Tải bản đầy đủ (.ppt) (49 trang)

NGHIÊN cứu về xử TRÍ CHUYỂN dạ đẻ và một số yếu tố LIÊNQUAN ở PHỤ sản dưới 20 TUỔI đẻ tại BỆNH VIỆN PHỤ sản TRUNG ƯƠNG từ THÁNG 012011 đến THÁNG 62014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (543.76 KB, 49 trang )

NGUYỄN THỊ THÚY HẰNG

NGHIÊN CỨU VỀ XỬ TRÍ CHUYỂN DẠ ĐẺ VÀ
MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊNQUAN Ở PHỤ SẢN DƯỚI
20 TUỔI ĐẺ TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TRUNG ƯƠNG
TỪ THÁNG 01/2011 ĐẾN THÁNG 6/2014

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SỸ CHUYÊN KHOA II


ĐẶT VẤN ĐỀ


Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tuổi vị thành niên (VTN)
là 10 - 19 tuổi.



Thanh niên (TN)là lứa tuổi 19 - 24 tuổi.



Việt Nam gọi những người ở lứa tuổi này là Thanh thiếu niên.



Ở Việt Nam vị thành niên là lứa tuổi từ 10 đến 19 tuổi, thanh
niên là từ 19 - 24 tuổi.




Theo Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA), hàng năm có
khoảng 16 triệu em gái trong độ tuổi từ 15-19 sinh con. Các
biến chứng khi mang thai và khi sinh tiếp tục là những nguyên
nhân hàng đầu gây ra tử vong mẹ với các em gái tuổi từ 15 - 19
ở các nước có thu nhập thấp và trung bình.


ĐẶT VẤN ĐỀ
 Theo thống kê của Hội Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam là một
trong ba nước có tỷ lệ nạo phá thai cao nhất thế giới (1,2 đến 1,6
triệu ca/năm) trong đó 20% là VTN.
 VTN là một giai đoạn phát triển mạnh mẽ, chuyển tiếp từ trẻ em
thành người lớn, đặc trưng bởi sự phát triển nhanh về thể chất,
giới tính, tinh thần, tình cảm và xã hội.
 VTN có đặc điểm tâm sinh lý đặc thù như tính thử nghiệm, thích
khám phá, năng động, sáng tạo, có xu hướng hoà nhập dần dần
vào xã hội để thích ứng với đời sống xã hội


ĐẶT VẤN ĐỀ
 Những thách thức và nguy cơ:
-

Điều kiện tiếp cận với các nguồn thông tin văn hóa xã
hội: sách báo, phim, ảnh, Internet...

-

Văn hóa phẩm đồi trụy, phim ảnh, bạo lực, kích dục...


-

Sống thử, quan hệ tình dục tự do, bạo lực tình dục,
cưỡng bức... là nguyên nhân dẫn đến mang thai.


ĐẶT VẤN ĐỀ
 Thiếu kiến thức về SKSS
- Mang thai ở VTN đa số là ngoài ý muốn, phát hiện thai muộn,
lúng túng trong việc ra quyết định, thúc ép của gia đình, xấu
hổ không dám đến bệnh viện, không có tiền...là nguyên nhân
dẫn đến việc sinh con ở tuổi VTN.
-

Không biết cách chăm sóc bản thân, thai nghén và nuôi con,
nguy cơ tai biến cho mẹ và trẻ sơ sinh tăng lên


ĐẶT VẤN ĐỀ
-

Mặc dù dường như số trẻ VTN sinh con đang tăng lên, nhưng
trong thời gian qua rất ít nghiên cứu về vấn đề này. Kinh tế phát
triển, thể chất VTN Việt Nam cũng phát triển vậy thì đặc điểm của
những bà mẹ trẻ này có gì thay đổi, việc đăng ký quản lý thai
nghén có được quan tâm đúng mức như phụ nữ trưởng thành
không? Trọng lượng sơ sinh và các phương pháp xử trí trong
chuyển dạ có gì thay đổi …Đó là những vấn đề nổi cộm đối với
thực trạng sinh con ở tuổi VTN ở Việt Nam vì vậy chúng tôi thực
hiện đề tài:



ĐỀ TÀI
"Nghiên cứu về xử trí chuyển dạ đẻ và một số yếu tố
liên quan ở sản phụ dưới 20 tuổi đẻ tại Bệnh viện Phụ
sản Trung Ương từ tháng 01/2011 đến tháng 6/ 2014"


MỤC TIÊU
1. Xác định tỷ lệ và mô tả một số phương pháp xử trí chuyển
dạ đẻ ở phụ nữ dưới20 tuổi đẻ tại Bệnh viện Phụ sản
Trung Ương từ tháng 1/ 2011 đến tháng 6/2014.
2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến các phương pháp xử trí
trong cuộc đẻ.


TỔNG QUAN
 Tuổi vị thành niên và tình trạng sinh đẻ ở lứa tuổi này
 Khái niệm về vị thành niên
Vị thành niên là những người ở sau tuổi thiếu nhi và trước tuổi
trưởng thành (WHO từ 10 - 19 tuổi).
Tuổi vị thành niên được phân ra thành VTN sớm (10 - 14 tuổi),
trung bình (15-17 tuổi), muộn (18 – 19 tuổi). Ở nước ta, hiện
nay chia làm hai nhóm tuổi.
- Nhóm 10 - 14 tuổi.
- Nhóm 15 - 19 tuổi
Nhóm tuổi từ 15 - 19 chiếm 20% dân số cả nước.


TỔNG QUAN

 Tình trạng sinh con ở tuổi VTN
 Lứa tuổi này mang đặc tính của tuổi mới lớn:
- Chưa trưởng thành về thể chất, thiếu kiến thức về sức
khỏe sinh sản.
- Chưa độc lập về suy nghĩ, kinh nghiệm sống nghèo nàn.
- Chưa độc lập về kinh tế vì chưa có nghề nghiệp.
- Ý thức về y tế nói chung và kiến thức về giới tính rất thấp.
- Các bà mẹ trẻ này chưa có kinh tế để đủ khả năng nuôi
mình và con, thiếu kiến thức làm mẹ.


TỔNG QUAN
- Khi mang thai hoặc nuôi con nhỏ, lượng dinh dưỡng và các chất cần
thiết này sẽ bị chia làm hai
+ Người mẹ không phát triển đầy đủ sẽ trở thành nhỏ thấp, gầy gò,
suy dinh dưỡng, thiếu máu so với các nữ VTN cùng lứa tuổi.
+ Dưỡng cung cấp cho thai nhi không đầy đủ,
→ Nhiều khó khăn trong việc nuôi dưỡng thai nhi phát triển trong cơ
thể mẹ, trong chuyển dạ và trong khi sinh.
Tỷ lệ đẻ khó ở những bà mẹ VTN này cũng là phần lớn nguyên nhân
gây ra sang chấn sản khoa như rách cổ tử cung, rách TSM phức tạp, rách
đoạn dưới tử cung, rò BQ-AĐ, rò trực tràng - âm đạo . . .
Theo UNFPA trên thế giới mỗi năm có khoảng 14 triệu nữ VTN sinh
con, tại các nước kém phát triển cứ 6 trường hợp sinh con có 1 là VTN.


TỔNG QUAN
 Tình hình sinh đẻ và những biến chứng xảy ra trong chuyển dạ, trong
và sau đẻ của những sản phụ VTN
Theo đánh giá của một số tác giả nước ngoài về diễn biến của cuộc đẻ của

những sản phụ này có một số đặc điểm sau:
Tỷ lệ ngôi thai trong các cuộc đẻ ở nữ VTN và phụ nữ trưởng thành là như
nhau:
Nghiên cứu trên 1.600 VTN và 14.699 nữ trên 19 tuổi sinh tại Bệnh viện
Đa khoa Anuradhupa (Srilanca) từ 1993 - 1995, cho thấy không có sự
khác nhau rõ rệt về tỷ lệ đẻ ngôi ngược, tỷ lệ đẻ đường âm đạo trong số
những bà mẹ VTN có cao hơn chút ít (90,8%) so với các bà mẹ trên 19
tuổi (86,7%), có lẽ một phần do ở trọng lượng thai và kích thước của
con những bà mẹ VTN này nhỏ hơn.
Về phương pháp đẻ: Tại Việt Nam, Ngô Thị Kim Phụng và Phạm Ngọc
Đoan Trang nghiên cứu 384 trường hợp VTN sinh con tại Bệnh viện Từ
Dũ có tới 25% phải phẫu thuật trong đó 20% là do thai kém phát triển,
có 12,3% bất tương xứng thai chậu và có 1,3% có nhiễm trùng hậu sản .


TỔNG QUAN
- Hiện nay có nhiều công trình nghiên cứu về tỷ lệ đẻ khó ở nữ
VTN, các tác giả đều thống nhất rằng: Tỷ lệ đẻ con có can thiệp
là cao hơn so với nhóm nữ trưởng thành.
- Ở nước ta, chưa có đề tài đánh giá cụ thể, mặc dù có một số tác
giả cũng đã đưa ra quan điểm về tình trạng đẻ khó chiếm tỷ lệ
cao ở nữ VTN, quan điểm này phù hợp với nghiên cứu của đa
số các tác giả nước ngoài.
- Tử vong có liên quan đến sinh đẻ ở tuổi VTN cao gấp 2 lần so
với phụ nữ 20-30 tuổi, trong đó nhóm <15 tuổi gấp 25 lần.


TỔNG QUAN
- Đẻ khó, nguy cơ tai biến do thai sản luôn là thách thức đối với
VTN.

- Ở Việt Nam, về vấn đề mang thai và kết thúc thai nghén của các
sản phụ VTN là như thế nào (?) ảnh hưởng của các yếu tố đặc trưng
cá nhân cơ bản của các nữ VTN (độ tuổi, nghề nghiệp, hôn nhân,
điều kiện sinh sống, tình trạng kinh tế...) đối với các biến chứng sản
khoa xảy ra cho họ trong các cuộc đẻ ra sao (?)...
- Vấn đề này hiện nay vẫn chưa có một con số thống kê cụ thể, toàn
diện. Chúng tôi mạnh dạn thực hiện nghiên cứu này tại Bệnh viện
PSTW với mong muốn góp một phần vào việc đánh giá tình hình
sinh đẻ của thanh thiếu nữ dưới 20 tuổi. Đây là một địa điểm đại
diện khá tiêu biểu cho thực trạng sinh đẻ ở độ tuổi VTN của miền
Bắc Việt Nam.


TỔNG QUAN
 Cấu trúc giải phẫu của cơ quan sinh dục nữ
 Thay đổi giải phẫu và sinh lý ở bộ phận sinh dục khi
mang thai
- Khi chưa có thai, tử cung nặng 50-60g.
- Sau khi thai và rau sổ ra ngoài, tử cung nặng trung bình
1000g (900-1200g).
Nguyên nhân dẫn đến tăng trọng lượng tử cung:
- Tăng tạo các sợi cơ tử cung mới.
- Tăng sinh mạch máu bao gồm cả động mạch, tĩnh
mạch và mao mạch.
- Tăng giữ nước ở cơ tử cung.


TỔNG QUAN
Dung tích
Khi chưa có thai, buồng tử cung có dung tích 2-4ml. Khi có

thai, dung tích buồng tử cung tăng lên tới 4000-5000ml, trong các
trường hợp đa ối, đa thai dung tích buồng tử cung có thể tăng lên
nhiều hơn nữa.
Buồng tử cung đo được trung bình 7cm (6 – 8cm) khi chưa có
thai. Vào cuối thời kỳ thai nghén, buồng tử cung lên tới 32cm.


TỔNG QUAN
 Sinh lý chuyển dạ
 Định nghĩa: Chuyển dạ là quá trình sinh lý làm cho thai và
phần phụ của thai được đưa ra khỏi đường sinh dục của
người mẹ.
Cuộc chuyển dạ đẻ được chia làm 3 giai đoạn:
- Giai đoạn I: giai đoạn xóa mở cổ tử cung
- Giai đoạn II: giai đoạn sổ thai
- Giai đoạn III hay giai đoạn sổ rau.
Cơn co tử cung là động lực của cuộc chuyển dạ đẻ.


TỔNG QUAN
 Sự khởi động chuyển dạ
- Cho đến ngày nay, cơ chế thật sự của sự phát sinh cuộc
chuyển dạ đẻ còn chưa được rõ và đầy đủ. Tuy nhiên, có một
số giả thuyết được đa số chấp nhận.
- Sự thay đổi tỷ lệ Estrogen/Progesteron là tác nhân gây
chuyển dạ.
- Oxytocin có lẽ không đóng một vai trò quan trọng để gây
chuyển dạ đẻ mà chủ yếu là làm tăng nhanh quá trình chuyển
dạ đang diễn ra.
- Sự căng giãn từ từ và quá mức của cơ tử cung và sự tăng đáp

ứng với các kích thích sẽ phát sinh ra chuyển dạ đẻ.


TỔNG QUAN
 Khái niệm về một cuộc đẻ bình thường
 Quan niệm về một cuộc đẻ bình thường bao gồm nhiều yếu tố:
- Sản phụ đẻ tự nhiên theo đường dưới sau một cuộc chuyển
dạ xảy ra bình thường.
- Trong chuyển dạ cũng như khi đẻ không phải can thiệp bất
cứ thuốc men gì hoặc thủ thuật, phẫu thuật nào.
- Không có biến cố nào xảy ra cho mẹ và con khi chuyển dạ,
khi đẻ và sau đẻ (trong suốt thời kỳ hậu sản).


TỔNG QUAN
 Một số chỉ tiêu cụ thể đã được nêu ra để đánh giá một cuộc đẻ
bình thường:
- Mẹ khỏe mạnh: không có bệnh (cấp, mạn tính), không có dị
tật và di chứng bệnh(toàn thân, sinh dục) không có tiền sử
đẻ khó, băng huyết…
- Không có biến cố trong khi có thai lần này.
- Tuổi thai: 38-42 tuần.
- Thai: một thai -ngôi chỏm.
- Chuyển dạ tự nhiên.
- Cơn co tử cung bình thường theo sự tiến triển của cuộc
chuyển dạ.
- Nhịp tim thai ổn định trong suốt thời kì chuyển dạ.


TỔNG QUAN

- Tình trạng ối bình thường (không đa ối, không thiểu ối, nước
ối không có phân xu, không vỡ ối non và sớm).
- Thời gian chuyển dạ bình thường trung bình 16-18 giờ.
- Thời gian rặn đẻ bình thường (dưới 60 phút).
- Thai sổ tự nhiên không cần can thiệp (trừ cắt tầng sinh môn).
- Không phải dùng bất cứ thuốc gì, kể cả việc cho thở oxy.
- Thai đẻ ra cân nặng trên 2500g, Apgar sau 1 phút đầu phải từ
8 điểm trở lên.
- Không có tai biến gì xảy ra cho mẹ và con trong suốt thời kỳ
hậu sản.


TỔNG QUAN
 Một số tai biến trong khi chuyển dạ
 Doạ vỡ tử cung
 Vỡ tử cung
 Sa dây rau
 Sa chi:
 Đờ tử cung, băng huyết
 Rách cổ tử cung
 Rách TSM
Tiên lượng một cuộc đẻ cho chính xác là điều khó nhưng lại là điều
bắt buộc người thầy thuốc sản khoa nào cũng phải thực hiện để
tránh các tai biến có thể xảy ra đối với cả hai sinh mạng mẹ và con.


ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 Đối tượng nghiên cứu
Những sản phụ từdưới 20 tuổi đẻ tại Bệnh viện Phụ sản Trung
ươngtừ tháng 1 năm 2011 đến tháng 6năm 2014.

 Tiêu chuẩn chọn đối tượng
- Tuổi của sản phụ:dưới 20 tuổi (tính theo năm).
- Nhớ chính xác ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng hoặc có
kết quả về siêu âm tuổi thai. (tuổi thai từ 23 tuần trở lên).
 Tiêu chuẩn loại trừ
- Sản phụ ≥ 20 tuổi.
- Tuổi thai < 23 tuần.


ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 Phương pháp nghiên cứu
 Thiết kế nghiên cứu
- Nghiên cứu hồi cứu kết hợp tiến cứu mô tả cắt ngang:
+ Từ 1/1/2011 đến 10/2013: Hồi cứu
+ Từ 1/11/2013 đến 6/2014: Tiến cứu
- Thu thập dữ liệu từ các hồ sơ bệnh án của những sản phụ đẻ tại
Bệnh viện Phụ sản Trung Ương theo tiêu chuẩn nghiên cứu.
 Cỡ mẫu nghiên cứu
- Theo mẫu thời gian
- Lấy toàn bộ hồ sơ bệnh án sản phụ dưới 20 tuổi đẻ tại Bệnh viện
Phụ sản Trung Ương từ tháng 1 năm 2011 đến tháng 6 năm 2014,
không bao gồm yếu tố loại trừ.


ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 Kỹ thuật thu thập số liệu
- Thu thập số liệu từ các bệnh án có sẵn từ tháng tại Bệnh
viện Phụ sản Trung ương từ tháng 1/2011 đến
tháng10/2013
- Từ 11/2013 đến6/2014 làm bệnh án và thu thập thông tin

theo yếu tố nghiên cứu do chúng tôi thiết kế.


×