BỘ GIÁO DỤC
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC
VÀ ĐÀO TẠO
VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
VIỆN SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT
ĐỖ THỊ NHƯ UYÊN
NGHIÊN CỨU KHU HỆ CHIM
VƯỜN QUỐC GIA TRÀM CHIM VÀ ĐỀ XUẤT
CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ, BẢO TỒN
Chuyên ngành: Động vật học
Mã số: 62.42.01.03
LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC
Hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Cử
PGS. TS. Lê Đình Thủy
Hà Nội - 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
trong luận án hoàn toàn trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất
cứ công trình khoa học nào khác.
Tác giả
Đỗ Thị Như Uyên
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận án, tôi đã nhận được sự hướng dẫn khoa học,
sự chỉ bảo tận tình của TS. Nguyễn Cử và PGS. TS. Lê Đình Thủy; tôi xin được gửi
đến các Thầy những tình cảm thiêng liêng và lòng biết ơn sâu sắc nhất.
Tôi xin gửi lời cảm ơn trân trọng đến Ban lãnh đạo Viện, Bộ phận hợp tác
quốc tế và Đào tạo, Phòng động vật học Có xương sống, Phòng Bảo tàng động vật Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình thực hiện đề tài.
Trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm Khoa Sư phạm Hóa - Sinh
– KTNN, Trường Đại học Đồng Tháp đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình
học tập.
Xin cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của các thầy cô giáo trong Tổ bộ môn Động
vật, Khoa Sư phạm Hóa - Sinh - KTNN, Trường Đại học Đồng Tháp.
Trong thời gian thực hiện luận án, tôi đã nhận được những ý kiến đóng góp
quý báu của các nhà khoa học: GS. TSKH. Đặng Huy Huỳnh, PGS. TS. Lê Xuân
Cảnh, PGS. TS. Nguyễn Xuân Đặng, GS. TS. Lê Vũ Khôi, PGS. TS. Nguyễn Lân
Hùng Sơn, PGS. TS. Lê Nguyên Ngật, TS. Vũ Đình Thống, TS. Lê Mạnh Hùng,
TS. Nguyễn Quảng Trường, TS. Hoàng Ngọc Thảo. Tôi xin chân thành cảm ơn các
nhà khoa học về những ý kiến đóng góp đó.
Xin trân trọng cảm ơn Ban quản lý, các cán bộ Kiểm lâm của VQG Tràm
Chimvà người dân địa phương đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình thực
hiện đề tài.
Xin được tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới ba, mẹ, anh, chị, em, chồng, con và
những người thân của tôi đã hết lòng động viên, tạo mọi điều kiện giúp tôi vượt qua
khó khăn để hoàn thành đề tài này.
Một lần nữa, tôi xin trân trọng cảm ơn tất cả!
Ngày 20 tháng 07 năm 2014
7
Đỗ Thị Như Uyên
MỤC LỤC
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BQL
Ban quản lý
CITES
Công ước quốc tế về buôn bán các loài hoang dã nguy cấp
CNA
Đánh giá nhu cầu bảo tồn
CR
Critically - Rất nguy cấp
DD
Data deficient - Thiếu dẫn liệu
ĐBSCL
Đồng bằng sông Cửu Long
ĐDSH
Đa dạng sinh học
ĐNN
Đất ngập nước
EN
Endangered - Nguy cấp
EBA
Vùng chim đặc hữu (Endemic Bird Area)
ICF
Tổ chức Sếu Quốc tế
IUCN
Tổ chức thiên nhiên quốc tế
KBT
Khu bảo tồn
KBTTN
Khu bảo tồn thiên nhiên
KT - XH
Kinh tế xã hội
KVNC
Khu vực nghiên cứu
LR
Lower risk - Ít nguy cấp
PCCCR
Phòng cháy chữa cháy rừng
NT
Near threatened - Sắp bị đe dọa
SĐVN
Sách Đỏ Việt Nam 2007
UBND
Uỷ ban nhân dân
VCF
Quỹ bảo tồn Rừng đặc dụng Việt Nam
VCQT
Vùng chim quan trọng
VQG
Vườn quốc gia
VU
Vulnerable - Sẽ nguy cấp
WWF
Quỹ Quốc tế về bảo vệ thiên nhiên
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
1
MỞ ĐẦU
Để thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia về ĐDSH, thực hiện chiến lược
bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước Việt Nam, đồng thời góp
phần xây dựng và phát triển hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN)Việt Nam
nhằm quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo tồn các loài hoang dã bị đe
dọa tuyệt chủng, từ năm 1986 tại huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp. Khu bảo vệ
Sếu đã được thành lập, đến năm 1994 chuyển thành KBTTN Tràm Chim và từ năm
1998 chuyển thành VQG Tràm Chim [60]. Năm 2012, VQG Tràm Chim được công
nhận là khu Ramsar thứ 4 ở Việt Nam.
Khu Ramsar Tràm Chim - nơi bảo tồn loài Sếu đầu đỏ (Grus antigone
sharpii) ở Việt Nam đã và đang được nhiều tổ chức BTTN quốc tế hết sức quan
tâm, đặc biệt là tổ chức Sếu Quốc tế (ICF). Với tổng diện tích khoảng 7.313 ha,
trong đó, gần 3.000 ha rừng tràm và khoảng 1.000 ha là nơi sinh sống của các loài
thực vật hoang dã khác còn tồn tại ở đây như lúa trời, sen, súng và cỏ năng…[29].
Trong đó, cỏ năng là loài cây duy nhất cung cấp nguồn thức ăn cho Sếu đầu đỏ.
VQG Tràm Chim ngày nay là hình ảnh còn lại của vùng Đồng Tháp Mười
xưa kia. Đây là nơi cư trú của hầu hết các loài chim nước của vùng đồng bằng sông
Cửu Long (ĐBSCL), một số loài thú phổ biến và nhiều loài lưỡng cư, bò sát, các
loài cá và các loài thủy sinh vật khác.
Thành phần loài chim của VQG Tràm Chim khá phong phú, với nhiều loài
đã và đang bị đe doạ tuyệt chủng ở mức độ khác nhau, như Sếu đầu đỏ (Grus
antigone sharpii), Ô tác (Houbaropsis bengalensis), Già đẫy lớn (Leptoptilos
dubius),
Già
đẫy
java
(Leptoptilos
javanicus),
Giang
sen
(Mycteria
leucocephala), Cò quăm lớn (Thaumatibis gigantea), Quắm đen (Plegadis
falcinellus); Cò nhạn (Anastomus oscitans), Cổ rắn (Anhinga melanogaster), Cốc
đế (Phalacrocorax carbo) và Cốc đế nhỏ (Phalacrocorax fuscicollis), Quắm đầu
đen (Threskiornis melanocephalus), Chàng bè (Pelecanus philippensis), Rồng
rộc vàng (Ploceus hypoxanthus) v.v…. Đây là những loài có ý nghĩa bảo tồn
2
quan trọng đối với Việt Nam, khu vực châu Á và trên thế giới.Trong đó, loài Sếu
đầu đỏ hay Sếu cổ trụi, được coi là loài biểu tượng của VQG Tràm Chim.
,Tuy nhiên, khu hệ chim ở VQG Tràm Chim vẫn chưa được nghiên cứu
đầy đủ.khu hệ chim ở đâyđang phải chịu nhiều áp lực và bị đe dọa nghiêm trọng
về nhiều mặt như suy giảm và thu hẹp vùng cư trú, nơi kiếm ăn, số lượng cá thể
v.v; đe dọa nghiêm trọng đến sự tồn tại tài nguyên chim hoang dại trong VQG và
trong toàn vùng.
Để duy trì và phát triển bền vững ĐDSH khu hệ chim hoang dã ở VQG Tràm
Chim, cần có những hiểu biết đầy đủ hơn vè tính đa dạng loài, các giá trị bảo tồn,
cũng như các áp lực, đe dọa đến khu hệ chim. Việc tăng cường điều tra nghiên cứu
làm cơ sở khoa học cho các giải pháp quản lý bảo vệ và phục hồi các sinh cảnh tự
nhiên, số lượng các loài chim quý hiếm, có nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng đối với
vùng ĐBSCL và VQG Tràm Chim đang cấp thiết. Để góp phần thực hiện nhiệm vụ
cấp thiết đó, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu khu hệ chim Vườn Quốc gia
Tràm Chim và đề xuất các giải pháp quản lý, bảo tồn”. Phạm vi nghiên cứu của
đề tài được xác định bởi các mục tiêu và nhiệm vụ sau:
Mục tiêu của đề tài:
1. Xác định tính đa dạng về thành phần loài và độ phong phú của khu hệ chim
VQG Tràm Chim.
2. Xác định tầm quan trọng bảo tồn của khu hệ chim ở VQG Tràm Chim.
3. Xác định các đe dọa đối với khu hệ chim và đề xuất các giải pháp quản lí bảo
tồn khu hệ chim ở VQG Tràm Chim.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Điều tra nghiên cứu về thành phần loài của khu hệ chim VQG Tràm Chim
(chỉnh lý, bổ sung, xây dựng một danh lục chim đầy đủ và cập nhật nhất, phân tích
sự phân bố và độ phong phú của các loài, đặc biệt là các loài quan trọng về bảo tồn).
- Phân tích đánh giá tầm quan trọng bảo tồn của khu hệ chim ở VQG Tràm
Chim đối với vùng ĐBSCL.
3
- Điều tra, đánh giá hiện trạng quản lý bảo tồn, các áp lực và đe doạ đối với
khu hệ chim ở VQG Tràm Chim, đặc biệt là đối với các loài và nhóm loài có tầm
quan trọng bảo tồn.
- Từ các kết quả nghiên cứu, đề xuất các giải pháp quản lí bảo tồn và sử
dụng bền vững khu hệ chim ở VQG Tràm Chim.
Những đóng góp mới của đề tài:
- Tổng hợp, bổ sung, xây dựng danh lục chim của VQG Tràm Chim đầy
đủ hơn so với các kết quả điều tra nghiên cứu từ trước đến nay, trong số đó có 35
loài mới bổ sung cho Vườn, đồng thời có 3 loài mới được ghi nhận có vùng phân
bố ở Nam Bộ.
- Đề xuất các loài chỉ thị trong xây dựng kế hoạch giám sát đánh giá ĐDSH
chim và tác động của người dân của VQG vào thời gian tới.
- Các giải pháp về quản lý bảo tồn của Vườn đã được đề xuất bổ sung một
cách cụ thể, phù hợp và đầy đủ hơn nhằm tăng cường công tác quản lý, bảo tồn của
VQG, đặc biệt trong đó đã chú ý đến vai trò tham gia của các cộng đồng địa phương.
4
Chương 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn
1.1.1. Cơ sở khoa học
Nghiên cứu khu hệ động vật nói chung và khu hệ chim là việc làm có ý nghĩa
và cần thiết nhằm đánh giá tính đa dạng của các nhóm động vật ở mỗi KVNC. Một
khu hệ động vật được đặc trưng bởi các yếu tố: sự đa dạng về thành phần loài và
các đơn vị phân loại bậc cao; mối quan hệ về số lượng giữa các đơn vị phân loại,
các họ, giống, loài ưu thế; thành phần và tỉ lệ của các yếu tố địa lý có trong khu hệ.
Trên cơ sở đó để xác định được tính đặc trưng và nguồn gốc hình thành của khu hệ.
Trong cùng một khu phân bố địa lý động vật, sự tương đồng về mặt địa lý sẽ
dẫn tới giữa các KBTTN và VQG trong vùng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
Mỗi khu hệ đều có các loài hình thành tại chỗ, các loài phân bố rộng và các loài di
cư từ nơi khác đến; đồng thời tuỳ theo mức độ phân hoá điều kiện môi trường sống
giữa các khu hệ mà cấu trúc thành phần loài giống nhau nhiều hay ít.
VQG Tràm Chim là vùng đất ngập nước quan trọng của vùng ĐBSCL nói
riêng và Việt Nam nói chung đang rất được quan tâm để duy trì và bảo tồn ĐDSH,
nhất là khu hệ chim nước. Ở VQG Tràm Chim đã có các khảo sát về chim được tiến
hành năm 1996 và 1999. Tuy nhiên theo chúng tôi, những kết quả đó chưa phản ánh
hết được tính đa dạng khu hệ chim của VQG, cần phải có một kết quả phản ánh độ
ĐDSH khu hệ chim ở đây cụ thể. Nội dung của đề tài cũng giải quyết vấn đề này.
1.1.2. Cơ sở thực tiễn
Nghiên cứu khu hệ động vật cũng không thể tách rời với môi trường sống, đó
là sự phân bố của các loài gắn với các đặc điểm của môi trường, sinh cảnh sống.
Những biến đổi của môi trường có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của các loài
động vật và quyết định chiều hướng biến đổi của quần thể các loài trong khu hệ.
Xác định các tác nhân gây biến đổi tới môi trường sống cũng là một trong những
vấn đề quan trọng nhằm hạn chế được những ảnh hưởng bất lợi từ môi trường đến
các nhóm động vật. Để bảo vệ quần thể các loài động vật thì trước hết phải bảo vệ
5
môi trường sống, bảo tồn các dạng sinh cảnh mà ở đó các loài động vật đang sinh
sống. Đặc biệt là đối với các loài chim, trong các dạng sinh cảnh thì thảm thực vật
là một trong những yếu tố rất nhạy cảm vì đây là vùng kiếm ăn và cư trú của loài.
Do đó, ngoài việc nghiên cứu đa dạng loài thì cũng cần quan tâm đến bảo vệ sinh
cảnh sống của loài.
Các hoạt động sinh kế của con người như chặt phá tràm, bắt cá, chăn thả gia
súc, gia cầm, cháy rừng... có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến môi trường sống
của các loài. Dân số của 5 xã và thị trấn Tràm Chim nằm kề cận VQG là 31.229
người, chiếm 39% tổng số dân toàn huyện, với mật độ 410 người/km 2. Điều này đã
tạo áp lực lớn đối với VQG. Đặc biệt, hiện có 1.753 hộ với 8.987 nhân khẩu sống
dọc bờ kênh Phú Hiệp thuộc phạm vi VQG nên tác động của người dân ở đây là rất
lớn [43]. Chính vì vậy, việc xác định các mối đe dọa và các khu vực bị tác động
trong VQG là một trong những nhiệm vụ quan trọng, giúp BQL Vườn có những
biện pháp và kế hoạch quản lý thích hợp, có hiệu quả trong việc:
- Đánh giá tác động đến quần thể chim;
- Xác định khu vực ưu tiên bảo tồn, loài ưu tiên bảo tồn và hoạt động ưu tiên
bảo tồn ở VQG Tràm Chim
1.2. Lược sử nghiên cứu chim ở Việt Nam và khu vực nghiên cứu
1.2.1. Lược sử nghiên cứu chim ở Việt Nam
Nghiên cứu chim ở Việt Nam có thể chia làm hai thời kỳ chính là trước và
sau năm 1975.
a. Thời kỳ trước năm 1975
Thời kỳ này, các nghiên cứu về chim ở Việt Nam chủ yếu được tiến hành do
một số nhà khoa học nước ngoài như Linné (1758), Gmélin (1788), Lesson (1831)
và Bonaparte (1856), Pier M. (1872). Các kết quả ở thời kì này còn rất sơ lược.
Trong khoảng thời gian từ 1875 - 1877, Tirant D. G. đã sưu tầm được một sưu tập
chim khá lớn ở miền Nam Việt Nam gồm khoảng 1.000 tiêu bản với 353 loài [67].
Suốt thời gian sau đó, các nghiên cứu về chim ở Việt Nam đều do người
nước ngoài thực hiện trên cả vùng Đông Dương, trong đó có Việt Nam như nghiên
6
cứu của Oustalet M. E. và Germain R., 1905 - 1907 với công trình "Danh sách chim
miền Nam Nam Bộ". Ở miền Bắc Việt Nam có Boutan E. (1905) với các sưu tầm
chim ở vùng đồng bằng Bắc Bộ và một số điểm thuộc Hà Đông và vùng ven Hà
Nội.Tác giả đã ghi nhận được 90 loài và các dẫn liệu về sinh học của một số loài.
Năm 1918, lần đầu tiên một cuộc sưu tầm chim thực sự được tổ chức ở Đông
Dương dưới sự chỉ đạo của Kloss B. từ tháng 3 đến tháng 6 năm 1918 ở các vùng
Phan Rang, Langbiang. Kết quả đã thu thập được 1.525 tiêu bản của 235 loài và
phân loài, trong đó có 34 dạng mới cho khoa học [67].
Vào năm 1924, Delacour J. và Jabouille P. đã thu thập được hơn 2.000 tiêu
bản chim ở Quảng Trị, trong đó có 12 dạng mới. Cùng thời gian đó, Steven M. H.
đã sưu tầm được số lượng lớn tiêu bản chim ở vùng Tây Bắc Việt Nam với 219 loài
và phân loài cùng một số dẫn liệu sinh học và mô tả thêm 11 loài và phân loài chim
mới ở miền Bắc Việt Nam [67].
Năm 1931, Delacour J. và Jabouille P. xuất bản công trình gồm 4 tập về
chim Đông Dương với 954 loài và phân loài, kèm theo một số dẫn liệu chung về
đặc tính sinh học và phân bố của chúng, trong đó có đề cập đến các loài chim Việt
Nam [130, 131, 132, 133]. Đây là công trình tổng hợp từ kết quả điều tra nghiên
cứu chim của tác giả và một số người khác được tiến hành chủ yếu qua 5 cuộc điều
tra từ năm 1024 đến 1930. Trong khoảng thời gian từ năm 1926 đến 1945 có các
công trình nghiên cứu của Delacour và nhiều tác giả khác tại các tỉnh miền Bắc và
vùng Đông Bắc như ở Hà Tây, Hà Nội và một số nơi khác ở đồng bằng Bắc Bộ.
Trong đó đáng chú ý là các kết quả nghiên cứu về sinh học sinh thái của một số loài
chim ở Lào Cai (Sa Pa, Fan Si Pan), Lạng Sơn, Vĩnh Phúc (Vĩnh Yên, Tam Đảo) và
Bắc Kạn. Các kết quả nghiên cứu tiếp theo sau năm 1931 đến trước năm 1945 đã
được Delacour bổ sung lần cuối cho danh lục chim Đông Dương (1951) với 1.085
loài và phân loài [67].
Từ năm 1945, do chiến tranh công tác nghiên cứu chim bị gián đoạn và
chỉ được thực hiện trở lại từ sau năm 1957, sau khi hòa bình lập lại ở miền Bắc
Việt Nam.
7
Bắt đầu từ thời kỳ này, các tác giả Việt Nam có điều kiện tiến hành điều tra
nghiên cứu và đã có nhiều công trình được công bố. Năm 1961, Võ Quý, Trần Gia
Huấn khảo sát khu hệ chim vùng Chi Nê, tỉnh Hoà Bình đã thống kê được 137 loài
chim và chỉ ra sự phân bố của các loài theo sinh cảnh [65]; Võ Quý, Đỗ Ngọc Quang
(1965) sưu tầm chim ở vùng Bảo Lạc, Trùng Khánh (Cao Bằng) và Mẫu Sơn (Lạng
Sơn) [66]; Đào Văn Tiến, Võ Quý (1969) tiến hành điều tra tại Chợ Rã, Bắc Kạn, đã
ghi nhận được 102 loài thuộc 40 họ, 6 bộ [96].
Năm 1971, Võ Quý đã xuất bản sách "Sinh học của những loài chim thường
gặp ở Việt Nam", trong đó tác giả đã đề cập đến đặc điểm sinh học của 675 loài và
phân loài thường gặp ở miền Bắc Việt Nam [67]. Năm 1974, Đỗ Ngọc Quang và
cộng sự đã tổng kết điều tra chim tại các địa điểm khác nhau ở tỉnh Quảng Ninh,
đưa ra danh sách chim gồm 258 loài thuộc 53 họ, 19 bộ [tài liệu đánh máy].
b. Thời kỳ từ năm 1975 đến nay
- Các nghiên cứu về khu hệ chim:
Sau năm 1975, hàng loạt các công trình nghiên cứu về điều tra cơ bản tài
nguyên thiên nhiên ở nước ta, trong đó có khu hệ chim của nhiều vùng được công
bố dưới các hình thức khác nhau ở trong và ngoài nước.
Đáng chú ý ở giai đoạn này là chuyên khảo "Chim Việt Nam: Hình thái và
phân loại" với 2 tập xuất bản năm 1975, 1981 của Võ Quý. Công trình này đóng
góp rất lớn cho nghiên cứu chim của Việt Nam, bao gồm khóa định loại, mô tả đặc
điểm hình thái và phân bố của 1.009 loài và phân loài chim Việt Nam [68, 70]. Năm
1978, Võ Quý tiếp tục xuất bản cuốn “Đời sống các loài chim” [69]. Năm 1983,
Trương Văn Lã và Đỗ Ngọc Quang điều tra khảo sát chim ở tỉnh Thuận Hải [49].
Năm 1987, Võ Quý và cộng sự có công trình nghiên cứu về tính toán số lượng tuyệt
đối chim ở rừng ẩm nhiệt đới trong mùa sinh sản [71].
Năm 1995, Võ Quý, Nguyễn Cử xuất bản Danh lục chim Việt Nam. Đây
được xem là Danh lục đầy đủ nhất về chim Việt Nam với số loài hiện biết ở thời
điểm này là 828 loài thuộc 81 họ, 19 bộ, cùng với các đặc điểm về độ phong phú,
hiện trạng và phân bố của các loài [72]. Anita Pedersen, Lê Đình Thủy, Lê Trọng
Trải và Sanne S. N. (1996) nghiên cứu về chim di cư ở vùng ven biển đồng bằng
8
sông Hồng [112]; ở Việt Nam và Campuchia của Eames J. C. và Ericson P. G. P.
(1996) [136]; những ghi nhận về chim ở Việt Nam của Dymond J. N. (1998)
[135]. Cũng trong thời gian này, công tác nghiên cứu điều tra làm cơ sở xây dựng
dự án đầu tư xây dựng các VQG, KBTTN được thực hiện:
Nhiều công trình được công bố như nghiên cứu về chim di cư ở khu bảo vệ
Xuân Thủy; nghiên cứu của Kempt N. và Dilger M. (1996) ở KBTTN Pù
Huống [165]; danh lục chim VQG Bạch Mã (1996) với 330 loài kèm theo sự phân
bố của các loài theo 5 dạng sinh cảnh chính, hiện trạng và độ phong phú các loài
[85]; danh lục chim VQG Cát Bà; khu hệ chim VQG Tam Đảo; xác định quần thể
chim di trú ở Thái Bình, Nam Định; vùng chim ven biển Quảng Ninh, Hải Phòng;
kết quả khảo sát chim vùng Đồng Sơn, Kỳ Thượng, Hoành Bồ... Nhiều kết quả điều
tra nghiên cứu về động vật và chim được tiến hành tại nhiều nơi trong cả nước, nhất
là vùng Trung Bộ Việt Nam và Tây Nguyên của các cán bộ Viện sinh thái và tài
nguyên sinh vật phối hợp với các tổ chức quốc tế như BirdLife, FFI, WWF, Frontier
v.v. [85].
Từ sau danh lục chim Việt Nam xuất bản lần đầu năm 1995 của Võ Quý và
Nguyễn Cử, các đợt điều tra tiếp theo đã bổ sung nhiều loài cho khu hệ chim Việt
Nam, một số loài chim mới cho khoa học được phát hiện tại Tây Nguyên như
Khướu ngọc linh - Garrulax ngoclinhensis (Eames et al, 1999) [155]; Khướu vằn
đầu đen Actinodura sodangorum (Eames Trai, N. Cử, 1999) [156]; Khướu kon ka
kinh Garrulax konkakinhhensis (Eames Eames, 2001) [157]. Một số loài và phân
loài chim khác mới được phát hiện cho khoa học cũng như một số loài chim đặc
hữu của Việt Nam được tìm thấy lại sau nhiều thập niên không có thông tin như Gà
so cổ hung (Arborophila davidi), Mi núi bà (Crocias langbianis), Gà lôi lam mào
trắng (Lophura edwardsi)…. Năm 2000, Nguyễn Cử, Lê Trọng Trải và Karen
Phillipps đã xuất bản cuốn "Chim Việt Nam" với số loài chim được ghi nhận đã
tăng lên 850 loài; trong đó, hơn 500 loài chim đã được mô tả và có hình vẽ màu
minh họa kèm theo [18]. Có thể nói đây là công trình có ý nghĩa lớn nhằm giúp các
nhà nghiên cứu chim Việt Nam có được tư liệu thiết thực phục vụ cho nghiên cứu
chim trên thực địa.
9
Các đợt nghiên cứu điều tra ĐDSH chim ở các VQG - KBTTN và các khu
vực bảo tồn khác trong cả nước tiếp tục được đẩy mạnh và các kết quả nghiên cứu
đã cho thấy tính đa dạng cao của khu hệ chim Việt Nam.
Năm 2000, Nguyễn Cử báo cáo về tình trạng bảo tồn của các loài chim ăn thịt ở
Việt Nam tại Hội nghị Quốc tế về chim ăn thịt lần thứ 2 tổ chức ở Indonesia [127].
Năm 2001, Nguyễn Cử đã công bố một số thông tin mới về kết quả điều tra
chim ở Việt Nam, có 19 loài chim được bổ sung cho khu hệ chim Việt Nam trong
thập niên 90 [21]. Tiếp theo đó, nhiều cuộc điều tra được tiến hành từ năm 2000 đến
2003 như nghiên cứu chim vùng núi cao Tây Côn Lĩnh tỉnh Hà Giang trong khuôn
khổ hợp tác giữa Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật với Bảo tàng Lịch sử Tự
nhiên Hoa Kỳ, kết quả có 146 loài cho khu vực [69].
Trong năm 2001, Trương Văn Lã công bố kết quả khảo sát tài nguyên chim
ở VQG Phong Nha - Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình gồm có 258 loài chim thuộc 54 họ,
18 bộ và phân tích sự phân bố các loài chim, cung cấp thông tin về các loài quý
hiếm và có giá trị bảo tồn [52]; Lê Đình Thuỷ nghiên cứu khu hệ chim ở Ea-so, huyện
Ea Ka, Đắk Lắk đã ghi nhận bước đầu có 158 loài chim thuộc 51 họ, 15 bộ [89].
Năm 2002 có các nghiên cứu của Tordoff A. W. về chim ăn thịt ở KBTTN
Hoàng Liên [173] và của Lê Mạnh Hùng về chim ăn thịt ở Việt Nam [140].
Lê Mạnh Hùng, Andrew W. Tordoff (2003) nghiên cứu khu hệ chim VQG
Lò Gò - Xa Mát (Tây Ninh) đã thống kê có 177 loài chim thuộc 49 họ, 16 bộ;
phân tích tình trạng bảo vệ các loài ở VQG này [35]. Nguyễn Cử (2003) đã đề
cập đến vấn đề quản lý, bảo tồn ĐDSH chim ở VQG Ba Bể, KBTTN Na Hang và
vùng phụ cận [22].
Trong năm 2004, nhiều kết quả nghiên cứu được công bố như kết quả khảo
sát chim khu vực đầm Ao Châu, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ của Lê Đình Thuỷ,
Ngô Xuân Tường gồm 71 loài chim thuộc 36 họ, 14 bộ và phân tích sự phân bố của
chim theo sinh cảnh cũng như độ phong phú của chúng [90]. Lê Mạnh Hùng công
bố kết quả bước đầu nghiên cứu thành phần loài chim của khu BTTN đề xuất Văn
Bàn (Lào Cai) gồm 156 loài chim thuộc 34 họ, 10 bộ; phân tích sự phân bố các loài
10
theo sinh cảnh và dẫn ra tình trạng bảo tồn của các loài chim ở khu đề xuất này
[36]. Lê Vũ Khôi, Đinh Thị Phương Anh nghiên cứu tính ĐDSH khu hệ chim khu
vực Nam Hải Vân (thành phố Đà Nẵng) xác định 124 loài thuộc 44 họ, 14 bộ và
phân tích hiện trạng các loài chim có ở đây [47]. Nguyễn Lân Hùng Sơn nghiên cứu
điều tra về ĐDSH các loài chim ở KBTTN đất ngập nước Vân Long (Ninh Bình) đã
thống kê được 72 loài chim thuộc 33 họ, 14 bộ, trong đó có 3 loài được ghi trong
SĐVN [85]. Nguyễn Lân Hùng Sơn, Mai Đình Yên công bố khu hệ chim ở Sóc
Sơn, Hà Nội gồm 60 loài thuộc 11 bộ, 32 họ và dẫn ra phân bố của các loài theo 3
dạng sinh cảnh chính [76].
Các tác giả Đặng Huy Phương, Hoàng Minh Khiên, Lê Mạnh Hùng, Nguyễn
Quảng Trường (2004) có nghiên cứu bước đầu về điều tra khu hệ động vật có
xương sống trên cạn của khu vực núi Tây Côn Lĩnh (tỉnh Hà Giang) đã thống kê
được 90 loài chim thuộc 32 họ, 12 bộ [63]; Đặng Huy Phương, Lê Mạnh Hùng,
Đặng Huy Huỳnh (2004) nghiên cứu về hiện trạng khu hệ động vật (thú, chim, bò
sát và ếch nhái) vùng núi cao huyện Văn Bàn (tỉnh Lào Cai), trong đó đã thống kê
có 156 loài chim thuộc 34 họ, 9 bộ [64].
Năm 2005, Nguyễn Lân Hùng Sơn, Steven R. Swan, Lê Hữu Oánh đưa ra
một số kết quả về ứng dụng phương pháp bẫy ảnh trong điều tra chim, thú ở KBT
loài và sinh cảnh Mù Cang Chải [77]. Trương Văn Lã, Ngô Xuân Tường, Lê Đình
Thủy (2005) nghiên cứu về đa dạng chim ở vùng núi Yên Tử thuộc hai huyện Sơn
Động và Lục Nam (tỉnh Bắc Giang) thống kê được 163 loài chim thuộc 49 họ, 15
bộ; trong đó có 21 loài được xác định là những loài quý hiếm [53]. Lê Mạnh Hùng,
Nguyễn Cử (2005) có công trình về chim ăn thịt ở các khu vực Tam Đảo, Xuân
Thủy, Cúc Phương và Vũ Quang, kết quả ghi nhận 1984 cá thể thuộc 21 loài [141].
Lê Xuân Cảnh và Vũ Đăng Quý (2005) nghiên cứu hiện trạng của khu hệ động vật
có xương sống trên cạn (thú, chim, bò sát, ếch nhái) ở VQG Bái Tử Long đã thống
kê được 119 loài chim thuộc 37 họ, 14 bộ [6].
Trong năm 2006, Ngô Xuân Tường, Trương Văn Lã có nghiên cứu về thành
phần loài chim ở VQG Cát Tiên, tỉnh Đồng Nai, kết quả xác định được 348 loài
11
chim thuộc 64 họ, 18 bộ, trong đó có 45 loài quý hiếm và 4 loài đặc hữu cho Việt
Nam [103]. Lê Đình Thủy (2006) công bố dẫn liệu bước đầu về tài nguyên chim
của tỉnh Thái Nguyên đã thống kê được 138 loài thuộc 45 họ, 15 bộ [91]. Nguyễn
Lân Hùng Sơn, Nguyễn Thanh Vân (2006) công bố kết quả điều tra sơ bộ khu hệ
chim của VQG Xuân Sơn (tỉnh Phú Thọ) bằng phương pháp lưới mờ đã thu được
311 cá thể của 46 loài thuộc 11 họ, 4 bộ [85]. Nguyễn Cử và Nguyễn Trần Vỹ
(2006) báo cáo đánh giá về khu hệ chim vùng cảnh quan hành lang xanh, tỉnh Thừa
Thiên Huế [24]. Nguyễn Lân Hùng Sơn (2006) có dẫn liệu về âm sinh học của 3
loài chim được ghi âm ở VQG Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ [78].
Năm 2007, Lê Đình Thủy công bố 164 loài chim nước và chim di cư dưới
dạng sách chuyên khảo trong bộ sách Động vật chí Việt Nam [92]; Hoàng Trung
Thành, Nguyễn Thị Lan Anh, Nguyễn Xuân Huấn (2007) công bố những dẫn liệu
ban đầu về thành phần loài chim, thú vùng cửa sông Bạch Đằng, trong đó có 153
loài thuộc 43 họ, 13 bộ [84]; Ngô Xuân Tường (2007) nghiên cứu về thành phần
loài chim ở khu vực rừng huyện Lệ Thủy và Quảng Ninh (tỉnh Quảng Bình) gồm
129 loài thuộc 33 họ, 11 bộ [104]. Cũng trong năm này, Ngô Xuân Tường công bố
kết quả khảo sát ở Ta Bhing (huyện Nam Giang) và Quế Phước (huyện Quế Sơn),
tỉnh Quảng Nam gồm 120 loài thuộc 32 họ, 12 bộ, trong đó có 9 loài và phân loài
quý hiếm, đặc hữu cho Việt Nam hoặc Đông Dương [105]; Lê Mạnh Hùng, Nguyễn
Phương Lan (2007) công bố kết quả bước đầu nghiên cứu các loài chim ăn thịt di cư
tại VQG Tam Đảo (tỉnh Vĩnh Phúc) [35]. Lê Đình Thủy, Đặng Huy Phương, Hồ
Thu Cúc (2007) nghiên cứu ở khu du lịch sinh thái hồ Tuyền Lâm (tỉnh Lâm Đồng)
đã ghi nhận 134 loài chim thuộc 51 họ, 16 bộ [85]. Trương Văn Lã và cộng sự
(2007) nghiên cứu ở núi Tam Tao, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn thống kê được
188 loài thuộc 45 họ, 15 bộ cùng các loài quý hiếm, có giá trị bảo tồn [85].
Nguyễn Lân Hùng Sơn (2007) nghiên cứu ở VQG Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ
đã xác định được 257 loài thuộc 45 họ, 16 bộ, đồng thời đưa ra dẫn liệu về đặc điểm
sinh học, sinh thái của một số loài chim đặc trưng cho VQG [79].
12
Ngô Xuân Tường, Lê Đình Thủy (2008) công bố thành phần loài chim ở
VQG Pù Mát, tỉnh Nghệ An gồm 317 loài chim thuộc 49 họ, 14 bộ [106]. Nguyễn
Cử, Đỗ Thị Như Uyên (2008) đã cung cấp dẫn liệu về số lượng và sự biến động của
Sếu đầu đỏ Grus antigone sharpii Blanford, 1929 ở VQG Tràm Chim, huyện Tam
Nông, tỉnh Đồng Tháp [25].
Năm 2009, nhiều nghiên cứu về ĐDSH chim tiếp tục được công bố. Lê Đình
Thủy, Ngô Xuân Tường nghiên cứu thành phần loài chim ở các vùng đất ngập nước
tỉnh Vĩnh Phúc đã ghi nhận 96 loài thuộc 33 họ, 12 bộ [97]. Lê Mạnh Hùng (2009)
công bố kết quả nghiên cứu chim ăn thịt tại VQG Cúc Phương, tỉnh Ninh Bình gồm
30 loài, gồm 21 loài chim ăn thịt ban ngày và 9 loài ăn thịt ban đêm [39]. Các tác
giả Nguyễn Lân Hùng Sơn, Hoàng Thị Luyến, Đặng Thị Thu Hoài (2009) nghiên
cứu thành phần loài chim ở vườn chim Đạo Trù, tỉnh Vĩnh Phúc đã xác định có 40
loài thuộc 23 họ, 8 bộ trong bán kính 0,5 km xung quanh vườn [82]. Ngô Xuân
Tường, Lê Đình Thủy (2009) công bố thành phần loài chim di cư ở VQG Pù Mát,
tỉnh Nghệ An với 72 loài thuộc 22 họ, 6 bộ [107]. Nguyễn Trần Vỹ (2009) đã thống
kê có 127 loài thuộc 13 bộ, 31 họ tại lâm trường Lộc Bắc, huyện Bảo Lâm, tỉnh
Lâm Đồng [110] và 115 loài chim thuộc 13 bộ, 33 họ ở lâm trường Nghĩa Trung,
huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước [111]. Các tác giả Lê Mạnh Hùng, Lê Đình Thủy,
Ngô Xuân Tường đã thống kê, đánh giá tính ĐDSH khu hệ chim ở các VQG của
Việt Nam cũng như các loài quý hiếm có giá trị bảo tồn [85]. Trong thời gian này
còn có các nghiên cứu về sinh học sinh thái các loài: Nguyễn Lân Hùng Sơn, Hoàng
Thị Luyến (2009) cung cấp dẫn liệu về loài Cò xanh Butorides striata ở vườn chim
Đạo Trù, tỉnh Vĩnh Phúc [85]; nghiên cứu của Trounov V. L. và Nguyễn Văn Thịnh
về sinh thái học dinh dưỡng của các loài chim cu rốc (bộ Piciformes, họ
Capitonidae) tại các khu rừng bình nguyên miền Nam Việt Nam [98]. Đánh giá của
Lê Đình Thuỷ (2009) về tiềm năng tài nguyên chim phục vụ du lịch sinh thái ở
VQG Yok Đôn [93]. Trương Minh Luân, Nguyễn Thị Ngọc Ân (2009) công bố dẫn
liệu về số lượng cá thể, sinh cảnh sống, các chỉ tiêu môi trường nước cũng như các
hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của con người ảnh hưởng đến phân bố của loài
Sếu đầu đỏ Grus antigone ở huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang [58].
13
Nguyễn Cử (2009) đã công bố 52 loài mới bổ sung cho danh lục chim Việt
Nam, nâng tổng số loài chim hiện biết lên 880 loài [26]. Hoàng Ngọc Thảo (2009)
công bố danh lục chim ở KNTTN Pù Huống có 265 loài thuộc 51 họ, 15 bộ [85].
Gần đây nhất là các xuất bản Danh lục chim Việt Nam của Nguyễn Lân Hùng Sơn
và Nguyễn Thanh Vân (2011) [83] và sách Giới thiệu một số loài Chim Việt Nam
của Lê Mạnh Hùng (2012) [41].
Gần đây nhất, một số kết quả nghiên cứu về khu hệ cũng tiếp tục được công
bố trong năm 2013: Lê Duy và cs. ghi nhận khu hệ chim KBTTN Núi Ông tỉnh
Bình Thuận 142 loài thuộc 33 họ, 14 bộ [27]; Đồng Thanh Hải, Vũ Tiến Thịnh công
bố danh sách chim ở KBTTN Nam Nung, Đắk Nông có 173 loài [32]; Võ Tấn
Phong và cs. đã xác định bước đầu ở quần đảo Cù Lao Chàm có 52 loài chim thuộc
24 họ, 12 bộ [62]; Phùng Bá Thịnh và cs. có nghiên cứu về khu hệ chim KBTTN
Bình Châu - Phước Bửu đã công bố danh sách gồm 192 loài, thuộc 56 họ và 17 bộ
[86]; Lê Đình Thủy, Ngô Xuân Tường khảo sát khu hệ chim ở hệ sinh thái tự nhiên
vùng đồi núi xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương đã xác định được 147 loài chim, thuộc 50
họ và 16 bộ [95]; Ngô Xuân Tường và cs. thành phần loài chim ở rừng đặc dụng
Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội ghi nhận 98 loài chim thuộc 33 họ
của 11 bộ [108]...
- Các nghiên cứu về sinh học sinh thái các loài:
Năm 1987, Nguyễn Cử có công trình nghiên cứu phân tích so sánh về đặc
điểm sinh thái học các loài chim họ Chèo bẻo trong hệ sinh thái rừng nhiệt đới Kon
Hà Nừng thuộc Tây Nguyên [12]; tiếp theo đó là nghiên cứu về tập tính kiếm ăn
theo đàn hỗn hợp của loài Chèo bẻo cờ đuôi bằng Dicrurus remifer paracensis
cũng ở khu vực này [13].
Năm 1993, Trương Văn Lã, Lê Xuân Cảnh có tính toán số lượng loài gà rừng
tai trắng Gallus gallus gallus ở rừng nhiệt đới ẩm tại hai VQG Nam Cát Tiên (tỉnh
Đồng Nai) và Bạch Mã (tỉnh Thừa Thiên-Huế) [50]. Năm 1994, các tác giả Lê Đình
Thuỷ, Lê Xuân Cảnh, Lê Diên Dực tính số lượng loài Cò trắng Egretta garzetta và loài
Cốc đen Phalacrocorax niger ở sân chim Bạc Liêu, tỉnh Minh Hải [88].
14
Năm 1995, Trương Văn Lã, Đặng Gia Tùng, Nguyễn Thị Hà, Nguyễn Thị
Giao đã có nghiên cứu về khẩu phần thức ăn cho một số loài chim họ Trĩ
(Phasianidae) trong điều kiện nuôi [51]. Cũng trong năm này, Đặng Gia Tùng,
Trương Văn Lã đã công bố kết quả nghiên cứu về một số đặc điểm sinh sản loài Gà
lôi trắng Lophura nycthemera nycthemera trong điều kiện nuôi. Các tác giả đã đưa
ra những dẫn liệu về hiện tượng ghép đôi khoe mẽ, đẻ trứng, mùa thay lông, cũng
như quá trình phát triển bộ lông của Gà lôi trắng [99]. Theo hướng đó, Đặng Gia
Tùng và cộng sự cũng có công bố về những kết quả đầu tiên trong nhân nuôi nhân
tạo loài Gà lôi lam đuôi trắng (Lophura hatinhensis) tại Vườn thú Hà Nội [100].
Lê Mạnh Hùng, Nguyễn Mạnh Hà (2007) nghiên cứu về hiện trạng phân bố
loài Gà so cổ hung (Arbrophila davidi) tại tỉnh Bình Phước [38]. Nguyễn Lân Hùng
Sơn (2007) công bố kết quả nghiên cứu về sinh thái, sinh học của các loài chim đặc
trưng ở VQG Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ cùng với kết quả nghiên cứu về đa dạng chim
của khu vực [79]. Nguyễn Lân Hùng Sơn, Nguyễn Thanh Vân (2007) công bố
những dẫn liệu bước đầu về hình thái, sinh học, sinh thái, đáng chú ý là dẫn liệu về
âm sinh học của loài chim Lách tách má xám (Alcippe morrisonia) ở VQG Xuân
Sơn, tỉnh Phú Thọ [78].
- Các nghiên cứu về vấn đề về sử dụng, quản lý, bảo tồn nguồn tài
nguyên chim:
Nguyễn Cử (1995) công bố về các loài chim đặc hữu và vấn đề bảo vệ
ĐDSH chim tại Việt Nam với danh sách gồm 100 loài và phân loài chim đặc hữu.
Trong đó tác giả đề cập đến 3 vùng chim đặc (EBA) của Việt Nam được xác định
bởi Tổ chức BirdLife Quốc tế, mô tả sự phân bố và tình trạng bảo vệ của các loài
này [14]. Cũng trong năm này, Nguyễn Cử và cộng sự đã có kiến nghị thành lập
khu bảo vệ các loài Trĩ gồm Gà lôi lam mào đen Lophura imperialis và Gà lôi lam
mào trắng (Lophura hatinhensis) ở khu vực EBA rừng núi thấp miền trung [15].
Năm 1998, Nguyễn Cử giới thiệu về phân bố và tình trạng các loài chim ăn
thịt ở Việt Nam [126]. Trong Hội thảo ĐDSH Bắc Trường Sơn lần thứ hai năm
1999, các tác giả Nguyễn Cử và Nguyễn Thái Tự Cường phân tích về hiện trạng
15
chim vùng Bắc và Trung Trung bộ của Việt Nam, trong đó đề cập đến 82 loài và
phân loài chim đặc hữu của khu vực, các loài bị đe dọa cùng với sự phân bố, hiện
trạng của chúng [16]. Các tác giả Nguyễn Xuân Đặng, Trương Văn Lã (1999) phân
tích giá trị sinh học của khu vực Hinnamno - Phong Nha - Kẻ Bàng thông qua đánh
giá thành phần loài thực vật và các nhóm động vật có xương sống cũng như các loài
quý hiếm, loài đặc hữu của khu vực, trong đó có chim [30].
Trong năm 2001, Nguyễn Cử có công bố về các loài chim bị đe dọa ở
ĐBSCL, trong đó phát hiện 24 loài chim bị đe doạ ở các mức độ khác nhau, kèm
theo thông tin về hiện trạng và phân bố của chúng [20].
Năm 2013, Đặng Huy Huỳnh và Nguyễn Hữu Thắng xác định ở KBTTN Pia
Oắc có 267 loài chim thuộc 47 họ và 15 bộ, trong đó có 5 loài nguy cấp; đồng thời
cùng với việc xác định hiện trạng các nhóm động vật có xương sống khác (thú, bò
sát, ếch nhái) làm cơ sở để góp phần nâng hạng KBTTN Pia Oắc thành VQG Phia
Oắc - Phia Đén [45].
Ngoài các nghiên cứu trên, một số nghiên cứu ứng dụng các kỹ thuật hiện đại
trên đối tượng các loài cũng được thực hiện như nghiên cứu tính đa hình gen
Melanocortin-1 recepter (MCR1) ở chim Yến hàng (Aerodramus fuciphagus) và
ứng dụng kỹ thuật PCR để xác định giới tính loài chim này của Hồ Thị Loan, Đặng
Tất Thế, Nguyễn Giang Sơn, Nguyễn Lân Hùng Sơn (2013) [55, 56].
Có thể nói nghiên cứu chim ở Việt Nam đã được tiến hành ở hầu hết các
vùng trong cả nước, nhất là ở các VQG, KBTTN; bên cạnh các nghiên cứu về khu
hệ, sinh học sinh thái các công trình đã hết sức chú ý đến công tác bảo tồn.
1.2.2. Sơ lược về tình hình nghiên cứu chim ở đồng bằng sông Cửu Long và
VQG Tràm Chim
ĐBSCL có vai trò hết sức quan trọng đối với các loài chim nước và chim di
cư, trong đó các sân chim được coi là nơi cư trú chính của chúng. Từ sau ngày miền
Nam giải phóng đến nay, khu hệ chim ĐBSCL trong đó có khu hệ chim nước đã
được nghiên cứu bởi nhiều tác giả như: Võ Quý và cs (1983 - 1984); Võ An Hà và
Nguyễn Đỉnh Điền (1985) [31]; Lê Đình Thủy (1985, 1992); Lê Diên Dực (1990);
16
Đỗ Tước và Lê Trọng Trải (1996) [102]. Các nghiên cứu trên tập trung vào thống
kê thành phần loài, các loài bị đe dọa, một số đặc điểm phân bố, số lượng cá thể ở
các sân chim.
Năm 1999, tại ĐBSCL, tổ chức BirdLife International tại Việt Nam hợp tác
với Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật đã tiến hành đề tài: “Bảo tồn các vùng
đất ngập nước quan trọng ở ĐBSCL”, nhằm mục đích xác định, đánh giá và bảo tồn
các vùng đất ngập nước quan trọng ở ĐBSCL. Kết quả đã ghi nhận tại ĐBSCL có
194 loài chim, trong đó có 73 loài chim nước [68]. Nguyễn Cử (2000) điều tra 30
sân chim ở ĐBSCL. Trong đó, tác giả mô tả số loài, số cá thể cũng như tình hình
quản lý và bảo vệ của từng sân chim [17].
Tuy nhiên, nghiên cứu về sinh thái học chim còn bị hạn chế nhiều. Công
trình nghiên cứu của Lê Đình Thủy (1995) [88] và Trương Văn Phúc (1998) nghiên
cứu ở sân chim Bạc Liêu là các tài liệu đầu tiên đề cập đến sinh thái học của một số
loài chim nước.
Trong năm 1996, Larsen B. E. nghiên cứu về mối tương quan của 10 loài
chim trong khu vực với hệ thực vật và chế độ nước trong VQG, đặc trưng là Cò lửa
(Ixobrychus cinnamomeus) [160].
Được sự hỗ trợ của Câu lạc bộ chim Phương Đông (Oriental Bird Club), năm
1999 Nguyễn Văn Hùng đã điều tra sự phân bố và số lượng của loài Ô tác
(Houbaropsis bengalensis), ghi nhận 4 cá thể Ô tác xuất hiện ở Vườn vào mùa khô
và phân bố ở gần trạm Phú Đức [19].
Nghiên cứu khu hệ chim của VQG Tràm Chim, đã có các tác giả Larsen
(1996) ghi nhận 181 loài [160] và Buckton (1999) đã ghi nhận 86 loài [122]. Theo
các kết quả điều tra, VQG Tràm Chim được xếp hạng ưu tiên thứ 2 trong 10 vùng
đất ngập nước của ĐBSCL [43].
Cùng với việc nghiên cứu bảo vệ quần thể Sếu đầu đỏ, khu hệ chim VQG
Tràm Chim cũng được nhiều người quan tâm điều tra nghiên cứu. Ngoài tổ chức
ICF đã có một số cán bộ khoa học từ các cơ quan nghiên cứu trong nước, các Tổ
chức Quốc tế và cán bộ của VQG Tràm Chim cùng những người yêu thiên nhiên đã
đến Tràm Chim để tìm hiểu Sếu đầu đỏ và khu hệ chim ở đây.