Tải bản đầy đủ (.doc) (104 trang)

NGHIÊN cứu ẢNH HƯỞNG của mùa vụ, kỹ THUẬT CANH tác tới SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT của GIỐNG cà rốt TI 103 và THÀNH PHẦN LOÀI ĐỘNG vật đất (MESO FAUNA) ở xã đức CHÍNH, HUYỆN cẩm GIÀNG, TỈNH hải DƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.78 MB, 104 trang )

B GIO DC V O TO
TRNG I HC S PHM H NI
----&----

NGUYấN VN THANH

NGHIÊN CứU ảNH HƯởNG CủA MùA Vụ, Kỹ THUậT CANH TáC
TớI SINH TRƯởNG, NĂNG SUấT CủA GIốNG Cà RốT TI -103
Và THàNH PHầN LOàI ĐộNG VậT ĐấT (MESO FAUNA)
ở Xã ĐứC CHíNH, HUYệN CẩM GIàNG, TỉNH HảI DƯƠNG
Chuyờn ngnh: Sinh thỏi hc
Mó s: 60.42.01.20

LUN VN THC S KHOA HC SINH HC

Ngi hng dn khoa hc: TS. NGUYN TH HNG LIấN


HÀ NỘI - 2014

2


LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất đến TS. Nguyễn Thị
Hồng Liên và TS. Hoàng Ngọc Khắc – thầy, cô đã nhiệt tình, tận tâm hướng dẫn,
giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn.
Em xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của các thầy cô giáo khoa Sinh học –
Trường Đại học sư phạm Hà Nội, đặc biệt là các thầy cô giáo trong tổ bộ môn Thực
vật. Em xin cảm ơn phòng sau Đại học – Trường Đại học sư phạm Hà Nội đã tạo
điều kiện thuận lợi cho em trong suốt thời gian học tập.


Xin chân thành cảm ơn sự ủng hộ, giúp đỡ của nhà trường, các thầy cô giáo
Trường THPH Đồng Gia, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương. Xin cảm ơn các bạn
bè đồng nghiệp đã chia sẻ kinh nghiệm nghiên cứu khoa học, hỗ trợ tôi tìm kiếm tài
liệu liên quan đến đề tài.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình và những người thân
đã luôn khích lệ, động viên tôi trong suốt thời gian qua.
Hà Nội, tháng 10 năm 2014
Học viên

Nguyễn Văn Thành

i


MỤC LỤC
Bảng 2.1. Dân số và biến động dân số..........................................................33
Bảng 2.2. Lao động và biến động lao động...................................................33
2.4. Nhận xét chung điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội huyện Cẩm Giàng36
2.5.1. Các công thức luân canh chính của huyện Cẩm giàng........................38
Bảng 2.3. Các công thức luân canh năm 2013..............................................39
2.5.2. Hiệu quả kinh tế của các công thức luân canh chính trong ở huyện
Cẩm Giàng.......................................................................................................40
Bảng 2.4. Hiệu quả của một số công thức luân canh chính tại huyện Cẩm
Giàng...............................................................................................................42
Bảng 3.2. Điều kiện thời tiết - khí hậu huyện Cẩm Giàng............................50
từ tháng 9/2013- 5/2014...............................................................................50
Phụ lục 1. Nhiệt độ trong thời gian nghiên cứu...............................................2
(Từ tháng 9/2013- 5/2014)..............................................................................2
(Từ tháng 9/2013- 5/2014)..............................................................................3
(Từ tháng 9/2013- 5/2014)..............................................................................4

(Từ tháng 9/2013- 5/2014)..............................................................................5
Phụ lục 5. Điều kiện thời tiết - khí hậu huyện Cẩm Giàng ............................6
trung bình 5 năm (2008- 2012)........................................................................6
PHỤ LỤC

ii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa của từ viết tắt

CT

Công thức

ĐVT

Đơn vị tính

L1, L2, L3, L4, L5

Lần 1, lần 2,...,lần 5

NSLT

Năng suất lý thuyết

NSTT


Năng suất thực thu

NXB

Nhà xuất bản

TB

Trung bình

TT

Thứ tự

iii


DANH MỤC BẢNG
b. Nhu cầu về nước..........................................................................................20
c. Yêu cầu về ánh sáng....................................................................................21
d. Yêu cầu về đất.............................................................................................22
Bảng 2.1. Dân số và biến động dân số..........................................................33
Bảng 2.2. Lao động và biến động lao động...................................................33
2.4. Nhận xét chung điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội huyện Cẩm Giàng36
2.5.1. Các công thức luân canh chính của huyện Cẩm giàng........................38
Bảng 2.3. Các công thức luân canh năm 2013..............................................39
2.5.2. Hiệu quả kinh tế của các công thức luân canh chính trong ở huyện
Cẩm Giàng.......................................................................................................40
Bảng 2.4. Hiệu quả của một số công thức luân canh chính tại huyện Cẩm

Giàng...............................................................................................................42
Bảng 3.2. Điều kiện thời tiết - khí hậu huyện Cẩm Giàng............................50
từ tháng 9/2013- 5/2014...............................................................................50
Phụ lục 1. Nhiệt độ trong thời gian nghiên cứu...............................................2
(Từ tháng 9/2013- 5/2014)..............................................................................2
(Từ tháng 9/2013- 5/2014)..............................................................................3
(Từ tháng 9/2013- 5/2014)..............................................................................4
(Từ tháng 9/2013- 5/2014)..............................................................................5
Phụ lục 5. Điều kiện thời tiết - khí hậu huyện Cẩm Giàng ............................6
trung bình 5 năm (2008- 2012)........................................................................6

iv


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Bảng 2.1. Dân số và biến động dân số..........................................................33
Bảng 2.2. Lao động và biến động lao động...................................................33
2.4. Nhận xét chung điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội huyện Cẩm Giàng36
2.5.1. Các công thức luân canh chính của huyện Cẩm giàng........................38
Bảng 2.3. Các công thức luân canh năm 2013..............................................39
2.5.2. Hiệu quả kinh tế của các công thức luân canh chính trong ở huyện
Cẩm Giàng.......................................................................................................40
Bảng 2.4. Hiệu quả của một số công thức luân canh chính tại huyện Cẩm
Giàng...............................................................................................................42
Bảng 3.2. Điều kiện thời tiết - khí hậu huyện Cẩm Giàng............................50
từ tháng 9/2013- 5/2014...............................................................................50
Phụ lục 1. Nhiệt độ trong thời gian nghiên cứu...............................................2
(Từ tháng 9/2013- 5/2014)..............................................................................2
(Từ tháng 9/2013- 5/2014)..............................................................................3
(Từ tháng 9/2013- 5/2014)..............................................................................4

(Từ tháng 9/2013- 5/2014)..............................................................................5
Phụ lục 5. Điều kiện thời tiết - khí hậu huyện Cẩm Giàng ............................6
trung bình 5 năm (2008- 2012)........................................................................6

v


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Rau, củ, quả rất cần thiết cho nhu cầu hàng ngày của con người. Chúng
cung cấp năng lượng, muối khoáng, vitamin, chất xơ cho con người, ngoài ra
còn cho hiệu quả kinh tế cao.
Cây cà rốt (Daucus carota sub. ativus) thuộc họ Hoa tán (Apiaceae) có
nguồn gốc từ khu vực Bắc Phi, Tây Nam Á và châu Âu, nhưng hiện nay được
gieo trồng rộng khắp thế giới, chủ yếu là khu vực ôn đới [20].
Củ cà rốt là một trong những loại rau trồng rộng rãi nhất và lâu đời
nhất trên thế giới. Người La mã gọi Cà rốt là nữ hoàng của các loại rau. Củ
cà rốt được dùng vào nhiều mục đích như: ăn sống (làm nộm, trộn dầu
giấm…), xào, nấu canh, hầm thịt, muối dưa hoặc ép lấy dịch, phối hợp với
các loai rau quả khác làm nước giải khát…. Cà rốt là một trong những loại
rau quý nhất được các thầy thuốc trên thế giới đánh giá cao về giá trị dinh
dưỡng và chữa bệnh đối với con người. Trong củ cà rốt có nước, đường,
protein, nhiều vitamin C, D, E và các vitamin nhóm B; ngoài ra, nó còn chứa
nhiều chất caroten; mặt khác trong củ cà rốt còn có nhiều loại muối khoáng
cần thiết cho con người như: kalium, cancium, sắt…. Các công trình nghiên
cứu cho thấy, cà rốt có tác dụng tốt cho hệ tiêu hóa, giảm nguy cơ ung thư
ruột già, giảm nguy cơ suy tim, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường (S.
Suzuki, S. Kamura)…. [33]. Với những giá trị đó, cây cà rốt đã và đang
được trồng phổ biến trên thế giới.
Ở Việt nam, do đặc điểm khí hậu nên cây cà rốt được trồng chủ yếu ở

các tỉnh đồng bằng Bắc bộ ở vụ đông xuân và Đà lạt. Trong quá trình sinh
trưởng và phát triển, cây cà rốt chịu nhiều tác động của điều kiện ngoại cảnh
như ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm và điều kiện đất đai…. Trong điều kiện khí hậu
miền Bắc nước ta cà rốt được trồng từ tháng 8 năm trước đến tháng 2 năm

1


sau, vì thời vụ này có thời tiết thuận lợi cho cây sinh trưởng, phát triển, ít sâu
bệnh hại, năng suất và chất lượng củ cao nhất.
Xã Đức Chính, Cẩm Giàng, Hải Dương có diện tích tự nhiên là 735 ha.
Trong đó đất nông nghiệp là 436 ha (chiếm 59,3% tổng diện tích đất tự nhiên
toàn xã). Diện tích đất nông nghiệp chủ yếu dành cho cây hàng năm, đa phần là
lúa, cà rốt và chỉ dành một phần nhỏ các cây trồng hàng năm khác (ngô, rau mùi,
thì là, đậu tương...). Đất ngoài đê (diện tích khoảng 335ha), có thể trồng hai vụ
cà rốt, hoặc trồng xen cà rốt- ngô, cà rốt- dưa hấu...; đất trong đê chủ yếu
trồng hai vụ lúa, còn trồng cà rốt cho năng suất thấp. Nhằm nâng cao năng
suất và thu nhập người dân đã bổ sung đất phù sa lên trên ruộng trong đê để
canh tác. Ở Đức Chính hiện nay, việc phát triển trồng cà rốt có ý nghĩa đặc
biệt quan trọng, giúp luân canh, tăng vụ từ đó làm tăng thu nhập cho người
nông dân. Ở Cẩm Giàng có nhiều giống được sử dụng như giống cà rốt Nhật
VL444, giống PS 3496 (Mỹ), giống 555 (Thái Lan) …, tuy nhiên hiện nay
người dân tại xã Đức Chính bắt đầu trồng thử nghiệm chủ yếu là giống Ti-103
của hãng TAKII SEED (Nhật Bản). Giống cà rốt Ti- 103 cho củ đẹp, vỏ nhẵn,
ít mắt, ít phân nhánh, năng suất thực thu trong vụ đông sớm đạt 35-40 tấn/ha,
chính vụ đạt 45-50 tấn/ha, chất lượng củ tốt, thích hợp thị hiêu tiêu dùng
trong nước và chế biến xuất khẩu. Xuất phát từ lí do đó chúng tôi tiến hành
trồng thử nghiệm giống cà rốt Ti- 103 trên đất trong đê (được bổ sung 20cm
đất phù sa từ ngoài đê trên bề mặt) và đất phù sa ngoài đê ở hai thời vụ trồng
khác nhau để tìm ra điều kiện khí hậu và chất đất thích hợp cho trồng cà rốt.

Từ những lí do nêu trên chúng tôi nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu ảnh
hưởng của mùa vụ, kĩ thuật canh tác tới sinh trưởng, năng suất của giống
Cà rốt Ti-103 và thành phần loài động vật đất (meso fauna) ở xã Đức
Chính, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương”.

2


2. Mục đích nghiên cứu
- Xác định sự sinh trưởng của giống cà rốt Ti-103 ở các điều kiện khí
hậu, đất đai để lựa chọn khu vực và thời vụ trồng cà rốt Ti- 103.
- Xác định mối quan hệ giữa kỹ thuật canh tác cà rốt và thành phần
động vật đất (meso fauna), nhằm lựa chọn kỹ thuật canh tác phù hợp để bảo
vệ môi trường đất.
- Đánh giá khả năng phát triển diện tích trồng cà rốt trong khu vực từ
đó nâng cao thu nhập và đời sống của người dân địa phương.
3. Nội dung nghiên cứu
- Thu thập số liệu khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, thời gian chiếu
sáng) ở các vụ trồng khác nhau.
- Nghiên cứu thành phần cơ giới của đất ở các khu vực canh tác (do cà
rốt là cây ăn củ, rễ củ phát triển trong đất nên mức độ tơi xốp, thành phần cơ
giới của đất có ảnh hưởng rất lớn tới tốc độ sinh trưởng, năng suất, phẩm chất
của củ cà rốt).
- Nghiên cứu sự sinh trưởng (tỉ lệ nảy mầm, thời gian nảy mầm của hạt,
số lá và kích thước cây), năng suất (chiều dài củ, đường kính củ và sản lượng)
của cây cà rốt Ti-103 ở các điều kiện khí hậu, đất đai canh tác khác nhau.
- Nghiên cứu mối quan hệ giữa đặc điểm khí hậu và thổ nhưỡng với sự
sinh trưởng và năng suất của giống cà rốt Ti-103.
- Nghiên cứu thành phần động vật đất (meso fauna) trước và sau khi
trồng cà rốt Ti-103 ở các khu vực khác nhau.

4. Đối tượng nghiên cứu
- Hiện nay trên địa bàn có trồng rất nhiều giống cà rốt như: giống cà rốt
Nhật VL444, giống PS 3496 (Mỹ), giống 555 (Thái Lan) …, tuy nhiên hiện
nay người dân tại xã Đức Chính bắt đầu trồng thử nghiệm chủ yếu là giống
Ti-103 của hãng TAKII SEED (Nhật Bản) trên đất bồi ven sông và ruộng
trong đê được phủ 20cm đất phù sa.

3


Đặc điểm của giống cà rốt Ti- 103: Thời gian sinh trưởng trong khoảng
115-125 ngày, thân lá xanh đậm, cứng khỏe, tán gọn, chiều dài lá 55-60 cm,
tổng số lá 12-14 lá. Củ đẹp, vỏ nhẵn, ít mắt, ít phân nhánh, hình trụ, màu vàng
da cam sẫm, chiều dài củ 16-18 cm, đường kính củ 5,3-5,8cm, khối lượng củ
trung bình 260-280 gam. Năng suất thực thu trong vụ đông sớm đạt 35-40
tấn/ha, chính vụ đạt 45-50 tấn/ha. Chất lượng củ tốt, thích hợp thị hiếu tiêu
dùng trong nước và chế biến xuất khẩu () [30].
- Động vật đất (meso fauna) ở xã Đức Chính, Cẩm Giàng, Hải Dương.
Động vật đất Meso fauna bao gồm các nhóm động vật không xương
sống có kích thước cơ thể cỡ trung bình, có thể phân biệt được bằng mắt
thường và dễ dàng bắt được bằng tay. Chúng là các nhóm sâu bọ và ấu trùng
của chúng, chân khớp hình nhện (Arthropoda, Arachnida), chân khớp nhiều
chân như rết và cuốn chiếu (Arthropoda, Myriapoda, Chilopoda và
Diplopoda), giun đất (Annelida, Oligocheta), một số nhóm thân mềm và giáp
xác ở cạn... Trong các hệ sinh thái đất tự nhiên và nhân tạo, hệ động vật đất cỡ
trung bình tuy có số lượng không lớn nhưng chúng luôn chiếm sinh khối chủ
yếu của cả hệ động vật đất. Vì vậy việc nghiên cứu nhóm động vật đất Meso
fauna là không thể thiếu trong các nghiên cứu phát triển bền vững hệ sinh thái
đất (Vũ Quang Mạnh, 2003) [14].
5. Thời gian nghiên cứu

Nghiên cứu vào vụ đông xuân từ tháng 8 năm 2013 đến tháng 5 năm 2014.
Trong thời gian này chúng tôi tiến hành nghiên cứu được 2 vụ. Chính vụ từ ngày
7/9/2013 đến ngày 28/12/2013, vụ muộn từ ngày 2/1/2014 đến ngày 7/5/2014.
6. Đóng góp mới của đề tài nghiên cứu
Khảo sát khả năng sinh trưởng, năng suất của giống cà rốt Ti 103 trồng
trên ruộng trong đê được phủ 20cm đất phù sa và trên đất bồi ven sông, từ đó
đánh giá khả năng mở rộng diện tích canh tác giống cà rốt Ti- 103; nghiên
cứu mối quan hệ giữa việc trồng cà rốt với hệ động vật đất meso fauna ở xã

4


Đức Chính, Cẩm Giàng, Hải Dương, từ đó phát hiện ra chất đất và điều kiện
khí hậu cho năng suất cao, cũng như ảnh hưởng của trồng cà rốt đến hệ động
vật đất meso fauna.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Kế thừa các kết quả về thông tin, số liệu và những tư liệu liên quan đến
đề tài mà các công trình nghiên cứu đã báo cáo tổng kết công khai, công bố,
đăng tải trên các phương tiện thông tin chính thức.
7.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm
- Chọn ruộng:
+ Chọn ruộng trong đê được bổ sung 20cm đất phù sa trên bề mặt,
ruộng được chọn ở gần mương để thuận lợi cho việc tưới và thoát nước.
+ Chọn ruộng ngoài đê: Đất được hình thành do phù sa của sông bồi
đắp, có đặc điểm điển hình trong khu vực.
- Thí nghiệm bố trí theo tác giả Cao Minh Minh (2007) thí nghiệm
được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh với 3 lần nhắc lại. Mỗi luống có
diện tích 17m2, chiều dài 20m và chiều rộng 0,85m.
7.3. Nghiên cứu thành phần thành phần cơ giới của đất ở khu vực nghiên cứu.

7.4. Kĩ thuật trồng
Kĩ thuật trồng cà rốt chúng tôi tiến hành trồng theo hướng dẫn của
KS.Vũ Đình Phiên- Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Hải Dương.
a. Thời vụ gieo trồng
Cà rốt được gieo trồng từ tháng 8 đến đầu tháng 2 năm sau; thu hoạch
từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau; chúng tôi tiến hành gieo trồng 2 vụ như sau:
- Vụ chính gieo hạt ngày 7/9/2013, thu hoạch ngày 28/12/2013.
- Vụ muộn gieo hạt 2/1/2014, thu hoạch ngày 7/5/2014.
b. Giống

5


Có rất nhiều giống, tuy nhiên chúng tôi lựa chọn giống cà rốt Ti-103
của hãng TAKII SEED (Nhật Bản). Năng suất trung bình đạt 1,5 tấn/sào, cao
hơn có thể đạt 2,5 tấn/sào.
c. Kĩ thuật làm đất
- Chọn đất bãi bồi ven sông là đất phù sa để trồng cà rốt là tốt nhất.
Đất phải được dọn sạch cỏ dại, sau đó cày bừa kỹ, phay nhỏ, san phẳng rồi
lên luống. Mặt luống rộng 42cm; luống cao từ: 20 - 25cm; rãnh rộng từ 25
- 30 cm.
- Sau khi san phẳng mặt luống, kẻ 3 hàng trên mặt luống theo chiều dọc
và sâu khoảng 2 cm (Nếu sâu quá, hạt sẽ khó nảy mầm), hàng cách hàng từ 13
- 15 cm.
d. Phân bón
+ Lượng phân bón cho 1 ha như sau:
- Phân gà đã ủ mục 4- 6 tấn.
- Phân lân supe 700- 830 kg.
- Phân đạm 160- 220 kg.
- Kali sunfat 140- 160 kg

+ Cách bón.
Cây cà rốt là cây lấy củ nên cần bón phân sớm, bón tập trung và bón
cân đối; hạn chế bón đạm, nhất là bón đạm muộn; không phun các chất kích
thích sinh trưởng. Cụ thể cách bón và liều lượng bón như sau:
- Trộn toàn bộ phân chuồng ủ mục với phân lân rồi đem bón lót bằng
cách rắc đều trên mặt luống, nếu lượng phân ít có thể chỉ rắc theo 3 đường kẻ
trên mặt luống.
- Bón thúc lần 1 khi cây có lá thật (xoay lá); sử dụng phân đạm từ 11,5 kg/sào; hòa đạm loãng vào nước rồi tưới đều cho cây (tưới bằng doa).
- Bón thúc lần 2 sau khi tỉa cây sơ bộ (khi cây có 3-4 lá thật); bón đạm
ure với lượng 2kg/sào.

6


- Bón thúc lần 3 sau khi tỉa định cây lần cuối (sau khi trồng khoảng
35- 40 ngày, rễ đã phát triển to bằng que đan); bón đạm urê: 3 kg/sào; kali: 23 kg/sào (tưới đạm, kali riêng).
- Bón thúc lần 4 sau khi củ đã hình thành; bón kali từ: 3-4 kg/sào. Căn
cứ vào thời tiết, chất đất, sinh trưởng cây trồng để quyết định lượng đạm bón
cho phù hợp hoặc chỉ bón (tưới) dặm những chỗ cây có biểu hiện thiếu đạm.
Nếu thừa đạm sẽ tốt lá mà không xuống củ; khắc phục bằng cách hạn chế
tưới, cắt bớt lá già, lá gốc, lá sâu bệnh.
e. Gieo hạt
- Lượng hạt: Chính vụ: 100g/sào; vụ muộn: 120g/sào.
Vụ muộn, do nhiệt độ thấp hơn nên khả năng nảy mầm kém hơn, vì vậy
phải gieo lượng hạt nhiều hơn chính vụ.
- Ngâm hạt trong nước 12 giờ, sau đem ủ 48 giờ (24 giờ rửa qua nước
chua rồi ủ lại); vớt ra để khô 24 giờ; nhúng nước rồi ủ tiếp 12 giờ. Ủ hạt nên
áp dụng ở vụ muộn do nhiệt độ thấp nên hạt rất khó nảy mầm; để hạt nhanh
nảy mầm có thể vùi hạt trong tro ấm hoặc để cạnh bếp. Có thể ủ từ: 5 - 7 ngày
khi hạt nhú rễ ra là được.

- Trước khi đem gieo, tãi hạt cho gần khô sau đó trộn hạt với đất bột
trắng (phấn) hoặc vôi tả (vôi bột) để dễ nhận biết khi gieo hạt.
- Hạt gieo bằng tay (gieo theo kiểu bỏ hốc, hốc cách hốc là 5cm; mỗi
hốc từ: 1-2 hạt).
g. Chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh
+ Phủ rơm, rạ.
Phủ một lớp rơm, rạ mỏng trên mặt luống nhằm hạn chế đất bị đóng
váng (bề mặt bị lỳ do mưa, tưới); ảnh hưởng đến tỷ lệ nảy mầm đồng thời phủ
rơm còn có tác dụng giữ ẩm, hạn chế cỏ dại và giữ cho cây không bị đổ khi
còn nhỏ.

7


+ Tưới nước.
- Sau khi phủ rơm, rạ xong nên tưới nhẹ bằng vòi sen, phun mưa hoặc
thùng doa; đảm bảo cho độ ẩm của đất từ 84-90% để cho cây mọc đều và phát
triển tốt. Nếu ruộng có tỷ lệ cát cao, kết hợp với thời tiết hanh khô thì phải
tưới hàng ngày. Khi thời tiết có mưa nhỏ, mưa phùn thì không phải tưới.
- Giai đoạn cây con từ 3 lá đến tỉa định cây lần cuối: áp dụng phương
pháp tưới rãnh (hạn chế tưới ẩm quá bề mặt -> củ ngắn).
- Giai đoạn phát triển củ cho đến trước khi thu hoạch: duy trì độ ẩm
đất khoảng từ: 60-75%. Không được tưới rãnh, không được tưới quá ẩm, khi
có mưa ruộng phải thoát nước và cũng không được để ruộng quá khô (vì để
quá khô khi gặp mưa lớn, nước nhiều, ẩm độ cao sẽ gây nứt củ).
Chú ý: Nhớ phá váng sau mỗi lần tưới giúp cây mọc khỏe, củ lớn
nhanh [24].
+ Thuốc trừ cỏ.
Sau khi gieo hạt, phủ rơm - rạ, tưới nước từ 1- 3 ngày cho bề mặt đất
ổn định mới phun thuốc trừ cỏ. Sử dụng thuốc với liều lượng: 25 ml thuốc

Dual Gold 960EC hoặc 40-50 ml thuốc Ronstar 25EC; pha thuốc với 12-16 lít
nước phun đều cho 1 sào. Để tăng hiệu quả trừ cỏ có thể hỗn hợp 2 loại thuốc
trên nhưng liều lượng các loại thuốc phải giảm đi (vì thuốc Dual Gold có hiệu
quả cao với đuôi phụng, cỏ 1 lá mầm; thuốc Ronstar lại có hiệu quả cao với
cỏ rau, cỏ 2 lá mầm). Thuốc trừ cỏ Ronstar chỉ được phun trừ khi hạt cà rốt
chưa mọc; còn khi hạt cà rốt đã mọc thì không được sử dụng.
+ Nhổ, tỉa cố định cây.
- Khi cây mọc cao 4- 5cm cần nhổ tỉa bỏ các cây mọc dày, không để 2
cây cùng 1 hốc, cây cách cây từ 5- 7cm;
- Khi cây cao 7-10 cm, rễ đã to bằng que đan.., ta tỉa cố định cây lần
cuối, cây cách cây 10 – 12 cm (mật độ khoảng 330.000- 420.000 cây/ha).

8


- Khi tỉa nhổ cây kết hợp dọn, nhổ bỏ cỏ dại.
+ Vun xới: Đây là việc làm rất quan trọng trong quá trình chăm sóc cây
cà rốt, nó ảnh hưởng tới năng suất và phẩm chất củ. Trong một vụ trồng xới ít
nhất 2 lần, tạo cho đất thông thoáng, tránh được sâu bệnh, tạo đủ ánh sáng cho
cây (Trần Khắc Thi & cs. 2008) [22].
+ Phòng trừ sâu, bệnh.
Cây cà rốt có rất nhiều đối tượng sâu, bệnh (dịch hại) gây hại:
- Ở giai đoạn đầu, giai đoạn cây con, cần chú ý: sâu hại rễ, bệnh lở cổ
rễ và chuột hại. Ở giai đoạn phát triển thân lá: thường xuất hiện giòi hại lá,
sâu khoang, sâu đo xanh, bệnh phấn trắng, bệnh nấm hạch, bệnh sương mai...
Ở giai đoạn phát triển củ cho đến trước khi thu hoạch: cũng vẫn xuất hiện các
đối tượng dịch hại như thời kỳ phát triển thân lá và bệnh thối đen, thối khô,
thối nhũn. Ở giai đoạn này cần chú ý các bệnh về thối củ...
- Để phòng trừ các đối tượng dịch hại trên, nông dân nên sử dụng
những loại thuốc đặc hiệu, ít độc, thân thiện với môi trường.

- Đối với giòi hại lá nên sử dụng các loại thuốc có hoạt chất là
Abamectin và Cyromazine.
- Đối với sâu ăn lá có thể lựa chọn được rất nhiều loại thuốc có hoạt
chất có tính đặc hiệu, ít độc như các dòng thuốc: Sinh học, thảo mộc, vi sinh,
ức chế điều hòa sinh trưởng, dầu khoáng....
- Đối với nấm bệnh, cần chú trọng các biện pháp canh tác như: thời vụ,
phân bón (đạm) và độ ẩm. Thuốc nên chọn thuốc có độ độc thấp, mang tính
đặc hiệu như Valydamycin; Carbenzadim; Difenoconazole...
h. Thu hoạch:
Cây cà rốt có thời gian sinh trưởng từ 100-130 ngày. Căn cứ vào thời
vụ và nhu cầu tiêu thụ trên thị trường, tiến hành thu hoạch khi cà rốt đạt kích
cỡ củ trung bình dài 16- 18cm, đường kính 3-4 cm, cây lá chuyển màu, vai củ
tròn đều. Sau khi nhổ củ, cắt bỏ dọc, chọn lọc củ không mấu, tật, nứt, thối, thu

9


gom đóng bao và tiêu thụ. Nếu thời tiết hanh khô có thể tưới ẩm trước khi nhổ
từ 10-12 tiếng; để đất ẩm rễ nhổ (thu hoạch).
7.5. Xác định tỉ lệ nảy mầm và thời gian nảy mầm
- Thời gian nảy mầm (ngày): từ lúc gieo hạt đến khi hạt nảy mầm (có lá
thật đầu tiên).
- Tỉ lệ hạt nảy mầm (%):
r=

shnm
shg

Trong đó: - r là tỉ lệ nảy mầm (%)
- shnm là số hạt nảy mầm

- shg là số hạt gieo
7.6. Đo kích thước lá
Chiều dài phiến lá (cm): đo từ gốc bẹ lá đến đỉnh lá, đo bằng thước mét.
7.7. Đo kích thước và cân khối lượng củ cà rốt Ti-103 khi thu hoạch
- Đo đường kính củ (cm): Đo ở phần ngang củ chỗ to nhất, đo bằng
thước kẹp.
- Đo chiều dài củ (cm): Đo bằng thước mét.
- Trọng lượng củ (gram): cân bằng cân phân tích.
7.8. Xác định thành phần loài động vật đất (meso fauna)
- Thu mẫu định lượng:
Mẫu định lượng được thu trong các hố đào có kích thước 50 cm x 50
cm, thu theo từng lớp 10 cm (A1 = 0 – 10 cm, A2 = 10 – 20 cm), mẫu được thu
ở hai tầng vì rễ cây cà rốt thường chỉ đâm sâu 20cm. Phương pháp thu mẫu
trên được áp dụng theo phương pháp của Ghiliarov (1975).
Mẫu định lượng được thu ở 2 sinh cảnh và 3 thời điểm khác nhau của
khu vực nghiên cứu (bao gồm: đất trồng ngoài đê và đất trồng trong đê) ở xã
Đức Chính, Cẩm Giàng, Hải Dương.
Thu mẫu bằng các dụng cụ như: cuốc, xẻng… gặp con nào thu con đó.
- Định hình và bảo quản

10


Các mẫu động vật đất (meso fauna) sau khi thu lượm được rửa sơ bộ
bằng nước cho sạch, sau đó được bảo quản trong formon 4%; riêng giun đất
làm cho giun chết bằng dung dịch formon 2%, sau đó định hình cố định bằng
dung dịch formon 4% ở trạng thái duỗi thẳng.
- Định loại mẫu vật
Mẫu được định loại căn cứ các đặc điểm hình thái bên ngoài của các cá
thể thu được trong khu vực nghiên cứu.

Mẫu động vật đất (meso fauna) được định loại dựa theo tài liệu mô tả
và khóa định loại của Blakemore R. J. (2002), Thái Trần Bái (1996), Nguyễn
Đức Khảm và cộng sự (2007); Lưu Tham Mưu, Đặng Đức Khương (2000)
- Xử lí số liệu
ni
.100%
n

Độ phong phú về số lượng: n% =
Trong đó:

n% là độ phong phú về số lượng
ni là số cá thể thuộc loài thứ i
n là tổng số cá thể thu được trong điều kiện nhất định

Các số liệu, bảng biểu, biểu đồ được xử lí bằng chương trình Microsoft
Office Excel.
7.9. Xử lí số liệu
- Theo thiết kế thí nghiệm tính các giá trị trung bình, độ lệch chuẩn,
tính sai số trung bình theo toán thống kê [14].
- Đồng thời, kết quả được phân tích bằng phần mềm Microsoft Office
Excel 2003.
Giá trị trung bình:
n

x


X =


i=
1

11

n

i


Độ lệch chuẩn:
n

Sn =

∑(X
i =1

− X )2

i

n

S n* =

(n ≥ 30)

n


∑(X − X )
i =1

n

2

(n < 30)

Trong đó:
Xi: Giá trị mẫu khảo sát thứ i
X : Giá trị trung bình

n: số mẫu quan sát

12


Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Nguồn gốc, lịch sử phát triển, phân loại và giá trị của cây cà rốt
1.1.1. Nguồn gốc
Cà rốt có tên khoa học là Daucus carota sub. ativus. Chi cà rốt (danh
pháp khoa học là Daucus), là một chi chứa khoảng 20-25 loài cây thân thảo
trong họ Hoa tán (Apiaceae), với loài được biết đến nhiều nhất là cà rốt đã
thuần dưỡng (Daucus carota phân loài sativus). Chúng có nguồn gốc từ khu
vực Bắc Phi, Tây Nam Á và châu Âu với nhiều màu sắc khác nhau như trắng,
vàng, đỏ và tím đỏ (Tạp chí Tài nguyên thực vật Đông Nam Á, 1999) [20].
Cà rốt xuất hiện khoảng 5000 năm trước đây, khi mà rễ của chúng
được tìm thấy ở khu vực Trung Á xung quanh Afghanistan, sau đó được

trồng ở khu vực Địa Trung Hải. Việc lưu giữ thông tin về cà rốt đã được
tìm thấy trong các hầm mộ. Qua nhiều thế kỷ các thương gia Ả rập đã di
chuyển theo lộ trình thương mại Ả Rập – Châu Á – Châu Phi mang về nhà,
rồi đến các vùng làng quê của họ. Vào thế kỷ X đã được trồng ở
Afghanistan, Pakistan và miền Bắc Iran. Vào thế kỷ XII những kẻ xâm
lược Maroc đã mang giống cà rốt màu vàng và màu tím từ Bắc Phi đến
Nam Âu. Vào thế kỷ XIII cà rốt được trồng trên những cánh đồng của Đức
và Pháp ; cuối cùng những người tị nạn đã mang cà rốt đến các vùng bờ
biển nước Anh vào thế kỷ XV (Trần Khắc Thi & cs. 2008) [22].
1.1.2. Lịch sử phát triển
Cà rốt xuất hiện cùng với sự đa dạng về màu sắc, đầu tiên cà rốt có màu
trắng, màu tím, đỏ, vàng, xanh và đen chứ không phải màu da cam như bây
giờ. Rễ của nó nhỏ và có hình giống củ cải trắng. Cà rốt đã được tìm thấy vào
thời kỳ tiền sử tại những nơi gần hồ Thụy Sĩ, tuy vậy không có dấu hiệu về sự

13


trồng trọt ở giai đoạn này. Chúng được khai thác từ thiên nhiên và sử dụng
vào mục đích y dược. Vào cuối thế kỷ đồ đá con người đã thưởng thức rễ cà
rốt hoang dại bởi hương vị ngon ngọt. Cà rốt bắt đầu được coi là một trong
những cây trồng trong vườn của người Ai cập vào thế kỷ 8 trước Công
nguyên. Cà rốt màu da cam lần đầu tiên được trồng ở Hà lan vào thế kỷ XVII.
Sự hiện hữu của cà rốt màu da cam và vàng- da cam đã cung cấp bằng chứng
là chúng xuất hiện trong tranh cổ ở thế kỷ XVII được trưng bày ở bảo tàng Hà
Lan (Trần Khắc Thi & cs. 2008) [22].
Các mẫu giống hoang dại thay đổi từ khu vực cận nhiệt đới sang ôn đới
như là cây hàng năm với sự ra hoa ngay sau khi cây con trải qua giai đoạn
nhiệt độ thấp với quang chu kỳ ngày dài hơn ở vĩ độ bắc (Trần Khắc Thi &
cs. 2008) [22].

Cà rốt thuần hóa đã được chọn lọc để không ra hoa và do vậy phải là
cây hai năm hoặc cây mùa đông hàng năm. Trong thực tế chúng có thể phát
tán như cây hàng năm thông qua bảo quản các rễ nhỏ ở nhiệt độ 2- 3 0C trong
6- 8 tuần trước khi đem trồng lại. Ở các khu vực có mùa đông khắc nghiệt
hoặc có tuyết phủ sớm, hạt giống được sản xuất từ những cây đã qua xuân hóa
ở ngoài đồng trong vụ đông. Chúng sẽ ra hoa kết hạt trong thời gian khoảng
12 – 13 tháng (Trần Khắc Thi & cs. 2008) [22].
1.1.3. Phân loại


Giới: Plante (Thực vật)
oBộ: Apiales (Hoa tán)
 Họ: Apiaceae (Hoa tán)
• Phân họ: Apioideae
o Chi: Daucus
 Loài: Daucus carota
•Phân loài: sativus

14


1.1.4. Giá trị của cây cà rốt
• Giá trị y học
Cà rốt là một trong những loại rau quý nhất được các các thầy thuốc
trên thế giới đánh giá cao về giá trị dinh dưỡng và chữa bệnh đối với con
người. Cà rốt giàu về lượng đường và các loại vitamin cũng như năng lượng.
Các dạng đường tập trung ở lớp vỏ và thịt của củ; phần lõi chứa rất ít chất
dinh dưỡng. Vì vậy củ cà rốt có lớp vỏ dày, lõi nhỏ mới là củ tốt. Trong Cà rốt
có rất nhiều vitamin C, D, E và các vitamin nhóm B (Trần Khắc Thi & cs.
2008) [22]; ngoài ra, nó còn chứa nhiều chất caroten (cao hơn ở Cà chua); sau

khi vào cơ thể, chất này sẽ chuyển hoá dần thành vitamin A- vitamin của sự
sinh trưởng và tuổi trẻ. Vitamin A giữ vai trò rất quan trọng đối với cơ thể
như kích thích sự tǎng trưởng, làm tǎng khả nǎng nhận biết ánh sáng và màu
sắc, ngǎn ngừa chứng khô da và mắt, bảo vệ bộ máy tiêu hóa tiết niệu và tǎng
cường hệ thống, ngǎn ngừa nhiễm khuẩn. Thiếu vitamin A có thể gây ra các
triệu chứng quáng gà, chậm phát triển, khô da, khô mắt. Trong cà rốt cũng
chứa K; canxi, phốt-pho, kali, natri, một lượng nhỏ khoáng chất và protein.
Canxi giúp tǎng cường xương, rǎng và thành ruột. Ngoài ra, cà rốt còn đóng
vai trò như một chất làm sạch gan. Nếu dùng thường xuyên sẽ giúp gan bài
tiết chất béo và mật. Nhờ nguồn dinh dưỡng quý giá, cà rốt giúp tǎng cường
hệ miễn dịch, đặc biệt là đối với người già, giúp bảo vệ da dưới tác động ánh
nắng mặt trời; giảm mụn trứng cá; làm lành những vết thương nhỏ; giảm nguy
cơ bị bệnh tim, cao huyết áp và cải thiện sức khỏe của mắt
(khoe 360.com) [33].
Một số nghiên cứu cho thấy cà rốt có tác dụng phòng ngừa rất nhiều
loại bệnh khác nhau của con người như (khoe 360.com) [33]:
- Đối với bệnh ung thư: β- carotene có tác dụng chống ung thư trong
thời kỳ sơ khởi, khi mà các gốc tự do tác động để biến các tế bào lành mạnh

15


thành tế bào bệnh. Β- carotene là chất chống oxi hóa, ngăn chặn tác động của
gốc tự do, do đó có thể giảm nguy cơ gây ung thư phổi, tụy, vú và nhiều loại
ung thư khác (Trần Khắc Thi & cs. 2008) [22].
- Đối với hệ tiêu hóa: Súp cà rốt rất tốt để hỗ trợ việc điều trị bệnh tiêu
chảy, đặc biệt là ở trẻ em. Súp bổ sung nước và các khoáng chất thất thoát vì
tiêu chảy như kali, sodium, phosphor, calcium, magnesium... [33].
- Đối với thị giác: Lượng β- carotene lớn có trong cà rốt còn có khả
năng chữa và ngăn ngừa được các chứng viêm mắt, hột cườm mắt, thoái

hóa võng mạc... [33].
- Bệnh tim: Nghiên cứu tại Đại học Massachusetts với 13,000 người
cao tuổi cho thấy nếu họ ăn một củ cà rốt mỗi ngày thì có thể giảm nguy cơ
suy tim tới 60%. Kết quả đó có được là nhờ có chất carotenoid trong cà rốt.
- Đối với nhữ ng bệ nh nhân có hà m lượ ng cholesterol trong máu cao:
Bác sĩ Peter Hoagland thuộc Bộ Canh Nông Hoa Kỳ cho hay chỉ ăn hai củ
cà rốt mỗi ngày có thể hạ cholesterol xuống từ 10-20% [33].
Củ Cà rốt vị ngọt cay, tính hơi ấm, có tác dụng trị thiếu máu (nó làm
tăng lượng hồng cầu và huyết cầu tố) làm tăng sự miễn dịch tự nhiên, là yếu
tố sinh trưởng kích thích sự tiết sữa, làm cho các mô và da trẻ lại. Nó còn giúp
điều hoà ruột (chống tiêu chảy và đồng thời nhuận tràng), chống lại nguy cơ
bị hoại tử mô và hàn vết thương ở ruột, lọc máu, làm loãng mật, trị ho, trị
giun và hàn liền sẹo [33].
Do thành phần có hàm lượng caroten cao và giầu khoáng chất khác,
nước ép cà rốt có khả năng ngăn ngừa một số bệnh, đặc biệt là bệnh ung thư.
Một trong những lợi ích quan trọng nhất của nước ép cà rốt là chúng rất giàu
chất chống oxi hóa – caroten, α caroten, chất quang hóa và glutamin…, tất cả
là chất chống oxi hóa có khả năng bảo vệ và tái tạo làn da. Chức năng lợi tiểu

16


của nước cà rốt giúp cơ thể ngăn ngừa viêm thận. Nước ép cà rốt làm giảm
nguy cơ mắc bệnh tim và huyết áp cao (Trần Khắc Thi & cs. 2008) [22].
Từ hạt cà rốt chiết xuất ra được chất Docarin (còn gọi là cao hạt cà rốt)
dùng trong y học để chữa chứng đau thắt ngực (Nguyễn Văn Thắng, Bùi Thị
Mì, 1987) [21].
• Giá trị dinh dưỡng
Giá trị dinh dưỡng của củ cà rốt (trong 100g phần ăn được) có 80mg
canci, 1,2g chất khoáng, 30mg phospho, 4mg Vitamin C, 10,6mg carbohydrat,

1,2gr chất xơ, 0,2gr chất đạm, 0,9g protein, 12.000I.U vitamin A, năng lượng
48 kcal, không có chất béo hoặc cholesterol (Trần Khắc Thi & cs. 2008) [22].
Một ly (240ml) nước cà rốt lạnh nguyên chất cung cấp khoảng 59mg
calci, 103mg phospho, 718mg kali, 21mg sinh tố C, 23g carbohydrat và
18.000mcg sinh tố A. Thật là một món giải khát vừa ngon vừa bổ dưỡng.
Cà rốt có thể ăn sống hay nấu chín với nhiều thực phẩm khác, nhất là
với các loại thịt động vật (thịt bò, thịt lợn). Khi ăn sống hay nấu chín, cà rốt
vẫn giữ được các chất bổ dưỡng. Đặc biệt khi nấu thì cà rốt ngọt, thơm hơn vì
sức nóng làm tan màng bao bọc carotene, tăng khả năng hấp thụ β- carotene
của cơ thể vì đây là loại vitamin tan trong lipit. Nhưng nấu chín kĩ quá thì một
lượng lớn carotene bị phân hủy.
Ăn nhiều cà rốt đưa đến tình trạng da có màu vàng như nghệ. Lý do là
chất beta caroten không được chuyển hóa hết sang sinh tố A nên tồn trữ ở trên
da, nhất là ở lòng bàn tay, bàn chân, sau vành tai. Tình trạng này không gây
nguy hại gì và màu da sẽ trở lại bình thường sau khi bớt tiêu thụ cà rốt.
(www.saigonocean.com/suckhoe/SucKhoe/carot.htm) [32].
Nước ép cà rốt là một nguồn dinh dưỡng giàu vitamin nhất, là chất dinh
dưỡng quý đối với con người đặc biệt đối với trẻ nhỏ suy dinh dưỡng (Trần
Khắc Thi & cs. 2008) [22].
Thành phần hóa học của củ cà rốt phụ thuộc vào điều kiện đất đai, khí

17


hậu, kỹ thuật trồng trọt, giống và độ lớn của củ (Tạ Thu Cúc và cs. 1979) [7].
1.2. Một số đặc điểm sinh học và nhu cầu sinh thái của cây cà rốt
1.2.1. Một số đặc điểm sinh học của cây cà rốt
Cà rốt là một loại cây có củ, thường có màu vàng cam, đỏ, vàng, trắng
hay tía. Phần ăn được của cà rốt là củ, thực chất là rễ cái của nó.
- Rễ

Rễ chính là rễ củ cọc, màu vàng đỏ, hình cụt tròn hoặc thon, phát triển
phình to ra thành củ, là phần ăn được (rễ củ). Củ bao gồm 2 phần, phần vỏ và
lõi (Trần Khắc Thi & cs. 2008) [22]. Các dạng đường ở cà rốt tập trung ở lớp
vỏ và thịt của củ; phần trung trụ (lõi) có rất ít. Vì vậy cần chọn giống và tác
động các biện pháp kỹ thuật sao cho củ cà rốt có lõi càng nhỏ càng tốt
(Nguyễn Văn Thắng, Bùi Thị Mì, 1987) [21].
Rễ ăn sâu từ vài cm đến 2m tùy giống. Bộ rễ phát triển mạnh trong lớp
đất cày và càng xuống sâu hệ thống rễ phát triển yếu dần.
Rễ cà rốt tập trung ở tầng đất canh tác; rễ chính phát triển và tập
trung nhiều chất dinh dưỡng gọi là rễ củ; vì thế các rễ phụ và hệ thống hút
sẽ là tổ chức chính làm nhiệm vụ lấy chất dinh dưỡng và nước từ đất để
nuôi cây. Rễ củ phát triển nhanh từ sau khi rễ sơ cấp bị thay thế bởi cấu tạo
thứ cấp (bị đổi vỏ), từ đó là cho thân lá cà rốt sinh trưởng rất nhanh, có thể
cao tới 1,5m. Đây cũng là thời kỳ dễ xảy ra tình trạng khủng hoảng thiếu
dinh dưỡng, nhất là đối với phân kali (Nguyễn Văn Thắng, Bùi Thị Mì,
1987) [21].
- Thân
Thân rỗng, khía dọc, có nhiều nhánh, gồ ghề, có nhiều lông cứng. Cà rốt là
cây thân thảo 2 năm nên năm đầu cây tập trung chất dinh dưỡng trong sinh khối.
Phần thân chính giai đoạn này chưa phát triển mà chỉ quan sát được dưới dạng chồi

18


×