Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biên pháp về an toàn giao thông trong trường học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (510.63 KB, 11 trang )

PHÕNG GD & ĐT CÁI NƢỚC
Trường tiểu học Trần Thới 2

Sáng kiến kinh nghiệm
Tên sáng kiến
Một số biên pháp về
an toàn giao thông trong trường học

Đề tài thuộc lĩnh vực chuyên môn
Tăng cường giáo dục học sinh tiểu học
chấp hành tốt giao thông

Họ và tên: .................................................
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường tiểu học Trần Thới 2, xã Trần Thới, huyện Cái Nước
Trần Thới, ngày 20 tháng 3 năm 2017
Mẫu số 01/BCSK

1


CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Trần Thới, ngày 20 tháng 3 năm 2017
BÁO CÁO
MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG CÔNG TÁC GIÁO DỤC AN TOÀN GIAO
THÔNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
- Tên sáng kiến: Một số biên pháp về an toàn giao thông trong trường học.
- Họ và tên: ..................................................
- Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Trần Thới 2.
- Cá nhân. tổ chức phối hợp: Gồm có 02 đồng chí tham gia.


1. ........................................ Giáo viên dạy lớp 5.
2. ........................................ Giáo viên dạy lớp 5.
- Thời gian đã được triển khai thực hiện: Từ ngày: 8/2016 đến ngày 3/2017.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
1. Tên sáng kiến: Một số biên pháp về an toàn giao thông trong trường học.
2. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến (lý do nghiên cứu).
Hằng ngày, hằng giờ trên các phương tiện thông tin, chúng ta được nghe thấy hình
ảnh, số liệu về những vụ tai nạn giao thông trong nước nói chung nói riêng tỉnh cũng
như trong huyện và địa phương có lộ. Tai nạn giao thông luôn tiềm ẩn, bất ngờ, không
chừa bất cứ ai. Theo thống kê trong số các vụ tai nạn trên thì tai nạn giao thông đường
bộ chiếm tỉ lệ nhiều nhất.
Trước tình hình tai nạn giao thông ngày càng nhiều, mang tính thời sự, là vấn đề
nóng bỏng mà toàn xã hội đã và đang quan tâm, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều văn
bản chỉ đạo để toàn xã hội quan tâm nhiều hơn đến công tác an toàn giao thông. Những
năm qua Phòng Giáo dục - Đào tạo huyện Cái Nước cũng đã có nhiều văn bản chỉ đạo
cho các trường về vấn đề an toàn giao thông. Các hoạt động ngoài giờ lên lớp về an toàn
giao thông, tổ chức dạy và học về an toàn giao thông trong trường học nói chung và
trong các trường tiểu học nói riêng nhằm tăng cường kiến thức về an toàn giao thông,
giáo dục cho thế hệ trẻ. Qua đó nâng cao ý thức chấp hành nghiêm túc luật pháp về an
toàn giao thông cho các em. Thực hiện tốt về an toàn giao thông là nhiệm vụ của mỗi
công dân Việt Nam.
Mỗi người đều chấp hành đúng luật pháp an toàn giao thông đó là tự bảo vệ chính
mình, làm giảm đau thương mất mát về người và của, góp phần làm cho xã hội an toàn
hơn, văn minh hơn. Xã hội ta đang rất cần có một thế hệ trẻ chấp hành tốt về an toàn
giao thông. Các em cần được giáo dục về an toàn giao thông ngay từ lúc còn nhỏ. Vì thế
việc giáo dục kiến thức về an toàn giao thông cho học sinh trong trường tiểu học là hết
sức cần thiết. Ngay từ lúc còn ngồi trên ghế nhà trường các em cần được trang bị một số
kiến thức thông thường nhất, gần gũi nhất về chấp hành an toàn giao thông, xây dựng
cho các em có thái độ đúng, hành động đúng. Để làm chuyển biến về nhận thức và trở
thành thói quen tốt trong việc chấp hành luật pháp về an toàn giao thông cho học sinh

tiểu học không phải chuyện một sớm một chiều mà là cả một quá trình giáo dục lâu dài,
liên tục. Việc tuyên truyền giáo dục kiến thức về an toàn giao thông cho các em ở mọi
lúc, mọi nơi, bằng nhiều hình thức.

2


Từ những chỉ đạo chung của Đảng và Nhà nước, nhưng chỉ đạo riêng trong Ngành
Giáo dục về công tác an toàn giao thông trong học đường, với những trăn trở làm sao để
chuyển tải có hiệu quả nhất những kiến thức, kỹ năng về an toàn giao thông đường bộ
cho học sinh tại đơn vị, với lòng mong muốn chung tay góp phần vào việc giáo dục thế
hệ trẻ có ý thức chấp hành nghiêm túc luật pháp về an toàn giao thông đường bộ, giúp
các em có nhận thức, thái độ đúng đắn, nghiêm chỉnh chấp hành Luật Giao thông đường
bộ, có hành vi thói quen tốt khi tham gia giao thông, bước đầu có những kỹ năng phòng
tránh, tự bảo vệ mình khi tham gia giao thông, tôi chọn viết đề tài “Tăng cường giáo
dục về an toàn giao thông đối với học sinh tiểu học”.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN HOẶC ĐỀ TÀI, ĐỀ ÁN, GIẢI PHÁP CÔNG TÁC,
GIẢI PHÁP TÁC NHIỆP...:
Từ năm học 2014 - 2015 Phòng giáo dục có công văn chỉ đạo lồng ghép giáo dục
an toàn giao thông cho học sinh. Ngành phát động học sinh mua sách an toàn giao thông.
Đến cuối năm 2015 - 2016 tức là sau hai năm đưa vào dạy an toàn giao thông cho học
sinh về thực tế các hoạt động của trường lớp, tôi đã nắm được những điều kiện thuận lợi,
khó khăn, thành tích cũng như những mặt còn hạn chế của đơn vị. Để thực hiện đề tài,
kể từ năm 2016, tôi đã tiến hành khảo sát một số vấn đề liên quan đến công tác chấp
hành Luật Giao thông đường bộ trong đội ngũ, học sinh, cha mẹ học sinh, nhân dân
trong địa bàn và công tác tuyên truyền giáo dục của đơn vị cũng như của địa phương.
Tôi đã rút ra một số điểm về thực trạng an toàn giao thông đường bộ của đơn vị cũng
như thông tin về trật tự an toàn giao thông trên địa bàn trường quản lý như sau:
1. Về công tác thông tin tuyên truyền:
- Trong đơn vị chưa có sự thông tin tuyên truyền thường xuyên. Việc tuyên truyền

chủ yếu thông qua bài học đầu năm.
- Ở địa phương thông tin tuyên truyền chưa thường xuyên, sâu rộng, chưa có các
lớp phổ biến Luật Giao thông đường bộ đến người dân.
- Về phía cha mẹ học sinh: Chưa nắm vững về Luật Giao thông đường bộ, chưa
hướng dẫn cụ thể cho người tham gia giao thông cũng như cập nhật luật chưa đến nơi
đến chốn đã dẫn đến người dân không biết, hoặc hiểu biết lơ mơ về luật. Từ đó, ý thức
chấp hành luật của họ chưa tốt, chưa đồng đều. Một số phụ huynh chở con em đi học
bằng xe máy nhưng không đội mũ bảo hiểm, hoặc có đội nhưng không thường xuyên,
không đều đặn. Điều đó dẫn đến học sinh cảm thấy trái ngược với những gì đã học,
khiến các em phân vân, ảnh hưởng không tốt tới nhận thức của các em về an toàn giao
thông.
2. Về công tác kiểm tra, giám sát:
- Công tác tự quản về an toàn giao thông của học sinh chưa được tổ chức. Các em
chưa được tập huấn việc tự kiểm tra, giám sát lẫn nhau về chấp hành Luật Giao thông
đường bộ. Do đó việc thực hiện theo hướng tự phát, theo ý thức của cá nhân.
- Việc kiểm tra, giám sát của nhà trường và các tổ chức khác trong đơn vị chưa
thường xuyên, chưa chặt chẽ, chưa tổ chức hướng dẫn học sinh thực hành tham gia giao
thông sao cho đúng luật.
3. Về cơ sở vật chất:
- Về tài liệu, thiết bị dạy học:
Về tài liệu: Học sinh tự mua cho nên không đầy đủ có những em mua còn những
em không mua, nếu các em mua thì để xem tranh ảnh. Và bảo quản của các em không

3


lâu thì mất hoặc rách mất.
Về trang thiết bị dạy học: Tại trường không có trang thiết bị học an toàn giao
thông.
4. Kết luận về khảo sát:

- Thuận lợi: Được sự đồng tình ủng hộ của cán bộ viên chức, học sinh và đông đảo
cha mẹ học sinh trong đơn vị, của chính quyền địa phương về nâng cao chất lượng giáo
dục an toàn giao thông trong trường học.
- Khó khăn: Công tác tuyên truyền trong đơn vị cũng như ở địa phương chưa
thường xuyên, quản lý về trật tự an toàn giao thông chưa đảm bảo, chưa chặt chẽ. Tài
liệu thiếu quá nhiều so với thực tế sĩ số học sinh, đó là chưa kể số tài liệu dành cho giáo
viên. Điều kiện phục vụ chưa thuận lợi. Các lớp chưa có Đội Tự quản về an toàn giao
thông. Tủ, giá trưng bày các hình ảnh, tài liệu tuyên truyền về giao thông chưa có. Trong
sân trường, trước cổng trường chưa có các loại biển báo giao thông đường bộ, chưa có
các tranh ảnh lớn tuyên truyền. Tóm lại là chưa có một sự đồng bộ, toàn diện trong việc
tuyên truyền giáo dục kiến thức pháp luật về an toàn giao thông đường bộ. Đó là những
nguyên nhân chính mà cũng là vấn đề cơ bản cần được giải quyết trong phạm vi đề tài
này.
* Các giải pháp tiến hành.
Bản thân tôi đã xác định, để nâng cao hiệu quả giáo dục an toàn giao thông trong
trường học không phải một sớm một chiều có thể làm được ngay. Đó là việc cần phải có
thời gian nhất định để chuyển biến nhận thức, nâng cao ý thức và việc thực hành đúng
các luật giao thông của học sinh và các thành viên khác liên quan đến nhà trường. Vì thế,
sau khi tìm hiểu tình hình của đơn vị trong những năm trước đó, đến năm học 2015 2016 tôi đã tiến hành nghiên cứu và triển khai thực hiện đề tài cho đến nay. Trong đề tài
này, chủ yếu tôi đi sâu vào một số công việc để thực hiện có chất lượng Luật Giao thông
đường bộ tại đơn vị. Ngoài việc thành lập Ban an toàn giao thông trong trường học, tổ
chức cho học sinh, cha mẹ học sinh ký cam kết thực hiện đúng Luật Giao thông đường
bộ, tôi đã tiến hành một số giải pháp như sau:
1. Bổ sung tài liệu, thiết bị và tổ chức việc dạy học.
Theo khảo sát thực tế, số lượng tài liệu và thiết bị dạy an toàn giao thông còn thiếu
nhiều so với hiện tại. Do đó, để tổ chức giảng dạy đạt hiệu quả, trước hết cán bộ thư viện
thiết bị cần phôtô bổ sung cho đủ số lượng tài liệu đáp ứng nhu cầu học tập của mỗi học
sinh, phát động sưu tầm tranh ảnh về an toàn giao thông, chuẩn bị thêm tài liệu tham
khảo. Khi đã khắc phục khó khăn, điều kiện thuận lợi hơn, giáo viên tiến hành dạy lồng
ghép theo yêu cầu chung của Bộ GD-ĐT ngay từ những tuần đầu tiên của năm học. Cần

có tài liệu là kênh hình rất phong phú, đa dạng, rõ ràng nhằm minh họa cho từng nội
dung bài học. Do đó, trong những tiết học, giáo viên tập trung khai thác triệt để các kiến
thức gắn liền với các hình ảnh có trong tài liệu. Ngoài ra, giáo viên còn sử dụng nguồn
tranh ảnh đã chuẩn bị để làm phong phú thêm nội dung bài học, hoặc tổ chức thành trò
chơi để học sinh phân biệt được hành vi đúng sai, những vi phạm về an toàn giao thông;
học sinh thực hành những kiến thức đã học. Giáo viên chủ nhiệm còn kết hợp tổ chức thi
kể chuyện an toàn giao thông vào đầu giờ hoặc giờ sinh hoạt lớp để khắc sâu kiến thức
cho các em.
2. Tuyên truyền qua nhiều hình thức.

4


Mục đích việc tuyên truyền nhằm giúp cho người nghe hiểu luật. Hiểu luật để mọi
người sống tốt hơn. Tuyên truyền giáo dục về an toàn giao thông nhằm giúp mọi người
thay đổi thái độ sống, thực hiện tốt an toàn giao thông. Thông qua tuyên truyền, giúp cho
học sinh nắm được kiến thức về an toàn giao thông, củng cố vững chắc và có thái độ,
hành vi đúng luật. Việc tuyên truyền về an toàn giao thông được thực hiện mọi lúc, mọi
nơi, bằng nhiều hình thức.
2.1. Tuyên truyền, giáo dục bằng trực quan hằng ngày.
Việc giáo dục bằng trực quan có tác động mạnh mẽ hơn so với diễn thuyết, nói
suông. Thông qua giáo dục trực quan giúp học sinh cụ thể hơn về những kiến thức đã
nắm qua các bài học, đã được nghe qua lý thuyết. Mỗi ngày đến trường, hình ảnh tuyên
truyền về an toàn giao thông thường xuyên đập vào mắt sẽ giúp cho học sinh, cha mẹ
học sinh có điều kiện tiếp nhận nhiều hơn các thông tin về an toàn giao thông. Ngày qua
ngày, dần dần những hình ảnh đó sẽ khắc sâu vào trí nhớ của họ. Từ đó sẽ giúp họ nhận
thức tốt hơn về an toàn giao thông, hiểu rõ hơn về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc
chấp hành tốt pháp luật giao thông, văn hóa giao thông, sẽ chuyển biến ngày càng tốt
hơn và có những hành vi đúng pháp luật khi tham gia giao thông. Một số biện pháp trực
quan là:

2.2. Treo các biển báo giao thông thông thƣờng trong trƣờng.
Giao thông ngày càng phát triển thì vai trò của hệ thống biển báo, biển chỉ dẫn giao
thông ngày càng trở nên quan trọng. Hệ thống biển báo góp phần giúp người tham gia
giao thông được an toàn, thuận lợi. Đồng thời, nội dung biển báo cũng là căn cứ pháp lý
để giải quyết những vụ va chạm, tai nạn giao thông.
Để mọi người trong đơn vị nắm và hiểu rõ ý nghĩa các biển báo, đơn vị đã tổ chức
lắp đặt một số biển báo giao thông thông thường trên tường, trước hiên các phòng học.
Việc treo các biển báo trên tường giúp cho mọi người hằng ngày đến trường đều nhìn
thấy hình ảnh biển báo, những thông tin từ các biển báo. Các biển báo được phóng to đủ
để nhìn thấy. Vị trí lắp đặt là nơi dễ thấy nhất nhằm gây sự chú ý, để mỗi khi bước đến
trường mọi người đều có thể nhìn thấy được biển báo ngay.
3. Phối hợp tốt ba môi trƣờng giáo dục.
3.1. Phối hợp với cha mẹ học sinh.
Vào đầu mỗi năm học, thông qua các buổi hội họp đầu năm, nhà trường tổ chức
thông tin về công tác an toàn giao thông đến toàn bộ cha mẹ học sinh. Giáo viên nêu một
số yêu cầu trong việc thực hiện nghiêm luật pháp an toàn giao thông. Qua đó họ cần làm
gương cho con em mình noi theo. Chẳng hạn khi đi xe máy phải nhớ đội mũ bảo hiểm,
đi đúng phần đường của mình, ngồi trên xe gắn máy, xe đạp,...phải thật nghiêm túc để
đảm bảo an toàn; chấp hành nghiêm hiệu lệnh của tín hiệu đèn giao thông, hiệu lệnh và
chỉ dẫn của báo hiệu đường bộ, hiệu lệnh của cảnh sát giao thông. Sau khi đã tuyên
truyền, yêu cầu tất cả cha mẹ học sinh kí cam kết thực hiện.
3.2. Phối hợp với địa phƣơng.
Ngay những ngày đầu bước vào năm học mới phối hợp với chính quyền địa
phương, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh của ấp ... tổ chức các đợt tuyên truyền
phổ biến, giáo dục pháp luật giao thông đường bộ cho học sinh và phụ huynh. Thông tin
về các lỗi vi phạm thường gặp khi tham gia giao thông; nguyên nhân dẫn đến các vụ tai
nạn; các kỹ năng tham gia giao thông an toàn. Tổ chức các cuộc ra quân, phát động
hưởng ứng theo chủ đề về an toàn giao thông.

5



4. Thành lập “Đội Tự quản an toàn giao thông” của trƣờng, lớp gắn liền với
xây dựng “Cổng trƣờng em trật tự an toàn giao thông”.
Công việc được giao chính cho Liên đội, tổng phụ trách và giáo viên chủ nhiệm.
Mỗi lớp thành lập một đội tự quản về an toàn giao thông. Đội tự quản lớp có trách nhiệm
theo dõi các bạn trong lớp tham gia giao thông như thế nào. Nhất là việc đội mũ bảo
hiểm ngồi trên xe máy, xe đạp điện đến trường và ra về kể cả người lớn và học sinh. Khi
đi qua đường, các bạn có đi đúng vạch dành cho người đi bộ hay đi ngang, đi tắt; có đi
đúng lề đường, phần đường của mình không. Qua đó đôn đốc nhắc nhở các bạn trong
lớp mình thực hiện nghiêm túc an toàn giao thông, đồng thời đưa vào chấm điểm thi đua
trong lớp. Bên cạnh đó các đội tự quản của lớp kết hợp với đội tự quản của Liên Đội
thường xuyên tham gia ổn định trật tự ngay cổng trường, nhất là giờ tan trường.
Đối với Đội Tự quản an toàn giao thông của Liên Đội, theo dõi chung việc thực
hiện của các đội trong trường, cuối tuần có nhận xét đánh giá, xếp loại thi đua, công bố
trong buổi chào cờ đầu tuần. Qua quá trình thực hiện đã giúp cho các em cũng như phụ
huynh học sinh dần thấy được trách nhiệm trong việc giữ gìn an toàn nơi cổng trường,
thực hiện an toàn giao thông là trách nhiệm của mỗi người dân.
5. Tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
Các hoạt động ngoài giờ được nhà trường rất quan tâm, đầu tư. Nó là một phần
không thể thiếu trong việc góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh.
Hoạt động này giúp cho phong phú, đa dạng hơn trong cách thức giáo dục học sinh, đáp
ứng nhu cầu đa dạng của xã hội, giúp học sinh hòa nhập tốt vào cuộc sống. Qua các hoạt
động này, đơn vị đã tập trung vào các việc sau:
- Ngay từ đầu năm học giáo dục các em có ý thức chấp hành Luật giao thông đường
bộ, giúp học sinh có thái độ, hành vi đúng khi tham gia giao thông, góp phần thực hiện
văn hóa giao thông.
- Thi vẽ tranh “An toàn giao thông vì nụ cười trẻ thơ”, “Chiếc ô tô mơ ước”, Qua vẽ
tranh, các em sẽ phát huy trí tưởng tượng của mình để hình thành nên một sản phẩm
mang ý nghĩa tốt đẹp. Từ đó xây dựng ý thức về an toàn giao thông cho các em, để các

em có thể tự bảo vệ mình tránh khỏi những tai nạn giao thông đáng tiếc, không vi phạm
luật về về an toàn giao thông. Cũng qua các hoạt động này, góp phần rèn luyện kỹ năng,
phát triển năng khiếu, phát triển tư duy cho các em, hình thành về nhân cách cho học
sinh và để các em lớn lên trở thành những công dân có ích.
6. Giáo dục qua thực hành.
- Đi trên vỉa hè bên lề phải: Về mặt tâm lý, học sinh tiểu học rất hiếu động, nhất là
những lúc không có người lớn quản lý thì việc các em chạy nhảy ngoài đường, rong chơi
bên đường là rất dễ xảy ra. Giáo viên trực tiếp hướng dẫn các em khi đi trên đường cần
tập trung chú ý, không đùa giỡn, trêu ghẹo, không đá bóng, không chơi các trò chơi ngay
trên lòng, lề đường, phải đi đúng phần đường của mình.
- Để xe gọn gàng: Giúp các em rèn luyện thói quen ngăn nắp, khoa học, dễ dàng
trong việc cất giữ và lấy xe. Qua đó tránh được tình trạng bề bộn, không hàng lối, gây
mất trật tự trong sân trường.
- Đi bộ qua đường có vạch: Giáo viên tổ chức cho học sinh xem các giao lộ có vạch
giới hạn, vạch phân cách, vạch dành cho người đi bộ khi muốn qua đường. Giáo viên
hướng dẫn các em thực hành, muốn qua đường cần quan sát các phương tiện giao thông

6


trên đường đang đi về hướng nào, chọn nơi có vạch ngang màu trắng dành cho người đi
bộ, và chỉ qua đường nơi có vạch trắng kẻ ngang đường là đúng quy định.
7. Công tác kiểm tra, giám sát.
Liên đội trường thành lập đội sao đỏ do chính học sinh nhà trường làm nồng cốt.
Đội Sao đỏ phối hợp với Đội Tự quản an toàn giao thông của trường, Ban văn thể
thường xuyên kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ theo dõi an toàn giao thông của các đội,
các bạn trong trường, kiểm soát khu vực cổng trường trước và sau các buổi học, nhắc
nhở, ghi chép lại những học sinh vi phạm nội quy nhà trường và Luật Giao thông đường
bộ để giáo viên chủ nhiệm, tổng phụ trách xử lý. Để các em làm tốt điều đó, giáo viên
chủ nhiệm và tổng phụ trách đội đã phải hướng dẫn, tập huấn cho các em cách theo dõi,

kiểm tra, sao cho công bằng khách quan, không gây mất đoàn kết.
III. ĐÁNH GIÁ VỀ TÍNH MỚI, TÍNH HIỆU QUẢ VÀ KHẢ THI, PHẠM VI ÁP
DỤNG:
1. Tính mới:
1.1. Về học sinh trong trƣờng.
Học sinh nâng cao được ý thức chấp hành tốt về an toàn giao thông. Học sinh biết
đi đúng lề đường, phần đường quy định dành cho người đi bộ., thực hiện tốt việc đội mũ
bảo hiểm khi ngồi trên xe gắn máy, xe đạp điện.
Không có trường hợp học sinh vi phạm Luật Giao thông đường bộ; không xảy ra
các vụ tai nạn giao thông đường bộ.
Học sinh khối 5 tham gia “An toàn giao thông vì nụ cười trẻ thơ”.
1.2 Về cha mẹ:
Cha mẹ học sinh chấp hành nghiêm túc Luật Giao thông đường bộ của Việt Nam.
Khi đưa đón con em đi học cũng như tham gia giao thông bằng xe gắn máy cha mẹ học
sinh đều đội mũ bảo hiểm. Qua đó làm gương cho con em noi theo, góp phần tích cực
vào việc thực hiện tốt văn hóa giao thông.
2. Tính hiệu quả và khả thi
Như đã đặt vấn đề ở phần I, đây là việc làm thường xuyên, liên tục, lâu dài. Do vậy,
đơn vị tiếp tục đầu tư, duy trì để phát huy và nâng cao hiệu quả hơn nữa.
Qua áp dụng sáng kiến kinh nghiệm nêu trên tôi thấy đối với cơ sở vật chất hiện tại
của các trường trong toàn xã nhà thì việc áp dụng sáng kiến kinh nghiệm nêu trên một
cách dễ dàng đồng thời dễ thực hiện. Nếu giáo viên tâm huyết với nghề, giáo viên luôn
luôn có ý nghĩ “ Tất cả vì học sinh thân yêu” thì trong quá trình thực hiện không gì khó
khăn.
Hiện nay Nhà nước đang đẩy mạnh giáo dục về an toàn giao thông trong toàn xã
hội. Tuy nhiên đó là quá trình lâu dài. Thực tế vẫn còn các nơi đều có triển khai, nhưng
có đơn vị hiệu quả chưa cao. Do đó cần tiếp tục thực hiện, đổi mới cách làm. Việc triển
khai như đơn vị đã làm là không tốn kém nhiều về tiền bạc, mà chủ yếu là tiến hành
đồng bộ, kiểm tra giám sát thường xuyên. Tùy theo điều kiện từng đơn vị, nhất là về khả
năng tài chính mà vận dụng thực hiện giải pháp. Nếu không thực hiện toàn bộ, một lần

được thì có thể thực hiện mỗi năm một phần.
3. Phạm vi áp dụng
Từ những kinh nghiệm trong thời gia qua mà tôi đã nêu, nhận thấy từ bản thân tôi
đã áp dụng cùng với nhiều bạn đồng nghiệp trong trường và trong xã nhà đã áp dụng.

7


Thông tin phản hồi cho thấy: Tất cả đồng nghiệp đã áp dụng cho rằng kinh nghiệm nêu
trên dễ áp dụng và mang lại hiệu quả khá cao. Đó cũng là một bước tiến mới của việc
giáo dục an toàn giao thông cho học sinh tiểu học.
IV- KẾT LUẬN
Để thực hiện giải pháp này, cần có sự đồng tình và quyết tâm cao của đội ngũ trong
đơn vị. Đòi hỏi người đứng đầu cần có kế hoạch, qui trình làm việc cụ thể, thường
xuyên. Cần phân định rõ trách nhiệm, vai trò của các bộ phận, đoàn thể trong đơn vị
trong lĩnh vực quản lý, giáo dục về trật tự an toàn giao thông. Các biện pháp phải được
tiến hành đồng bộ. Nhất là sự phối hợp với cha mẹ học sinh.
Thường xuyên tuyên truyền là biện pháp chính. Làm tốt công tác tuyên truyền về
pháp luật trật tự an toàn giao thông thì mới giúp cho thay đổi nhận thức, ý thức của học
sinh mới chuyển biến. Từ đó sẽ có tác dụng lan rộng ra cộng đồng, nâng cao tinh thần
trách nhiệm của người tham gia giao thông. Tạo sự đồng thuận, ủng hộ của người tham
gia giao thông nói riêng, cộng đồng dân cư nói chung trong việc triển khai thực hiện các
chủ trương, chính sách, giải pháp về bảo đảm trật tự an toàn giao thông.
Thường xuyên phối hợp với lực lượng của địa phương để tăng cường công tác tuần
tra, kiểm soát. Cái chính vẫn là tuyên truyền giáo dục. Tuy nhiên cũng cần xử lý kiên
quyết, nghiêm minh một vài trường hợp để làm gương cho mọi người.
Trong quá trình thực hiện cần phát huy tốt vai trò chủ đạo của giáo viên, tôn trọng
sự sáng tạo, ý kiến đóng góp của từng cá nhân. Giáo viên chủ nhiệm, Tổng phụ trách đội
cần phát huy tốt vai trò của đội tự quản an toàn giao thông của lớp cũng như của trường
và cần lắng nghe ý kiến các em. Như thế sẽ góp phần tháo gỡ khó khăn, chất lượng công

việc sẽ ngày một tốt hơn.
Công tác giám sát, kiểm tra, đánh giá phải được thực hiện thường xuyên công khai,
công bằng. Đưa nội dung thực hiện an toàn giao thông đường bộ vào một trong những
tiêu chí công tác thi đua. Việc khen ngợi, phê bình cần kịp thời, đúng mức nhằm động
viên khích lệ tinh thần, hạn chế những thiếu sót để công việc có chất lượng hơn.
“Một vài biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục an toàn giao thông trong trường
tiểu học” là giải pháp mà tôi đã triển khai thực hiện tại đơn vị mình kể từ năm học 2015
- 2016 đến nay. Giải pháp đã đem lại những lợi ích nhất định cho học sinh và các bậc
cha mẹ học sinh. Giải pháp cũng đã đem lại những thành công bước đầu trong việc nâng
cao ý thức, thực hiện nghiêm Luật Giao thông đường bộ cho thầy và trò trong đơn vị nói
riêng, cho nhân dân trong địa bàn nói chung. Tuy nhiên do quá trình thực hiện cũng còn
một số khó khăn nhất định, vừa làm vừa khắc phục, vừa rút kinh nghiệm nên vẫn chưa
thể trọn vẹn mà chắc chắn sẽ còn những khiếm khuyết. Việc trình bày cũng còn những
hạn chế, rất mong được sự góp ý của Hội đồng Khoa học các cấp để bản thân rút kinh
nghiệm thực hiện đề tài tốt hơn.
Người báo cáo

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƢỞNG
ĐƠN VỊ TRỰC TIẾP

.......................................

8


Mẫu số 02/BCTTSK

CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Trần Thới, ngày 20 tháng 3 năm 2017

BÁO CÁO
TÓM TẮT NỘI DUNG, HIỆU QUẢ SÁNG KIẾN
- Tên sáng kiến: Một số biên pháp về an toàn giao thông trong trường học.
- Họ và tên: .......................................................
- Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Trần Thới 2.
- Cá nhân. tổ chức phối hợp: Gồm có 02 đồng chí tham gia.
- Thời gian đã được triển khai thực hiện: Từ ngày: 8/2016 đến ngày 3/2017.
1. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến:
Hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu hiểu đúng đắn về chấp hành tốt luật
giao thông và các kĩ năng sống cơ bản cho học sinh.
Người tuyên truyền phải có tinh thần trách nhiệm cao. Làm tốt công tác tuyên
truyền giáo dục an toàn giao thông.
2. Mô tả sáng kiến (nội dung sáng kiến):
Giáo dục an toàn giao thông phải dựa trên một số vấn đề như:
+ Làm tốt công tuyên truyền giáo dục an toàn giao thông, tham mưu, phối kết hợp
với các lực lượng xã hội, các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường.
+ Người tuyên truyền phải nắm được đầy đủ các thông tin cần thiết về tuyên truyền
giáo dục an toàn giao thông.
* Các biện pháp tuyên truyền:
- Tuyên truyền thường xuyên thông qua bài học đầu năm. Ở địa phương tuyên
truyền sâu rộng, Luật Giao thông đường bộ đến người dân. Cha mẹ học sinh.
- Tự kiểm tra, giám sát lẫn nhau về chấp hành Luật Giao thông đường bộ.
Về tài liệu: Học sinh tự mua cho nên không đầy đủ. Và bảo quản của các em không
lâu thì mất hoặc rách mất.
Về trang thiết bị dạy học: Tại trường không có trang thiết bị học an toàn giao thông.
* Các giải pháp tiến hành.
+ Tổ chức Hội thi tìm hiểu Luật Giao thông đường bộ:
+ Tổ chức lồng ghép hái hoa dân chủ qua sinh hoạt chủ điểm:
+ Phối hợp tốt ba môi trường giáo dục.
+ Phối hợp với cha mẹ học sinh.

+ Phối hơp với địa phương.
+ Thực hiện tốt công tác tổ chức.
+ Giúp bạn qua đường.
+ Thành lập “Đội Tự quản an toàn giao thông” của trường, lớp gắn liền với xây
dựng “Cổng trường em trật tự an toàn giao thông”.
+ Tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
+ Giáo dục qua thực hành.
+ Công tác kiểm tra, giám sát.

9


3. Đánh giá về tính mới của sáng kiến:
Nhìn chung một cách tổng thể về làm tốt công tác giáo dục an toàn giao thông,
giúp học sinh hình thành tính tự giác, ý thức kỉ luật chấp hành tốt.
Thực hiện sáng kiến kinh nghiệm cũng là rèn kỉ năng sống cho các em, giúp các
em biết điều chỉnh hành vi để thích nghi trong cuộc sống sau nầy.
Giữa nhà trường-xã hội- gia đình phối hợp chặt chẽ để giáo dục học sinh.
4. Đánh giá về tính hiệu quả và khả thi của sáng kiến:
Qua áp dụng sáng kiến kinh nghiệm nêu trên tôi thấy đối với cơ sở vật chất hiện tại
của các trường trong toàn xã nhà thì việc áp dụng sáng kiến kinh nghiệm nêu trên một
cách dễ dàng đồng thời dễ thực hiện. Nếu giáo viên tâm huyết với nghề, giáo viên luôn
luôn có ý nghĩ “ Tất cả vì học sinh thân yêu” thì trong quá trình thực hiện không gì khó
khăn. Riêng trường tôi qua áp dụng những kinh nghiệm nêu trên đây là kết quả những
năm học vừa qua của lớp tôi chủ nhiệm:
5. Đánh giá về phạm vi ảnh hƣởng của sáng kiến:
Từ một số kinh nghiệm đã nêu, qua bản thân tôi đã áp dụng cùng với nhiều bạn
đồng nghiệp trong trường và trong xã nhà đã áp dụng. Thông tin phản hồi cho thấy: Tất
cả đồng nghiệp đã áp dụng cho rằng kinh nghiệm nêu trên dễ áp dụng và mang lại hiệu
quả khá cao. Đó cũng là một bước tiến mới đột phá của việc làm tốt công tác tuyên

truyền chấp hành an toàn giao thông, học sinh chấp hành nghiêm túc.
6. Kết luận, đề xuất
Qua quá trình nghiên cứu, tuyên truyền. Tôi thấy rằng, việc tuyên truyền cho học
sinh là một quá trình lâu dài, liên tục, ở nhiều môi trường khác nhau, và liên quan nhiều
đến nhiều mối quan hệ xã hội. Vì vậy nó đòi hỏi người tuyên truyền phải khéo léo, có
tính kiên trì, bền bỉ,
Muốn cho học sinh chấp hành tốt, thì người tuyên truyền phải biết kết hợp các
phương pháp một cách nhuần nhuyễn, phải nghiên cứu từng phương pháp giáo dục,
thích hợp cho từng cá nhân.
Cần có sự hợp tác cao của các giáo viên chủ nhiệm và Tổng phụ trách Đội cùng với
các đoàn thể trong nhà trường, sự tạo điều kiện, quan tâm sâu sát khích lệ động viên kịp
thời của Ban giám hiệu nhà trường.
Mặc khác, nhà trường, gia đình và xã hội cần phối hợp chặt chẽ nhằm hỗ trợ cho
nhau để tuyên truyền giáo dục học sinh có kỉ năng, kiến thức về luật giao thông đường bộ
Theo tôi, tuyên truyền đạt chất lượng, thì phải khéo léo, tinh tế và thành công trong
việc giáo dục học sinh thì mỗi người tuyên truyền cần phải:
- Tìm hiểu có biện pháp giáo dục phù hợp.
- Chú trọng xây dựng đội an toàn giao thông.
- Luôn biết khích lệ biểu dương các em chấp hành tốt.
- Phối hợp chặt chẽ với xã hội - gia đình học sinh; kiên trì vận động phụ huynh tích
cực tham gia vào công tác tuyên truyền giáo dục học sinh.
Ý kiến xác nhận
Ngày 20 tháng 3 năm 2017
của Thủ trưởng đơn vị
Người báo cáo

...........................................

10



11



×