Tải bản đầy đủ (.docx) (63 trang)

yếu tố kì ảo trong văn xuôi nghệ thuật viết về chiến tranh sau 1975

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (490.24 KB, 63 trang )

Yếu tố kì ảo trong văn xuôi nghệ thuật viết về chiến tranh sau 1975

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌCSƯ PHẠM TP. HCM
KHOANGỮ VĂN

VĂN HỌC VIỆT NĂM TỪ 1945- NAY
ĐỀ TÀI

YẾU TỐ KÌ ẢO TRONG VĂN XUÔI
NGHỆ THUẬT VIẾT VỀ CHIẾN TRANH
SAU 1975
Sinh viên thực hiện:

1.
2.
3.
4.

Võ Kim Chuyền – K39.601.014
Phạm Thị Thanh Trúc- K39.601.139
Vũ Thị Thúy- K39.601. 120
Nguyễn Thúy Sinh – K39.601. 110

MỤC LỤC

1


Yếu tố kì ảo trong văn xuôi nghệ thuật viết về chiến tranh sau 1975


CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ KHÁI QUÁT
1. Văn xuôi nghệ thuật trong bối cảnh đổi mới của văn học Việt Nam giai
đoạn sau 1975
1.1.Khái niệm văn xuôi nghệ thuật

Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Văn xuôi trong nghĩa rộng chỉ loại văn đối
lập với văn vần, và trong nghĩa hẹp chỉ các tác phẩm văn phân biệt với kịch, thơ,
bao gồm một phạm vi rộng từ tiểu thuyết, truyện vừa, truyện ngắn, kí, tiểu phẩm
chính luận” .
Trước thời cận đại, ở hầu khắp các nền văn học dân tộc, văn xuôi phát triển ở
ngoại vi của nghệ thuật ngôn từ, tạo nên những hiện tượng ngôn từ pha trộn, nửa
nghệ thuật (biên niên lịch sử, độc thoại triết học, hồi ký, thuyết pháp, tác phẩm tôn
giáo…). Sau này, thuật ngữ “văn xuôi” đã được dùng để chỉ hình thức văn xuôi hoàn
toàn sử dụng ngôn từ làm chất liệu, nói cách khác, “văn xuôi” là một hình thức của
nghệ thuật ngôn từ. Do đó, hoàn toàn có thể đồng nhất thuật ngữ “văn xuôi” với
“văn xuôi nghệ thuật”. Và trong phạm vi bài luận này, chúng tôi thống nhất dùng
thuật ngữ “văn xuôi” với ý nghĩa chỉ “văn xuôi nghệ thuật”.
Văn xuôi bao gồm nhiều thể loại, theo Từ điển thuật ngữ văn học, trong nghĩa
hẹp, văn xuôi bao gồm các thể loại tiểu thuyết, truyện ngắn, truyện vừa, kí. Như vậy,
với đề tài này, chúng tôi xin tiếp cận khái niệm “văn xuôi” theo nghĩa hẹp, với các
tác phẩm thuộc thể loại tiểu thuyết, truyện ngắn, truyện vừa.

2


Yếu tố kì ảo trong văn xuôi nghệ thuật viết về chiến tranh sau 1975

1.2. Bước phát triển của văn xuôi nghệ thuật trong bối cảnh đối mới của văn
học Việt Nam giai đoạn Sau 1975


Đại thắng mùa xuân năm 1975 đưa lịch sử dân tộc bước sang một trang mới,
đồng thời đánh dấu một giai đoạn đổi mới toàn diện của văn học Việt Nam. Đi qua
thời chiến, cuộc sống trở lại với những quy luật bình thường, con người cũng trở về
với muôn mặt đời thường, phải đối diện với những vấn đề về thế sự, nhân sinh và cả
những chuyện rất riêng tư. Hiện thực đất nước đổi mới đã mở ra một bước ngoặt
phát triển cho văn nghệ, văn học vì thế tất yếu cũng phải đổi mới theo tinh thần thời
đại.
Quá trình phát triển của văn học Việt Nam sau 1975 có thể chia ra làm ba
chặng đường tiếp nối nhau: từ 1975 đến 1985 là chặng đường có tính chất chuyển
tiếp từ văn học sử thi thời chiến sang văn học thời hậu chiến; từ 1986- 1991, văn học
chính thức bước vào giai đoạn đổi mới một cách sôi nổi, toàn diện và từ 1992- nay,
chặng đường mang không khí đổi mới trầm lắng,văn học đi vào chiều sâu và những
diễn biến phức tạp.
Ở chặng đường thứ nhất, ý thức đổi mới ở các nhà văn được bộc lộ thông qua
việc thay đổi cách viết, cách tiếp cận hiện thực đời sống. Một loạt các sáng tác của
Nguyễn Khải (Gặp gỡ cuối năm, Thời gian của người), Ma Văn Kháng (Mùa lá
rụng trong vườn), Nguyễn Minh Châu (Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Bến
quê), Nguyễn Mạnh Tuấn (Đứng trước biển)… đã khơi dòng cho một hướng tiếp
cận mới trong văn học, đặc biệt là sự mở ra các vấn đề thế sự, đời tư.
Tuy nhiên, phải đến chặng đường thứ hai mới thấy hết được không khí đổi mới
toàn diện của văn học sau 1975. Nghị quyết 5 về văn hóa văn nghệ (1987) của Bộ
chính trị đã khẳng định: Tiếng nói của văn nghệ hiện thực Xã hội chủ nghĩa phải là
tiếng nói đầy trách nhiệm, trung thực, tự do, tiếng nói của lương tri, của sự thật . Do
đó, văn học trở thành mảnh đất màu mỡ để các nhà văn phát biểu tư tưởng, chính

3


Yếu tố kì ảo trong văn xuôi nghệ thuật viết về chiến tranh sau 1975


kiến của mình về xã hội, cuộc sống và con người. Có thể coi đây là “thời kì vàng”
của văn xuôi Việt Nam. Bên cạnh những nhà văn đã trưởng thành từ giai đoạn trước
như Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Nguyễn Quang Sáng, Ma Văn Kháng,… là
sự xuất hiện của một loạt cây bút mới như Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Quang Lập,
Nguyễn Thị Thu Huệ, Tạ Duy Anh, Phạm Thị Hoài,… với những đổi mới mà họ
đem đến đã làm thay đổi toàn bộ diện mạo của văn xuôi Việt Nam.
Ở chặng đường thứ ba, văn học nước nhà không còn mang trong mình sự đổi
mới sôi nổi như chặng hai nữa mà có phần nào dịu lắng xuống, đi vào tìm hiểu
những vấn đề phức tạp hơn có chiều sâu và đa diện hơn. Tiêu biểu cho chặng đường
này là tên tuổi của các tác giả như Phan Thị Vàng Anh với tập truyện ngắn “Khi
người ta trẻ”, Nguyễn Xuân Khánh với tiểu thuyết “Hồ Quý Ly”, Nguyễn Ngọc Tư
với truyện ngắn “Cánh đồng bất tận”, Nguyễn Khải với hồi ký “Thượng đế thì
cười”,….
Nếu như trước 1975, văn xuôi chủ yếu mang khuynh hướng sử thi với cảm
hứng ca ngợi, phù hợp với hiện thực mà nó phản ánh, thì đến sau 1975, hiện thực
cuộc sống mở ra một trang khác, nó đòi hỏi một cách cấp thiết về sự đổi mới tư duy
nghệ thuật. Trong lời kêu gọi “Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh
họa”, Nguyễn Minh Châu không cố ý phủ nhận những thành tựu văn học ở giai
đoạn trước mà đó là lời cảnh tỉnh, đòi hỏi văn học phải được trở vềđúng với bản chất
của nó là sự phản ánh chân thực về con người và cuộc sống. Tư duy sử thi ở giai
đoạn trước đã được thay thế bằng tư duy tiểu thuyết để phù hợp với nội dung phản
ánh là tính đa chiều của cuộc sống. Cùng với sự thay đổi tư duy nghệ thuật là sự
thay đổi tất yếu các yếu tố cơ bản trong cơ cấu một tác phẩm văn xuôi cả về nội
dung như đề tài, chủ đề, cốt truyện, nhân vật lẫn hình thức nghệ thuật như ngôn từ,
lời văn, giọng điệu,…

4


Yếu tố kì ảo trong văn xuôi nghệ thuật viết về chiến tranh sau 1975


Với xu hướng dân chủ hóa đời sống văn hóa văn nghệ, văn học Việt Nam giai
đoạn đổi mới đã tìm thấy sự đổi mới qua nhiều khuynh hướng sáng tác. Khuynh
hướng nhận thức phát triển khá sôi nổi vào những năm đầu thời kì đổi mới, đòi hỏi
nhận thức lại hiện thực với những mặt trái còn bị che khuất, phê phán những cái xấu
đằng sau những gì được tôn thờ, ca ngợi. Tiêu biểu cho khuynh hướng này là tiểu
thuyết Thời xa vắng- Lê Lựu, Bến không chồng -Dương Hướng, Đám cưới không có
giấy giá thú- Ma Văn Kháng, Bước qua lời nguyền -Tạ Duy Anh,… Bên cạnh đó,
khuynh hướng triết luận cũng phát triển khá mạnh mẽ thể hiện sự chiêm nghiệm,
triết lý về cuộc đời và con người. Khuynh hướng này không chỉ có ở những nhà văn
nhiều từng trải như Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải mà còn khơi gợi sự hứng thú
đối với nhiều cây bút thuộc thế hệ sau như Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Quang Lập,
Phạm Thị Hoài,… Gần đây lại xuất hiện loại văn xuôi kì ảo như một sự thể nghiệm
và khám phá mới trong sáng tạo nghệ thuật, có thể kể đến các tác phẩm của Nguyễn
Khắc Trường, Hồ Anh Thái, Tạ Duy Anh, Nguyễn Bình Phương,… Dù là sáng tác
theo khuynh hướng nào thì đặc điểm chung của văn xuôi sau 1975 đều hướng đến
mục đích khám phá đời sống muôn màu muôn vẻ trong cái hằng ngày, trong các
quan hệ thế sự và đời tư. Có thể nói, sau 1975, văn học đã từng bước đi vào khám
phá, lý giải đời sống và con người, góp phần xây dựng con người xã hội. Nguyễn
Đăng Mạnh xem đó là cuộc “tìm đường” của văn học. Cuộc tìm đường này nhằm
đưa văn học vào vị trí xứng đáng với cuộc sống và xã hội, trả nó về với bản chất của
nó.
Một trong những đổi mới của văn xuôi giai đoạn này là sự đổi mới quan hệ
giữa nhà văn và hiện thực với nhu cầu được “nói thật”. Do đó, những mặt tiêu cực
của hiện thực, cái xấu cái ác trong cuộc sống, những điểm đen của con người, đều bị
đem ra mổ xẻ, phanh phui đến tận cùng. Hiện ra trong các trang văn xuôi là một hiện
thực trần trụi với tính đa sự, đa đoan, cùng những mối quan hệ phức tạp và chằng
chịt của nó. Tuy nhiên, cách nhìn và lối viết của văn xuôi hiện đại đã thật sự đổi

5



Yếu tố kì ảo trong văn xuôi nghệ thuật viết về chiến tranh sau 1975

mới, việc phản ánh hiện thực bị đẩy lùi xuống hàng thứ yếu để nhường chỗ cho việc
cắt nghĩa và lý giải thiện thực, và do đó, nhà văn không còn đơn thuần là người kể
chuyện, người ghi chép mà còn tham gia vào tác phẩm để cùng đối thoại với nhân
vật, hoặc là những nhà tư tưởng, là người phát ngôn,…
Sự đổi mới quan niệm về hiện thực tất yếu kéo theo sự đổi mới quan niệm nghệ
thuật về con người. Ý thức cá nhân trỗi dậy mạnh mẽ và đòi hỏi cần được giải phóng
đã làm thay đổi sâu sắc quan niệm về con người trong quá trình sáng tạo của hầu hết
các nhà văn ở giai đoạn này. “Con người trong văn học hôm nay được nhìn từ nhiều
vị thế và trong tính đa chiều của mọi mối quan hệ: con người với xã hội, con người
với lịch sử, con người của gia đình, gia tộc, con người với phong tục, với thiên
nhiên, với những người khác và với chính mình”. Con người không chỉ được soi xét
trên phương diện xã hội mà còn được mở rộng, “đào bới” ở bình diện đời tư cá
nhân, những bình diện tồn tại riêng lẻ của những mảnh đời, số phận.. Các nhà văn
Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Xuân Thiều, Ma Văn Kháng, Lê Lựu,… đã
không ngừng nỗ lực mở rộng những chiều kích về tâm hồn, đạo đức, lối sống, …để
từ đó có sự nhìn nhận, lý giải riêng về con người hôm nay.
Văn xuôi sau 1975 đặc biệt quan tâm đến con người cá nhân, xây dựng được
khá nhiều kiểu loại nhân vật, vốn chưa từng có hoặc ít thấy trong giai đoạn trước
như: nhân vật cô đơn, con người bi kịch, con người lạc thời, nhân vật tư tưởng, nhân
vật kì ảo,… Các nhân vật tồn tại như một nhân cách, một tính cách riêng biệt chứ
không còn là một ý niệm. Do đó, người ta không còn tìm thấy trong văn xuôi hiện
đại những kiểu nhân vật điển hình hay nhân vật phiến diện, con người hôm nay được
soi chiếu ở nhiều bình diện, nhiều tầng bậc, nên “sẵn sàng” bộc lộ hết các mặt tối và
sáng, tốt và xấu, khát vọng cao cả và dục vọng tầm thấp hèn, không chỉ có đời sống
tình cảm mà còn có đời sống tự nhiên, bản năng, vừa là con người trong tính nhân
loại phổ quát, vừa là con người cụ thể, cá biệt. Có thể tìm thấy trong truyện ngắn của

Nguyễn Minh Châu là con người sám hối, con người thức tỉnh, con người nhận

6


Yếu tố kì ảo trong văn xuôi nghệ thuật viết về chiến tranh sau 1975

đường và đầy suy tư dằn vặt. Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp lại thể hiện sự quan
tâm đến con người cô đơn đầy cay đắng….
Cùng với sự đổi mới về đề tài, chủ đề, là sự cách tân vượt bậc về nghệ thuật.
Xu hướng nghệ thuật nổi bật trong văn xuôi sau 1975 là sự đa dạng hóa về thi pháp
thể loại, điểm nhìn trần thuật, phương thức tiếp cận, ngôn ngữ, giọng điệu,… Với sự
thay đổi điểm nhìn trần thuật theo từng kiểu loại nhân vật, từng vị trí khác nhau,
hoặc nhà văn có thể là người kể chuyện hoặc hóa thân vào nhân vật trong tác phẩm,
mà nhờ đó văn xuôi mang tính thông tin cao, phản ánh và lý giải được các chiều sâu,
rộng của cuộc sống. Nghệ thuật độc thoại nội tâm, dòng ý thức và nghệ thuật đồng
hiện đã mở ra cho nhà văn những hướng tiếp cận khác nhau. Có thể kể đến các tác
phẩm như Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh, Thời xa vắng của Lê Lựu, Phiên chợ
Giát của Nguyễn Minh Châu,…. Đặc biệt là sự cách tân về giọng điệu và ngôn ngữ.
Có thể tìm thấy những giọng điệu chủ âm trong văn học giai đoạn này là: giọng hài
hước, hóm hỉnh; giọng mỉa mai, giễu nhại; giọng suy tư, chiêm nghiệm; giọng hoài
nghi, chất vất; giọng triết lý điềm tĩnh hay giọng trữ tình tha thiết;… Thứ ngôn ngữ
trang trọng, chuẩn mực dường như đã bị chối bỏ, dần trở nên mờ nhạt, nhường chỗ
cho thứ ngôn ngữ đời thường, đậm tính khẩu ngữ, thông tục. Các sáng tác của thế hệ
nhà văn mới trưởng thành từ sau 1975 như Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài,
Phan Thị Vàng Anh, Nguyễn Quang Lập,… là sự nỗ lực không ngừng đem đến cho
văn học một không khí đời sống thường nhật sinh động, chân thực thông qua lớp
ngôn ngữ bặm bụi đời thường.

2. Yếu tố kì ảo trong tiến trình văn học Việt Nam

2.1. Khái niệm yếu tố kì ảo

“Kì ảo” là từ Hán Việt, trong đó “kì” có nghĩa là lạ lùng, “ảo” là không có
thực, “kì ảo” nghĩa là chuyện lạ lùng, chuyện không có thật, chuyện không thể xảy
ra ngoài đời thực.

7


Yếu tố kì ảo trong văn xuôi nghệ thuật viết về chiến tranh sau 1975

Trên thế giới, người đầu tiên đề cập đến “cái kì ảo” là một học giả người Anh
tên là Joseph Addison (1672-1719). Theo ông, những sáng tác kì ảo “tạo ra một
khoái cảm về nỗi sợ hãi trong tâm trí độc giả và làm thỏa mãn trí tưởng tượng của
độc giả bởi những cái lạ lùng và tính chất khác thường của những con người được
miêu tả trong đó”.
Ở Việt Nam, bàn về thuật ngữ yếu tố kì ảo trong văn học, Lê Nguyên Cẩn cho
rằng: “Cái kì ảo là một phạm trù tư duy nghệ thuật, nó được tạo ra nhờ trí tưởng
tượng và được biểu hiện bằng các yếu tố siêu nhiên khác lạ, phi thường, độc đáo…
Nó có mặt trong văn học dân gian, văn học viết qua các thời đại. Nó tồn tại trên
trục thực - ảo và tồn tại độc lập, không hòa tan vào các dạng thức khác của trí
tưởng tượng”. Tác giả Phùng Hữu Hải nhận định: “Yếu tố kì ảo là sản phẩm của trí
tưởng tượng, là phương thức tư duy nghệ thuật được biểu hiện bằng những năng
lực, yếu tố có tính siêu nhiên, nằm ngoài tư duy lí tính của con người. Nó tham gia
vào sự phát triển của cốt truyện và tạo nên những phản ánh nhận thức của người
tiếp nhận một cách mạnh mẽ hay nói cách khác, nó tạo nên những cú sốc về tâm lý,
nhận thức, làm xuất hiện những dấu hỏi về nguồn gốc xuất hiện”.
Dù nghiên cứu ở góc độ nào thì tựu chung lại, yếu tố kì ảo là sản phẩm của trí
tưởng tượng, là cái không có thật, chỉ tồn tại trong thế giới tinh thần của con người
hoặc những yếu tố bất hợp lí trong cuộc sống. Trong văn học, yếu tố kì ảo là phương

tiện nghệ thuật để nhà văn bộc lộ quan điểm, tư tưởng của mình về đời sống, về con
người. Yếu tố kì ảo đem đến cho người đọc sự hồi hộp, lo lắng, dẫn đến sự phân
vân, do dự giữa sự giải thích hợp lý và sự giải thích siêu nhiên về các sự kiện. Chính
điều này đã gây ra sự hưng phấn, thu hút, lôi cuốn người đọc
2.2.Dòng chảy của yếu tố kì ảo trong tiến trình văn học Việt Nam

Văn học có yếu tố kì ảo dẫu có nhiều biến chuyển theo điều kiện lịch sử - xã
hội, dường như vẫn là một mạch chảy liên tục. Ma lực của kì ảo đã thu hút các thế

8


Yếu tố kì ảo trong văn xuôi nghệ thuật viết về chiến tranh sau 1975

hệ chủ thể sáng tạo văn học, từ nhân dân lao động, những người thấm đẫm nguyên lí
Nho gia như Nguyễn Dữ, Phạm Đình Hổ,…, những trí thức Tây học như Nhất Linh,
Khái Hưng, Thanh Tịnh, Thế Lữ,… đến những người hằng ngày tiếp xúc với nền
khoa học kĩ thuật hiện đại như Bảo Ninh, Lê Minh Khuê, Tạ Duy Anh, Nguyễn Bình
Phương... Hành trình của dòng chảy kì ảo, vì thế, cũng góp phần phản ánh sự phức
tạp và không kém phần sinh động của diễn trình văn học dân tộc.
Ngay từ sơ khởi, văn học Việt Nam đã gắn liền với kì ảo. Thế giới quan kì ảo
của văn học dân gian có thể nhận thấy rõ nhất qua mảng truyện cổ tích thần kì, và
phần nào qua mảng thơ, truyện về ma. Với người dân Việt Nam, ma không đơn
thuần là sự hiện hình của người chết mà còn là khát vọng muốn cải thiện đời sống
bằng sự cảnh tỉnh từ một thế lực vô hình. Nói cách khác, ma đã trở thành nhân tố
quan trọng tham gia vào giải quyết cuộc đấu tranh thiện - ác nơi trần thế. Những
phương diện tích cực, giàu tính nhân văn gắn liền với đề tài này sẽ được kế thừa và
phát huy mạnh mẽ trong văn học viết, tạo thành một dòng chảy liên tục của văn học
nước nhà.
Yếu tố kì ảo trong văn học trung đại gắn bó chặt chẽ với các triết thuyết Phật

giáo và đạo Lão Trang. Chính học thuyết về kiếp, về cuộc sống sau cái chết và vấn
đề tái sinh của Phật giáo đã mở ra cho văn học truyền kì phương Đông một nguồn
mạch tư duy hết sức phong phú. Triết học Lão Trang, triết học biện chứng tự nhiên,
lại đặc biệt nhấn mạnh sự biến hoá qua lại giữa hai mặt đối lập, những hiện tượng
pháp thuật phù phép để cứu cánh cho cuộc sống. Theo đó, âm và dương, hoạ và
phúc, thực và hư, nhược và cường, chân và ảo... là một loạt những cặp phạm trù có
thể được nhìn dưới quan điểm biến dịch. Nhân sinh quan Phật giáo, Lão Trang lộ rõ
trong truyện truyền kì Việt Nam. Dòng truyện kì ảo trung đại, dù vẫn còn mang
bóng dáng của văn học dân gian, nhưng đây là những sáng tác đậm dấu ấn cá nhân
của tác giả, gắn liền với sự bừng ngộ, sự ý thức của con người đối với thực tế giờ
không còn tính chất nguyên sơ, thuần khiết buổi đầu.Văn học kì ảo giai đoạn này có

9


Yếu tố kì ảo trong văn xuôi nghệ thuật viết về chiến tranh sau 1975

thể kể đến “Truyền kì mạn lục” -Nguyễn Dữ, “Vũ trung tùy bút”–Phạm Đình Hổ,
….Đến cuối thế kỉ XIX, mảng truyện truyền kì, kinh dị tuy không nở rộ như trước
nhưng chúng vẫn còn có những bước phát triển đáng kể, đặt nền móng cho các thể
loại văn học hiện đại.
Cùng với sự chuyển đổi sang hệ hình hiện đại, yếu tố kì ảo trong văn học đầu
thế kỉ XX cũng có những biến chuyển mang đậm dấu ấn thời đại. Cuộc gặp gỡ giữa
hai nền văn hoá Đông - Tây đã cho ra đời một thời đại mới trong văn học.Truyện kì
ảo giai đoạn này dẫu đoạn tuyệt với môi trường trung đại, chịu sự hấp dẫn và tác
động mạnh mẽ của văn học hiện đại phương Tây vẫn không ngừng bám chặt vào
truyền thống. Những sáng tác “truyền kì đời mới” ấy, một mặt giúp nhà văn bộc lộ
những phản ứng yếu ớt của mình (bằng cách tìm về quá khứ, trốn vào thiên nhiên
hoang ảo, vào thế giới của hồn ma, hoặc những mối tình mê đắm, huyễn hoặc...),
mặt khác, nó cũng là bức bình phong để tác phẩm dễ dàng thoát được mũi kéo kiểm

duyệt của chế độ thực dân. Việc tìm đến kì ảo cũng là lẽ tự nhiên của một số nhà văn
trụ cột trong văn đoàn Tự lực - những người ngay từ nhỏ đã từng “thích nhất chuyện
Liêu trai” (Khái Hưng). Sự gặp gỡ, hòa kết giữa quan niệm sáng tác, nội dung thể
hiện đậm chất phương Đông truyền thống và kĩ thuật viết hiện đại của phương Tây
trong truyện ngắn kì ảo cũng là minh chứng cho một chủ trương lớn của nhóm: đem
phương pháp khoa học Thái Tây ứng dụng vào văn chương Việt Nam nhằm giúp
cho con người “lúc nào cũng mới mẻ, trẻ, yêu đời, có chí phấn đấu và tin ở sự tiến
bộ”. Có thể kể ra một vài sáng tác văn học kì ảo thời kỳ này như “Ma đưa” –Nam
Cao,“Làng”, “Ngậm ngải tìm trầm” -Thanh Tịnh, “Lan rừng”, “Câu chuyện mơ
trong giấc mộng”, “Bóng người trong sương mù” -Nhất Linh; “Hoa bên suối”,
“Đêm trăng”, “Tiếng hú ban đêm”, “Ma xuống thang gác” -Thế Lữ; “Linh hồn” Khái Hưng …
Từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến 1975, do những yêu cầu bức thiết của
cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, dựng xây đất nước, văn học của ta đề cao

10


Yếu tố kì ảo trong văn xuôi nghệ thuật viết về chiến tranh sau 1975

nguyên tắc tương đồng giữa văn chương và cuộc sống. Kì ảo, vì thế, cũng vắng bóng
trên văn đàn. Đây là giai đoạn cỗi cằn, hiu hắt nhất của văn học kì ảo. Ở miền Bắc,
từ ngày hoà bình lập lại (1954), truyện biến hoá thần kì trở thành mảng văn học dành
riêng cho trẻ nhỏ. Trước 1975, “Giấc ngủ mười năm” của Hồ Chí Minh có lẽ là
truyện kì ảo duy nhất của văn học cách mạng dành cho người lớn. Riêng ở miền
Nam trước giải phóng, một số truyện vẫn sử dụng yếu tố kì ảo như một tấm bình
phong hữu hiệu để dễ qua được mũi kéo kiểm duyệt của chế độ Mĩ ngụy, giúp người
viết bộc lộ những tâm sự yêu nước thầm kín của mình như “Bút máu” -Vũ Hạnh,
“Cõi âm nơi quán Cây Dương” -Bình Nguyên Lộc, “Cái đèn lồng”, “Bóng ma nhà
mệ Hoát”, “Đám cưới hai u hồn ở chùa Dâu” -Vũ Bằng...
Sau 40 năm chìm lặng do những đòi hỏi bức thiết của công cuộc chiến đấu bảo

vệ đất nước và xây dựng xã hội mới, từ đầu những năm 80 thế kỉ trước, quan niệm
về văn học đã có phần đổi khác. Những thay đổi trong đời sống xã hội,trong tâm lí
và nhu cầu của độc giả… đã “dọn đường” để kì ảo hồi sinh bằng sự vượt trội cả về
số lượng tác giả lẫn tác phẩm.Truyện kì ảo giai đoạn này đã phả một luồng gió mới
vào đời sống văn học.Một trong những đóng góp đáng trân trọng của mảng văn học
kì ảo giai đoạn này là những sáng tạo trong quan niệm lẫn bút pháp khi tiếp cận đề
tài chiến tranh. Tính phức tạp giữa cuộc sống và cái chết, kí ức và sự lãng quên,
người sống và người chết, hiện tại và quá khứ, không gian và thời gian… đã được
thể hiện thấu tình, đạt lí nhờ sự táo bạo, mới mẻ của người viết. Đời sống tâm linh
của con người cũng được nhiều tác giả quan tâm.Thời kì này, tiêu biểu có “Nỗi buồn
chiến tranh” - Bảo Ninh, “Bến trần gian” - Lưu Minh Sơn, “Tàn đen đốm đỏ” Phạm Ngọc Tiến, “Chảy đi sông ơi” - Nguyễn Huy Thiệp,..
Tiến trình tự khẳng định của kì ảo song tồn cùng tiến trình vận động và phát
triển không ngừng của văn học nước nhà. Tiến trình ấy cũng tiềm tàng một phản ứng
chống lại những ràng buộc để văn học được trở về với chính mình.

11


Yếu tố kì ảo trong văn xuôi nghệ thuật viết về chiến tranh sau 1975

3. Vị trí đề tài chiến tranh trong văn xuôi sau 1975 và sự đối mới quan
niệm về nó.
3.1. Vị trí đề tài chiến tranh trong văn xuôi sau 1975

Dòng văn học viết về người lính cách mạng và chiến tranh chống ngoại xâm
của ta ra đời cùng lúc với cuộc chiến tranh chống Pháp, rồi chống Mỹ, suốt 30 năm
dường như chiếm vị trí độc tôn trên văn đàn. Văn học được coi như một thứ vũ khí
chiến đấu, nhà văn được coi như những chiến sĩ cầm vũ khí. Nhìn từ yêu cầu ấy, văn
học kháng chiến đã hoàn thành nhiệm vụ một cách xứng đáng - luôn có mặt để động
viên tinh thần những người lính và toàn dân tin tưởng vào sự nghiệp chống ngoại

xâm, hăng hái cầm vũ khí chiến đấu và phục vụ chiến đấu… Đó là một nguồn sức
mạnh có thật và có tác động to lớn vào chiến thắng cuối cùng của dân tộc.
Khoảng mười năm sau 1975, văn học về chiến tranh vẫn giữ vai trò chủ đạo.
Khi cuộc chiến lùi xa, tuy không còn là mối quan tâm hàng đầu của người nghệ sĩ
nhưng đề tài chiến tranh vẫn có vị trí đáng kể trong nền văn học đương đại. Cho đến
nay, chiến tranh đã lùi xa hơn bốn thập kỉ nhưng người cầm bút vẫn không ngừng
viết về nó. Văn xuôi về chiến tranh đã đạt thành tựu ở cả ba thể loại: kí, truyện ngắn
và tiểu thuyết. Có thể nói, những tiêu chí đổi mới về văn học ít nhiều liên quan đến
văn học về chiến tranh.Nó vừa chứ đựng sự đổi mới quan niệm về hiện thực, về con
người, vừa là nơi thử thách bản lĩnh người nghệ sĩ.
3.2. Sự đổi mới quan niệm về đề tài chiến tranh

Sau 1975, đội ngũ nhà văn còn được bổ sung một loạt cây bút mới mà trong
chiến tranh họ ở vị trí của người lính hoặc gần gũi với công việc của người lính như
Chu Lai, Thái Bá Lợi, Xuân Đức, Nguyễn Trí Huân, Bảo Ninh,…. Họ đã đem vào
văn xuôi những trải nghiệm từ chiến hào của cá nhân mình và của thế hệ mình.
Quan niệm về chiến tranh của họ có những điểm khác biệt so với quan niệm truyền
thống.

12


Yếu tố kì ảo trong văn xuôi nghệ thuật viết về chiến tranh sau 1975

Bước ra từ chiến trường máu lửa, các nhà văn – chiến sĩ hiểu hơn ai hết về sự
hi sinh lớn lao và nghĩa tình của đồng bào, đồng chí. Với họ, viết về chiến tranh là
một món nợ ân tình cần phải trả. Nguyễn Minh Châu thấy rằng: “Viết về hai cuộc
kháng chiến, viết về chiến tranh, nhiều đồng chí cầm bút viết văn trong quân đội đã
đứng tuổi nhiều lần nói tới công việc đó như một trách nhiệm, một món nợ chưa trả
được. Một món nợ chưa trả và không thể nào quên”. Với quan niệm ấy, nhà văn sẽ

chú trọng khắc họa vẻ đẹp của lòng dũng cảm, đức hy sinh, lối sống vị tha, tình
nghĩa…
Vẫn coi trọng mục đích phản ánh cuộc kháng chiến vĩ đại, khẳng định chính
nghĩa, khẳng định phẩm giá dân tộc, nhưng sau 1975, nhà văn nhấn mạnh hơn vào
yêu cầu “chân thực”. Không bằng lòng với cái hiện thực được lí tưởng hóa một
chiều, họ xác định “không chỉ nói đến thắng lợi mà còn cần nói đến tổn thất, hi
sinh, không chỉ nói đến niềm vui mà còn nói đến nỗi đau khổ do quân thù gây nên” .
Chu Lai là một trong những nhà văn Việt Nam đầu tiên nói về bản chất của chiến
tranh khác với quan niệm truyền thống: “Bằng những kiểm nghiệm bản thân, tôi
hiểu ra rằng chiến tranh quả thật không vui vẻ gì, đối với bất cứ dân tộc nào, dù là
tự vệ hay xâm lược, chiến tranh đều mang ý nghĩa bi kịch”.
Trước năm 1975, do yêu cầu cổ vũ cho chiến đấu, nhà văn rất coi trọng việc
phản ánh kịp thời những sự kiện nóng bỏng ở mặt trận. Khi cuộc chiến đi qua, nhiều
người băn khoăn lựa chọn “con người” hay “sự kiện” làm đối tượng chủ yếu trong
tác phẩm của mình. Ngay từ năm 1976, trong bài Viết về chiến tranh sau chiến
tranh, Nguyễn Đình Tiên đã xác định cần dành sự ưu tiên cho con người, “còn các
sự kiện thì hãy dành phần cho các nhà sử học và các nhà quân sự”(Hồng Diệu). Khi
lấy con người làm hệ quy chiếu, chiến tranh sẽ là nỗi đau, là hi sinh, mất mát. Với
nhiều nhà văn, việc đề cao tính người và tình người là mục tiêu vô cùng quan trọng.

13


Yếu tố kì ảo trong văn xuôi nghệ thuật viết về chiến tranh sau 1975

Đề tài chiến tranh, do đó, không còn mang ý nghĩa thuần túy là một đề tài văn học
mà đã trở thành chất liệu thử thách khả năng đổi mới tư duy của người viết.
Khi chiến tranh qua đi, văn học dần trở về bản chất đích thực của nó, nhà văn
có nhu cầu thể hiện những trải nghiệm riêng và ý thức cá tính của mình.Nhu cầu viết
bằng kinh nghiệm cá nhân và ý thức cá tính là tiền đề quan trọng tạo nên những

khuynh hướng khác nhau của văn học sau 1975 về chiến tranh.Song nếu chỉ coi
trọng kinh nghiệm cá nhân mà không chú ý đúng mức tới vai trò của hư cấu và
tưởng tượng – bản chất của văn chương – thì nhà văn sẽ khó thành công. Nhờ phát
huy vai trò của hư cấu và tưởng tượng nên tác phẩm của một số nhà văn đã thực sự
hấp dẫn bạn đọc. Khi đề cao bản chất hư cấu của văn chương, một số nhà văn coi
“chiến tranh chỉ là một thi pháp”. Khi việc tái hiện hiện thực không phải là mục đích
cuối cùng, nhà văn có thể dùng chiến tranh để khảo sát về nhân tính, về tình yêu,
tình dục, về bản năng sống… của con người trong những tình huống trái khoáy, bất
thường. Đây chính là sự mới lạ so với quan niệm truyền thống.
Sự đổi mới quan niệm về đề tài đã dẫn đến sự đa dạng trong văn xuôi Việt Nam
sau 1975 về chiến tranh.Để văn học về chiến tranh thực sự hấp dẫn bạn đọc, không
chỉ đổi mới quan niệm về đề tài mà các nhà văn còn cần có thực tài, có thể đặt ra
được những suy tư về văn hóa, về giá trị con người ở một chiều sâu triết học thực
sự.

14


Yếu tố kì ảo trong văn xuôi nghệ thuật viết về chiến tranh sau 1975

CHƯƠNG II: CÁC DẠNG THỨC XUẤT HIỆN CỦA YẾU TỐ KÌ ẢO TRONG VĂN
XUÔI NGHỆ THUẬT VIẾT VỀ CHIẾN TRANH GIAI ĐOẠN SAU 1975
2.1. Motif giấc mơ:
Đây là dạng thức quen thuộc được sử dụng khá nhiều trong các tác phẩm viết
về chiến tranh. Giấc mơ là vấn đề nằm trong vùng sâu của vô thức con người, chất
chứa những khát khao thầm kín, những điều bí ẩn mà con người luôn vươn đến
khám phá. Đôi khi giấc mơ đến với con người vì những ám ảnh không thể nguôi
ngoai. Ngoài ra giấc mơ còn là điềm báo những gì sắp xảy ra trong cuộc sống với
người mơ. Giấc mơ là biểu tượng của cuộc phiêu lưu cá thể, được cất sâu trong tâm
khảm... Chiêm mộng hiện ra với chúng ta như một điều bí ẩn của chính mình.

Nói về giấc mơ, trước hết phải kể đến đó là tác phẩm “Nỗi buồn chiến tranh”.
Đây là cuốn tiểu thuyết mà mô-tip giấc mơ xuất hiện rất nhiều lần. Nào là giấc mơ
của Kiên, của Vĩnh, của Cừ, của Tạo “voi”, của Can… những đồng đội đáng kính
của Kiên. Trong đó, những giấc mơ đó, giấc mơ của Kiên là nhiều hơn hẳn. Có giấc
mơ khi còn tham gia chiến trường, có những giấc mơ khi đã về lại với thời bình.
Trong chiến tranh, ở thế giới mộng mị, Kiên chỉ mơ về Phương và Hà Nội thân yêu
của anh. Những cơn mơ chỉ xuất hiện trong những trường hợp Kiên chìm vào cõi vô
thức như: đang trong trạng thái mụ mị bởi khói hồng ma“Bản thân Kiên cứ mỗi bận
thưởng thức thứ bả độc này thì lại thêm được một lần nhập thân tràn ngập vào thế
giới của những giấc mơ bí ẩn và tráng lệ mà lúc bình thường tâm hồn chẳng thể với
tới”, hay bị mê man bởi vết thương, hoặc vào những giấc ngủ chập chờn khi ở trung
đội trinh sát. Khoảng thời gian sau chiến tranh, những giấc mơ đến với Kiên nhiều
hơn. Đó không phải là những giấc mơ ngọt ngào, êm đềm về Phương và về Hà Nội
mà là những cơn mơ mang đầy nỗi bấn loạn, bất an. Không chỉ trong giấc ngủ, cả
lúc đang tỉnh táo, Kiên vẫn có thể bị cuốn trôi vào trong giấc mơ một cách vô thức
không thể cưỡng lại. Những giấc mơ về chiến tranh, về cái chết, về đạn bom không

15


Yếu tố kì ảo trong văn xuôi nghệ thuật viết về chiến tranh sau 1975

ngừng ám ảnh Kiên. Kiên thường mơ thấy mình trở lại truông Gọi Hồn, nơi anh đã
cùng những anh em vào sinh ra tử của mình đánh những trận bài cuối cùng của cuộc
đời, nơi ghi dấu những kỉ niệm đau thương, khốc liệt của anh và những đồng đội
trong chiến tranh. Có khi, đang đi trên vỉa hè, Kiên lại thấy mình đi qua đồi “Xáo
Thịt” la liệt người chết, vỉa hè nồng nặc mùi tử khí. Như một người phát rồ, anh đưa
tay lên bịt mũi giữa phố xá đông người. Hoặc nhiều lúc, giữa đêm khuya, Kiên giật
mình bởi tưởng tiếng quạt trần là tiếng rú rít của trực thăng vũ trang. Sự khốc liệt
của chiến tranh đã ám ảnh, ăn sâu vào tiềm thức Kiên. Vì vậy mà không chỉ khi ngủ,

cả lúc đang tỉnh táo, giấc mơ về thời đại đã qua vẫn tồn tại và không ngừng chi phối
cuộc đời thực của anh sau ngày chiến thắng.
Những cơn mơ cũng luôn thường trực trong giấc ngủ của Thảo trong “Người
sót lại của rừng cười” - Võ Thị Hảo mỗi khi đêm về. Trở về sau chiến tranh, Thảo
chỉ có hai giấc mơ duy nhất: Giấc mơ thời bé và giấc mơ tuổi thanh xuân. Nếu giấc
mơ thời bé là khoảng thời gian thanh thản, tươi vui của cô với những trò trẻ thơ nhặt
cặp ba lá, hoặc nhặt trứng vịt đẻ rơi thì trong giấc mơ tuổi thanh xuân, cô chỉ thấy
tóc rụng như trút, rụng đầy khuôn ngực đã bị đâm nát của người đồng đội. Từ đám
tóc ấy lấy ra hai giọt nước mắt trong veo, rắn như thủy tinh không gì đập vỡ.
Giấc mơ đến với hai cô thanh niên du kích trong “Đốm lửa”- Nguyễn Thị Minh
Thúy thật kì lạ. Cả hai cùng có một giấc mơ giống nhau. Ngọc thấy Thanh – chàng
trinh sát 20 tuổi mà cả cô và Mỹ đều yêu đang đợi hai cô tới đưa thư cuối vùng kênh
rạch chằng chịt, nheo mắt chọc cô, và dành cho cô những cử chỉ âu yếm dịu dàng
của đôi lứa yêu nhau. Khi Thanh cương quyết nhấc bổng cô lên bờ cũng là lúc cô
bừng tỉnh dậy. Vừa khi đó Mỹ cũng choàng tỉnh. “Ngọc giật mình mở mắt thì thấy
trời vừa hửng sáng, cùng lúc Mỹ cũng choàng tỉnh. Họ thẹn thùng nhìn ngực nhau
khi thấy cả hai cùng cởi toang cả cúc áo. Mỹ quay mặt đi:" Xin lỗi chị...Em
mơ..."Ngọc ngẩn ngơ. "Mơ à? Tiếc thật! Tưởng Thanh, ai dè Mỹ! Mà sao Mỹ
cũng..." Ngọc cài lại cúc áo mình, định nói:" Chị cũng mơ" Sau đó, cả hai cùng kể

16


Yếu tố kì ảo trong văn xuôi nghệ thuật viết về chiến tranh sau 1975

cho nhau nghe về giấc mơ của mình.Giấc mơ của họ y hệt nhau một cách kì lạ. Và
rồi đến cuối truyện, người đọc bất ngờ bởi Thanh đã chết và xác anh nằm cạnh họ,
cách nhau chỉ một tấm ván “Thì ra đêm qua trời tối quá khiến hai cô ko thấy, khi ép
ghe vào vô tình ép xác Thanh sát bờ lạch và họ đã nằm ngủ trên anh chỉ cách một
tấm ván”.

Giấc mơ cũng có mặt trong tác phẩm “Hai người đàn bà xóm Trại” (Nguyễn
Quang Thiều). Đến hơn ba lần, tác giả nhắc đến những giấc mơ giống nhau ở hai
nhân vật Ân và Mật. Ân cứ mơ đi mơ lại giấc mơ có vẻ kì lạ “con gà trống tía với
cái mào đỏ rực, cái ức rộng và đôi cựa bóng như ngà mổ mổ vào ngón tay của
mình”, còn Mật cô vẫn mơ những cơn mơ vừa hạnh phúc vừa lo sợ “Mật thấy
người lính trở về và ngay đêm đó Mật có mang. Và cứ tỉnh giấc, Mật mơ hồ lo lắng
khi cảm thấy bụng mình khang khác”. Những giấc mơ kì lạ của Ân và Mật chở đầy
những hi vọng về một ngày đoàn tụ với người chồng thân yêu.
Thế giới bên trong của con người là một thế giới mang đầy bí mật, những giấc
mơ khác nhau đem đến cho người đọc những khám phá khác nhau về thế giới bí ẩn
ấy, giúp người đọc chạm sâu vào những góc khuất ẩn kín trong tâm hồn người lính.
Bên cạnh đó, giấc mơ còn là cầu nối giữa người còn sống và người đã khuất, còn là
niềm hi vọng vào tương lai không xa, khi chiến tranh chấm dứt, đất nước hòa bình,
người tiền tuyến, kẻ hậu phương lại được đoàn tụ sum vầy hạnh phúc.

2.2. Hồn người chết trở về:
Một trong những dạng thức xuất hiện của yếu tố kỳ ảo trong văn xuôi nghệ
thuật Việt Nam đó là hồn người chết trở về. Những hồn ma trở về luôn có sức hấp
dẫn kỳ lạ đối với người đọc bởi nó khơi gợi sự thích thú, vừa sợ vừa tò mò. Người
đọc có thể tưởng tượng ra những khả năng đặc biệt của hồn ma mà con người không
có được. Yếu tố hồn ma đã xuất hiện nhiều trong văn học cổ, văn học trung đại tuy
vậy đến thời hiện đại nó vẫn có sức hấp dẫn riêng và gây hứng thú cho người đọc.

17


Yếu tố kì ảo trong văn xuôi nghệ thuật viết về chiến tranh sau 1975

Dạng thức hồn người chết trở về xuất hiện khá nhiều trong các tác phẩm viết về
chiến tranh sau 1975.

Trong thế giới tâm linh cũng như văn học, chết chưa phải là hết. Bằng trí tưởng
tượng, nhà văn đã cho người chết được một đặc quyền là “hồn được trở về” có thể
thực hiện những điều lúc còn sống họ chưa làm được. Linh hồn người lính trong
“Bến trần gian” dù hi sinh đã nhiều năm vẫn còn quanh quẩn trong rừng. Được ông
già cho chiếc lá, anh gài vào vành tai – chiếc lá như bùa hộ mệnh giữ cho linh hồn
anh không bị tan ra khi trở về. Ngay trong đêm đó anh bắt đầu cuộc hành trình về lại
quê nhà gặp lại những người thân yêu. Linh hồn Lăng đã gặp lại mẹ, Lăng mới biết
mình đã chết. Rõ ràng hồn ma trở về trong truyện không hề đáng sợ một chút nào,
đôi lúc phảng phất dáng vẻ đáng thương của một người lính đã hy sinh nơi chiến
trường từ rất lâu, mãi đến mấy chục năm sau mới được trở về. Phải chăng dạng thức
“hồn người chết trở về” trong tác phẩm này như một “phép màu” để thực hiện tâm
nguyện người đã khuất?
Trong các truyện, thế giới hồn ma tồn tại song song với thế giới cõi dương, linh
hồn người chết vẫn thường hiện về, quanh quẩn bên cạnh người còn sống. Trong
“Cặp bồ với ma”, hồn ma của cô văn công Huệ đêm đêm thường hiện ra làm bạn
với anh chàng canh nghĩa trang. Giữa người và ma nảy sinh mối quan hệ gắn bó sâu
sắc với nhau. Nhờ Huệ mà chàng trai cảm thấy bớt cô độc giữa nghĩa trang toàn mồ
mả người chết. Và chàng trai chính là chỗ dựa để Huệ tâm sự, trút những phiền
muộn của cuộc sống trước kia.
Trong truyện “Tiếng chuông chiều”, hồn ma anh bộ đội cũng đã nhiều lần trở
về giúp đỡ cho người lính Sài Gòn thoát khỏi lưỡi hái thần chết để trả ơn việc anh ta
đã chôn cất bộ hai cốt của mình. Một lần, trong một trận giáp lá cà, gã lính ấy bị
thương ở chân, đôi chân bị nhiễm trùng và có thể bị cưa. Trong đêm ấy, lúc mê man,
anh ta thấy một anh bộ đội còn rất trẻ hiện ra dùng tay vuốt bắp chân cho mình “anh

18


Yếu tố kì ảo trong văn xuôi nghệ thuật viết về chiến tranh sau 1975


ta cứ vuốt vuốt, nhẹ nhàng, bắp chân gã giảm đau nhức thấy rõ”. Một lần khác, bị
một quả bom nổ tung, hất văng xuống khe núi, thế mà gã vẫn không chết. Tỉnh dậy,
gã thấy “sởn gai ốc khi chợt nhìn thấy cái dáng người quen thuộc trong cuộc biến
chuyển hình thể xanh lét kia, phải, trước mắt gã là hình người lạnh lẽo mà thân thiết
đêm nào từng vuốt vuốt bắp chân gã cho đến khi không còn đau nhức, chợt nhoà
chợt hiện hình người thần hộ mạng”.
Trong “Tàn đen đốm đỏ”, Phạm Ngọc Tiến đã tạo ra một thế giới cõi âm - một
thế giới riêng biệt của những người lính hi sinh nhưng chưa được siêu thoát. Họ đi
lại, trò chuyện với nhau như những con người thực sự. Do hài cốt còn bị nằm ở hang
núi trong rừng nên linh hồn họ chưa thể siêu thoát. Họ chỉ lẩn quẩn trong hang và
mong đợi một ngày nào đó, người thân sẽ tìm đến mang họ trở về với quê hương.
Trong “Nỗi buồn chiến tranh”, người đọc ám ảnh bởi những hồn ma rách nát tả tơi
với những vết thương đỏ lòm, toác hoác do đạn bom chiến tranh. Những linh hồn
đáng thương đó thường trở về thì thào trò chuyện với Kiên mỗi khi đêm về.
Có thể nói, hồn người chết trở về là một trong những dạng thức biểu hiện của
yếu tố kì ảo xuất nhiện nhiều nhất trong tiểu thuyết, truyện ngắn viết về chiến tranh
sau 1975. Qua những yếu tố kì ảo là những hồn ma, có lúc đáng sợ, có lúc cũng tốt
bụng, hiền lành như con người, nhà văn không muốn kể chuyện ma mà thể hiện
dụng ý nghệ thuật của mình: thực hiện những điều người chết chưa làm được, thể
hiện khát khao được san sẻ, thấu hiểu, hoặc đó còn là những hình ảnh ám ảnh trong
tâm trí những người còn sống- những người chịu mất mác, đau thương khi mất đi
người thân của mình.

2.3.Những sự việc có tính chất kì lạ
Trong các tác phẩm viết về chiến tranh sau 1975, ngoài mô-tip giấc mơ, người
chết trở về, trong các tác phẩm, cũng thường xuất hiện những sự việc kinh dị, hoang
đường, kì lạ.

19



Yếu tố kì ảo trong văn xuôi nghệ thuật viết về chiến tranh sau 1975

Đọc “Nỗi buồn chiến tranh”, không biết bao nhiêu lần người đọc lạnh gáy, rùng
mình vì những điều lạ lùng, kinh dị mà Bảo Ninh miêu tả và kể lại trong tác phẩm.
Đó là loại “hoa hồng ma” thường mọc ở nơi có nhiều tử khí có thể khiến người sử
dụng rơi vào trạng thái mụ mị, có thể tự chế ra những ảo giác tùy sở thích. Hay như
“loài chim có tiếng khóc than như người” thường chỉ kêu vào ban đêm và tuyệt
nhiên không ai nhìn thấy chúng, những loại “măng nhuốm màu đỏ au như những
tảng thịt ròng ròng máu”. Dưới ngòi bút của một chiến sĩ đã từng trinh chiến nơi
truông Gọi Hồn đầy kinh dị, lời văn như càng thêm ma quái mỗi khi tác giả nói đến
một chuyện kì lạ khiến người đọc sởn cả da gà. Đó là chi tiết khi Thịnh con bắn chết
một con vượn rất to,nhưng “khi ngã ra, cạo sạch lông, trước mắt họ hiện nguyên
hình là một mụ đàn bà béo xệ, da sùi lở nửa xám, nửa trắng hếu, cặp mắt trợn
ngược khiến cả bọn kinh hoàng quăng cả dao thớt mà bỏ chạy”. Hay đó là khi họ
tận mắt chứng kiến “những quái vật lông lá có cả cánh lẫn vú với cái đuôi kì nhông
kéo lết”; vẫn chưa hết, nhiều người trong họ đã nghe được “âm thanh của những
tiếng cười cuồng loạn nức nở vọng lại từ trong rừng”,… Tất cả đều gợi lên một
không gian vô cùng ma quái càng tô thêm sự ghê rợn của chiến tranh.
Trong truyện ngắn “Người sót lại của rừng cười” – Võ Thị Hảo, khi ba người
lính đến lãnh quần trang ở kho quân nhu không khỏi kinh sợ bởi những tiếng cười
man dại vọng lại từ khu rừng. Lúc gần đến chòi canh kho, “một con vượn trắng từ
chòi canh nhảy ra ôm ghì lấy cổ một anh lính và không ngừng cất tiếng cười”.
Nhưng khi một người đồng đội chạy đến giúp đỡ thì hóa ra, “trước mắt anh không
phải là con vượn nào cả mà là một người con gái lõa lồ”. Không những vậy, khi các
anh đến chòi canh kho, trước mắt họ là ba cô gái đang vừa cười vừa khóc, tay đang
dứt tóc và xé quần áo trên người mình. Chiến tranh đã làm cho mọi thứ trở nên khác
thường và kinh dị hơn bất cứ lúc nào.
Trong truyện ngắn “Đốm lửa” – Nguyễn Thị Minh Thúy, hai cô gái suốt đêm đi
lạc trong vùng đầm lầy. Dù là người thông thuộc vùng này, nhưng không hiểu sao


20


Yếu tố kì ảo trong văn xuôi nghệ thuật viết về chiến tranh sau 1975

đêm nay, Mỹ không thể nào xác định được phương hướng. Như bị ma dẫn đường, cả
buổi tối, họ chỉ loanh hoanh tại một địa điểm. Trong lúc đó, hai cô gái thấy một đốm
lửa nhỏ lúc rõ lúc mờ cứ chập chờn ẩn hiện. Dường như đốm lửa ma trơi ấy đến là
để dẫn đường cho hai cô. Họ quyết định chèo xuồng đi theo đốm lửa. Có lẽ đi theo
đốm lửa đó mà cuối cùng họ đã qua khỏi khúc eo lầy và cũng chính đốm lửa đã giúp
họ thoát khỏi cái chết.

2.4. Lời nói, hành động lạ thường của nhân vật.
Một trong những phương tiện biểu hiện của yếu tố kì ảo không thể không nhắc
tới đó là những hành động, lời nói lạ thường của các nhân vật. Những hành động, lời
nói kì lạ là những yếu tố dự cảm trước những chuyện bất thường sẽ xảy ra hoặc biến
cố nào đó. Điều này có thể thấy rõ qua “Cỏ lau” - tác phẩm viết về hậu chiến tranh
nhưng lại có những không gian lãng mạn, thơ mộng bạt ngàn cỏ lau, nhất là không
gian ở núi Đợi. Ở đó là những ngày hạnh phúc ngắn ngủi của đôi vợ chồng mới cưới
Lực – Thai: “người đàn bà ấy đợi chồng đi đánh giặc bao nhiêu năm, lâu lắm mà
không về, ngày nào cũng bế con lên núi đứng ngóng, lâu ngày hóa thành đá… vậy
lúc nào nhớ anh em đứng ngóng ở đâu?”. Chính là lời nói mang điềm gở của Thai.
Và lời nói ra ấy đã chứng tỏ nỗi lo lắng, bất an cho tình yêu đôi lứa của cặp vợ
chồng trẻ. Nỗi đau không chờ đợi mà nó đến ngay khi hạnh phúc mới bắt đầu. Số
phận Thai rồi cũng như người đàn bà hóa đá đợi chồng kia. Đó là nỗi cô đơn, thiệt
thòi không gì bù đắp nổi.
Hoặc trong cuộc tình của Kiên và Phương, ngay trong lúc lứa đôi hạnh phúc
nhưng Phương vẫn có những dự cảm hoài nghi, lo lắng cho số phận của mình và
người yêu: ““Hai đứa mình chết đi vẫn còn trong trắng… yêu nhau biết là nhường

nào… giá như”. Và điều dự cảm của Phương cuối cùng cũng đến. Kiên vào chiến
trường, khi trở về thì họ tuy vẫn yêu nhau say đắm nhưng không thể quay về với
nhau. Tình yêu của họ với nhau vẫn trọn vẹn, tinh nguyên như ngày sinh viên nhưng

21


Yếu tố kì ảo trong văn xuôi nghệ thuật viết về chiến tranh sau 1975

họ đau đớn chấp nhận sống riêng trong hai căn phòng của chung cư và rồi Phương
đành chấp nhận ra đi với người đàn ông khác để giải thoát tâm hồn.
Mô-tip những lời nói, hành động kì lạ của nhân vật thể hiện một điều gì đó khó
giải thích bằng lý thuyết khoa học. Dường như con người có một khả năng kì lạ, có
thể nhận biết những nguy hiểm sắp xảy ra bằng trực giác, cảm giác mà ta có thể gọi
đó là linh cảm. Trong chiến tranh, cái chết kề cận, do đó linh cảm về cái chết luôn đè
nặng trong tâm hồn người lính. Nói chung, các dạng thức kì ảo đã góp phần tạo nên
nét mới lạ cho các tiểu thuyết, truyện ngắn viết về chiến tranh sau 1975. Với yếu tố
kì ảo, các những mảng sáng tối của hiện thực chiến tranh, những vấn đề nhạy cảm
thuộc về thế giới tinh thần, tình cảm của con người hiện ra cụ thể rõ ràng qua từng
trang sách.

CHƯƠNG III: YẾU TỐ KÌ ẢO TRONG VĂN XUÔI NGHỆ THUẬT VIẾT VỀ
CHIẾN TRANH SAU 1975 Ở VIỆT NAM
3. Những biểu hiện của yếu tố kì ảo trên phương diện nghệ thuật
Yếu tố kỳ ảo chính là một phương thức nghệ thuật đắc dụng giúp các nhà văn
hiện đại đi sâu khám phá thế giới tâm linh trừu tượng, khó nắm bắt của con người,
nhằm thấu hiểu được con người ở phần nhân tính, mơ hồ và huyền diệu. Bên cạnh đó,
sự tái xuất của yếu tố kỳ ảo cũng cho thấy sự bứt phá của các nhà văn ra khỏi lối viết
được xem là “khuôn vàng thước ngọc” một thời.
3.1.Sự thể hiện của yếu tố kì ảo qua tình huống truyện:


Theo Từ điển thuật ngữ văn học, tình huống truyện là hoàn cảnh bất bình
thường mà con người buộc phải bộc lộ bản lĩnh, tính cách của mình. Trong tác phẩm
tự sự tình huống có vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc thể hiện số phận và tính
cách nhân vật, là một trong những vấn đề cốt lõi, là chìa khóa khi khám phá tác
phẩm.

22


Yếu tố kì ảo trong văn xuôi nghệ thuật viết về chiến tranh sau 1975

Nhà văn Nguyễn Minh Châu lại cho rằng: "Tình huống, đó là sự tác động qua lại
giữa con người và hoàn cảnh. Những nhà văn có tài là những người giỏi tạo ra
những tình thế xảy ra truyện vừa rất cá biệt, vừa mang tính phổ biếnhoặc tượng
trưng..."
Có thể nói, sáng tạo tình huống luôn được coi là khâu then chốt của sáng tác các
thể loại văn xuôi. Từ người nghiên cứu đến người sáng tác đều thừa nhận vai trò quan
trọng của tình huống đối với sự thành công của một tác phẩm văn xuôi. Tình huống là
những thời khắc tiêu biểu (có người gọi là khoảnh khắc, chốc lát...) trong cuộc sống
của con người. Tại thời khắc đó, nó đã bộc lộ cái bản chất trong quan hệ giữa các tính
cách, giữa nhân vật với hoàn cảnhvà thể hiện sâu sắc chủ đề của tác phẩm.
Trong các tác phẩm văn xuôi Việt Nam sau 1975, sự xuất hiện của yếu tố kỳ ảo
đã góp phần tạo ra những phương diện mới trong tình huống truyện: tình huống kỳ lạ,
ma quái; tình huống ngẫu nhiên, đột biến; tình huống căng thẳng, kịch tính...

3.1.1.Tình huống truyện nhuốm màu sắc hoang đường, kì lạ
Hoang đường, kì lạ là dạng tình huống quen thuộc, thường xuất hiện nhiều trong
các câu chuyện cổ tích thần kì, hoặc những truyện ngắn liêu trai, ma quái. Trong các
truyện ngắn viết về chiến tranh giai đoạn sau 1975, người đọc cũng dễ dàng bắt gặp

nhiều tình huống mà ở đó tính chất hoang đường, kì lạ thể hiện đậm đặc, rõ nét. Có
thể bắt gặp tình huống này ở một số truyện như: Bến trần gian – Lưu Sơn Minh,
Bướm trắng – Thái Bá Tân, Cặp bồ với ma – Ngô Văn Phú, Vĩnh biệt mười tám con
gà trống – Nguyễn Quang Lập, Đốm lửa – Nguyễn Thị Minh Thúy, Mai – Thanh
Quế…
Truyện “Bướm trắng” kể về mối tình của một anh chiến sĩ lái xe quân sự tên là
Xuân Sinh với một cô gái thanh niên xung phong người Huế tên là Bạch Điệp. Hai
người yêu nhau tha thiết nhưng hoàn cảnh chiến trường không mấy khi được gặp
nhau. Rồi Bạch Điệp hy sinh vì bị trúng rốc két của giặc khi đang làm nhiệm vụ

23


Yếu tố kì ảo trong văn xuôi nghệ thuật viết về chiến tranh sau 1975

hướng dẫn đoàn xe vượt Cổng Trời. Nhưng cô không chịu chết mà vẫn hiện hồn lên
dẫn dắt đoàn xe vượt qua nơi nguy hiểm. Và cô vẫn không rời vị trí chiến đấu của
mình đến hết cuộc chiến tranh. Hòa bình lập lại, Xuân Sinh không về thẳng nhà mà
quay trở lại Cổng Trời tìm mộ Bạch Điệp. Nhờ con bướm trắng cánh bị rách đưa
đường vào hang, Xuân Sinh được gặp hồn ma Bạch Điệp. Rồi bằng sức mạnh và sự
kỳ diệu của tình yêu anh đã cứu chữa cho cô sống lại. Anh đưa cô về quê anh ở làng
Đoài ( Phú Xuyên - Hà Tây). Hai người chung sống với nhau hạnh phúc như mọi cặp
vợ chồng khác, chỉ “ có điều họ không có con. Lần nào Bạch Điệp cũng sinh cho
chồng toàn bướm là bướm. Những con bướm màu trắng tuyệt đẹp với những đôi cánh
lành lặn”. Truyện ngắn “Bướm trắng” nếu bóc đi lớp màn thần bí “liêu trai” thì hiện
thực tươi rói, sống động và bi tráng của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
vĩ đại được dựng dậy thông qua những con người đã làm nên cuộc kháng chiến thần
thánh ấy - anh bộ đội lái xe và cô thanh niên xung phong. Cái quan trọng là nó thể
hiện được sức sống mãnh liệt của khát vọng tình yêu hạnh phúc đời thường vượt lên
trên bom đạn của kẻ thù, vượt lên trên cả lẽ sống chết thường tình.

Trong truyện ngắn “Chiến tranh” tác giả Thái Bá Tân kể về một trường hợp rất
lạ kỳ: Người chồng đi chiến đấu xa, người vợ ở nhà mòn mỏi chờ đợi chồng đúng
mười năm trời mà không có một mẩu tin tức gì. Vậy mà khi hết chiến tranh người
chồng trở về lại phát hiện vợ có chửa, mà là có chửa với chồng, có chửa do những
đêm nằm mơ được chồng về ôm ấp, ân ái. Tất nhiên người chồng không thể tin vào
điều kỳ quoặc đó mặc dù đứa con sinh ra thấy giống mình như đúc. Thế là cuộc chiến
tranh giải phóng dân tộc vừa chấm dứt đã lại nổ ra cuộc chiến tranh trong tình cảm vợ
chồng! Người anh hùng từ chiến trường trở về vừa vấp phải cái ngưỡng cửa đời
thường đã ngã gục, bởi vì anh ta đã “không vượt qua nổi cái trở ngại tưởng như rất
bé kia, để chấm dứt đau khổ cho chính bản thân mình và cho người mình yêu quý
nhất. Thật bất công mà cũng thật chua xót”.

24


Yếu tố kì ảo trong văn xuôi nghệ thuật viết về chiến tranh sau 1975

Lưu Sơn Minh đã khéo sắp đặt một cuộc hội ngộ éo le giữa Lăng và mẹ của mình
tại “bến trần gian” sau bao năm anh đi kháng chiến. Có thể nói, “bến trần gian” ấy là
nơi giao nhau giữa cõi người và cõi ma. Chính Lăng không biết mình đã chết, còn ngỡ
cô lái đò (Thùy) chính là ma, nhưng Lăng đã đau đớn nhận ra sự thật chua xót rằng
mình không còn là người nữa “và Lăng chợt thấy lờ mờ trong trí nhớ rằng anh đã
chết. Anh đã trúng đạn từ lâu rồi, từ mấy chục năm trước hồn anh cứ luẩn quẩn trong
rừng cho đến ngày gặp ông già tóc bạc” . Người lính không còn trở về trong hào
quang chiến thắng. Anh không thể trở về với gia đình, không thể thăm Thùy lần cuối,
bởi giữa người và ma vẫn là hai thế giới khác biệt. Tình huống kì ảo hồn Lăng trở về
gặp mẹ đã khắc họa đậm nét nỗi đau do chiến tranh mang lại, người chiến sĩ tử trận
không thể siêu thoát, chỉ đến khi tình huống truyện xuất hiện, mọi thứ đã được sáng
tỏ. Hồn Lăng có thể siêu thoát, mẹ Lăng và Thùy không còn đợi chờ trong vô vọng.
Nhưng, vẫn còn đó âm ĩ những nỗi đau không lời, nỗi đau âm dương cách biệt, khôn

nguôi.
Sự có mặt của yếu tố kì ảo trong tình huống truyện không chỉ gây sức hấp dẫn
mà còn góp phần bộc lộ tư tưởng tác phẩm. Tác giả đặt nhân vật vào tình huống
hoang đường, kì lạ để từ đó nhân vật bộc lộ nhận thức, suy nghĩ, tình cảm của mình.
Qua đó người đọc có thể lý giải tính cách của từng nhân vật để từ đó hiểu thêm về số
phận của những người lính.
Trong những tác phẩm viết về chiến tranh, không hiếm để có thể tìm thấy những
tình huống hoang đường, kì lạ trong truyện. Tuy nhiên, nếu so sánh với những tình
huống hoang đường, kì lạ trong các tác phẩm trước đây, đặc biệt là trong những
truyện cổ tích thần kì, rõ ràng có một sự khác biệt rất lớn. Trong các truyện cổ tích, sự
góp mặt của yếu tố kì ảo trong tình huống truyện nhằm dẫn dắt người nghe bước vào
một thế giới hoang đường mà ở đó, nhờ sự kì ảo, con người có thể dễ dàng thực hiện
ước mơ của mình, làm thay đổi số phận của nhân vật. Cả tác giả lẫn người đọc đều tin
vào sự thần kì đó. Ở các tác phẩm văn học sau này, yếu tố kì ảo tuy xuất hiện nhưng

25


×