Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

TÁC ĐỘNG TRÀN của đầu tư TRỰC TIẾP nước NGOÀI (FDI – FOREIGN DIRECT INVESTMENT) đến KHU vực KINH tế TRONG nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.77 KB, 6 trang )

TÁC ĐỘNG TRÀN CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI –
FOREIGN DIRECT INVESTMENT) ĐẾN KHU VỰC KINH TẾ
TRONG NƯỚC
Th.S Hồ Thị Hiền
GV khoa Quản trị - Kinh doanh

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đầu tư trực tiếp nước ngoài là
một loại hình di chuyển quốc tế về
vốn, trong đó chủ đầu tư trực tiếp
quản lý và điều hành hoạt động sử
dụng vốn đầu tư. Kênh huy động
nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
là một trong những kênh huy động
vốn nhằm giải quyết khó khăn về nhu
cầu vốn cho nền kinh tế.
Tiếp nhận vốn FDI là quá trình chịu
sự tác động hai mặt, cả tích cực lẫn
tiêu cực. Về mặt chính trị, nước tiếp
nhận có thể lệ thuộc vào nước chủ đầu
tư do họ đưa ra những điều kiện ràng
buộc trước khi được tiếp nhận vốn.
Về mặt kinh tế, chủ đầu tư có thể
buộc bên nhận đầu tư phải tiếp nhận
những công nghệ ấn định trước hay
bắt buộc thực hiện những ưu đãi kinh
tế hoặc các biện pháp can thiệp kinh
tế không có lợi. Nước tiếp nhận
không hoàn toàn chủ động trọng việc
bố trí các dự án đầu tư dẫn đến sự mất
cân đối cơ cấu đầu tư theo vùng và


theo ngành. Bên cạnh đó, bên nước
tiếp nhận có thể đối mặt với tình trạng
ô nhiễm môi trường khi bên chủ đầu
tư khai thác tài nguyên quá mức do

chạy theo lợi nhuận, gây cạn kiệt
nguồn tài nguyên, đặc biệt là những
tài nguyên không có khả năng tái
sinh, tái sinh cần có thời gian dài, khó
tái sinh hoặc tiếp nhận công nghệ lạc
hậu; Ngoài ra, tiếp nhận đầu tư vào
lãnh thổ khác nhau gây ra sự chênh
lệnh giàu nghèo giữa các khu vực; sự
gia tăng tệ nạn xã hội do ảnh hưởng
lối sống người nước ngoài đến thuần
phong mỹ tục nước nhận đầu tư.
II. NỘI DUNG
Sự có mặt của các doanh
nghiệp FDI, ngoài tác động trực tiếp
đến sự tăng trưởng của cả nền kinh tế,
còn có tác động gián tiếp tới các
doanh nghiệp trong nước như làm
tăng áp lực cạnh tranh buộc các doanh
nghiệp trong nước phải nâng cao hiệu
quả hoạt động, thúc đẩy quá trình
chuyển giao công nghệ… Tác động
tràn của FDI chính là các tác động
gián tiếp này.
Tác động tràn xuất hiện do có
sự chênh lệch về trình độ phát triển

giữa các doanh nghiệp trong nước và
các doanh nghiệp FDI mà ưu thế
thuộc về các công ty đa quốc gia có
thế mạnh về vốn và công nghệ. Sự


xuất hiện của các doanh nghiệp FDI
sẽ buộc các doanh nghiệp trong nước
phải điều chỉnh hành vi của mình
nhằm duy trì thị phần và lợi nhuận. Vì
vậy, tác động tràn có thể coi là kết
quả của hoạt động của các doanh
nghiệp FDI diễn ra đồng thời với quá
trình điều chỉnh hành vi của các
doanh nghiệp trong nước.
Có thể phân ra bốn loại tác
động tràn: (1) tác động liên quan tới
cơ cấu đầu ra - đầu vào của doanh
nghiệp, (2) tác động liên quan đến
phổ biến và chuyển giao công nghệ,
(3) tác động liên quan đến thị phần
trong nước hay tác động cạnh tranh,
(4) tác động liên quan đến trình độ
lao động (hay vốn con người).
2.1. Tác động tràn do cơ cấu đầu
ra – đầu vào của doanh nghiệp
Tác động tràn loại này xuất
hiện khi có sự trao đổi/hoặc mua bán
nguyên vật liệu hoặc hàng hoá trung
gian giữa các doanh nghiệp FDI và

các doanh nghiệp trong nước. Loại
tác động này có thể sinh ra theo hai
chiều: tác động xuôi chiều (forward
effect) xuất hiện nếu doanh nghiệp
trong nước sử dụng hàng hoá trung
gian của doanh nghiệp FDI và ngược
lại tác động ngược chiều (backward
effect) có thể xuất hiện khi các doanh
nghiệp FDI sử dụng hàng hóa trung
gian do các doanh nghiệp trong nước
sản xuất. Việc các doanh nghiệp

trong nước cung cấp hàng hoá trung
gian cho doanh nghiệp FDI sẽ tạo
điều kiện cho các doanh nghiệp này
mở rộng sản xuất và giảm chi phí
trên 1 đơn vị sản phẩm. Đồng thời để
duy trì mối quan hệ bạn hàng lâu dài,
các doanh nghiệp trong nước phải
đáp ứng yêu cầu của các doanh
nghiệp FDI, nhất là về chất lượng sản
phẩm nên có xu hướng áp dụng các
tiêu chuẩn chất lượng mới trong sản
xuất. Chính hành vi này giúp doanh
nghiệp trong nước tăng khả năng
cạnh tranh trên thị trường sản phẩm
trong trung và dài hạn.
Nhiều nghiên cứu thực tiễn
cho rằng hầu hết các doanh nghiệp
trong nước khó trở thành nhà cung

cấp nguyên liệu/hàng hoá trung gian
đầu vào cho doanh nghiệp FDI do
không đáp ứng được yêu cầu do phía
cầu đưa ra. Tuy nhiên, nếu tác động
ngược chiều xảy ra thì các doanh
nghiệp trong nước có khả năng bứt
lên và tiến hành xuất khẩu hoặc
chiếm lĩnh dần thị phần sản phẩm mà
trước đây do các doanh nghiệp FDI
thống lĩnh. Vì vậy, tác động ngược
chiều này là mong muốn và rất có ý
nghĩa đối với các nước chậm phát
triển.
2.2. Tác động tràn liên quan đến
phổ biến và chuyển giao công nghệ
Tác động tràn liên quan đến
phổ biến và chuyển giao công nghệ


thường được coi là một mục tiêu
quan trọng của các nước nghèo.
Thông qua FDI, các công ty nước
ngoài sẽ đem công nghệ tiên tiến hơn
từ công ty mẹ vào sản xuất tại nước
sở tại thông qua thành lập các công
ty con hay chi nhánh. Sự xuất hiện
của các công ty nước ngoài tuy nhiên
xuất phát từ mục tiêu lợi nhuận trên
cơ sở tận dụng những lợi thế có được
từ công ty mẹ để sẵn sàng cạnh tranh

với doanh nghiệp trong nước. Vì vậy,
hoạt động của các doanh nghiệp FDI
sẽ khuyến khích nhưng cũng gây áp
lực về đổi mới công nghệ nhằm tăng
năng lực cạnh tranh đối với các
doanh nghiệp trong nước. Về phía
doanh nghiệp trong nước, một mặt
do năng lực yếu kém về đổi mới
công nghệ, mặt khác công nghệ tiên
tiến đều do các công ty qui mô lớn có
tiềm năng công nghệ trên thế giới
nắm giữ, để vượt qua yếu điểm này
họ có xu hướng muốn được áp dụng
ngay công nghệ tiên tiến hoặc trực
tiếp thông qua thành lập các liên
doanh với đối tác nước ngoài hoặc
gián tiếp thông qua phổ biến và
chuyển giao công nghệ từ các doanh
nghiệp FDI. Các doanh nghiệp FDI
mặc dù không muốn tiết lộ bí quyết
công nghệ cho đối thủ trong nước
nhưng cũng sẵn sàng bắt tay với đối
tác trong nước để thành lập liên

doanh, qua đó diễn ra quá trình rò rỉ
công nghệ.
Tuy nhiên, vấn đề đặt ra đối
với các nước nghèo là liệu các điều
kiện trong nước có đủ để đón nhận
phổ biến và chuyển giao công nghệ

hay không. Kết quả từ nhiều mô hình
lý thuyết cũng rút ra là mức độ phổ
biến và chuyển giao công nghệ còn
phụ thuộc vào khả năng hấp thụ của
doanh nghiệp trong nước.
2.3. Tác động tràn do cạnh tranh
Loại tác động tràn này cũng
được coi là rất quan trọng đối với các
nước chậm phát triển là sự có mặt
của doanh nghiệp FDI tạo ra tác động
cạnh tranh cho các doanh nghiệp
trong nước. Tuy nhiên, tác động này
lại phụ thuộc vào cấu trúc thị trường
và trình độ công nghệ của nước nhận
đầu tư. Đối với các nước chậm phát
triển, trong nhiều trường hợp tác
động cạnh tranh của FDI là rất khốc
liệt trước khi nó mang lại tác động
tràn tích cực khác. Ví dụ, các doanh
nghiệp FDI tung ra thị trường một
loại sản phẩm mới có tính chất thay
thế cho sản phẩm trước đây sản xuất
bởi doanh nghiệp trong nước, qua đó
ảnh hưởng lớn tới sự tồn tại của
doanh nghiệp trong nước.
Sự hiện diện của FDI chính là
một tác nhân thúc đẩy cạnh tranh và
trong nhiều trường hợp, tác động tràn
có thể dẫn đến tình trạng giảm sản



lượng của doanh nghiệp trong nước
trong ngắn hạn. Kết quả là các doanh
nghiệp trong nước bị tác động hoặc
phải rời khỏi thị trường hoặc sống sót
nếu vượt qua được giai đoạn điều
chỉnh cơ cấu để thích nghi với môi
trường cạnh tranh.
2.4. Tác động tràn liên quan đến
trình độ lao động
Ngoài việc tạo thêm việc làm,
FDI còn là một tác nhân truyền bá
kiến thức quản lý và kỹ năng tay
nghề cho lao động của nước nhận
FDI. Tác động tràn này xuất hiện khi
các doanh nghiệp FDI tuyển dụng lao
động nước sở tại đảm nhận các vị trí
quản lý, các công việc chuyên môn
hoặc tham gia nghiên cứu và triển
khai. Việc truyền bá kiến thức cũng
diễn ra thông qua kênh đào tạo công
nhân kỹ thuật ở trong nước và tại
công ty mẹ. Tác động tràn tuy nhiên
chỉ phát huy tác dụng khi đội ngũ lao
động có trình độ này ra khỏi doanh
nghiệp FDI và chuyển sang làm việc
tại các doanh nghiệp trong nước hoặc
tự thành lập doanh nghiệp và sử dụng
những kiến thức tích luỹ được trong
quá trình làm việc cho các công ty

con hoặc liên doanh với nước ngoài
vào công việc kinh doanh tiếp đó.
Song mức độ di chuyển lao động còn
phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như
sự phát triển của thị trường lao động,
cầu về lao động có trình độ kỹ năng

cũng như các điều kiện gia nhập thị
trường khi muốn khởi sự doanh
nghiệp. Đây cũng chính là cản trở
lớn mà các nước chậm phát triển
đang phải đối mặt.
Trên thực tế, loại tác động
tràn do di chuyển lao động rất khó
đánh giá với nhiều lý do. Chẳng hạn,
doanh nghiệp trong nước tiếp nhận
lao động chuyển sang không có điều
kiện hoặc không tạo điều kiện cho số
lao động này phát huy năng lực của
mình. Năng suất lao động của doanh
nghiệp tăng lên còn do nhiều yếu tố
khác, phụ thuộc vào quy mô vốn, cơ
hội thị trường và năng lực cạnh tranh
của doanh nghiệp.
III. KẾT LUẬN
FDI có thể ảnh hưởng tới nến
kinh tế ở tất cả các lĩnh vực kinh tế,
văn hoá và xã hội. Tuy nhiên, đối với
các nước đang phát triển, nhất là các
nước nghèo, kỳ vọng lớn nhất của

việc thu hút FDI chủ yếu là nhằm mục
tiêu tăng trưởng kinh tế. Kỳ vọng này
dường như được thể hiện trong tư
tưởng của các nhà kinh tế và các nhà
hoạch định chính sách với 3 lý do
chính. Một là, FDI góp phần làm tăng
thặng dư của tài sản vốn, góp phần cải
thiện cán cân thanh toán nói chung và
ổn định kinh tế vĩ mô. Hai là, các
nước đang phát triển thường có tỷ lệ
tích luỹ vốn thấp và vì vậy, FDI được
coi là một nguồn vốn quan trọng để


bổ sung đầu tư trong nước nhằm mục
tiêu tăng trưởng kinh tế. Ba là, FDI
tạo cơ hội cho các nước nghèo tiếp
cận công nghệ tiên tiến hơn, dễ dàng
chuyển giao công nghệ hơn, thúc đẩy
quá trình phổ biến kiến thức, nâng cao
tràn của FDI, góp phần làm tăng năng
suất của các doanh nghiệp trong nước
và cuối cùng là đóng góp vào tăng
trưởng kinh tế nói chung. Trên thực tế
không phải nước nào cũng đạt được
cùng một lúc hai kỳ vọng này. Một số
nước thu hút được dòng vốn FDI khá
lớn nhưng tác động tràn hầu như
không xảy ra.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ngô Thắng Lợi, Giáo trình Kinh tế Phát
triển (chuyên khảo dành cho cao học kinh
tế), Bộ môn Kinh tế Phát triển – Trường Đại
Học Kinh Tế Quốc Dân - Hà Nội
2. Đỗ Đức Bình, Nguyễn Thường Lạng,
Giáo trình Kinh tế Quốc tế (Chương trình cơ
sở), Khoa Thương mại và kinh tế quốc tế,
Đại học Kinh tế quốc dân, NXB Đại học
Kinh tế quốc dân.




×