Tải bản đầy đủ (.doc) (151 trang)

“BỘ BA NHỎ” của a SÊKHÔP và ĐỊNH HƯỚNG TIẾP NHẬN “NGƯỜI TRONG BAO” TRONG TRƯỜNG PHỔ THÔNG VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (622.28 KB, 151 trang )

B GIO DC V O TO
TRNG I HC S PHM H NI
----&----

PHM TH LIấN

Bộ BA NHỏ CủA A.SÊKHÔP Và ĐịNH HƯớNG TIếP NHậN

NGƯờI TRONG BAO TRONG TRƯờNG PHổ THÔNG VIệT NAM
Chuyờn ngnh: Vn hc Nga - Vn hc nc ngoi
Mó s: 60.22.02.45

LUN VN THC S KHOA HC NG VN

Ngi hng dn khoa hc: PGS.TS HI PHONG

H NI - 2014


LỜI CẢM ƠN
Em xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn PGS.TS Đỗ Hải Phong là
người hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình nghiên
cứu và hoàn thiện luận văn.
Em xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo trong tổ bộ môn và các thầy
cô trong khoa Ngữ văn, các cán bộ quản lí đào tạo của trường Đại học sư
phạm Hà Nội đã nhiệt tình giảng dạy và tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá
trình học tập, nghiên cứu.
Xin cảm ơn Ban giám hiệu và các bạn đồng nghiệp tại trường THPT
Quang Bình - Hà Giang đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành nhiệm vụ công
tác, học tập và nghiên cứu.
Xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới những người thân trong gia đình,


bạn bè và đồng nghiệp, những người đã luôn khích lệ và động viên tôi
hoàn thành luận văn này.
Mặc dù đã rất cố gắng, song những thiếu sót trong luận văn là điều
không thể tránh khỏi, em rất mong được sự góp ý của các thầy cô giáo, các
bạn bè đồng nghiệp và những người cùng quan tâm tới vấn đề nghiên cứu
trong luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả

Phạm Thị Liên


MỤC LỤC


Antôn Paplôvich Sêkhôp (1860 - 1904)


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Nhà văn Antôn Paplôvich Sêkhôp đã từng tâm sự: “Anh hãy viết truyện
ngắn về một chàng trai trẻ, con một người bán hàng tạp hóa nguồn gốc nông
nô, từng hát trong ban nhạc nhà thờ, từng là học sinh trung học, sinh viên,
được giáo dục theo tinh thần phục tùng công chức, từng hôn tay cha đạo,
phụng thờ tư tưởng không phải của mình, cúc cung tận tụy vì miếng bánh,
chân trần đi học, đánh nhau, hành hạ súc vật, ăn nhờ ở đậu những người thân
giàu có, đạo đức giả lẫn cả Chúa và con người chỉ vì ý thức mình hèn kém.
Anh hãy viết, chàng trai đó vắt từng giọt nô lệ ra khỏi mình như thế nào để
tỉnh dậy vào một buổi sáng đẹp trời cảm thấy chảy trong huyết quản của mình
không phải là dòng máu nô lệ nữa mà là dòng máu chân chính của con người”

[48, 133]. Câu chuyện trên là lời thú nhận chân thành của nhà văn về cuộc đời
chính mình.
Những trang văn của Sêkhôp không chỉ luôn đồng hành cùng nhân dân
Nga mà còn sẻ chia với những con người nhỏ bé trên thế giới. Ông sống thế
nào thì viết thế đấy, không hoa mỹ, không ồn ào, giả dối. Tác phẩm của nhà
văn luôn chứa đựng sự chân thật. Mỗi trang viết của ông đều bộc lộ mong
muốn của người cầm bút là làm thức dậy trong tâm trí người đọc khao khát
đổi thay, khát vọng về một thế giới đẹp đẽ, công bằng, cao thượng.
Trong sự nghiệp của mình, Sêkhôp dường như đã tìm thấy vẻ đẹp ẩn
chứa ngay trong chính cuộc đấu tranh không ngừng nghỉ giữa cái cao thượng
và cái thấp hèn, giữa cái chết, tình yêu và sự sống trong tâm hồn mỗi con
người. Sêkhôp tiếp bước những nhà văn lớn, chân chính dũng cảm đi theo con
đường khám phá sự thật, vươn tới cái đẹp gập ghềnh đầy chông gai.

1


Bằng những cách tân nghệ thuật, Sêkhôp đã tham gia vào mặt trận
không có tiếng súng mà đầy cam go, chiến đấu từng giây từng phút với những
mầm bệnh của xã hội nước Nga cuối thế kỷ XIX mà ông coi là “thời buổi ốm
đau”. Ông lên tiếng xóa bỏ những điều ngang trái, đánh bật tận gốc rễ những
thành trì ngăn cản con người làm việc tốt, sống tốt, để hướng tới lý tưởng về
con người hoàn thiện, cao cả, xứng đáng với danh hiệu CON NGƯỜI.
Sêkhôp bước vào làng văn như “đi dạo” (từ dùng của N.Mikhailôpxki).
“Ông Sêkhôp (…) dạo chơi bên cuộc đời và khi đi dạo ông túm lấy khi thì cái
này khi thì cái kia”, bất kỳ cái gì lọt vào mắt, ông đều mô tả “bằng máu lạnh như
nhau”… Như những mạch ngầm trong từng tác phẩm, Sêkhôp cứ điềm nhiên và
cần mẫn khám phá thế giới riêng của mình. Nhà văn lão thành Đ.V. Grigôrôvich
đã hân hoan chào đón tài năng của Sêkhôp qua “khả năng phân tích nội tâm rất
sâu, tài tả cảnh điêu luyện (…), khả năng tạo hình…” [17, 1]. Và chân tình

khuyên Sêkhôp “phải biết quý trọng tài năng” hiếm hoi của mình. Từ đó,
Sêkhôp coi Grigôrôvích là “người thức tỉnh” giúp mình nghiêm chỉnh tiếp tục sự
nghiệp văn chương.
L.Tônxtôi gọi Sêkhôp là “một nghệ sĩ vô song”, “nghệ sĩ của cuộc sống”.
Với đóng góp lớn về cách tân nghệ thuật “Sêkhôp là con chim linh điểu của buổi
tịch dương trên đồng cỏ dại nước Nga xưa, Sêkhôp là cánh diều sáo vĩ đại, trên
đôi cánh âm vang tiếng nói của hiện thực và nhịp thơ của lãng mạn. Sêkhôp là
bậc thầy của tiếng Nga, tên tuổi ông sáng chói trên lâu đài của Chủ nghĩa nhân
đạo” [57, 240].
Quan điểm tư tưởng trong các sáng tác của Sêkhôp không phức tạp đến
mức gây nhiều tranh cãi, nhưng giá trị thực sự của những sáng tác ấy luôn là
kho tàng ẩn chứa điều bí mật đối với người đọc. Hơn một thế kỷ qua đi, đã có
biết bao công trình nghiên cứu về Sêkhôp và tác phẩm của ông ở nhiều cách
nhìn, góc độ khác nhau. Đến nay, biết bao độc giả, bao nhà phê bình vẫn say
mê với thế giới nghệ thuật của ông.

2


Vấn đề nghệ thuật và những cách tân thể loại trong sáng tác của
Sêkhôp không phải là vấn đề mới được đặt ra trong quá trình nghiên cứu về
Sêkhôp. Từ thiên hướng đưa mọi sự vật, hiện tượng trở về đúng với hiện
trạng, bản thể của nó, tác phẩm của Sêkhôp trở thành đối tượng nghiên cứu
của nhiều nhà phê bình, nhiều độc giả. Tuy nhiên, khó có thể khẳng định rằng
chúng ta đã hiểu hết được những cách tân trong thế giới nghệ thuật của
Sêkhôp với nguồn sáng tạo vô bờ bến. Thế giới mà chúng ta đang sống phong
phú, sinh động bao nhiêu thì tài năng sáng tạo của Sêkhôp hấp dẫn bấy nhiêu.
Với đề tài “Bộ ba nhỏ” của A.Sêkhôp và định hướng tiếp nhận
“Người trong bao” trong trường phổ thông Việt Nam, luận văn của chúng
tôi trở lại với vấn đề nghệ thuật, những cách tân thể loại trong phạm vi ba tác

phẩm: “Người trong bao”, “Khóm phúc bồn tử”, “Một chuyện tình yêu” của
Sêkhôp với mong muốn tiếp tục khám phá và tìm hiểu thêm tài năng sáng tạo
của người nghệ sĩ bậc thầy.
Hơn nữa, tác phẩm “Người trong bao” của Sêkhôp đã được đưa vào
giảng dạy trong trường phổ thông Việt Nam càng chứng tỏ vai trò của tác
phẩm đối với việc giáo dục nhân cách cho thế hệ trẻ. Tuy tác phẩm đã nhận
được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, nhà phương pháp, của giáo viên
giảng dạy nhưng chưa được coi trọng đúng mức. Do nhiều nguyên nhân
khách quan và chủ quan, thực trạng dạy văn học nước ngoài nói chung và dạy
tác phẩm “Người trong bao” nói riêng chỉ dựa vào đoạn trích, thiếu tính hệ
thống, những mục tiêu trong sách giáo khoa, không hoặc ít tính đến sự hỗ trợ
quan trọng của các yếu tố khác. Điều đó dẫn đến những cách hiểu chưa đúng
và chưa thể tạo ra một giờ học tác phẩm văn chương đích thực.
Từ thực trạng và những kinh nghiệm dạy học Ngữ văn của bản thân,
chúng tôi tìm một hướng tiếp cận đúng và đầy đủ nhất về tác phẩm “Người
trong bao” khi đặt trong hệ thống chỉnh thể ba tác phẩm được Sêkhôp sáng tác
năm 1898. Bên cạnh đó, truyện ngắn “Người trong bao” cùng “Khóm phúc

3


bồn tử” và “Một chuyện tình yêu” có chung chủ đề là cuộc sống “trong bao”
và có chung những nhân vật, người kể chuyện, có chung âm hưởng bi hài hòa
trộn với nhau rất thú vị. Những sáng tạo, cách tân về thể loại, thế giới nghệ
thuật trong “bộ ba nhỏ” sẽ được soi chiếu một cách rõ nét, trở thành nền
móng để chúng tôi khám phá giá trị tư tưởng, tìm hiểu sâu hơn các tri thức
văn hóa xung quanh tác giả và tác phẩm “Người trong bao”.
2. Lịch sử vấn đề
Với vị trí là “đại biểu cuối cùng của chủ nghĩa hiện thực phê phán Nga”
[9, 349], là “một trong những nhà văn cổ điển được đọc nhiều nhất trong thế

kỷ XX” [37, 15]. Sêkhôp đã ghi dấu ấn thành công trong các sáng tác của
mình trên mọi phương diện nghệ thuật. Hơn một thế kỷ đã đi qua, biết bao thế
hệ những nhà nghiên cứu, phê bình, độc giả đã khai thác, tìm hiểu về Sêkhôp
nhưng có lẽ vẫn chưa thể khẳng định rằng đã khám phá triệt để những bí ẩn
nghệ thuật ẩn chứa trong sáng tác của nhà văn.
Nhìn nhận lại những nghiên cứu về nghệ thuật, cách tân trong thể
loại truyện ngắn của Sêkhôp cũng như việc giảng dạy tác phẩm của ông
trong trường phổ thông là một điều cần thiết, để một lần nữa chúng tôi trở
lại vấn đề này. Tuy nhiên, do chưa đủ điều kiện để khảo sát những công
trình nghiên cứu bằng tiếng nước ngoài, chúng tôi chỉ mạnh dạn ghi nhận
những tài liệu nghiên cứu trong nước và những tư liệu dịch. Đó là nguồn
tham khảo quý báu để chúng tôi thực hiện đề tài của mình.
Trên cơ sở khảo sát và hệ thống lại một số vấn đề cơ bản về truyện ngắn
Sêkhôp đã được các công trình đề cập tới, chúng tôi tập trung vào vấn đề trung
tâm của luận văn: cách tân thể loại, nghệ thuật miêu tả trong “bộ ba nhỏ” và vấn
đề định hướng tiếp nhận tác phẩm “Người trong bao” trong trường phổ thông
Việt Nam.
Trước hết cần quan tâm đến những ý kiến đánh giá về tác phẩm Sêkhôp
của giới nghiên cứu, phê bình văn học ở Nga và các nước phương Tây.

4


Đầu tiên, cần phải kể đến nhà văn lão thành Đ.V.Grigôrôvích là người
đã phát hiện ra tài năng của Sêkhôp, đã hoan nghênh, chào đón một thiên tài
nghệ thuật lớn. Ông ngưỡng mộ “khả năng phân tích nội tâm rất sâu, tài tả
cảnh điêu luyện (…), khả năng tạo hình của Sêkhôp” [17, 1].
Mặc dù ở thời kỳ đầu, là cây bút mới bước vào làng văn nhưng Sêkhôp
được hầu như tất cả các nhà văn nổi tiếng đương thời đánh giá cao và quý mến.
Tônxtôi đã nhìn thấy những cống hiến lớn lao của Sêkhôp cho văn học Nga. Ông

đã “rất yêu Sêkhôp”, rất thích và đọc đi đọc lại truyện ngắn Sêkhôp nhiều lần.
Theo Tônxtôi “Sêkhôp đã tạo ra một hình thái văn chương mới, hoàn toàn mới
cho tất cả thế giới, những hình thái văn chương tôi chưa từng thấy đâu cả” [17, 1].
Ông đã đánh giá đúng vai trò và vị trí của Sêkhôp trong sự phát triển của văn học
nói chung và của thể loại truyện ngắn nói riêng. Điều làm nên giá trị trong tác
phẩm của Sêkhôp chính là sự gần gũi, dễ hiểu. Cũng chính vì thế mà truyện ngắn
Sêkhôp đã nhanh chóng vượt ra biên giới nước Nga để đến với bạn đọc khắp nơi
trên thế giới.
Trên cái nhìn tổng quát về những tác phẩm của Sêkhôp, nhà văn
M.Gorki - “con chim báo bão của thời đại” - người từng say mê Sêkhôp từ khi
còn là cậu bé Alêchxây Pescov đã đi từ lòng dũng cảm, yêu thương con
người, đến cuộc đấu tranh bền bỉ với cái phàm tục, từ tính “tuệ giác” đến
không gian bao trùm truyện ngắn đã đưa ra kết luận: “Thật là sự khoái hoạt
khi tác giả tưởng nhớ đến một con người như thế lập tức ta sẽ vững tâm và
cuộc sống trở nên có hướng nhất định” [14, 279]. Bởi M.Gorki đã tìm ra sức
mạnh ẩn chứa dưới ngòi bút của Sêkhôp: “Sự tầm thường ti tiện là kẻ thù của
anh. Suốt đời anh, anh đã đấu tranh với nó, anh đã chế giễu nó, bắt nó hiện
nguyên hình, nghiêm khắc qua ngòi bút của anh, suốt đời anh, anh biết moi
móc ra vết mốc meo, hôi hám của nó ở ngay chỗ mới nhìn tưởng như mọi vật
đều sắp đặt khéo léo và có vẻ choáng lộn nữa” [14, 279].

5


Ghi nhận công lao của Sêkhôp trong việc mở rộng quan niệm về truyện
ngắn và mở đường cho truyện ngắn một hướng đi mới, hai nhà văn Liên Xô
I.Olesa và I.Trifonov tuy cách nhau vài thập kỷ nhưng dường như cả hai cùng
đánh giá rất cao những truyện “thiếu đi một cốt truyện rắc rối đến vỡ đầu”
[40, 128].
Nhà văn Đức Thomas Mann nhận ra tài năng và tấm lòng của Sêkhôp

còn thể hiện qua “sự ngắn gọn tráng lệ” và “âm hưởng sử thi quyến rũ” [40,
120] trong thể loại truyện ngắn. Thomas Mann thú nhận rằng Sêkhôp đã làm
ông thay đổi hẳn quan niệm của mình về truyện ngắn: “Bởi vậy tôi khinh
thường cái thể tài văn học này, không hiểu được rằng cái nhỏ bé ngắn gọn đó
cũng có sức chứa nội tại lớn lao, cũng có thể bao quát được toàn bộ đời sống,
có thể đạt tới kích thước anh hùng ca và có được tác dụng nghệ thuật chẳng
khác gì các sáng tác đồ sộ khác… Một trong những người giúp tôi hiểu chính
là Sêkhôp” [40, 85].
Không chỉ dừng lại ở mức độ khâm phục “sự ngắn gọn, vẻ giản dị và
thanh tú của truyện ngắn Sêkhôp” [40, 171], Iuri Bondarev còn phát hiện ra
ý nghĩa hiện đại, sự dồn nén nghệ thuật và chiều sâu mới mẻ của những
trang văn luôn chứa đựng sự tinh túy đến kỳ lạ của Sêkhôp. Cũng bởi sự kỳ
lạ đó mà O`Connor - nhà văn Ailen - lại nhấn mạnh đến tính chất “không
thể bắt chước nổi” [40, 111] trong truyện ngắn Sêkhôp. Theo ông, Sêkhôp
chắc chắn đã nắm được những bí mật rất có giá trị trong kỹ năng sáng tác.
Và điều đó đã mang lại linh hồn cho mỗi truyện ngắn của Sêkhôp. Nhưng
cũng nhìn nhận khách quan rằng, để đánh giá một thiên tài văn chương
không chỉ dừng lại ở kỹ thuật viết mà cần phải hội tụ tư chất nghệ sĩ và tấm
lòng của người cầm bút.
Nhà thơ Xô Viết lỗi lạc Maiacovxki đánh giá rất cao “ngữ pháp
chính xác”, đặc biệt là ngôn ngữ bậc thầy của A.Sêkhôp: “Những hình thức

6


mới mẻ của một sắc thái tư tưởng, cái quan điểm đúng về những vấn đề
chân chính của nghệ thuật cho ta cái quyền nhắc đến Sêkhôp như một bậc
thầy về tiếng nói… một bậc thầy về ngữ pháp nhiều sinh lực và giòn tươi”
[57, 256]. Cũng đứng trên quan điểm đó, đại văn hào L.Tônxtôi đã bày tỏ
sự khâm phục đối với ngữ pháp biến ảo, chất thơ kỳ diệu, chất họa gợi cảm

trong văn Sêkhôp: “Ngữ pháp của Sêkhôp thật là dị thường… tôi cũng khó
gọi ra được cho rõ, nhưng mà cái ngữ pháp ấy đã thấm vào ngài bằng
những hình ảnh tuyệt diệu của nó… Sêkhôp, đó là Puskin trong văn xuôi”
[57, 257].
Từ việc khảo sát các công trình nghiên cứu ở Nga và các nước phương
Tây có thể thấy: Việc A.P. Sêkhôp được tôn vinh là nhà cách tân nền văn học cổ
điển thế kỷ XIX, người mở đường tinh anh cho văn học nghệ thuật thế kỷ XX là
điều không cần bàn cãi. Bởi vậy, việc tìm hiểu chặng đường Sêkhôp đã và đang
có trong đời sống văn học Việt Nam sẽ phần nào hiểu được vì sao bạn đọc yêu
mến tác phẩm, các nhà văn lớn của chúng ta ngưỡng mộ và chịu ảnh hưởng
không nhỏ của Sêkhôp.
So với thế giới, những sáng tác của Sêkhôp vào Việt Nam có phần
muộn hơn. Tuy nhiên, đánh giá quá trình tiếp nhận Sêkhôp ở Việt Nam như
một quy luật tất yếu của quá trình hiện đại hóa văn học các dân tộc ở thế kỷ
XX. Nhìn lại công trình nghiên cứu của ta có thể thấy những đóng góp
đáng ghi nhận trong việc khám phá sức mạnh bí ẩn trong sáng tác của
Sêkhôp, cái sức mạnh đã cuốn hút người Việt Nam hơn nửa thế kỷ qua.
Điều đó đã lý giải vị trí của Sêkhôp trong lòng độc giả chúng ta. Bởi vậy,
Nguyễn Tuân đã từng nhận định: “Sêkhôp như một nhà tiên tri, biết mình
và biết đến nhiều độc giả nửa thế kỷ về sau ở Việt Nam này sẽ thưởng thức
mình nữa” [56].
Nhà nghiên cứu về Sêkhôp Nguyễn Hiến Lê đánh giá Sêkhôp là “nhà
văn tiên phong” của dân tộc Nga. Phan Hồng Giang nhận định “đối với tôi, sự

7


nghiệp Sêkhôp là một khu vườn vô tận” và “Đọc Sêkhôp đi vào thế giới của
ông là để thấy hết đến kinh sợ, rùng mình, cái thế giới buồn tẻ, bạc ác, xấu xa.
Đọc Sêkhôp, đi vào thế giới của ông, là để cùng ông đánh bật tận gốc rễ tất cả

những gì ngăn cản con người làm việc tốt, sống tốt, là để vươn tới một con
người hoàn thiện, cao cả, xứng đáng với danh hiệu Con người. Có lẽ đó là
khát vọng của cả một đời Sêkhôp, cái khát vọng đã biến những dòng chữ của
ông trở thành bất tử” [12].
Nhận định tài năng Sêkhôp trên phương diện cái nhìn của nhà văn bác sĩ nhiều nhà phê bình đã khẳng định “tài chẩn bệnh”, “bắt mạch” của
ông trước những “con bệnh” của xã hội, thời đại. Nhà nghiên cứu Lê Huy
Bắc cho rằng: “Với tư cách là một nghệ sĩ, bác sĩ, Sêkhôp đã thực sự tạo
nên phong cách độc đáo của riêng mình. Là nhà văn hiện thực, con mắt
nghề nghiệp (bác sĩ) đã giúp ông bắt mạch lần tìm và mổ xẻ đúng căn bệnh
trầm kha của thời đại. Là nghệ sĩ trác tuyệt, tâm hồn ông vươn tới tận miền
thẳm sâu, đầy bí ẩn trong vô thức trong bản thể con người” [5, 108]. Nhận
định trên cho ta thấy mối quan hệ đặc biệt giữa khoa học và nghệ thuật làm
nên thành công trong sự nghiệp sáng tác cũng như trong khả năng nhìn
nhận đánh giá cuộc sống của Sêkhôp.
Trong cuốn “Văn học Nga trong Nhà trường”, nhà nghiên cứu Hà Thị
Hòa đã khẳng định Sêkhôp là bậc thầy truyện ngắn với những đột phá lớn
“những cách tân táo bạo có sức mạnh chiếm lĩnh thẩm mỹ đời sống rất hiệu
quả không kém gì các thể loại tự sự cỡ lớn khác” [21, 48]. Đồng quan điểm
đó, Mai Thúc Luân khẳng định: “Càng đọc truyện của Sêkhôp, những dòng
văn như những viên ngọc đó càng ngời lên một ánh hào quang mới mà những
lần đọc trước đó ta không thấy” [34, 23]. Điều làm nên sự bất tử trong truyện
ngắn Sêkhôp là việc nhà văn đi theo con đường khám phá sự thật, vượt qua
gập ghềnh chông gai để vươn tới cái đẹp. Đỗ Khánh Hoan khẳng định:

8


“Sêkhôp dùng cái lạnh lùng của mình để lập nên lý thuyết văn chương, một
thứ văn của biên bản không một lời than vãn” [34, 24].
Với bài viết “Những tín hiệu của mạch ngầm văn bản”, nhà nghiên cứu

Đỗ Hải Phong đã định hướng cho người đọc “cảm nhận được “mạch ngầm
tâm trạng” ẩn hiện sau những con chữ kết nối những chi tiết tưởng như ngẫu
nhiên, tình cờ trong tác phẩm” của Sêkhôp và quan trọng hơn “với những tín
hiệu ẩn khuất như vậy tạo nên một hiệu quả gián cách động: người đọc có lúc
nhập vào vị thế của nhân vật để cảm nhận chi tiết, có lúc lại phải lùi xa để suy
ngẫm và cảm nhận tổng thể” [47, 11]. Có lẽ, sức hấp dẫn của truyện ngắn
Sêkhôp, sức bất tử của nhân vật trong truyện ngắn Sêkhôp được tạo nên bởi
chính tài năng của nhà văn trong việc tạo dựng những mạch ngầm như vậy.
Vương Trí Nhàn trong khi phân tích làm nổi rõ những tiêu chuẩn nghệ
thuật bào trùm các tác phẩm của Sêkhôp đã khẳng định: “Sêkhôp có được cái
nghệ thuật là ở chỗ nào cũng phát hiện ra và nêu bật được sự dung tục, một
nghệ thuật mà chỉ người nào có một khát vọng thiết tha muốn thấy được con
người giản dị, đẹp đẽ, hài hòa mới có thể hun đúc được” [38, 19]. Trong bài
viết “Bản dịch truyện ngắn (Sêkhôp) và một giai đoạn giới thiệu văn học nước
ngoài ở Việt Nam”, Vương Trí Nhàn tiếp tục khẳng định: “Sự sâu sắc ở ông
thường được giấu kín trong cái vẻ gần như tầm thường, chính vì vậy, khi phát
hiện ra, chúng lại có sự hấp dẫn riêng. Có thể hình dung Sêkhôp như đi cùng
đường với chúng ta, nhìn thấy mọi thứ như chúng ta, nhưng bao giờ cũng đi
xa hơn một đoạn” [37]. Tác giả thấy được sự lạc quan, yêu cuộc đời của
Sêkhôp, “thế giới dở dang vậy, nhưng theo cách trình bày của tác giả, dù đã
trở thành chán ngấy, nó vẫn đẹp biết bao”.
Cả cuộc đời sáng tạo nghệ thuật, Sêkhôp mong muốn dùng văn chương
thức tỉnh mọi người đang từng ngày từng giờ sống thoi thóp giữa cuộc sống

9


đơn điệu và tẻ nhạt. Đánh giá về điều này, nhà nghiên cứu Phan Hồng Giang
cho rằng: “Sêkhôp không cường điệu, không tô vẽ, không tỏ ra ướt át, lâm li.
Đằng sau giọng mô tả bình thản của ông về những cuộc đời cơ cực vất vưởng,

lê lết, người ta nghe rõ tiếng đập bồi hồi, đau đớn của trái tim ông, trái tim
chứa đựng niềm đồng cảm sâu xa với nỗi thống khổ của con người” [13, 18].
Thống nhất với quan điểm ấy, Nguyễn Tuân cũng đã khẳng định: “Tác phẩm
của Sêkhôp còn có bao nhiêu cái khía cạnh của ước mơ lành mạnh, có những
nhịp thơ, nhạc, nó phác trước tiên cái viễn cảnh rất gần của một cuộc sống
tiến bộ”. Từ mối thiện cảm đầy ấn tượng về Sêkhôp, trong các công trình
nghiên cứu của mình, Nguyễn Tuân cũng đã góp phần đáng kể trong việc
định hướng tiếp cận tác phẩm của nhà văn này.
Nhìn chung, những đánh giá của các nhà phê bình đã hướng tới sự
khẳng định cách tân trong nghệ thuật, thể loại truyện ngắn Sêkhôp khi đặt
trong dòng văn học hiện thực cuối thế kỷ XIX nói riêng và văn học Nga nói
chung. Dù cho tài năng thực sự của Sêkhôp được khẳng định ở các góc độ
nhìn nhận khác nhau nhưng đều được tìm thấy ở giá trị hiện thực, chất nhân
bản cao cả trong nội dung, phát hiện mới về nhận thức, sự tinh tế và điêu
luyện của người cầm bút.
Mỗi người một khám phá riêng, các nhà nghiên cứu đã giúp người đọc
đến gần hơn với thế giới nghệ thuật của Sêkhôp. Đồng thời, những nhận định
trên là cơ sở để chúng tôi đi vào tìm hiểu một cách sâu sắc và toàn diện hơn
về những cách tân trong “bộ ba nhỏ” nói chung và định hướng tiếp nhận tác
phẩm “Người trong bao” nói riêng.
Ngoài ra, hệ thống lại những báo cáo, khóa luận, luận văn đã nghiên
cứu về thể loại truyện ngắn của Sêkhôp, chúng tôi nhận thấy: Các công trình
đã đi sâu tìm hiểu những cách tân trong truyện ngắn Sêkhôp ở các góc độ
khác nhau. Tuy nhiên, việc đề cập đến “bộ ba nhỏ” trong hệ thống chỉnh thể

10


về chủ đề tư tưởng, cách tân nghệ thuật của A.Sêkhôp thì chưa nhiều, hoặc
nếu có chỉ là đánh giá mang tính khái quát, chưa lý giải, chứng minh và nêu

rõ hiệu quả nghệ thuật. Việc dạy học tác phẩm “Người trong bao” và định
hướng tiếp nhận tác phẩm trong nhà trường chưa được nghiên cứu thống nhất
với chỉnh thể bộ ba tác phẩm của Sêkhôp.
Dựa trên những tài liệu nghiên cứu về Sêkhôp, về cách tân trong truyện
ngắn Sêkhôp, chúng tôi mạnh dạn triển khai đề tài của mình mong đóng góp
thêm vào lộ trình khám phá bí ẩn nghệ thuật mà Sêkhôp đã xây dựng hơn một
trăm năm trước vẫn hấp dẫn đến ngày nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu “Bộ ba nhỏ” của A. Sêkhôp và định hướng tiếp nhận
“Người trong bao” trong trường phổ thông Việt Nam” chúng tôi mong
muốn sẽ góp phần xác định đặc trưng truyện ngắn Sêkhôp, góp phần
truyền bá sáng tác của ông tới đông đảo bạn đọc yêu thích văn học Nga.
Mặt khác, chúng tôi hy vọng sẽ góp phần giúp giáo viên, học sinh phổ
thông tiếp cận tác phẩm của Sêkhôp sâu sắc và toàn diện qua định
hướng tiếp nhận tác phẩm “Người trong bao” một cách hiệu quả nhất,
kích thích tinh thần tự học, hứng thú trong mỗi học sinh khi học tác
phẩm này.
Để đạt được mục đích trên, chúng tôi đề ra cho mình những nhiệm vụ cụ
thể sau:
- Xác định những cách tân thể loại trong “bộ ba nhỏ” của A.Sêkhôp.
- Làm sáng tỏ nghệ thuật miêu tả trong “bộ ba nhỏ” của A.Sêkhôp.
- Định hướng tiếp nhận tác phẩm “Người trong bao” trong trường phổ
thông Việt Nam.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đề tài “Bộ ba nhỏ của A.Sêkhôp và định hướng tiếp nhận “Người trong

11


bao” trong trường phổ thông Việt Nam” đi vào tìm hiểu những đặc trưng

truyện ngắn của Sêkhôp trong “bộ ba nhỏ” và hướng tiếp nhận tác phẩm
“Người trong bao” trong chương trình Ngữ văn 11.
Luận văn tập trung vào ba tác phẩm: “Người trong bao”, “Khóm phúc
bồn tử”, “Một chuyện tình yêu” được dịch ra tiếng Việt in trong các tập
truyện đã được xuất bản sau:
- Vương Trí Nhàn (1999), Antôn Sêkhôp – Tuyển tập tác phẩm, Nxb
Văn học, Hà Nội.
- Phan Hồng Giang (Tuyển chọn và dịch) (2008), Truyện ngắn A.
Sêkhôp, Nxb Lao động, Hà Nội.
Ngoài ra chúng tôi còn tìm hiểu thực trạng của việc dạy - học tác
phẩm “Người trong bao” ở nhà trường phổ thông thông qua việc khảo sát
sách giáo khoa Ngữ văn 11 (tập 2), sách giáo viên Ngữ văn 11 (tập 2), các
tài liệu tham khảo về tác phẩm “Người trong bao”, giáo án của giáo viên,
bài soạn và vở ghi của học sinh cùng phiếu điều tra giáo viên, học sinh
thông qua các câu hỏi; từ đó đi đến việc phân tích các dữ liệu khảo sát để
đề xuất một số biện pháp dạy học truyện ngắn “Người trong bao” trong
trường phổ thông ở Việt Nam.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi chủ yếu áp dụng phương pháp
tiếp cận hệ thống và tiếp cận thi pháp học.
Để triển khai giải quyết vấn đề chúng tôi sử dụng các phương pháp
nghiên cứu cụ thể như: khảo sát, phân tích, so sánh, đối chiếu.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài Phần mở đầu và Kết luận, luận văn gồm ba chương:
Chương 1: Những cách tân thể loại thể hiện trong “bộ ba nhỏ” của A.
Sêkhôp

12



Chương 2: Nghệ thuật miêu tả trong “bộ ba nhỏ” của A. Sêkhôp
Chương 3: Định hướng tiếp nhận tác phẩm “Người trong bao” trong
trường phổ thông Việt Nam.

13


Chương 1
NHỮNG CÁCH TÂN THỂ LOẠI THỂ HIỆN
TRONG “BỘ BA NHỎ” CỦA A.SÊKHÔP
Văn chương luôn đồng nghĩa với sự sáng tạo, sự thành công hay không
trong sự nghiệp mỗi nhà văn tỉ lệ thuận với sự sáng tạo ấy. Mỗi nhà văn muốn
thành công, muốn khẳng định tên tuổi của mình trên con đường sự nghiệp thì
tất yếu phải không ngừng phát hiện, tìm tòi cho mình một con đường riêng,
lối viết độc đáo, không lẫn với ai và “không ai bắt chước được” (M.Gorki).
Nhà viết truyện ngắn bậc thầy trên thế giới A.P.Sêkhôp là một bằng chứng
mẫu mực, hùng hồn cho sự sáng tạo trong văn chương.
Sêkhôp lớn lên từ nền văn học cổ điển Nga và chịu ảnh hưởng sâu sắc
của các nhà văn hiện thực đi trước. Một mặt, kế thừa truyền thống tốt đẹp của
văn học hiện thực Nga, mặt khác ông đã có những cách tân, tìm tòi, sáng tạo
không ngừng. Nhà văn đã cho ra đời những tác phẩm thuộc thể loại truyện
ngắn hết sức đặc sắc. Sự xuất hiện của truyện ngắn Sêkhôp đã làm thay đổi
quan niệm về truyện ngắn, nâng truyện ngắn từ “thể loại hèn mọn” lên ngang
tầm với tiểu thuyết, trường ca và thơ, dành cho mình một chỗ đứng quan
trọng trên văn đàn Nga và thế giới. Những cách tân thể loại trong truyện ngắn
của Sêkhôp thể hiện rõ trên các bình diện: xây dựng cốt truyện, nhân vật trung
tâm và người kể chuyện trong tác phẩm…
1.1. Cốt truyện
Cốt truyện không phải là yếu tố tất yếu cho mọi tác phẩm văn học, mà chỉ
tồn tại trong những tác phẩm thuộc loại tự sự (tiểu thuyết, truyện vừa, truyện

ngắn, truyện thơ…), kí và các tác phẩm kịch. Trong thể loại kí, một số tác phẩm
không có yêu cầu xây dựng cốt truyện chặt chẽ. Còn ở thể loại tác phẩm trữ tình
không có yếu tố cốt truyện vì tác phẩm trữ tình chủ yếu thể hiện trực tiếp tâm

14


trạng, ý nghĩ, cảm xúc… của tác giả, nó không đòi hỏi nhà văn phải xây dựng
những sự kiện, biến cố, hành động thành một hệ thống liên tục làm cơ sở cho sự
triển khai tính cách.
Cốt truyện là “hệ thống sự kiện cụ thể, được tổ chức theo yêu cầu tư
tưởng và nghệ thuật nhất định, tạo thành một bộ phận cơ bản, quan trọng
nhất trong hình thức động của tác phẩm văn học thuộc các loại tự sự và
kịch” [19, 99].
Nói đến những cách tân truyện ngắn Sêkhôp trước hết phải lưu ý đến
bình diện cốt truyện.
1.1.1. Khuynh hướng “thủ tiêu cốt truyện”
Đối tượng hướng tới trong các tác phẩm của Sêkhôp là những con
người bình thường với tất cả những điều quẩn quanh, vặt vãnh. Những sự
kiện, biến cố được nhà văn đưa vào tác phẩm tưởng chừng là bước ngoặt
lớn có thể thay đổi cuộc đời nhân vật nhưng cuối cùng vẫn là cuộc sống ấy,
con người ấy. Chính vì vậy mà nhiều nhà nghiên cứu cho rằng ông có
khuynh hướng “thủ tiêu cốt truyện”.
Cốt truyện ông hoàn toàn xa lạ với loại cốt truyện hư cấu cầu kì, hoa mĩ,
màu sắc sặc sỡ mà nó hết sức gần gũi, giản đơn, dễ hiểu. Sêkhôp chủ trương
“cốt truyện càng đơn giản càng tốt”. Các sự kiện chính đẩy ra xa trung tâm như
những chi tiết nhất thời, còn cái bình thường trong cuộc sống hàng ngày lặp đi
lặp lại, cái vốn đang tồn tại quen thuộc với tất cả mọi người trở thành nội dung
cơ bản. Sự dịch chuyển trọng tâm điểm nhìn của nhà văn từ hệ thống biến cố
và sự kiện đầy những vận động bên ngoài sang chiều sâu nội tâm và cảm xúc

đã khiến cho cốt truyện, sự kiện và hành động có những thay đổi lớn. Nhà văn
không dùng giọng điệu gay gắt và màu sắc đậm để gây ấn tượng ngay cả ở
những truyện có biến cố, gay cấn lớn. Ông cũng không chú trọng vào xung đột
bề mặt trong truyện mà dụng công xây dựng xung đột chìm bằng cách tăng ý

15


nghĩa tượng trưng của từng chi tiết, tạo “dòng chảy ngầm”, “mạch ngầm văn
bản”, chất trữ tình của văn tự sự. “Truyện của ông thường như một lát cắt
không đầu không cuối của bản thể. Mở đầu thường dẫn người đọc nhập thẳng
vào khung cảnh của câu chuyện, tâm trạng của nhân vật, kết thúc thường gây
cảm giác “chưa có chuyện gì xảy ra cả” tất cả vẫn như đang ở một sự đợi chờ
khắc khoải cái tương lai còn chưa đến” [48, 134].
Sự độc đáo và cũng là tài năng sáng tạo trong phần nhiều truyện ngắn
của ông chính là cốt truyện rất đơn giản nhưng sức chứa tinh thần mà ông
đem lại cho người đọc là rất lớn. Có thể ví các truyện ngắn của ông như
những “lát cắt tươi rói” trong cuộc sống hoặc nói một cách khác, ông đã đưa
những “mảng sống” ngoài xã hội vào trong truyện của mình, tiêu biểu “Anh
béo, anh gầy”, “Con kì nhông”, “Người trong bao”, “Khóm phúc bồn tử”,
“Một chuyện tình yêu”… Ở những “lát cắt” này, Sêkhôp đã cho độc giả thấy
tất cả sự khủng khiếp của cuộc sống tù đọng, quẩn quanh, bế tắc của những
con người bị tấm lưới tư hữu giằng buộc, níu kéo đến thảm hại. Một mặt,
cuộc sống tầm thường đã làm cho nhiều người phải bực bội, khó chịu, mặt
khác có những kẻ không thể nhận ra sự thảm hại của cuộc sống thực tại, thậm
chí người ta còn coi thường, khinh rẻ những cái gì là chân chính, vĩ đại ở
ngay bên cạnh mình để chạy theo những cái hào nhoáng trống rỗng ở một thế
giới hoàn toàn xa lạ.
Trong lối sống của xã hội đương thời ấy, tất cả cứ lẫn lộn với nhau, cái
vĩ đại lẫn với cái bé nhỏ, cái sâu sắc lẫn với cái tầm thường, cái bi thảm lẫn

với cái hài hước. Ông chỉ muốn thức tỉnh người đọc nhận ra sự tầm thường
trong cuộc sống hằng ngày, cuộc sống của đám đông những con người trung
bình, những con người đang lún sâu trong đầm lầy của cuộc sống tẻ nhạt.
Điều đó được thể hiện rất thành công trong “bộ ba nhỏ” của A.Sêkhôp gồm
“Người trong bao”, “Khóm phúc bồn tử”, “Một chuyện tình yêu”. Ba thiên

16


truyện xuất sắc này nói về những ước vọng, lý tưởng tầm thường của những
con người bình thường tiêu biểu cho sự đổi mới về nghệ thuật xây dựng cốt
truyện của nhà văn.
Người đọc đôi khi rơi vào trạng thái mong đợi một sự đổi thay lớn
lao của nhân vật nhưng đó lại là những “sự kiện giả”, “biến cố giả”. Những
tưởng rằng mối tình nảy nở với Varenca sẽ lột được cái “bao” vô hình đang
bao phủ cuộc đời Bêlicốp nhưng ngược lại điều đó, “quyết định lấy vợ tác
động lên hắn một cách bệnh hoạn đến mức hắn gầy gò hẳn đi, mặt mày
nhợt nhạt, và hình như lại càng thu mình sâu hơn vào trong bao của hắn”
[51, 277]. Hay người đọc tìm thấy niềm hy vọng nhen nhóm thay đổi cuộc
sống tù đọng của Aliôkhin khi trong anh nảy nở mối tình với người đàn bà
xinh đẹp Anna Alêchxâyepna trong tác phẩm “Một chuyện tình yêu”.
Nhưng cuối cùng biến cố ấy đã không thể giúp nhân vật thay đổi, anh vẫn
“sống mòn mỏi ở đây, giữa một trang ấp mênh mông, sống buồn bã, tẻ
nhạt, không nghiên cứu khoa học hay làm một việc gì để cuộc đời anh ta
bớt chán chường hơn” [52, 487].
Khuynh hướng “thủ tiêu cốt truyện” mà Sêkhôp đưa vào trong các
thiên truyện của mình đã tạo cho độc giả niềm say mê, yêu thích. Nó khiến
cho tác phẩm của ông có được chỗ đứng danh dự trong tấm lòng của các thế
hệ bạn đọc.
1.1.2. Cốt truyện “cuộc sống trong bao”

Xã hội nước Nga cuối thế kỷ XIX hàng triệu con người đang tự trói
buộc số phận, tự ru ngủ mình trong “thuyết việc nhỏ”, những con người
đang hàng ngày, hàng giờ chạy theo lối sống tầm thường, vô nghĩa lý với
tâm lý sợ hãi. Họ sống với thiên hướng muốn đẩy lùi hiện tại để quay về
với quá khứ lạc hậu, tự đóng băng cuộc sống trong không gian “cái bao”
chật hẹp, thiếu sự sống. Tất cả những câu chuyện ấy được kể dưới sự hồi

17


tưởng của chính nhân vật trong truyện hay được kể bởi những người kể
chuyện đã được chứng kiến cho nên nó hoàn toàn có thật.
Ở “Người trong bao”, Burkin kể về thầy giáo trung học dạy tiếng Hy
Lạp có tên là Bêlicốp. Một con người tiêu biểu cho “cái thứ người bản tính
vốn ưa sống đơn độc như con ốc, con sên lúc nào cũng thu mình vào trong cái
vỏ” [52, 267]. Từ cuộc sống sinh hoạt hằng ngày đến suy nghĩ, Bêlicốp luôn
giấu trong cái “bao” và y luôn tự trói buộc mình trong cái vòng luẩn quẩn bế
tắc bởi chính cái bao do y tạo nên. Cuộc sống xung quanh này đối với y chứa
đầy những điều xấu xa, tội lỗi thế nhưng hắn không biết rằng bản thân hắn đã
trở thành một kẻ “dị biệt” gây biết bao phiền toái cho những người xung
quanh. “Dưới ảnh hưởng của những kẻ như Bêlicốp trong vòng mươi, mười
lăm năm trở lại đây dân chúng trong thành phố đâm ra sợ tất cả, sợ nói to, sợ
gửi thư, sợ làm quen…” [52, 270]. Cuộc đời Bêlicốp cứ thế trôi đi qua ngày
này sang ngày khác cho đến khi hắn ngoài bốn mươi mà vẫn chưa lấy vợ. Mọi
người đều nhận thấy rằng hắn cần có một mái ấm gia đình nên đã giới thiệu
Varenca cho hắn. Thế nhưng y lại cân nhắc, tính toán về nghĩa vụ, phận sự
tương lai, sợ “nhỡ lại xảy ra chuyện gì”. Điều đó khiến hắn càng chui sâu hơn
vào “cái bao” của mình. Chỉ vì một bức tranh châm biếm mà hắn ốm liệt
giường. Một tháng sau Bêlicốp chết, đến lúc này khi nằm trong quan tài người
ta mới thấy được sự thanh thản trên gương mặt hắn. Có lẽ, mục đích của đời

hắn chính là được ngủ yên trong chiếc quan tài và chôn sâu dưới nấm mồ.
“Khóm phúc bồn tử” là câu chuyện của bác sĩ thú y Ivan Ivanứts kể cho
hai người bạn của mình nghe về cuộc đời và những ước vọng của em trai
mình là Nicôlai Ivanứts. Nicôlai vốn là một viên chức xoàng ở sở thuế vụ,
công việc của anh ta ở sở thuế chẳng có gì là hấp dẫn (theo suy nghĩ của anh
ta), chỉ là hằng ngày làm đi làm lại những công việc nhàm chán, viết đi viết
lại mấy thứ giấy tờ và gặp những con người nhàm chán. Đối với Nicôlai tậu

18


được một trang trại riêng mới là lẽ sống của đời hắn và nhất thiết ở đấy thế
nào cũng phải trồng được một khóm phúc bồn tử. Nicôlai nhịn ăn, nhịn mặc,
dành dụm từng xu từng đồng lương. Đến năm bốn mươi tuổi, hắn lấy một bà
góa già không vì tình yêu mà vì bà ta có một món tiền riêng kha khá. Cuộc
sống dè xẻn, hà tiện khiến bà vợ bị ốm mà chết đột ngột. Sau khi vợ chết hắn
dùng số tiền dành dụm được mua lại một trang ấp, thực hiện ước mơ của đời
hắn mặc dù trang ấp này không được như ý muốn, thế nhưng hắn vẫn cảm
thấy hết sức hài lòng. Từ đó, hắn sống một cuộc sống an nhàn, nhấm nháp cái
thú làm ông chủ một trang trại, anh ta phát phì ra, các đường nét trên mặt đều
chảy xệ xuống. Trong trang trại của hắn, người đầu bếp cũng chậm chạp,
nặng nề, cả con chó giữ nhà cũng béo tròn như con lợn. Ivan Ivanứts đến
thăm em và được mời ăn những trái phúc bồn tử vừa hái trong vườn nhà.
Nicôlai thích chí cười rồi im lặng nhìn vào đĩa phúc bồn tử ứa nước mắt ra
không nói được gì vì xúc động. Hắn đưa lên miệng một quả và nhai vội vàng,
ngấu nghiến, miệng xuýt xoa: “Chà, ngon thật! Anh thử ăn mà xem!”. Câu
chuyện tiếp tục đưa người đọc vào những dòng suy nghĩ tiếp theo của Sêkhôp
qua lời tự bạch của bác sĩ thú y Ivan Ivanứts: “… Sự yên lặng, yên tĩnh, êm
thấm chung quanh làm lòng tôi nặng trĩu, tôi sợ hãi không dám nhìn lên
những khung cửa sổ, bởi vì đối với tôi không có cảnh nào kinh khủng hơn là

cảnh gia đình êm ấm ngồi quây quần bên bàn và uống nước chè” [52, 466].
Như vậy, không gian truyện có một sự dịch chuyển rất hợp lí, tự nhiên từ
thành phố đến nông thôn theo diễn biến cuộc đời nhân vật Nicôlai. Sự đổi
thay trong quãng đời của nhân vật gắn với sự đổi thay của không gian sống,
không gian sinh hoạt mà cơ sở nảy sinh thành quả đó là những mơ ước tầm
thường của một con người tầm thường.
Đến “Một chuyện tình yêu”, Sêkhôp mang lại cho người đọc cảm giác
đó là sự nối tiếp của “Khóm phúc bồn tử”. Nhân vật kể chuyện là Aliôkhin,

19


khi tiếp tục kể câu chuyện tình yêu của cô Pêlaghêa xinh đẹp phải lòng anh
chàng đầu bếp Nhikanor “bị thịt”. Sau khi rút ra kết luận tình yêu là “một điều
bí ẩn khôn lường” thì Aliôkhin quay trở lại với câu chuyện tình yêu của chính
mình. Aliôkhin sinh ra trong một gia đình tương đối khá giả, từ nhỏ đã không
phải làm gì, lớn lên học đại học với thiên hướng trở thành anh viên chức bàn
giấy ở trên thành phố. Mọi việc đang diễn ra hết sức êm đẹp thì trang ấp của
gia đình Aliôkhin rơi vào cảnh nợ nần quá nhiều. Anh quyết định rời bỏ trang
ấp và sẽ làm việc chừng nào trả hết món nợ. Thời gian này Aliôkhin làm mọi
công việc vất vả để có thể khôi phục lại cơ ngơi của gia đình. Vào những năm
đầu Aliôkhin được bầu vào Hội đồng thẩm phán quận, anh thường xuyên ra
ngoài thành phố. Ở thành phố, anh vô tình làm quen với Luganôvits, bạn thân
của ông chánh án tòa án quận. Một lần, Luganôvits mời anh về nhà ăn trưa.
Trong bữa ăn ấy, Aliôkhin đã gặp Anna vợ của Luganôvits. Sự trẻ trung, xinh
đẹp, phúc hậu, thông minh, có học thức, đáng yêu đã hút hồn Aliôkhin. Từ đó,
Aliôkhin thường xuyên có mặt ở nhà Luganôvits như một vị khách quý của
gia đình. Cả hai âm thầm dành tình yêu cho nhau qua ánh mắt, qua sự quan
tâm. Nhưng cả hai luôn băn khoăn, day dứt, luôn bị rào cản của cuộc sống êm
đềm ngăn trở, khiến họ không dám phá bỏ để đến với nhau. Cả hai đã phải

chịu đựng sự im lặng kéo dài trong nhiều năm cho đến khi gia đình Anna đi
đến thành phố khác vì Luganôvits chồng nàng chuyển công tác, còn Anna đi
nghỉ ở Crưm để chữa căn bệnh thần kinh suy nhược. Trong giờ phút chia tay,
họ đã thổ lộ tất cả những điều sâu kín trong lòng. Nhưng rồi mọi thứ lại trở về
với vị trí cũ của nó, Anna rời xa mãi mãi, Aliôkhin lại trở về trang ấp của
mình với cuộc sống như trước đây, sống một cuộc sống tẻ nhạt và không
nghiên cứu khoa học.
Nghiên cứu về nghệ thuật xây dựng cốt truyện trong “bộ ba nhỏ” chúng
tôi thấy, câu chuyện được kể ra từ sự tạo dựng bối cảnh nền trước và sau nó.

20


Sêkhôp xây dựng bối cảnh ấy nhằm mục đích nhấn mạnh tính hiện thực và
yếu tố trữ tình của câu chuyện đang kể. Nếu ta bóc tách cốt truyện được kể ra
khỏi phần ấy thì sức hấp dẫn của câu chuyện sẽ mất đi. Nếu đem gộp ba
truyện này với nhau sẽ có một chùm câu chuyện gắn kết, bổ sung cho nhau.
Cũng bởi Sêkhôp đã tạo ra một cốt truyện mới, một cốt truyện lớn hơn cốt
truyện sẵn có. Đó là cốt truyện về cuộc sống bất tận đang bày ra trước mắt
chúng ta. Đó là những con người đang tự đẩy mình đến với một cuộc sống tù
đọng, quẩn quanh, bế tắc không muốn vượt thoát, không có ý thức đấu tranh
như Bêlicốp, Aliôkhin và Anna; là những ví dụ điển hình cho vô vàn những
con người mang ước vọng tầm thường, nhỏ bé như Nicôlai. Những câu
chuyện kể ra khiến cho độc giả nhận thấy cuộc sống ấy đâu phải ở chân trời
xa lạ nào mà nó rất đỗi quen thuộc, bình thường đang diễn ra hằng ngày. Song
cái tài của Sêkhôp lại ở chính những cái bình thường ấy. Thoạt tiên người đọc
tưởng không có gì nhưng nó lại ẩn chứa sức hấp dẫn, lực hút kì lạ buộc độc
giả phải trăn trở, tự suy ngẫm, phát hiện ra mạch ngầm thông điệp tư tưởng
mà nhà văn gửi gắm qua tác phẩm.
Trong văn học truyền thống thể loại truyện ngắn đều là tác phẩm sự

kiện - cốt truyện. Trong các truyện loại này, cốt truyện đóng vai trò quan
trọng, kết cấu truyện được xây dựng theo môtip có mở, thân và kết. Khuynh
hướng “thủ tiêu cốt truyện” là một cuộc “cách mạng” mà Sêkhôp thực hiện
vẫn còn có ý nghĩa cho đến tận ngày hôm nay. Tuy không bỏ qua cốt truyện
nhưng ông đã tạo ra những câu chuyện có trong đời thực của chúng ta, đó là
sự tàn nhẫn, vô nghĩa lý, bất thường, chứa đầy hiểm họa và sẵn sàng kéo con
người xuống vũng bùn của tội lỗi bất cứ lúc nào. Chính vì vậy, Sêkhôp được
xem như là người “sản sinh” ra truyện ngắn hiện đại với sức ảnh hưởng rất
mạnh và lan tỏa khắp nơi. Các nhà văn lớn trên thế giới ở thế kỷ XX cũng
như nhiều nhà văn nổi tiếng đương thời ảnh hưởng kiểu cốt truyện Sêkhôp.

21


×