Tải bản đầy đủ (.pptx) (38 trang)

Kỹ thuật trồng rừng cây sao đen

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 38 trang )

Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh
Phân Hiệu tại Gia Lai
Khoa lâm nghiệp

KỸ THUẬT TRỒNG RỪNG ĐỐI VỚI
CÂY SAO ĐEN
Nhóm 6:
Nguyễn Ngọc Quyền
Phan Ngọc Trung
Lê Thị Nhỉ
Nguyễn Quốc Nghiệp
GVHD: ThS. Trần Thế Phong


Nội Dung
I. Giới thiệu
II. Lựa chọn cây mẹ
III. Thu hoạch hạt giống
IV. Chế biến và bảo quản hạt giống
V. Xử lý nẩy mầm
VI. Kỹ thuật vườn ươm
VII. Kỹ thuật trồng rừng
VIII. Thâm canh rừng trồng


Báo cáo trồng rừng nhóm 6

I. Giới thiệu
 Tên Việt Nam: Sao đen
 Tên Campuchia: Koki hay Dec.
 Tên Lào: Mayen hay Khang.


 Tên khoa học: Hopea odorata Roxb.


Báo cáo trồng rừng nhóm 6

1. Phân loại:
 Bộ: Malvales.
 Họ: Dầu – Dipterocarpaceae.
 Chi : Hopea.
 Loài : H. odorata.
 Tên: Sao đen(Hopea odorata Roxb.).


Báo cáo trồng rừng nhóm 6
2. Đặc điểm nhận biết.

• Sao đen là loài cây gỗ lớn, thân thẳng, cao từ 20 – 30m.


Báo cáo trồng rừng nhóm 6
• Thân cây có những lằn
nứt dọc, xù xì, màu đen.
Tán lá rậm, cành nhánh
to, dài, mọc thẳng đứng.

• Lõi gỗ màu hơi đỏ


Báo cáo trồng rừng nhóm 6
Cành non và cuống lá phủ lông. Lá mọc cách, hình trái

xoan thuôn hay hình mũi mác, đáy tròn và đỉnh nhọn
ngắn.


Báo cáo trồng rừng nhóm 6

Lá dài 8 – 12cm, rộng 3 – 6cm.
Cuống lá 1cm
Hoa nhỏ mọc thành chùm,
mọc ở nách lá
hay đỉnh cành;
mỗi cụm hoa thường mang
11-12 bông, mỗi bông có 4-6 hoa nhỏ màu trắng như hình
ngôi sao. Quả hình trứng, có 2 cánh và có lông rất mịn, dài 3
– 6cm. Lúc non có màu xanh nhạt, lúc già có màu nâu.


Báo cáo trồng rừng nhóm 6


Báo cáo trồng rừng nhóm 6
3. Công dụng

• Sao đen cho một chất nhựa có màu sắc thay đổi từ
vàng nhạt đến vàng đỏ hay nâu thẫm. Thành phần chủ
yếu là các acid damarolic và damaresen a và b. Nhựa
được dùng cho công nghiệp sơn và dùng để xảm
thuyền (bịt lại các khe hở của thuyền).
• Sao đen là vị thuốc nam quý, được sử dụng rộng rãi
trong y học cổ truyền.

• Sao đen được khai thác chủ yếu để lấy gỗ.
• Cây có kích thước lớn, cao, to, tán đẹp nên rất thích
hợp để trồng làm cây đường phố,…


Báo cáo trồng rừng nhóm 6

4. Phân bố:
• Việt Nam: Gặp ở các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk
Lắk, Lâm Đồng, Đồng Nai,... Cây cũng đã được trồng
ở nhiều tỉnh của phía Nam và phía Bắc Việt Nam. Tại
miền Nam cây Sao đen mọc ở đồng bằng và độ cao
<900m.
• Thế giới: Lào, Campuchia, Malaysia, Ấn Độ,…
• Tóm lại, cây Sao đen phân bố rộng ở các nước Đông
Nam Á.


Báo cáo trồng rừng nhóm 6

II. Lựa chọn cây mẹ
Lựa chọn những cây mẹ đã đến tuổi thành thục về
mặt sinh sản, để đảm bảo nguồn hạt giống. Hạt giống
phải được thu hái từ cây mẹ có tuổi từ 15 năm trở lên,
cây sinh trưởng tốt, có dáng đẹp, phát triển cân đối, tán
lá dày, đều, thân cao và thẳng, không bị sâu.


Báo cáo trồng rừng nhóm 6


III. Thu hoạch hạt giống:

1. Thời kỳ thu hái:
• Sao đen bắt đầu ra hoa vào tháng 1-2, quả chín tháng
3-5. Khi vỏ quả có màu nâu hoặc cánh quả có màu
nâu đỏ thì cho thu hoạch hạt giống. Mùa thu hái hạt
giống thường từ đầu tháng 4 đến giữa tháng 5.


Báo cáo trồng rừng nhóm 6
2. Cách thu hái:
Có thể rung cây cho quả rụng xuống hoặc trèo lên
cây dùng móc giật từng chùm quả chín. Có thể thu nhặt
quả rụng quanh gốc cây nhưng tỷ lệ nảy mầm thường
chỉ đạt dưới 30%.


Báo cáo trồng rừng nhóm 6

IV. Chế biến và bảo quản hạt giống:

1. Chế biến:
Quả sau khi mang về phải phân loại, loại bỏ
những quả nhỏ, sâu bệnh và xanh. 1 kg hạt có
khoảng 3000 hạt.
Phải chuẩn bị chu đáo các điều kiện cần thiết
để sau khi thu hoạch có thể vận chuyển phân
phối đến nơi gieo cấy hoặc nơi cần bảo quản.



Báo cáo trồng rừng nhóm 6

2. Bảo quản hạt giống:
Hạt Sao đen là loại hạt mất sức nảy mầm rất nhanh, việc
bảo quản hạt rất khó và cũng chỉ bảo quản được trong một
thời gian ngắn. Có thể áp dụng một số kiểu bảo quản hạt
giống dưới đây:
+ Bảo quản trong điều kiện môi trường: Hạt dược trải đều ở
nơi râm mát, khô ráo. Hàng ngày phải đảo và phun nước bổ
sung để duy trì độ ẩm cho hạt. Chỉ cần phun, tưới cho hạt
ẩm nhẹ, sờ mát tay, chú ý không để nước đọng. Kiểu bảo
quản này chỉ duy trì sức sống của hạt trong 1 tuần.


Báo cáo trồng rừng nhóm 6
+ Bảo quản ở nhiệt độ 15-200C: Hạt đựng trong khay,
hàng ngày cũng phải đảo và phun nước như trên. Cách
này cũng chỉ duy trì sức sống của hạt không quá 15
ngày.
+ Bảo quản trong túi PE (polyetylen), ở nhiệt độ thấp:
Độ ẩm của hạt khi đưa vào bảo quản từ 32-34%, hạt
đựng trong túi PE hàn kín và được giữ ở nhiệt độ ổn
định 5-100C, phương thức này có thể duy trì sức sống
của hạt dược 2,5 tháng.


Báo cáo trồng rừng nhóm 6

V. Xử lý nẩy mầm:


Trước khi gieo, cắt bỏ một phần cánh của quả, chừa
lại 1-2cm, ngâm vào nước lã khoảng 5 – 6 giờ, sau đó
vớt ra cho vào túi vải ủ trong bao tải mỗi ngày cho đến
khi hạt nứt nanh thì đem gieo.


Báo cáo trồng rừng nhóm 6
VI. Kỹ thuật vườn ươm:

1. Điều kiện để chọn lập vườn ươm:
- Phải được xây dựng ở nơi cao ráo, bằng phẳng, thông
thoáng và thoát nước.
- Thành phần cơ giới của đất từ trung bình đến thịt nhẹ.
- Tránh hướng đón nắng nóng và gió hại mạnh trực tiếp.
Nơi nắng nóng có gió hại mạnh phải có hàng rào xanh
để che chắn và bảo vệ.
- Gần nguồn nước tưới và có điều kiện chăm sóc bảo vệ.


Báo cáo trồng rừng nhóm 6
2. Chuẩn bị đất và gieo hạt:
2.1 Chuẩn bị đất:
- Luống gieo ở nơi đất tốt, ẩm, rộng 1m, cao 0,1 - 0,15m và
được khử trùng. Rãnh luống rộng khoảng 60cm.
- Đất trên mặt luống phải được đập nhỏ tới đướng kính dưới
5mm, loại bỏ cỏ, các tạp vật và san cho mặt đất phẳng.
- Trước khi gieo 5-7 ngày, đất phải được xử lý bằng Benlát
nồng độ 0,05% hoặc Boocdo nồng độ 0,5-1% với liều lượng
1 lít/m2 để chống nấm.



Báo cáo trồng rừng nhóm 6
2.2 Gieo hạt:
- Gieo hạt trên luống, đặt phần đầu hạt có cánh lên trên,
mỗi hạt cách nhau khoảng 3cm, đặt cánh lên trên và phủ
một lớp đất bột đã qua sàng lọc vừa đủ lấp kín đỉnh hạt.
- Hàng ngày dùng bình phun để tưới nước ngày 2 lần, tưới
đủ ẩm cho đất. Phải thường xuyên làm cỏ, bắt sâu.
- Cần làm dàn che với độ che sáng bằng 70-80% ánh sáng
tự nhiên.
- Sau khi gieo 3-4 ngày, hạt bắt đầu nảy mầm thì chuyển
sang giai đoạn tạo bầu để cấy hạt vào bầu.


Báo cáo trồng rừng nhóm 6

3. Tạo bầu, đóng và

xếp bầu:
3.1 Tạo bầu: Túi bằng
Polyetylen rộng 8cm, cao
12cm, có đục lỗ thủng đáy
bầu.
3.2 Thành phần ruột bầu:
Gồm hỗn hợp 75-80% đất
mặt ở vườn ươm, đất được
đập vỡ, sàng lọc, nhặt hết
cỏ và các tạp vật; trộn với
15-20% phân chuồng và
1% phân lân.



Báo cáo trồng rừng nhóm 6
3.3 Đóng và xếp bầu: Dãy sạch cỏ, san phẳng nền vườn.
Trước khi đóng bầu 7-10 ngày phun 1 trong các dung dịch
Benlát 0,05%, Boocdo và Vofatox nồng độ 0,5-1% với liều
lượng 1 lít/m2 trên toàn bộ diện tích để trừ sâu bệnh.
- Đóng bầu: Trộn đều hỗn hợp ruột bầu theo tỷ lệ nói trên.
Nếu đất quá khô thì tưới nước vừa đủ để dễ trộn. Cho đất
vào đáy bầu khoảng 5-7cm rồi ép chặt đất xuống cho bầu
căng vừa phải, sau đó cho đất đầy tới miệng bầu.
- Xếp bầu: Bầu được xếp sát nhau thành luống rộng 0,9-1m,
các luống bầu cách nhau 40-60cm để thuận lợi cho việc đi
lại và chăm sóc.


Báo cáo trồng rừng nhóm 6
4. Cấy cây vào bầu:
- Thời gian cấy cây tốt nhất là vào những ngày có mưa.
Tuyệt đối không được bứng và cấy cây vào buổi trưa
hay khi trời nắng gắt.
- Tưới nước cho bầu đủ ẩm trước khi cấy 1 ngày, xếp
lại các bầu bị nghiêng cho thẳng đứng, bổ sung đất vào
những bầu đất bị vơi. Phun nước vào luống bầu gieo cây
mạ cho thật ẩm trước khi nhổ cây mầm đem đi cấy.
- Qua công tác bứng cây, kết hợp với việc loại các cây
con bị sâu bệnh,…


Báo cáo trồng rừng nhóm 6

- Cây mạ bứng xong phải cấy càng nhanh càng tốt, không nên
để lâu quá 1 giờ. Do đó công tác bứng cây nên chia làm nhiều
lần để có thời gian cấy xong rồi bứng tiếp.
- Cây cấy vào bầu sao cho cây thẳng, không bị gãy mầm, tiếp
xúc tốt với đất. Cấy xong dùng bình phun tưới cho đất đủ ẩm
và giữ ẩm trong suốt thời gian gieo ươm cây tại vườn ươm,
lượng tưới 3-4 lít/m2, ngày tưới 1 lần.
- Ngay sau khi cấy cây vào bầu xong phải che bằng dàn che.
Dàn che phải tạo nên độ che khoảng 2/3 ánh nắng trực tiếp.


×