Tải bản đầy đủ (.docx) (79 trang)

đánh giá thực trạng và giải pháp quản lý bảo vệ rừng trê địa bàn huyện đại lộc tỉnh quảng nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 79 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ

Khoa Lâm nghiệp

KHÓA LUẬN

TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI

Thực trạng và giải pháp quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn
huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam

Sinh viên thực hiện: Lê Quang Tâm
Lớp: Quản lý tài nguyên rừng K47 B
Thời gian thực tập: Từ ngày 01/10/2016 đến 20/01/2017
Địa điểm thực tập: Hạt Kiểm lâm huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Dương Viết Tình
Bộ môn: Lâm sinh

NĂM 2017
)


Được sự nhất trí của Ban chủ nhiệm khoa Lâm
Nghiệp trường Đại Học Nông Lâm Huế, tôi đã tiến
hành thực hiện đề tài: “ Thực trạng và giải pháp quản
lý bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng
Nam ”.
Sau một thời gian nghiêm túc làm việc, tôi đã
hoàn thành đề tài của mình. Để có được kết quả đó tôi
đã nhận được sự giúp đỡ của các giảng viên trong khoa


Lâm Nghiệp đặc biệt là GVC. PGS.TS.Dương Viết Tình,
người đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình
thực hiện. Bên cạnh đó tôi còn nhận được sự giúp đỡ
của Hạt Kiểm lâm huyện Đại Lộc , UBND huyện, chính
quyền địa phương các xã, cùng bà con nhân dân đã
nhiệt tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện và chỉ bảo rất tận
tình để tôi thực hiện thành công đề tài.
Nhân dịp này tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc
tới những sự giúp đỡ quý báu đó!
Trong suốt quá trình thực tập, mặc dù tôi đã cố
gắng hết sức nhưng do kinh nghiệm cũng như trình độ
của bản thân còn hạn chế. Vì vậy đề tài không tránh
khỏi những khiếm khuyết. Tôi rất mong nhận được sự
chỉ bảo, đóng góp ý kiến của thầy cô giáo và các bạn
để đề tài hoàn thiện hơn.
Huế, ngày 20 tháng 2 năm 2017
Tác giả

LÊ QUANG TÂM



DANH MỤC CÁC BẢNG


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


BNN&PTNN

Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn

BVR

Bảo vệ rừng

PCCCR

Phòng cháy chữa cháy rừng

PTR

Phát triển rừng

QLBVR

Quản lý bảo vệ rừng

BQLRPH

Ban quản lý rừng phòng hộ


MỤC LỤC


8



Phần 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
Rừng là một bộ phận của môi trường sống là tài nguyên quý báu của nước
ta, có khả năng tái tạo phong phú và đa dạng. Rừng có giá trị to lớn đối với nền
kinh tế quốc dân, văn hoá cộng đồng, du lịch sinh thái nghiên cứu khoa học, an
ninh quốc gia và chất lượng cuộc sống của dân tộc Việt Nam. Hơn nữa rừng còn
ảnh hưởng trực tiếp đến các yếu tố địa lý như: Bảo vệ đất đai, khí hậu, sinh vật.
Rừng có tác dụng bảo vệ nguồn nước, ngăn chặn thiên tai bảo vệ mùa màn ,
đồng thời là nơi nghỉ mát vui chơi giải trí có ý nghĩa về mặt du lịch đem lại lợi
ích cho mỗi Quốc gia. Tuy nhiên trong mấy thập kỷ qua diện tích rừng đã bị thu
hẹp, rừng bị suy giảm cả về số lượng và chất lượng nên đã dẫn đến hạn hán, lũ
lụt ngày càng nhiều, bầu khí quyển bị ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến đời
sống con người và gây thiệt hại cho sản xuất Nông lâm nghiệp. Theo đánh giá
tài nguyên rừng do FAO thực hiện(FRA) diện tích rừng thế giới hiện nay có
khoảng gần 4 tỷ hecta, chiếm 30% tổng diện tích đất trên hành tinh. Tuy nhiên,
diện tích rừng đang tiếp tục suy giảm nghiêm trọng với diện tích rừng bị mất,
trong thời kỳ 2006-2010, trung bình một năm, là 13 triệu ha (FAO)
( . Rừng mất đi đã kéo theo nhiều
hệ lụy tất yếu, gây tổn hại lớn đối với cuộc sống con người, tình trạng hạn hán,
lũ lụt, lốc xoáy diễn ra với tần suất ngày một dày đặc và nguy hiểm, thời tiết trở
nên khó dự báo hơn. Nhiều hệ sinh thái đã bị phá vỡ, số lượng loài có nguy cơ bị
tuyệt chủng tăng lên, xói mòn, rửa trôi diễn ra mãnh liệt, nhiều căn bệnh lạ và
nguy hiểm xuất hiện đe dọa cuộc sống của con người. Việt Nam có tổng diện
tích đất tự nhiên 33,12 triệu ha năm 2006, trong đó diện tích đất có rừng là
13.258.843 triệu ha và 6,16 triệu ha đất trống đồi núi trọc là đối tượng của sản
xuất lâm nghiệp (Bộ NN & PTNT) . Như vậy, ngành Lâm nghiệp đã và đang
thực hiện hoạt động quản lý và sản xuất trên diện tích đất lớn nhất trong các
ngành kinh tế quốc dân. Diện tích đất lâm nghiệp phân bố chủ yếu ở trên các
vùng đồi núi của cả nước, đây cũng là nơi sinh sống của 25 triệu người với
nhiều dân tộc ít người, có trình độ dân trí thấp, phương thức canh tác lạc hậu,

kinh tế chậm phát triển và đời sống còn nhiều khó khăn. Nhận thức được việc
mất rừng là tổn thất duy nhất nghiêm trọng đang đe dọa sức sản sinh lâu dài của
những tài nguyên có khả năng tái tạo, nhân dân Việt Nam đang thực hiện một
chương trình rộng lớn bảo vệ, phát triển rừng, tiến hành xanh hóa những vùng
đất bị tổn thất do chiến tranh và sửa chữa những sai lầm trong công cuộc
“Phát triển nhanh” của mình trong những năm qua. Mục tiêu là trong những
thập kỷ đầu của thế kỷ 21 phủ xanh được 40% - 50% diện tích cả nước, với hy
9


vọng phục hồi lại sự cân bằng sinh thái ở Việt Nam, bảo tồn đa dạng sinh học và
góp phần vào việc làm chậm, tiến tới chặn đứng quá trình nóng lên toàn cầu
(Larousse 2008) . Việt Nam được xem là nước có diện tích rừng tự nhiên tương
đối lớn trong vùng Đông Nam Á. Năm 2006, diện tích rừng khoảng 14,3 triệu
ha, tỷ lệ che phủ khoảng 43%. Hiện nay, tổng diện tích rừng của cả nước hiện
nay là 13.258.843 ha, trong đó diện tích rừng tự nhiên là 10.339.305 ha, rừng
trồng chiếm 2.919.538 ha, độ che phủ 39,1% (Bộ NN & PTNT) . Nhà nước ngày
càng quan tâm hơn đến việc quản lý bảo vệ (QLBV), phát triển rừng (PTR), đã
có những chính sách và chương trình mục tiêu đầu tư lớn như chính sách giao
đất giao rừng, Chương trình 327, Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, dự án 661....
Nhận thức của xã hội, của các tầng lớp nhân dân và chính quyền các cấp về bảo
vệ và phát triển rừng được nâng lên. (Bộ NN & PTNT) Tuy diện tích rừng có
tăng lên trong những năm gần đây do thực hiện các chương trình trồng rừng,
khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên… nhưng chất lượng rừng vẫn tiếp tục bị
suy giảm, do việc khai thác không đúng quy trình, khai thác bất hợp pháp . Hiện
nay ,Quảng Nam có diện tích đất lâm nghiệp 714.221 ha (chiếm 68,4% diện tích
tự nhiên toàn tỉnh), trong đó, diện tích đất có rừng 546.232 ha, độ che phủ rừng
49,8% (rừng tự nhiên 410.686 ha, rừng trồng 135.546 ha) Có những địa phương
tình trạng chặt hạ nhiều cây gỗ nghiến lớn đã xảy ra như rừng pơ mu ở Huyện
Nam Giang (2016) . Mặc dù ngành kiểm lâm đã phối hợp với các ngành chức

năng tăng cường tuần tra bảo vệ rừng nhưng dường như tình trạng này vẫn
không hề thuyên giảm. “Lâm tặc” ngày càng dùng nhiều thủ đoạn tinh vi để
buôn bán, vận chuyển gỗ quí trái phép. Chỉ riêng những tháng cuối năm, lực
lượng kiểm lâm đã phát hiện hàng chục vụ vi phạm về quản lý và bảo vệ rừng.
Đây chỉ là số vụ mà lực lượng kiểm lâm đã phát hiện và bắt giữ. Còn trên thực
tế với so với diện tích rừng bị chặt phá thì vẫn còn một số lượng gỗ rất lớn đang
bị “lâm tặc” cất giấu. Quản lý bảo vệ rừng là một vấn đề nhạy cảm và phức tạp,
vì vậy cần phải làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền, vận động quần chúng
nhân dân cùng tích cực tham gia bảo vệ rừng Trước tình trạng lâm tặc buôn bán,
khai thác, vận chuyển chế biến gỗ trái phép trên địa bàn vẫn chưa thuyên giảm,
lực lượng kiểm lâm tại các địa bàn cần tăng cường hơn nữa công tác tuần tra,
kiểm soát lâm sản trên các tuyến lưu thông, ngăn chặn và xử lý nghiêm các tổ
chức, cá nhân xâm hại đến tài nguyên rừng. Bên cạnh đó, lực lượng kiểm lâm
cần bám sát cơ sở, xây dựng nguồn tin báo trong nhân dân để kịp thời phát hiện
xử lý. Đặc biệt huyện Đại Lộc là huyện trung du miền núi có địa hình đồi núi
chiếm 70% diện tích đất tự nhiên. Tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp của
huyện là 39.184,07 ha, bao gồm:
10


-

-

Trong quy hoạch đất lâm nghiệp : 35.081,20 ha, trong đó:
Đất rừng phòng hộ : 17.699,21 ha.
Đất rừng đặc dụng : 0,00 ha.
Đất rừng sản xuất : 17.381,99 ha.
Rừng ngoài quy hoạch đất lâm nghiệp : 4.102,87 ha
(Kết quả kiểm kê rừng huyện Đại Lộc,Tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2013 -2016 )

Các xã có phần diện tích được quy hoạch là: 13 xã, thị trấn, gồm 45 tiểu
khu. Nên có thể nói là Đại Lộc là một huyện rất có tiềm năng để phát triển
ngành lâm nghiệp, góp phần bảo vệ môi trường phòng chống thiên tai , giảm nhẹ
biến đổi khí hậu toàn . Ngoài ra huyện còn có vị trí địa lý thuận lợi giáp với các
huyện có tiềm năng về rừng và đa dạng sinh học rất lớn như rừng đặt dụng Núi
Chúa Bà Nà huyện hòa vang thành phố Đà Nẵng, huyện Đông giang, huyện
Nam Giang và huyện Nông Sơn Là cầu nối với các huyện có tài nguyên rừng
phong phú ,trong thời gian qua, hạt kiểm lâm huyện đã thực hiện tốt công tác
quản lý bảo vệ rừng tuy nhiên vẫn còn những tồn tại không ít những khó khăn
và hạn chế trong các vấn đề bảo về tài nguyên rừng cũng như các vấn đề về truy
quét đấu tranh phòng chống tội phạm.
Từ những vấn đề trên mà tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Thực trang và
giải pháp quản lý bảo vệ rừng trên đại bàn huyện Đại lộc, tỉnh Quảng Nam”.

11


Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1. Một số khái niệm liên quan
2.1.1. Khái niệm về rừng
- Rừng là quần xã sinh vật trong đó cây rừng là thành phần chủ yếu. Quần
xã sinh vật phải có diện tích đủ lớn. Giữa quần xã sinh vật và môi trường, các
thành phần trong quần xã sinh vật phải có mối quan hệ mật thiết để đảm bảo
khác biệt giữa hoàn cảnh rừng với các hoàn cảnh khác.
- Năm 1930, Morozov đưa ra khái niệm: Rừng là một tổng thể cây gỗ, có
mối liên hệ lẫn nhau, nó chiếm một phạm vi không gian nhất định ở mặt đất và
trong khí quyển. Rừng chiếm phần lớn bề mặt Trái Đất và là một bộ phận của
cảnh quan địa lý.
- Năm 1952, M.E. Tcachenco phát biểu: Rừng là một bộ phận của cảnh
quan địa lý, trong đó bao gồm một tổng thể các cây gỗ, cây bụi, cây cỏ, động vật

và sinh vật. Trong quá trình phát triển của mình chúng có mối quan hệ sinh học
và ảnh hưởng lẫn nhau và với hoàn cảnh bên ngoài.
- Năm 1974, I.S. Mê-lê-khôp cho rằng: Rừng là sự hình thành phức tạp
của tự nhiên, là thành phần cơ bản của sinh quyển địa cầu.
2.1.2. Khái niệm về quản lý bảo vệ rừng
Quản lý bảo vệ rừng là một lĩnh vực tương đối rộng lớn bao gồm hàng
loạt các biện pháp quản lý bảo vệ rừng khác nhau như quản lý bảo vệ bằng hệ
thống các lâm luật, chính sách, các nghị định như giao đất, giao rừng, phòng
chống lửa rừng…
2.1.3. Quản lý bảo vệ rừng bền vững
Trong thời gian gần đây, quản lý rừng bền vững đã trở thành một nguyên tắc đối
với quản lý kinh doanh rừng đồng thời cũng là một tiêu chí mà quản lý kinh
doanh rừng phải đạt tới. Hiện tại có hai định nghĩa đang được sử dụng ở Việt
Nam.
Theo ITTO (tổ chức gỗ nhiệt đới quốc tế), quản lý rừng bền vững là quá
trình quản lý những lâm phận ổn định nhằm đạt được một hoặc nhiều hơn những
mục tiêu quản lý rừng để đề ra một cách rõ ràng, như đảm bảo sản xuất liên tục
những sản phẩm và dịch vụ mong muốn mà không làm giảm đáng kể những giá
trị di truyền và năng suất tương lai của rừng và không gây ra những tác động
không mong muốn đối với môi trường tự nhiên và xã hội.
12


Theo tiến trình Hensinki, quản lý rừng bền vững là sựu quản lý rừng và
đất rừng theo cách thức và mức độ phù hợp để duy trì tính đa dạng sinh học,
năng suất, khả năng tái sinh, sức sống của rừng và duy trì tiềm năng của rừng
trong quá trình thực hiện và trong tương lai, các chức năng sinh thái, kinh tế và
xã hội của rừng ở cấp địa phương, cấp quốc gia, và cấp toàn cầu và không gây ra
những tác hại đối với hệ sinh thái khác.
Các định nghĩa trên, nhìn chung tương đối dài dòng nhưng tựu trung lại có mấy

vấn đề chính sau:
Quản lý rừng ổn định bằng các biện pháp phù hợp nhằm đạt các mục tiêu
đề ra (sản xuất gỗ nguyên liệu, gỗ gia dụng, lâm sản ngoài gỗ …; phòng hộ môi
trường, bảo vệ đầu nguồn, bảo vệ chống cát bay, chống sạt lỡ đất…; bảo tồn đa
dạng sinh học, bảo tồn loài, bảo tồn các hệ sinh thái).
Bảo đảm sự bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường cụ thể:
Bền vững về kinh tế là đảm bảo kinh doanh rừng lâu dài liên tục với năng
suất, hiệu quả ngày càng cao (không khai thác lạm vào vốn rừng, duy trì và phát
triển diện tích, trữ lượng rừng; áp dụng các biện pháp kỹ thuật làm tăng năng
suất rừng)
Bền vững về mặt xã hội là bảo đảm kinh doanh rừng phải tuân thủ các
luật pháp, thực hiện tốt các nghĩa vụ đóng góp với xã hội, bảo đảm quyền hạn và
quyền lợi cũng như mối quan hệ tốt với nhân dân, với cộng đồng địa phương.
Bền vững về môi trường là bảo đảm kinh doanh rừng duy trì được khả
năng phòng hộ môi trường và duy trì được tính đa dạng sinh học của rừng, đồng
thời không gây tác hại đối với các hệ sinh thái khác.
Nghĩa là phát triển phải đảm bảo lợi ích lâu dài cho con người, tài nguyên sinh
vật, môi trường cần phải giữ gìn cho các thế hệ sau, thể hiện ba mặt đó là phù
hợp về môi trường, có lợi ích về mặt xã hội đáp ứng về mặt kinh tế.
2.2. Tình hình quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên thế giới
Theo thống kê của tổ chức FAO (1999), những năm cuối thập kỷ XX, tỷ
lệ mất rừng ở các nước trên thế giới và đặc biệt ở nước ta đang diễn ra và gia
tăng liên tục. Nếu tính cả thế giới thì trong 5 năm thế giới mất đi 56 triệu ha
rừng ( mỗi năm dự tính mất khoảng 11 triệu ha)
Trước đây trên thế giới có 17,6 tỷ ha rừng, trong đó có diện tích rừng
nguyên sinh là 8,08 tỷ ha. Nhưng dưới tác động của con người đã làm cho diện
tích rừng trên thế giới bị suy giảm nhanh chóng. Theo số liệu thống kê của FAO
13



đến năm 1991, diện tích rừng trên thế giới chỉ còn 3,717 triệu ha. Trong đó
1,867 triệu ha ở Bắc Cực và Địa Trung Hải ổn định và phát triển chút ít. Còn
1,850 triệu ha rừng nhiệt đới. Tính trung bình mỗi năm diện tích rừng nhiệt đới
bị thu hẹp khoảng 11 triệu ha. Trong khi đó diện tích rừng trồng chỉ băng 1/10
diện tích rừng bị mất đi, đó là chưa kể đến việc mất tính đa dạng sinh học.
Riêng Châu Á Thái Bình Dương thời gian từ năm 1976 đến năm 1980 mất
9 triệu ha rừng, cùng thời gian này ở Châu Phi mất 37 triệu ha rừng và Châu Mĩ
mất đi 18,4 triệu ha. Từ năm 1981 đến năm 1991 tỉ lệ rừng bị mất đi tăng lên
80% so với 10 năm trước. Với tốc độ đó một số chuyên gia lâm nghiệp dự đoán
chỉ trong vòng một thế kỉ nữa rừng nhiệt đới sẽ bị hủy diệt. Ngoài ra mất rừng
làm cho diện tích đất rừng và đát trồng rừng bị xói mòn làm biến chất, do tình
trạng chặt phá rừng, sa mạc hóa…hàng năm trên thế giới làm mất đi khoảng 2 tỷ
tấn đất, với số lượng này có thể sản xuất ra 50 tấn lương thực thực phẩm.
Để ngăn chặn tình trạng mất rừng, bảo vệ và phát triển vốn rừng, bảo tồn
đa dạng sinh học trên phạm vi toàn thế giới, cộng đồng quốc tế đã thành lập
nhiều tổ chức, tiến hành nhiều hội nghị, đề xuất và cam kết nhiều công ước về
quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trong đó có:
+ Công ước quốc tế về buôn bán các loài động thực vật quý hiếm (CITES)
có hiệu lực từ năm 1975 là một thỏa thuận môi trường đa phương với 180 nước
thành viên. Mục đích của Công ước này là để đảm bảo rằng việc buôn bán quốc
tế các loài động vật và thực vật hoang dã, không đe dọa sự sống còn của chúng...
+ Năm 1980: Chiến lược bảo tồn thế giới: Tiếp theo Hội nghị Stockholm,
các tổ chức bảo tồn như Hiệp hội bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (IUCN), Chương
trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) và Quỹ Bảo vệ Thiên nhiên Thế giới
(WWF) đã đưa ra “Chiến lược bảo tồn Thế giới”, Chiến lược này thúc giục các
nước soạn thảo các chiến lược bảo tồn quốc gia của mình. Ba mục tiêu chính về
bảo tồn tài nguyên sinh vật được nhấn mạnh trong Chiến lược như sau: Duy trì
những hệ sinh thái cơ bản và những hệ hỗ trợ sự sống (như cải tạo đất, tái sinh
các nguồn dinh dưỡng, bảo vệ an toàn nguồn nước); bảo tồn tính đa dạng di
truyền; bảo đảm sử dụng một cách bền vững các loài và các hệ sinh thái. Từ khi

chiến lược bảo tồn thế giới được công bố tới nay, đã có trên 60 chiến lược bảo
tồn quốc gia được phê duyệt. Trong chiến lược này, thuật ngữ Phát triển bền
vững lần đầu tiên được nhắc tới, tuy nhiên mới chỉ nhấn mạnh ở góc độ bền
vững sinh thái.

14


Tiếp theo chiến lược này, một công trình khoa học có tiêu để “Cứu lấy Trái
Đất – Chiến lược cho cuộc sống bền vững” đã được IUCN, UNEP và WWF
soạn thảo và công bố (1991). Trong cuốn sách, nhiều khuyến nghị về cải cách
luật pháp, thể chế và quản trị đã được đề xuất.
+ Năm 1992: Hội nghị về Môi trường và Phát triển của Liên Hợp Quốc:
Rio de Janeiro, BraZil là nơi đăng cai tổ chức Hội nghị thượng đỉnh về Trái Đất,
tên chính thức là Hội nghị về Môi trường và Phát triển của Liên Hợp Quốc
(UNCED). Tại đây, các đại biểu tham gia đã thống nhất những nguyên tắc cơ
bản và phát động một chương trình hành động vì sự phát triển bền vững có tên
Chương trình Nghị sự 21. Với sự tham gia của đại diện hơn 200 nước trên thế
giới cùng một số lượng lớn các tổ chức phi chính phủ, hội nghị đã thông qua các
văn bản quan trọng: tuyên bố Rio về Môi trường và Phát triển với 27 nguyên tắc
chung, xác định những quyền lợi và trách nhiệm của các quốc gia nhằm làm cho
thế giới phát triển bền vững; Chương trình Nghị sự 21 về Phát triển Bảo vệ;
tuyên bố các nguyên tắc quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững rừng; Công ước
khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu nhằm ổn định các khí hậu hiệu
ứng nhà kính ở mức độ không gây đảo lộn nguy hiểm cho hệ thống khí hậu toàn
cầu; Công ước về Đa dạng sinh học.
Theo phân tích các số liệu từ Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của
Liên Hợp Quốc (FAO) cho thấy tỷ lệ phá rừng nhiệt đới đã tăng lên 8,5% từ
2000-2005 so với những năm 1990, song song với tỷ lệ rừng nguyên sinh bị tàn
phá tăng đến 25% so với cùng kỳ. Tốc độ mất rừng nguyên sinh của Nigieria và

Việt Nam đã tăng gấp đôi kể từ những năm 1990, trong khi tỷ lệ của Peru đã
tăng gấp ba lần.
Nhìn chung, trong giai đoạn 2000-2005, FAO ước tính rằng có khoảng
10,4 triệu ha rừng nhiệt đới bị hủy vĩnh viễn mỗi năm. Đối với rừng nguyên
sinh, tốc độ phá rừng hàng năm tăng lên 6,26 triệu ha so với 5,41 triệu ha trong
cùng thời kỳ. Trên một quy mô rộng lớn hơn, các dữ liệu của FAO cho thấy rằng
những khu rừng nguyên sinh đang được thay thế bằng các đồn điền và rừng
trồng với đa dạng sinh học thấp và độ che phủ không đồng đều, thường thì độ
che phủ rừng được mở rộng hơn ở Bắc Mỹ, Châu Âu, và Trung Quốc, còn ở
vùng nhiệt đới thì độ che phủ giảm đi rất nhiều.
Báo cáo của FAO cũng cho biết khu vực Châu Á – Thái Bình Dương
đang dẫn đầu thế giới về tốc độ trồng cây gây rừng. Những thành quả trồng rừng
trong những năm qua của khu vực này đã làm tăng diện tích che phủ rừng và

15


đang dần bù lại một phần diện tích rừng tự nhiên bị tàn phá cuối thế kỷ 20. Từ
năm 2000 đến 2005, Châu Á – Thái Bình Dương đã trồng lại được 0,56 triệu ha
rừng mỗi năm, góp phần bù lại 0,92 triệu ha rừng tự nhiên bị mất mỗi năm hồi
cuối thế kỷ trước. FAO đánh giá cao nỗ lực của các nước Châu Á – Thái Bình
Dương trong việc cải cách các điều luật liên quan tới rừng, đặc biệt là chính sách
giao đất rừng và rừng cho các hộ gia đình và các tổ chức xã hội. Những nổ lực
này đã khẳng định những cam kết chính trị của các nước trong khu vực đối với
quá trình bảo vệ và phát triển rừng bền vững.
- Ở Ấn Độ: Khi chính sách lâm nghiệp được thông qua vào những năm
1978 cho rằng: “ các cộng đồng lâm nghiệp cần được khuyến khích phát triển, tự
xác định vị trí của mình trong việc phát triển và bảo vệ các khu rừng mà họ cũng
có nhiều quyền lợi trong đó”. Trong những năm 1988 – 1989 ở các bang Orussa
và Taybengan đã thông qua các hướng dẫn về việc chuyển giao quyền quản lý

một phần rừng cộng đồng lâm nghiệp, tiếp đó một nghị quyết về hợp tác quản lý
rừng quốc gia được thông qua vào tháng 6 năm 1990 ủng hộ các quyền lợi và
trách nhiệm của cộng đồng trong suốt 6 năm, sau đó các bang còn lại của Ấn Độ
đều thông qua các hướng dẫn tương tự.
- Ở Philipin: Đã áp dụng chương trình lâm nghiệp xã hội tổng hợp theo đó
chính phủ giao quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho cá nhân, các hội quần chúng
và cộng đồng địa phương trong 25 năm thiết lập rừng cộng đồng và giao cho
nhóm quản lý. Người được giao đất phải có kế hoạch trồng rừng. Nếu được giao
dưới 310 ha thì năm đầu phải trồng 40% diện tích và 5 – 7 năm thì phải hoàn
thành việc trồng rừng trên diện tích đất được giao.
- Ở một số nước khác: Thái Lan, Nam Triều Tiên đều có xu hướng chung
là cho phép nhóm người ở các địa phương có nhiều rừng có quyền sử dụng các
lợi ích về rừng và quy định rõ trách nhiệm của họ tương ứng với lợi ích được
hưởng.
- Có thể nói tóm tắt những xu hướng quản lý rừng trên thế giới trong
những năm gần dây như sau:
+ Chuyển mục tiêu quản lý, sử dụng rừng từ sản xuất gỗ là chủ yếu sang
mục tiêu sử dụng rừng kết hợp cả 3 lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường sinh
thái.
+ Phân cấp quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp. Xu hướng là
chuyển giao dần trách nhiệm và quyền lực về quản lý rừng từ cấp trung ương
đến địa phương và cơ sở.
16


+ Xúc tiến giao đất, giao rừng cho nhân dân, giảm bớt can thiệp của nhà
nước, thực hiện tư nhân hóa đất đai và cơ sở kinh doanh lâm nghiệp để tạo điều
kiện cho việc quản lý rừng năng động và đem lại nhiều thuận lợi hơn.
+ Thu hút sự tham gia của các nhóm dân cư trong quá trình xây dựng kế
hoạch quản lý rừng, rừng đã có chủ thực sự. Các chính sách cũng rất quan tâm

đến sự tham gia của các nhóm liên quan đến quyền lợi từ rừng. Vì vậy đã được
quản lý bảo vệ tốt hơn.
2.3. Tình hình quản lý, bảo vệ và phát triển rừng ở Việt Nam
Việt Nam là một nước nhiệt đới nằm ở vùng Đông Nam Á, có tổng diện tích
lãnh thổ khoảng 331.700 km2, kéo dài từ 9 - 23 độ vĩ Bắc, trong đó diện tích rừng
và đất rừng là 20 triệu ha, chiếm khoảng 20% diện tích toàn quốc.
Ở Việt Nam do sự khác biệt lớn về khí hậu từ vùng gần Xích đạo tới giáp
vùng cận nhiệt đới, cùng với sự đa dạng về địa hình đã tạo nên sự đa dạng về thiên
nhiên và cũng do đó mà Việt Nam có tính đa dạng sinh học cao.
Việt Nam được coi là một trong những nước thuộc vùng Đông Nam Á
giàu về đa dạng sinh học. Tài nguyên thực vật bao gồm 12.000 loài thực vật bậc
cao có mạch thuộc hơn 2.256 chi; 305 họ (chiếm 4% tổng số loài, 15% tổng số
chi, 57% tổng số họ thực vật trên thế gới); 69 loài thực vật hạt trần; 12.000 loài
thực vật hạt kín; 2.200 nghìn loài nấm; 2.176 nghìn loài tảo; 481 loài rêu; 368
loài vi khuẩn lam; 691 loài dương sĩ và 100 loài khác. Trong đó có 50% số loài
thực vật bậc cao là các loài có tính chất bản địa, các loài di cư từ Hymalia - Vân
Nam - Quý Châu xuống chiếm 10%, các loài di cư từ Ấn Độ - Myanma - sang
chiếm 14%, các loài từ Indonesia - Malaysia di cư lên chiếm 15% còn lại là các
loài có nguồn gốc hàn đới và nhiệt đới khác.
Tài nguyên động vật bao gồm 300 loài thú; 830 loài chim; 260 loài bò
sát; 158 loài ếch nhái; 5.300 loài côn trùng; 547 loài cá nước ngọt; 2.038 nghìn
loài cá biển; 9.300 loài động vật không xương sống. Hệ động vật Việt Nam
không những giàu về thành phần loài mà còn có nhiều nét độc đáo, đại diện cho
vùng Đông Nam Á. Cũng như thực vật động vật giới Việt Nam có nhiều dạng
đặc hữu: hơn 100 loài và phân loài chim và 78 loài phân loài thú đặc hữu. Có rất
nhiều loài động vật có giá trị thực tiễn cao và nhiều loài có ý nghĩa lớn về bảo vệ
như: Voi (Elephantidae), Tê Giác Giava (Rhinoceros sondaicus), Bò rừng (Bos
javanicus), Bò Tót (Bos gaurus), Trâu rừng (Bubalus arnee), Hổ (Panthera
tigris), Cu Ly (Loris tardigradus), Voọc Xám (trachypithecus phayrei)..( theo
tài liệu sinh vật rừng Việt Nam)

17


Rừng nước ta ngày càng suy giảm về diện tích và chất lượng, tỉ lệ che phủ
thực vật dưới ngưỡng cho phép về mặt sinh thái, ¾ diện tích đất đai của nước ta
(so với diện tích đất tự nhiên) là đồi núi, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nên rừng
rất quan trọng trong việc cân bằng sinh thái. Hiện nay, nạn phá rừng ở nước ta
đã đến mức báo động, phá rừng theo cách đơn giản nhất để làm nương rẫy, phá
rừng để kiếm khoáng sản, phá rừng lấy gỗ… và vô vàng những kiểu tiếp tay vi
phạm pháp luật khác đang hủy hoại lá phổi xanh của đất nước. Theo thống kê
của Cục kiểm lâm vào 12/2009: cả nước có 4145,74 ha rừng bị tàn phá.
Theo số liệu báo cáo chương trình điều tra, theo dõi và đánh giá tài
nguyên rừng toàn quốc (NFIMAP) chu kỳ III, hơn 2/3 diện tích rừng tự nhiên
của Việt Nam được coi là rừng nghèo, rừng giàu và rừng trung bình chỉ chiếm
4,6% tổng diện tích rừng và phần lớn phân bố tại các vùng núi cao, vùng sâu,
vùng xa. Nhiều khu rừng ngập mặn và rừng Tràm tại vùng đồng bằng ven biển
có vai trò quan trọng trong việc duy trì đa dạng sinh học dường như đã biến mất.
Cơ hội tái sinh tự nhiên có trữ lượng lớn thường độc lập và manh mún. Báo cáo
cũng cho thấy chất lượng và đa dạng sinh học tiếp tục bị suy giảm. Việt Nam
hiện nay có chỉ tiêu rừng vào loại thấp, chỉ đạt mức bình quân khoảng 0,14 ha
rừng, trong khi mức bình quân của thế giới là 0,97 ha/người. Đến năm 2000,
nước ta có khoảng gần 11 triệu ha rừng, trong đó rừng tự nhiên chiếm khoảng
9,4 triệu ha và khoảng 1,6 triệu ha rừng trồng; độ che phủ của rừng chỉ đạt 33%
so với 45% của thời kỳ giữa những năm 40 của thế kỷ XX. Tuy nhiên, nhờ có
những nổ lực trong việc thực hiện các chủ trương chính sách của Nhà nước về
bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng, “phủ xanh đất trống đồi trọc” nên nhiều
năm gần đây diện tích rừng ở nước ta đã tăng 1,6 triệu ha so với năm 1995,
trong đó rừng tự nhiên tăng 1,2 triệu ha; rừng trồng tăng 400 ngàn ha.
Là một quốc gia đất hẹp người đông, Việt Nam hiện nay có chỉ tiêu rừng
vào loại thấp, chỉ đạt mức bình quân khoảng 0,14 ha rừng, trong khi mức bình

quân của thế giới là 0,97 ha/người. Các số liệu thống kê cho thấy, đến năm 2000
nước ta có khoảng gần 11 triệu ha rừng, trong đó rừng tự nhiên chiếm khoảng
9,4 triệu ha và khoảng 1,6 triệu ha rừng trồng; độ che phủ của rừng chỉ đạt 33%
so với 45% của thời kỳ giữa những năm 40 của thế kỳ XX. Sự suy giảm về độ
che phủ rừng ở các vùng này là do mức tăng dân số đã tạo nhu cầu lớn về lâm
sản và đất trồng trọt. Kết quả đã dẫn tới việc biến nhiều rừng thành đất hoang
cằn cỗi. Những khu rừng còn lại ở vùng núi phía Bắc đã xuống cấp, trữ lượng gỗ
thấp và bị chia cắt thành những đám rừng nhỏ phân tán.

18


Hoạt động sản xuất của ngành lâm nghiệp đang chuyển đổi mạnh mẽ từ
nền lâm nghiệp quốc doanh , theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang nền lâm
nghiệp xã hội hóa với cơ cấu kinh tế nhiều thành phần và hoạt động theo cơ chế
của nền kinh tế sản xuất hàng hóa. Do đó, ngành lâm nghiệp đã tham gia tích
cực tạo việc làm, cải thiện đời sống cho gần 25% dân số của Việt Nam sống trên
địa bàn rừng núi, góp phần bảo đảm an ninh chính trị xã hội, tạo đà phát triển
chung cho đất nước trong các năm qua.
Tuy nhiên, thực tế vẫn còn những tồn tại, diện tích rừng nước ta tuy có
tăng nhưng chất lượng và tính đa dạng sinh học của rừng tự nhiên vẫn tiếp tục bị
suy giảm, ở một số nơi diện tích rừng tiếp tục bị tàn phá. Mục tiêu đến năm
2020 thiết lập, quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững 16,24 triệu ha đất
quy hoạch cho lâm nghiệp; nâng cao tỷ lệ đất có rừng lên 42-43% vào năm 2010
và 47% vào năm 2020. Tính đến năm 2012 nước ta có tổng diện tích rừng là
khoảng 13,9 triệu ha; trong đó rừng tự nhiên là khoảng 10,4 triệu ha và rừng
trồng là 3,4 triệu ha, độ che phủ rừng toàn quốc là 40,7%. Tuy nhiên, điều đáng
buồn là trong tổng diện tích rừng tự nhiên có đến hơn một nửa là rừng nghèo,
rừng được tái sinh, những cánh đồng được coi là quý giá như rừng nguyên sinh,
rừng già lại chỉ chiếm chưa đầy 10%. Chỉ tính riêng từ đầu năm 2013 đến nay,

diện tích rừng bị tán phá đã lên đến 1.700ha (Số vụ vi phạm giảm tới gần 70%
so với cùng kỳ), trong đó do hành vi phá rừng hơn 700ha, còn lại do cháy. Đáng
nói, con số này chỉ là thống kê của lực lượng Kiểm lâm, thực tế tình trạng phá
rừng diễn ra phức tạp hơn nhiều. Điển hình là tại khu vực miền trung - Tây
Nguyên, trong 5 năm (2007-2012), diện tích rừng toàn khu vực bị tàn phá gần
130.000 ha, trong đó rừng tự nhiên “biến mất” khoảng 107.000ha, rừng trồng
mất 22.000 ha, trung bình mỗi năm mất hơn 25.700 ha. Thực tế ở Tây Nguyên
và các tỉnh miền Trung, diện tích rừng bị giảm mạnh là do xây dựng quá nhiều
công trình thủy điện, chuyển rừng nghèo sang trồng cao su...Thống kê từ các
tỉnh Tây Nguyên cho thấy, trong 5 năm qua, các tỉnh Tây Nguyên đã cấp phép
đầu tư cho 700 dự án trên đất lâm nghiệp với diện tích gần 216.000 ha, trong đó
có khoảng 100.000 ha chuyển sang trồng cao su .
Trước đây do dân số còn ít nên việc quản lý bảo vệ rừng ít được chú trọng
mà chỉ tập trung vào khai thác. Người dân tự do vào rừng lấy tất cả những gì từ
rừng để phục vụ cho nhu cầu của mình mà gần như không có sự trở ngại nào.
Một thời gian dài, nhiều vùng rừng của nước ta đã bị khai thác để trồng
cây công nghiệp. Năm 1943, diện tích rừng còn khoảng 14,3 triệu ha và mật độ
che phủ là 43,3%. Trong những năm tiếp theo diện tích nhiệt đới của nước ta bị
19


tàn phá hơn 2 triệu ha mà nguyên nhân chủ yếu là do chiến tranh và nhân dân
khai phá rừng để sản xuất đất nông nghiệp. Năm 1976 tỷ lệ che phủ rừng nước
ta chỉ còn 33,8% và tiếp tục giảm xuống 30% vào năm 1985 và 26% vào năm
199. Sự suy giảm tài nguyên rừng trong những năm gần đây chủ yếu là do dân
số tăng nhanh, khai thác rừng không hợp lý và sự yếu kém trong công tác quản
lý đã làm cho diện tích rừng của nước ta vẫn tiếp tục bị phá hoại.
Năm 1998, Việt Nam chính thức tham gia chương trình Lâm nghiệp nhiệt
đới với mã số VIE-88-073 đã được tiến hành và kết thúc vào năm 1991. Dự án
này đã đóng góp một phần rất quan trọng vào việc đánh giá hiện trạng lâm

nghiệp Việt Nam và đưa ra khuyến cáo về định hướng phát triển lâm nghiệp cho
đến năm 2000.
Công tác quản lý bảo vệ rừng ở Việt Nam trong những năm gần đây đã
được đang và nhà nước quan tâm, ban hành nhiều chủ trương chính sách mới
nhằm giảm thiểu tình trạng tàn phá tài nguyên rừng:
- Nghị định 99/2009/NĐ-CP ngày 2/11/2009 của Chính Phủ về việc xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý
lâm sản.
- Thông tư 34/2009/TT-BNNPTNT ngày 10/06/2009 của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn về quy định tiêu chí xác định phân loại rừng.
- Luật bảo vệ và phát triển rừng ngày 29/12/2004 do Quốc hội soạn thảo.
- Các quyết định 327, 661…đã và đang nhanh chóng đi vào hiện thực.
Mục tiêu của Đảng và nhà nước đặt ra đối với công tác quản lý bảo vệ
rừng trong giai đoạn hiện nay:
- Ngăn chặn tận gốc các hành vi, vi phạm Luật bảo vệ rừng và phát triển
rừng.
- Thiếp lập các hệ thống chủ rừng trên toàn quốc với từng loại rừng: rừng
đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất.
- Tạo điều kiện cho nông dân đổi mới cây trồng, vật nuôi, hạn chế và đi
đến tình trạng xóa bỏ độc canh cây lúa, phá rừng làm nương rẫy, góp phần
chuyển dịch cơ cấu theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa nông dân.
- Góp phần bảo vệ rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, bảo vệ môi
trường sinh thái.

20


Mặc dù với những nổ lực không ngừng như vậy nhưng tình trạng phá
rừng, khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép vẫn diễn ra hết sức phức tạp đòi
hỏi chúng ta phải nỗ lực hơn nữa và có những biện pháp thiết thực để ngăn chặn

những hành vi này. Chúng ta cần phải tiến hành nhiều biện pháp thích hợp với
từng đối tượng cụ thể và cần có những chế tài hợp lý, các chính sách Lâm
nghiệp phù hợp để tăng độ che phủ rừng.

21


Phần 3: MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
3.1.1. Mục tiêu chung
Đánh giá được thực trạng và phân tích được khó khăn trong công tác quản
lý bảo vệ rừng nhằm đề xuất các giải pháp nâng cao công tác quản lý bảo về
rừng tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam.
3.1.2 Mục tiêu cụ thể
Đánh giá được thực trạng quản lý bảo vệ rừng tại khu vực nghiên cứu.
Phân tích được những thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý bảo
vệ rừng tại khu vực nghiên cứu .
Nêu lên những nguy cơ và thách thức trong công tác quản lý bảo vệ rừng
tại khu vực nghiên cứu .
Đề xuất các biện pháp nhằm góp phần nâng cao công tác quản lý bảo vệ
rừng tại khu vực nghiên cứu
3.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
3.2.1. Đối tượng nghiên cứu
Tình hình quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Đại Lộc .
3.2.2. Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian từ ngày 20 tháng 10 năm 2016 đến ngày 20 tháng 1 năm 2017
- Phạm vi không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu tại khu vực huyện Đại
Lộc (khu vực quản lý của hạt kiểm lâm huyện Đại Lộc),tỉnh Quảng Nam.
3.3. Nội dung nghiên cứu

3.3.1. Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên tại khu vực nghiên cứu
3.3.2. Tìm hiểu về điều kiện kinh tế - xã hội tại khu vực nghiên cứu
3.3.3. Đánh giá thực trạng quản lý bảo vệ rừng tại khu vực nghiên cứu
3.3.4. Thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý bảo vệ rừng tại khu vực
nghiên cứu
3.3.5. Nguy cơ và thách thức trong công tác quản lý bảo vệ rừng tại khu vực
nghiên cứu
22


3.3.6. Các văn bản pháp luật liên quan đến quản lý bảo vệ rừng tại khu vực
nghiên cứu
3.3.7. Đề xuất các biện pháp nhằm góp phần nâng cao công tác quản lý bảo vệ
rừng tại khu vực nghiên cứu
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu
3.4.1.1. Thu thập số liệu thứ cấp
- Những tư liệu về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế, điều kiện xã hội
tại địa bàn nghiên cứu
- Những tài liệu có liên quan đến tình hình quản lý bảo vệ rừng tại khu
vực nghiên cứu
- Những bài báo, tạp chí khoa học, các nghiên cứu có liên quan đến đề tài
nghiên cứu
3.4.1.2. Thu thập số liệu sơ cấp
Điều tra, thu thập số liệu từ cán bộ, cộng đồng địa phương về tình hình
quản lý bảo vệ rừng thuộc khu vực nghiên cứu.
3.4.2. Phương pháp xử lý số liệu
- Sau khi đã thu thập được tất cả số liệu có liên quan đến đề tài nghiên
cứu tôi tiến hành xem xét phân tích một cách cẩn thận rồi đưa ra những nhận xét
những nội dung thiết thực nhất bám sát với đề tài để đưa ra những kết luận cuối

cùng chính xác.
- Các số liệu được tính toán cẩn thận xử lý trong phần mềm word và
excel.

23


Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Đặc điểm tự nhiên của huyện Đại Lộc
4.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Đại Lộc có tổng diện tích tự nhiên là 57.906,47 ha, chiếm 5,6% diện
tích của tỉnh Quảng Nam . Toàn huyện có 18 đơn vị hành chính cấp xã gồm :
Thị trấn Ái Nghĩa, xã Đại Sơn, Đại Lãnh, Đại Hưng, Đại Hồng, Đại Đồng, Đại
Quang, Đại Phong, Đại Minh, Đại Cường, Đại Thắng, Đại Chánh, Đại Thạnh,
Đại Tân, Đại Nghĩa, Đại Hiệp, Đại Hòa, Đại An.
Về tọa độ địa lý:
-

Từ 15043’28’’ đến 15053’41’’ vĩ độ Bắc.
Từ 107047’54’’ đến 108058’55’’ kinh độ Đông

Về ranh giới hành chính :
-

Phía Bắc giáp: huyện Đông Giang và thành phố Đà Nẵng.
Phía Nam giáp: huyện Duy Xuyên và Nông sơn.
Phía Đông giáp: huyện Điện Bàn .
Phía Tây giáp: huyện Đông Giang và Nam Giang.


4.1.2. Điều kiện địa hình
Đại Lộc là một huyện trung du, có địa hình đồi núi chiếm đến 70% diện tích
tự nhiên của huyện , địa hình có hướng thấp dần từ Tây sang Đông và bị chia cắt
bởi hai con sông Vu Gia và Thu Bồn. Địa hình của huyện được chia thành 3
dạng chính :
24


- Dạng địa hình đồi núi, chiếm 70% diện tích tự nhiên, phân bố ở phía Tây,
phía Bắc và phía Nam, độ cao trung bình từ 600 – 700 m, có nhiều đỉnh núi cao
như đỉnh Đông Lâm cao 1.078 m thuộc xã Đại Quang, đỉnh Bàn Cờ cao 1.031
m thuộc xã Đại Sơn, đỉnh An Bằng cao 1.062 m , độ dốc >20% thuộc xã Đại
Thạnh.
- Địa hình dạng đồi gò : tập trung nhiều ở các xã Đại Thạnh , Đại Chánh, Đại
Tân, Đại Hiệp, độ cao trung bình từ 50 – 100 m, địa hình dạng đồi bát úp độ dốc
từ 10 – 15%.
- Địa hình đồng bằng : phân bố chủ yếu ở vùng trung Đông của huyện dọc
theo hai bờ sông Vu Gia.
4.1.3. Khí hậu, thủy văn
4.1.3.1 Khí hậu
Đại Lộc nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa vùng Nam Hải Vân,
nóng ẩm và mưa nhiều theo mùa. Thời tiết của huyện trong năm có 2 mùa nắng
mưa rõ rệt. Tuy nhiên, do chịu chi phối của đặc điểm địa hình có dãy núi cao án
ngự phía Bắc, Tây và Tây Nam nên mùa mưa ở đây thường đến sớm hơn và
lượng mưa cũng rất lớn, biên độ nhiệt ngày và đêm khá cao.
Nhiệt độ trung bình năm: 25,80C;
Lượng mưa trung bình năm: 2015mm;
Độ ẩm không khí trung bình: 82%;
Gió chịu ảnh hưởng của 2 hướng chính: Gió mùa Đông Bắc: Xuất hiện từ
tháng 11 đến tháng 2 năm sau, mang theo không khí lạnh và mưa phùn kết hợp

gây mưa to. Gió mùa Tây Nam: Xuất hiện từ tháng 4 đến tháng 9, từ tháng 5 đến
tháng 7, gió mùa Tây Nam khô và nóng. Bão thường xuất hiện từ tháng 9 đến
tháng 1 năm sau, kèm theo mưa to và gây lũ lụt.
4.1.3.2. Thủy Văn
Huyện Đại Lộc có 2 con sông lớn của tỉnh là sông Thu Bồn và sông Vu
Gia chảy qua địa bàn huyện.
Sông Vu Gia là hợp lưu của sông Cái và sông Bung có lưu vực 5.500km 2
đoạn qua huyện dài 35 km, lòng sông rộng từ 100 - 300 m. Lưu lượng bình quân
450 m3/s với tần suất 2%. Đến khu vực xã Đại Nghĩa và thị trấn Ái Nghĩa, sông
Vu Gia chia làm 2 nhánh, một nhánh là sông Yên có chiều dài 9km chảy qua địa

25


×