Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

báo cáo thực hành phụ gia thực phẩm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (827.1 KB, 19 trang )

Thực hành phụ gia thực phẩm Chiều thứ 5 - Tuần 8910


Thực hành phụ gia thực phẩm Chiều thứ 5 - Tuần 8910

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

BÁO CÁO THỰC HÀNH
PHỤ GIA THỰC PHẨM

Mã môn học: CP03022
Nhóm môn học: 01
Thời gian học lý thuyết: Sáng thứ 3_Tiết 456_Học kì 2_Năm 2017
Tổ thực hành: 02
Thời gian thực hành: chiều thứ 5_tuần 8910
Giảng viên hướng dẫn: TS.Trần Thị Nhung
Nhóm sinh viên thực hiện: nhóm 2

HÀ NỘI 2017
Báo cáo thực hành môn: Phụ Gia Thực Phẩm


Thực hành phụ gia thực phẩm Chiều thứ 5 - Tuần 8910

Mã môn học: CP03022
Nhóm môn học: 01
Thời gian học lý thuyết: Sáng thứ 3_Tiết 456_Học kì 2_Năm 2017
Tổ thực hành: 02
Thời gian thực hành: Chiều thứ 5_tuần 8910
Giảng viên hướng dẫn: TS.Trần Thị Nhung


Nhóm sinh viên thực hiện: nhóm 2

Danh sách nhóm 02
STT

MÃ SINH VIÊN

HỌ VÀ TÊN

LỚP

1

591398

Hoàng Thị Lan

K59CNSTHA

2

591705

Lý Thị Liên

K59CNTPB

3

591800


Nguyễn Thị Mai Loan

K59CNTPC

4

591412

Nguyễn Thị Mai

K59CNSTHA

5

591415

Nguyễn Thị Kim Mơ

K591415

BÀI BÁO CÁO THỰC HÀNH MÔN
PHỤ GIA THỰC PHẨM
I.

LỜI MỞ ĐẦU


Thực hành phụ gia thực phẩm Chiều thứ 5 - Tuần 8910


Phụ gia thực phẩm: không phải là thực phẩm. Nó là chế phẩm tự nhiên hoặc
tổng hợp. Có hoặc không có giá trị dinh dưỡng. Phụ gia thực phẩm được đưa
vào thực phẩm một cách có chủ ý để giải quyết những mục đích kĩ thuật nhất
định. Lưu lại trong thực phẩm ở dạng nguyên thể hay dạng dẫn xuất nhưng vẫn
đảm bbảo an toàn cho người sử dụng.
Phụ gia thực phẩm được chia làm 6 nhóm lớn
-

Các chất bảo quản.
Các chất tạo màu
Các chất tạo mùi
Các chất cải tạo cấu trúc thực phẩm
Phụ gia làm tăng vị thực phẩm
Chất phụ gia có nhiều đặc tính

Phụ gia có vai trò quan trọng như là: góp phần điều hòa nguồn nguyên liệu cho
các nhà máy sản xuất thực phẩm.Tạo được nhiều sản phẩm phù hợp với sở thích
của người tiêu dùng. Giữ được chất lượng toàn vẹn của thực phẩm cho tới khi
tiêu dùng. Kéo dài thời gian sử dụng,…
Tuy nhiên dùng phụ gia với liều lượng quá mức cho phép sẽ gây ngộ độc cấp
tính, ngộ độc mãn tính, nguy cơ hình thành khối u, nguy cơ ảnh hưởng đến chất
lượng thực phẩm,…

II. NỘI DUNG THỰC HÀNH
Phần 1: SẢN XUẤT VÀ ỨNG DỤNG CHẤT MÀU TỰ NHIÊN TRONG
CHẾ BIẾN THỰC PHẨM
Giới thiệu chung
Phụ gia tạo màu hay chất tạo màu là những chất được bổ xung vào thực
phẩm với mục đích gia tăng màu sắc đặc trưng của thực phẩm, khôi phục
màu sắc bị giảm hoặc mất đi do chế biến, tạo cho thực phẩm hấp dẫn hơn,

tăng tính hấp dẫn đối với người tiêu dùng. Nhưng hoàn toàn không có giá trị
về mặt dinh dưỡng. Những chất tạo màu phải nằm trong danh mục được cho
phép sử dụng của bộ y tế, với 1 liều lượng nhất định.
Những loại thực phẩm thường có mặt của chất tạo màu như: nước giải khát,
mứt quả, bánh, kẹo, sản phẩm chế biến từ thịt…


Thực hành phụ gia thực phẩm Chiều thứ 5 - Tuần 8910

Chất màu được phân làm 2 loại chính:
- Chất màu tự nhiên : được trích ly và tinh chế từ thiên nhiên
- Chất màu tổng hợp : được sản xuất bằng phương pháp hóa học, hình thành
do quá trình gia công kỹ thuật
Các chất màu được chia thành 3 dải màu cơ bản : Anthocyanins ,
Carotenoids và chlorophyll






Nhóm Flavonoids gồm: Quercetin (vỏ củ hành) và Anthocyanins .
Anthocyanins (đỏ đến xanh dương)): dùng cho nước giải khát, nước uống
có cồn, bánh kẹo, mứt, bánh kem, rau muối chua, thực phẩm đông lạnh, thực
phẩm đóng hộp, sản phẩm sữa
Nhóm Carotenoids gồm: lutein, b-caroten (vàng đến cam), apocarotenal,
canthxanthin, paprika, saffron, crocin, beet red, cochineal, cochineal
carmine, sandalwood, alkannet: với nhiều ứng dụng trong sản xuất thực
phẩm
Nhóm Chlorophyll (xanh olive) và Copper chloropyll (xanh lá)

Trong bài thực hành này, ta sử dụng phương pháp chiết chất màu tự nhiên lá
cây cẩm tím để làm phụ gia tạo màu thực phẩm.
BÀI 1: TÁCH CHIẾT CHẤT MÀU TỪ LÁ CẨM TÍM

Giới thiệu:
Cẩm tím là nguồn nguyên liệu cung cấp chất màu tím tự nhiên đầy triển
vọng. Phẩm màu tím được chiết từ lá cẩm hoàn toàn không có tính độc , tan
tốt trong nước và có độ bền màu ở nhiệt độ dưới 65°C. Thành phần hóa học
chính của thành phẩm tím chiết từ lá cẩm là các anthocyanin, bao gồm các
chất có 2 loại khung chính là perlagonidin và pyranopeonidin.
Vì vậy, chúng ta có thể dùng nó để tạo màu cho một số loại thực phẩm mà
không lo nguy hại về sức khỏe như: kem, kẹo, nước giải khát, thạch rau câu,
rượu màu…
1. Quy trình chiết xuất:
Ta có sơ đồ quy trình chiết xuất lá cẩm tím như sau:


Thực hành phụ gia thực phẩm Chiều thứ 5 - Tuần 8910

Thuyết minh quy trình:
1.1. Nguyên liệu :
- Lá cẩm tím: Lá cẩm tím sau khi được nhập về phải tươi, sau đó đem đi cân.
Khi chưa bỏ cuộng khối lượng lá cẩm đem cân là 100g
1.2. Lựa chọn:(hình 1)
- Lá cẩm sau khi đem cân, nhặt lấy lá và ngọn cẩm tím, loại bỏ cành và lá
không đủ tiêu chuẩn ( lá thối hỏng, sâu bệnh, dập nát, héo húa,… )


Thực hành phụ gia thực phẩm Chiều thứ 5 - Tuần 8910


- Sau khi lựa chọn, đem đi cân lần 2. Thu được khối lượng lá đạt yêu cầu để
tiếp các công đoạn tiếp theo là 30,15g
1.3. Làm sạch để ráo:
- Lá và ngọn lá cẩm tím vừa thu được đem rửa sạch để loại bỏ toàn bộ tạp
chất dính trên bề mặt lá. Lá sau khi rửa sạch được vớt ra để ráo nước.
1.4. Xay nhỏ:
- Lá cẩm sau khi làm sạch được say nhỏ bằng máy say đến kích thước 2-3mm.
1.5. Trích ly, lọc: (hình 2)
- Lá cẩm sau say được đem trích ly 1 lần với dung môi là nước , ở nhiệt độ
trích ly là 80°C
- Tỷ lệ nguyên liệu/ dung môi (nước) là 1/10 (ở đây là 30.15g/301.5 ml), thời
gian đem trích ly là 60 phút. Sau đó lọc lấy dung dịch mầu bằng bông và cân
bã.
- Khối lượng bã sau trích ly đem cân thu được là 64,26g.
1.6. Cô đặc:(hình 3)
- Ta thu được 200ml dung dịch chất màu sau trích ly đem cô đặc để đuổi dung
môi.
- Dung dịch được cô đặc đến 100ml trong thời gian 70 phút.
1.7. Vào lọ, thanh trùng:
- Lọ thủy tinh được rửa sạch sấy khô. Chất màu thu được sau khi cô đặc được
làm nguội, cho vào lọ thủy tinh đóng nắp. Dùng tiếp cho bài làm thạch màu.
2. Nhận xét và kết luận:
• Từ nguyên liệu ban đầu là 100g lá cẩm tím , sau khi nhặt và chọn lựa thu
được 30.15g tương đương 30.15% lá được chọn.Từ đây ta thấy phần trăm
khối lượng thải bỏ của lá cẩm khá lớn 60,75% . Do đó, cần cân nhắc kĩ trước
khi mở rộng quy mô sản xuất lá cẩm tím để làm chất phụ gia tạo màu cho
thực phẩm.
•Chỉ số TSS:
TSSTrước khi cô đặc =1(0Bx)
TSSSau cô đặc =2(oBx)

Như vậy qua quá trình gia nhiệtTSS tăng lên.

BÀI 2. SỬ DỤNG CHẤT MÀU TRONG SẢN XUẤT THẠCH


Thực hành phụ gia thực phẩm Chiều thứ 5 - Tuần 8910
1.


2.
o
o
o
o
o

Mục đích
Giúp cho sinh viên có kỹ năng thực hành sản xuất chất màu từ các nguyên
liệu tự nhiên và ứng dụng trong chế biến thực phẩm ở quy mô nhỏ.
Có khả năng tính toán, dự trù nguyên vật liệu, chuẩn bị dụng cụ cho chế biến
sản phẩm trên.
Nguyên vật liệu
Chất màu( Dịch chiết từ lá cẩm tím)
Agar
Đường
Nước
Dụng cụ









3.

Máy xay: 1 cái
Bể ổn nhiệt: 1 cái
Bếp ga: 1 cái
Nồi: 1 cái
Cốc thủy tinh 500ml: 4 cái
Ca nhựa: 1 cái
Ống nghiệm: 4 cái

Nội dung tiến hành
3.1 Sơ đồ quy trình chế biến thạch màu từ dịch chiết lá cẩm tím với
nồng độ màu khác nhau:


Thực hành phụ gia thực phẩm Chiều thứ 5 - Tuần 8910

3.2 Thuyết minh quy trình chế biến thạch:
a. Agar-agar: 20g
b. Phối trộn:
Phối trộn agar-agar với nước theo tỷ lệ: 1/200 (20 gam agar-agar vào 4 lít
nước). Chuẩn bị lượng nước cần dùng, đổ agar-agar từ từ vào nước, đồng
thời khuấy liên tục để agar hòa tan đều vào nước. Sau đó thêm 8% đường
(400g), khuấy tan.
c. Đun sôi:Sau khi bột agar-agar, đường tan hoàn toàn trong nước đem đun

sôi trong khoảng thời gian 5 phút, khuấy liên tục. Sau đó, chia đều cho 4
nhóm, mỗi nhóm 1 lít thạch.
d. Phối màu: Pha màu lần lượt vào 4 ống nghiệm với tỷ lệ chất màu: nước
khác nhau, lần lượt là: 0,5 ; 1; 2; 3 . Sau đó qua đánh giá sơ bộ, chon ống
nghiệm có tỷ lệ màu là 1% để tạo màu. ( hình 4)
Ta có: phối màu 11ml dd chất màu: 1000ml thạch, khuấy cho đến khi đều
màu
e. Tạo hình:
Rót dung dịch thạch đã pha màu lần lượt vào 4 cốc thủy tinh với thể tích
thạch là 50ml, sau đó chờ cho lớp thạch đầu tiên tạo thành khối dẻo rồi rót


Thực hành phụ gia thực phẩm Chiều thứ 5 - Tuần 8910

tiếp lớp thạch thứ 2, rồi tiếp tục chờ tạo thành khối dẻo để rót lớp thạch thứ
3 để thành sản phẩm.
Sản phẩm thạch tạo được gồm 3 lớp màu lần lượt từ trên xuống dưới là :đỏ tím – vàng.
(hình 5)

BÀI 3: ĐÁNH GIÁ CẢM QUAN CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM THẠCH
 Màu sắc của sản phẩm: đỏ - tím –vàng
o Màu đỏ : màu được chiết từ lá cẩm đỏ với tỷ lệ chất màu: thạch là 2%(tham
khảo kết quả của nhóm 3)
o Màu tím : màu được chiết từ lá cẩm tím với tỷ lệ chất màu: thạch là 1%
o Màu vàng: màu được chiết từ hạt dành dành với tỷ lệ chất màu: thạch là 1%
(tham khảo kết quả của nhóm 1)
o Tùy vào tỷ lệ phối trộn màu sẽ thu được sản phẩm có màu sắc đậm nhạt
khác nhau, với tỷ lệ phối trộn 1-2% sẽ thu được sản phẩm bắt mắt, với tỷ lệ
0,5% sản phẩm sẽ bị nhạt, không bắt mắt, còn tỷ lệ 3% quá đậm.
 Trạng thái : sản phẩm có độ dẻo vừa phải.

 Mùi : mùi đặc trưng của dich chiết lá cẩm tím.
 Vị : vị ngọt vừa, phù hợp
Đánh giá cảm quan sản phẩm thạch theo TCVN 3215-79 bằng phương pháp cho
điểm
Tên sản phẩm kiểm tra: thạch 3 màu

Ngày 01 tháng 03 năm 2017

Họ và tên người kiểm tra: Nguyễn Thị Mai Loan

Chữ ký: Loan

Mẫu số

1

2

Các chỉ tiêu
Màu sắc
Trạng thái
Mùi
Vị
Màu sắc
Trạng thái
Mùi
Vị

Điểm từ 0 đến 5
3

4
4
4
3
4
4
4

Ghi chú
(Nhận xét bằng từ)

Nồng độ màu 1%

Nồng độ màu 1%


Thực hành phụ gia thực phẩm Chiều thứ 5 - Tuần 8910

3

4

Màu sắc
Trạng thái
Mùi
Vị

3
4
4

4

Màu sắc
Trạng thái
Mùi
Vị

3
4
4
4

Nồng độ màu 1%

Nồng độ màu 1%

 Đánh giá chung:
Sản phẩm đạt yêu cầu của một sản phẩm thạch:
o Có màu sắc phụ thuộc vào nguyên liệu pha màu và thay đổi màu tùy theo
nồng độ pha màu.
o Độ dẻo, mịn phù hợp, không bị bọt trong quá trình rót
o Mùi, vị chịu ảnh hưởng của nguyên liệu tạo màu. Mùi từ lá cẩm tím không
bị quá hăng nên trong sản xuất có thể phối trộn thêm các sản phẩm có màu
tím đặc trưng như nước quả việt quất, xôi ngũ sắc,…. Mà không ảnh hưởng
quá nhiều đến cảm quan của sản phẩm.

Phần 2: ỨNG DỤNG PHỤ GIA CẢI THIỆN TRẠNG THÁI TRONG CHẾ
BIẾN TƯƠNG ỚT
Giới thiệu chung về phụ gia ổn định trạng thái: Chất ổn định trạng thái dùng
trong thực phẩm là phụ gia thực phẩm được sử dụng với mục đích duy trì sự phân

tán của hai hay nhiều thành phần nhằm tạo nên sự đồng nhất cho sản phẩm. Ngoài
ra, một số chất ổn định còn có tác dụng tạo gel, làm bền và làm ổn định cấu trúc
của các loại thực phẩm (làm bền hệ nhũ tương hay ổn định trạng thái lơ lửng của
hệ huyền phù trong nước quả).
Chất ổn định trạng thái được phân loại thành các chất như sau:


Thực hành phụ gia thực phẩm Chiều thứ 5 - Tuần 8910
o
o
o
o
o
o

Chất làm đặc sản phẩm: nước quả, sirô,…
Chất nhũ hóa kem: các loại bơ,sốt,…
Chất ổn định hệ nhũ tương: tương ớt.
Chất tạo bọt: kem đánh răng,…
Chất ổn định mùi ,vị.
Chất cải thiện tính chảy.
Trong bài này chúng em sẽ sử dụng chất ổn định trạng thái (tinh bột biến
tinh) để chế biến tương ớt. Tương ớt là thứ nước chấm cay có dạng đặc sệt
như nước sốt và có màu đỏ, được làm từ nguyên liệu chính là ớt, cà chua xay
nhuyễn
1.

Sơ đồ quy trình sản xuất tương ớt

Cà chua


Lựa chọn

Lựa chọn, xử lí

Rửa

Làm sạch

Chần

Chần

Xay

Chà

Chà

Tỏi

Lựa chọn

Rửa

Đường, muối, bột ngọt,
dấm, tinh bột biến tính.
Vỏ,hạt hạt

Phối chế


Vỏ,Tỏi
loại


Thực hành phụ gia thực phẩm Chiều thứ 5 - Tuần 8910

Làm nguội

Chai

Rót chai

Nắp

Đóng nắp

Sản phẩm
2. Thuyết minh quy trình
2.1 Chuẩn bị nguyên liệu:
A. Nguyên liệu chính:




Ớt: 100g
Ớt được mua tại các chợ với kích cỡ nhỡ, được chọn lọc và phân loại, loại
bỏ những quả hư, thối, những quả còn xanh không đạt yêu cầu.
Cà chua: 700g
Cà chua chọn loại có cỡ nhỡ, phải nguyên vẹn, tươi , lành lặn, không bị thối

hoặc hư hỏng, loại bỏ những quả xanh không đạt yêu cầu, sạch không có tạp
chất lạ nhìn bằng mắt thường.Sau khi lựa chọn xong thì rửa kỹ bằng nước
sạch qua 4,5 lần để loại bỏ những tạp chất,đất cát, và 1 phần vi sinh vật.
(hình 6)
B. Nguyên liệu phụ:

o

Tỏi: 3 củ. Tỏi dùng để chế biến thường có màu vàng nâu, khi đã tới độ chín
vỏ tỏi mỏng, chắc đều. Lựa chọn những củ không bị lép, không có sâu bọ,

o
o

loại bỏ những củ dập, hư thối. Bóc vỏ và làm sạch.
Đường:1% so với hỗn hợp tức 80g
Muối:2,5% so với hỗn hợp tức 20g


Thực hành phụ gia thực phẩm Chiều thứ 5 - Tuần 8910
o
o
o

Tinh bột biến tính:2% so với hỗn hợp tức 16g
Bột ngọt:0,1% so với hỗn hợp tức 0,8g
Dấm ăn: 5ml
2.2 Chần




o

Tỉ lệ nước:nguyên liệu là 2:1(tức 1600g nước:800g nguyên liệu).
Mục đích:
Ớt , cà chua được chần nhằm tiêu diệt 1 số vi sinh vật, giảm nhẹ chế độ
thanh trùng và làm giảm hoạt tính của enzyme có trong nguyên liệu, ngăn

o
-

ngừa biến màu, và đồng thời loại bỏ những phần gây mùi lạ.
Chuẩn bị nguyên liệu:
Ớt :chọn loại quả to, cay vừa, bỏ cuống, chẻ đôi theo chiều dọc quả, loại bỏ

-

hạt.Sau đó cho vào nồi nước sôi chần 1 phút để giảm mùi cay nồng của ớt
Cà chua : loại bỏ núm quả, khía cà chua thành 4 phần ở dưới đít quả tùy theo



kích thước của quả.
Cách chần : đun nước sôi sau đó cho cà chua vào chần. Nhiệt độ nước
khoảng 100C , thời gian chần là 2 phút. Sau khi chần vớt và chua ra và tiến
hành tách vỏ cà chua ra.
2.3 Xay nhỏ
- Chuẩn bị:
+ Vệ sinh kiểm tra máy xay trước khi cho máy hoạt động.
+ Nguyên liệu sau khi ngâm xong vớt ra ngoài để ráo.

- Tiến hành: nguyên liệu sau khi ngâm cho vào phễu nhập liệu của máy, bổ
sung nước đã dùng để chần từ trước theo tỉ lệ 1:1(tức 800g nước:800g
nguyên liệu), nguyên liệu sẽ được xay nhỏ.
2.4 Chà (nghiền mịn)



Chuẩn bị:
+ Vệ sinh kiểm tra máy chà trước khi cho máy hoạt động
+ Nguyên liệu sau khi xay nhỏ được chuyển qua chà mịn.


Thực hành phụ gia thực phẩm Chiều thứ 5 - Tuần 8910


Mục đích :
+Tách vỏ , hạt, tạo độ mịn cho sản phẩm.
+ Tạo điều kiện tốt cho quá trình phối trộn, gia nhiệt
+Tăng giá trị cảm quan cho sản phẩm.
Yêu cầu: nguyên liệu sau khi nghiền đạt kích thước nhỏ, mịn , không có vỏ,
hạt , không vón cục, kích thước khoảng 0,5- 1,5 mm.
2.5 Phối trộn và cô đặc



o
o
o
o


Chuẩn bị : vệ sinh nồi , kiểm tra trước khi cho nguyên liệu vào.
Mục đích:
Làm chín nguyên liệu.
Tạo độ sệt cho sản phẩm.
Tiêu diệt vi sinh vật.
Tạo hương vị đặc trưng cho sản phẩm, làm mất mùi lạ, tăng giá trị cảm quan


-

cho sản phẩm
Tiến hành:
Phụ gia: Có 4 mức tỉ lệ phụ gia tương ứng so với hỗn hợp là:1,5%, 2%,
2,5%, 3%. Nhóm được phân công làm ở tỉ lệ là 2%. Vì vậy các tỉ lệ phối trộn



lần lượt là: Tinh bột biến tính: 2% so với hỗn hợp tức 16g.
Đường: 1% so với hỗn hợp tức 80g.
Muối: 2,5 % so với hỗn hợp tức 20g.
Bột ngọt :0,2% so với hỗn hợp tức 0,8g
Dấm ăn: 5ml
Trộn đều phần thịt quả nhuyễn của cà chua, ớt, tỏi và phụ gia theo hàm
lượng trên, tinh bột biến tính thì hòa tan vào nước trước khi cho vào hỗn
hợp.
Sau đó gia nhiệt hỗn hợp đến nhiệt độ sôi và giữ nhiệt trong khoảng 10 phút.
Trong quá trình cô đặc phải khuấy liên tục để tránh bị khét, cháy.

o


2.6. Làm nguội
Mục đích: hạ nhiệt độ sản phẩm xuống nhiệt độ yêu cầu.tạo điều kiện thuận
lợi cho quá trình rót chai.


Thực hành phụ gia thực phẩm Chiều thứ 5 - Tuần 8910
o

o
o

o
o

o
o

Tiến hành: Sau khi đun nấu hỗn hợp xong ta được sản phẩm tương ớt, sản
phẩm được để nguội đến 50 C thích hợp để rót chai.
2.7. Rót chai
Chuẩn bị : chai lọ dùng để chiết rót làm bằng thủy tinh phải được làm sạch,
tiệt trùng , sẵn sàng cho khâu chiết rót.
Mục đích :
+ Bảo quản sản phẩm tốt hơn , tránh sự xâm nhập của vi sinh vật và các
loại côn trùng gặm nhấm khác
+ Đảm bảo chất lượng , hương vị đặc trưng cho sản phẩm, tăng giá trị
cảm quan cho sản phẩm.
Tiến hành: sau khi tương ớt được làm nguôi đến 50 C, rót vào chai chuẩn bị
cho khâu tiếp theo.
Yêu cầu: tương ớt sau khi rót vào chai không có bọt khí, sản phẩm rót vào

chai được đồng nhất.
2.8. Đóng nắp:
Bản chất: là quá trình cơ học, dùng lực để gắn nắp vào chai.
Yêu cầu: đóng nắp trong thời gian ngắn, nhanh và có độ kín, tránh không
khí, vi sinh vật vào gây hư hỏng cho sản phẩm
2.9. Làm nguội

o

Mục đích: hạ nhiệt độ sản phẩm xuống nhiệt độ yêu cầu để bảo quản sản

o

phẩm.
Tiến hành: sau khi thanh trùng sản phẩm được làm nguội bằng không khí

3. Kết quả thực hành
3.1. Hinh ảnh sản phẩm sau 5 ngày theo dõi (hình 7)
3.2. Đánh giá cảm quan chất lượng sản phẩm:
- Nhóm đánh giá theo phương pháp khách quan.
- Đánh giá sản phẩm ngay sau khi cô đặc và làm nguội ta được bảng sau:

Tên chỉ tiêu

Yêu cầu

Thang điểm


Thực hành phụ gia thực phẩm Chiều thứ 5 - Tuần 8910


1. Màu sắc Màu vàng đỏ đặc trưng của ớt quả

9

nguyên liệu
2. Mùi, vị

Đặc trưng của sản phẩm, vị cay,

8

không có mùi, vị lạ
3.Trạng thái

Dạng sệt, sánh, đồng nhất

4.Thời gian Không bị tách lớp, trạng thái đồng
tách lớp

8
9

nhất

Tiến hành theo dõi sản phẩm trong vòng5 ngày: nhóm nhận thấy sản phẩm của
nhóm không bị phân lớp, không có hiện tượng đọng nước hay bất cứ dấu hiệu nào
của sự hư hỏng.
Nhóm cũng tiến hành so sánh với tỉ lệ bổ sung tinh bột biến tính theo tỉ lệ giảm
dần (2.5%, 2%, 1.5%) kết quả là với các mẫu tương ớt được sử dụng phụ gia (bột

biến tính) ở các nồng độ khác nhau là có sự khác nhau nhưng không rõ. Nhìn
chung là các lọ giống nhau là không phân lớp, tuy nhiên về độ dặc thì nhóm bổ
sung nhiều tinh bột biến tính hơn có độ đặc hơn các nhóm sau. (Hình 8)
3.3. Nhận xét:
Với các tỉ lệ tinh bột biến tính (phụ gia) khác nhau thì thời gian cô đặc của các
nhóm sẽ là khác nhau. Khi mà tỉ lệ tinh bột biến tính càng cao thì khả năng tạo đặc
cho sản phẩm càng nhanh vì thế thời gian cô đặc cũng sẽ ngắn hơn.
Khi bổ sung nhiều tinh bột biến tính hơn thì sản phẩm có độ đặc hơn, sánh hơn so
với các nhóm bổ sung ít tinh bột hơn. Cho thấy tinh bột biến tính có tác dụng

III. KẾT LUẬN


Thực hành phụ gia thực phẩm Chiều thứ 5 - Tuần 8910

Sau khoảng thời gian thực hành chúng em biết được quy trình tách chiết mầu cũng
như việc tận dụng được mầu từ nguyên liêu tự nhiên (cây cẩm tím, cẩm đỏ, hạt
dành dành,..) trong việc sản xuất chế biến thực phẩm (thạch). Đồng thời cũng hiểu
biết về quy trình sản xuất tương ớt – một sản phẩm thông dụng trong đời sống
hàng ngày.
Qua bài thực hành chúng em nhận thấy tầm quan trọng của phụ gia thực phẩm
trong sản suất chế biếnđó là: Phụ gia giúp cho chất lượng của thực phẩm đựơc vẹn
toàn trong thời gian nhất định. Nó kéo thời gian sử dụng của sản phẩm, tạo giá trị
cảm quan cho thực phẩm,…Nhưng việc sử dụng phụ gia thực phẩm cũng cần phải
tuân theo quy định mức độ cho phép của pháp luật.
Tuy nhiên do cơ sở vật chất trong phòng thí nghiệm vẫn còn dụng cụ thiết bị thô sơ
và cũ nên chúng em mong rằng sẽ có thêm những trang thiết bị thực hành hiện đại
hơn để phục vụ cho chúng em nghiên cứu cũng như chế biến sau này.

Phụ lục



Thực hành phụ gia thực phẩm Chiều thứ 5 - Tuần 8910

Hình 1

Hình 2

Hình 3

Hình 4

Hình 6

Hình 7

Hình 5

Hình 8



×