HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
BỘ MÔN LUẬT
BÀI TẬP LỚN
MÔN: LUẬT KINH TẾ - LAW02A
BÀI TẬP SỐ 2
HÃY PHÂN TÍCH MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦA LUẬT DOANH NGHIỆP 2014
ĐỂ CHỨNG MINH LUẬT DOANH NGHIỆP 2014 ĐƯỢC QUY ĐỊNH THEO
HƯỚNG THÔNG THOÁNG HƠN, MỞ RỘNG QUYỀN TỰ CHỦ CHO
DOANH NGHIỆP
Giảng viên hướng dẫn: Ths. Đỗ Mạnh Phương
Hà Nội - 2017
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
BỘ MÔN LUẬT
BÀI TẬP LỚN
MÔN: LUẬT KINH TẾ - LAW02A
Tiểu luận Pháp luật kinh tế - N2
GVHD: ThS. Đỗ Mạnh Phương
MỤC LỤC
Lời mở đầu
1. Quy định về con dấu
2. Quy định về người đại diện theo pháp luật
3. Quy định về thủ tục cấp giấy chứng nhận ĐKDN, điều kiện cấp giấy chứng
nhận ĐKDN
4. Những điểm hạn chế và biện pháp khắc phục
Kết luận
Tài liệu tham khảo
LỜI MỞ ĐẦU
3
2
3
6
8
9
12
13
Tiểu luận Pháp luật kinh tế - N2
GVHD: ThS. Đỗ Mạnh Phương
Ngày 26 tháng 11 năm 2014, tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIII đã thông
qua Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 và chính thức có hiệu lực thi hành kể từ
ngày 01/07/2015 với rất nhiều điểm mới, cởi trói rất nhiều vướng mắc của Luật doanh
nghiệp 2005. Với mục tiêu cao nhất là đưa doanh nghiệp trở thành một công cụ kinh
doanh rẻ hơn, an toàn và hấp dẫn hơn cho các doanh nghiệp để qua đó tăng cường thu
hút và huy động hơn nữa mọi nguồn lực và vốn đầu tư vào sản xuất, kinh doanh. Trên
tinh thần của Luật doanh nghiệp 2014, như Bộ trưởng Bùi Quang Vinh nói: Chuyển từ
cơ chế Đăng ký kinh doanh " tiền kiểm " sang cơ chế " hậu kiểm " có nghĩa là tạo
mọi điều kiện cho doanh nghiệp thành lập công ty với thủ tục đơn giản nhất và thời
gian thành lập công ty được rút ngắn lại so với trước. Trên cơ sở kế thừa và phát huy
những kết quả đã đạt được của Luật Doanh nghiệp 1999 và Luật Doanh nghiệp 2005,
đồng thời khắc phục những điểm hạn chế, bất cập của quy định hiện hành và thể chế
hóa các vấn đề mới phát sinh từ thực tiễn, Luật Doanh nghiệp 2014 đã có những quy
định mới nhằm tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi hơn nữa cho doanh
nghiệp, tạo tiền đề để phát triển kinh tế với tốc độ nhanh hơn và bền vững hơn.
Chính vì vậy mà “Phân tích một số Luật Doanh Nghiệp 2014 để chứng minh
Luật này được quy định theo hướng thông thoáng hơn, mở rộng quyền tự chủ
cho doanh nghiệp” sẽ là đề tài mà nhóm chúng em nghiên cứu.
Với sự hướng dẫn tận tình của giảng viên bộ môn và cùng với sự nỗ lực, cố gắng
tìm tòi, học hỏi, tinh thần trách nhiệm của các thành viên trong nhóm, nhóm đã hoàn
thành bài tiểu luận. Do giới hạn về thời gian và còn hạn chế về kiến thức môn học nên
sẽ còn những sai sót trong bài, nhóm rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của
giảng viên để bài tiểu luận của nhóm được hoàn thiện hơn.
Nhóm xin chân thành cảm ơn!
1, Quy định về con dấu
4
Tiểu luận Pháp luật kinh tế - N2
GVHD: ThS. Đỗ Mạnh Phương
Luật Doanh nghiệp 2014 đã bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2015,
đưa nhiều quy định mới đi vào thực tiễn, được đánh giá có nhiều bước đột phá nhằm
cải thiện môi trường kinh doanh. Trong đó quy định về quản lý và sử dụng con dấu
doanh nghiệp - một trong những vấn đề có tính cải cách mạnh mẽ nhất của văn bản
luật này so với quy định tại luật doanh nghiệp 2005 thì doanh nghiệp phải khắc dấu tại
cơ quan công an, về hình thức mẫu dấu và số lượng con dấu doanh nghiệp không
được tự quyết định.
1.1. Doanh nghiệp được chủ động khắc dấu, được quyền quyết định về hình thức,
nội dung, số lượng con dấu.
So với Luật doanh nghiệp năm 2005: "Hình thức và nội dung của con dấu, điều kiện
làm con dấu và chế độ sử dụng con dấu thực hiện theo quy định của Chính phủ” thì
Luật doanh nghiệp mới đã thay đổi hoàn toàn. Theo quy định tại khoản 1 Điều 44
Luật Doanh nghiệp 2014 và điều 12 Nghị định 96/2015/NĐ-CP ngày 19/10/2015,
doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, nội dung, số lượng con dấu. Điều này
cũng đồng nghĩa với việc con dấu của doanh nghiệp có thể có các hình dạng khác
nhau: vuông, tròn, tam giác, tứ giác,…; kích thước: to, nhỏ và trên con dấu có các
thông tin khác ngoài tên, mã số doanh nghiệp hay không đều do doanh nghiệp tự
quyết định và đều được coi là hợp pháp. Tuy pháp luật trao quyền tự chủ trong việc
quyết định hình thức, nội dung con dấu cho doanh nghiệp nhưng doanh nghiệp cũng
cần lưu ý không sử dụng những hình ảnh, thông tin vi phạm truyền thống lịch sử, văn
hóa, thuần phong mỹ tục của dân tộc hay quy định của các cơ quan nhà nước.
Nếu ở Luật doanh nghiệp năm 2005: "Trong trường hợp cần thiết, được sự đồng ý của
cơ quan cấp dấu, doanh nghiệp có thể có con dấu thứ hai” thì với Luật doanh nghiệp
mới, doanh nghiệp bên cạnh việc quyết định nội dung, hình thức của con dấu còn
được quyền quyết định số lượng con dấu của doanh nghiệp mình. Trong trường hợp
có nhiều con dấu, doanh nghiệp cũng phải chịu trách nhiệm trong việc quản lý, lưu
giữ và sử dụng con dấu của doanh nghiệp mình như khi doanh nghiệp chỉ có một con
dấu. Sự thay đổi này phù hợp với quy định mới về người đại diện theo pháp luật của
doanh nghiệp khi Luật doanh nghiệp năm 2014 cho phép "công ty trách nhiệm hữu
hạn và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Điều
5
Tiểu luận Pháp luật kinh tế - N2
GVHD: ThS. Đỗ Mạnh Phương
lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người
đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp”.
1.2. Về cơ chế quản lý nhà nước đối với con dấu doanh nghiệp
Nếu như trước ngày 1/7/2015 doanh nghiệp phải đăng ký mẫu dấu của mình với cơ
quan Công an thì từ khi Luật doanh nghiệp năm 2014 có hiệu lực, doanh nghiệp chỉ
cần thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai
trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trước khi sử dụng. Cơ chế quản
lý nhà nước đối với con dấu doanh nghiệp đã thay đổi theo hướng cởi mở, tạo thuận
lợi hơn cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể tự khắc dấu hoặc đến cơ sở khắc dấu
để làm con dấu. Trước khi sử dụng con dấu, doanh nghiệp chỉ cần gửi thông báo mẫu
dấu đến cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng Thông tin quốc
gia về đăng ký doanh nghiệp. Mục đích của quy định này là nhằm công bố công khai
cho cho xã hội và bên thứ ba được biết về con dấu của doanh nghiệp.
1.3. Về thời điểm có hiệu lực của con dấu doanh nghiệp
Theo quy định tại bản Dự thảo mới nhất của Nghị định hướng dẫn về đăng ký
doanh nghiệp được Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Chính phủ xem xét thông qua, nội
dung thông báo mẫu dấu do doanh nghiệp gửi cơ quan đăng ký kinh doanh bao gồm
thông tin về thời điểm có hiệu lực của mẫu con dấu. Như vậy, thời điểm có hiệu lực
của con dấu là do doanh nghiệp tự quyết định. Sau khi có giấy phép đăng ký kinh
doanh, doanh nghiệp chủ động liên hệ đơn vị khắc để tiến hành khắc dấu. Trước khi
đưa con dấu vào sử dụng doanh nghiệp cần làm thủ tục thông báo mẫu thông báo mẫu
con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp có trụ sở chính để đăng tải
công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong các trường hợp
sau đây: Làm con dấu lần đầu sau khi đăng ký doanh nghiệp; Thay đổi số lượng, nội
dung, hình thức mẫu con dấu và mầu mực dấu; Hủy mẫu con dấu. Con dấu có hiệu lực
sau 03 ngày, kể từ ngày cơ quan đăng ký kinh doanh tiếp nhận hồ sơ thông báo mẫu
dấu của doanh nghiệp.
Tóm lại, từ 01/7/2015, doanh nghiệp đã có thể tự làm lấy con dấu của mình
hoặc tự do sử dụng dịch vụ khắc dấu trên thị trường. Doanh nghiệp và công ty kinh
6
Tiểu luận Pháp luật kinh tế - N2
GVHD: ThS. Đỗ Mạnh Phương
doanh khắc dấu hoàn toàn có thể chủ động thực hiện giao dịch liên quan đến việc làm
con dấu doanh nghiệp như một giao dịch dân sự thông thường. Trước khi sử dụng,
doanh nghiệp có nghĩa vụ thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để
đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
1.4. Việc quản lý và sử dụng con dấu
Chính phủ vừa ban hành nghị định 96/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều
của Luật Doanh nghiệp liên quan đến việc quản lý và sử dụng con dấu. Theo đó, con
dấu doanh nghiệp được quản lý và sử dụng theo quy định sau:
- Các doanh nghiệp đã thành lập trước 01/07/2015 tiếp tục sử dụng con dấu đã được
cấp cho doanh nghiệp mà không phải thông báo mẫu con dấu cho cơ quan đăng ký
kinh doanh. Trường hợp doanh nghiệp làm thêm con dấu, thay đổi màu mực dấu thì
thực hiện thủ tục thông báo mẫu con dấu theo quy định về đăng ký doanh nghiệp.
- Trường hợp doanh nghiệp đã thành lập trước 01/7/2015 làm con dấu mới theo quy
định tại Nghị định này thì phải nộp lại con dấu và Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu
cho cơ quan công an nơi đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu.Cơ quan công an
cấp giấy biên nhận đã nhận lại con dấu tại thời điểm tiếp nhận lại con dấu của doanh
nghiệp.
- Trường hợp doanh nghiệp đã thành lập trước 01/7/2015 bị mất con dấu, mất Giấy
chứng nhận đăng ký mẫu dấu thì doanh nghiệp được làm con dấu theo quy định tại
Nghị định này. Đồng thời, thông báo việc mất con dấu, mất Giấy chứng nhận đăng ký
mẫu dấu cho cơ quan công an nơi đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu.
1.5. Hình ảnh, ngôn ngữ cấm sử dụng trong nội dung mẫu con dấu
Tại Điều 14 Nghị định 96/2015/NĐ-CP, nêu rõ Doanh nghiệp không được sử dụng
những hình ảnh, từ ngữ, ký hiệu sau đây trong nội dung hoặc làm hình thức mẫu con
dấu: Quốc kỳ, Quốc huy, Đảng kỳ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: hình
ảnh, biểu tượng, tên của nhà nước, cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ
chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ
7
Tiểu luận Pháp luật kinh tế - N2
GVHD: ThS. Đỗ Mạnh Phương
chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp: từ ngữ, ký hiệu và hình ảnh vi phạm truyền
thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong, mỹ tục của dân tộc Việt Nam
Doanh nghiệp chịu trách nhiệm bảo đảm tuân thủ quy định nêu trên, pháp luật về sở
hữu trí tuệ và pháp luật có liên quan khi sử dụng hình ảnh, từ ngữ, ký hiệu trong nội
dung hoặc làm hình thức mẫu con dấu. Tranh chấp giữa doanh nghiệp và các cá nhân,
tổ chức khác có liên quan về từ ngữ, ký hiệu và hình ảnh sử dụng trong nội dung mẫu
con dấu của doanh nghiệp được giải quyết tại Tòa án hoặc trọng tài. Doanh nghiệp
phải chấm dứt việc sử dụng con dấu có từ ngữ, ký hiệu hoặc hình ảnh vi phạm quy
định tại Điều này và chịu trách nhiệm bồi thường các thiệt hại phát sinh theo quyết
định có hiệu lực thi hành của Tòa án hoặc trọng tài.
2, Quy định về người đại diện theo pháp luật
Một trong những quy định mới của Luật Doanh nghiệp 2014 là Điều 13 và Điều
14 quy định về Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
Luật Doanh nghiệp 2014 đã xây dựng khái niệm về “người đại diện theo pháp luật của
doanh nghiệp” là: cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ
phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách
nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng Tài, Tòa án
và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật (khoản 1 điều 13 Luật
Doanh nghiệp 2014).
* Luật Doanh nghiệp 2014 có những điểm mới, tiến bộ hơn về “người đại diện theo
pháp luật của doanh nghiệp” so với Luật Doanh nghiệp 2005.
- Thứ nhất, so với Luật Doanh nghiệp 2005, Luật Doanh nghiệp 2014 đã có một điều
khoản chung để quy định về vai trò, vị trí cũng như trách nhiệm của người đại diện
theo pháp luật của doanh nghiệp (Điều 13, Điều 14), thay vì nằm rải rác ở nhiều điều
như luật hiện hành. Việc quy định chung như vậy sẽ giúp người tìm hiểu dễ dàng nắm
bắt thông tin, dễ áp dụng cho các loại hình doanh nghiệp.
- Thứ hai, Luật Doanh nghiệp 2005 quy định công ty Trách nhiệm hữu hạn (TNHH)
và công ty Cổ phần chỉ có 1 người đại diện theo pháp luật của công ty (Điều 46, Điều
8
Tiểu luận Pháp luật kinh tế - N2
GVHD: ThS. Đỗ Mạnh Phương
67 đối với công ty TNHH và Điều 95 đối với công ty Cổ phần). Trong khi đó, Luật
Doanh nghiệp 2014 lại quy định: Công ty TNHH và công ty Cổ phần “có thể có một
hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng,
chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh
nghiệp”. Đứng dưới khía cạnh đảm bảo quyền tự do, tự chủ kinh doanh, đây là một
quy định mang tính đột phá trong việc cho doanh nghiệp toàn quyền quyết định số
lượng người đại diện theo pháp luật, tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thể hội nhập
nhanh hơn, tận dụng được mọi cơ hội kinh doanh thông qua các đại diện theo pháp
luật. Đồng thời, quy định này sẽ góp phần tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp trong
trường hợp người đại diện duy nhất của doanh nghiệp bất hợp tác, không thực hiện
các yêu cầu của thành viên/cổ đông trong quá trình quản lý điều hành doanh nghiệp
trong nội bộ cũng như giao dịch với bên ngoài công ty. Bằng cách có nhiều hơn 1
người đại diện, sự lạm quyền, bất hợp tác như đã nói trên sẽ bị vô hiệu hóa.
- Thứ ba, đối với công ty Cổ phần, Luật Doanh nghiệp năm 2014 đã bỏ đi quy
định “Giám đốc hoặc Tổng giám đốc không được đồng thời làm Giám đốc hoặc Tổng
giám đốc của doanh nghiệp khác” (Điều 116 Luật Doanh nghiệp 2005) trừ quy định
tại khoản 8 Điều 100 Luật Doanh nghiệp 2014. Việc bỏ đi quy định này sẽ không làm
hạn chế quyền tự do kinh doanh của cá nhân trong nhiều lĩnh vực kinh doanh khác
nhau, đồng thời sẽ đáp ứng được các yêu cầu của các doanh nghiệp lớn.
* Ngoài ra, Luật Doanh nghiệp 2014 còn nhiều quy định tiến bộ về người đại diện
theo pháp luật của doanh nghiệp, được quy định cụ thể, chi tiết tại Điều 13 như sau:
“Doanh nghiệp phải bảo đảm luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú
tại Việt Nam. Trường hợp doanh nghiệp chỉ có một người đại diện theo pháp luật thì
người đó phải cư trú ở Việt Nam và phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác thực
hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật khi xuất cảnh khỏi Việt
Nam. Trường hợp này, người đại diện theo pháp luật vẫn phải chịu trách nhiệm về
việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đã ủy quyền.
9
Tiểu luận Pháp luật kinh tế - N2
GVHD: ThS. Đỗ Mạnh Phương
- Trường hợp hết thời hạn ủy quyền theo khoản 3 Điều này mà người đại diện theo
pháp luật của doanh nghiệp chưa trở lại Việt Nam và không có ủy quyền khác thì thực
hiện theo quy định sau đây:
+ Người được ủy quyền vẫn tiếp tục thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại
diện theo pháp luật của doanh nghiệp tư nhân trong phạm vi đã được ủy quyền cho
đến khi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp trở lại làm việc tại doanh
nghiệp;
+ Người được ủy quyền vẫn tiếp tục thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại
diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp
danh trong phạm vi đã được ủy quyền cho đến khi người đại diện theo pháp luật của
công ty trở lại làm việc tại công ty hoặc cho đến khi chủ sở hữu công ty, Hội đồng
thành viên, Hội đồng quản trị, quyết định cử người khác làm người đại diện theo pháp
luật của doanh nghiệp.
- Trường hợp doanh nghiệp chỉ có một người đại diện theo pháp luật và người
này vắng mặt tại Việt Nam quá 30 ngày mà không ủy quyền cho người khác thực hiện
các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc bị
chết, mất tích, tạm giam, kết án tù, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì
chủ sở hữu công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị cử người khác
làm người đại diện theo pháp luật của công ty.
- Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên, nếu có thành viên là cá nhân
làm người đại diện theo pháp luật của công ty bị tạm giam, kết án tù, trốn khỏi nơi cư
trú, bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị Tòa án tước quyền hành
nghề vì phạm tội buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép, trốn thuế, lừa dối
khách hàng và tội khác theo quy định của Bộ luật hình sự thì thành viên còn lại đương
nhiên làm người đại diện theo pháp luật của công ty cho đến khi có quyết định mới
của Hội đồng thành viên về người đại diện theo pháp luật của công ty.
- Trong một số trường hợp đặc biệt, Tòa án có thẩm quyền có quyền chỉ định người
đại diện theo pháp luật trong quá trình tố tụng tại Tòa án”.
10
Tiểu luận Pháp luật kinh tế - N2
GVHD: ThS. Đỗ Mạnh Phương
3, Quy định về thủ tục cấp giấy chứng nhận ĐKDN, đăng ký cấp giấy chứng nhận
ĐKDN.
- So với Luật Doanh nghiệp năm 2005, Luật Doanh nghiệp 2014 đã bỏ đi quy định về
thủ tục đăng ký kinh doanh đối với nhà đầu tư nước ngoài lần đầu tiên đầu tư vào Việt
Nam. Điều này cho thấy một sự thông thoáng hơn, bởi trên thực tế quy định trên, cụ
thể là điều 20 của Luật Doanh nghiệp 2005, không có nhiều ý nghĩa và ứng dụng.
- Luật Doanh nghiệp 2014 đã mở rộng nội dung của giấy đề nghị đăng ký kinh doanh
được quy định trước đó trong Luật Doanh nghiệp 2005 như thông tin đăng ký thuế, số
lượng lao động, thông tin cá nhân của người đứng đầu và các thành viên trong doanh
nghiệp cũng như của người đại diện pháp luật của doanh nghiệp. Việc này đã giúp mở
rộng nội dung của giấy đề nghị đăng ký kinh doanh đã giúp cho thông tin của các
doanh nghiệp trở nên rõ ràng và đầy đủ hơn, từ đó có các biện pháp xử lý tốt hơn cho
các đối tác của các doanh nghiệp và các cơ quan chức năng. Nếu như Điều 21 của
Luật Doanh nghiệp 2005 chỉ quy định 6 nội dung của giấy đề nghị đăng ký kinh
doanh thì Điều 24 của Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định đến 9 nội dung của loại
giấy này, trong đó có những thông tin quan trọng liên quan đến thuế (khoản 6), lao
động (khoản 7), thông tin cá nhân của chủ doanh nghiệp và thành viên (khoản 8) cũng
như người đại diện pháp luật của doanh nghiệp (khoản 9).
- Luật Doanh nghiệp 2014 đã không còn quy định về trình tự đăng ký kinh doanh như
trong Luật Doanh nghiệp 2005. Điều này chứng tỏ: Việc đăng ký đã trở nên nhanh
gọn hơn, không còn rườm rà như trước nữa. Luật Doanh nghiệp 2005 có Điều 27 quy
định về quy trình, thủ tục đăng ký kinh doanh gồm 3 khoản, nhưng Luật Doanh
nghiệp 2014 đã không còn nữa. Đó là bởi việc đăng ký đã được tự động hóa trên máy
tính và các thủ tục không cần thiết đang được lược bớt để nhanh chóng đăng ký kinh
doanh. Vì vậy, việc quy định quy trình, thủ tục đăng ký kinh doanh là không cần thiết.
4, Những điểm hạn chế và biện pháp khắc phục
11
Tiểu luận Pháp luật kinh tế - N2
GVHD: ThS. Đỗ Mạnh Phương
Dù được coi là đạo luật có nhiều điểm sáng, thể hiện ý chí quyết tâm cải cách, giúp
môi trường kinh doanh ở nước ta ngày càng minh bạch, thuận lợi, là động lực thúc
đẩy sự phát triển của doanh nghiệp; tuy nhiên, có không ít nội dung mà Nghị định số
78/2015/NĐ-CP ban hành về đăng ký kinh doanh vẫn chưa đáp ứng được kỳ vọng,
khiến tư tưởng của Luật Doanh nghiệp 2014 bị lung lay và nếu không kịp thời điều
chỉnh sẽ gây ra nhiều hệ lụy.
- Về con dấu, theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014, trước khi sử dụng con dấu,
doanh nghiệp có nghĩa vụ thông báo mẫu dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để
đăng tải công khai trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Điều này có
nghĩa, thông báo mẫu dấu là một nghĩa vụ hành chính của doanh nghiệp. Tuy nhiên,
Nghị định số 78/2015/NĐ-CP lại quy định khi thông báo mẫu dấu phải thông báo
“thời điểm có hiệu lực của mẫu dấu”. Rõ ràng, quy định này vừa không đúng với Luật
Doanh nghiệp 2014 và không đúng với mục tiêu tạo tính tự chủ cho doanh nghiệp về
con dấu. Ngoài ra, Nghị định 96/2015/NĐ-CP lại loại bỏ các loại hình DN được thành
lập theo các Luật Công chức, Luật Luật sư, Luật Giám định tư pháp… trong khi Luật
DN không có hạn chế này. “Hai vấn đề nêu trên cho thấy các Nghị định hướng dẫn đã
có những điểm trái Luật DN. Đó không phải là những quy định mang tính hướng dẫn
chi tiết mà là những quy định thay đổi hẳn nội dung, phạm vi áp dụng của Luật DN” –
Luật sư Nguyễn Hưng Quang (Văn phòng Luật sư Nguyễn Hưng Quang và Cộng sự)
phân tích. Do đó, rất cần thiết phải xem xét lại các vấn đề này trước khi việc áp dụng
trở nên phổ biến và tạo thành nếp nghĩ thì hệ lụy sẽ khôn lường.
- Về trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật. Khoản 2 Điều 13 Luật Doanh
nghiệp năm 2014 có quy định về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp như
sau:“Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người
đại diện theo pháp luật. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý
và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp”. Thiết nghĩ,
công ty có thể tìm cách trốn tránh trách nhiệm trong các trường hợp bất lợi. Đồng thời
gây khó khăn và rủi ro rất lớn cho đối tác giao dịch với công ty, vì không phải lúc nào
cũng tiếp cận được Điều lệ và không bảo đảm việc xác định được chính xác nội dung
phân quyền cũng như bản Điều lệ nào có hiệu lực thật sự. Do vậy, đề nghị xem xét
12
Tiểu luận Pháp luật kinh tế - N2
GVHD: ThS. Đỗ Mạnh Phương
quy định theo hướng: Công ty hợp danh có nhiều người đại diện theo pháp luật; Công
ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện
theo pháp luật. Trong trường hợp này, người đại diện theo pháp luật có quyền, nghĩa
vụ như nhau và Điều lệ công ty phải quy định cụ thể số lượng và chức danh quản lý
của các đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp và phải đăng ký với Cơ quan đăng
ký doanh nghiệp.
Ngoài ra, để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp khi đăng ký kinh doanh, Luật Doanh
nghiệp 2014 đã bãi bỏ các yêu cầu và điều kiện kinh doanh tại thời điểm đăng ký
thành lập doanh nghiệp, hài hòa thủ tục đăng ký doanh nghiệp với thuế lao động, bảo
hiểm xã hội…
Luật Doanh nghiệp năm 2014 được đánh dấu là sự quyết tâm cải cách pháp luật
của Nhà nước và thể hiện ý chí của cộng đồng kinh doanh. Tuy nhiên, những vấn đề
tồn tại đang gây nhiều khó khăn không chỉ là nội dung một số quy định của những
luật này chưa thật sự phù hợp mà còn là các văn bản pháp luật được ban hành trước
thời điểm các Luật này có hiệu lực vẫn chưa được hoàn thiện, đảm bảo tính thống
nhất, đồng bộ với những cải cách của luật này. Điều này đang gây nên sự chậm trễ,
ách tắc và khiến các doanh nghiệp cũng như nhà đầu tư trong nước và nước ngoài lo
ngại.
13
Tiểu luận Pháp luật kinh tế - N2
GVHD: ThS. Đỗ Mạnh Phương
KẾT LUẬN
Luật Doanh nghiệp năm 2014 được Quốc hội thông qua là sự kiện quan trọng
đánh dấu những đổi mới rất trọng yếu liên quan đến doanh nghiệp, thể hiện được ý
chí, nguyện vọng của đại đa số doanh nghiệp. Để các quy định đổi mới của Luật sớm
đi vào cuộc sống, Chính phủ, các bộ, ngành và các địa phương, doanh
nghiệp đang khẩn trương phối hợp triển khai xây dựng các văn bản hướng dẫn và tổ
chức thực hiện, góp phần giúp doanh nghiệp Việt Nam phát triển mạnh mẽ và bền
vững. Để làm rõ sự thông thoáng của Luật Doanh Nghiệp 2014, Nhóm chúng em đã
tiến hành tìm hiểu, phân tích những điểm mới trên và bằng kiến thức môn học cùng
với sự hướng dẫn của giảng viên bộ môn, Nhóm đã chứng minh được rằng Luật
Doanh Nghiệp 2014 đã thực sự mang tính cởi mở, thông thoáng hơn đối với doanh
nghiệp. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn tồn tại những bất cập, hạn chế và chúng em cũng
đã phân tích, đưa ra một số giải pháp kiến nghị để hoàn thiện hơn Bộ Luật này.
14
Tiểu luận Pháp luật kinh tế - N2
GVHD: ThS. Đỗ Mạnh Phương
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Theo Luật gia Đồng Xuân Thiện (Báo Đời sống và Pháp luật, ngày 25/10/2015).
- Nghị định 96/2015 ND-CP quy định về con dấu doanh nghiệp.
- Văn bản quy định “Doanh nghiệp được chủ động khắc dấu “ (theo Cục quản lý đăng
ý kinh doanh).
- “Quy định cần biết về con dấu doanh nghiệp theo luật doanh nghiệp mới” (Công ty
luật Vạn Phúc, Đồng Nai).
- Chuyên mục “Pháp luật” thời báo “Kinh tế Sài Gòn online”.
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật – Bộ Tư pháp.
- Luật sư Nguyễn Hưng Quang – Văn phòng Luật Nguyễn Hưng Quang và cộng sự tại
hội thảo về thi hành Luật DN, Luật Đầu tư 2014 do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế
Trung ương (CIEM) tổ chức ngày 23-11.
15