Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Nâng cao kỹ năng cũng côc kiến thức hệ thống hoá và khái quát hoá qua bài ôn tập lịch sử thế giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.04 KB, 28 trang )

I. NHẬN THỨC VẤN ĐỀ VÀ THỰC TRẠNG.
1. Ý nghĩa, vai trò:
Củng cố kiến thức, hệ thống hoá và khái quát hoá là những nhiệm vụ
hết sức quan trọng trong dạy học lịch sử. Những yêu cầu này được đặt ra tối
đa khi thực hiện bài học ôn tập – sơ kết, tổng kết để hoàn thành việc học tập
một giai đoạn, một thời kỳ, một quá trình hay các vấn đề của chương trình.
Thực hiện tốt các yêu cầu trên là điều kiện quan trọng để tổ chức hoạt động
nhận thức tích cực của học sinh, thông qua đó nhằm nâng cao chất lượng kiến
thức của học sinh, hình thành cho học sinh những hiểu biết khoa học về lịch
sử và tính quy luật của sự phát triển xã hội, bồi dưỡng và rèn luyện các kỹ
năng được quy định trong chương trình phổ thông.
2. Thực trạng:
Bài “Ôn tập lịch sử thế giới cận đại”(từ giữa thế kỉ XVI dến năm 1917)
trong chương trình Lịch sử lớp 8 người biên soạn chỉ viết hết sức khái quát,
rất mở, mục I chỉ gợi ý, mục II chỉ nêu 5 nội dung cơ bản . Hiện nay khi
chuẩn bị cho bài này, giáo viên tìm hiểu qua các tài liệu tham khảo đều
hướng dẫn rất sơ sài , không có tính khả thi . Buộc người dạy bài này khi dạy
phải tìm tòi, sáng tạo, hướng dẫn học sinh dựa vào kiến thức đã học trước đó,
củng cố, xâu chuỗi các vấn đề, để từ đó dẫn dắt học sinh hệ thống hoá , khái
quát hoá thành các nội dung chủ yếu của lịch sử thế giới cận đại.
Trong những năm học qua, đặc biệt là khi ngành giáo dục thực hiện đổi
mới phương pháp, nội dung chương trình sách giáo khoa các giáo viên dạy
học lịch sử ở cấp trung học cơ sở đã bước đầu nhận thức rõ hơn về yêu cầu
của dạng bài ôn tập sơ kết và đạt được những kết quả khiêm tốn . Bên cạnh
những kết quả đó thì hiện nay ở nhiều nơi, khi các giáo viên dạy dạng bài này
còn có nhiều tồn tại, cụ thể:

1


- Một bộ phận giáo viên khi thực hiện dạng bài này chỉ làm một việc là


nhắc lại các kiến thức đã học ở các bài trước đó một cách khô khan, đơn điệu
chỉ dừng lại ở nhiệm vụ cũng cố kiến thức.
- Một bộ phận đó xác định được các yêu cầu trong tiết ôn tập tổng kết
song thiếu phương pháp để tổ chức thực hiện bài ôn tập, sơ kết, tổng kết.
Hậu quả của những tồn tại trên đối với học sinh là rất nghiêm trọng. Sau khi
học sinh học xong, được kiểm tra học sinh thường gặp những tồn tại sau:
- Học sinh chỉ biết kể các sự kiện, không thấy được mối quan hệ giữa
các nội dung, lô gíc phát triển theo qui luật nhân quả của lịch sử nói khác đi là
tình trạng “Thấy cây mà không thấy rừng”…..
- Chỉ biết nêu lí luận chung chung, không có cơ sở từ những sự kiện
lịch sử.
- Học sinh không phát huy được khả năng tư duy một cách tích cực và
sáng tạo. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến quan niệm sai lầm
cho rằng học lịch sử chỉ cần trí nhớ mà không cần thông minh, không cần
phát triển tư duy.
Kết quả là điểm thi của học sinh khi làm bài lịch sử rất thấp nếu gặp
phải dạng câu hỏi, đề có yêu cầu khái quát và tổng hợp.
II. GIẢI PHÁP MỚI.
Với nhận thức muốn thực hiện tốt các yêu cầu của bài ôn tập tổng kết
nói riêng và góp phần nâng cao chất lượng của việc dạy học lịch sử nói chung
giáo viên phải rèn luyện kĩ năng củng cố, khái quát, hệ thống hoá trong dạy
học bộ môn.
Phần lịch sử thế giới cận đại trong chương trình lịch sử lớp 8 là một nội
dung có tầm quan trọng và độ khó trong toàn bộ chương trình lịch sử thế giới.
Để học sinh nắm vững nội dung của phần này ngoài yêu cầu là phải nắm vững
kiến thức của các bài cung cấp kiến thức mới trước đó thì phải thực hiện thật
tốt bài Ôn tập Lịch sử thế giới cận đại (Từ thế kỷ XVI đến năm 1917).
A. LẬP KẾ HOẠCH.
2



1. Yêu cầu đối với học sinh:
Trước khi tiến hành giảng dạy, giáo viên cho học sinh dựa vào kiến
thức của phần lịch sử thế giới cận đại và ra những yêu cầu sau:
a. Đối với tất cả học sinh: ôn tập , tìm các sự kiện chính của Lịch sử thế giới
từ giữa thế kỷ XVI đến năm 1917.
b. Giáo viên chia lớp theo 5 nhóm (tổ) và yêu cầu học sinh hoàn thành trước
lúc dạy học bài ôn tập.
Nhóm 1: Lập niên biểu các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại.
Nhóm 2: Lập niên biểu biểu phong trào công nhân, phong trào cộng
sản quốc tế từ khi ra đời đến đầu thế kỉ XX.
Nhóm 3: Bảng hệ thống thuộc địa của các đế quốc.
Nhóm 4: Lập niên biểu về phong trào đấu tranh giải phóng của nhân
dân các nước thuộc địa.
Nhóm 5: Bảng thống kê các thành tựu chủ yếu về khoa học, kĩ thuật,
văn học nghệ thuật thời cận đại.
( Yêu cầu các bảng trên được thiết kế trên mặt của giấy A 0, đẹp, rõ
ràng để trở thành đồ dùng dạy học cho các năm sau).
Lưu ý: Hiện nay việc chia nhóm để tìm hiểu từng phần kiến thức ở các
bài cung cấp kiến thức mới rất ít thực hiện nhưng ở dạng bài ôn tập ,tổng kết
vẫn phát huy tác dụng bởi học sinh chỉ sử dụng các kiến thức đã học trước đó.
2. Phương án của giáo viên:
Dựa trên các kiến thức của học sinh có được khi tìm hiểu ở nhà, giáo
viên sẽ thực hiện theo các bước sau:
- Củng cố kiến thức cho học sinh, sửa chữa những sai sót của học sinh
để các kiến thức đó trở thành kiến thức chuẩn (các bảng, niên biểu nội dung
theo từng chủ đề).
- Các chuẩn kiến thức theo chủ đề đó là bức tranh toàn diện về các hiện
tượng,về quá trình lịch sử để giáo viên và học sinh thực hiện việc hệ thống
hoá và khái quát hoá kiến thức, có lưu ý đến kĩ năng so sánh .

3


- Cũng từ những kiến thức sau khi đã dược khái quát hoá, hệ thống hoá
đó giáo viên hướng dẫn học sinh trả lời các câu hỏi có tính nâng cao mà ở các
bài trước đó không giải quyết được.
- Hướng dẫn để học sinh tìm ra mối quan hệ giữa các nội dung kiến
thức cơ bản thời cận đại bằng cách cho học sinh tìm hiểu các mâu thuẫn chủ
yếu ở thời kì chủ nghĩa đế quốc, hậu quả của những mâu thuẫn chủ yếu đó
chính là tìm hiểu một số nội dung chủ yếu của phần cận đại.
B. THỰC HIỆN BÀI DẠY.
I . Những sự kiện lịch sử chính.
Ở mục này giáo viên hướng dẫn cho học sinh dùng các bảng, niên biểu
lịch sử đã làm ở nhà của các nhóm để xây dựng bảng những sự kiện lịch sử
chính.
Giáo viên giải thích cho học sinh hiểu sự kiện chính: Là sự kiện phản
ánh những biến cố, hiện tượng chi phối một phạm vi nhất định của quá trình
xã hội, những nét đặc biệt và điển hình của quá trình này có ảnh hưởng đến sự
phát triển của thời kỳ sau.
Từ sự xây dựng của học sinh giáo viên bổ sung, sửa chữa cho học sinh
để rút ra những sự kiện chính sau:
Bảng 1: Những sự kiện lịch sử chính.
Thời gian
Tháng 8/1556
1640 - 1688
1776
1789 - 1794
1840 - 1842
1848
1848 - 1849

1857 – 1859
1859 – 1870
1861
28/9/1864
1864 -1871

Sự kiện
Cách mạng tư sản Hà Lan.
Cách mạng tư sản Anh.
Tuyên ngôn độc lập của hợp chủng quốc châu Mĩ.
Cách mạng tư sản Pháp.
Chiến tranh thuốc phiện (Anh – Trung Quốc).
Tuyên ngôn của Đảng cộng sản.
Phong trào cách mạng ở Pháp - Đức.
Khởi nghĩa Xiphay ở Ấn Độ.
Đấu tranh thống nhất Italia.
Cải cách nông nô ở Nga.
Quốc tê thứ nhất ra đời ở Luân Đôn.
Đấu tranh thống nhất nuớc Đức.
4


1868
1871
l1/5/1886
Nửa sau thế kỷ XVIII –
nửa đầu thế kỷ XI X.
1905 - 1907
1911
1914 - 1918


Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản.
Công xã Pari.
Công nhân Mỹ đấu tranh.
Cách mạng công nghiệp ở các nước Tây Âu.
Cách mạng dân chủ tư sản ở Nga.
Cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc.
Chiến tranh thế giới lần thứ nhất.

Ở mục này giáo viên không yêu cầu học sinh nêu kết quả và ý nghĩa chỉ
yêu cầu học sinh nêu được nội dung cơ bản để cung cấp những kiến thức
mang tính định hướng cho học sinh nhằm thực hiện tốt việc khái quát, tổng
hợp ở mục II.

5


II. NHỮNG NỘI DUNG CHỦ YẾU.
Giáo viên yêu cầu học sinh trình bày kết quả của các nhóm đã làm ở
nhà. Giáo viên củng cố, uốn nắn cho học sinh, đánh giá, cho điểm theo nhóm.
Kết quả sau khi củng cố sẽ trở thành các chuẩn kiến thức, dựa vào các chuẩn
kiến thức đó để khái quát, hệ thống hoá thành các nội dung chính cần tìm
hiểu.Từ năm nội dung đó giáo viên gợi ý dẫn dắt cho học sinh tìm ra các mối
quan hệ lịch sử giữa các nội dung đó nếu có.
1. Cách mạng tư sản và phát triển của
chủ nghĩa tư bản.
.
a. Cách mạng tư sản.
Giáo viên yêu cầu nhóm 1 trình bày
Niên biểu các cuộc cách mạng tư sản từ

giữa thế kỉ XVI đến đầu thế kỷ XX.
Từ sự trình bày của học sinh giáo
viên củng cố bổ sung và có bảng niên biểu
sau:

Bảng 2: Niên biểu các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại.
Thời gian Cách mạng tư sản.
Kết quả và ý nghĩa.
1566 - 1648 Cách mạng tư sản Lật đổ nền thống trị của phong kiến Tây
Hà Lan.

Ban Nha, Hà Lan được giải phóng tạo
điều kiện cho kinh tế TBCN phát triển

mạnh mẽ.
1642 - 1688 Cách mnạg tư sản Mở đường cho CNTB đem lại thắng lợi
Anh.
cho giai cấp tư sản và quý tộc mới.
1775 – 1777 Chiến tranh giành Giải phóng nhân dân Bắc Mỹ thoát khỏi
độc lập của 13 bang ách đô hộ của chủ nghĩa thực dân, làm
6


thuộc địa Anh ở cho nền kinh tế tư bản Mỹ phát triển.
Bắc Mỹ.

Ảnh hưởng đến phong trào đấu tranh

giành độc lập của nhiều nước.
1789 - 1794 Cách mạng tư sản Lật đổ chế độ phong kiến đưa giai cấp tư

Pháp.

sản lên nắm quyền.
Xoá bỏ những trở ngại trên con đường

1859 - 1870 Đấu

tranh

phát triển của CNTB.
thống Italia thống nhất từ 7 vương quốc nhỏ.

nhất Italia.

Thống nhất thị trường tiền tệ, đơn vị đo
lường. Tạo điều kiện cho kinh tế CNTB

1861

phát triển
Cải cách nông nô ở Tạo điều kiện cho kinh tế CNTB phát
Nga

triển. Đưa nước Nga chuyển nhanh sang

CNTB.
1864 - 1871 Thống nhất nước Nước Đức được thống nhất từ 37 vương
Đức.

quốc lớn nhỏ.

Thống nhất được thị trường tiền tệ, đơn
vị đo lường, tạo điều kiện cho kinh tế

1868

Duy Tân Minh Trị

TBCN ở Đức phát triển.
Đưa Nhật Bản thoát khỏi nguy cơ trở
thành thuộc địa, phát triển thành một

1911

nước TBCN.
Cách mạng Tân Hợi Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế, thiết
lập chế độ cộng hoà. Tạo điều kiện cho
CNTB phát triển.
Có ảnh hưởng đối với phong trào đấu
tranh giải phóng dân tộc ở Châu Á.

Từ bảng chuẩn kiến thức trên giáo viên
khai thác những nội dung sau:
- Nội dung 1
7


* Câu hỏi: Tìm hiểu qua các cuộc cách
mạng tư sản hãy rút ra nguyên nhân chung
của cách mạng tư sản?
- Giáo viên có thể gợi ý dẫn dắt từ các

nguyên nhân riêng của một số cuộc cách
mạng đã học để rút ra nguyên nhân chung:
+ Kinh tế: Có nền kinh tế phát triển nhưng
chế độ phong kiến kìm hãm: ví dụ các đạo
luật cản trở sự phát triển ở Bắc Mỹ. Hàng
rào thuế quan do sự cát cứ của chế độ
phong kiến, đơn vị đo lường, tiền tệ không
thống nhất ở Đức và Italia.
+ Xã hội: ở Anh và Pháp là mâu thuẫn gay
gắt giữa phong kiến với mọi tầng lớp khác,
ở Mỹ là toàn thể nhân dân thuộc địa và
chính quốc…
+ Chính trị: Sự cai trị lỗi thời của chế độ
phong kiến, cản trở sự phát triển mọi mặt
của xã hội.
Như vậy học sinh sẽ rút ra được nguyên
nhân chung của cách mạng tư sản.
- Nguyên nhân của cách mạng
tư sản: Sự kìm hãm của chế độ
phong kiến đã lỗi thời với nền
sản xuất TBCN đang ngày càng
phát triển mạnh mẽ.
Nội dung 2:
Giáo viên: Tuỳ vào tình hình ở mỗi nước
yêu cầu của cách mạng, cách mạng tư sản
8


đã diễn ra dưới nhiều hình thức.
*Câu hỏi: Qua các cuộc cách mạng tư sản

đã học em hãy cho biết các hình thức của
cách mạng tư sản? Cho ví dụ minh hoạ?
- Các hình thức của cách mạng
tư sản:
+ Nội chiến: ở Anh, ở Pháp.
+ Đấu tranh giải phóng: ở Hà
Lan, ở 13 thuộc địa Anh ở Bắc
Mỹ.
+ Cải cách: ở Nga, Nhật Bản.
+ Đấu tranh thống nhất: ở Đức
và Italia.
*Câu hỏi: Qua tìm hiểu về các cuộc cách
mạng tư sản cho biết: Đối tượng, lãnh đạo,
kết quả và hướng phát triển của cách mạng
tư sản?
Từ sự trả lời của học sinh giáo viên củng
cố sẽ có bảng chuẩn kiến thức sau:
Bảng 3 : Cách mạng tư sản.
NỘI DUNG
Đối tượng cách mạng.
Động lực cách mạng.
Giai cấp lãnh đạo.
Kết quả cách mạng.
Hướng phát triển

CÁCH MẠNG TƯ SẢN.
Đánh đổ chế độ phong kiến.
Giai cấp tư sản và quần chúng nhân dân.
Giai cấp tư sản và quý tộc tư sản hoá.
Tạo điều kiện cho CNTB phát triển.

Thiết lập nền chuyên chính tư sản xây dựng
CNTB.

*Câu hỏi: Em hãy cho biết cuộc cách
mạng tư sản nào là cách mạng tư sản
triệt để nhất? Vì sao?
TL: Cách mạng tư sản Pháp.
9


*Câu hỏi: Nguyên nhân để cách
mạng tư sản Pháp triệt để nhất?
TL: - Do sự đấu tranh mạnh mẽ
không khoan nhượng của quần chúng
nhân dân.
- Sự chuẩn bị lâu dài về mọi mặt
trước khi cách mạng diễn ra - đặc biệt
là sự chuẩn bị về mặt tư tưởng.
Giáo viên đánh giá chung về CMTS
và CNTB:
- Ưu điểm: CNTB là một bước tiến
lớn so với chế độ phong kiến:
+Về kinh tế: thúc đẩy sản xuất phát
triển mạnh mẽ, như Mác nói : chỉ cần
100 năm nền sản xuất tư bản chủ
nghĩa làm ra khối lượng hàng hoá
bằng tất cả khối lượng hàng hoá mà
con người làm ra trước đó.
+Về chính trị, xã hội: lần đầu tiên các
giá trị cao cả được thực hiện: như

quyền con người, quyền công dân,
quyền tự do, được ban hành.
- Hạn chế của cách mạng tư sản:Bên
cạnh các tiến bộ mà CMTS đem lại
thì nó còn có nhiều hạn chế, nó chỉ
thay thế hình thức bóc lột này bằng
hình thức bóc lột khác. Như Nguyễn
Ái Quốc đã nói : “Cách mệnh tư bản
10


là cách mệnh không đến nơi, tiếng là
cộng hoà và dân chủ, kỳ thực trong
thì nó tước lục (tước đoạt) công nông,
ngoài thì áp bức thuộc địa…người ta
làm cách mệnh cách đây hàng trăm
năm mà dân chúng còn cực khổ đang
toan tính làm lại cuộc cách mệnh
khác”.
b. Sự phát triển của CNTB.
Giáo viên dẫn dắt:
- Sau khi tiến hành cách mạng trên
lĩnh vực chính trị giai cấp tư sản đã
nắm được quyền lãnh đạo liền tiến
hành cách mạng trên lĩnh vực sản
xuất.
Đây là nguyên nhân để thúc đẩy sản
xuất phát triển, là động lực để cách
mạng công nghiêp bùng nổ đầu tiên ở
Anh (nửa sau thế kỷ XVIII), ở Pháp

(những năm 30 của thế kỷ XIX), ở
Đức( những năm 40 của thế kỷ

XI

X)…
- Những chuyển biến mạnh mẽ giữa
thế kỷ XIX đã xác lập CNTB ở Châu
Âu, Bắc Mỹ và Nhật Bản. Kinh tế
TBCN được tăng trưởng nhanh chóng
do quá trình công nghiệp hoá đã tác
động mạnh mẽ đến thị trường thế
11


giới. Nó đã xây dựng cơ sở kỹ thuật
vững chắc cho CNTB vượt xa chế độ
phong kiến và nhờ vậy đảm bảo phần
thắng lợi cho CNTB.
*Câu hỏi: Em hãy nêu các giai đoạn
phát triển của CNTB?
Từ kết quả trả lời của học sinh giáo
viên củng cố có nội dung sau:

- Từ giữa thế kỉ XVI đến năm 1871:
CNTB tự do cạnh tranh.
- Từ năm 1871 đến 1917: CNTB độc
quyền - Chủ nghĩa đế quốc.

*Câu hỏi: Đặc điểm của chủ nghĩa

đế quốc?
- Các công ty độc quyền ra đời.
- Tập trung tư bản (tiền vốn).
- Tăng cường xâm lược thuộc địa.
*Câu hỏi : Em hãy tìm những mâu
thuẫn cơ bản của thời kì chủ nghĩa đế
quốc?
TL:
- Mâu thuẫn thứ nhất: giữa giai cấp tư
sản với vô sản.
- Mâu thuẫn thứ hai: giữa các thuộc
địa với chính quốc.
- Mâu thuẫn thứ ba: giữa đế quốc với
đế quốc.
Giáo viên hướng dẫn cho học sinh
hiểu các mâu thuẫn này chính là
nguyên nhân để bùng nổ các phong
12


trào , các cuộc đấu tranh rộng lớn ở
thời kì cận đại mà chúng ta sẽ tìm
hiểu ở phần sau.
2. Cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân của các nước tư bản , sự ra đời
của chủ nghĩa xã hội khoa học.
Giáo viên : nội dung này là tìm hiểu
nguyên nhân và hậu quả của mâu
thuẫn thứ nhất, mâu thuẫn giữa tư sản
với vô sản
Yêu cầu: Học sinh nhóm 2 trình bày

Niên biểu phong trào công nhân,
phong trào cộng sản từ cuối thế kỉ
XVIII đến đầu thế kỉ XX.
Từ sự trình bày của học sinh giáo
viên củng cố có bảng sau:
Bảng 4: Niên biểu phong trào công nhân từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế
kỉ XX.
THỜI GIAN
Cuối thế kỷ XVIII
Đầu thế kỷ XIX
1831, 1834
1844
1836 - 1847
2/1848
23/6/1848
1848 - 1849
28/9/1864
3/1871
1/5/1886
1875
1879
1883
14/7/1889
1903

SỰ KIỆN
Phong trào phá máy, đốt công xưởng ở Anh.
Phong trào lan rộng ra Pháp, Bỉ, Đức.
Công nhân dệt tơ ở thành phố Liông Pháp khởi nghĩa.
Công nhân vùng Sơ la đin ở Đức đấu tranh.

Phong trào hiến chương ở Anh.
Tuyên ngôn của Đảng cộng sản.
Nhân dân lao động Pari khởi nghĩa.
Phong trào cách mạng bùng nổ khắp Châu Âu.
Quốc tế thứ nhất ra đời.
Công xã Pari.
350.000 công nhân Niu-ooc đấu tranh.
Đảng xã hội dân chủ Đức ra đời.
Đảng công nhân Pháp thành lập.
Nhóm giải phóng lao động Nga hình thành.
Quốc tế thứ hai ra đời.
Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga thành lập.
13


1905 - 1907

Cách mạng dân chủ lần thứ nhất ở Nga.

*Câu hỏi: Hãy rút ra nguyên nhân
dẫn đến phong trào công nhân?
TL: Khi giai cấp tư sản lên nắm
quyền do lòng tham lợi nhuận bóc lột
nặng nề, đời sống công nhân vô cùng
khốn khổ.
*Câu hỏi thảo luận: Qua niên biểu
của phong trào trên hãy chọn ra các
sự kiện để thấy phong trào công nhân
trong thời kì cận đại có sự phát triển
mạnh mẽ ?

Học sinh có thể chọn một số sự kiện,
từ đó giáo viên uốn nắn chọn ra các
sự kiện sau:
- Phong trào phá máy đốt công xưởng
- Tuyên ngôn của Đảng cộng sản.
- Quốc tế thứ nhất.
- Công xã Pa-ri.
* Câu hỏi: Từ niên biểu phong trào
công nhân hãy chia các giai đoạn
phát triển và đặc điểm của từng giai
đoạn?

- Cuối thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ
XIX.
14


+ Đấu tranh tự phát lẻ tẻ, đối tượng là
máy móc.
+ Về sau có sự chuyển biến, có tổ
chức.
- Những năm 1830 – 1840:
+ Đấu tranh với tư cách là lực lượng
độc lập.
+ Có mục đích chính trị, có tính quần
chúng và tổ chức cao hơn, có sự liên
kết.
- Từ 1840 – 1871: Phong trào có
bước tiến lớn.
+ Đấu tranh một cách tự giác có tính

quốc tế.
+ Phong trào công nhân kết hợp với
chủ nghĩa Mác thành phong trào cộng
sản.
- Từ 1871 đến đầu thế kỷ XX.
+ Sự truyền bá của chủ nghĩa Mác –
Lê-nin dẫn đến các tổ chức giai cấp
vô sản được thành lập.
+ Với sự hoạt động của quốc tế thứ 2,
phong trào phát triển rộng lớn hơn.
*Câu hỏi: Cuộc cách mạng vô sản
đầu tiên?
TL: Công xã Pari.
*Câu hỏi: Qua diễn biến của công xã
Pari hãy cho biết: Đối tượng? Động
15


lực? Lãnh đạo? Mục đích? Hướng
phát triển của cách mạng vô sản?.
Từ sự trả lời của học sinh giáo viên
củng cố, có bảng chuẩn kiến thức sau:

Bảng 5 : Cách mạng vô sản.
NỘI DUNG
Đối tượng cách mạng.
Động lực cách mạng.
Lãnh đạo cach mạng.
Mục đích cách mạng.
Hướng phát triển của cách mạng.


CÁCH MẠNG VÔ SẢN
Đánh đổ giai cấp tư sản.
Công nhân và các tầng lớp nhân dân.
Giai cấp vô sản.
Thiết lập nền chuyên chính vô sản.
Xây dựng chủ nghĩa xã hội.

*Câu hỏi: Vậy cuộc cách mạng 1905
– 1907 ở Nga là cách mạng tư sản
hay vô sản?
Học sinh sẽ có những so sánh:
+ Giống cách mạng tư sản :ở đối
tượng cách mạng là chế độ phong
kiến.
+ Giống cách mạng vô sản :ở giai cấp
lãnh đạo là vô sản và mục đích cách
mạng.
Từ sự so sánh của học sinh , sau khi
củng cố có được bảng chuẩn kiến
thức sau:

16


Bảng 6 : Cách mạng dân chủ tư sản.
NỘI DUNG

CÁCH MẠNG DÂN CHỦ TƯ SẢN.


Đối tượng

Chế độ phong kiến.

Động lực

Công nhân và các tầng lớp nhân dân lao động.

Lãnh đạo

Giai cấp vô sản.

Hương phát triển.

Thiết lập nền chuyên chính vô sản.

Giáo viên kết luận: Vậy cuộc cách
mạng 1905 – 1907 là cách mạng dân
chủ tư sản.
*Câu hỏi nâng cao: Tại sao đến đầu
thế kỷ XX giai cấp tư sản không tiếp
tục tấn công chế độ phong kiến?
TL: Lúc này giai cấp tư sản không
còn tiến bộ như trước bộc lộ bản chất
thoả hiệp.
Tiếp đó để củng cố cho học sinh giáo
viên treo ba bảng: cách mạng tư sản
(bảng 3), cách mạng vô sản (bảng5),
cách mạng dân chủ tư sản (bảng 6)
cho học sinh tiếp tục so sánh , củng

cố.
3. Sự xâm lược của thực dân phương Tây và phong trào đấu tranh giải
phóng của nhân dân thuộc địa.
Tìm hiểu về nội dung này là tìm hiểu
về mâu thuẫn và hậu quả của mâu
thuẫn thứ 2 trong thời kì chủ nghĩa đế a. Sự xâm lược của thực dân
17


quốc.

phương Tây.

Giáo viên dẫn dắt cho học sinh hiểu - Nguyên nhân:
đặc trưng cơ bản cho kinh tế tư bản
chủ nghĩa là hàng hoá. Trong quá trình
sản xuất yêu cầu phải có yếu tố đầu
vào (nguyên liệu) và đầu ra (thị trường
tiêu thụ).Trong khi đó nguyên liệu và
thị trường trong nước thì ngày càng eo
hẹp buộc giai cấp tư sản phải tìm kiếm
bên ngoài - đó là các quốc gia phong
kiến lạc hậu về chính trị và kinh tế
nhưng giàu tài nguyên ở phương
Đông.Đó chính là nguyên nhân của
việc xâm lược thuộc địa của các đế - Quá trình: Đầu thế kỷ XIX đến đầu
quốc phương Tây.

thế kỷ XX.
- Kết quả :đến đầu thế kỷ XX hệ thống

thuộc trên thế giới đã chia xong.

Giáo viên yêu cầu học sinh nhóm 3 trình bày bảng sự phân chia lãnh thổ của
các đế quốc.
Bảng 4: Các đế quốc và hệ thống thuộc địa.
Các

Các thuộc địa

nước
Trung
Anh

Pháp

Quốc,

Ấn

Độ,

Diện tích

Dân số
thuộc địa
Ôxtrâylia, 33 triệu km2 370 triệu người

Canada, Xingapo, Mãlai, Miến Điện,

(chiếm


Ai Cập, Nam châu phi, Niudilân …

lãnh thổ và 1/4

Trung

Quốc,

Việt

Nam,

Camphuchia, khu vực Bắc Phi …
18

Lào, 11 triệu km

2

1/4

dân số thế giới)
56,5
triệu
người


Đức
Mỹ


Trung Quốc, khu vực tây Nam Phi, 3 triệu km2
Đông Phi …
Trung Quốc, Philipin, Panama, Trung
và Nam Mĩ …

Giáo viên khái quát bằng cách trích dẫn
ý kiến của Nguyễn Ái Quốc: “Như vậy,
9 nước với tổng số dân 320. 657. 000
người với diện tích là 11.407.600 km2
bóc lột các thuộc địa gần hàng trăm dân
tộc với số dân 560.193.000 người với
diện tích 55.637.000 km2. Toàn bộ lãnh
thổ của các thuộc địa rộng gấp 5 lần lãnh
thổ của chính quốc,còn số dân của các
chính quốc chỉ bằng 3/5 số dân của các
thuộc địa .

*Câu hỏi: Nêu chính sách của các đế - Chính sách cai trị:
quốc phương Tây đối với các thuộc địa?

+ Thiết lập bộ máy cai trị, chia đế trị.
+ Bóc lột vơ vét tài nguyên thiên
nhiên.
+ Đàn áp dã man các cuộc đấu tranh
của nhân dân thuộc địa.

Giáo viên khẳng định đây chính là
nguyên nhân của phong trào đấu tranh
giải phóng dân tộc.

b. Phong trào đấu tranh của nhân
dân thuộc địa.
19


Yêu cầu học sinh nhóm 4, trình bày niên biểu phong trào đấu tranh của nhân
dân các thuộc địa.
Bảng 8: Niên biểu phong trào đấu tranh của nhân dân các thuộc địa cuối
thế kỉ XI X đầu thế kỉ XX.
Thời gian
1840 -1842
1857 – 1859
1863 - 1866
1866 - 1867
1884 - 1913
1885 - 1896
1895 - 1901
1896 - 1898
1901
1905
1888
1908

Sự kiện
Chiến tranh thuốc phiện.
Khởi nghĩa Xipay.
Khởi nghĩa Takeo.
Khởi nghĩa Karachê.
Phong trào nông dân Yên Thế
Phong trào Cần Vương.

Phong trào Nghĩa Hoà Đoàn.
Phong trào đấu tranh chống Mỹ.
Khởi nghĩa Xaranakhét.
Phong trào đấu tranh chống chính sách chia

Nước
Trung Quốc
Ấn Độ
Camphuchia
Camphuchia
Việt Nam
Việt Nam
Trung Quốc
Philipphin
Lào
Ấn Độ

đế trị của thực dân Anh.
Kháng chiến chống thực dân Anh.
Phong trào của công nhân Bombay.

Miến điện
Ấn Độ

Từ chuẩn kiến thức trên yêu cầu học
sinh nhận xét về: phạm vi, lãnh đạo,
kết quả, và ý nghĩa của phong trào?

- Phạm vi: Rộng khắp, đặc biệt ở
châu Á.

- Lãnh đạo: Sỹ phu phong kiến, tư
sản dân tộc.
- Kết quả: Chưa dành được tháng
lợi.
- Ý nghĩa:
+ Khẳng định truyền thống đấu
tranh kiên cường ,bất khuất của
nhân dân các nước thuộc địa.
+ Lòng căm thù đế quốc thực dân,
yêu độc lập tự do.
20


+ Là bước chuẩn bị cho sự phát triển
cao hơn ở thời kỳ sau.
4. Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918).
Ở mục này Giáo viên hướng dẫn cho
học sinh tìm hiểu nguyên nhân và hậu
quả của mâu thuẫn thứ 3, trong thời kỳ
chủ nghĩa đế quốc.
Cho học sinh tìm hiểu bảng sau:
Bảng 9: Vị trí kinh tế và thuộc địa của các đế quốc
Năm
Năm 1870
Vị trí Vị trí KT
Diện tích thuộc
Nước
Anh
Pháp
Đức

Mỹ

(thứ)
1
2
3
4

địa(thứ)
1
2
3
4

Năm 1913
Vị trí KT
Diện tích thuộc
(thứ)
3
4
2
1

21

địa (thứ)
1
2
3
4



*Câu hỏi: Từ bảng số liệu trên em rút
ra nhận xét gì?
TL:
- Vị trí kinh tế của các đế quốc thay đổi
mạnh mẽ, đảo lộn trong khi đó hệ
thống thuộc địa của các đế quốc vẫn
giữ nguyên.
- Là sự phát triển không đồng đều, dẫn
đến mâu thuẫn về thị trường, thuộc địa
giữa các đế quốc trên thế giới.
Đây chính là nguyên nhân sâu xa của
chiến tranh thế giới thứ nhất.
*Câu hỏi: Hãy cho biết tính chất, diễn
biến và kết cục của chiến tranh thế giới
thứ nhất?
- Diễn biến:
+ Giai đoạn thứ nhất (1914 – 1916):
Ưu thế thuộc về phe Liên minh.
+ Giai đoạn thứ hai (1917 – 1918):
Giáo viên nhấn mạnh:

Ưu thế thuộc về phe Hiệp ước.

Qua cuộc chiến này, bản chất của giai - Kết cục: Gây nhiều tai hoạ cho
cấp tư sản, bộ mặt của chủ nghĩa đế nhân loại, bản đồ thế giới được chia
quốc được bộc lộ, là chiến tranh đế lại.
quốc phi nghĩa. Đây chính là điều kiện
cho cách mạng thế giới đặc biệt là cuộc

cách mạng tháng Mười Nga nhanh
chóng bùng nổ và dành thắng lợi, mở
ra thời kỳ hiện đại của lịch sử thế giới.
Bởi như Lê Nin đã từng nói: “Chủ
22


nghĩa đế quốc là đêm trước của cách
mạng vô sản”.

5. Sự phát triển của văn học, nghệ thuật, khoa học kỹ thuật thời cận đại.
Giáo viên yêu cầu học sinh Nhóm 5 trình bày kết quả tìm hiểu của mình.
Từ sự trình bày của học sinh giáo viên sữa chữa có bảng sau:
Bảng 10: Thành tựu khoa học, kĩ thuật, văn học nghệ thuật thời cận đại.
Lĩnh vực

Thành tựu

Tác giả

- Thuyết vạn vật hấp dẫn.

Niu tơn

Thời gian
phát minh
- Đầu thế kỉ
XVIII

Khoa học

tự nhiên

- Định luật bảo toàn vật chất Lômônôxốp

- Giữa thế kỷ

và năng lượng .

XVIII

- Sự phát triển của thực vật và Puốc kin giơ

- Năm 1837.

đời sống của mô động vật.
- Thuyết tiến hoá di truyền.
Đác uyn
Khoa học - Chủ nghĩa duy vật và phép Phoi ơ bách
xã hội

biện chứng.

Hê ghen

- Kinh tế chinh trị học tư sản.

Xmit và Ricác đô

23


- Năm 1859


- Chủ nghĩa xã hội không Phu riê, O oen,
tưởng.

Xanh xi mông

- Chủ nghĩa xã hội khoa học.
- Máy hơi nước.
- Máy dệt đầu tiên.
Kỹ thuật - Tàu thuỷ động cơ hơi nước.
- Xe lửa chạy trên đường sắt.
- Bảng chữ cái cho máy tính

Các Mác, Enghen
Giêm Oat
Et mơn Các rai
Phơn tơn

Giữa TK XIX
1784
1785
1807

Xti phen xơn
Mooc-xơ

1814
Giữa TK XIX


điện tín….
- Trào lưu triết học ánh sáng

Vônte,Gớt, Ruxơ,
Môngtexkiơ, …

- Văn học hiện thực phê phán

Bazắc, Thaccarê,
Đích ken, Gôngô,

Triết
học,văn

Leptônxtôi
- Các tác phẩm âm nhạc kinh Mô da, Bách, Bet

học nghệ điển ca ngợi cuộc đấu tranh vì tô ven, Sôpanh,
thuật

tự do, lòng nhân ái.

Trai acôpxki…

- Các tác phẩm hội hoạ đặc sắc Đavit,

Cuốcbê,

phê phán phong kiến và giáo Đaloacroa, Gôia

hội…
Ở nội dung này giáo viên cần khai thác
những nội dung sau:
- Giáo viên khái quát điều kiện để
khoa học kĩ thuật,văn học, nghệ thuật
phát triển mạnh mẽ ở thời cận đại. (do
nhu cầu của con người, sự giải phóng
khỏi chế độ phong kiến…).
Đây là thành tựu của toàn thể nhân
loại.
24


- Giáo viên đặt câu hỏi hướng dẫn trả
lời về thành tựu nổi bật của mỗi lĩnh
vực.
Ví dụ: Thành tựu phát minh nổi bật
nhất trên lĩnh vực kĩ thuật là gì?
- TL: Máy hơi nước.
Vì máy hơi nước xuất hiện đã làm tốc
độ sản xuất và năng suất lao động
tăng rõ rệt, áp dụng trong nhiều
nghành công nghiệp khác nhau.
Đánh dấu bước ngoặt mới trong lịch
sử văn minh thế giới, đưa nhân loại
bước từ nền văn minh nông nghiệp
sang nền văn minh công nghiệp.
*Câu hỏi: Ý nghĩa của các thành tựu - Ý nghĩa:
trên?


+ Đập tan những quan điểm duy
tâm sai lầm của chế độ phong
kiến, giáo hội trung cổ.
+ Phản ánh năng lực sáng tạo phi
thường của nhân loại.
+ Làm thay đổi đời sống vật chất,
tinh thần của con người.
+ Chứng minh quy luật phát triển
của lịch sử văn minh nhân loại.
III. BÀI TẬP THỰC HÀNH.
Mục này tuỳ thuộc vào thời gian ,nếu hết thời gian giáo viên có thể

hướng dẫn học sinh về nhà tìm hiểu. Cũng như ở lớp giáo viên định hướng
cho học sinh phải đảm bảo những yêu cầu sau:
25


×