
72.242

2014
19.602
101.849

2015
15.376
155.704

Tr.đ

5.665


12.686

25.654

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Vietinbank Ninh Bình giai đoạn 2013-2015)

2.1.3. Đặc điểm ảnh hưởng đến phát triển tín dụng bán lẻ tại Vietinbank - Chi
nhánh Ninh Bình
2.1.3.1. Địa bàn hoạt động
2.1.3.2. Những khó khăn trong phát triển tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP
Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Ninh Bình
2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI VIETINBANK
- CHI NHÁNH NINH BÌNH
Tình hình hoạt động tín dụng bán lẻ của Vietinbank Ninh Bình giai đoạn
năm 2013 - 2015:
Bảng 2.7 Kết quả kinh doanh tín dụng bán lẻ của Vietinbank Ninh Bình
2013-2015
Năm 2013
Tổng dư nợ tín dụng bán lẻ (tỷ đồng)
Số lượng khách hàng bán lẻ (khách

189

Năm
2014
389

Năm 2015
670


754
875
1.218
hàng)
Lợi nhuận từ tín dụng bán lẻ (tỷ đồng)
5,66
12,70
25,65
Tỷ lệ nợ xấu tín dụng bán lẻ (%)
Số lượng sản phẩm tín dụng bán lẻ
9
11
14
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh tín dụng bán lẻ Vietinbank Ninh Bình
giai đoạn 2013-2015)
Bảng 2.8 Tình hình tín dụng bán lẻ tại một số ngân hàng trong tỉnh Ninh Bình
Đơn vị: tỷ đồng
Agribank - CN Ninh Bình
BIDV - CN Ninh Bình
Vietinbank CN Ninh Bình
MB - CN Ninh Bình

Năm 2013
2179
276
189
76

Năm 2014

2512
420
389
143

Năm 2015
2960
711
670
230


16

Vietcombank - CN Ninh Bình
143
264
(Nguồn: Báo cáo thường niên NHNN Ninh Bình năm 2013 - 2015)

467

2.2.1. Xây dựng chiến lược và mục tiêu phát triển tín dụng bán lẻ
+ Thực hiện cơ cấu bổ máy tổ chức, thống nhất từ trên xuống dưới: những
năm qua thực hiện theo chỉ đạo của Vietinbank, Vietinbank Ninh Bình đã thực hiện
chuyển đổi cơ cấu tổ chức như sau:
Sơ đồ 2.2 Cơ cấu tổ chức khối bán lẻ tại Vietinbank

Phòng Bán lẻ

Khối bán lẻ tại TSC


Giám đốc
khối bán lẻ

Khối bán lẻ tại Chi Nhánh

Phó Giám đốc quản
lý bán lẻ tại CN

Phòng giao dịch

Các cán bộ Quan
hệ khách hàng CN

+ Xây dựng hệ thống chính sách, quản trị rủi ro nội bộ ngân hàng bảo
đảm cụ thể hóa từng bước mục tiêu của chiến lược phát triển. Thực hiện theo chính
sách chung của Vietinbank , Vietinbank Ninh Bình đã đưa ra các chính sách thực tế
phù hợp với địa bàn theo tiêu chí phát triển đi đôi với an toàn. Một số chính sách
Vietinbank Ninh Bình đã và đang thực hiện đó là:
− Đẩy mạnh cho vay tiêu dùng cá nhân tập trung vào các đối tượng cán bộ
công nhân viên. Đây là những đối tượng có nhu cầu vay tiêu dùng lớn, có nguồn
thu nhập ổn định và tư cách uy tín của khách hàng tốt.


17

− Phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động bán lẻ. Bởi vì, theo
nguyên lý con người là yếu tố quyết định. Để phát triển tín dụng bán lẻ thì phải
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của
đội ngũ cán bộ, nhân viên trong ngân hàng, trong toàn bộ các chi nhánh. Có chính

sách thu hút người giỏi, người có tài, người có năng lực về hoạt động dịch vụ ngân
hàng từ các ngân hàng khác.
− Phát triển các sản phẩm tín dụng bán lẻ đặc thù phù hợp với nhu cầu và
đặc điểm kinh doanh của các cá nhân, hộ gia đình tại các làng nghề truyền thông
trên địa bàn tỉnh.
Ngoài những việc đã thực hiện được, công tác xây dựng mục tiêu và chiến lược
phát triển tín dụng bán lẻ của Vietinbank Ninh Bình vẫn còn những tồn tại và kiếm
khuyến như:
Đặt mục tiêu về quy mô tín dụng bán lẻ nhưng chưa có sự tính toán rõ ràng
các yếu tố bên ngoài. Vietinbank Ninh Bình hàng năm đều có mục tiêu phát triển
tín dụng dựa trên dư nợ tín dụng ví dụ như năm 2016 đặt mục tiêu dự nợ cuối năm
2016 đạt 1.000 tỷ đồng. Đây là một con số cụ thể rõ ràng nhưng chưa phản ánh
được hết các yếu tố và cần phải có các mục tiêu bổ sung như thị phần tín dụng bán
lẻ trên địa bàn, tỷ lệ nợ xấu của tín dụng bán lẻ....
Sự tính toán để đặt ra mục tiêu và chính sách phát triển bán lẻ còn rất hời
hợt chưa rõ ràng và phụ thuộc vào chỉ tiêu của Vietinbank giao xuống chi nhánh.
Chi nhánh chưa chủ động đề ra mục tiêu cũng như có sự tính cụ thể về hiệu quả
của các chính sách đã thực hiện.
2.2.2. Đa dạng hoá tín dụng bán lẻ, với cơ cấu hợp lý, nâng cao hiệu quả hoạt
động kinh doanh và vị thế của ngân hàng trong cạnh tranh.
Đa dạng hóa tín dụng bán lẻ là việc làm rất cần thiết để đáp ứng được nhu cầu
đa dạng của các đối tượng khách hàng. Hiện nay Vietinbank Ninh Bình hiện đang
cung cấp những sản phẩm tín dụng bán lẻ sau:
+ Cho vay nhận quyền sử dụng đất, mua nhà ở và sửa chữa nhà ở
+ Cho vay mua ô tô kinh doanh hoặc tiêu dùng


18

+ Cho vay chứng minh tài chính

+ Cho vay du học nước ngoài
+ Cho vay người Việt Nam làm việc tại nước ngoài
+ Cho vay sản xuất kinh doanh thông thường
+ Cho vay sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ
+ Cho vay cá nhân kinh doanh tại chợ
+ Cho vay cửa hàng cửa hiệu
+ Cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn
+ Cho vay ứng trước tiền bán chứng khoán
+ Cho vay đảm bảo số dư bằng tiền gửi, số tiết kiệm, giấy tờ có giá
+ Bảo lãnh
+ Phát hành thẻ tín dụng
Năm 2015 Vietinbank Ninh Bình đã cung cấp 14 sản phẩm tín dụng bán lẻ,
tăng 3 sản phẩm đối với năm 2014 và tăng 5 sản phẩm đối với năm 2013. Điều này
cho thấy Vietinbank Ninh Bình đang tích cực đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ nhằm
đáp ứng tốt nhất nhu cầu của từng đối tượng khách hàng trên địa bàn.
Xét về các sản phẩm loại hình sản phẩm cho vay, Vietinbank Ninh Bình đã
đáp ứng gần như tất cả các nhu cầu tín dụng bán lẻ trên địa bàn. Điều này giúp cho
Vietinbank Ninh Bình không bỏ sót bất kỳ khách hàng nào. Tuy nhiên đây chủ yếu là
những sản phẩm truyền thống của các ngân hàng, và chưa có sự khác biệt so với các
sản phẩm tín dụng bán lẻ của các NHTM trên địa bàn vì thế mức độ hấp dẫn của các
sản phẩm chưa cao.
Bảng 2.9 Cơ cấu tín dụng bán lẻ Vietinbank Ninh Bình năm 2013 - 2015
2013
Chỉ tiêu
Tổng dư nợ tín dụng
bán lẻ, trong đó:
- Cho vay tiêu dùng
- Cho vay sản xuất kinh
doanh


Dư nợ (tỷ
đồng)
189
30,17
153,15

2014
Tỷ
trọng
%

Dư nợ (tỷ
đồng)

15,96%

389
42,62

81,03%

335,51

2015
Tỷ
trọng
%

Dư nợ (tỷ
đồng)


Tỷ
trọng
%

10.96%

670
120,8

18,03%

86.25%

531,86

79,38%


19

- Cho vay đặc thù

5,68

3,01%

10,87

2.79%


17,34

2,59%

(Nguồn báo cáo kết của hoạt động tín dụng bán lẻ giai đoạn 2013-2015
Vietinbank Ninh Bình)
2.2.3. Nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ tín dụng bán lẻ
- Quan trọng nhất là sự thoả mãn sự hài lòng của khách hàng. Dịch vụ ngân
hàng do ngân hàng cung ứng là để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Nếu như chất
lượng của sản phẩm dịch vụ ngày càng hoàn hảo, có chất lượng cao thì khách hàng sẽ
gắn bó lâu dài và chấp nhận ngân hàng. Không những vậy, những lời khen, sự chấp
nhận, thoả mãn về chất lượng của khách hàng hiện hữu họ sẽ thông tin tới những
người khác có nhu cầu dịch vụ tìm đến ngân hàng để giao dịch. Đây là một chỉ tiêu
định tính có thể xác định bằng cách khảo sát lấy ý kiến phản hồi của khách hàng hoặc
đơn giản hơn có thể đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng bằng qua những chỉ
tiêu định lượng cụ thể như quy mô và tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng bán lẻ và thị
phần trên địa bàn.
Bảng 2.10 Quy mô và tốc độ tăng trưởng tín dụng bán lẻ
Vietinbank Ninh Bình năm 2013 - 2015
Năm 2013
Tổng dư nợ tín dụng bán lẻ (tỷ đồng)
Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng bán lẻ
(%)

189

Năm
2014
389

206%

Năm
2015
670
172%

(Nguồn báo cáo kết của hoạt động tín dụng bán lẻ giai đoạn 2013-2015
Vietinbank Ninh Bình)
2.2.4. Quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ
2.2.5. Quảng bá sản phẩm và phát triển kênh phân phối:
Kênh phân phối là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của tín
dụng bán lẻ, giúp cho các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng thu hút và phục vụ ngày
càng nhiều khách hàng, đáp ứng nhu cầu, duy trì khách hàng cũ, phát triển khách
hàng mới. Có thể đánh giá sự hiệu quả của hoạt động này thông qua tiêu số lượng
khách hàng và hệ thống phân phối.


20

Hiện tại Vietinbank Ninh Bình có 1 chi nhánh tại TP Ninh Bình và 3 phòng
giao dịch, PGD thứ nhất tại Đường Lương Văn Tụy, TP Ninh Bình, PGD thứ 2 tại
Thị trân Yên Ninh - huyện Yên Khánh, PGD thứ 3 tại thị trấn Me - huyện Gia
Viễn. Từ năm 2013 đến hiện tại Vietinbank Ninh Bình chưa mở rộng thêm PGD
nào. Để phát triển thêm kênh phân phối, tăng số lượng địa điểm giao dịch cần phải
có những tính toán kỹ lưỡng giữa chi phí bỏ ra và hiệu quả thu lại được.
Bảng 2.11 Số lượng khách hàng tiền vay Vietinbank Ninh Bình 2013-2015
Chỉ tiêu
Tổng số KH
Số lượng

KHBL

Năm 2013
Tỷ
Số KH
trọng
852
754

88%

Năm 2014
Số KH

Năm 2015
Tỷ

trọng

981
875

Số KH

Tỷ trọng

1,346
89%

1218


91%

2.2.6. Phát triển nguồn nhân lực
2.2.7. Phát triển công nghệ thông tin
2.3. ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG BÁN LẺ
2.3.1. Những kết quả đạt được trong quá trình phát triển tín dụng bán lẻ
− Nâng cao và mở rộng đáng kể hình ảnh, vị thế và thương hiệu Vietinbank
trên địa bàn. Từ một ngân hàng chuyên cho vay đối tượng khách hàng doanh
nghiệp, Vietinbank Ninh Bình đã trở thành ngân hàng kinh doanh hỗn hợp phục vụ
mọi đối tượng khách hàng và nhanh chóng trở thành 1 trong 3 ngân hàng có quy mô
lớn nhất địa bàn.
− Thành công trong việc phát triển, đưa các sản phẩm tín dụng bán lẻ của
Vietinbank đến với khách hàng: So với khoảng 10 năm trước đây, tỷ lệ khách hàng
biết đến và sử dụng sản phẩm tín dụng bán lẻ của Vietinbank Ninh Bình đã tăng gấp
hàng chục lần. Dư nợ tín dụng bán lẻ từ năm 2013 đến năm 2015 đã tăng hơn 3,5
lần từ 189 tỷ lên 670 tỷ đồng.
− Tạo ra lợi thế cạnh tranh cho Vietinbank Ninh Bình trong môi trường cạnh
tranh gay gắt của ngành ngân hàng. Việc phát triển các sản phẩm tín dụng bán lẻ của
Vietinbank với đầy đủ các sản phẩm chủ yếu đã và sẽ giúp Vietinbank Ninh Bình tăng
tính cạnh tranh, mở rộng dư nợ tín dụng bán lẻ, tăng nguồn thu cho ngân hàng.


21

− Quản trị rủi do trong tín dụng bán lẻ tốt thể hiện qua tỷ lệ nợ xấu rất thấp
và hầu như không có.
2.3.2. Hạn chế, nguyên nhân và những nhân tố ảnh hưởng tới phát triển tín
dụng bán lẻ tại Vietinbank - Chi nhánh Ninh Bình
2.3.2.1. Những tồn tại hạn chế

− Sản phẩm dịch vụ ngân hàng nói chung và tín dụng bán lẻ nói riêng còn
nghèo nàn, cơ cấu sản phẩm dịch vụ chưa thực sự hợp lý, chất lượng dịch vụ chưa
đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Danh mục sản phẩm tín dụng
bán lẻ nghèo nàn, đơn điệu, nhiều thị trường tiềm năng trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
chưa được khai thác hết.
− Quy trình thủ tục cho vay khách hàng bán lẻ chưa thực sự gọn nhẹ, nhanh
chóng làm mất thời gian tác nghiệp của cán bộ đồng thời mất thời gian của khách hàng.
− Phát triển tín dụng bán lẻ muộn, mạng lưới chưa rộng khắp các huyện trên
địa bàn tỉnh. Địa điểm giao dịch là nơi giữ chân khách hàng, tạo thuận lợi cho
khách hàng đến giao dịch với ngân hàng tuy nhiên từ năm 2010 trở lại đây số lượng
điểm giao dịch của chi nhánh vẫn giữ nguyên, không thay đổi. Nhiều khu vực đông
dân cư, làng nghê không có điểm giao dịch dẫn đến không phục vụ tốt nhất nhu cầu
của khách hàng và làm mất khách hàng vào ngân hàng khác.
− Công tác marketing chưa được chú trọng đúng mức. Các sản phẩm tín
dụng chưa được phổ biến rộng rãi tới khách hàng. Các poster, tờ rơi, biển quảng cáo
về các sản phẩm tín dụng vẫn còn sơ sài, chưa được đầu tư, còn phụ thuộc rất nhiều
vào những thiết kế của trụ sở chính.
− Số lượng khách hàng còn hạn chế: Mặc dù số lượng khách hàng của
Vietinbank Ninh Bình đã có sự tăng trưởng vượt bậc trong những năm vừa qua
song tỷ lệ khách hàng tính trên tổng dân số của tỉnh Ninh Bình còn rất nhỏ, mới
chiếm khoảng gần 8%, thấp hơn so với mức chung toàn tỉnh và toàn hệ thống ngân
hàng. Số lượng khách hàng sử dụng các sản phẩm tín dụng bán lẻ của Vietinbank
còn hạn chế.


22

− Trình độ cán bộ ngân hàng còn nhiều hạn chế và chưa đáp ứng được yêu
cầu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Số lượng cán bộ cán bộ của chi nhánh
hiện tại tương đối lớn, hớn 100 người tuy nhiên vẫn còn tình trạng cán bộ thì thừa

nhưng những người thực sự đáp ứng được yêu cầu công việc vẫn còn thiếu. Nhiều
cán bộ thuộc thế hệ cũ, hiện này đã gần đến tuổi nghỉ hưu, tiếp cận với công nghệ
hiện đại chậm, trình độ tiếng anh hạn chế, đang được Vietinbank Ninh Bình vận
động về hưu trước tuổi để dành chỗ cho các cán bộ trẻ, được trang bị đầy đủ kiến
thức và có khả năng tiếp thu nhanh với công nghệ mới hiện đại.
2.3.2.2. Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế trong hoạt động tín dụng bán
lẻ tại Vietinbank Ninh Bình
− Nguyên nhân khách quan
Nguyên nhân của sự tồn tại trên không chỉ xuất phát từ nội lực của Chi
nhánh Ninh Bình mà còn những nguyên nhân khách quan tác động đến đó là:
+ Thị phần bị cạnh tranh ngày càng gay gắt: Hoạt động ngân hàng trên địa
bàn chịu sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, trên địa bàn hiện đã có trên 12 tổ chức tín
dụng hoạt động.
+ Do yếu tố lịch sử: Trong quá trình hình thành và phát triển, Vietinbank
Ninh Bình được biết đến như một thương hiệu mạnh trong lĩnh vực bán buôn, tín
dụng đầu tư xây dựng cơ bản và tài trợ dự án. Trong lĩnh vực tín dụng bán lẻ
Vietinbank Ninh Bình chưa có thương hiệu và mới thực sự quan tâm từ những năm
gần đây.
+ Tình hình biến động kinh tế những năm qua còn nhiều khó khăn, lạm phát
tăng cao, thị trường vàng, bất động sản diễn biến phức tạp ảnh hưởng tới toàn bộ
nền kinh tế trong đó có hoạt động của ngân hàng. Đặc biệt, tội phạm trong lĩnh vực
tài chính ngân hàng có nguy cơ tăng mạnh, cả về số vụ lẫn tính phức tạp đặc biệt là
Vụ án Huỳnh Thị Huyền Như chiếm đoạt hơn 4.911 tỷ Việt Nam đồng xảy ra tại
VietinBank là vụ án lớn nhất trong lịch sử ngành Ngân hàng Việt Nam, đã ảnh
hưởng rất lớn tới uy tín và thương hiệu của Vietinbank.


23

+ Quan niệm và thói quen của người dân: Đa số người dân còn chưa có

thói quen sử dụng các sản phẩm tín dụng bán lẻ của Vietinbank Ninh Bình, đặc
biệt đối với phần lớn khách hàng ở vùng sâu vùng hoặc chú trọng đến
Agribank, Ngân hàng chính sách xã hội hoặc bị thu hút bởi những chương trình
khuyến mãi của các ngân hàng thương mại cổ phần như MB, Techcombank,
SHB …mới xuất hiện trên địa bàn.
− Nguyên nhân chủ quan
+ Bên cạnh những nguyên nhân khách quan trên, những hạn chế trong việc
phát triển tín dụng bán lẻ tại VietinbankNinh Bình còn xuất phát từ những nguyên
nhân chủ quan sau:
+ Vietinbank Ninh Bình chưa vạch ra cho mình chiến lược phát triển trong
dài hạn mà mới chỉ có định hướng chiến lược phát triển trong một tương lai gần
khoảng 3-5 năm.
+ Hoạt động quảng bá hình ảnh sản phẩm tín dụng bán lẻ, hình ảnh
Vietinbank chưa rõ nét, chưa có chiến lược PR tổng thể, chưa tận dụng được hết các
kênh quảng bá hình ảnh, chưa tạo được hình ảnh trong tâm trí khách hàng.
+ Mạng lưới PGD ít, mới chỉ có ở địa bàn thành phố Ninh Bình và một số thị
trấn, chưa có sự mở rộng và lan tỏa đến các địa phương xa thành thị: Vietinbank
Ninh Bình mới có 03 PGD, PGD Ninh Thành đặt tại TP Ninh Bình, PGD Gia Viễn
đặt tại thị trấn Me, PGD Yên Khánh đặt tại thị trấn Yên Ninh.
+ Sản phẩm tín dụng bán lẻ của VietinbankNinh Bình chưa đa dạng, chưa
tạo sự khác biệt, chưa thể hiện được sự sáng tạo đột phá để thu hút và hấp dẫn đối
với khách hàng.
+ Nhận thức về sự cần thiết phát triển tín dụng bán lẻ chưa được quán triệt
đầy đủ từ trong nội bộ Vietinbank.
+ Việc nâng cao chất lượng giao dịch phục vụ khách hàng và không gian
giao dịch tại một số điểm giao dịch vẫn chưa thực sự được coi trọng.
+ Đội ngũ cán bộ chưa thực sự chuyên nghiệp để đáp ứng yêu cầu của ngân
hàng bán lẻ hiện đại ngày nay.



24

+ Chính sách khách hàng và công tác chăm sóc khách hàng chưa thực sự
được quan tâm.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2


25

CHƯƠNG 3.
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI VIETINBANK
CHI NHÁNH NINH BÌNH
3.1. NHỮNG CƠ HỘI, THÁCH THỨC VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
TÍN DỤNG BÁN LẺ CỦA VIETINBANK - CHI NHÁNH NINH BÌNH
Để thực hiện nâng cao năng lực cạnh tranh của NHTM, đảm bảo chủ động
hội nhập kinh tế quốc tế, hiện nay các NHTM đang rất chú trọng tới phát triển dịch
dịch vụ NHBL nói chung và tín dụng bán lẻ nói riêng trên nền tảng công nghệ tiên
tiến hướng tới khách hàng mục tiêu với sản phẩm đa dạng, hoạt động phân phối
rộng khắp.
Với một đất nước có trên 90 triệu dân và mức thu nhập ngày càng tăng, song
tỉ lệ người dân sử dụng sản phẩm ngân hàng vẫn còn hạn chế, sự tăng trưởng thu
nhập bình quân đầu người và của các loại hình doanh nghiệp đã tạo ra thị trường
đầy tiềm năng của các NHTM, đặc biệt là thị trường tín dụng bán lẻ.
Trong thời gian tới, mảnh đất tín dụng bán lẻ "màu mỡ" này vừa là cơ hội
vừa tiềm ẩn những thách thức cho các NHTM.
3.1.1. Cơ hội
Vietinbank nói chung và Vietinbank Ninh Bình nói riêng đang có rất nhiều
những cơ hội trong việc phát triển tín dụng bán lẻ như sau:
− Thị trường tín dụng bán lẻ đang ở trạng thái khởi động và còn rất nhiều tiềm
năng với quy mô dân số lớn, riêng đối với địa bàn tỉnh Ninh Bình dân số hiện đang

khoảng gần 1 triệu người.
− Khoa học kĩ thuật, công nghệ tin học phát triển nhanh chóng
− Môi trường kinh tế xã hội có nhiều thay đổi theo hướng thuận lợi
− Khách hàng ngày càng quan tâm hơn đến sử dụng DVNH
− Vietinbank Ninh Bình là một trong những ngân hàng lâu đời tại tỉnh Ninh
Bình, có vị thế thương hiệu mạnh, đặc điểm này đã tạo điều kiện thuận lợi trong
phát triển tín dụng bán lẻ của Vietinbank Ninh Bình.


×