Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

nghiên cứu thực trạng và giải pháp xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện lương tài, tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (865.86 KB, 105 trang )


S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM


PHẠM THỊ TIẾN




NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN LƢƠNG TÀI, TỈNH BẮC NINH



Chuyên ngành: Phát triển nông thôn
Mã số: 60.62.01.16


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Đinh Ngọc Lan






Thái Nguyên - 2013

S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ học hàm, học vị nào.
Tôi xin cam đoan: Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã đều được chỉ rõ
nguồn gốc.

Thái Nguyên, ngày tháng năm 2013
Tác giả


Phạm Thị Tiến


S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

ii
LỜI CẢM ƠN

Sau một thời gian học tập và nghiên cứu, nay em đã hoàn thành luận văn
thạc sĩ Phát triển nông thôn theo kế hoạch của trường Đại học Nông lâm Thái
Nguyên với đề tài nghiên cứu: “Nghiên cứu thực trạng và giải pháp xây dựng nông

thôn mới trên địa bàn huyện Lương Tài - tỉnh Bắc Ninh”.
Có được kết quả này lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS
Đinh Ngọc Lan - Trưởng Phòng kế hoạch tài chính - Giáo viên hướng dẫn em trong
quá trình học tập và thực hiện đề tài nghiên cứu. Cô đã chỉ bảo và hướng dẫn tận
tình cho em những kiến thức lý thuyết và thực tế cũng như các kỹ năng trong khi
viết bài, chỉ cho em những thiếu sót và sai lầm của mình, để em hoàn thành đề tài
nghiên cứu với kết quả tốt nhất. Cô luôn động viên và theo dõi sát sao trong suốt
quá trình học tập và nghiên cứu thực hiện đề tài, cô cũng là người truyền động lực
cho em, giúp em hoàn thành tốt khóa luận của mình.
Em xin kính gửi lời cảm ơn chân thành tới Sở Nội vụ tỉnh Bắc Ninh, UBND
huyện Lương Tài, chi bộ phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Lương Tài,
lãnh đạo và các đồng nghiệp trạm Khuyến nông huyện Lương Tài đã tạo điều kiện cho
em được tham gia và hoàn thành tốt khóa học
Cho phép em gửi lời cảm ơn chân thành tới các lãnh đạo và cán bộ thuộc các
phòng, ban, ngành, đoàn thể huyện Lương Tài đặc biệt là phòng Nông nghiệp và phát
triển nông thôn, lãnh đạo và cán bộ UBND các xã trên địa bàn huyện, nhất là 3 xã đề tài
lựu chọn nghiên cứu (An Thịnh; Trung Kênh; Lâm Thao) đã nhiệt tình giúp đỡ em,
chỉ bảo, chia sẻ những kinh nghiệm thực tế trong quá trình công tác, đó là những
ý kiến hết sức bổ ích cho em hoàn thiện đề tài nghiên cứu cũng như trong quá
trình công tác sau này.
Em cũng xin cảm ơn người dân xã An Thịnh; Trung Kênh; Lâm Thao đã tạo
điều kiện cho em trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô đã tận tình dạy dỗ, giúp đỡ
em trong suốt khóa học.
Sau nữa em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè đã luôn bên cạnh
động viên em trong những lúc khó khăn.
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2013
Tác giả



Phạm Thị Tiến

S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

iii
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
1. Đặt vấn đề 1
2. Mục tiêu nghiên cứu…………………………………………………… 2
2.1. Mục tiêu tổng quát………………………………………………… 2
2.2. Mục tiêu cụ thể 3
3. Ý nghĩa của đề tài 3
3.1. Ý nghĩa khoa học 3
3.2. Ý nghĩa thực tiễn 3
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. Cơ sở khoa học cuả đề tài 4
1.1.1. Khái niệm về phát triển nông thôn 4
1.1.2. Nông thôn mới 4
1.1.3. Lý luận về phát triển nông thôn và xây dựng mô hình nông thôn
mới 11
1.2. Một số kết quả nghiên cứu về xây dựng mô hình nông thôn mới trong
và ngoài nước 12
1.2.1. Các nghiên cứu trên thế giới 12
1.2.2. Các nghiên cứu trong nước 13
1.3. Một số kinh nghiệm về xây dựng nông thôn mới 20
1.3.1. Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới từ các nước trên thế giới 20
1.3.2. Xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam 21
1.3.3. Xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Bắc Ninh 25

Chƣơng 2: NỘI DUNG, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…………………………28
2.1. Đối tượng nghiên cứu 28
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 28
2.2.1 Địa điểm nghiên cứu 28

S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

iv
2.2.2. Thời gian nghiên cứu 28
2.3. Nội dung nghiên cứu 28
2.4. Phương pháp nghiên cứu 28
2.4.1. Phương pháp thu thập thông tin 28
2.4.2. Phương pháp xử lý và phân tích thông tin 30
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 31
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Lương Tài tỉnh Bắc Ninh 31
3.1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên 31
3.1.2. Thực trạng về kinh tế - xã hội 37
3.2. Các chính sách, khuông khổ pháp lý về vấn đề xây dựng nông thôn mới 49
3.2.1. Chính sách, văn bản pháp quy của Nhà nước 49
3.2.2. Văn bản thực hiện của tỉnh Bắc Ninh về xây dựng nông thôn mới 50
3.2.3. Việc triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn
huyện Lương Tài 50
3.3. Thực trạng nông thôn mới huyện Lương Tài tỉnh Bắc Ninh theo các
tiêu chí trong bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới 52
3.3.1. Kế hoạch triển khai xây dựng nông thôn mới tỉnh Bắc Ninh 52
3.3.2. Thực trạng quy hoạch và thực hiện quy hoạch của huyện Lương
Tài theo tiêu chí NTM 53
3.3.3.Thực trạng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của huyện Lương Tài theo
tiêu chí NTM. 55

3.3.4. Thực trạng kinh tế và tổ chức sản xuất của huyện Lương Tài theo
tiêu chí NTM 62
3.3.5. Thực trạng Văn hóa - Xã hội - Môi trường của huyện so với tiêu chí
NTM 64
3.3.6. Thực trạng hệ thống chính trị của huyện Lương Tài theo tiêu chí NTM 67
3.3.7. Người dân huyện Lương Tài với vấn đề xây dựng NTM 69
3.3.8. Đánh giá chung 71

S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

v
3.3.9. Những thuận lợi và khó khăn trong xây dựng NTM trên địa bàn
huyện Lương Tài 73
3.4. Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong việc thực
hiện xây dựng NTM trên địa bàn huyện Lương Tài 74
3.4.1. Điểm mạnh 74
3.4.2. Điểm yếu 75
3.4.3. Cơ hội 75
3.4.4. Thách thức 76
3.5. Giải pháp chủ yếu trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện
Lương Tài đến năm 2020 77
3.5.1. Quan điểm về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Lương
Tài đến năm 2020 77
3.5.2. Giải pháp chủ yếu trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn
huyện Lương Tài đến năm 2020 79
3.5.3. Kiến nghị……………………………………………………………………….90
KẾT LUẬN 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO 94


S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

vi
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt
Chữ diễn giải
BCĐ
Ban chỉ đạo
CC
Cơ cấu
CNH
CN-XD
CT/CP
Công nghiệp hóa
Công nghiệp xây dựng
Chỉ thị Chính phủ
HĐH
Hiện đại hóa
HTX
Hợp tác xã
HTX-TTCN
KHKT
Hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp
Khoa học kỹ thuật
MTQG XDNTM
Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới
NTM
Nông thôn mới

NN&PTNT
Nông nghiệp và phát triển nông thôn
NQ/TW
Nghị quyết trung ương
PTNT
Phát triển nông thôn
TM-DV
Thương mại dịch vụ
TĐTTKT
Tốc độ tăng trưởng kinh tế
TT-BNNPTNT
Thông tư bộ Nông nghiệp &PTNT
TTCN
Tiêu thủ công nghiệp
TDTT
Thể dục thể thao
TT-BXD
Thông tư Bộ xây dựng
TT-BGDĐt
Thông tư Bộ giáo dục đào tạo
TTr-NN
Tờ trình nông nghiệp
TW
Trung ương


S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

vii

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu khí hậu ở Bắc Ninh 32
Bảng 3.2: Hiện trạng sử dụng đất đai huyện Lương Tài năm 2012 34
Bảng 3.3: Cơ cấu kinh tế của huyện Lương Tài 2010 - 2012 40
Bảng 3.4: Dân số trung bình phân theo xã/thị trấn trên địa bàn huyện
Lương Tài qua các năm 2010 - 2012 41
Bảng 3.5: Tình hình dân số và lao động huyện Lương Tài qua các năm
2010 - 2012 42
Bảng 3.6: Cơ sở hạ tầng ngành y tế huyện Lương Tài năm 2010 - 2012 45
Bảng 3.7: Cơ sở giáo dục huyện Lương Tài năm 2008 - 2012 46
Bảng 3.8: Đánh giá của người dân về cách thức triển khai xây dựng nông
thôn mới 51
Bảng 3.9: Kế hoạch các xã xây dựng nông thôn mới của tỉnh Bắc Ninh giai
đoạn 2010 - 2015 và giai đoạn 2016 - 2020 53
Bảng 3.10. Thực trạng quy hoạch và thực hiện quy hoạch so với tiêu chí NTM 54
Bảng 3.11: Thực trạng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội so với tiêu chí NTM 55
Bảng 3.12: Hiện trạng các tuyến đường tỉnh lộ trên địa bàn huyện Lương
Tài năm 2012 56
Bảng 3.13: Thống kê công trình trạm bơm huyện Lương Tài năm 2012 58
Bảng 3.14: Hệ thống nguồn điện huyện Lương Tài năm 2012 58
Bảng 3.15. Hệ thống ngành giáo dục huyện Lương Tài năm 2012 60
Bảng 3.16. Thực trạng kinh tế và tổ chức sản xuất của huyện Lương Tài
theo tiêu chí NTM 62
Bảng 3.17: Thực trạng văn hóa - xã hội - môi trường huyện Lương Tài 65
Bảng 3.18: Thực trạng hệ thống chính trị theo tiêu chí NTM 68
Bảng 3.19: Đặc điểm hộ gia đình tại 3 xã điều tra năm 2013 69
Bảng 3.20: Nguồn thu nhập của hộ gia đình tính đến hết năm 2012 70
Bảng 3.21: Nhận thức của người dân về xây dựng NTM 71
Bảng 3.22: Đánh giá thực trạng các xã về thực hiện tiêu chí NTM 72


S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

viii
DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1: Biểu đồ cơ cấu diện tích đất đai huyện Lương Tài năm 2012 35

S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

1
MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề
Việt Nam phát triển từ một đất nước với nền nông nghiệp là chủ yếu. Ở
thời kỳ nào Đảng và Nhà nước cũng chăm lo đến phát triển kinh tế xã hội ở
nông thôn.
Từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (1986), chính sách
nông nghiệp và phát triển nông thôn của Nhà nước đã có những thay đổi căn
bản, song nhìn chung các chính sách của Nhà nước đối với nông nghiệp, nông
thôn chưa thật sự hiệu quả, và còn thiếu tính bền vững.
Từ năm 2001 đến năm 2006 cả nước đã triển khai Đề án thí điểm “Xây
dựng mô hình nông thôn mới cấp xã theo hướng CNH, HĐH, hợp tác hóa,
dân chủ hóa” do Ban kinh tế Trung Ương và Bộ Nông nghiệp và phát triển
nông thôn chỉ đạo trên 200 làng điểm ở các địa phương. Những thử nghiệm
này tuy rất quan trọng và có ý nghĩa nhưng vẫn chưa xác định được đầy đủ
những tiêu chí, cấu trúc, khả năng áp dụng của mô hình nông thôn mới.
Hội nghị lần thứ 7 của Ban Chấp hành Trung Ương Đảng khóa X đã

ban hành nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5/8/2008 về vấn đề nông nghiệp, nông
dân, nông thôn. Nghị Quyết đã xác định mục tiêu xây dựng nông thôn mới đến
năm 2020.
Để thực hiện nhiệm vụ mà Nghị Quyết 26-NQ/TW đề ra, Chính phủ đã
có quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 Ban hành bộ tiêu chí quốc gia
về nông thôn mới và Quyết định 800/QĐ-TTg ngày 4/6/2010 phê duyệt
trương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới 2010 - 2020.
Bắc Ninh là một tỉnh thuộc khu vực phía Bắc của vùng Đồng bằng
sông Hồng và tiếp giáp với vùng Trung du Bắc bộ tại tỉnh Bắc Giang, là cửa
ngõ phía Đông bắc của thủ đô và được đánh giá là một tỉnh có tốc độ tăng
trưởng kinh tế nhanh nhất Miền Bắc cũng như cả nước.

S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

2
Thực hiện quyết định 800/QĐ-TTg ngày 4/6/2010 về việc phê duyệt
Chương trình Mục tiêu Quốc Gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010
- 2020. UBND tỉnh Bắc Ninh đã lập kế hoạch triển khai thực hiện xây dựng
nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020. Hội Nghị lần thứ IV Ban chấp hành
Đảng bộ Bắc Ninh khóa XVIII đã ban hành Nghị quyết số 5-NQ/TU ngày
14/4/2011 về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020, UBND tỉnh Bắc
Ninh có quyết định số 168/2010/QĐ-UBND ngày 31/12/2010 về việc phê
duyệt đề án xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020.
Do đó huyện Lương Tài đã tiếp nhận và triển khai chương trình xây
dựng nông thôn mới một cách đồng bộ, có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị
và sự tham gia của người dân, giúp người dân nhận thức rõ nhiệm vụ và quyền
lợi của mình trong xây dựng nông thôn mới.
Tuy nhiên qua thực tiễn triển khai Chương trình xây dựng nông thôn
mới cho thấy: Hầu hết cán bộ cấp xã và đại bộ phận nhân dân đều lúng túng

khi bắt đầu triển khai việc thực hiện xây dựng nông thôn mới; công tác tuyên
truyền về Chương trình xây dựng nông thôn mới còn nhiều hạn chế; còn
nhầm tưởng rằng xây dựng nông thôn mới như là một dự án, tập chung chủ
yếu vào xây dựng kết cấu hạ tầng là chính; nhiều địa phương không chủ động
trong việc thực hiện xây dựng nông thôn mới mà còn trông chờ, ỷ lại, nhất là
ỷ lại vào nguồn ngân sách từ trên xuống.
Xuất phát từ vấn đề trên, được sự đồng ý của trường Đại Học Nông Lâm
Thái Nguyên tôi quyết định lựa chọn đề tài “Nghiên cứu thực trạng và giải pháp
xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá thực trạng việc triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới
trên địa bàn huyện Lương Tài tỉnh Bắc Ninh, tìm ra những khó khăn, thuận
lợi, cơ hội và thách thức trong việc thực hiện xây dựng nông thôn mới để đưa

S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

3
ra những giải pháp hợp lý nhằm thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới
một cách nhanh chóng và toàn diện.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Đánh giá được điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh Bắc Ninh nói
chung và của huyện Lương Tài nói riêng
Nghiên cứu được các chính sách và các văn bản pháp quy của Nhà
nước và của tỉnh Bắc Ninh về vấn đề xây dựng nông thôn mới
Đánh giá được thực trạng nông thôn huyện Lương Tài theo các tiêu chí
trong bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới
Phân tích được những khó khăn, thuận lợi, cơ hội và thách thức trong
xây dựng nông thôn mới ở huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh

Đề xuất được một số giải pháp nhằm thực hiện xây dựng nông thôn
mới được hiệu quả hơn.
3. Ý nghĩa của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài là tư liệu khoa học hữu ích cho việc
nghiên cứu, tham khảo trong việc giảng dạy, học tập tại các trường, các viện
nghiên cứu về phát triển nông thôn.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là tư liệu tốt cho chính quyền địa
phương, các cấp, các ngành thuộc huyện Lương Tài nói riêng và tỉnh Bắc Ninh
nói chung sử dụng trong việc thực hiện xây dựng mô hình nông thôn mới.
Kết quả nghiên cứu của đề tài cũng sẽ là cơ sở cho các nhà hoạch định
chính sách, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, các Bộ, Ngành có liên
quan xem xét trong việc điều chỉnh, bổ sung các chính sách trong việc thực
hiện xây dựng nông thôn mới.



S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

4
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Cơ sở khoa học cuả đề tài
1.1.1. Khái niệm về phát triển nông thôn
Phát triển nông thôn là một phạm trù rộng được nhận thức với rất nhiều
quan điểm khác nhau. Theo Ngân hàng thế giới (1975): “Phát triển nông thôn
là một chiến lược nhằm cải thiện các điều kiện sống về kinh tế và xã hội của

một nhóm người cụ thể - người nghèo ở vùng nông thôn. Nó giúp những
người nghèo nhất trong những người dân sống ở các vùng nông thôn được
hưởng lợi ích từ sự phát triển” (Mai Thanh Cúc, 2005)[25].
Phát triển nông thôn có tác động theo nhiều chiều khác nhau. Đây là
một quá trình thu hút mọi người dân tham gia vào các chương trình phát triển,
nhằm mục tiêu cải thiện chất lượng cuộc sống của các cư dân nông thôn, đồng
thời phát triển nông thôn là quá trình thực hiện hiện đại hóa nền văn hóa nông
thôn nhưng vẫn bảo tồn được những giá trị truyền thống thông qua việc ứng
dụng khoa học và công nghệ. PTNT là sự phát triển tổng hợp của tất cả các
hoạt động có mối liên hệ tác động qua lại lẫn nhau giữa các yếu tố vật chất,
kinh tế, công nghệ, văn hóa, xã hội, thể chế và môi trường. Nó không thể tiến
hành một cách độc lập mà phải được đặt trong khuôn khổ của một chiến lược,
chương trình phát triển quốc gia. Sự phát triển của các vùng nông thôn sẽ
đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế nói riêng và sự phát triển
chung của đất nước (Mai Thanh Cúc, 2005) [25], (Phạm Vân Đình và Đỗ
Kim Chung,1997) [29].
1.1.2. Nông thôn mới
Trong Nghị quyết số 26-NQ/TW đưa ra mục tiêu: “Xây dựng nông
thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại, cơ cấu kinh tế và các
hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công

S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

5
nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc
văn hoá dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ
thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường”[7].
Trong quyết định Số 800/QĐ-TTg đưa ra mục tiêu trung về xây dựng
mô hình nông thôn mới: “Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế

- xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất
hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát
triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định,
giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật
tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng
được nâng cao; theo định hướng xã hội chủ nghĩa”[20].
+ Khái niệm nông thôn mới
Nông thôn mới trước tiên nó phải là nông thôn không phải là thị tứ, thị
trấn, thị xã, thành phố và khác với nông thôn truyền thống hiện nay, có thể
khái quát gọn theo năm nội dung cơ bản sau: (1) làng xã văn minh, sạch đẹp,
hạ tầng hiện đại; (2) sản xuất phát triển bền vững theo hướng kinh tế hàng
hóa; (3) đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng
cao; (4) bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn và phát triển; (5) xã hội nông
thôn an ninh tốt, quản lý dân chủ [2].
+ Khái niệm xây dựng nông thôn mới
Xây dựng Nông thôn mới là cuộc cách mạng và cuộc vận động lớn để
cộng đồng dân cư ở nông thôn đồng lòng xây dựng thôn, xã, gia đình của
mình khang trang, sạch đẹp; phát triển sản xuất toàn diện (nông nghiệp, công
nghiệp, dịch vụ); có nếp sống văn hoá, môi trường và an ninh nông thôn được
đảm bảo; thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao.
Xây dựng Nông thôn mới là sự nghiệp cách mạng của toàn Đảng, toàn
dân, của cả hệ thống chính trị. Nông thôn mới không chỉ là vấn đề kinh tế - xã
hội, mà là vấn đề kinh tế - chính trị tổng hợp.

S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

6
Xây dựng Nông thôn mới giúp cho nông dân có niềm tin, trở nên tích
cực, chăm chỉ, đoàn kết giúp đỡ nhau xây dựng nông thôn phát triển giàu đẹp,

dân chủ, văn minh.
Từ Quyết định số 491 và Quyết định 800/Q Đ-TTg của Thủ Tướng
Chính phủ thì: Xây dựng Nông thôn mới là xây dựng nông thôn đạt 19 tiêu
chí của Bộ tiêu chí quốc gia về Nông thôn mới.
+ Đơn vị nông thôn mới
Khoản 3 điều 23 Thông tư 54/2009/TT - BNNPTNT, ngày 21 tháng 8
năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn thực
hiện Bộ tiêu chí quốc gia về Nông thôn mới quy định: Ban chỉ đạo Nông thôn
mới Trung ương kiểm tra việc công nhận xã Nông thôn mới ở các tỉnh để xét
công nhận huyện, tỉnh đạt chuẩn Nông thôn mới cho các huyện có 75% số xã
trong huyện đạt Nông thôn mới và tỉnh có 75% số huyện trong tỉnh đạt Nông
thôn mới.
Như vậy đơn vị Nông thôn mới có 3 cấp:
- Xã Nông thôn mới (đạt 19 tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia Nông
thôn mới);
- Huyện Nông thôn mới (khi có 75% số xã Nông thôn mới);
- Tỉnh Nông thôn mới (khi có 75% số huyện Nông thôn mới).
+ Chức năng của nông thôn mới
- Chức năng sản xuất nông nghiệp
Nông thôn mới phải là nơi sản xuất ra sản phẩm nông nghiệp có năng
suất, chất lượng cao theo hướng sản xuất hàng hóa, không phải là tự cung, tự
cấp, phát huy được đặc sắc của địa phương (đặc sản). Đồng thời với việc này
là phát triển sản xuất ngành nghề, trước hết là ngành nghề truyền thống của
địa phương. Sản phẩm ngành nghề vừa chứa đựng yếu tố văn hóa vật thể và
phi vật thể của từng làng quê Việt Nam, vừa tạo việc làm, tăng thu nhập cho
cư dân nông thôn [22]

S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu


7
Chính vì vậy, xây dựng Nông thôn mới không có nghĩa là biến nông
thôn trở thành thành thị. Hướng tư duy áp dụng mô hình phát triển của thành
thị vào xây dựng nông thôn phần nào đã phủ nhận những giá trị tự có của
nông thôn và khả năng phát triển trên cơ sở giữ vững bản sắc riêng nông thôn
- Chức năng giữ gìn văn hóa truyền thống dân tộc
Bản sắc văn hóa làng quê cũng đồng nghĩa với bản sắc từng dân tộc,
giữ gìn nó là giữ gìn văn hóa truyền thống đa dạng của các dân tộc, của từng
quốc gia. Làng quê nông thôn Việt Nam khác so với các nước xung quanh,
ngay cả ở Việt Nam, làng quê dân tộc Thái khác với các dân tộc Mông, Ê-đê,
Ba-na, Kinh Nếu quá trình xây dựng Nông thôn mới làm phá vỡ chức năng
này là đi ngược lại với lòng dân và làm xóa nhòa truyền thống văn hóa muôn
đời của người Việt.[22]
Để đảm bảo giữ gìn được văn hóa truyền thống tốt đẹp của nông thôn
nên việc xây dựng Nông thôn mới nếu như phá vỡ đi các cảnh quan làng xã
mang tính khu vực đã được hình thành trong lịch sử thì cũng chính là phá vỡ
đi sự hài hoà vốn có của nông thôn, làm mất đi bản sắc làng quê nông thôn.
Điều này không những hạn chế tác dụng của chức năng nông thôn mà còn có
tác dụng tiêu cực đến giữ gìn sinh thái cảnh quan nông thôn và cảnh quan văn
hoá truyền thống
- Chức năng đảm bảo môi trường sinh thái
Nếu như nền văn minh công nghiệp phá vỡ mối quan hệ hài hòa vốn có
giữa con người và thiên nhiên, thì sản xuất nông nghiệp lại mang chức năng
phục vụ hệ thống sinh thái. Từ vườn cây, ao cá, cánh đồng lúa bát ngát mênh
mông, trang trại cà phê, tiêu , hệ thống tưới tiêu, hồ đập thủy lợi cho đến bờ
dậu làm cho con người gần gũi, gắn chặt với thiên nhiên.
Một thực tế hiện nay ở nước ta là nhiều làng quê cũng đã dần gạch hóa,
bê tông hóa, đang phố hóa, từng ngày phá vỡ đi môi trường sinh thái. Đã đến
lúc chúng ta phải lấy chức năng bảo vệ môi trường sinh thái làm thước đo cho
sự hoàn thiện mô hình Nông thôn mới ở Việt Nam.[22]


S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

8
Chức năng này chính là một trong những tiêu chí quan trọng phân biệt
giữa thành thị với nông thôn. Thông qua sự tuần hoàn của tự nhiên và năng
lượng, cuối cùng, thành thị cũng là nơi thu được lợi ích từ chức năng sinh thái
của nông thôn. Do vậy, phải nên xây dựng Nông thôn mới với những đóng
góp tích cực cho sinh thái.
+ Chủ thể xây dựng nông thôn mới
Có người cho rằng chủ thể xây dựng nông thôn phải là chính quyền.
Tuy nhiên, trên thực tế, người nông dân mới thực sự là chủ thể xây dựng nông
thôn. Đó không phải là do nhà nước không có đủ tiềm lực kinh tế để đóng vai
trò chủ thể này, mà cho dù tiềm lực kinh tế của nhà nước có mạnh đi chăng
nữa thì cũng không thể thiếu sự tham gia đóng góp tích cực của chính tầng
lớp nông dân. Hiển nhiên nói người nông dân ở đây không phải chỉ đơn thuần
là cá thể nông dân, mà phải được hiểu là các tổ chức nông dân.
Trong công cuộc xây dựng Nông thôn mới, người nông dân phải tham
gia từ khâu quy hoạch, đồng thời góp công, góp của và phần lớn trực tiếp lao
động sản xuất trong quá trình làm ra của cải vật chất, giữ gì bản sắc văn hóa
dân tộc, đồng thời cũng là người hưởng lợi từ thành quả của Nông thôn mới.
Chính vì vậy, nông dân là chủ thể xây dựng Nông thôn mới là yếu tố vừa đảm
bảo cho sự nghiệp xây dựng Nông thôn mới thành công, vừa đảm bảo phát
huy được vai trò tích cực của nông dân.
+ Nguyên tắc xây dựng nông thôn mới
Điều 2 Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHDT-BTC,
ngày 13 tháng 4 năm 2011 (liên bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Kế
hoạch và đầu tư, Bộ Tài chính) về hướng dẫn một số nội dung thực hiện
Quyết định 800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính

phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới
giai đoạn 2010 - 2020 đã đề ra 6 nguyên tắc trong xây dựng Nông thôn mới
như sau:

S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

9
(1). Các nội dung, hoạt động của Chương trình xây dựng Nông thôn
mới phải hướng tới mục tiêu thực hiện 19 tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về
Nông thôn mới ban hành tại Quyết định số 491/Q Đ-TTg ngày 16 tháng 4
năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ.
(2). Phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư địa phương là chính,
Nhà nước đóng vai trò định hướng, ban hành các tiêu chí, quy chuẩn, chính
sách, cơ chế hỗ trợ, đào tạo cán bộ và hướng dẫn thực hiện. Các hoạt động cụ
thể do chính cộng đồng người dân ở thôn, xã bàn bạc dân chủ để quyết định
và tổ chức thực hiện.
(3). Kế thừa và lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia, chương
trình hỗ trợ có mục tiêu, các chương trình, dự án khác đang triển khai trên địa
bàn nông thôn.
(4). Thực hiện Chương trình xây dựng Nông thôn mới phải gắn với kế
hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương, có quy hoạch và cơ chế đảm
bảo thực hiện các quy hoạch xây dựng Nông thôn mới đã được cấp có thẩm
quyền xây dựng.
(5). Công khai, minh bạch về quản lý, sử dụng các nguồn lực; tăng
cường phân cấp, trao quyền cho cấp xã quản lý và tổ chức thực hiện các công
trình, dự án của Chương trình xây dựng Nông thôn mới; phát huy vai trò làm
chủ của người dân và cộng đồng, thực hiện dân chủ cơ sở trong quá trình lập
kế hoạch, tổ chức thực hiện và giám sát đánh giá.
(6). Xây dựng Nông thôn mới là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và

toàn xã hội; cấp ủy đảng, chính quyền đóng vai trò chỉ đạo, điều hành quá
trình xây dựng quy hoạch, đề án, kế hoạch, và tổ chức thực hiện. Mặt trận Tổ
quốc và các tổ chức chính trị, xã hội vận động mọi tầng lớp nhân dân phát
huy vai trò chủ thể trong xây dựng Nông thôn mới.


S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

10
+ Tiêu chí xây dựng nông thôn mới
Căn cứ Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng
Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia về Nông thôn mới.
Căn cứ Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21/8/2009 của Bộ
Nông nghiệp và PTNT về việc Hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia về
Nông thôn mới.
Căn cứ vào Quyết định số 342/QĐ-TTg ngày 20/02/2013 của Thủ
tướng chính phủ về việc sửa đổi một số tiêu chí của bộ tiêu chí của bộ tiêu
chí quốc gia về Nông thôn mới.
* Các nhóm tiêu chí: gồm 5 nhóm
- Nhóm I: Quy hoạch (có 01 tiêu chí)
- Nhóm II: Hạ tầng kinh tế - xã hội (có 08 tiêu chí)
- Nhóm III: Kinh tế và tổ chức sản xuất (có 04 tiêu chí)
- Nhóm IV: Văn hóa - xã hội - môi trường (có 04 tiêu chí)
- Nhóm V: Hệ thống chính trị (có 02 tiêu chí)
+ Các bước xây dựng nông thôn mới
Điều 3 Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC
ngày 13 tháng 4 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp PTNT, Bộ Kế hoạch đầu tư,
Bộ Tài chính quy định các bước xây dựng Nông thôn mới như sau:
Bước 1: Thành lập hệ thống quản lý, thực hiện.

Bước 2: Tổ chức thông tin tuyên truyền về thực hiện Chương trình xây
dựng Nông thôn mới.
Bước 3: Khảo sát đánh giá thực trạng nông thôn theo 19 tiêu chí của Bộ
tiêu chí quốc gia Nông thôn mới.
Bước 4: Xây dựng quy hoạch Nông thôn mới của xã.
Bước 5: Lập, phê duyệt đề án xây dựng Nông thôn mới của xã.
Bước 6: Tổ chức thực hiện đề án.
Bước 7: Giám sát đánh giá và báo cáo về tình hình thực hiện Chương trình

S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

11
1.1.3. Lý luận về phát triển nông thôn và xây dựng mô hình nông thôn mới
Phát triển nông thôn là một quá trình và được thể hiện trên nhiều mặt
như: Kinh tế nông thôn, xã hội nông thôn, địa lý tự nhiên và môi trường nông
thôn. Việc nghiên cứu nông thôn có thể đi sâu vào các khía cạnh cụ thể hơn
như các vấn đề hoạt động của nông nghiệp và công nghiệp hóa nông thôn, dân
số và lao động nông thôn, đời sống của các tầng lớp dân cư nông thôn (Mai
Thanh Cúc, 2005) [25], (Phạm Vân Đình và Đỗ Kim Chung,1997) [29].
PTNT không thể tách rời nông thôn với đô thị mà trái lại cần phải thể
hiện mối quan hệ chặt chẽ, cộng sinh giữa nông thôn với thành thị trong vùng
nghiên cứu, dựa theo các tiêu chí của phát triển kinh tế - xã hội, chính trị, văn hóa,
và môi trường. PTNT chỉ có thể đạt kết quả tốt trên cơ sở tăng trưởng kinh tế.
Nguyên tắc chính của phát triển nông thôn là phải có tính bền vững đối
với phát triển con người, phát triển kinh tế, môi trường, phát triển các tổ chức
khi phát triển nông thôn. Phát triển nông thôn cần có tính hợp tác và tính toàn
diện và tính cộng đồng thể hiện ở các mặt sau (Mai Thanh Cúc, 2005) [25]:
- Dân chủ và an toàn.
- Bình đẳng và công bằng xã hội.

- Bền vững chất lượng cuộc sống cho người dân.
- Sự tham gia của người dân trong hợp tác với Chính phủ.
- Tôn trọng quá khứ của tổ tiên và quyền lợi của các thế hệ mai sau.
- Tăng cường và đa dạng hóa nền kinh tế nông thôn.
- Đảm bào cho người dân có lợi ích từ các hoạt động của địa phương họ.
- Thúc đẩy phồn vinh lâu dài ở nông thôn hơn là chỉ chú trọng lợi ích
trước mắt.
- Giảm thiểu sử dụng tài nguyên không có khả năng tái tạo.
- Sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên và không gây ô nhiễm và ảnh
hưởng xấu đến môi trường.

S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

12
- Nâng cao năng lực của các tổ chức phù hợp với mức độ phát triển,
nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý tất cả các hoạt động phát triển con người, kinh
tế và môi trường.
- Không gây ra loại chi phí không được hỗ trợ trong tương lai vv…
1.2. Một số kết quả nghiên cứu về xây dựng mô hình nông thôn mới trong
và ngoài nƣớc
1.2.1. Các nghiên cứu trên thế giới
Phát triển nông thôn là một quá trình lâu dài. Một số nước đang phát
triển thậm chí phải tốn cả nửa thế kỷ để hồi phục những giá trị đã bị phá vỡ
trong quá trình phát triển.
Xây dựng mô hình phát triển nông thôn là một quá trình hết sức khó khăn
và phức tạp vì nó liên quan đến nhiều ngành nghề, nhiều hoạt động liên quan
trực tiếp và gián tiếp tới khu vực nông thôn và đời sống của người dân nông
thôn. Mô hình phát triển nông thôn liên quan đến nhiều nhóm đối tượng người
dân, nhiều tổ chức cơ quan đoàn thể. Người dân được coi là trọng tâm của phát

triển nông thôn, vì vậy các mô hình phát triển nông thôn cần tập trung vào việc
cải thiện đời sống cho người dân vùng nông thôn.
Trên thế giới vấn đề xây dựng mô hình nông thôn đã luôn là chủ đề nóng
hổi qua mọi thời đại. Trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới nhiều nước trên
thế giới đẩy mạnh các giải pháp kinh tế và công nghiệp hóa nông thôn. Ở
Trung Quốc và Ấn Độ chú trọng đến việc thúc đẩy nông nghiệp nông thôn phát
triển toàn diện nhằm tăng thu nhập cho nông dân, điều chỉnh mạnh cơ cấu, bố
cục khu vực nông nghiệp và kinh doanh chuyên môn hóa nông nghiệp, phát
triển chăn nuôi, thủy sản; xây dựng thể chế an ninh an toàn chất lượng nông
sản và hệ thống dịch vụ xã hội hóa nông nghiệp. Các nước đang phát triển thì
lại tập trung mạnh vào công nghiệp hóa nông thôn (Frank Ellis, 1995) [19].
Xây dựng nông thôn mới là vấn đề quan tâm hàng đầu của tất cả các
nước trên thế giới và phải xác định xây dựng nông thôn mới phải có lộ trình

S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

13
và để làm song nó không phải chỉ có một vài năm…. Nước Anh mất 100 năm
mới làm song nông thôn mới, nước Mỹ mất 80 năm, còn nước Nhật phải mất
đến hai đời người
1.2.2. Các nghiên cứu trong nước
a) Thành tựu của quá trình phát triển nông thôn
Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế Quốc tế là trọng tâm của chiến lược
phát triển kinh tế Việt Nam. Trở thành thành viên chính thức của tổ chức
thương mại thế giới đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho ngành
nông nghiệp Việt Nam nói chung và người dân nông thôn nói riêng.
Thực tế cho thấy, các chính sách và các hoạt động về lĩnh vực nông
nghiệp, nông thôn trong tiến trình hội nhập kinh tế Quốc tế luôn là lĩnh vực
quan trọng và thu hút rất nhiều sự quan tâm, nghiên cứu của các nhà khoa

học, các nhà hoạch định chính sách cũng như sự quan tâm của người dân
nông thôn. Phát triển nông thôn là một trong những chiến lược phát triển kinh
tế trong công cuộc đổi mới của đất nước cùng với sự phát triển của các ngành
công nghiệp, dịch vụ. Phát triển nông thôn nước ta đi sau các nước phát triển
một bước, đó là một hạn chế, song cũng có thuận lợi vì đây là những kinh
nghiệm quý báu để chúng ta tham khảo và vận dụng. Trong công cuộc đổi
mới đất nước, nông thôn nước ta có sự thay đổi được đánh dấu bằng Nghị
quyết 10 của Bộ Chính trị (Khóa VI, tháng 4/1988), Nghị quyết ban chấp
hành Trung ương 5 (Khóa VII tháng 6/1993) và luật đất đai năm 2003. Sau 19
năm thực hiện chủ trương đổi mới kinh tế của Đảng và nhà nước, sản xuất
nông nghiệp phát triển nhanh và liên tục qua các năm. Năm 2005 tổng giá trị
sản xuất khu vực nông nghiệp đạt 182.000 tỷ đồng (giá cố định năm 1994)
tăng 4,9% so với năm 2004, trong đó; nông nghiệp đạt 137.100 tỷ đồng; lâm
nghiệp đạt 6300 tỷ đồng; thủy sản đạt 38.600 tỷ đồng, sản lượng lúa cả nước
đạt 35,79 triệu tấn, xuất khẩu gạo đạt 1,5 tỷ USD, sản lượng thủy sản đạt
3,432 triệu tấn (tổng cục thống kê, 2005) [52].

S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

14
Những nét mới của năm 2005 là cơ cấu sản lượng lương thực đã
chuyển dịch theo hướng tích cực như vừa đa dạng hóa, vừa tăng chất lượng
sản phẩm để đáp ứng tốt hơn yêu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu. Tỷ
trọng ngô trong sản lượng lương thực tăng từ 7,6% (năm 2003) lên 9,1%
(năm 2005), sản xuất có bước phát triển đột biến như diện tích đạt 894.000 ha,
tăng 9,6% năng suất đạt 31,9 tạ/ha tăng 3,5 tạ/ha và sản lượng đạt 2.848.600
tấn, tăng 13,4% so với năm 2003. Điều đó đã đáp ứng được yêu cầu nguyên
liệu cho công nghiệp chế biến thức ăn gia súc mà các năm trước phải nhập
khẩu. Đó cũng là một nét khởi sắc trong chuyển dịch cơ cấu sản xuất trong

ngành trồng trọt, phù hợp với tinh thần Nghị quyết IX của Chính phủ. Sản
xuất lúa tiếp tục phát triển theo hướng: giảm dần diện tích, tăng năng suất lúa
gạo. Diện tích lúa cả năm đạt 7443,6 nghìn ha, giảm 60 nghìn ha, năng suất
đạt 46,6 tạ/ha tăng 0,7 tạ/ha và sản lượng tăng 222 nghìn tấn so với năm 2003.
Sản lượng rau tăng 8,8 %, sản lượng đậu tăng 9%, đỗ tương tăng 9,2%,
Chăn nuôi tiếp tục phát triển nhanh, đàn bò đạt trên 4,4 triệu con tăng 8,2%
trong đó đàn bò sữa đạt gần 56000 con tăng 41,8%, đàn lợn đạt gần 25 triệu
con, tăng 9,5 % so với năm 2003. Chăn nuôi đã có hướng chuyển dịch theo
hướng sản xuất hàng hóa. Nhờ đó, tốc độ tăng trưởng ngành chăn nuôi năm
2005 ước đạt 8,5% so với 3,2% của ngành trồng trọt. Cơ cấu sản xuất nông
nghiệp đã chuyển theo hướng tăng tỷ trọng chăn nuôi, giảm tỷ trọng trồng trọt
(tổng cục thống kê, 2005) [52].
- Ngành lâm nghiệp phát triển và đạt được một số thành tựu: Tốc độ
tăng trưởng của ngành lâm nghiệp bình quân đạt 1,4%/năm. Với thành tựu
bảo toàn và phát triển được vốn rừng. Độ che phủ của rừng năm 1990 là
27,7%, đến năm 2005 đạt 37,3%. Từ năm 2000 đến nay, bình quân hàng năm
trồng được gần 200 ngàn ha rừng. Các khâu khoanh nuôi tái sinh, khoán quản
lý bảo vệ rừng theo phương thức “giao đất khoán rừng” đều đạt và vượt kế
hoạch. Thành tựu đáng ghi nhận trong việc khai thác và chế biến lâm sản từ
rừng là tỷ lệ gỗ khai thác từ trồng đã tăng lên, từ 47,4% năm 1998 lên 62,4%
năm 2000 và đạt cao hơn trong những năm gần đây.

S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

15
- Ngành thuỷ sản đang vươn lên thành ngành mũi nhọn trong nông lâm
thuỷ sản. Đến năm 2007, sản lượng thuỷ sản cả nước đạt hơn 4,15 triệu tấn,
tăng gấp 2,6 lần so với năm 2000. Thành tựu đáng chú ý nhất là diện tích và
sản lượng nuôi trồng thuỷ sản tăng trưởng ở mức cao. So với năm 2000, năm

2007 diện tích nuôi tăng gấp 1,57 lần và sản lượng tăng gấp hơn 3,5 lần, đạt
2.085,2 ngàn tấn. Trong quá trình phát triển, các hoạt động khai thác, nuôi
trồng và chế biến thuỷ sản đã gắn kết chặt chẽ. Các khâu trọng yếu về hạ tầng
kỹ thuật phục vụ nuôi trồng, khai thác, chế biến đã được đầu tư, từng bước
hiện đại hoá (tổng cục thống kê, 2007) [53].
Do kinh tế tăng trưởng cao, thị trường giá cả ổn định nên đời sống vật
chất và tinh thần của các tầng lớp dân cư được cải thiện. giảm tỷ lệ hộ đói
nghèo từ 12,5% năm 2003 xuống còn 11% năm 2004, hệ số chênh lệch về thu
nhập giữa các bộ phận dân cư có hướng thu hẹp, công bằng xã hội được đảm
bảo. Công tác đền ơn đáp nghĩa, hỗ trợ các đối tượng chính sách. giúp đỡ
người nghèo, vùng bị thiên tai, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số, vùng sâu,
vùng cao được Nhà nước và các đoàn thể xã hội và nhân dân trợ giúp các tỉnh
bị hạn hán lũ lụt nặng để nhân dân vùng này sớm ổn định sản xuất và đời
sống. Năm 2003 đã có thêm hàng trăm xã vùng sâu, vùng xa có điện lưới
quốc gia. Số máy điện thoại tăng 80%, máy thuê bao internet tăng 30%. Đến
nay 100% số huyện, 98% số xã có điện lưới quốc gia, hơn 600 xã có điểm
bưu điện văn hóa xã, 50% số hộ nông thôn dùng nước sạch (tổng cục thống
kê, 2009)[54]. Hệ thống đường giao thông nông thôn được nâng cấp, phong trào
kiên cố hóa kênh mương thủy lợi phát triển rộng khắp, nhiều trường học, trạm y
tế được xây dựng mới theo phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm.
b) Nghiên cứu về các mô hình phát triển nông thôn mới ở Việt Nam
Ở Việt Nam, trong những năm gần đây đã có nhiều công trình nghiên
cứu về nông nghiệp, nông thôn và nông dân, Năm 2001, Ban Kinh tế Trung
ương cùng với Bộ NN&PTNT, các Bộ, Ngành và địa phương triển khai xây

S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

16
dựng mô hình thí điểm “Phát triển nông thôn theo hướng công nghiệp hoá,

hiện đại hoá, hợp tác hoá, dân chủ hoá”, còn được gọi là mô hình nông thôn
cấp xã. Chương trình này đã được triển khai thí điểm tại 14 xã điểm quốc gia
(sau này tăng lên 18 xã vào năm 2004).
Những năm qua, các xã điểm đã triển khai hoạt động xây dựng mô hình
đạt nhiều kết quả trên các lĩnh vực phát triển sản xuất, phát triển kinh tế, thực
hiện chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, cơ cấu kinh tế địa phương, củng cố
quan hệ sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi, tăng cường sự
lãnh đạo của Đảng, phát huy dân chủ cơ sở, thực hiện nếp sống văn minh nơi
thôn xóm. Trong sản xuất nông nghiệp, cùng với việc chuyển đổi cơ cấu cây
trồng vật nuôi, các xã điểm không chỉ đưa các loại giống cây lương thực và
rau màu có năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất, nhiều xã còn thực hiện
quy hoạch, cải tạo diện tích vườn tạp, đưa giống mới vào sản xuất, nâng cao
thu nhập cho người dân. Nhiều xã điểm đã cải thiện được tình hình chăn nuôi
đàn gia súc, gia cầm tại địa phương, tăng dần tỷ trọng chăn nuôi trong nông
nghiệp và đưa chăn nuôi trở thành bộ phận quan trọng. Hiệu quả trong chăn
nuôi không ngừng được nâng lên qua các chương trình cải tạo giống và phát
triển đàn gia súc, gia cầm. Các xã luôn quan tâm đổi mới tổ chức quản lý sản
xuất, củng cố hợp tác xã (HTX) phát triển nhiều loại hình như kinh tế trang
trại, các công ty liên doanh, liên kết, HTX nông nghiệp, các tổ hợp tác, tổ
nghề hay nhóm nghề , đồng thời tập trung quy hoạch lại đồng ruộng, tuyên
truyền vận động nhân dân "dồn điền, đổi thửa" chống manh mún, tạo điều
kiện áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất. Khuyến khích và hỗ trợ hộ dân hình
thành các trang trại sản xuất hàng hóa, lồng ghép chương trình khuyến nông,
khuyến công, cho vay vốn ưu đãi. Quy hoạch khu dân cư và các khu sản xuất
công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phù hợp với phát triển của xã.
Phần lớn các xã điểm đều quan tâm đầu tư phát triển hệ thống các công
trình thủy lợi phục vụ tưới tiêu, phòng chống lũ bằng nhiều nguồn vốn khác

×