Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Skkn một số kinh nghiệm trong việc rèn luyện học sinh sinh viên quen với hình thức làm bài thi tiếng anh trên máy tính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (594.85 KB, 18 trang )

BÁO CÁO TÓM TẮT NỘI DUNG GIẢI PHÁP

--------------------------- Tên đề tài: Một số kinh nghiệm trong việc rèn luyện học sinh - sinh viên
quen với hình thức làm bài thi tiếng Anh trên máy tính.
- Giải pháp hoàn toàn mới và được áp dụng lần đầu tiên.
- Đây là hình thức kiểm tra đánh giá năng lực tiếng Anh cho từng học sinh –
sinh viên thông qua máy vi tính. Trước đây khi công nghệ thông tin chưa phát triển
học sinh - sinh viên đều làm bài thi trên giấy, biên soạn đề thi làm bằng thủ công
người dạy khi biên soạn đề đều sử dụng thao tác thông dụng là sao chép và dán để
tạo ra ba hoặc bốn bộ đề khác nhau. Ngoài ra người dạy phải mất nhiều thời gian và
công sức để chấm bài làm của học sinh - sinh viên. Ngày nay công nghệ thông tin
phát triển vượt bậc ở mọi lãnh vực mọi ngành nghề. Đối với giáo dục công nghệ
thông tin đóng một vai trò quan trọng trong việc là công cụ hổ trợ cho người dạy về
phương pháp giảng dạy, các buổi hội thảo chuyên đề, quản lý hồ sơ, quản lý điểm
quá trình và điểm thi … Với lý do này, tôi đã mạnh dạn áp dụng hình thức kiểm tra
đánh giá quá trình học tập môn tiếng Anh của sinh viên làm trên máy tính. Thông
qua hình thức làm bài này sinh viên có điều kiện tiếp cận với kỹ thuật công nghệ
mới, hiện đại đang ngày càng phát triển theo nhu cầu xã hội hiện nay. Do đó tôi đã
thiết kế dạng bài thi này làm trên máy tính cũng tương tự các dạng bài thi tiếng Anh
trực tuyến trên mạng. Mục đích của tôi là nhằm để rèn luyện cho học sinh - sinh viên
quen với cách làm bài thi trên máy tính. Để từ đó học sinh - sinh viên nhận thức
được tầm quan trọng của việc làm bài thi trên máy để dễ dàng tiếp cận các dạng bài
thi trực tuyến hay trên mạng và sinh viên sẽ thuận lợi nếu có nhu cầu đăng ký thi
trực tuyến phục vụ cho việc học hay đi làm sau khi tốt nghiệp.
Đối với người dạy thông qua hình thức đánh giá này vô cùng tiện lợi cho
người dạy về việc tiết kiệm rất nhiều thời gian và công sức trong việc: biên soạn từ
nhiều bộ đề thi trở lên, công tác chấm bài sẽ cho ra ngay lập tức kết quả điểm ngay
sau khi sinh viên làm xong bài. Đây cũng là một động cơ thúc đẩy quá trình học tập
của sinh viên trong các kết quả đạt được.
- Giải pháp này tôi đã áp dụng cho học sinh-sinh viên tại trường qua việc đăng
ký theo mô hình Dân vận khéo của Trung tâm Ngoại ngữ-Tin học với chủ đề: “Cuộc


thi tiếng Anh trên máy vi tính” dành cho tất cả sinh viên hệ cao đẳng khóa 9. Qua
việc áp dụng này bản thân tôi đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm từ đồng nghiệp
trong và ngoài khoa. Từ những kinh nghiệm đã có, trong thời gian tới không những
tôi áp dụng vào các bài thi mà tôi sẽ áp dụng vào các bài kiểm tra định kỳ, các bài
kiểm tra thường xuyên trên lớp bằng hình thức kiểm tra trên máy tính. Theo tôi với
giải pháp này, ngoài môn học tiếng Anh áp dụng được, đối với các môn học khác
vẫn áp dụng được và đạt hiệu quả cao thay vì cho sinh viên kiểm tra các bài kiểm tra
định kỳ hay các bài kiểm tra thường xuyên trên giấy thì người dạy cho kiểm tra đánh
giá chất lượng quá trình học tập làm trên máy vi tính và cho ra ngay kết quả đạt được
bằng chính năng lực của từng sinh viên.

1


PHẦN II: NỘI DUNG ĐỀ TÀI
Trong bản giải pháp này gồm có những nội dung sau đây :
 Phần dẫn nhập
 Những khó khăn
 Những giải pháp khắc phục khó khăn
 Kết quả thực hiện
 Một số hạn chế cần khắc phục
 Kết luận
I. DẪN NHẬP
Trong công tác giáo dục hiện nay, công nghệ thông tin đóng vai trò rất quan
trọng và là phương tiện hỗ trợ đắc lực không những trong quá trình giảng dạy mà
còn trong công tác quản lý, nhằm góp phần vào việc nâng cao chất lượng giáo
dục trong nhà trường. Việc ứng dụng công nghệ thông tin ở trường ta đã được
thực hiện trong nhiều năm qua vào các hoạt động phong trào thi đua giáo viên
dạy giỏi, tiết giảng điển hình, các buổi hội thảo chuyên đề . . . đem lại hiệu quả
thiết thực và nâng cao chất lượng dạy và học.

Như chúng ta đã biết, trong bất kỳ giờ học nào muốn tạo ra sự hứng thú hay
phát huy tính tích cực học tập cho học sinh- sinh viên, hay đưa ra những trò chơi
bổ ích hấp dẫn dể nhớ “học mà chơi, chơi mà học”, đều có sự trợ giúp rất quan
trọng không thể thiếu được đó chính là ứng dụng công nghệ thông tin cho tất cả
các môn học nói chung. Đối với môn học tiếng Anh nói riêng không những ứng
dụng công nghệ thông tin vào trong công tác giảng dạy mà còn ứng dụng công
nghệ thông tin vào trong việc tổ chức cho học sinh- sinh viên thi hoặc kiểm tra
đánh giá kiến thức tiếng Anh trên máy tính hay trên mạng.
Từ năm 2010 – 2011 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phát động cuộc thi Olympic
tiếng Anh trên mạng dành cho học sinh tiểu học, học sinh phổ thông cơ sở trên cả
nước. Chính vì vậy hàng năm Sở Giáo dục và Đào tạo Tỉnh Kiên Giang đã phát
2


động phong trào tổ chức cuộc thi Olympic tiếng Anh trên máy tính cho học sinh
toàn tỉnh. Là một giảng viên đang trực tiếp giảng dạy bộ môn tiếng Anh tại
trường Cao Đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Kiên Giang tôi nhận thấy rằng cuộc thi
Olympic tiếng Anh trên máy tính này là một dạng công nghệ thông tin mới, rất
hay và đang phát triển mạnh mẽ ở các trường tiểu học, phổ thông trong toàn tỉnh
và trên cả nước. Đối với học sinh sinh viên trường thì chưa bao giờ tiếp cận với
hình thức thi này trên máy tính, chưa bắt kịp được các công nghệ mới bên ngoài
xã hội cần. Với lý do này tôi đã mạnh dạn rèn luyện cho học sinh-sinh viên trước
tiên làm quen với hình thức thi hoặc kiểm tra đánh giá kiến thức tiếng Anh mà
các em đã học làm trên máy tính do tôi thiết kế. Dạng bài thi này hầu như giống
với các dạng bài thi trực tuyến trên mạng mà tôi đã tham khảo. Từ đó học sinhsinh viên thông qua hình thức thi này sẽ tiếp cận nhanh chóng với hình thức thi
Olympic tiếng Anh hay các cuộc thi tiếng Anh trực tuyến trên mạng mà không
phải bỡ ngỡ hay không còn lạc hậu khi gặp phải các công nghệ hiện đại.
II. NHỮNG KHÓ KHĂN
Qua khảo sát thực tế, việc học sinh sinh viên phải được làm quen dần với
các dạng bài thi tiếng Anh trực tuyến theo nhu cầu xã hội rất cần thiết và quan

trọng. Do đó bản thân tôi đã mạnh dạn đề xuất và thiết kế dạng bài thi tiếng Anh
này dành cho học sinh sinh viên thực hiện trong đợt thi đăng ký theo mô hình
Dân vận khéo của phòng khoa Trung tâm. Vì đây là lần đầu tiên ứng dụng nên tôi
chưa áp dụng rộng rãi đến tất cả học sinh- sinh viên các khóa hệ toàn trường. Bởi
lẽ tôi cũng rất lo sợ và áp lực nếu như ứng dụng lần đầu tiên đến học sinh – sinh
viên toàn trường thì kết quả có thành công hay không, học sinh- sinh viên có tiếp
cận được công nghệ thông tin này một cách dễ dàng và nhanh chóng không. Với
lý do này nên tôi thiết nghỉ trước tiên tôi tổ chức cho tất cả sinh viên hệ cao đẳng
Khóa 9 thực hiện hình thức này, nhằm đánh giá thực chất năng lực tiếng Anh của
từng em trong cuộc thi đăng ký theo mô hình Dân vận khéo. Ngay sau khi có kết
quả đánh giá và đúc kết được nhiều kinh nghiệm quý báu từ đồng nghiệp đối với
hình thức này, tôi sẽ áp dụng dạng bài thi này hay bài kiểm tra rộng rãi đến tất cả

3


học sinh- sinh viên toàn trường. Vì vậy qua quá trình tổ chức thực hiện tôi nhận
thấy được rằng :
- Học sinh sinh viên chưa bao giờ tiếp cận các dạng bài thi hay kiểm
tra làm trên máy tính mà chỉ quen với cách làm trên giấy thi hoặc giấy kiểm tra tại
lớp. Do đó việc thay đổi cách thức thi hay làm kiểm tra từ trên giấy chuyển sang
sử dụng công nghệ thông tin, thực hiện trên máy thật sự là một bước khó khăn đối
với các em mà chưa từng biết qua cách sử dụng máy tính.
- Phải trang bị vốn kiến thức tiếng Anh đã học và học bài cẩn thận
trước khi thi hay kiểm tra, nhưng hầu như các em thường chủ quan và không
quan tâm đến công việc xem bài hoặc làm bài tập được giao về nhà. Bên cạnh đó
các em đã quen với cách thi hay kiểm tra trên giấy nên không cần chủ động hoặc
chú trọng đến việc học bài và tham khảo thêm nhiều tài liệu.
- Đa phần lớp học đều là lớp đông nên khi ứng dụng dạng làm bài
trên máy tính này nếu chưa có kinh nghiệm sẽ xảy ra tình trạng xáo trộn, ồn ào và

dẫn đến trường hợp không nghiêm túc trong quá trình làm bài.
- Hầu hết người dạy đều phải mất rất nhiều thời gian và công sức cho
công tác chấm bài đối với hình thức thi hay kiểm tra trên giấy, đồng thời phải tốn
kém nhiều lượng giấy để phô tô bài thi hay bài kiểm tra cho học sinh- sinh viên
làm. Nhưng khi làm trên máy thì người dạy thật sự tiện lợi trong quá trình chấm
bài, vì chỉ cần cài đặt công thức thì tức khắc sau khi sinh viên hoàn thành xong
bài làm là có kết quả ngay tức khắc.
- Ngoài ra một công việc vô cùng quan trọng đó là khâu biên soạn đề thi
hay đề kiểm tra. Nếu chúng ta làm trên giấy thì thật sự công tác biên soạn đề mất
rất nhiều thời gian và đặc biệt không thể tránh sai sót trong quá trình biên soạn.
Bỡi vì chúng ta làm thủ công phần trộn đề bằng cách đều sử dụng thao tác sao
chép và dán để đưa ra được tối đa ba hoặc bốn đề khác nhau. Nhưng khi dùng
phần mềm này để biên soạn và trộn đề trên máy, người dạy có thể trộn được 10
đề cùng một lúc mà không hề tốn nhiều thời gian và không hề dùng đến thao tác
sao chép. Đặc biệt là tránh được rất nhiều sai sót trong quá trình biên soạn đề.
Đây cũng là một điểm mới trong cách làm mà thật sự rất tiết kiệm được nhiều
thời gian và công sức cho công việc này đối với người dạy.
- Một điểm khó khăn nữa mà tôi luôn trăn trở đó là nhận thức của học
sinh sinh viên đã quen với cách làm bài thi hoặc làm bài kiểm tra trên giấy đã tạo
ra sự thụ động không phát huy được sự tư duy sáng tạo. Ngoài ra còn làm cho các
4


em thường ỷ lại vào sự trợ giúp của bạn bè khi làm bài. Do đó không cập nhật
được những kỹ thuật mới, hiện đại và theo kịp sự phát triển đa dạng của công
nghệ thông tin theo nhu cầu cần thiết của xã hội.
III. NHỮNG GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC KHÓ KHĂN
Qua thời gian thực hiện việc rèn luyện học sinh – sinh viên quen với các
dạng bài thi hay bài kiểm tra trên máy tính bằng cách tổ chức thi theo đăng ký mô
hình dân vận khéo của Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học bước đầu tiên bản thân tôi

áp dụng ngay với tất cả lớp hệ Cao Đẳng. Bản thân quyết tâm hết mình không
ngại khó khăn bước đầu đã gặt hái được những kết quả nhất định. Dầu vậy chúng
ta cũng cần phải nhìn nhận lại một số vấn đề mà qua thời gian thực hiện. Với tư
cách là cá nhân, tôi đã tổng kết từ thực tế kết hợp với kinh nghiệm của nhiều đồng
nghiệp trong bộ môn và ngoài bộ môn để có được những giải pháp khắc phục khó
khăn. Từ đó bản thân đúc kết được một số kinh nghiệm như sau:
- Đầu tiên người dạy phải chuẩn bị và lập danh sách số sinh viên tham gia
thi hay kiểm tra phải đúng với số lượng máy tính đã trang bị theo thứ tự ca, một
ca quy định thời gian làm bài 45 phút. Sau đó gửi đến sinh viên để sinh viên biết
được nhóm hoặc lớp của mình thi vào ca nào và vào ngày nào để tránh tình trạng
lớp đông các em bị xáo trộn, thi cử mang tính không nghiêm túc.
- Trước khi làm bài trên máy tính, người dạy phải nói cho sinh viên hiểu rỏ
về mục đích của việc làm bài thi hay làm bài kiểm tra trên máy tính, tầm quan
trọng đối với nhu cầu xã hội về cách ứng dụng công nghệ thông tin kỹ thuật mới,
hiện đại để từ đó sinh viên có nhận thức đúng đắn khi tiếp cận hay làm bài thi trên
máy hoặc làm bài thi trực tuyến hoặc sau này sinh viên muốn du học nước ngoài
có thể tự đăng ký thi trên mạng các chứng chỉ quốc tế đạt chuẩn.
- Để khắc phục từ việc làm bài thi trên giấy chuyển sang cách làm bài thi
trên máy tính đạt hiệu quả. Người dạy cần:
+ Khảo sát kiến thức tin học cơ bản xem các em phải biết sử dụng thông
thạo bàn phím, chuột các phím cơ bản tới , lui, xóa, sao chép . . .
+ Hướng dẫn cụ thể từng bước trong cách làm bài: đánh họ tên và lớp vào
mục đã quy định trên máy.
+ Triển khai dạng bài thi gồm thi hai phần: phần nghe và phần ngữ pháp,
đọc hiểu. Đối với phần nghe: sinh viên sẽ nghe file mp3 và nhìn vào tranh để
chọn ra một đáp án đúng bằng cách kích con chuột vào đáp án A, B, C, D. Đối
5


với phần ngữ pháp và đọc hiểu cũng chọn ra một đáp án đúng bằng cách kích con

chuột vào đáp án A, B, C, D.
+ Thông báo rõ đến sinh viên về bộ đề thi, công cụ google drive đã trộn
thành 05 bộ đề hoặc nhiều hơn tùy thuộc vào người dạy cân đối số lượng sinh
viên dự thi và số lượng bộ đề thi sao cho phù hợp. Nhằm để tránh trường hợp sinh
viên ngồi cạnh nhau mà trùng đề thi của nhau.
* Sau đây là các bước làm bài thi trên máy tính. Bản thân tôi đã sử dụng
công cụ google drive dùng để thiết kế các phần thi và trộn thành 05 bộ đề tương
ứng với 05 máy gồm máy 1, máy 2, máy 3, máy 4 và máy 5.
o Bước 1: Nhập họ tên và lớp
o Bước 2: Làm bài thi trực tiếp vào phần thi thứ nhất – Đây là phần thi
cấu trúc ngữ pháp, mẫu câu ...
o Bước 3: Làm bài thi trực tiếp vào phần thi thứ hai – Đây là phần thi
nghe mô tả tranh.
o Bước 4: Làm bài thi trực tiếp vào phần thi thứ ba – Đây là phần thi
Đọc hiểu điền từ vào ô trống và trả lời câu hỏi
* Sau mỗi phần thi sinh viên cứ kích vào ô có chữ “tiếp tục” để qua trang thi kế
tiếp và làm bài cho đến hết câu. Khi hoàn thành xong bài thi sinh viên nên xem
xét lại thật cẩn thận một lần nữa rồi kích vào ô có chữ “gửi”. Vậy là bài thi hay
bài kiểm tra mình đã lưu thành công.

6


MÁY 01

7


MÁY 02


8


MÁY 03

9


MÁY 04

10


MÁY 05

11


12


13


14


Qua các bước làm bài trên máy tính nêu trên, tôi nhận thấy thật sự sinh
viên rất thích thú với hình thức này vì các em tiếp cận được một kỹ thuật công
nghệ hiện đại và tiết kiệm về mọi mặt mà đạt được hiệu quả hơn nhiều so với

cách làm bài kiểm tra đánh giá trên giấy như sau:
-

Chúng ta thấy rõ khi sử dụng công cụ google drive trộn thành nhiều

đề, công đoạn biên soạn ra nhiều bộ đề này thật sự làm một cách nhanh chóng,
gọn lẹ và rất chính xác mà không phải mất nhiều thời gian và công sức so với khi
làm thủ công trộn đề để làm trên giấy. Sinh viên làm trên máy mỗi em đều có một
đề cho mình không em nào trùng đề với nhau cả. Với cách làm như thế sinh viên
sẽ không thể hỏi nhau và trao đổi nhau được vì bản thân mỗi sinh viên phải thật
sự tập trung vào đề của mình, không thể nhìn bài của bạn được vì không trùng đề.
Chính vì điều này đã thúc đẩy sinh viên phải quyết tâm, tập trung làm bài bằng
chính khả năng và năng lực của mình có. Như vậy kết quả của mỗi sinh viên đạt
được thật sự công bằng và xứng đáng bởi chính công sức của mình làm ra.
- Qua hình thức làm này còn tiết kiệm một lượng giấy phô tô đề thi rất lớn
vì sinh viên làm bài trực tiếp trên máy tính. Ngoài ra phần chấm bài thi, người
dạy chỉ cần cài công thức tính điểm cho từng phần tức khắc sau khi sinh viên làm
xong là cho ngay kết quả chứ không cần đến một tuần sau đọc kết quả thi. Chính
vì vậy người dạy không tốn thời gian và công sức nhiều cho việc chấm thi. Điều
này mang đến hiệu quả và sự thuận tiện cho người dạy rất nhiều mà tránh được
trường hợp chấm sai sót, chấm nhầm hay không công bằng.
- Sinh viên sau khi tham gia hình thức này, tôi nhận thấy các em đã chủ
động học bài và làm bài ở nhà trước khi dự thi hoặc dự kiểm tra một cách cẩn
thận. Vì bản thân các em biết rằng nếu chủ quan không cần học bài vào làm sẽ
không làm bài được bỡi bạn nào cũng phải lo tập trung làm bài của mình đâu có
thời gian để hỏi hay quay cóp như cách làm trên giấy. Đây là điều mà người dạy
luôn luôn mong muốn và luôn trăn trở vì các em bây giờ luôn ỷ lại không chịu
học bài cứ làm đến đâu thì hỏi đến đó.
IV. KẾT QUẢ THỰC HIỆN : (đính kèm bảng kết quả)


15


Qua cuộc thi đăng ký theo mô hình Dân vận khéo với chủ đề: “Cuộc thi tiếng
Anh trên máy tính” dành cho đối tượng sinh viên hệ cao đẳng tại Trung tâm
Ngoại ngữ-Tin học trường Cao đẳng Kinh tế- kỹ thuật Tỉnh Kiên Giang. Tôi đã
mạnh dạn áp dụng để đánh giá thật sự năng lực tiếng Anh đối với từng sinh viên
thông qua hình thức làm bài trên máy tính nêu trên. Tôi nhận thấy đã đạt được
một số hiệu quả như sau:
- Nâng cao rõ rệt tính chủ động, tự tin của sinh viên trong từng bước làm
bài thi trên máy tính. Các nhóm sinh viên đã ý thức được việc phải thực hiện bài
tập về nhà theo yêu cầu của giáo viên và dành thời gian tham khảo nhiều tài liệu
hơn, tích cực tìm tòi, khám phá các vấn đề liên quan để tích lũy vốn kiến thức
tiếng Anh nhiều hơn nữa. Từ đó nâng cao chất lượng học tập của sinh viên.
- Nâng cao được hiệu quả của việc làm bài đánh giá trên máy tính trong
sinh viên, khắc phục được tính thụ động đi vào lối mòn và ỷ lại của sinh viên
trong quá trình làm bài như cách làm bài đánh giá trên giấy. Việc đánh giá kết
quả học tập của từng sinh viên được chính xác hơn, công bằng hơn (vì không thể
nào trao đổi hỏi bài của bạn) và quan trọng nhất là sinh viên đã ý thức được trách
nhiệm của mình trong học tập và lĩnh hội kiến thức cũng như mở rộng các kiến
thức đã có của mình.
- So sánh với những khóa thi làm bài trên giấy trước đây, tôi nhận thấy
kết quả học tập của sinh viên có những chuyển biến rõ rệt, mặc dù kết quả đạt
không cao cho từng phần như hình thức làm trên giấy, nhưng khối lượng kiến
thức, kỹ năng của sinh viên đạt được trong từng bước làm một cách hiệu quả. Với
hình thức thi này, sinh viên đã được đặt mình trong trạng thái luôn chủ động và là
chủ thể của quá trình học tập không còn ỷ lại và thụ động trong quá trình làm bài.
- Do đây là những lớp đầu tiên áp dụng hình thức thi này nên kết quả đánh
giá về điểm số chưa thể so sánh được. Mặt khác việc so sánh điểm số của sinh
viên cũng không phải là kết quả chính xác để đánh giá, vì tùy theo từng lớp dự thi

có số lượng sinh viên ít quá hoặc đông quá mà giáo viên có những biện pháp
đánh giá khác nhau (chất lượng và hiệu quả của bộ đề thi của sinh viên cao hơn
thì yêu cầu đánh giá cũng cao hơn). Tuy nhiên điều quan trọng là bản thân mỗi
16


sinh viên có thể tự đánh giá được mức độ tiếp thu và lĩnh hội kiến thức của mình
trong quá trình học tập thông qua kết quả của bản thân đạt được.
- Tuy vậy, qua kết quả thi của sinh viên phản ánh năng lực học tập của sinh
viên qua các phần thi. Sinh viên đã hoàn thành tốt khối lượng kiến thức mà giáo
viên đã truyền đạt hoặc giao bài thực hiện ở nhà, cho thấy ý thức học tập và hiệu
quả trong quá trình học tập của sinh viên đã được thể hiện bằng những kết quả
thiết thực.
- Việc áp dụng hình thức thi trên máy tính trên cũng giúp cho bản thân tôi
học hỏi được nhiều kinh nghiệm trong việc ứng dụng công nghệ thông tin, chủ
động được các điều kiện chuẩn bị và thực hiện dạng bài thi một cách có hiệu quả.
Mặt khác cũng giúp cho bản thân hệ thống lại và mở rộng phạm vi khối lượng
kiến thức chuyên môn, nâng cao được các kỹ thuật công nghệ thông tin, phát hiện
được những sai sót và hạn chế của cá nhân nhằm hoàn thiện tốt hơn
- Ngoài ra bản thân cũng nhận thấy những sự chuyển biến tích cực về nhận
thức của sinh viên với hình thức thi trên máy, tiếp cận dễ dàng với kỹ thuật công
nghệ mới và đang phát triển theo nhu cầu của xã hội.
- Đối với hình thức thi nêu trên tôi đã áp dụng cho 14 lớp hệ cao đẳng
chính quy tại trường. Qua đợt thi này tôi sẽ áp dụng hình thức này không những
vào các kỳ thi mà còn áp dụng được ngay vào các bài kiểm tra định kỳ, các bài
kiểm tra thường xuyên trên lớp dành cho tất cả học sinh sinh viên đăng ký học
phần Anh văn 1, Anh văn 2, Anh văn chuyên ngành các khóa hệ Trung cấp
chuyên nghiệp, cao đẳng nghề, cao đẳng các hệ chính quy hay các khóa hệ vừa
học vừa làm đều rất tốt.
V. MỘT SỐ HẠN CHẾ CẦN KHẮC PHỤC

Việc thiết kế dạng bài thi tiếng Anh trên máy tính đã mang lại kết quả rất
lớn so với cách làm bài thi trên giấy trước đây. Bên cạnh đó vẫn có những hạn
chế nhất định mà giáo viên cần chú ý như sau:
- Nó chỉ là công cụ google drive nhằm trợ giúp cho giáo viên do đó giáo
viên cần phải kiểm tra chi tiết cẩn thận trong quá trình thiết kế nhằm tránh xảy ra
những lỗi ảnh hưởng đến kết quả đạt được của sinh viên.

17


- Cần lưu ý nhắc nhở sinh viên sau khi làm bài thi hay bài kiểm tra xong
phải nhớ kích vào ô có chữ “gửi” trước khi đóng máy… vì đôi lúc quá tập trung
làm bài mà sinh viên không chú ý đến bước làm cuối cùng này. Như vậy xem như
bài không có lưu và dẫn đến không có điểm thi.
- Vậy có thể nói, nếu giáo viên Tiếng Anh chỉ biết sơ về tin học thì
không thể thiết kế dạng bài thi trên máy như vậy. Do đó giáo viên cần phải học
tập hay trao đổi với đồng nghiệp để nâng cao kiến thức tin học tạo ra được những
dạng bài thi đạt hiệu quả cao.
VI. KẾT LUẬN
Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân tôi đã được đúc kết rút ra từ
thực tế, tôi nhận thấy rõ được hiệu quả của việc sử dụng công nghệ thông tin
trong việc rèn luyện học sinh – sinh viên quen với hình thức làm bài thi hay bài
kiểm tra trên máy tính. Song nó chỉ là kinh nghiệm nhỏ bé được bản thân rút ra
trong quá trình thực hiện. Cho nên tôi rất mong được sự chia sẻ, góp ý, bổ sung
của bạn bè, đồng nghiệp và các cấp quản lý, hy vọng rằng mỗi người giáo viên
trực tiếp giảng dạy ngày càng sử dụng hiệu quả hơn công nghệ thông tin trong
việc rèn luyện học sinh- sinh viên trong dạy học để góp phần nâng cao hiệu quả
giáo dục và đào tạo, bắt kịp những kỹ thuật công nghệ thông tin mới và hiện đại
nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội hiện nay ngày càng phát triển mạnh mẽ.
Xin trân trọng cảm ơn !


18



×