Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Một số biện pháp làm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở trẻ 5 tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (426.28 KB, 30 trang )

Một số biện pháp làm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở trẻ 5 tuổi

A-ĐẶT VẤN ĐỀ:
Giáo dục mầm non là một mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục
quốc dân ở nước ta. Mục đích chung của giáo dục mầm non là phát triển tất cả
các khả năng của trẻ, hình thành cho trẻ những cơ sở ban đầu của nhân cách
con người, tạo điều kiện cho trẻ nhiều cơ may thắng lợi trên con đường học
hành cũng như trong cuộc sống.
Khi xã hội càng phát triển thì giá trị con người ngày càng được nhận
thức đúng đắn và được đánh giá một cách toàn diện sâu sắc. Khi ấy việc chăm
sóc giáo dục trẻ lại càng mang một ý nghĩa nhân văn cụ thể và trở thành đạo lý
của thế giới.
Để tạo ra những con người phát triển toàn diện, đáp ứng các nhu cầu xã
hội đề ra, một trong những yếu tố cần thiết đó là phải có một sức khoẻ tốt. Nếu
không có một sức khoẻ tốt, một thể lực tốt thì sẽ ảnh hưởng đến mọi hoạt động
trong học tập và làm việc…
Một quốc gia cường thịnh, văn minh chỉ khi có những con người khoẻ
mạnh năng động.Vì vậy việc chăm sóc giáo dục trẻ càng mang một ý nghĩa
nhân văn cụ thể và trở thành một đạo lí của thế giới văn minh. Cho nên để có
một thế hệ hoàn thiện nhân cách toàn diện trong tương lai thì phải đảm bảo
cung cấp cho trẻ nền móng phát triển thể chất tốt.
Ngày mai đất nước có tươi đẹp, vẻ vang hay không điều đó hoàn toàn
phụ thuộc vào trẻ em. Chính vì lẽ đó chúng ta là những người chăm sóc, giáo
dục trẻ hàng ngày cần phải chú trọng việc phát triển toàn diện cho trẻ. Mà
trước tiên là cần phải chăm sóc trẻ có cơ thể khỏe mạnh, đảm bảo cung cấp
cho trẻ một nền móng phát triển thể chất tốt, giúp trẻ có khả năng tham gia tốt
vào mọi hoạt động.

1.CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI:
a. Cơ sở lí luận:
*Đặc điểm sinh lý và nhu cầu năng lượng của trẻ em:


Sự phát triển cơ thể của trẻ em là một quá trình sinh học rất phức tạp,
trong đó tầm vóc, trọng lượng và kích thước cơ thể phát triển nhanh và các loại
Người thực hiện: Vũ Thị Hiền - giáo viên trường mầm non Nghĩa Trụ

1


Một số biện pháp làm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở trẻ 5 tuổi

cơ quan có sự hoàn thiện về chức năng. Vì vậy mọi lứa tuổi trẻ em có đặc điểm
sinh học riêng.
Theo thống kê của viện dinh dưỡng quốc gia từ khi lọt lòng đến tuổi đi học
trẻ phát triển nhanh cả về thể chất và tinh thần. So với người lớn đã trưởng
thành, nhu cầu về dinh dưỡng của trẻ rất lớn, trẻ càng nhỏ thì nhu cầu năng
lượng càng lớn nhằm đáp ứng nhu cầu cung cấp đầy đủ năng lượng cho quá
trình phát triển nhanh chóng của cơ thể.
Theo số liệu của viện dinh dưỡng quốc gia (2006) tỷ lệ suy dinh dưỡng cân
nặng theo tuổi của trẻ em dưới 5 tuổi trên phạm vi toàn quốc là (23, 4%).
Trong đó suy DD độ I là 20,7% - Suy DD độ II là 2,6% - Suy DD độ III là
0,1%. Trẻ em 4 – 5 tuổi là giai đoạn đầu của thời kì niên thiếu, là lứa tuổi đặc
thù và mang tính quyết định cả về thể chất và tinh thần. Tình trạng suy dinh
dưỡng ở lứa tuổi này để lại những hậu quả nặng nề đến chiều cao, cân nặng và
khả năng lao động ở lứa tuổi trưởng thành sau này.
*Một số khái niệm liên quan:
. Dinh dưỡng:
Dinh dưỡng là một quá trình phức hợp bao gồm việc đưa vào cơ thể
thức ăn cấn thiết qua quá trình tiêu hóa và hấp thụ để bù đắp hao phí năng
lượng trong quá trình hoạt động sống của cơ thể và để tạo ra sự đổi mới các tế
bào và mô cũng như điều tiết các chức năng của cơ thể…
. Suy dinh dưỡng (SDD):

Suy dinh dưỡng là tình trạng cơ thể không cung cấp đủ các chất phát
sinh năng lượng để cung cấp cho cơ thể trong quá trình hoạt động sống, giá trị
năng lượng của mỗi loại thức ăn phụ thuộc vào hàm lượng các chất dinh
dưỡng sinh năng lượng trong đó.
Nhu cầu năng lượng trong 1 ngày của trẻ em Việt Nam dưới 6 tuổi theo
đề nghị của viện dinh dưỡng (1996) là 1600 kcal/ngày.
* Tầm quan trọng của dinh dưỡng đối với sự phát triển của cơ thể trẻ em:
Sự phát triển cơ thể của trẻ em là một quá trình sinh học rất phức tạp
trong đó tầm vóc, trọng lượng và kích thước cơ thể phát triển nhanh và các loại
Người thực hiện: Vũ Thị Hiền - giáo viên trường mầm non Nghĩa Trụ

2


Một số biện pháp làm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở trẻ 5 tuổi

cơ quan có sự hoàn thiện về chức năng. Vì vậy mỗi lứa tuổi trẻ có đặc điểm
sinh học riêng.
Ở trẻ em, tuổi cơ thể đang phát triển mạnh, nhu cầu dinh dưỡng rất lớn.
Ở nước ta, vấn đề thiếu dinh dưỡng hiện nay vẫn còn là vấn đề nghiêm trọng ở
các vùng nghèo và tầng lớp nghèo.
Bên cạnh đó, căn bệnh béo phì ở trẻ em có xu hướng gia tăng ở một số
đô thị lớn như: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, và một số thành phố khác.
Theo các kết quả nghiên cứu gần đây, trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh
dưỡng chiếm tỷ lệ 34%, trẻ sơ sinh có cân nặng không đạt tiêu chuẩn (dưới
2,5kg) chiếm 10% (theo số liệu của viện dinh dưỡng năm 2000).
Ngày 16/9/1995, Thủ tướng chính phủ Phạm Văn Kiệt phê duyệt chiến
lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 1995 – 2000, giảm tỷ lệ đói nghèo ở
các vùng miền, nâng cao hiểu biết về dinh dưỡng ở người dân, giảm tỷ lệ suy
dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi xuống dưới 30% năm 2000.

Ngày 22/2/2001 Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt chiến lược quốc gia
về dinh dưỡng giai đoạn 2001 – 2010 mà mục tiêu nhằm cải thiện tình trạng
dinh dưỡng của nhân dân, các gia đình trước hết là trẻ em và bà mẹ được nuôi
dưỡng và chăm sóc hợp lý, cụ thể giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5
tuổi xuống dưới 25% vào năm 2005 và dưới 20% năm 2010 và tỷ lệ béo phì
thấp hơn 5%.
Dinh dưỡng là một vấn đề rộng lớn và đa ngành, vì vậy nó đòi hỏi sự kết
hợp hỗ trợ lẫn nhau của mọi ngành, mọi cấp. Các cơ chế hợp tác liên ngành, sự
tham gia của cộng đồng trong mọi lĩnh vực nhằm cải thiện tình trạng dinh
dưỡng là vấn đề hết sức cần thiết nhằm nâng cao chất lượng sống cho mọi
người.
b. Cơ sở thực tiễn:
Để có sức khỏe tốt đầu tiên là vấn đề chăm sóc sức khỏe, sức khỏe tốt thì
mới học tốt, dựa trên thực tế trẻ nào suy dinh dưỡng, thì trẻ đó mệt mỏi, không
nhanh nhẹn thông minh bằng trẻ khác.Vì vậy vấn đề chăm sóc ở trường mầm
non là hết sức quan trọng.
Người thực hiện: Vũ Thị Hiền - giáo viên trường mầm non Nghĩa Trụ

3


Một số biện pháp làm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở trẻ 5 tuổi

Đối với trẻ 5-6 tuổi trong giai đoạn này thì cơ thể trẻ cần nhiều năng lượng
để học tập và vui chơi trong thời gian cả ở nhà và ở trường.
Vì vậy các bữa ăn của trẻ dù có đầy đủ nhưng không hợp lý cũng sẽ là
nguyên nhân dẫn đến suy dinh dưỡng (dinh dưỡng không hợp lý: thừa hoặc
thiếu đều có hại cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ) dinh dưởng còn ảnh
hưởng đến sự phát triển về tâm lý của trẻ.
Chính vì vậy tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp làm giảm tỷ lệ suy Dinh

dưỡng thể nhẹ cân ở trẻ 5 tuổi.” làm nghiên cứu của mình.
2. MỤC ĐÍCH CỦA KINH NGHIỆM:
- Tôi viết kinh nghiệm này là để nâng cao nghiệp vụ của bản thân về chăm sóc
trẻ 5 làm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và để trao đổi kinh nghiệm với
đồng nghiệp.
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU, PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
+ Đề tài nghiên cứu một số biện pháp làm giảm tỷ lệ suy DD thể nhẹ cân ở trẻ
5 tuổi.
+ Kinh nghiệm được thực hiện tại lớp 5A1- Trường Mầm non Nghĩa Trụ – Văn
Giang – Hưng Yên.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
4.1 Phương pháp nghiên cứu lí luận
4.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
4.2.1 Phương pháp điều tra
4.2.2 Phương pháp kiểm tra thực tế:
4.3 Phương pháp thống kê toán học:
5. KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU VÀ THỜI GIAN HOÀN THÀNH:
- Đề tài này được tiến hành trong 2 năm từ tháng 8/2011 đến tháng 3/ năm
2013
- Đề tài này hoàn thành vào tháng 3/ 2013
* Tháng 8,9/ 2011:
- Chọn đề tài
- Tìm tài liệu tham khảo
Người thực hiện: Vũ Thị Hiền - giáo viên trường mầm non Nghĩa Trụ

4


Một số biện pháp làm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở trẻ 5 tuổi


- Viết đề cương nghiên cứu
- Xây dựng mục đích, đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, phương
pháp nghiên cứu
- Xây dựng cơ sở khoa học của đề tài
- Điều tra thực trạng
* Tháng 10/2011=> Tháng 8/2012
- Nghiên cứu một số biện pháp và áp dụng thực hiện tại lớp 5A1.
* Tháng 9/ 2012=> 2/ 2013:
- Tiếp tục thực hiện các biện pháp
- Tổng hợp đối chiếu kết quả
- Đưa ra bài học kinh nghiệm, điều kiện áp dụng, những vấn đề còn hạn chế
của đề tài và hướng tiếp tục nghiên cứu.
* Tháng 3/ 2013
- Tổng kết và hoàn thành kinh nghiệm.

B- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
I. VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ THỰC TRẠNG CỦA ĐỀ TÀI:
Trước đây do xã hội nghèo dân thiếu ăn nên trẻ thường bị suy dinh dưỡng
ở thể nặng như: phù, teo đét, tỉ lệ tử vong rất cao, nhưng xã hội hiện nay đang
trên đà phát triển, kinh tế ổn định. Trẻ không còn suy dinh dưỡng ở thể nặng
mà còn chỉ ở thể nhẹ, nguyên nhân là các bậc phụ huynh có con do lớp tôi phụ
trách, chăm sóc chưa đúng cách và chưa nắm vững kiến thức nuôi con theo
khoa học, do công việc bận rộn nên phụ huynh ít có thời gian để chăm sóc con,
tuy nhiên nguyên nhân chủ yếu là do yếu tố nuôi dưỡng và bệnh tật chiếm
nhiều hơn là di truyền. Vì vậy ở lứa tuổi này việc chăm sóc trẻ trong những
năm cuối của lứa tuổi mầm non là rất quan trọng và cần thiết.
Trong những năm gần đây, vấn đề chăm sóc dạy dỗ trẻ ở lứa tuổi mầm
non được quan tâm từ nông thôn đến thành thị, các bậc phụ huynh đã có sự
Người thực hiện: Vũ Thị Hiền - giáo viên trường mầm non Nghĩa Trụ


5


Một số biện pháp làm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở trẻ 5 tuổi

quan tâm đến trẻ, đặc biệt là những năm gần đây ứng dụng công nghệ thông tin
vào giảng dạy và thực hiện tốt các cuộc vận động, đặc biệt là cuộc vận động
“Xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực”, muốn trẻ tham gia tích
cực vào các hoạt động ở lớp cũng như ở nhà, đòi hỏi trẻ phải có sức khỏe tốt.
Mục tiêu của giáo dục mầm non hiện nay là tạo điều kiện tốt nhất cho sự
phát triển về thể chất lẫn tinh thần cho trẻ. Theo như Bác Hồ
nói: “Trẻ em như búp trên cành, biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan”.
Vậy thì! ăn như thế nào? Ngủ như thế nào? Để đạt được ước mơ trẻ khỏe
mạnh thông minh làm nền tảng vững chắc cho một tương lai đất nước sau này
như Bác Hồ hằng mong đợi. Chính vì thế tôi đã trăn trở và suy nghĩ để tìm ra
những biện pháp nhằm giảm suy dinh dưỡng cho trẻ mầm non ở độ tuổi 5 tuổi
mà tôi đang phụ trách.
Là một giáo viên được phân công dạy lớp 5 tuổi đã nhiều năm liền nên tôi
nắm rất vững tâm sinh lý trẻ lứa tuổi mẫu giáo lớn. Năm học này tôi được nhà
trường phân công phụ trách lớp 5A1, với 35 cháu, trong đó 20 trẻ gái và 15 trẻ
trai, các cháu ở 3 thôn trong xã.
a. Thuận lợi:
- Lớp tôi phụ trách có 20 trẻ gái, số trẻ gái đông hơn trẻ trai, đa số các cháu
ngoan, dễ bảo, phòng học thoáng mát, sạch sẽ
- Một số phụ huynh rất quan tâm đến con em của họ, phụ huynh đưa các cháu
đi học đều, và quan tâm đến trẻ.
- Ban giám hiệu nhiều trường rất quan tâm đến sức khỏe và bữa ăn hàng ngày
của các cháu.
b. Khó khăn:
- Lớp tôi tỷ lệ các cháu suy dinh dưỡng ở thể nhẹ cân cao có 4/35 trẻ chiếm 11,

42%
- 3/4 cháu bị suy dinh dưỡng đều ở gia đình thuộc hộ nghèo và cận nghèo.
- Còn các trẻ khác đa số ở gia đình có kinh tế khó khăn, đa số phụ huynh trẻ
trong lớp làm nông nghiệp. Chỉ có 6/ 35 trẻ ở gia đình có kinh tế khá giả.
- Trình độ hiểu biết của phụ huynh về dinh dưỡng cho trẻ còn hạn chế.
Người thực hiện: Vũ Thị Hiền - giáo viên trường mầm non Nghĩa Trụ

6


Một số biện pháp làm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở trẻ 5 tuổi

II. CÁC BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH GIẢ QUYẾT THỰC TRẠNG TRÊN:
Để giải quyết tốt các thực trạng trên thì người giáo viên phải là một người
nhiệt tình trong công tác, biết lắng nghe, sáng tạo, yêu nghề, mến trẻ, kiên trì
thực hiện các biện pháp đề ra, khó khăn không lùi bước.
Sau đây là một số biện pháp tôi đã áp dụng cho nhóm lớp mà hiện nay tôi
đang phụ trách:
1/Xây dựng kế hoạch thực hiện chuyên đề phòng chống suy dinh dưỡng ở
nhóm lớp:
Dựa vào kế hoạch của nhà trường, tổ chuyên môn và kinh tế của gia đình
trẻ, nguyên nhân suy dinh dưỡng mà tôi lập kế hoạch cho nhóm lớp của mình.
Họp phụ huynh thông qua kế hoạch và đề nghị phụ huynh đóng góp ý kiến,
phối hợp cùng giáo viên thực hiện kế hoạch đề ra.
Ví dụ: Kế hoạch xây dựng phòng chống suy dinh dưỡng của lớp 5A1:
- Họp phụ huynh học sinh đầu năm.
- Giáo viên thông báo số trẻ biếng ăn và số trẻ suy dinh dưỡng
- Giáo viên lập danh sách những cháu suy dinh dưỡng để cho cháu ăn thêm sữa
vào giữa buổi sáng và buổi chiều.
- Kết hợp buổi họp phụ huynh đầu năm, giáo viên thông báo tình hình sức

khỏe trẻ cho phụ huynh nắm được.
- Tổ chức chế độ sinh hoạt hợp lý, linh hoạt.
- Hướng dẫn, tổ chức các hoạt động giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe cho trẻ,
lồng ghép với các hoạt động khác phù hợp.
- Tạo môi trường cho trẻ hoạt động một cách thoải mái, vui vẻ, tích cực.
- Quan tâm, chăm sóc trẻ mọi lúc, mọi nơi để đảm bảo an toàn cho trẻ
- Kiên trì rèn nề nếp lớp, hình thành thói quen ở trẻ những thói quen vệ sinh,
kỹ năng tự phục vụ trong sinh hoạt hàng ngày giữ gìn vệ sinh môi trường.
- Chuẩn bị đồ dùng đồ chơi phục vụ cho giáo dục dinh dưỡng - sức khỏe.
- Kết hợp với gia đình để đưa các hoạt động dinh dưỡng, phòng chống bệnh tật
cho trẻ vào các hoạt động hàng ngày của trẻ ở trường và ở nhà.
*Nhận xét:
Người thực hiện: Vũ Thị Hiền - giáo viên trường mầm non Nghĩa Trụ

7


Một số biện pháp làm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở trẻ 5 tuổi

+ Kế hoạch tôi xây dựng trên có nhiều nội dung hơn và đầy đủ hơn kế hoạch
của năm trước.
+ Nhiều nội dung trong kế hoạch đều giúp trẻ phát triển thể chất một cách tốt
nhất.
2/ Xây dựng góc tuyên truyền ở nhóm lớp:
Tôi xây dựng góc tuyên truyền ở ngay cửa lớp: Để dán những thông tin cần
thiết đến các bậc phụ huynh nội dung tuyên truyền cần rõ ràng, thiết thực, dễ
hiểu. Hàng tháng tôi in các bài tuyên truyền đánh máy to, rõ treo ở bảng thông
tin cho phụ huynh dễ xem.
Mỗi tháng tôi sưu tầm một số bài nói về giáo dục trẻ mầm non và đem
xuống cho BGH duyệt và sau đó đem về đánh máy lồng ghép các hình ảnh về

giáo dục - dinh dưỡng để tuyên truyền tới phụ huynh.
Nội dung tuyên truyền cần căn cứ vào tình hình thực tế, nên cho phụ huynh
biết được tại sao nguyên nhân trẻ bị suy dinh dưỡng.
Hình ảnh trẻ bị suy dinh dưỡng

Người thực hiện: Vũ Thị Hiền - giáo viên trường mầm non Nghĩa Trụ

8


Một số biện pháp làm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở trẻ 5 tuổi

Các chất dinh dưỡng cho trẻ ăn

Người thực hiện: Vũ Thị Hiền - giáo viên trường mầm non Nghĩa Trụ

9


Một số biện pháp làm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở trẻ 5 tuổi

- Giới thiệu cho phụ huynh xem tháp biểu đồ dinh dưỡng để cho phụ huynh
thấy được vị trí, tầm quan trọng của dinh dưỡng và chế độ ăn uống như thế nào
để cân bằng và hợp lý.
Hình ảnh tháp dinh dưỡng

Thực đơn dán vào bảng tuyên truyền cho phụ huynh dễ nhìn, để phụ
huynh tiện theo dõi và điều chỉnh chế độ ăn dinh dưỡng cho trẻ ở nhà cũng
như những ngày nghỉ.
Thực đơn cho trẻ mẫu giáo

Thứ
Hai

Ba

Bữa phụ 1 Bữa trưa
Thanh long Gà sốt chua ngọt

Dưa hấu

Bữa chiều
Bún riêu cua

Bữa phụ 2
Sữa
tươi

Canh rau đay, mùng

TH

true

tơi, rau lang nấu cua
Trứng thịt đảo bông Miến lươn

MILK
Sữa
tươi


Canh bí xanh nấu

Mộc Châu

tôm nõn
Người thực hiện: Vũ Thị Hiền - giáo viên trường mầm non Nghĩa Trụ

10


Một số biện pháp làm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở trẻ 5 tuổi



Xoài

Cá kho su hào
Canh

Năm

Sáu

xương

Phở bò

Sữa

nấu


đậu

nành

chua với dứa, giá đỗ
Nước cam Tôm rim thịt
Bún

thịt Sữa

tươi

ép

Canh rau ngót nấu canh chua

Cô gái Hà

Chuối

thịt
Thịt lợn kho đậu

Lan
Sữa chua

Cháo cá

Canh rau cải nấu cá



Hình ảnh trẻ vệ sinh cá nhân ở nhà

* Nhận xét:
+ Góc tuyên truyền tôi xây dựng ở trên đã có hiệu quả rất tốt đó là:
.100% Phụ huynh khi đưa con đến lớp đã đọc các thông tin đó và về áp dụng
biết cách vệ sinh cho con đúng cách, chế biến thức ăn cho con theo đúng
phương pháp.
. Có phụ huynh xin cả tháp dinh dưỡng để về nghiên cứu và chọn thực phẩm
cho phù hợp và cân đối.
Người thực hiện: Vũ Thị Hiền - giáo viên trường mầm non Nghĩa Trụ

11


Một số biện pháp làm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở trẻ 5 tuổi

. Với góc tuyên truyền của năm học trước tôi không treo hình ảnh mà chỉ treo
bài hướng dẫn trên bản tin nên hiệu quả thu hút phụ huynh đến với góc tuyên
truyền không cao.
3/Tuyên truyền trực tiếp với phụ huynh:
- Giáo viên dùng lời nói trao đổi trực tiếp đến các bậc phụ huynh
* Họp phụ huynh:
Đầu năm mời phụ huynh họp: Giáo viên trao đổi với phụ huynh trẻ về tình
hình sức khỏe của trẻ và đặc điểm của lứa tuổi, những thói quen sinh hoạt và
ăn uống của trẻ, cách phòng bệnh cho trẻ, cách giữ vệ sinh và chế biến thực
phẩm cho trẻ… để cùng thống nhất cách chăm sóc trẻ, trao đổi với phụ huynh
một số kinh nghiệm nuôi con theo khoa học, đảm bảo đủ dinh dưỡng và cân
đối các loại thực phẩm…

Ví dụ: Giáo viên và phụ huynh thống nhất một số thói quen ăn uống của trẻ ,
khẩu vị trẻ thích ăn và cách chăm sóc trẻ trong hai ngày thứ bảy và chủ nhật
(ngày nghỉ của trẻ ở nhà) cho trẻ ăn như thế nào ? quy định số bữa ăn, giờ ăn
và cách chế biến món ăn…
* Trao đổi theo nhóm:
Chỉ trao đổi với phụ huynh có con là đối tượng suy dinh dưỡng, những
trẻ có cân nặng và chiều cao thấp hơn so với tháng tuổi, để bàn bạc và thống
nhất cách chăm sóc riêng cho trẻ.
Ví dụ: + Cách chọn thực phẩm trẻ ưa thích nhưng vẫn đầy đủ dinh dưỡng.
+ Cách chế biến món ăn cho trẻ sao cho thực phẩm thái hoặc xay nhỏ chứ
không thái miếng to như cho người lớn ăn trẻ sẽ không ăn hoặc nhả bã.
+ Cho trẻ suy dinh dưỡng ăn thêm hoa quả và uống thêm sữa vào bữa phụ sáng
và bữa phụ chiều.
+ Tạo màu sắc của dinh dưỡng trong bữa ăn cho trẻ để kích thích sự thèm ăn ở
trẻ.
+ Những gia đình nghèo hoặc cận nghèo tôi trao đổi riêng để họ biết tận dụng
tự gia đình làm ra, bắt được như cua, ốc, rau quả, trứng gà, vịt của nhà đẻ… để
cho trẻ ăn theo thực đơn tôi hướng dẫn.
Người thực hiện: Vũ Thị Hiền - giáo viên trường mầm non Nghĩa Trụ

12


Một số biện pháp làm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở trẻ 5 tuổi

*Nhận xét:
+ Nhiều phụ huynh phản ánh sau khi học tập cách chế biến món ăn và chọn
thực phẩm như hướng dẫn trực tiếp của cô giáo các cháu đã ăn bữa tối và bữa
sáng ở nhà rất ngon miệng, không còn hiện tượng cháu bỏ cơm giữa bữa ăn.
+ Cháu Hiếu A mọi khi bố mẹ phản ánh ở nhà chỉ ăn ruốc, nay cháu đã ăn

được nhiều món ăn khác do mẹ chế biến theo phương pháp trao đổi của cô
giáo.
+ 100% cháu lớp tôi gia đình đã mang sữa cho cháu uống thêm ở bữa phụ 2.
+ 30% cháu lớp tôi mang hoa quả hoặc bánh để cháu ăn thêm ở bữa phụ 1.
. Trước khi tôi sử dụng biện pháp này lớp tôi có từ 5- 6 cháu thường xuyên bỏ
cơm, không ăn hết suất.
. Có cháu chỉ ăn một loại thức ăn đó là ăn ruốc.
*Trực tiếp đến tại gia đình trẻ:
- Đối với bản thân là giáo viên thì khi trẻ đi học đều đó là niềm hạnh phúc còn
nếu trẻ cứ nghỉ học nhiều đó cũng là nỗi băn khoăn trăn trở không biết vì sao?
Nên tôi đã trực tiếp đi đến nhà của một bé thường nghỉ học, đó là bé Chu
Thanh Sơn ở thôn 11. Đó là một trong những bé có sức khỏe rất yếu, các
đường biểu diễn nằm ở mức độ suy dinh dưỡng, khi tôi đến nắm tình hình thì
nói chung gia đình cháu tương đối ổn định. Nhưng do cha mẹ đi làm xa để bé
ở nhà cho bà ngoại trông nên việc ăn uống thất thường lâu ngày dẫn đến không
có sức đề kháng nên thường hay bệnh và không phát triển về cân nặng, chiều
cao dẫn đến trẻ suy dinh dưỡng. Từ đó tôi đưa ra những lời động viên khuyến
khích phụ huynh nên cho trẻ đi học đều để có sự kết hợp giữa cô giáo và phụ
huynh trong việc chăm sóc và giáo dục sức khỏe cho trẻ.
Trao đổi với phụ huynh trẻ về chế độ ăn ở trường để phụ huynh biết cách
chăm sóc tốt cho trẻ khi trẻ ở nhà:
Ví dụ: Tôi hướng dẫn bà cháu Sơn cách chế biến món ăn và chọn thực phẩm,
sữa… cho cháu ăn khi ở nhà.
*Nhận xét:

Người thực hiện: Vũ Thị Hiền - giáo viên trường mầm non Nghĩa Trụ

13



Một số biện pháp làm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở trẻ 5 tuổi

Đi thực tế như vậy đã đem lại nhiều thuận lợi cho phụ huynh, và giúp cho
tôi nắm được hoàn cảnh của từng trẻ để có lời khuyên hợp lý.
Bà cháu Sơn và nhiều phụ huynh khác đã có chế độ ăn uống hợp lí cho
cháu khi ở nhà, cháu Sơn đã tăng cân. Trước điều tra cháu Sơn bị suy dinh
dưỡng ở thể nhẹ cân. Sau khi áp dụng biện pháp trên cháu Sơn đã tăng cân và
không còn bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân nữa.
4/ Tuyên truyền gián tiếp:
Giáo viên sưu tầm các hình ảnh về món ăn được trang trí đẹp trong sách,
báo, mạng… dán vào tường gần nơi trẻ ăn cho trẻ nhìn thấy hàng ngày.
Món ăn đẹp mắt, hấp dẫn trẻ

Nhờ phụ huynh sưu tầm các bài nói về dinh dưỡng mới nhất trên mạng, cho
giáo viên dán vào bảng tin cho các phụ huynh khác xem.
Hình ảnh sưu tầm của phụ huynh

Người thực hiện: Vũ Thị Hiền - giáo viên trường mầm non Nghĩa Trụ

14


Một số biện pháp làm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở trẻ 5 tuổi

*Nhận xét:
+ Trước điều tra tôi không treo tranh ảnh minh họa một số món ăn ngon ở nơi
gần giờ ăn của trẻ=> Trẻ ăn chậm không hứng thú ăn
+ Sau khi dùng biện pháp này tôi thấy đa số trẻ trong lớp ăn rất nhanh, trẻ ăn
rất ngon miệng, chính những món ăn đẹp mắt đó đã kích thích trẻ ăn.
5/ Hướng dẫn phụ huynh theo dõi trẻ bằng biểu đồ tăng trưởng ở nhà:

Cách làm mới: Ngoài việc tôi theo dõi biểu đồ tăng trưởng của trẻ ở
trường. Tôi phát cho mỗi phụ huynh trẻ một tờ theo dõi biểu đồ tăng trưởng.
Tôi hướng dẫn họ theo dõi biểu đồ tăng trưởng của trẻ về cân nặng. Yêu cầu
phụ huynh cũng 3 tháng cân trẻ một lần và đánh dấu vào biểu đồ tăng trưởng,
để biết được con mình có nên cân không và con mình đang đứng ở mức nào
trong biểu đồ.
*Lưu ý: Cần chỉnh cân trước khi cân và sử dụng một chiếc cân để cân trẻ
*Nhận xét:
+ Cách làm trên đã giúp phụ huynh biết được con mình bị suy dinh dưỡng, nên
họ có chế độ điều chỉnh dinh dưỡng và cách chăm sóc trẻ cho hợp lí, khoa
học… trẻ đã khỏe mạnh, tăng cân.
Ví dụ: Trường hợp của cháu Thanh Thảo trước khi điều tra cháu Thảo bị suy
dinh dưỡng thể nhẹ cân, sau khi phụ huynh cháu Thảo theo dõi biểu đồ tăng
trưởng của cháu biết cháu bị suy dinh dưỡng và kết hợp với việc trao đổi của
Người thực hiện: Vũ Thị Hiền - giáo viên trường mầm non Nghĩa Trụ

15


Một số biện pháp làm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở trẻ 5 tuổi

tôi, phụ huynh cháu Thanh Thảo đã có chế độ ăn uống hợp lí cho cháu và thực
hiện mọi chế độ sinh hoạt theo giờ giấc. + Kết quả sau 6 tháng: Cháu Thanh
Thảo đã tăng cân, cháu không nằm trong danh sách trẻ bị suy dinh dưỡng thể
nhẹ cân của lớp tôi.
6/Khám sức khỏe định kỳ:
+ Hàng năm lớp100% số cháu trong lớp được khám sức khỏe định kỳ ít nhất 2
lần /năm. Tôi cùng với nhà trường phối kết hợp trung tâm y tế của xã, huyện…
để khám sức khỏe cho trẻ nhằm phát hiện trẻ mắc bệnh để có biện pháp kịp
thời phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ.

+ Tôi lập danh sách từng trẻ sau khi khám phát hiện trẻ mắc bệnh.
+ Tôi trao đổi trực tiếp với phụ huynh trẻ đó, để gia đình đưa trẻ đi khám lại ở
tuyến trên và có biện pháp kịp thời điều trị tốt cho trẻ.
+Kết quả: Các trẻ đó đã được điều trị nhanh chóng, kịp thời, trẻ khỏi bệnh và
về đi lớp đều.
7/Phòng bệnh và chăm sóc trẻ bệnh:
+ Tạo môi trường xanh- sạch- đẹp ở trường, trong lớp học, tạo điều kiện để trẻ
được hít thở không khí sạch (không ô nhiễm, khói bụi…)
vệ sinh môi trường trong và ngoài lớp sạch sẽ như: thường xuyên rửa đồ dung
đồ chơi bằng dung dịch khử khuẩn, giữ nhà vệ sinh luôn sạch sẽ, khô ráo,
quần, áo của trẻ ướt thì phải thay kịp thời.
+ Thông thoáng phòng học cho trẻ, mát về mùa hè, ấm về mùa đông…thực
hiện đầy đủ các thao tác vệ sinh và vệ sinh cá nhân kịp thời cho trẻ.
+ Hướng dẫn trẻ đi vệ sinh xong phải xả nước và rửa tay bằng xà phòng trước
và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh…
+ Cho trẻ ăn uống hợp vệ sinh, đủ chất, tuyên truyền nhắc nhở phụ huynh về
các đợt tiêm chủng mở rộng để phòng các bệnh cho trẻ
+ Trẻ nào có biểu hiện ho, sốt, tiêu chảy hoặc khác thường tôi phải báo ngay
với phụ huynh trẻ để đưa trẻ đi khám và điều trị kịp thời
+ Những trẻ có biểu hiện quai bị, đau mắt, lên thủy đậu… tôi phải cách ly trẻ
ngay và yêu cầu phụ huynh đưa trẻ đi khám.
Người thực hiện: Vũ Thị Hiền - giáo viên trường mầm non Nghĩa Trụ

16


Một số biện pháp làm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở trẻ 5 tuổi

*Nhận xét: Sau khi sử dụng biện pháp trên lớp tôi các cháu khỏe mạnh, ít ốm
đau bệnh tật, trẻ đi lớp đều, tỷ lệ chuyên chăm cao nhất trường, hàng tháng tỷ

lệ chuyên chăm lớp tôi đạt từ 97, 5% -> 99%.
8/Tổ chức tốt bữa ăn ở trường và gia đình:
+ Thực hiện tốt mười lời khuyên ăn uống hợp lý, tôi và phụ huynh thống nhất
thực hiện đúng theo chế độ đảm bảo vệ sinh –an toàn thực phẩm.
+ Luôn kết hợp với nhà bếp chọn thực phẩm tươi sạch để chế biến thức ăn cho
trẻ.
+ Kết hợp và bổ sung ý kiến để bếp trưởng và phụ huynh cùng nắm vững chế
độ dinh dưỡng của từng lứa tuổi để tổ chức tốt bữa ăn cho trẻ.
+ Linh động trong bữa ăn của trẻ, nắm bắt kịp thời những trẻ ăn khỏe –ăn yếu
để có biện pháp giúp trẻ ăn hết suất
Ví dụ: Những trẻ ăn chậm tôi cho ngồi chung với trẻ ăn nhanh để khuyến
khích trẻ thi đua xem bạn nào ăn hết suất trước.
+ Mẹo vặt của tôi là xới cơm cho trẻ làm 2 lần:
. Lần 1: Cho trẻ ăn cơm với thức ăn mặn
. Lần 2: Cho trẻ ăn cơm chan với canh
Cách làm của tôi như trên trẻ nào cũng ăn rất nhanh và thích là mình ăn hai
bát, trẻ không thấy bát cơm đầy ngay từ lúc mới ngồi vào bàn ăn nên trẻ không
sợ ăn mà kích thích trẻ nhanh ăn hết bát và trẻ nào cũng ăn hết suất
+ Khi tổ chức bữa ăn cho trẻ cần phối hợp hòa quyện giữa nguồn dinh dưỡng
động vật và nguồn dinh dưỡng thực vật
+ Tạo không khí thoải mái trước khi bước vào giờ ăn bằng các bài thơ, bài hát:
Ví dụ: Trước khi ăn tôi cho trẻ hát bài: “ MỜI BẠN ĂN”
+ Không quát mắng la hét trẻ ăn trong tư thế bị ép buộc, sợ hãi sẽ không giúp
trẻ hấp thu thức ăn mặc dù trẻ vẫn ăn hết suất
+ Thường xuyên thay đổi thực đơn trong tuần, ngày để kích thích trẻ ăn ngon
miệng
+ Ngoài ra trong các buổi hội họp ở trường được BGH phổ biến về các loại
thực phẩm mà khi chế biến cho trẻ ăn dễ bị ngộ độc tôi đã nắm kỹ và tuyên
Người thực hiện: Vũ Thị Hiền - giáo viên trường mầm non Nghĩa Trụ


17


Một số biện pháp làm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở trẻ 5 tuổi

truyền cho phụ huynh biết, để khi chế biến thức ăn cho trẻ không bị ngộ độc
giúp cho thực đơn phong phú và có chất lượng hơn.
Ví dụ: Sữa bò và nước hoa quả xung khắc với nhau.
+ Song song về việc tổ chức bữa ăn cho trẻ thì bên cạnh đó giấc ngủ ngon là
một yếu tố giúp trẻ tăng cân.
+ Để có giấc ngủ ngon cho trẻ nên tôi trao đổi với phụ huynh mang chăn đến
đắp ấm cho trẻ, tôi huy động phụ huynh góp tiền mua đệm cho trẻ, để giúp trẻ
có giấc ngủ ngon và phòng tránh được một số bệnh cho trẻ.
+ Khi trẻ đã quen giờ giấc nề nếp sinh hoạt ở lớp vì vậy có những thời gian trẻ
nghỉ dài ngày như nghỉ tết thì giờ giấc sinh hoạt của trẻ sẻ bị đảo lộn, phụ
huynh bận rộn nên cho trẻ ăn uống sơ sài nên đa số trẻ đi học lại đều bị sụt cân
nên tôi đã động viên phụ huynh đưa trẻ đi học đều vừa để duy trì sĩ số và cho
trẻ ăn ngủ đúng giờ.
+ Thường xuyên trao đổi với phụ huynh để tuyên truyền chế độ dinh dưỡng và
kiến thức cơ bản về dinh dưỡng.
+ Hàng tháng tôi xem lại những việc nào làm chưa được và những việc nào
làm được để từ đó tôi bổ sung kế hoạch của tháng tới.
+ Phát triển ô dinh dưỡng trong hệ sinh thái VAC (vườn, ao, chuồng) đối phụ
huynh trẻ làm nông nghiệp để có thêm thực phẩm cải thiện bữa ăn gia đình.
Chú ý phụ huynh nuôi gà, vịt đẻ trứng, trồng rau ngót, đu đủ, gấc...để cho trẻ
ăn.
+ Yêu cầu phụ huynh bữa ăn nào của trẻ cũng có đủ 4 món cân đối. Ngoài
cơm (cung cấp năng lượng), cần có đủ 3 món nữa là: rau quả (cung cấp
vitamin, chất khoáng và chất xơ); đậu phụ, vừng lạc, cá, thịt, trứng (cung cấp
chất đạm, béo) và canh cung cấp nước và các chất dinh dưỡng bổ sung giúp ăn

ngon miệng.
+ Khuyến khích phụ huynh thực hiện vệ sinh môi trường, dùng nguồn nước
sạch, tẩy giun theo định kỳ, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiểu tiện.
Ðảm bảo vệ sinh thực phẩm, thức ăn không là nguồn gây bệnh.

Người thực hiện: Vũ Thị Hiền - giáo viên trường mầm non Nghĩa Trụ

18


Một số biện pháp làm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở trẻ 5 tuổi

+ Khuyến khích phụ huynh kí cam kết: “Thực hiện gia đình hạnh phúc, có nếp
sống văn hoá, năng động, lành mạnh. Không có trẻ suy dinh dưỡng, không
sinh con thứ ba.”
*Nhận xét:
+ Sau khi sử dụng biện pháp trên lớp tôi các cháu trước kia biếng ăn, hay bỏ
cơm, hoặc kén món ăn nay đã ăn hết suất, trong lớp không còn tình trạng trẻ
kén món ăn
+ Một số cháu thuộc hộ nghèo, cận nghèo đã biết tận dụng thực phẩm của gia
đình làm ra cho trẻ ăn mà vẫn cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ.
Phụ huynh đó trao đổi: “ Không những cháu cảm thấy ăn ngon, bố mẹ đã
thay đổi món ăn hàng ngày mà cả gia đình cùng thích.”
9/Lồng ghép giáo dục dinh dưỡng vào các giờ hoạt động:
+ Qua các giờ hoạt động để giúp trẻ ghi nhớ kiến thức một cách sâu sắc hơn.
Vì vậy tôi tận dụng các cơ hội lồng ghép giáo dục dinh dưỡng vào các giờ
hoạt động, giúp trẻ được lĩnh hội các kiến thức về dinh dưỡng. Đó là cơ hội tốt
nhất để giúp trẻ hiểu biết về dinh dưỡng và kích thích trẻ ăn uống đủ chất,
hứng thú trong các bữa ăn.
Ví dụ: Qua giờ hoạt động ngoài trời: “QUAN SÁT QUẢ CAM”

Tôi cung cấp cho trẻ một số kiến thức về tên gọi, màu sắc, hình dáng ,mùi vị,
thành phần dinh dưỡng, phần ăn được, phần thải bỏ… Từ đó giáo dục cho trẻ
ăn các loại quả rất tốt cho sức khỏe, quả cung cấp vitamin và các chất xơ giúp
sạch răng, răng chắc khỏe, da dẻ hồng hào…

Người thực hiện: Vũ Thị Hiền - giáo viên trường mầm non Nghĩa Trụ

19


Một số biện pháp làm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở trẻ 5 tuổi

Ví dụ: Qua giờ hoạt động học có chủ định: “Tìm hiểu, phân loại 4 nhóm
thực phẩm”
+ Ngoài việc tôi cung cấp kiến thức cho trẻ nhận biết và phân biệt được 4
nhóm thực phẩm là: Thực phẩm giàu chất béo, thực phẩm giàu chất đạm, thực
phẩm giàu chất tinh bột, thực phẩm giàu Vitamin.
Tôi còn cho trẻ biết trong mỗi bữa ăn cần ăn đủ và cân đối các chất dinh
dưỡng nằm trong 4 nhóm thực phẩm trên, không được chỉ thích ăn một loại
thực phẩm nào. Như vậy cơ thể sẽ không lớn và khỏe mạnh được.

Người thực hiện: Vũ Thị Hiền - giáo viên trường mầm non Nghĩa Trụ

20


Một số biện pháp làm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở trẻ 5 tuổi

+ Giáo dục trẻ bảo vệ môi trường, ăn xong bỏ vỏ hạt vào thùng rác
Giáo dục trẻ giữ gìn vệ sinh trong ăn uống như: rửa tay – lau mặt trước và sau

khi ăn, ăn hết suất, ăn không làm rơi vãi, ăn chậm nhai kỹ …

Người thực hiện: Vũ Thị Hiền - giáo viên trường mầm non Nghĩa Trụ

21


Một số biện pháp làm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở trẻ 5 tuổi

*Nhận xét:
+ Sau khi sử dụng biện pháp trên tôi thấy trước mỗi bữa ăn các cháu lại hỏi
hôm nay lớp mình ăn món gì, tôi nói tên món ăn. Các cháu nói món ăn đó chứa
chất… cần cho cơ thể. Nên trẻ ăn rất ngon miệng và không bỏ món ăn nào
trong bữa chính và bữa phụ.
+ Trẻ biết giữ gìn vệ sinh môi trường trong và ngoài lớp sạch sẽ, hút sữa và ăn
hoa quả xong trẻ nào cũng có thói quen vứt rác vào thùng rác. Chính vì điều đó
giúp cho môi trường lớp học luôn sạch, trẻ ít ốm đau, bệnh tật hơn.
KẾT QUẢ:
Sau khi tìm ra các biện pháp trên và tôi đã áp dụng vào lớp tôi phụ trách trong
năm học vừa qua cho thấy: Thời gian đầu mới nhận cháu vào lớp, do cháu lạ
lớp, lạ cô.., trẻ ăn ít, một số trẻ ghảnh ăn… đã ảnh hưởng rất nhiều đến sức
khỏe trẻ, một số trẻ đã sụt cân, không tăng cân. Tôi luôn gần gũi, quan tâm,
yêu thương trẻ tạo cho trẻ có cảm giác an toàn khi đến lớp và tôi đã áp dụng
các biện pháp mà tôi đã tích lũy và rút kinh nghiêm vào trong nhóm, thường
xuyên khuyến khích tạo không khí vui tươi trước giờ ăn động viên trẻ ăn hết
suất.Từ đó cháu đã thích nghi với môi trường rất nhanh, một số cháu tăng
cân.Tỷ lệ suy dinh dưỡng đầu năm ở thể nhẹ cân đầu năm cao đến nay đã
xuống thấp, còn một số cháu chậm tăng cân thì nay cũng đã tăng cân hàng
tháng. Các cháu thích đi học và ăn uống đều đặn hơn, đó là nhờ vào cách chế


Người thực hiện: Vũ Thị Hiền - giáo viên trường mầm non Nghĩa Trụ

22


Một số biện pháp làm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở trẻ 5 tuổi

biến thức ăn thay đổi của các cô cấp dưỡng trong nhà trường và các bậc phụ
huynh.
Thông qua các hội thi, các hình thức tuyên truyền bản tin. Mà phụ huynh
đã nắm được kiến thức nuôi con theo khoa học, giúp cho phụ huynh biết cách
chế biến thức ăn cho trẻ tại nhà và biết tạo được không khí vui vẻ trước bữa
ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng và ăn hết suất của mình.
Bảng tổng hợp kết quả tình trạng suy dinh dưỡng cân nặng của trẻ sau
nghiên cứu:
Tháng/ năm
8/2012
3/2013
Giảm/tăng

Suy dinh dưỡng
Số trẻ
%
4
11,42
1
2,85
Giảm 3
8,57


Bình thường
Số trẻ
%
31
88,58
34
97,15
Tăng 3
8,57

*Nhận xét:
Nhìn vào bảng trên cho thấy: Sau khi thực hiện các biện pháp, tỷ lệ suy
dinh dưỡng của trẻ trong lớp 5A1 đã giảm: Trước khi sử dụng các biện pháp
có 4 trẻ suy dinh dưỡng, chiếm 11, 42%.
Sau khi sử dụng các biện pháp tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng là 1 trẻ, chiếm 2, 85%.
Vậy tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng ở lớp 5A1 đã giảm được 8, 57%, và tỷ lệ trẻ bình
thường tăng lên 8, 57%.

C/ KẾT LUẬN:
1. Đánh giá chung và bài học kinh nghiệm:
Chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non không những chỉ là cung cấp cho trẻ
những kiến thức, những kỹ năng cơ bản để chuẩn bị bước vào các cấp học phổ
thông mà còn phải hình thành ở trẻ một sức khỏe tốt, một cơ thể cân đối, phát
triển hài hòa, bởi vì trẻ chỉ có thể lĩnh hội tiếp thu tốt các kiến thức và kỹ năng
về thế giới xung quanh khi có một sức khỏe tốt và trí óc thông minh.
Người thực hiện: Vũ Thị Hiền - giáo viên trường mầm non Nghĩa Trụ

23



Một số biện pháp làm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở trẻ 5 tuổi

Qua mét thêi gian c«ng t¸c, tr¶i qua mét sè biÖn ph¸p ®· thùc hiÖn t«i tù
rót ra mét sè kinh nghiÖm sau:
+ Muốn đạt được kết quả cao trong công tác của mình thì người giáo viên phải
có trình độ chuyên môn vững vàng, sẵn lòng nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ,
luôn năng động trong công tác, thích tìm tòi, khám phá, sáng tạo trong chuyên
môn. Ở mọi lúc mọi nơi, trong mọi tình huống cần xử lý đúng, nhanh gọn.
+ Khi thiết kế bài dạy cần nghiên cứu kỹ đề tài để lồng ghép các chuyên đề
vào tiết học của trẻ một cách nhẹ nhàng, thoải mái, hiệu quả
+ Phối hợp tốt giữa gia đình – nhà trường nhằm hỗ trợ lẫn nhau trong việc
chăm sóc – giáo dục trẻ.
+ Đối với phụ huynh và học sinh phải vui vẻ, khéo léo, nhiệt tình, kiên trì.
+ Tổ chức tốt các bữa ăn cho trẻ ở nhà trường và gia đình.
+ Giáo viên phải là người có hiểu biết về dinh dưỡng, có kĩ năng trao đổi với
phụ huynh.
+ Luôn biết lắng nghe và tiếp thu ý kiến hay từ các đồng nghiệp, cấp trên, phụ
huynh.
+ Để tạo lòng tin đối với các phụ huynh thì giáo viên phải nuôi dưỡng chăm
sóc trẻ cho tốt.
Với tinh thần yêu nghề, mến trẻ và lòng say mê nhiệt tình trong công tác
đã giúp tôi hoàn thành một số biện pháp phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ
lứa tuổi 5 tuổi trong thời gian vừa qua.
2. Điều kiện áp dụng kinh nghiệm:
+Với kinh nghiệm này tôi đã áp dụng ở lớp 5A1, khối 5 tuổi trường mầm non
Nghĩa Trụ- Dành cho trẻ phát triển bình thường, không có khuyết tật.
+ Sau khi áp dụng kinh nghiệm này tôi thấy có hiệu quả rõ rệt, kinh nghiệm
này có thể nhân rộng để thực hiện cho các độ tuổi mẫu giáo trong địa bàn của
địa phương.
3. Những vấn đề còn hạn chế khi thực hiện đề tài:


Người thực hiện: Vũ Thị Hiền - giáo viên trường mầm non Nghĩa Trụ

24


Một số biện pháp làm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở trẻ 5 tuổi

+ Việc điều tra cắt ngang chỉ cho phép xác định được một số nguyên nhân cơ
bản dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ, chứ không thể tìm được toàn bộ
các nguyên nhân đó một cách chính xác.
+ Việc nghiên cứu về sự phát triển cơ thể thông qua các chỉ số nhân trắc chỉ
mang tính chất tương đối, số lượng mẫu càng lớn thì độ tin cậy càng cao.
Tuy nhiên do kinh nghiệm nghiên cứu còn hạn chế nên chưa thể điều tra với
một số lượng lớn và chưa xem xét nhiều yếu tố liên quan được nên kết quả
điều tra, và biện pháp thực hiện chỉ mang tính chất tương đối.
4. Hướng tiếp tục nghiên cứu:
Sau quá trình nghiên cứu, qua thực tế cũng như kết quả phân tích thu
được, với mong muốn cho trẻ phát triển về cân nặng được thuận lợi, tôi xin
đưa ra một số kiến nghị sau:
+ Trong quá trình nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ các bậc phụ huynh nên chú ý tới
việc đảm bảo về chế độ dinh dưỡng hợp lý ngay từ khi trong bào thai để trẻ có
sức khỏe tốt ngay khi mới sinh ra.
+ Các bậc phụ huynh cần phải tìm hiểu thêm về phương pháp và tình hình
chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ sao cho khoa học để trẻ có sức khoẻ tốt, phát triển
cân đối hài hoà theo đúng độ tuổi.
+ Thường xuyên có sự trao đổi thống nhất giữa cô giáo và phụ huynh về cách
chăm sóc sức khỏe và sự phát triển cân nặng của trẻ.
+ Ban giám hiệu nhà trường nên cộng tác với y tế, những nhà chuyên môn về
dinh dưỡng mở các lớp chuyên đề về dinh dưỡng hợp lí, cách chăm sóc sức

khoẻ trẻ mầm non cho các bậc phụ huynh và giáo viên để họ họ có kiến thức
bổ ích trong việc chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ một cách khoa học.
+ Gia đình và nhà trường cần giữ ấm về mùa đông, mát về mùa hè, vệ sinh môi
trường và cơ thể trẻ sạch sẽ, thức ăn cho trẻ đảm bảo, hợp vệ sinh… để trẻ ít
mắc một số bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiêu chảy…
+ Nhà trường và hội phụ nữ địa phương nên mở hội thi: “Nuôi con khoẻ –
Dạy con ngoan” thường xuyên một năm 1 lần cho các bậc phụ huynh tham gia.

Người thực hiện: Vũ Thị Hiền - giáo viên trường mầm non Nghĩa Trụ

25


×