Tải bản đầy đủ (.doc) (65 trang)

THỰC TRẠNG CÔNG tác QUẢN lý HOẠT ĐÔNG KINH DOANH tại CÔNG TY TNHH TM CƯỜNG THỊNH VƯỢNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (351.37 KB, 65 trang )

Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

1
Khoa Kế Toán Kiểm Toán

MỤC LỤC
MỤC LỤC.................................................................................................................................................................1
1.1.2 Nhiệm vụ chính và nhiệm vụ khác của công ty TNHH Cường Thịnh Vượng..................................6
1.1.3 Một số chỉ tiêu kinh tế của công ty TNHH TM Cường Thịnh Vượng trong 3 năm gần đây............8
1.2. Mô hình tổ chức quản lý của Công ty TNHH TM Cường Thịnh Vượng..................................................9
1.2.1.SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY CÔNG TY TNHH TM CƯỜNG THỊNH VƯỢNG:.........................9
1.2.2. Chức năng, quyền hạn nhiệm vụ của từng bộ phận:.......................................................................10
1.2.3 Mối quan hệ giữa các bộ phận quản lý:...........................................................................................11
1.3. Tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh..................................................................................................11
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐÔNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH TM
CƯỜNG THỊNH VƯỢNG...................................................................................................................................18
2.1. Nội quy, quy chế của đơn vị, thỏa ước lao động tập thể.......................................................................18
2.1.1. Thời gian lao động..........................................................................................................................18
2.1.2. Sử dụng điện thoại - tác phong – trang phục..................................................................................18
2.1.3.Trật tự và an toàn lao động..............................................................................................................19
2.1.4. Ý thức tổ chức và giao tiếp với khách hàng – đồng nghiệp............................................................20
2.1.5. Kiểm tra hàng hóa nhập kho và xuất bán – kiểm tra hàng tồn kho...............................................21
2.1.6. Khen thưởng và kỷ luật..................................................................................................................21
2.2.2. Hoạt động mua, bán, sử dụng, dự trữ vật tư hàng hóa....................................................................25
Theo quy định tại luật bảo hiểm XH 58/2014/QH13 thì mức đóng bảo hiểm xã hội trong năm tới cũng
sẽ được điều chỉnh tăng thêm 2%, cụ thể như sau:...................................................................................27
2.2.4. Kế toán về quản lý bán hàng, cung cấp dịch vụ.............................................................................29
 Chuẩn mực kế toán số 14 (Ban hành và công bố theo quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31
tháng 12 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính)....................................................................................29
Mục đích của chuẩn mực này là quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp kế toán doanh
thu và thu nhập khác, gồm: Các loại doanh thu, thời điểm ghi nhận doanh thu, phương pháp kế toán


doanh thu và thu nhập khác làm cơ sở ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính........................................29
+ Lãi chuyển nhượng vốn (trừ trường hợp chuyển nhượng vốn quy định tại Điểm c Khoản 4 Điều 16
của Quy chế tài chính), lãi bán ngoại tệ, chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ của hoạt động kinh doanh
xác định khi các giao dịch hoặc nghiệp vụ hoàn thành............................................................................36
2.2.5. Kế toán thuế và thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước........................................................36
 Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 16/2013/TT-BTC hướng dẫn gia hạn nộp thuế giá trị gia tăng;
giảm tiền thuê đất,… theo Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 07/01/2013 của Chính phủ......................36
2.3. Thực trạng vận dụng hệ thống chứng từ, tài khoản, sổ kế toán trong hạch toán kế toán bán hàng tại
công ty TNHH TM Cường Thịnh Vượng.......................................................................................................38
2.3.2. Các phương thức bán hàng và phương thức thanh toán.................................................................39
2.3.2.2. Các phương thức thanh toán....................................................................................................40
2.3.2.3. Chứng từ kế toán sử dụng........................................................................................................40
2.3.2.4. Những tài khoản sử dụng chủ yếu trong qua trình bán hàng...................................................40
2.3.3.Thực trạng công tác kế toán bán hàng tại Công ty TNHH TM Cường Thịnh Vượng.....................42
MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY
TNHH TM CƯỜNG THỊNH VƯỢNG..............................................................................................................60
3.1.Một số nhận xét về thực trạng tổ chức công tác kế toán tại công ty.....................................................60
3.1.1.Ưu điểm..........................................................................................................................................60
3.1.2.Nhược điểm.....................................................................................................................................62

Lê Thị Quỳnh ĐHKT3 K7
Báo Cáo Thực Tập Cơ Sở Ngành


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

2
Khoa Kế Toán Kiểm Toán

3.2.Một số đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán trong công ty...........................................................63

KẾT LUẬN.............................................................................................................................................................64

Lê Thị Quỳnh ĐHKT3 K7
Báo Cáo Thực Tập Cơ Sở Ngành


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

3
Khoa Kế Toán Kiểm Toán

LỜI NÓI ĐẦU
Trong quá trình học tập và rèn luyện tại khoa Kế toán – Kiểm toán
trường ĐH Công nghiệp Hà Nội, chúng em đã được tiếp cận và trang bị cho
mình về lý luận, các học thuyết kinh tế, các bài giảng của thầy cô về các vấn
đề kế toán, tài chính và quản lý kinh doanh …Tuy nhiên, để có thể ứng dụng
kiến thức và kỹ năng có được từ các học phần đã được học ở trường, để
nghiên cứu thực tế các hoạt động quản lý và công tác hạch toán kế toán của
đơn vị, giúp cho chúng em có vốn kiến thức để nghiên cứu sâu hơn về
chuyên ngành kế toán và tích luỹ kiến thức tạo nền tảng vững chắc hơn khi ra
trường, nhà trường đã tạo điều kiện cho chúng em được tiếp cận với thực tế.
Từ đó kết hợp với lý thuyết mình đã học để có nhận thức khách quan đối với
các vấn đề xoay quanh những kiến thức về kế toán – kiểm toán.
Thực tập cơ sở ngành là cơ hội cho chúng em được tiếp cận với thực tế,
được áp dụng những lý thuyết mình đã học trong nhà trường, phát huy những
ý tưởng mà trong quá trình học chưa thực hiện được. Trong thời gian này,
chúng em được tiếp cận với tình hình hoạt động của doanh nghiệp, cũng như
có thể quan sát học tập phong cách và kinh nghiệm làm việc của các anh chị
đi trước. Điều này đặc biệt quan trọng đôí với những sinh viên chuẩn bị ra
trường như chúng em. Bên cạnh đó, chúng em đã một phần nào đó tích lũy

thêm kỹ năng về giao tiếp xã hội, quan hệ với đơn vị thực tập để thu thập tài
liệu cho việc viết báo cáo.
Khoảng thời gian thực tập 4 tuần tại Công ty TNHH TM Cường Thịnh
Vượng, được sự giúp đỡ tận tình của ban lãnh đạo, các anh chị cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp và sự hướng dẫn của giảng viên Th.s Đặng Thu
Hà đã giúp em nhanh chóng xác định cụ thể mục tiêu của bài báo cáo để tiếp
cận nhanh chóng về vấn đề thu thập số liệu từ công ty.

Lê Thị Quỳnh ĐHKT3 K7
Báo Cáo Thực Tập Cơ Sở Ngành


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

4
Khoa Kế Toán Kiểm Toán

Hoàn thành được báo cáo thực tập tốt nghiệp này, em xin được cám ơn
ban lãnh đạo, các anh chị cán bộ nhân viên Công ty TNHH TM Cường Thịnh
Vượng, đặc biệt xin chân thành cám ơn Th.s Đặng Thu Hà đã tận tình hướng
dẫn em.
Trong báo cáo thực tập, em đã cố gắng trình bày một cách ngắn gọn,
trung thực và chính xác về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công
ty TNHH TM Cường Thịnh Vượng. Dù đã có rất nhiều cố gắng xong báo cáo
thực tập này không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được ý kiến
đóng góp từ các thầy cô giáo, ban lãnh đạo và cán bộ phòng kế toán của công
ty cùng toàn thể các bạn sinh viên.
Sau đây em xin trình bày những nét tổng quát chung về bài báo cáo của
mình tại Công ty TNHH TM Cường Thịnh Vượng.
* Báo cáo thực tập của em bao gồm 3 phần :
Phần 1: Tổng quan chung về công ty TNHH TM Cường Thịnh

Vượng.
Phần 2: Thực trạng công tác quản lý, sản xuất, kế toán tại công ty
TNHH TM Cường Thịnh Vượng.
Phần 3: Những ý kiến nhận xét và ý kiến đề xuất nhằm cải tiến để
nâng cao hiệu quả công tác tổ chức quản lý, công tác tổ chức hạnh toán kế
toán tại công ty TNHH TM Cường Thịnh Vượng.

Lê Thị Quỳnh ĐHKT3 K7
Báo Cáo Thực Tập Cơ Sở Ngành


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

5
Khoa Kế Toán Kiểm Toán

PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH CƯỜNG THỊNH
VƯỢNG
1.1

Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty TNHH TM

Cường Thịnh Vượng
1.1.1 Thông tin chung về công ty TNHH TM Cường Thịnh Vượng
•Tên công ty viết bằng tiếng Việt: CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI
CƯỜNG THỊNH VƯỢNG
•Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài:
•Tên giao dịch viết tắt: CTY TNHH TM CƯỜNG THỊNH VƯỢNG
•Địa chỉ trụ sở chính: Nhà ông Hoàng Văn Cán, Tiểu khu 2, Thị trấn Hà
Trung, Huyện Hà Trung, Tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam.

•Điện thoại: (037)3624322
•Email:
•Ngành, nghề kinh doanh:

Fax: (037)3624322

STT Tên ngành
1
Bán buôn tổng hợp
2
Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình
Chi tiết: Kinh doanh đồ gỗ nội thất, chăn ga gối đệm;
Kinh doanh đồ điện dân dụng (Quạt, nồi cơm điện)
Kinh doanh hàng bóng đèn, phích nước rạng đông
3
Vận tải hàng hóa đường bộ
4
Bán buôn chuyên doanh khác chưa được phân vào

Mã ngành
4690(chính)
4649

4933
4669

đâu
Chi tiết: Kinh doanh hàng nhôm, hàng inox, Nilon
phục vụ nông nghiệp
•Mã số thuế: 2801656196

•Vốn điều lệ: : 3.800.000.000 VNĐ


Công ty TNHH CƯỜNG THỊNH VƯỢNG thành lập và hoạt động

theo luật doanh nghiệp và các quy định hiện hành của Nhà nước Cộng Hoà
Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Công ty hoạt động theo chế độ hạch toán kinh
tế độc lập, có tư cách pháp nhân, có tài khoản ngân hàng.
 Được thành lập vào 2011, với quãng thời gian 4 năm là quãng thời
gian đủ để một doanh nghiệp khẳng định sự tồn tại và phát triển ổn định.Với
Lê Thị Quỳnh ĐHKT3 K7
Báo Cáo Thực Tập Cơ Sở Ngành


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

6
Khoa Kế Toán Kiểm Toán

phương châm chất lượng, lòng tin và thương hiệu của mình trên thị trường,
trong quá trình hội nhập với nền kinh tế quốc tế và thị trường cạnh tranh khốc
liệt công ty không ngừng phát triển và đa dạng hóa các ngành nghề kinh
doanh.
1.1.2 Nhiệm vụ chính và nhiệm vụ khác của công ty TNHH Cường
Thịnh Vượng
 Công ty TNHH Cường Thịnh Vượng được thành lập và đi vào hoạt
động từ ngày 18/01/2011 với phương châm : “Đồng hành cùng gia đình Việt”
nhằm mang đến cho người tiêu dùng sản phẩm đồ dùng gia đình tiện nghi, giá
rẻ và là cầu nối trực tiếp giữa nhà sản xuất với người tiêu dung.



Khai trương ngày 24/02/2011 tại 106 thị trấn Hà Trung, công ty

TNHH TM Cường Thịnh Vượng là một trong những nhà phân phối bán buôn,
bán lẻ và dịch vụ đường bộ có quy mô lớn tại Thanh Hóa. Với tổng diện tích
hơn 3000m2 cùng hơn 5.000 sản phẩm chính hãng về Đồ dùng gia đình Điên gia dụng - Nhôm - Inox - Chăn ga gối đệm... Công ty được đánh giá là
một trong những nơi mua sắm, đầu tư tin cậy của người tiêu dùng, các đại lý
và các tổ chức kinh tế khác.


Tiêu chí phục vụ công ty TNHH TM Cường Thịnh Vượng : cùng

với sự mở rộng về quy mô, công ty còn khẳng định tầm vóc mới của mình với
phong cách bán hàng chuyên nghiệp, hiện đại với nhiều tiêu chí đạt chuẩn
quốc tế về phục vụ và chiến lược tạo dựng thương hiệu.


Hàng chính hãng: Với định hướng chỉ kinh doanh hàng chính

hãng công ty chỉ phục vụ những sản phẩm chất lượng từ các thương hiệu nổi
tiếng hàng đầu như: Sông Hồng, Everons, Rạng Đông,…..với chế độ bảo
hành chu đáo. Công ty cũng thực hiện cam kết chất lượng sản phẩm, chế độ
chăm sóc khách hàng tốt nhất và dịch vụ đổi hàng để chắc chắn mỗi khách
hàng đến công ty đều hoàn toàn hài lòng với quyết định mua hàng của mình.
Lê Thị Quỳnh ĐHKT3 K7
Báo Cáo Thực Tập Cơ Sở Ngành


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội


7
Khoa Kế Toán Kiểm Toán



Giá luôn rẻ: Bằng vị thế và mối quan hệ thân thiết với các

thương hiệu lớn uy tín, công ty luôn mạng lại cho khách hàng mức giá tốt
nhất khi mua sản phẩm tại đây.
 Đa dạng hoá sản phẩm: Với vị thế là công ty có quy mô lớn và uy
tín trong tỉnh cũng như trong nước, sản phẩm bày bán tại công ty vô cùng đa
dạng với hơn 5.000 mặt hàng. Ngành hàng đồ dùng gia đình cung cấp các sản
phẩm Quạt điện, nồi cơm điện… của các thương hiệu hàng đầu thế giới và
hàng nhập khẩu. Nhiều sản phẩm mới, cao cấp với đặc tính nổi trội cũng được
công ty đưa đến tay người tiêu dùng.

Phong cách phục vụ và chế độ hậu mãi: Đến với công ty TNHH
Cường Thịnh Vượng, khách hàng sẽ cảm nhận được phong cách phục vụ tận
tình khi mua sắm trực tiếp tại công ty cũng như khi đặt mua về đại lý hay các
cửa hàng bán buôn, bán lẻ. Nếu khách hàng là các hộ kinh doanh đại lý hoặc
cửa hàng khi đặt mua hàng tại công ty sẽ được nhân viên và hệ thống xe chở
hàng giao hàng tận nơi, ngoài ra khách hàng còn được hưởng các ưu đãi về
chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán…

Mục tiêu phát triển của công ty TNHH TM Cường Thịnh Vượng:
Với định hướng hình thành công ty cung cấp đồ dùng gia đình, hàng hóa tổng
hợp…uy tín, vững mạnh, Công ty TNHH TM Cường Thịnh Vượng tập trung
mọi nguồn lực của mình để hình thành và phát triển rộng trên toàn quốc.

Lê Thị Quỳnh ĐHKT3 K7

Báo Cáo Thực Tập Cơ Sở Ngành


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội
1.1.3

Khoa Kế Toán Kiểm Toán

8

Một số chỉ tiêu kinh tế của công ty TNHH TM Cường Thịnh Vượng trong 3 năm gần đây

Bảng 1.1
BẢNG SO SÁNH CHỈ TIÊU
ĐVT: đồng
STT
1
2

Chỉ tiêu

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Doanh thu

8.560.672.22


10.426.552.534 10.382.329.969

Chênh lệch
2013/2012
2014/2013
1.865.880.302
(44.222.565)

Giá vồn hàng bán

8
8.250.977.90

10.064.154.903 10.013.949.429

1.813.176.995

(50.205.474)

38.882.404

9.126.509

1.390.787
41.951.090
10.397.773

33.110.954
2.379.938

70.929.293
15.604.444

0
1.390.787
12.430.117
3.017.530

33110954
989.151
8.978.203
.206.671

31.463.317

55.324.849

9.322.587

3.861.532

5
3

Chi phí quản lý kinh doanh

319.055.754

328.182.263


280.173.350
4
5
6
7

Thu nhập khác
Chi phí khác
LNKT trước thuế
Chi phí thuế TNDN

29.520.973
7.380.243

8

LNKT sau thuế
22.140.730

Lê Thị Quỳnh ĐHKT3 K7

Báo Cáo Thực Tập Cơ Sở
Ngành


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

9
Khoa Kế Toán Kiểm Toán


Nhận xét:
- Doanh thu năm 2013 tăng so với năm 2012 là 1.865.880.302 đ, chi phí
cũng tăng tương ứng là 1.813.176.995 đ. Lợi nhuận của công ty tăng
12.430.117 đ. Doanh thu năm 2014 so với năm 2013 giảm 44.222.565 đ và
chi phí cũng giảm 50.205.474 đ. Lợi nhuận năm 2014 tăng so vói năm 2013 là
28.978.203 đ.
- Lợi nhuận của năm sau tăng vọt so với năm trước chứng tỏ công ty làm
ăn có lãi, ngày càng phát triển và mở rông quy mô điều này hứa hẹn trong
tương lai không xa công ty sẽ khẳng định được thương hiệu trên thị trường
Việt Nam.
1.2. Mô hình tổ chức quản lý của Công ty TNHH TM Cường Thịnh
Vượng
1.2.1.SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY CÔNG TY TNHH TM CƯỜNG
THỊNH VƯỢNG:
Giám đốc

Phó Giám đốc

Phòng
kinh
doanh

Phòng
kế toán

Lê Thị Quỳnh ĐHKT3 K7
Báo Cáo Thực Tập Cơ Sở Ngành


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội


10
Khoa Kế Toán Kiểm Toán

1.2.2. Chức năng, quyền hạn nhiệm vụ của từng bộ phận:


Giám đốc

-Quyết định các phương án kinh doanh, dự án đầu tư, kế hoạch phát
triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hằng năm trong thẩm quyền và giới
hạn của mình.
-Kiến nghị bổ sung điều lệ của Công ty, giám sát, chỉ đạo giám đốc và
người quản lý khác trong điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của
Công ty.
- Là người điều hành và quyết định mọi hoạt động kinh doanh hằng
ngày của Công ty thông qua các phó giám đốc và các trưởng phòng ban.
- Là người chịu trách nhiệm trước pháp luật và hội đồng quản trị về
mọi hoạt động kinh doanh trong Công ty.
- Ban hành quy chế quản lý nội bộ của Công ty, ký kết các hợp đồng
lao động.


Phó giám đốc kinh doanh

-Giúp việc cho giám đốc, phụ trách phòng kinh doanh và có nhiệm vụ
lập kế hoạch, quản lý nguồn hàng vào và ra của Công ty.
-Giúp giám đốc xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh, phương án
kinh doanh hàng tháng, quý, năm.



Phòng kinh doanh

-Có chức năng trong việc triển khai thực hiện mục tiêu, phương hướng
hoạt động sản xuất do ban giám đốc đề ra.
-Báo cáo tình hình kinh doanh, tiêu thụ hàng hóa cho phó giám đốc kinh
doanh.
-Đề xuất các kiến nghị, giải pháp nhằm cải thiện tình hình tiêu thụ kinh
doanh để phù hợp với thực tế và yêu cầu của thị trường


Phòng kế toán

Lê Thị Quỳnh ĐHKT3 K7
Báo Cáo Thực Tập Cơ Sở Ngành


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

11
Khoa Kế Toán Kiểm Toán

-Quản lý tài sản, nguồn vốn, tổ chức hạch toán toàn bộ các hoạt động
kinh doanh của Công ty một cách hiệu quả.
-Thiết lập các văn bản biểu mẫu báo cáo kế toán tài chính, quy định
thống nhất cách ghi chép kế toán theo đúng chuẩn mực và quy định kế toán
hiện hành.
-Lập kế hoạch chi tiêu, tham mưu cho ban giám đốc, xây dựng các kế
hoạch tài chính.
1.2.3 Mối quan hệ giữa các bộ phận quản lý:

Các phòng ban nghiệp vụ ngoài chức năng, nhiệm vụ riêng của mình còn

chức năng tham mưu và giúp việc cho ban giám đốc, trực tiếp chịu điều
hành theo chức năng chuyên môn và chỉ đạo của ban giám đốc. Do vậy, các
phòng ban có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tạo ra bộ máy giúp việc hoàn
chỉnh cho Ban giám đốc.
1.3. Tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh
- Các cửa hàng của công ty trưng bày các sản phẩm hàng hóa tiêu dùng
đặc trưng. ở mỗi gian hàng được bày trí theo một phong cách riêng, nổi bật
cho từng loại mặt hàng.
- Về bán hàng: với hàng bán buôn, bán đại lý, bán hàng theo xe chở thì
công ty tiến hành lập hóa đơn ngay giao cho khách hàng hoặc giao cho xe để
xe giao cho khác hàng. Với hình thức bán lẻ tại cửa hàng, cuối ngày kế toán
lập bảng kê …
1.4.
Công tác kế toán.
1.4.1. Tổ chức bộ máy kế toán, phân công lao động kế toán.
Phòng kế toán được đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của ban giám đốc
công ty, có trách nhiệm tổ chức thực hiện và kiểm tra toàn bộ công tác kế
toán, tổng hợp các công tác thống kê tổ chức hướng dẫn, chỉ đạo bộ phận kế

Lê Thị Quỳnh ĐHKT3 K7
Báo Cáo Thực Tập Cơ Sở Ngành


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

12
Khoa Kế Toán Kiểm Toán


toán. Do chức năng nhiệm vụ khá phức tạp nên để phù hợp với đặc điểm sản
xuất kinh doanh và chế độ hạch toán kế toán thì bộ máy kế toán của công ty
được thực hiện tập trung như sau:
Sơ đồ 1.3

SƠ ĐỒ BỘ MÁY KẾ TOÁN
Kế toán
trưởng

Thủ quỹ

Kế toán
tiền lương

Kế toán
tiền mặt,
TGNH

Kế toán
hàng hóa

Phòng kế toán của công ty có các nhiệm vụ cụ thể sau:
- Thực hiện công tác phân tích hoạt động kinh tế và quyết toán tài chính
của công ty theo tháng, quý, năm…
- Lập kế hoạch thực hiện và tổ chức công tác thu chi tài chính, đề ra
phương pháp thực hiện kỷ luật thu nộp, thanh toán. Kiểm tra việc quản lý và
sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn. Phát hiện và ngăn chặn kịp thời, những hoạt
động tham ô, lãng phí, vi phạm chế độ chính sách quản lý tài chính, kỷ luật
kinh tế của nhà nước.
- Nghiên cứu, đề xuất và tổ chức thực hiện việc giao vốn, mở tài khoản

chuyên chi và phân cấp tài chính cho các cửa hàng trực thuộc. Lập quy trình
cho vay và thu hồi vốn với các đơn vị nhằm tăng khả năng tự chủ của các đơn
vị trong sản xuất kinh doanh.
- Theo dõi quản lý toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị
trực thuộc và của toàn công ty, chịu trách nhiệm toàn diện về nền tài chính
công ty.
Lê Thị Quỳnh ĐHKT3 K7
Báo Cáo Thực Tập Cơ Sở Ngành


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

13
Khoa Kế Toán Kiểm Toán

Chức năng, nhiệm vụ cụ thể của các thành viên phòng kế toán như sau:

 Trưởng phòng kế toán:
Có nhiệm vụ hướng dẫn chỉ đạo kiểm tra công việc do các kế toán viên
thực hiện, tổ chức hướng dẫn công tác hạch toán phụ thuộc đối với các đơn vị
trực thuộc, đồng thời chịu trách nhiệm trước giám đốc, cấp trên về các thông
tin do kế toán cung cấp.

 Kế toán hàng hoá.
Theo dõi, phản ánh chi tiết các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến quá trình
nhập, xuất hàng hoá.

 Kế toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền lương.
Chịu trách nhiệm quản lý quỹ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, theo dõi
chi tiết các nghiệp vụ liên quan tới tiền mặt, tiền gửi ngân hàng. Hạch toán

tiền lương cho công nhân viên.

 Thủ quỹ:
Có nhiệm vụ ghi sổ quỹ, thực hiện việc thanh toán với khách hàng,
nhà cung cấp, cán bộ công nhân viên công ty.

 Kế toán tiền lương – BHXH:
Theo dõi tình hình tăng, giảm lao động, tiền lương, tiền thưởng của công
ty, lập bảng thanh toán lương, BHXH, ghi sổ lương thanh quyết toán, tổng
hợp tiền lương toàn công ty.
1.4.2. Chế độ kế toán áp dụng:
1.4.2.1. Chính sách kế toán áp dụng tại doanh nghiệp
1. Kỳ kế toán: theo năm( thường là năm dương lịch): 01/01 đến 31/12
2. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: VNĐ
3. Chế độ kế toán áp dụng: Công ty áp dụng Chế độ Kế toán doanh
nghiệp ban hành theo Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14 tháng 09 năm
2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính.
4. Hình thức kế toán áp dụng: Áp dụng hình thức chứng từ ghi sổ
5. Phương pháp kế toán hàng tồn kho:
Lê Thị Quỳnh ĐHKT3 K7
Báo Cáo Thực Tập Cơ Sở Ngành


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

14
Khoa Kế Toán Kiểm Toán

- Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: Hàng tồn kho ghi nhận theo giá
gốc.

- Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: Bình quân gia quyền.
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho (kê khai thường xuyên hay kiểm
kê định kỳ): Kê khai thường xuyên.
6. Phương pháp khấu hao tài sản cố định đang áp dụng: Sử dụng phương
pháp khấu hao theo đường thẳng.
7. Nguyên tắc ghi nhận chi phí đi vay: Chi phí đi vay được ghi nhận vào
chi phí tài chính trong năm khi phát sinh.
8. Nguyên tắc ghi nhận chi phí phải trả:
9.Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận các khoản dự phòng phải trả:
10.Nguyên tắc ghi nhận chênh lệch tỷ giá hối đoái:
11. Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận doanh thu: Công ty tuân thủ
đầy đủ 5 điều kiện ghi nhận doanh thu bán hàng theo quy định tại Chuẩn mực
kế toán số
1.4.2.2. Hệ thống chứng từ kế toán, tài khoản kế toán, hình thức sổ
kế toán áp dụng trong doanh nghiệp.

 Tổ chức vận dụng chứng từ kế toán tại công ty
Hiện nay, công ty đang áp dụng chứng từ kế toán ban hành theo quyết
định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 của Bộ Tài Chính và các quyết
định sửa đổi bổ sung tính đến thời điểm hiện nay. Công ty áp dụng hầu hết hệ
thống chứng từ ban hành theo quyết định này trong đó sử dụng chủ yếu một
số chứng từ sau:
Chứng từ hướng dẫn: Bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương, giấy
đi đường, bảng kê trích nộp các khoản theo lương, bảng phân bổ tiền lương và
bảo hiểm xã hội, bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ, giấy đề nghị tạm ứng,
giấy thanh toán tiền tạm ứng, giấy đề nghị thanh toán…
Lê Thị Quỳnh ĐHKT3 K7
Báo Cáo Thực Tập Cơ Sở Ngành



Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

15
Khoa Kế Toán Kiểm Toán

Chứng từ bắt buộc: Phiếu thu, phiếu chi, hóa đơn giá trị gia tăng, bảng
kê thu mua hàng hóa mua vào không có hóa đơn.

 Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán
Công ty áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp do bộ tài chính ban hành
48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng bộ tài chính, là hệ thống
chế độ kế toán áp dụng thống nhất cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc
mọi thành phần kinh tế được thành lập và hoạt động theo luật doanh nghiệp
Việt Nam.

 Bộ sổ kế toán
Công ty TNHH TM Cường Thịnh Vượng áp dụng hình thức kế toán
“Chứng từ ghi sổ” nên bao gồm những loại sổ kế toán cơ bản sau:
•Chứng từ ghi sổ
•Sổ đăng kí chứng từ ghi sổ
•Sổ cái
•Sổ chi tiết nguyên vật liệu ,thành phẩm,hàng hóa
•Thẻ kho (Dùng kho vật liệu ,sản phẩm)
•Sổ chi phí sản xuất kinh doanh
•Sổ chi tiết tiền gửi ngân hàng,tiền vay,tiền mặt
•Sổ chi tiết thanh toán :Với người mua,người bán,thanh toán nội bộ
•Sổ lương của doanh nghiệp
•Sổ chi tiết tiêu thụ
•Bảng phân bổ nguyên vật liệu,dụng cụ
•Bảng cân đối số phát sinh

……
Ngoài những mẫu sổ theo quy định của nhà nước, phòng kế toán còn
lập một số bảng biểu riêng để phù hợp với tình hình hạch toán thực tế của

Lê Thị Quỳnh ĐHKT3 K7
Báo Cáo Thực Tập Cơ Sở Ngành


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

16
Khoa Kế Toán Kiểm Toán

công ty: Bảng tính giá thành, biên bản kiêm kê, báo cáo công nợ…những loại
chứng từ này phải báo cáo thường xuyên theo tháng, theo tuần hoặc bất cứ khi
nào lãnh đạo cần.Cuối mỗi tháng, kế toán trưởng phải làm một bộ báo cáo với
nội dung: các khoản thu chi tiền mặt,nhập xuất tồn NVL, công cụ dụng cụ
hàng hóa bảng tính giá thành…Kế toán tổng hợp tại phòng kế toán của công
ty cũng phải làm một bộ báo cáo với nội dung: tình hình thu chi tiền mặt tại
văn phòng,tiền gửi tiền vay: báo cáo công nợ, doanh thu, bảng cân đối phát
sinh báo cáo tài chính tháng…
Sổ sách của công ty TNHH TM Cường Thịnh Vượng được lập rất chặt
chẽ, có hệ thống và phù hợp với điều kiện của công ty nên thông tin kế toán
cung cấp cho lãnh đạo rất kịp thời, chính xác giúp lãnh đạo rất nhiều trong
việc đề ra những quyết định kinh doanh, quản lý.
Ngoài những mẫu sổ theo quy định của Nhà nước, phòng kế toán còn lập
một số bảng biểu riêng để phù hợp với tình hình hạch toán thực tế của công
ty: biên bản kiểm kê, báo cáo công nợ…
Báo cáo kế toán
Hằng ngày căn cứ vào các chứng từ gốc, kế toán ghi các nghiệp vụ kinh

tế phát sinh vào sổ cái, từ các số liệu trên sổ cái vào bảng cân đối số phát sinh,
từ các hoá đơn chứng từ vào các nhật ký chứng từ, bảng kê, bảng phân bổ, sổ
chi tiết; từ bảng phân bổ và sổ chi tiết vào bảng tổng hợp chi tiết; bảng tổng
hợp chi tiết kết hợp bảng cân đối số phát sinh để lập báo cáo kết quả kinh
doanh và bảng cân đối kế toán hàng quý; vào cuối năm lập thêm thuyết minh
báo cáo tài chính. Công ty không sử dụng báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
- Các báo cáo được lập của công ty bao gồm:
- Báo cáo kết quả kinh doanh
- Bảng cân đối số phát sinh
- Bảng cân đối kế toán
- Thuyết minh báo cáo tài chính

Lê Thị Quỳnh ĐHKT3 K7
Báo Cáo Thực Tập Cơ Sở Ngành


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

17
Khoa Kế Toán Kiểm Toán

Sơ đồ 1.4
SƠ ĐỒ TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN
THEO HÌNH THỨC KẾ TOÁN NHẬT KÝ CHUNG

Chứng từ kế toán

Nhật ký
đặc biệt


Sổ nhật ký
chung

Sổ cái

Sổ chi tiết

Bảng tổng
hợp chi tiết

Bảng cân đối
số phát sinh

Báo cáo tài chính

Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối kỳ
Quan hệ đối chiếu, kiểm tra

Lê Thị Quỳnh ĐHKT3 K7
Báo Cáo Thực Tập Cơ Sở Ngành


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

18
Khoa Kế Toán Kiểm Toán

PHẦN 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐÔNG KINH
DOANH TẠI CÔNG TY TNHH TM CƯỜNG THỊNH VƯỢNG
2.1. Nội quy, quy chế của đơn vị, thỏa ước lao động tập thể.
2.1.1. Thời gian lao động
Tất cả nhân viên công ty đều phải đến công ty trước 5 phút để sắp xếp
công việc . Thời gian làm việc 8 giờ một ngày, từ thứ hai đến chủ nhật
Do yêu cầu công việc nhân viên có thể làm thêm ngoài giờ theo sự phân
công của lãnh đạo và được hưởng lương làm thêm giờ .
*Giờ ca chính
- Sáng : Từ 7h30' đến 11h30'
- Chiều : Từ 1h00' đến 5h00'
* Giờ trực ca :
- Sáng : Từ 9h30’ đến 1h00’
- Chiều : Từ 4h30’ đến 9h30’
2.1.2. Sử dụng điện thoại - tác phong – trang phục
Do tính chất đặc thù công việc của công ty và để nắm bắt thông tin, xử
lý thông tin nhanh chóng. Tất cả nhân viên công ty phải biết sử dụng điện
thoại và phải cài đặt chế độ BÁO CUỘC GỌI NHỠ. Buổi tối phải sạc đầy
pin. Không được tắt điện thoại khi rời công ty rồi đỗ lỗi cho hoàn cảnh bị ...
tại ... này nọ .
- Trường hợp quên điện thoại hoặc do làm công việc không nghe hay
không thấy tin nhắn của lãnh đạo công ty, của đồng nghiệp hay của khách
hàng … đến khi mở máy thấy cuộc gọi nhỡ, hay xem thấy tin nhắn thì phải
điện thoại báo lại nguyên nhân hoặc trả lời tin nhắn.

Lê Thị Quỳnh ĐHKT3 K7
Báo Cáo Thực Tập Cơ Sở Ngành


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội


19
Khoa Kế Toán Kiểm Toán

Để thể hiện tính chuyên nghiệp nhân viên công ty phải mặc trang phục
lịch sự theo quy định của công ty ngoại trừ làm ca thứ bảy, chủ nhật ăn mặc
tự do nhưng không mặc quần cụt, không mặc quá lố lăng. Cụ thể như sau:
• Đối với Nam :
- Mùa hè : áo sơ mi, đóng thùng , đồng phục của công ty
-Mùa đông : công ty có trang phục mùa đông cho toàn thể nhân viên
• Đối với Nữ :
- Công ty có trang phục mùa hè và mùa đông đồng phục cho các nhân
viên nữ trong công ty.Do yêu cầu của tính chất công việc nên các nhân viên
nữ và nam phải:
- Không trang điểm màu mè son phấn lòe loẹt, phản cảm .
- Đối với nhân viên nam đầu tóc hớt gọn, không hớt đầu đinh, để đuôi
sam, không để tóc quá dài.
- Nam nữ không được để đầu tóc bù xù, lõm chỏm, móc lai, nhuộm tóc
nhiều màu hay cạo trọc …
- Đi lại nhẹ nhàng, không đi kéo lê dép, nói chuyện hòa nhã nơi công
cộng, không dùng lời lẽ khiếm nhã thiếu văn hóa với khách hàng, đồng
nghiệp.
- Không được dán hình xăm hoặc xăm mình.
- Phải đeo thẻ nhân viên từ nhà đến công ty và khi thực thi công việc.
2.1.3.Trật tự và an toàn lao động
- Không mang vật dụng dễ cháy nổ vào công ty, tuân thủ các quy định
về phòng cháy, chữa cháy.
- Không được làm việc riêng trong giờ làm việc, nếu rời vị trí làm việc
trên 15 phút thì phải báo với cấp trên trực tiếp.
- Khi lãnh đạo công ty đi vắng thì quyền quyết định tối cao về tài chính

là Kế Toán Trưởng, điều hành công việc theo thứ tự là Phó Giám Đốc,
Lê Thị Quỳnh ĐHKT3 K7
Báo Cáo Thực Tập Cơ Sở Ngành


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

20
Khoa Kế Toán Kiểm Toán

Trưởng bộ phận… Tất cả nhân viên công ty trực thuộc bộ phận nào phải tuyệt
đối chấp hành theo sự phân công của tổ chức không được dây dưa trốn tránh
công việc tìm nhẹ lánh nặng , nạnh hẹ nhau...
- Thể hiện nếp sống văn minh. Không được uống bia, rượu trong giờ
làm việc . Không được say xưa bỏ việc đi la cà qua đêm để người thân trong
gia đình hoặc cán bộ địa phương nơi cư trú đến công ty tìm. Khi có mùi men,
hạn chế tiếp xúc với khách hàng để tránh sự hiểu lầm.
- Nghiêm cấm bài bạc, cá độ … dưới mọi hình thức .
- Không được hút thuốc lá, hít, uống, tiêm chích thuốc lắc, chất gây nghiện .
2.1.4. Ý thức tổ chức và giao tiếp với khách hàng – đồng nghiệp
- Luôn tu chỉnh bản thân, tác phong đạo đức, ý thức tổ chức cao. Biết
yêu thương trẻ em cơ nhở, người già neo đơn, hiếu kính ông bà cha mẹ.
Không được tỏ thái độ bất kính với người trưởng thượng ... Tự giác làm tiếp
công việc với đồng nghiệp, tự tìm và tự làm công việc liên quan hằng
ngày không chờ kêu. Không được có thái độ dùng dằng khi thực hiện công
việc. Tác phong gương mẫu. Nếp sống văn minh, lành mạnh, có trách nhiệm
với công việc, có ý thức tổ chức tốt, biết quý trọng và bảo vệ của công, cây
trồng, vật nuôi ...
- Đối với đồng nghiệp và khách hàng phải biết phân biệt lớn nhỏ nói
năng hòa nhã, lễ phép .

- Giao tiếp với bạn bè, kỹ thuật của các công ty khác phải hòa đồng như
anh em một nhà nhưng phải khôn ngoan không ăn nhậu say sỉn la cà vì lợi ích
cá nhân tiết lộ thông tin của công ty, thông tin khách hàng, đối tác của công ty
hay kế hoạch công ty đang triển khai.
- Nhân viên bán hàng phải luôn niềm nở với khách hàng và phải xem
khách hàng như người thân đi xa mới về . Không được dửng dưng làm mặt

Lê Thị Quỳnh ĐHKT3 K7
Báo Cáo Thực Tập Cơ Sở Ngành


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

21
Khoa Kế Toán Kiểm Toán

lạnh, mặt ngầu với khách hàng dù bản thân đang có chuyện riêng không vui
cũng tránh cau có, quạu quạo cải vả với khách hàng
- Nhân viên kế toán phải có số điện thoại của cán bộ ngành thuế phụ
trách đơn vị mình và các ngành có liên quan… để nắm bắt kịp thời các văn
bản mới về thuế, văn bản pháp luật… Báo cáo đúng theo quy định của ngành
thuế và thực hiện đóng thuế môn bài, thuế thu nhập doanh nghiệp, đóng góp
quỹ phòng chóng bão lụt … nhanh chóng kịp thời theo quy định .
2.1.5. Kiểm tra hàng hóa nhập kho và xuất bán – kiểm tra hàng tồn kho
- Khi kiểm hàng hóa phát hiện hàng hóa của đối tác nào không đạt các
yêu cầu vừa nêu trên thì báo ngay cho đối tác đó. Nếu đối tác đó cố ý không
thực hiện đúng thì báo ngay cho lãnh đạo công ty ngưng nhập hàng. Đồng
thời dùng biện pháp khống chế tài chính để đảm bảo cho việc bảo hành những
sản phẩm đã nhập .
- Hàng xuất bán nhân viên văn phòng phải ra phiếu, vào sổ, nhập vào

máy tính thể hiện trả tiền mặt hay công nợ, xuất cho công ty, cửa hàng nào,
tên nhân sự giao hàng. Nếu là công nợ thì phải có chứng từ. Chứng từ phải thể
hiện tên, điện thoại chữ ký người mua. Xuất bán công nợ kế toán phải ghi vào
sổ trước giao hàng cho khách tránh tình trạng giao hàng trước vào sổ sách sau
đến khi có công việc làm liên tục sẽ quên luôn. Kỹ thuật đi giao hàng phải
mang tiền hoặc chứng từ công nợ về cho thủ quỹ. kế toán .
- Đối với kế toán kho và thủ kho phối hợp kiểm tra hàng hóa tồn kho
hằng ngày và báo hàng sắp hết mỗi ngày trước 5 giờ chiều.
- Khi nhập hàng kiểm tra giá sản phẩm, chất lượng mẫu mã sản phẩm
nào bất hợp lý so với đơn hàng trước đó thì báo ngay cho lãnh đạo công ty.
2.1.6. Khen thưởng và kỷ luật
- Tất cả các nhân viên công ty phải nghiêm túc chấp hành nội quy này .
- Nhân viên công ty chấp hành tốt sẽ được tuyên dương khen thưởng .
Lê Thị Quỳnh ĐHKT3 K7
Báo Cáo Thực Tập Cơ Sở Ngành


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

22
Khoa Kế Toán Kiểm Toán

- Nhân viên công ty vi phạm nội quy lần đầu sẽ bị khiển trách .
- Nhân viên công ty vi phạm nhiều lần và đã được lãnh đạo công ty nhắc
nhở nhiều lần vẫn cố tình vi phạm thì tùy theo mức độ nặng nhẹ mà xử lý .
- Những nhân viên vi phạm mang tính chất nghiêm trọng gây thiệt hại
về vật chất của công ty, của khách hàng và ảnh hưởng đến uy tín chung của
tập thể ngoài việc phải bồi thường khắc phục hậu quả thực tế công ty buộc
phải dùng hình thức buộc thôi việc, đồng thời thông báo hình ảnh, hành vi vi
phạm của cá nhân đó trên web của công ty và gửi thông báo về chính quyền

địa phương nơi cư trú.
2.2. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và quy định nội bộ trong
quản lí và hạch toán kế toán ở đơn vị
2.2.1. Hoạt động thu, chi và thanh toán
 Thông tư số 164/2011/TT-BTC ngày 17 tháng 11 năm 2011 của Bộ
Tài chính quy định quản lý thu, chi bằng tiền mặt qua Hệ thống kho bạc Nhà
nước.
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2012,
thay thế Thông tư số 33/2006/TT-BTC ngày 17/4/2006 của Bộ Tài chính. Các
quy định về quản lý thu, chi tiền mặt qua hệ thống Kho bạc Nhà nước trong
các văn bản được ban hành trước đây trái với quy định tại Thông tư này
không còn hiệu lực thi hành.
Thông tư này căn cứ vào
Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ
quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài
chính;
Căn cứ Nghị định số 161/2006/NĐ-CP ngày 28/12/2006 của Chính phủ
quy định về thanh toán bằng tiền mặt;

Lê Thị Quỳnh ĐHKT3 K7
Báo Cáo Thực Tập Cơ Sở Ngành


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

23
Khoa Kế Toán Kiểm Toán

Căn cứ Quyết định số 108/2009/QĐ-TTg ngày 26/8/2009 của Thủ
tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức

của Kho bạc Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính;
Căn cứ Quyết định số 291/2006/QĐ-TTg ngày 29/12/2006 của Thủ
tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai
đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020 tại Việt Nam;
Căn cứ Chỉ thị số 20/2007/CT-TTg ngày 24/8/2007 của Thủ tướng
Chính phủ về việc trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương từ
ngân sách nhà nước.
 Nghị định số 09/2009/NĐ-CP ngày 05/02/2009 do Chính phủ ban
hành về quy chế quản lý tài chính của công ty nhà nước và quản lý vốn nhà
nước đầu tư vào doanh nghiệp khác
Điều 18. Quản lý các khoản nợ phải thu
Trách nhiệm của Công ty trong quản lý nợ phải thu là:


Xây dựng và ban hành quy chế quản lý các khoản nợ phải thu, phân

công và xác định rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân trong việc theo dõi, thu
hồi, thanh toán các khoản công nợ;


Mở sổ theo dõi các khoản nợ theo từng đối tượng nợ; thường xuyên

phân loại các khoản nợ (nợ luân chuyển, nợ khó đòi, nợ không có khả năng
thu hồi), đôn đốc thu hồi nợ;


Công ty được quyền bán các khoản nợ phải thu theo quy định của pháp

luật, gồm cả nợ phải thu trong hạn, nợ phải thu khó đòi, nợ phải thu không đòi
được để thu hồi vốn. Giá bán các khoản nợ do các bên tự thỏa thuận.



Nợ phải thu khó đòi là các khoản nợ quá hạn thanh toán theo quy định

ghi trên hợp đồng hoặc các cam kết khác hoặc chưa đến hạn thanh toán nhưng
khách nợ khó có khả năng thanh toán. Công ty phải trích lập dự phòng đối với
khoản nợ phải thu khó đòi theo quy định tại
Lê Thị Quỳnh ĐHKT3 K7
Báo Cáo Thực Tập Cơ Sở Ngành


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

24
Khoa Kế Toán Kiểm Toán

Điều 11 Quy chế này.
Nợ phải thu không có khả năng thu hồi, công ty có trách nhiệm xử lý. Số
nợ không có khả năng thu hồi được sau khi trừ tiền bồi thường của cá nhân,
tập thể có liên quan được bù đắp bằng khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi,
quỹ dự phòng tài chính. Nếu còn thiếu thì hạch toán vào chi phí kinh doanh
của công ty
 Ngày 31 tháng 12 năm 2013 Bộ Tài Chính ban hành Thông
tư 219/2013/TT-BTC : Hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị
định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế giá trị gia tăng
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2014, thay thế
Thông tư số 06/2012/TT-BTC ngày 11/01/2012 và Thông tư số 65/2013/TTBTC ngày 17/5/2013 của Bộ Tài chính
Đối với trường hợp từ ngày 1/7/2013, cơ sở kinh doanh thực hiện khai
thuế GTGT theo quý thì đến trước kỳ tính thuế tháng 1/2014 (đối với trường

hợp kê khai theo tháng) hoặc trước kỳ tính thuế quý 1/2014 (đối với trường
hợp kê khai theo quý), cơ sở kinh doanh được hoàn thuế GTGT nếu trong 3
kỳ tính thuế liên tục có số thuế GTGT đầu vào chưa khấu trừ hết.
Đối với hóa đơn GTGT mua hàng hóa là tài sản cố định phát sinh trước
ngày 01/01/2014 thì cơ sở kinh doanh thực hiện khấu trừ theo hướng dẫn tại
Thông tư số 06/2012/TT-BTC ngày 11/1/2012 và Thông tư số 65/2013/TTBTC ngày 17/5/2013 của Bộ Tài chính; đối với hóa đơn GTGT mua hàng hóa
là tài sản cố định phát sinh kể từ ngày 01/01/2014 thì cơ sở kinh doanh thực
hiện khấu trừ theo hướng dẫn tại Thông tư này.
Đối với hóa đơn GTGT mua hàng hóa là sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi,
thuỷ sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông
thường phát sinh trước ngày 01/01/2014 thì đề nghị Cục thuế yêu cầu các cơ
Lê Thị Quỳnh ĐHKT3 K7
Báo Cáo Thực Tập Cơ Sở Ngành


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

25
Khoa Kế Toán Kiểm Toán

sở kinh doanh thực hiện kê khai tại Bảng kê hàng hóa dịch vụ mua vào theo
Tờ khai thuế GTGT của kỳ tính thuế tháng 12 năm 2013 hoặc quý 4 năm
2013 để nộp cho cơ quan thuế theo thời hạn quy định.
2.2.2. Hoạt động mua, bán, sử dụng, dự trữ vật tư hàng hóa


Chuẩn mực số 02 : Hàng tồn kho (Ban hành và công bố theo

Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Bộ
trưởng Bộ Tài Chính)

Những quy định của chuẩn mực:
01. Mục đích của chuẩn mực này là quy định và hướng dẫn các nguyên
tắc và phương pháp kế toán hàng tồn kho, gồm: Xác định giá trị và kế toán
hàng tồn kho vào chi phí; Ghi giảm giá trị hàng tồn kho cho phù hợp với giá
trị thuần có thể thực hiện được và phương pháp tính giá trị hàng tồn kho làm
cơ sở ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính.
02. Chuẩn mực này áp dụng cho kế toán hàng tồn kho theo nguyên tắc
giá gốc trừ khi có chuẩn mực kế toán khác quy định cho phép áp dụng
phương pháp kế toán khác cho hàng tồn kho.
Hàng tồn kho bao gồm:
- Hàng hóa mua về để bán: Hàng hóa tồn kho, hàng mua đang đi trên
đường, hàng gửi đi bán, hàng hóa gửi đi gia công chế biến;
- Thành phẩm tồn kho và thành phẩm gửi đi bán;
- Sản phẩm dở dang: Sản phẩm chưa hoàn thành và sản phẩm hoàn thành
chưa làm thủ tục nhập kho thành phẩm;
- Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn kho, gửi đi gia công chế
biến và đã mua đang đi trên đường;
- Chi phí dịch vụ dở dang.

Lê Thị Quỳnh ĐHKT3 K7
Báo Cáo Thực Tập Cơ Sở Ngành


×