Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

sáng kiến kinh nghiệm: MỘT VÀI KINH NGHIỆM TRONG VIỆC THỰC HIỆN CÔNG TÁC XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.85 MB, 20 trang )

Trường TH “A” Phú Hưng

Người thực hiện : Trần Phi Long

MỘT VÀI KINH NGHIỆM TRONG VIỆC THỰC HIỆN CÔNG TÁC
XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC

PHẦN MỞ ĐẦU
I/.BỐI CẢNH CỦA ĐỀ TÀI:
Trong thời đại cách mạng khoa học công nghệ, trí tuệ trở thành động lực chính của sự
gia tăng tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, do đó giáo dục đào tạo được coi là nhân tố quyết
định sự thành bại của mỗi quốc gia trên con đường phát triển. Để phát triển giáo dục,
chúng ta không thể duy trì nền giáo dục như thời bao cấp mà cần phải huy động mọi nguồn
nhân lực trong xã hội để đáp ứng các nhu cầu của hoạt động giáo dục đào tạo, có nghĩa là
cần phải tiến hành xã hội hoá giáo dục như Đảng ta đã khẳng định“Giáo dục là sự nghiệp
của quần chúng” muốn tạo ra nguồn nhân lực thật tốt để đáp ứng sự nghiệp phát triển kinh
tế-xã hội, yêu cầu của đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa- hiện đại hóa. Để đạt được
mục tiêu đó, không chỉ là trách nhiệm của ngành giáo dục mà là trách nhiệm của toàn
Đảng, toàn dân, phải có sự tham gia tích cực, phối hợp chặt chẽ của toàn xã hội. Sự tham
gia phối hợp ấy phải được tiến hành có tổ chức, khoa học, thường xuyên liên tục mới mang
lại hiệu quả cao. Phải đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, huy động mọi nguồn lực để
phát triển giáo dục và đào tạo “Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển”.
Thực tế quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam đã cho thấy xã hội
hoá giáo dục (XHHGD) không phải đến bây giờ mới có, mà nó đã được ông cha ta tiến
hành từ ngàn xưa: Truyền thống hiếu học và giáo dục con cái của các gia đình Việt Nam,
sự quan tâm đầu tư tiền của cho con cái học tập, các ông đồ, nhà nho tự tổ chức các lớp
học cho con cháu và làng xóm, làng xã có truyền thống và hương ước để giáo dục mọi
người, những người có chí đã đạt kho bảng phải tự bỏ tiền tìm thấy tầm sư học đạo. Chế
độ bao cấp trong thời kỳ kế hoạch hoá tập trung mặc dù cũng có những mặt tích cực như
đã nói ở trên, nhưng vì duy trì quá lâu nên đã dẫn đến những hệ luỵ của nó, đó là: tồn tại
một nếp sống, thói quen, tâm lý ỷ vào nhà nước, người dân coi việc phát triển sự nghiệp


giáo dục là trách nhiệm của nhà nước, họ không muốn đóng góp bất cứ khoản nào, mặc dù
đó là việc liên quan đến sự nghiệp và tương lai con em họ, đã thế học còn đòi hỏi Nhà
nước phải đáp ứng mọi nhu cầu học tập và các dịch vụ giáo dục chất lượng cao.
Hiện nay, XHHGD là một tư tương lớn của Đảng và Nhà nước ta, XHHGD là huy
động toàn xã hội làm giáo dục, đây là quá trình vận động và tổ chức sự tham gia rộng rãi
của nhân dân, của toàn xã hội vào sự phát triển của sự nghiệp giáo dục nhằm từng bước
nâng cao mức hưởng thụ về giáo dục tương ứng với sự phát triển về vật chất và tinh thần
của nhân dân.
____________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

SKKN: Một vài kinh nghiệm trong việc thực hiện công tác XHHGD ở trường tiểu học.

1


Trường TH “A” Phú Hưng

Người thực hiện : Trần Phi Long

II/.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Giáo dục tiểu học là nền tảng bước đầu trong hệ thống giáo dục quốc dân, chịu trách
nhiệm quan trọng là giáo dục trẻ phát triển một cách toàn diện về Đức - Trí - Thể - Mĩ và
Lao động.
Giáo dục là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo, Nhà nước tổ chức quản lý, mọi
người, mọi nhà, mọi tổ chức xã hội đều phải chăm lo giáo dục trẻ em, có thế thì trẻ em hôm
nay mới trở thành người lao động xây dựng và bảo vệ Tổ quốc mai sau. Vì vậy phải huy
động nguồn lực của xã hội để làm tốt công tác giáo dục ( Nhân lực - Vật lực - Trí lực và Tài
lực.).
Xác định tầm quan trọng của công tác XHHGD, trong những năm qua nhà trường luôn
quan tâm và coi đây là một nhiệm vụ quan trọng. Từ đó tìm ra giải pháp hữu hiệu để thực

hiện tốt công tác XHHGD, huy động mọi người tham gia làm công tác giáo dục từng bước
có hiệu quả. Chất lượng giáo dục, giảng dạy của nhà trường có nhiều chuyển biến tích cực,
quy mô trường lớp được xây dựng và củng cố, đội ngũ giáo viên được tăng cường đủ về số
lượng, trẻ hoá về độ tuổi, cơ bản đáp ứng về chuyên môn nghiệp vụ. Các hình thức dạy học
hai buổi một ngày được thực hiện cả hai khối lớp. Từng bước nâng cao nhận thức về vai trò
của công tác XHHGD, về trách nhiệm huy động nguồn lực của mỗi thành viên trong nhà
trường. Công tác này không chỉ đơn thuần là sự đóng góp về vật chất mà cả về sự quan tâm
hỗ trợ của mọi người trong xã hội đối với những hoạt động của trường như chất lượng giảng
dạy - học tập của thầy và trò, giải pháp giáo dục đạo đức học sinh, công tác vận động học
sinh bỏ học trở lại,v,v…. Là người hiệu trưởng phải thật sự quan tâm đến công tác XHHGD,
coi đây là nhiệm vụ quan trọng nhằm góp phần thúc đẩy sự nghiệp giáo dục phát triển bền
vững.
Công tác xã hội hóa giáo dục là một chủ trương và là một cuộc vận động lớn của Đảng,
Nhà nước ta nhằm góp phần " Xây dựng trường học thân thiện - Học sinh tích cực".
Vì thế, tôi tâm đắc và chọn đề tài này để nghiên cứu: “Một vài kinh nghiệm trong việc
thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục ở trường tiểu học”.
III/.PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
1/. Về lý luận:
-Thực hiện đúng Điều lệ trường Tiểu học, ban hành kèm theo Thông tư 41/2010/TTBGDĐT, ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ Trưởng Bộ Giáo dục-Đào tạo.
- Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT ngày 22 /11 /2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo, về việc ban hành Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh.
-Những nhiệm vụ trong quản lý của người Hiệu trưởng đối với công tác tham mưu,
phối hợp.
-Bám sát các tài liệu, văn bản qui định, hướng dẫn thực hiện các hoạt động trong nhà
trường về công tác xã hội hóa giáo dục.
2/. Về thực tiễn:
Dựa trên nguồn lực về con người, cơ sở vật chất, các điều kiện phục vụ giáo dục và đào
tạo hiện có của trường, nhận thức về vai trò nhiệm vụ của cán bộ, giáo viên, các đoàn thể, tổ
khối trong nhà trường, sự phối hợp với cha mẹ học sinh của lớp và Ban đại diện cha mẹ học
sinh của trường, sự quan tâm chăm sóc của các lực lượng đoàn thể xã hội ở địa phương và

____________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

SKKN: Một vài kinh nghiệm trong việc thực hiện công tác XHHGD ở trường tiểu học.

2


Trường TH “A” Phú Hưng

Người thực hiện : Trần Phi Long

các cấp lãnh đạo đối với trường, cùng với những hoạt động thực tế của đơn vị.
IV/.ĐIỂM MỚI TRONG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:
1/. Giải pháp thực hiện:
Huy động sức mạnh của các lực lượng đoàn thể xã hội vào việc phát triển sự nghiệp giáo
dục một cách thường xuyên theo một cơ chế vận hành được xác định, được xây dựng trên cơ
sở chiến lược phát triể lâu dài cho đơn vị.
Tuyên truyền, vận động các lực lượng của cộng đồng tham gia vào công tác giáo dục
dưới nhiều hình thức và lĩnh vực phong phú đa dạng; tạo mối quan hệ tốt giữa nhà trường, cha
mẹ học sinh và các tổ chức, cá nhân ngoài xã hội.
Đa dạng hoá các hình thức giáo dục trong và ngoài nhà trường để tạo điều kiện cho nhiều
lực lượng xã hội tham gia vào công tác giáo dục của đơn vị. Khai thác các nguồn đầu tư, các
tiềm năng về nhân lực, vật lực, tài lực, đồng thời sử dụng có hiệu quả để phát triển giáo dục
nhằm góp phần “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
Tận dụng triệt để những cuộc họp của các ngành có liên quan, tranh thủ những giờ nghỉ
giải lao, trò chuyện về tình hình trường lớp để các đồng chí lãnh đạo hiểu và chia sẻ những
khó khăn của nhà trường.
Đối với Ban đại diện cha mẹ học sinh, là lực lượng chính hỗ trợ đắc lực cho nhà trường,
vì vậy chúng tôi thường xuyên bồi dưỡng kiến thức cho PHHS, đây là vấn đề có ý nghĩa đặc
biệt quan trọng, nhằm nâng cao nhận thức về chủ trương XHHGD. Mọi kế hoạch hoạt động,

mọi việc làm của nhà trường đều phải đúng mục đích, có hiệu quả thiết thực và đảm bảo đủ “3
công khai” để được phụ huynh tin tưởng.
2/. Kết quả thực hiện:
Qua đề tài nghiên cứu, Ban giám hiệu, các đoàn thể trong nhà trường và những thành
viên trong Ban đại diện cha mẹ học sinh đã tích lũy cho mình một số kinh nghiệm thực tế về
công tác tham mưu, công tác tuyên truyền vận động mọi người trong xã hội cùng tham gia
hoạt động giáo dục của nhà trường.
Vận dụng và phát huy tốt mối quan hệ giữa nhà trường – gia đình - xã hội để thực hiện
tốt công tác XHHGD về chống lưu ban, bỏ học, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của
đơn vị.
PHẦN NỘI DUNG
I/. CƠ SỞ LÝ LUẬN :
Bác Hồ đã khẳng định “ Giáo dục trong nhà trường chỉ là một phần còn cần có sự giáo
dục ngoài xã hội, tại gia đình để giúp cho việc giáo dục trong nhà trường được tốt hơn”
Quan điểm của Đảng “Giáo dục là sự nghiệp của quần chúng”. Quá trình giáo dục thế hệ
trẻ trở thành những người lao động có tri thức, có năng lực đáp ứng sự phát triển của kinh tếxã hội không chỉ là trách nhiệm của ngành giáo dục, mà là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn
dân, phải có sự tham gia tích cực phối hợp chặt chẽ của toàn xã hội. Sự tham gia phối hợp ấy
phải được tiến hành có tổ chức, khoa học, liên tục mới mang lại hiệu quả.
Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển. Phải coi đầu tư cho giáo dục là một trong
những hướng chính của đầu tư phát triển, tạo điều kiện cho giáo dục đi trước và phục vụ đắc

____________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

SKKN: Một vài kinh nghiệm trong việc thực hiện công tác XHHGD ở trường tiểu học.

3


Trường TH “A” Phú Hưng


Người thực hiện : Trần Phi Long

lực sự phát triển kinh tế- xã hội. Huy động toàn xã hội giáo dục, động viên các tầng lớp nhân
dân góp sức xây dựng nền giáo dục quốc dân dưới sự quản lý của Nhà nước.
*Vì sao chúng ta phải XHHGD ?
- Giáo dục là nhân tố bảo đảm cho sự tồn tại và phát triển xã hội, đồng thời sự tồn tại
phát triển của giáo dục luôn chịu sự chi phối của trình độ phát triển xã hội, chỉ có sự tham gia
của toàn xã hội vào giáo dục mới đảm bảo cho giáo dục phát triển có chất lượng và hiệu quả.
- Thay vì thực hiện “ Sự quản lý giáo dục của Nhà nước” chúng ta đã “ Nhà nước hóa
giáo dục ” với cơ chế quan liêu bao cấp trước đây làm cho Ngành giáo dục rơi vào thế đơn
độc, không thu hút nguồn lực của toàn xã hội.
*. Khiến cho cơ sở vật chất xuống cấp lạc hậu.
*. Động lực người học, người dạy giảm sút.
* Số lượng và chất lượng không đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội.
- Chí có tham gia của gia đình và xã hội vào việc tạo ra môi trường thuận lợi cho giáo
dục; vào việc hoàn thiện nội dung và phương pháp giáo dục; cải tiến quản lý thì mới có khả
năng thực hiện được mục tiêu giáo dục toàn diện.
- Xã hội hóa công tác giáo dục là con đường để thực hiện dân chủ hóa giáo dục, nhằm
biến hệ thống giáo dục từ một thế chế hành chính cô lập thành một thiết chế giáo dục do dân,
vì dân. ( mang tính chiến lược lâu dài, chứ không phải đơn thuần là một giải pháp tình thế khi
đất nước còn nghèo.
Vì vậy, ngoài việc đầu tư của Nhà nước cho giáo dục, cần có sự đóng góp của nhân dân,
thực hiện chủ trương “Nhà nước và nhân dân cùng làm” bằng con đường xã hội hóa giáo dục.
II/. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ:
Phú Hưng là xã thuộc vùng nông thôn, đa số người dân sống bằng nghề nông, nghề làm
thuê, một bộ phận sống bằng nghề mua bán nhỏ. Đến mùa vụ những gia đình không nghề
nghiệp phải dẫn con theo làm ăn xa. Một bộ phận phụ huynh giao khoán việc học tập của con
em mình cho thầy, cô giáo.
Không ít bộ phận nhân dân nhận thức về công tác xã hội hóa còn thấp, cho rằng công
việc đó là của Nhà nước, nhà trường lo.

Đời sống kinh tế ở 1/3 hộ gia đình còn khó khăn nên công tác xã hội hóa thực hiện chưa
rộng khắp, chỉ tập trung vào những hộ gia đình khá, các nhà hảo tâm, mạnh thường quân để
vận động đóng góp hỗ trợ cho nhà trường tu sửa nhỏ cơ sở vật chất, giúp một số ít cho học
sinh nghèo.
Công tác tuyên truyền vận động chưa đi vào chiều sâu, người dân thiếu quan tâm, thường
giao khoán cho nhà trường.
Các phiên họp cha mẹ học sinh định kì do trường tổ chức, số lượng phụ huynh tham dự
rất ít (20-30%) nên việc tuyên truyền các chủ trương và trao đổi, bàn bạc về vấn đề học tập
của con em còn gặp khó khăn.
Nhu cầu về cơ sở vật chất vẫn chưa được đáp ứng kịp thời như: hàng rào, sân chơi, bãi
tập, ánh sáng trong lớp học,…rất cần sự đóng góp từ phía xã hội để chăm lo cho giáo dục.

____________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

SKKN: Một vài kinh nghiệm trong việc thực hiện công tác XHHGD ở trường tiểu học.

4


Trường TH “A” Phú Hưng

Người thực hiện : Trần Phi Long

Trong nội bộ nhà trường chưa có bộ phận chuyên trách làm công tác XHHGD; phương
pháp, cách thức tiến hành còn mang tính tự phát chưa tuân thủ theo quy trình, các nguyên tắc
cơ bản để thực hiện đạt hiệu quả cao.
Từ thực
trạng
cầnthấy:
xây dựng

mục tiêu
phấn
đấu của
trường,
làm chuyển
Trên
thựctrên,
tế cho
Một trong
những
nguyên
nhân
thành từng
công bước
hoặc chưa
thành công
biến trong
nhận việc
thức tổ
trong
đội
ngũ
cán
bộ,
giáo
viên

củng
cố
lòng

tin
đối
với

hội.
Đáp
ứngđúng
chức thực hiện XHHGD chính là vấn đề nhận thức. Mọi người phải hiểu
ngàybản
càng
tốtcủa
hơnXHHGD
yêu cầu phát
tronggiaxuvào
thếgiáo
chung
củatừngành
giáo
dục.
chất
và sựtriển
cần nhà
thiếttrường
phải tham
dục,
đó nâng
dần
tínhLàm
tự giác,
tốt công tác XHHGD, thực hiện phương châm “ Nhà nước và nhân dân cùng làm” góp phần

tích cực, chủ động để hoàn thành công việc này. Vì vậy, cần tăng cường công tác tuyên truyền
tạo ra môi trường giáo dục thân thiện, hợp tác, cộng đồng trách nhiệm vì sự nghiệp giáo dục
cung cấp thông tin một cách đầy đủ về chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà
thế hệ trẻ đúng theo quan điểm của Đảng: “Giáo dục là sự nghiệp của quần chúng”.
nước, của Ngành , của nhà trường về mục đích yêu cầu, thuận lợi, khó khăn…nhằm làm
biến PHÁP
nhận thức
củaHÀNH
các cấpĐỂ
uỷGIẢI
Đảng,QUYẾT
Chính quyền
địa phương, các tổ chức xã hội,
III/. chuyển
CÁC BIỆN
TIẾN
VẤN ĐỀ:
quần
chúng nhân
dân theo
hướng
tích cực để họ chủ động tham gia vào sự nghiệp giáo dục
A / Nghiên
cứu thực
trạng
:
một
cách
1/ Về
cơ tốt

sở nhất.
vật chất, cảnh quan sư phạm:
Việc
nâng
cao
nhậnnăm
thức2010
về XHHGD
có rấtTiểu
nhiềuhọc
con“A”
đường,
nhiều hình
Trong thời điểm
trước
tôi đang cho
côngmọi
tác người
tại Trường
Phú Hưng,
thức,
làm được
điều
này,mới
tôi được
đã quan
tớithay
các vấn
lúc bấy
giờđểtrường

có 02
điểm
xâytâm
dựng
thế, đề
nênsau:
mặt sân cát mới sang lắp gây
+ Tham
mưugió;
vớisân
Lãnh
đạo cấp
uỷ Đảng,
phương,
tổ chức
bụi mù khi
gặp nắng
trường
không
có câychính
bóngquyền
mát đểđịasinh
hoạt, vui
chơi;quán
chưatriệt
có cho
thể cán
giáo
viên,có
nhân

viên
trongthiết
nhà bị
trường
và tuyên
truyền
lối đitoàn
an toàn;
giáobộ,
viên
không
được
tủ đựng
dạy học
riêng cho
lớp.cho các ngành, đoàn
Khicác
được
Trường
Tiểu
vẫnthịgặp
trạng đến
mặt giáo
sân cát
thể,
bậcluân
chachuyển
mẹ họcvề
sinh
và toàn

dânhọc
về“B”
các Phú
văn Hưng
bản, chỉ
có hiện
liên quan
dục và
chưaXHHGD
được phủđểđất
đều
khắp;
học
sinh
không

nơi
để
xe
an
toàn
khi
gặp
nắng
mưa;
hoa
mọi người nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Pháp luật của
kiểngNhà
mặcnước
dù có

trồng
nhưng
chưatiễn.
được xây thành bồn hoa; nhà vệ sinh dành cho giáo
sauđược
đó vận
dụng
vào thực
viên nằm +Phối
đối diện
rấtxã,
thiếu
mỹ, nhà
vệ truyền
sinh dành
cho học
sinh
thìtrong
hợpvới
vớicác
đàiphòng
truyềnhọc
thanh
cơ thẫm
sở tổ chức
tuyên
sâu rộng,
thiết
thực
không

có bồn
dùngsinh
để dội
rửa.qua hệ thống phát thanh hàng ngày nhằm tạo chuyển biến
nhân
dân chứa
và chanước
mẹ học
thông
2/.Về
tình
hình
học
sinh:
trong nhận thức và hành động của nhân dân trong công tác tham gia XHHGD.
Trong
địa phiên
bàn Trường
cũng
“B” và
Phú
Hưng
+Mỗi
họp phụ”A”
huynh
họcnhư
sinhTrường
(đầu, giữa
cuối
năm)vẫn

đềucòn
sinhnhiều
hoạt học
ngắnsinh
gọn nội
thuộcdung
diệnchủ
hộ trương
nghèo thiếu
tập vở,
dụng
cụ học
tập,vàquần
phục,…
đặctác
biệtXHHGD
có một số
của Đảng,
Nhà
nước,
Ngành
của áo
nhàđồng
trường
về công
để phụ
học sinh
nghèo
xa trong
trườngcác

không
phương
tiệnBan
đi lại
đếncha
việc
họcsinh
giữacũng
chừng.
huynh
quánnhà
triệt,
phiên
họp của
đạiđưa
diện
mẹbỏhọc
nhắc đến nội
Đến
mùa
vụ
phải
nghỉ
học
phụ
giúp
gia
đình

đến

sau
tết
Nguyên
đán
hàng
năm đều
dung này; vào những ngày lễ, hội nghị của trường có mặt của chính quyền địa phương,
các vị
có nhiều
học
mẹcác
đi đến
khác làm
ăn tôi
sinhngồi
sốnglạinhư
tronghọc
Bansinh
đạiphải
diệnbỏ
cha
mẹtheo
họccha
sinh,
đoànđịa
thểphương
địa phương
chúng
tọaBình
đàm trao

Dương,
Hồ Chí
Minh,cần
Đồng
Nai,…
đổi TP
những
nội dung
thiết
liên quan đến XHH để các đại biểu thống nhất cùng hỗ trợ nhà
3/.Về công
tác huy động xã hội hóa giáo dục:
trường
thực hiện.
Công
tác

hóa giáo
chế,
truyền,
quán
chủhiểu
trương
Việc tuyênhội
truyền
phải dục
thựcvẫn
tiễn,hạn
phù
hợpcông

với tác
địa tuyên
phương
để mọi
phụtriệt
huynh
ra rằng:
XHH“ chưa
đượcxãthực
đúng
mức quan
dẫn tới
một
phậntáckhông
nhỏ thì
quần
Nếu toàn
hội hiện
và các
gia đình
tâm
đếnbộcông
XHHGD
conchúng
em họnhân
đượcdân
hưởng
chưamôi
nhận
thức đúng

đắn tốt
quan
điểm của Đảng, Nhà nước về XHHGD. Các văn bản liên quan
trường
giáo dục
hơn”.
đến công Các
tác giáo
dục
chậm
được
banmột
hành.
Đây
là công
việcthông
hết sức
khó phần
khăn,nâng
Đảngcao
ủy,nhận
việc đã làm trên chỉ là
trong
những
"kênh"
tin góp
chínhthức
quyền
phương
chưachúng

có những
cụ thể
về Nhưng
việc phát
triểnthể
giáo
lan kết
củađịa
đông
đảo quần
nhân văn
dân bản
về giáo
dục.
không
phủdục,
nhậnsức
những
tỏa quả
yếu, nhận
vì vậy
các từ
đoàn
thể, biện
các pháp
mạnhđã
thường
quân,môi
các trường
đơn vị giáo

đóngdục
trênở địa
chưađãcócó sự
được
những
tiến hành,
nhàbàn
trường
nhiều"thay
đóngdagóp
và phát
triển
nhà và
trường,
phầnnhận
do sự
chỉđược
đạo từ
trên
đổicho
thịt"việc
cánxây
bộ,dựng
các lực
lượng
xã hội
nhân một
dân đều
thức
rằng

chỉ có
xuống
chưa
được
nhất
quán,
mặt
khác
sự
phối
hợp
giữa
các
ban
ngành
đoàn
thể
chưa
đồng
thể làm tốt công tác XHHGD mới có thể đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu của gia đình, của
bộ, công
tácnhằm
giáo dục
yếu
dodựng
nhà trường
tự đềmới
ra kế
hoạch
thực cuộc

hiện. công nghiệp hoá, hiện đại
xã hội,
mụcchủ
đích
xây
con người
phục
vụ công
Những
pháp
thực
hiện
hoáB/đất
nước giải
và chỉ
có thể
làm
tốt :XHHGD mới có thể tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội
1/.Đẩy
táckết
tuyên
caotrường
nhận giáo
thức dục:
về công
táctrườngxã hội hoá.
được
tốt; mạnh
GD-ĐTcông
là sự

hợp truyền,
chặt chẽnâng
3 môi
"Nhà
gia đình- xã
hội" sẽ tạo được môi trường giáo dục lành mạnh, ở mọi nơi, mọi lúc, trong từng gia đình, từng
tập thể, có như vậy mới có kết quả giáo dục như mong muốn.
Từ việc tham mưu, tuyên truyền như vậy: Các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương
cũng đã nhận thức đúng đắn về công tác XHHGD, họ đã hiểu rằng XHHGD là trách nhiệm

____________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

SKKN: Một vài kinh nghiệm trong việc thực hiện công tác XHHGD ở trường tiểu học.

5


Trường TH “A” Phú Hưng

Người thực hiện : Trần Phi Long

của các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương trước nhân dân. (Bởi chỉ có họ mới có đủ vài trò
và tư cách để tập hợp các ngành, các lực lượng xã hội liên kết, hợp tác với nhau trong công tác
XHHGD). Từ đó đã phát huy được vai trò lãnh đạo, chỉ đạo trong việc thực hiện công tác
XHHGD nên trong thời gian qua công tác XHHGD của nhà trường đã đạt được hiệu quả rất
cao.
2/. Huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng xã hội tham gia công tác xã hội
hoá giáo dục.
Như chúng ta đã biết, XHHGD là huy động và tổ chức các lực lượng của toàn xã hội
cùng tham gia vào quá trình giáo dục, đồng thời tạo điều kiện để mọi người dân được hưởng

thụ các thành quả do hoạt động giáo dục đem lại. Việc thực hiện liên kết các lực lượng xã hội
hưởng ứng tích cực và đóng góp, ủng hộ, tham gia cùng với nhà trường từ việc tu sửa cơ sở
vật chất, cảnh quan, hoạt động dạy và học, huy động học sinh cũng như vận động học sinh bỏ
học trở lại đến các hoạt động khác của nhà trường, dần dần nhà trường thực sự trở thành trung
tâm văn hoá, môi trường giáo dục lành mạnh. Các hình thức phối hợp làm công tác XHHGD
cũng có những khía cạnh, mức độ khác nhau tuỳ thuộc vào sự tự nguyện, tự giác, khả năng của
các lực lượng xã hội.
Do vậy, người hiệu trưởng cần ý thức rõ được yêu cầu để điều hành các hoạt động ở đơn
vị mình và có sự liên kết, thoả thuận, cụ thể hóa từng công việc để đạt được hiệu quả cao. Việc
xây dựng các mối quan hệ cụ thể, phù hợp với nhiều tầng lớp, trong quá trình phối kết hợp
(song ở phương diện nào, nhà trường luôn luôn phải giữ vai trò nòng cốt). Để huy động sức
mạnh tổng hợp của các lực lượng xã hội tham gia công tác xã hội hoá giáo dục, tôi quan tâm
làm tốt những vấn đề sau:
2.1/Xây dựng cơ chế phối hợp giữa nhà trường, gia đình và các lực lượng xã hội
trong việc tổ chức tham gia cùng làm giáo dục.
Để huy động được tiềm năng của cộng đồng hỗ trợ cho quá trình tổ chức giáo dục cần
phải xây dựng mối quan hệ giữa nhà trường với gia đình và các lực lượng xã hội, gia đình là
nơi đem đến cho trẻ những bài học đầu tiên, thường xuyên và liên tục từ lúc sinh ra đến lúc
trưởng thành. Đây là điểm gặp gỡ quan trọng đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của
trẻ. Vì nó có tính cảm xúc cao, tính linh hoạt, tính thiết thực, tính thích ứng nhanh, nhạy giữa
những người trong gia đình và ngoài xã hội.
Hơn nữa, công tác xây dựng giáo dục bao gồm nhiều mặt, nhiều yêu cầu, nội dung cần
được nhìn nhận như một chỉnh thể, nhằm tác động vào toàn bộ nhân cách trẻ nên càng cần
thiết phải XHHGD. Chính vì vậy, công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em phải tiến
hành từ nhiều phía: Từ gia đình, các cơ quan chuyên môn (GD, Y tế, UBDS-GĐ&TE) các
đoàn thể xã hội (Phụ nữ, Thanh niên, Hội từ thiện…). Phải lấy nhà trường làm hạt nhân liên
kết để tập hợp các lực lượng, các tổ chức xã hội cùng xây dựng môi trường giáo dục lành
mạnh. Bên cạnh nhà trường, gia đình là một đơn vị giáo dục trẻ cực kỳ quan trọng. Chính vì
vậy, nhà trường phải tiếp nối, phối hợp chặt chẽ với gia đình để thống nhất về mục tiêu giáo
dục.

2.2/Tổ chức các hoạt động, phong trào tạo động lực trong việc huy động tiềm năng
của cộng đồng để phát triển giáo dục.
Để tạo được bước đột phá trong việc huy động cộng đồng tham gia giáo dục thì công
____________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

SKKN: Một vài kinh nghiệm trong việc thực hiện công tác XHHGD ở trường tiểu học.

6


Trường TH “A” Phú Hưng

Người thực hiện : Trần Phi Long

tác tổ chức XHHGD cần hướng vào việc tổ chức các hoạt động, các phong trào thi đua, để
cộng đồng có cơ hội thể hiện sự quan tâm của mình đối với giáo dục. Phong trào thi đua
“Dạy tốt- học tốt” được toàn xã hội quan tâm. Cho nên, các nhà quản lý giáo dục phải biết
thiết kế, tổ chức các hoạt động, các phong trào có sự chứng kiến, tham gia trực tiếp của cộng
đồng, đó là những biện pháp “ kích cầu” làm thay đổi bộ mặt giáo dục như tổ chức tốt
“ Ngày toàn dân đưa trẻ đến trường”, vận động cha mẹ học sinh quan tâm chăm sóc sức
khoẻ và tạo điều kiện tốt nhất cho con em học tập, vui chơi; có trách nhiệm cùng nhà trường
chăm sóc, nuôi dạy con tốt. Đây cũng là dịp vận động nhân dân, các cơ quan, các tổ chức xã
hội cùng tham gia xây dựng giáo dục như giúp xây dựng, tu sửa cơ sở vật chất, hỗ trợ học sinh
nghèo có đủ tập vở, dụng cụ học tập, quần áo,…

Học sinh nghèo được hỗ trợ đồng phục 100%
Bên cạnh đó, bằng việc tổ chức tốt các hội thi, văn nghệ trong từng năm học để thu hút
được sự quan tâm đông đảo các lực lượng xã hội, mọi thành phần kinh tế, mọi người dân ở
địa phương. Trong các cuộc thi không chỉ đơn thuần có sự tham gia của thầy và trò mà còn
huy động được sự tham gia của các bậc cha mẹ, ông bà, Ban đại diện cha mẹ học sinh, Hội

khuyến học, đặc biệt có sự tham gia tài trợ của nhiều tổ chức, cá nhân trên toàn địa bàn.
Ngoài ý nghĩa về tài chính thì việc tuyên truyền làm cho xã hội hiểu rõ vai trò của giáo dục
và những công việc đang làm để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho trẻ, từ
____________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

SKKN: Một vài kinh nghiệm trong việc thực hiện công tác XHHGD ở trường tiểu học.

7


Trường TH “A” Phú Hưng

Người thực hiện : Trần Phi Long

đó có sự phối hợp thực hiện tốt mục tiêu giáo dục đào tạo.
Như vậy, cần xác định cách tổ chức về sự tham gia của các lực lượng xã hội vào giáo dục
một cách có hiệu quả và việc khai thác huy động tiềm năng của cộng đồng hỗ trợ cho giáo dục
rất cần thiết, được tiến hành một cách có kế hoạch, tránh tình trạng tuỳ tiện, kém hiệu quả.
2.3/Huy động sự đóng góp về tài chính, vật lực của các ngành, đoàn thể, các nhà
hảo tâm, các tổ chức từ thiện ...
Cùng với mục đích tăng cường thêm cơ sở vật chất, các điều kiện phục vụ dạy và học
nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, tôi quan tâm tới việc huy động sự đóng góp tài chính,
tranh thủ sự ủng hộ của các lực lượng kinh tế, các nhà hảo tâm, các tổ chức…tới các hoạt động
giáo dục. Để làm được việc này, cần tranh thủ những mối quan hệ, tìm hiểu về các đối tác để
có cơ hội trao đổi với họ về kế hoạch phát triển của nhà trường, qua đó sẽ kêu gọi sự ủng hộ,
giúp đỡ của họ cho các vấn đề liên quan đến giáo dục của nhà trường.
Có thể nói: Chỉ có thể làm tốt XHHGD mới có thể đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu đối
với gia đình và xã hội, để nhằm mục đích xây dựng con người mới phục vụ cho công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước. Trên cơ sở mục tiêu giáo dục, mỗi cơ quan đoàn thể, mỗi cá nhân
trong cộng đồng có thể tham gia một cách tích cực, để góp phần thiết thực vào công tác

XHHGD ở địa phương mình đang sinh sống.
2.4/ Bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giáo viên.
Theo tinh thần nghị quyết Trung ương về giáo dục đào tạo “Nâng cao dân trí, đào tạo
nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” để thúc đẩy cho sự nghiệp giáo dục đào tạo phát triển thì việc
xây dựng đội ngũ giáo viên là vấn đề rất quan trọng. Vì giáo viên là nhân tố quyết định chất
lượng của giáo dục. Để giáo dục ngày càng phát triển thì người giáo viên phải có đức, có tài,
phải được bồi dưỡng thường xuyên để nâng cao trình độ chuyên môn và chính trị, nhằm nâng
cao chất lượng toàn diện, tạo được niềm tin đối với lãnh đạo địa phương và phụ huynh học
sinh.
Ngoài việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, chúng tôi luôn quan tâm đến đội ngũ CBGV-NV về năng lực ứng xử giao tiếp đối với phụ huynh, nhất là khi đến gia đình vận động
học sinh bỏ học trở lại hoặc trao đổi về tình hình học tập của học sinh, sao cho phụ huynh có
được thiện cảm và nhận thức tốt để quan tâm con em hơn, không cho nghỉ học giữa chừng.
IV/.HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI:
1/ Về cơ sở vật chất, cảnh quan sư phạm và các hoạt động của nhà trường.
Trong thời gian bản thân công tác tại Trường Tiểu học “A” Phú Hưng đã áp dụng các
biện pháp trên, cho thấy nhà trường có sự tiến triển hàng năm, nhờ thực hiện tốt công tác
tuyên truyền, tham mưu, phối hợp với Đảng ủy, UBND, các lực lượng đoàn thể địa phương,
các nhà mạnh thường quân cùng ban đại diện cha mẹ học sinh, nên kết quả đạt được khá khả
quan như :
Lối đi vào trường, lối ra nhà vệ sinh đều được lát gạch giúp cho đi lại được dễ dàng và sạch sẽ;
sân trường cũng được lát gạch để có được sân lễ và sinh hoạt tốt hơn; trồng thêm được nhiều
cây bóng mát, hoa kiểng trong khuôn viên trường tạo được bóng mát và cảnh quan sư pham,
học sinh có được sân chơi, bãi tập và tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ổn

____________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

SKKN: Một vài kinh nghiệm trong việc thực hiện công tác XHHGD ở trường tiểu học.

8



Trường TH “A” Phú Hưng

Người thực hiện : Trần Phi Long

định; xây dựng được nhà xe cho giáo viên...
Các lớp học đều được trang bị đủ tủ đựng ĐDDH (01lớp/01 tủ), hệ thống điện, đèn,
quạt đều được trang bị đầy đủ đúng quy cách.
Đến năm học 2011-2012 được luân chuyển về Trường Tiểu học “B” Phú Hưng, tôi vẫn
tiếp tục áp dụng các giải pháp trên, cho thấy có hiệu quả như phủ đất mặt sân cát ở sân trường,
xây dựng bồn chứa nước nhà vệ sinh cho học sinh, tường ngăn nhà vệ sinh cho giáo viên, xây
dựng bồn hoa, nhà xe cho học sinh… tất cả đều do XHHGD.

Ban đại diện CMHS cùng tập thể CB-GV-NV của trường
cùng chung sức xây dựng nhà xe.
Ngoài việc chăm lo cơ sở vật chất, cảnh quan nhà trường mà còn chú trọng đến công tác
giáo dục đạo đức học sinh cùng với nhà trường. Tỷ lệ chuyên cần hàng ngày đạt từ 99% trở
lên, các em nghỉ học đều có phép. Công tác huy động học sinh đến trường đầu năm đều đạt và
vượt chỉ tiêu, tỷ lệ học sinh bỏ học trong 12 tháng không vượt quá 1% .
Tất cả học sinh thuộc diện hộ nghèo, hộ ngưỡng nghèo đều được hỗ trợ tập vở, dụng cụ
học tập và quần áo để được đến trường học tập tốt.
Việc hỗ trợ cho thầy cô giáo nhân ngày 20/11 đều được hỗ trợ hàng năm, khen thưởng giáo
viên giỏi, học sinh khá, giỏi ở cuối học kì và cuối năm. Từ đó, học sinh thể hiện sự tích cực
hơn, tham gia tốt các hoạt động của nhà trường, tỷ lệ học sinh khá giỏi ngày càng tăng , giảm
tỷ lệ học sinh yếu và học sinh bỏ học.
Nhà trường ngày càng được nhiều phụ huynh học sinh quan tâm đóng góp cả về vật
chất lẫn tinh thần, Đảng ủy, chính quyền địa phương quan tâm đúng mức, thầy và trò lại càng
phấn khởi hơn, ra sức phấn đấu dạy tốt-học tốt.

____________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________


SKKN: Một vài kinh nghiệm trong việc thực hiện công tác XHHGD ở trường tiểu học.

9


Trường TH “A” Phú Hưng

Người thực hiện : Trần Phi Long

2/Công tác huy động sự hỗ trợ của các lực lượng trong 03 năm:
Từ năm học 2010-2011 đến nay đã nhận được sự đồng thuận ủng hộ của đa số phụ
huynh học sinh trong địa bàn. Ban đại diện cha mẹ học sinh phối hợp chặt chẽ với nhà trường
hoạt động tích cực, phối hợp nhịp nhàng với các đoàn thể địa phương.
Nhờ tạo được uy tín với phụ huynh học sinh, bằng sự khẳng định chính mình thông qua
việc nâng cao chất lượng thương hiệu nhà trường, Đảng ủy, chính quyền địa phương đã có
những nghị quyết chỉ đạo cụ thể, các ban ngành đoàn thể địa phương hết mình ủng hộ, phụ
huynh học sinh toàn tâm, toàn ý với nhà trường, nhờ vậy nhà trường đã nhận được sự ủng hộ
cụ thể như sau:
-Năm học 2010-2011:
+Lát gạch sân trường, lối đi 01 điểm: 17.600.000 đồng
+Đóng 12 tủ đựng ĐDDH: 6.000.000 đồng
+Hỗ trợ 1.400 quyển tập khen thưởng và giúp học sinh nghèo: 5.600.000 đồng
+Hỗ trợ 45 bộ quần áo cho học sinh nghèo: 2.700.000 đồng
+Hỗ trợ ngày Nhà giáo Việt Nam: 1.000.000 đồng
+Hỗ trợ nhà trường vận động 05 em bỏ học trở lại.
-Năm học 2011-2012:
+Xây dựng tường chắn nhà vệ sinh cho giáo viên: 3.500.000 đồng
+Xây bồn chứa nước nhà vệ sinh cho học sinh: 3.200.000 đồng
+Hỗ trợ 20/11 và tặng quà cho thầy cô giáo : 3.600.000 đồng

+Xây dựng bồn hoa: 2.200.000 đồng
+Giúp 1.200 quyển tập: 6.000.000 đồng
+Khen thưởng học sinh cuối kì 1 và cuối năm: 3.500.000 đồng
+Khen thưởng các phong trào: 600.000 đồng
+Hỗ trợ 65 bộ quần áo cho học sinh nghèo: 4.550.000 đồng
+Hỗ trợ 75 ghế ngồi cho học sinh: 3.000.000 đồng
+Giúp 02 chiếc xe đạp cho học sinh nghèo: 1.600.000 đồng
+Vận động 03 học sinh bỏ học trở lại trường
-Năm học 2012-2013:
+Phủ đất mặt sân cát: 7.500.000 đồng
+Tặng 1.600 quyển tập khen thưởng và giúp học sinh nghèo: 8.000.000 đồng
+Hỗ trợ 80 bộ quần áo đồng phục và 60 bộ đồ TD : 8.120.000 đồng
+Hỗ trợ 20/11 và tặng quà cho thầy cô giáo: 3.800.000 đồng
+Khen thưởng các phong trào: 1.000.000 đồng
+Xây dựng nhà xe cho học sinh: 11.500.000 đồng
+vận động 02 học sinh bỏ học trở lại.
-Năm học 2013-2014: Tôi xin xuống dạy lớp, nhưng với kinh nghiệm các năm qua, tôi
tham mưu đề xuất với Ban giám hiệu Trường Tiểu học “A” Phú Hưng thực hiện công tác
XHHGD từ đầu năm đến nay kết quả như sau:
+Được hỗ trợ 500.000 quyển tập.
+Tu sửa vách ngăn văn phòng: 2.000.000 đồng
+Tu sửa hệ thống đèn, quạt: 2.800.000 đồng
+Xây dựng nhà xe cho giáo viên điểm A 2: 4.200.000 đồng.
____________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

SKKN: Một vài kinh nghiệm trong việc thực hiện công tác XHHGD ở trường tiểu học.

10



Trường TH “A” Phú Hưng

Người thực hiện : Trần Phi Long

____________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

SKKN: Một vài kinh nghiệm trong việc thực hiện công tác XHHGD ở trường tiểu học.

11


Trường TH “A” Phú Hưng

Người thực hiện : Trần Phi Long

+Xây dựng nhà xe cho giáo viên điểm A 2: 4.200.000 đồng.
+Hỗ trợ ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11: 1.000.000 đồng
+Chuẩn bị lát gạch nhà xe cho học sinh: 4.000.000 đồng

Ban đại diện CMHS hỗ trợ tủ đựng ĐDDH, đèn, quạt
3/ Chất lượng giáo dục, huy động học sinh và duy trì sĩ số:
Từ những giải pháp thực hiện trên đã cho ra kết quả rất phấn khởi, học sinh thể hiện sự
yêu trường, mến lớp, tỷ lệ huy động học sinh đạt và vượt chỉ tiêu, chất lượng khá, giỏi được
nâng dần, giảm tỷ lệ học sinh yếu và học sinh bỏ học.
Năm học
2010-2011

Tỷ lệ huy động hs Tỷ lệ HS lên lớp thẳng
vào lớp 1
100,4%

98,45%

Tỷ lệ học sinh bỏ học
0,96%

2011-2012

100,0%

99,32%

0.22%

2012-2013

100,0%

99,50%

0.21%

4/ Chất lượng giáo viên:
Chất lượng đội ngũ giáo viên được nâng cao. Qua đợt kiểm tra toàn diện năm học 20122013 cho thấy hiện nay không còn giáo viên xếp loại tay nghề đạt yêu cầu, giáo viên giỏi các
cấp ngày càng tăng. Trình độ đào tạo và trình độ chuẩn nghề nghiệp tăng vượt trội.
Tất cả giáo viên đã chuyển từ thiết kế bài dạy theo phương pháp truyền thống sang thiết
kế bài dạy theo phương pháp tích cực hóa hoạt động học sinh. Hầu hết giáo viên đã soạn giảng
trên máy vi tính.
Giáo viên đã tích cực sử dụng các đồ dùng dạy học hiện có trong nhà trường, ngoài ra
còn tích cực làm thêm nhiều đồ dùng dạy học phục vụ cho giảng dạy và làm đồ dùng tham gia
hội thi hàng năm đều đạt giải.

____________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

SKKN: Một vài kinh nghiệm trong việc thực hiện công tác XHHGD ở trường tiểu học.

12


Trường TH “A” Phú Hưng

Người thực hiện : Trần Phi Long

Ban đại diện CMHS hỗ trợ khen thưởng GV xuất sắc nhân ngày 20/11
NĂM HỌC
Tỷ lệ giáo viên trên chuẩn Tỷ lệ giáo viên giỏi các cấp
2010-2011
21/23 (91,3%)
13 GV (56,62%)
2011-2012
17 /19 (89,5%)
13 GV ( 68,42 %)
2012-2013
18/19 (94,7%)
13 GV ( 68,42 %)
Năm học 2010-2011 đang công tác tại Trường “A” tôi áp dụng giải pháp này khá thành
công, nên nhà trường đạt danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến”.
Đến năm học 2011-2012 tôi được luân chuyển về Trường Tiểu học “B” Phú Hưng và
vẫn tiếp tục áp dụng theo những giải pháp này cũng được tập thể giáo viên, nhân viên cùng
Ban đại diện cha mẹ học sinh đồng tình ủng hộ, kết quả mang lại rất khả quan, trường luôn đạt
danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến” liên tục..
Mặc dù năm học 2013-2014 tôi xin thôi giữ chức vụ, do sức khỏe, nhưng vẫn tham mưu

đề xuất với Ban giám hiệu về các giải pháp đã thực hiện có hiệu quả để áp dụng vào năm học
này, kết quả rất khả quan.
-Đối với phụ huynh, các lực lượng đoàn thể xã hội đã tham gia nhiệt tình và đã ủng hộ
một cách tích cực đối với sự nghiệp giáo dục tại đơn vị.
-Tất cả CB-GV-NV có nhiều chuyển biến tích cực về ý thức trách nhiệm đối với học
sinh, đối với nhà trường, từ đó tự nguyện đóng góp ngày giờ công lao động như cất nhà xe cho
học sinh điểm A 2, tu sửa cơ sở vật chất, vận động học sinh nghỉ học không phép trở lại
trường...
Những kết quả về việc thực hiện XHHGD của nhà trường đang được nhiều phụ huynh,
các mạnh thường quân, các đoàn thể địa phương đáp ứng khá đầy đủ theo yêu cầu
____________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

SKKN: Một vài kinh nghiệm trong việc thực hiện công tác XHHGD ở trường tiểu học.

13


Trường TH “A” Phú Hưng

Người thực hiện : Trần Phi Long

của giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Đó là thành quả rất đáng trân trọng, vì là kết quả của sự
nổ lực vượt lên khó khăn của tập thể sư phạm nhà trường, sự chỉ đạo và giúp đỡ của các cấp
ủy Đảng, chính quyền và toàn thể nhân dân, những người làm công tác giáo dục trên địa bàn.
Cũng phải nói rằng để công tác xã hội hóa giáo dục phát triển hiệu quả hơn nữa, cần coi
trọng nội dung và cách thức tuyên truyền, vận động làm cho các cấp. các ngành, người dân
hiểu rõ vai trò của giáo dục là “ Quốc sách hàng đầu”, trong thời kì tri thức, hội nhập, làm
cho người dân hiểu, nắm vững quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà
nước về giáo dục và XHHGD, cần phối hợp đồng bộ giữa các cấp chính quyền, các ngành có
liên quan, sự ủng hộ của xã hội .

Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý luôn có tinh thần trách nhiệm cao, quyết tâm thực
hiện tốt công tác XHHGD để nâng cao chất lượng giáo dục một cách bền vững, mạnh mẽ hơn.
V-/ NGUYÊN NHÂN THÀNH CÔNG, TỒN TẠI:
1/.Nguyên nhân thành công:
Muốn làm tốt công tác huy động XHHGD, trước hết phải làm tốt công tác tuyên truyền
bằng chính nội lực của mình, phải tạo uy tín với cộng đồng bằng việc nâng cao chất lượng
giáo dục, sử dụng có hiệu quả nguồn huy động, trân trọng sự đóng góp của cộng đồng, quan
tâm chăm lo đến mọi đối tượng học sinh, đồng thời phải chăm lo đầu tư xây dựng cơ sở vật
chất, trang thiết bị dạy học, tạo được môi trường học tập cho học sinh mới được phụ huynh và
cộng đồng quan tâm ủng hộ, công tác XHHGD mới được lâu bền vững và liên tục, đặc biệt
phải tuân thủ một số nguyên tắc sau:
1.1/ Nguyên tắc về lợi ích :
Mỗi hoạt động hợp tác, phối hợp đều phải xuất phát từ nhu cầu và lợi ích của cả hai
phía: nhà trường và cộng đồng, mỗi bên tham gia đều cần tìm thấy lợi ích chung của cá nhân,
tập thể cũng như của cả cộng đồng. Phải nói rõ huy động cho ai, để làm gì và đặc biệt chú ý
đặt lợi ích tập thể lên trên hết. Có như vậy mới huy động cộng đồng tham gia tích cực và hiệu
quả.
1.2/ Nguyên tắc về chức năng nhiệm vụ :
Để khai thác, phát huy, khuyến khích họ tham gia vào một hoạt động nào đó, thì phải
phát hiện và nhắm đúng chức năng, trách nhiệm của đối tác, có như vậy họ mới tham gia một
cách nhiệt tình.
1.3/ Nguyên tắc dân chủ:
Tập trung dân chủ là một trong những nguyên tắc quản lí, Hiệu trưởng sử dụng
nguyên tắc này để vừa thực hiện vai trò dân chủ hóa, vừa thể hiện vai trò của thủ trưởng đơn
vị. Tạo môi trường công khai, bình đẳng để cộng đồng hiểu đúng về giáo dục và nhà trường
hơn, đồng thời góp phần thực hiện nguyên tắc “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” các
hoạt động XHHGD để mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội phát triển toàn diện,
mang lại hiệu quả thiết thực. Nhờ vậy họ mới tham gia một cách tự giác, tích cực.
1.4/ Nguyên tắc pháp luật:
XHHGD phải tuân thủ pháp luật Nhà nước, có nghĩa là cần dựa trên cơ sở pháp lý.


____________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

SKKN: Một vài kinh nghiệm trong việc thực hiện công tác XHHGD ở trường tiểu học.

14


Trường TH “A” Phú Hưng

Người thực hiện : Trần Phi Long

Ngược lại, các cơ quan đoàn thể, các tổ chức xã hội,… cũng cần có những cơ sở pháp
lý để triển khai cũng như tham gia huy động nguồn lực cho giáo dục. Có như vậy mới có được
sự hỗ trợ một cách mạnh mẽ.
1.5/ Nguyên tắc chọn thời gian, không gian phù hợp và thích ứng:
Cán bộ quản lý giáo dục phải biết lựa chọn thời gian thích hợp nhất, để đưa ra chủ
trương XHHGD. Tuy nhiên, để thực hiện nguyên tắc này là phải xây dựng cho được kế hoạch
cụ thể và kế hoạch mang tính định hướng.
1.6/ Nguyên tắc truyền thống :
Đó là sự khơi dậy và phát huy truyền thống hiếu học, tôn trọng đạo lý, đề cao giá trị
của học vấn, những thành tựu đã qua, đề cao niềm tự hào của các thế hệ đi trước vào sự nghiệp
phát triển giáo dục ở mỗi địa phương, ở từng nhà trường, để có thể huy động nhiều nguồn lực
khác nhau.
1.7/ Nguyên tắc kết hợp ngành – lãnh thổ:
Cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa địa phương và ngành giáo dục, “nhà trường gắn
liền với xã hội”. Nếu không biết kết hợp tốt thì mọi kết quả chỉ đi theo qui tắc một chiều,
không hiệu quả.
1.8/ Nguyên tắc giao tiếp:
Có hai con đường giao tiếp đó là con đường chính thức (các văn bản, công văn, đề nghị,

…) và con đường không chính thức (thông qua nguyên tắc truyền thống và tình cảm). Vì vậy,
khi thực hiện công tác huy động xã hội hóa một mặt làm văn bản, mặt khác phải tích cực làm
tốt công tác tham mưu đối thoại, có như vậy mới tạo được sự hỗ trợ đồng bộ từ các cấp, các
ngành liên quan.
1.9/ Nguyên tắc chiến lược đột phá:
Kinh nghiệm cho thấy, trong nhiều trường hợp đối tượng tham gia XHHGD tuy ít
nhưng lại cho những kết quả bất ngờ, nếu như người cán bộ quản lý giáo dục biết đột phá vào
các bước phát triển quan trọng có thể làm thay đổi chất lượng giáo dục. Ngành giáo dục là lực
lượng nòng cốt trong việc triển khai công tác XHHGD, trong đó bản thân nhà trường, cán bộ
quản lý giáo dục cùng tập thể sư phạm, đội ngũ giáo viên giữ vai trò quan trọng trong quá
trình giảng dạy và giáo dục trẻ. Nếu nhà trường chăm lo nâng cao chất lượng giảng dạy, uy tín
nhà trường càng lớn, thương hiệu nhà trường được quảng bá rộng rãi, việc huy động cộng
đồng tham gia cho giáo dục lại càng thuận lợi.
Mặt khác, mỗi nhà giáo có mối quan hệ xã hội rất rộng, bởi vì họ có rất nhiều cha mẹ
học sinh. Nếu mỗi giáo viên chủ nhiệm làm tốt vai trò trách nhiệm của mình, coi học sinh như
chính con em ruột thit của mình, thì phụ huynh học sinh lại càng yên tâm, lại càng tin tưởng
khi giao tương lai con em họ cho nhà trường. Nhận thức khéo léo với tinh thần dân chủ thực
sự sẽ tạo được động lực lớn, góp phần đưa sự nghiệp giáo dục ngày càng phát triển.
Chính quyền các cấp với chức năng quản lý Nhà nước của mình không chỉ huy động,
khuyến khích, mà còn tạo cơ sở pháp lý cho việc huy động, tổ chức điều hành, sự phối hợp các
lực lượng xã hội tham gia xây dựng và phát triển giáo dục. Tất cả chính là những yếu tố làm
nên thắng lợi của công tác huy động cộng đồng tham gia vào sự phát triển nhà trường.
2/. Nguyên nhâ hạn chế:
Việc áp dụng thành công kinh nghiệm này đòi hỏi có thời gian, đòi hỏi người Hiệu

____________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

SKKN: Một vài kinh nghiệm trong việc thực hiện công tác XHHGD ở trường tiểu học.

15



Trường TH “A” Phú Hưng

Người thực hiện : Trần Phi Long

trưởng phải kiên trì, mềm mỏng, tránh nôn nóng và cần phải có sự tham mưu chính xác, nhạy
bén, năng động với công việc, làm tốt công tác tuyên truyền.
Nếu Hiệu trưởng nào không kiên trì, hạn chế giao tiếp thì kết quả không cao, đôi khi kết
quả trái ngược mong muốn.
PHẦN KẾT LUẬN

I-/ NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Từ thực trạng trên, từng bước cải thiện và nâng cao chất lượng giáo dục học sinh, huy
động được mọi nguồn lực hỗ trợ cho sự nghiệp giáo dục ở đơn vị, qua thực hiện đồng bộ các
giải pháp đó là :
- Để thực hiện tốt công tác XHHGD trên địa bàn, nhà trường đóng vai trò chủ đạo, chủ
động phối hợp với các ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội khác, tích cực tham mưu
với Đảng ủy, chính quyền cùng với nhà trường tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao
nhận thức của cán bộ, nhân dân về yêu cầu của xã hội vào chất lượng nguồn nhân lực trong
giai đoạn hiện nay. Sự cần thiết của việc học tập nhằm tạo hành trang cho con em có đủ bản
lĩnh tự lập, tự làm chủ bản thân để trở thành những công dân hữu ích cho đất nước. Yêu cầu
của công tác tuyên truyền là phải cụ thể, vận động mọi nguồn lực xã hội, mọi người cùng tham
gia. Từ đó, nêu cao tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, các ban ngành đoàn thể kết hợp
với nhà trường trong công tác vận động nhân dân để thúc đẩy các bậc phụ huynh tự giác chăm
lo đến việc học tập của con em, kể cả ở trường cũng như tự học ở nhà.
-Tranh thủ sự hỗ trợ về thời gian, sự đóng góp vật chất và tinh thần của các lực lượng,
đoàn thể xã hội tại địa phương, như Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, các nhà mạnh thường
quân, ... để hỗ trợ quần áo, tập vở , cấp học bỗng cho học sinh nghèo, học sinh gặp khó khăn
và những học sinh năng khiếu, tu sửa CSVC cho nhà trường, vận động học sinh bỏ học trở lại

trường…
-Về hướng đi trong công tác XHHGD thời gian tới, nhà trường phải tổ chức đánh giá
lại công tác xã hội hóa giáo dục để phát huy những gì đã làm được, đồng thời khắc phục
những điểm còn hạn chế… Phần đông cha mẹ học sinh đều ý kiến với nhà trường cần tuyên
truyền rộng rãi hơn nữa; thông tin kịp thời để cha mẹ học sinh hiểu được việc làm cụ thể; biểu
dương các gương điển hình đối với các nguồn thu từ xã hội hóa; cùng với Ban đại diện cha mẹ
học sinh sử dụng nguồn đầu tư cho hiệu quả; thành lập Hội đồng tư vấn làm công tác
XHHGD, cùng với nhà trường đề ra phương hướng cụ thể trong thời gian tới.
II-/ Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI:

Sản phẩm lao động của người Hiệu trưởng gắn liền với tương lai ngành giáo dục, vì
vậy trách nhiệm của người cán bộ quản lý rất to lớn. Mỗi người Hiệu trưởng chịu trách nhiệm
trực tiếp về một công đoạn cụ thể trong quá trình hình thành và phát triển nhà trường nói
chung, với ngành giáo dục nói riêng, nhận thức của mỗi cá nhân, tập thể, những mạnh thường
quân là hết sức quan trọng. Hiệu trưởng năng động và hết lòng tận tuỵ với sự nghiệp
giáo dục là điều đảm bảo cho thắng lợi sự nghiệp giáo dục nước nhà thời kì công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước.

____________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

SKKN: Một vài kinh nghiệm trong việc thực hiện công tác XHHGD ở trường tiểu học.

16


Trường TH “A” Phú Hưng

Người thực hiện : Trần Phi Long

____________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________


SKKN: Một vài kinh nghiệm trong việc thực hiện công tác XHHGD ở trường tiểu học.

17


Trường TH “A” Phú Hưng

Người thực hiện : Trần Phi Long

Chính vì điều đó mà bản thân tôi thấy rằng, làm tốt công tác XHHGD là điều cần thiết,
để đưa sự nghiệp giáo dục ngày càng phát triển. Có biện pháp phù hợp, đúng đắn sẽ giúp
những học sinh thân yêu của chúng ta vươn lên, làm chủ bản thân và mang lại lợi ích cho xã
hội.
III-/ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG, TRIỂN KHAI:
Qua những biện pháp đã được thực hiện và đối chiếu với điều kiện thực tế ở nhà
trường, bản thân tôi thấy sáng kiến kinh nghiệm có thể áp dụng trong tất cả các trường tiểu
học. Tuy nhiên vận dụng như thế nào để đạt hiệu quả thì chúng ta cần cân nhắc sao cho phù
hợp với đặc điểm của từng đơn vị, từng địa phương.
IV-/ NHỮNG KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT:
Mặc dù kết quả chúng tôi đã thực hiện khá hiệu quả, nhưng vẫn còn nhiều người chưa
hiểu và ủng hộ công tác này một cách tích cực, như tham gia cùng với nhà trường hỗ trợ việc
dạy và học, tổ chức các hoạt động ngoại khoá cho các em học sinh, chăm lo cơ sở vật chất,
điều kiện dạy và học… để công tác XHHGD ngày càng mang lại hiệu quả cao hơn.
Theo bản thân, lãnh đạo các cấp, các ngành, đoàn thể tích cực tuyên truyền chiều rộng
lẫn chiều sâu về chủ trương “XHHGD là trách nhiệm của mọi người”.
V/.KẾT LUẬN:
Thực hiện XHHGD là một việc làm đúng đắn, nhưng đây là việc làm rất khó khăn,
phức tạp, đòi hỏi sự kiên trì của lãnh đạo nhà trường. Công tác này có tính xã hội rộng rãi nên
phải làm tốt công tác tuyên truyền, tạo được sự đồng tình ủng hộ của chính quyền, các đoàn

thể và phải thu hút đông đảo của phụ huynh học sinh, các lực lượng xã hội tham gia.
Phải thực hiện tốt về nhận thức của mọi người trong xã hội để có được tinh thần tự giác
trong thực hiện. Đây là nhiệm vụ rất khó khăn, đòi hỏi người hiệu trưởng phải kiên trì, vượt
khó, có sự mềm mỏng, khéo léo và sự vận dụng linh hoạt các biện pháp để huy động tốt nhất
các lực lượng xã hội cùng tham gia. Những việc chúng tôi làm được, đã nêu ra trong sáng
kiến kinh nghiệm này là một đóng góp công sức nhỏ, có thể chưa đạt được kết quả như mong
muốn.
Rất mong được các cấp quản lý giáo dục và các đồng nghiệp chân tình góp ý xây dựng
càng thêm hoàn chỉnh .
Phú Hưng, ngày 19 tháng 11 năm 2013
Người viết

TRẦN PHI LONG

____________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

SKKN: Một vài kinh nghiệm trong việc thực hiện công tác XHHGD ở trường tiểu học.

18


Trường TH “A” Phú Hưng

Người thực hiện : Trần Phi Long

TÀI LIỆU THAM KHẢO
______________
-Điều 20, điều 24 và 25 trong Điều lệ trường tiểu học, ban hành kèm theo Thông tư số
41/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT về nhiệm vụ của
Hiệu trưởng là xây dựng, tổ chức bộ máy nhà trường, xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện

nhiệm vụ năm học; về nhiệm vụ của giáo viên tiểu học và nhiệm vụ của học sinh.
-QĐ 16/2008/QĐBGDĐT ngày 16 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ GDĐT Ban
hành Qui định về Đạo đức Nhà giáo .
-QĐ 14/2007QĐ-BGDĐT ngày 04 tháng 5 năm 2007 ngày 04 tháng 5 năm 2007của Bộ
Trưởng Bộ GD-ĐT Ban hành Qui Định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học.
-Chỉ thị 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22/7/2008 của Bộ Giáo dục & Đào tạo về việc phát
động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các
trường phổ thông giai đoạn 2008 – 2013.
-Kế hoạch 307/KH-BGDĐT ngày 22/7/2008 của Bộ GD & ĐT về triển khai phong trào
thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông năm
học 2008 – 2009 và giai đoạn 2008 – 2013.
-Kế hoạch liên ngành 7575/KHLN/BGDĐT-BVHTTDL-TƯĐTN ngày 19/8/2008 giữa
Bộ Giáo dục & Đào tạo, Bộ Văn hóa Thể thao & Du lịch; Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí
Minh về triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”
giai đoạn 2008 – 2013.
-CV số 808/GD ngày 25 tháng 9 năm 2008 của Sở GD-ĐT An Giang, về hướng dẫn
phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện ,học sinh tích cực”.
-Kế hoạch số 446/KH-GDĐT ngày 12 tháng 9 năm 2008 của Phòng Giáo dục-Đào tạo
Phú Tân, về việc triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh
tích cực” năm học 2008-2009 và những năm tiếp theo.

____________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

SKKN: Một vài kinh nghiệm trong việc thực hiện công tác XHHGD ở trường tiểu học.

19


Trường TH “A” Phú Hưng


Người thực hiện : Trần Phi Long

MỤC LỤC
Trang
PHẦN I:MỞ ĐẦU
1/. Bối cảnh của đề tài …………………………………………………….01
2/. Lý do chọn đề tài ……………………………………………………….01
3/. Phạm vi nghiên cứu …………………………………………………….02
4/. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu……………………………………..02
PHẦN II:NỘI DUNG
1/. Cơ sở lý luận. ……………………………………………………………02-03
2/. Thực trạng của vấn đề. ………………………………………………….03-04
3/. Các biện pháp tiến hành để giải quyết vấn đề…………………………… 04-11
4/. Hiệu quả của đề tài. ……………………………………………………...11-13
PHẦN III:KẾT LUẬN:
1/. Những bài học kinh nghiệm …………………………………………….. 13-14
2/. Ý nghĩa của đề tài. ……………………………………………………… 14
3/. Khả năng ứng dụng, triển khai đề tài. ………………………………….. 14
4/.Những kiến nghị, đề xuất ………………………………………………….14
5/.Kết luận ……………………………………………………………………14-15

____________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

SKKN: Một vài kinh nghiệm trong việc thực hiện công tác XHHGD ở trường tiểu học.

20




×