Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

HƯỚNG dẫn học SINH tìm HIỂU yếu tố NHIỆT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.64 KB, 9 trang )

HƯỚNG DẪN HỌC SINH TÌM HIỂU YẾU TỐ NHIỆT
CỦA KHÍ HẬU VIỆT NAM
I. Đặt vấn đề
Khí hậu là thành phần tự nhiên rất quan trọng, ảnh hưởng nhiều đến các thành
phần tự nhiên khác như sông ngòi, đất, sinh vật, địa hình... Các yếu tố cấu thành khí
hậu rất đa dạng gồm các yếu tố nhiệt, ẩm và hoàn lưu, chúng có mối quan hệ mật
thiết và biến đổi theo thời gian, phân hóa phức tạp theo không gian. Đây là một trong
những nội dung khó luôn được đề cập trong các đề thi HSG các cấp nhất là cấp quốc
gia của môn địa lý hằng năm. Làm thế nào để học sinh nắm chắc và vận dụng kiến
thức phần khí hậu nhuần nhuyễn là điều trăn trở của các giáo viên dạy đội tuyển phần
Địa lý tự nhiên Việt Nam.
Vì đây là nội dung khó và phức tạp nên phương châm chia nhỏ kiến thức để
tìm hiểu sâu trong kế hoạch viết chuyên đề thảo luận của Hội các trường chuyên khu
vực Đồng bằng Duyên hải Bắc bộ là hoàn toàn hợp lí. Trong chuyên đề hẹp này tôi
xin đưa ra quan điểm cá nhân về bồi dưỡng học sinh giỏi phần yếu tố nhiệt của khí
hậu Việt Nam. Mong nhận được sự đóng góp của các bạn đồng nghiệp.
II. Nội dung.
1. Hướng dẫn học sinh khai thác atlat khi học phần yếu tố nhiệt của khí hậu Việt
Nam.
- Các câu hỏi trong đề thi học sinh giỏi các cấp đối với phần Tự nhiên Việt Nam
luôn dựa trên cơ sở kiến thức của học sinh kết hợp với kĩ năng khai thác atlat địa lí.
Đối với yếu tố nhiệt của khí hậu học sinh cần biết cách xác định và phân tích các chỉ
số cơ bản của yếu tố nhiệt là: nhiệt độ trung bình năm, tổng nhiệt độ, biên độ nhiệt,
tháng nóng nhất, tháng lạnh nhất, sự chi phối của các loại gió…. Vì vậy học sinh cần
khai thác thông tin từ các trạm khí hậu trong bản đồ chính và khai thác từ 3 bản đồ
nhiệt phía dưới của trang khí hậu và phải kết hợp với khai thác một số trang có các
yếu tố khác liên quan.
- Để dạy tốt nội dung này giáo viên cần nắm chắc những kiến thức, biết cách
hướng dẫn học sinh tích cực, chủ động khai thác các phương tiện, thiết bị dạy học
nhất là Atlat địa lí Việt Nam để hiểu kiến thức và vận dụng những kiến thức vào giải
quyết những yêu cầu cụ thể của câu hỏi. Giáo viên cần đặc biệt chú ý rèn luyện cho


học sinh cách phân tích các trạm khí hậu, phân tích các mối quan hệ nhân quả giữa


các thành phần tự nhiên với nhau, tự nhiên với kinh tế - xã hội, thành lập dàn ý đối
với từng vấn đề cụ thể, kĩ năng làm bài thi, kiểm tra…
- Mục tiêu cần đạt là học sinh phải:
+ Phân tích và giải thích được đặc điểm chung của chế độ nhiệt nước ta, sự
phân hóa chế độ nhiệt theo thời gian và không gian (Bắc – Nam, Đông – Tây, đai
cao...), chế độ nhiệt của từng miền khí hậu, từng vùng khí hậu, từng vùng lãnh thổ.
+ So sánh để thấy được sự khác nhau về chế độ nhiệt giữa các miền khí hậu,
các vùng khí hậu, các vùng lãnh thổ với nhau, trong nội bộ từng khu vực.
+ HS phải phân tích được mối quan hệ của chế độ nhiệt với các yếu tố khác của
khí hậu và với các thành phần tự nhiên khác cũng như ảnh hưởng của nó đến phát
triển kinh tế - xã hội của từng vùng lãnh thổ và cả nước.
2. Nội dung kiến thức học sinh cần nắm được khi tìm hiểu yếu tố nhiệt của khí
hậu Việt Nam.
a. Chế độ nhiệt của khí hậu Việt Nam tiêu biểu cho khí hậu của miền nhiệt đới.
- Biểu hiện: Nền nhiệt cao: Nhiệt độ trung bình năm trên toàn quốc đều lớn hơn
200C, trừ các khu vực núi cao có một diện tích rất nhỏ so với diện tích toàn lãnh thổ.
Ở đa số các trạm hầu hết là các tháng có nhiệt độ trên 20 0 C: Hà Nội có 9 tháng nhiệt
độ >20 0 C, Từ Đà Nẵng trở vào ở đồng bằng không có tháng nào nhiệt độ <20 0 C.
Bảng thông tin thêm về nhiệt độ trung bình năm của một số địa điểm.
Địa điểm

Vĩ độ

Nhiệt độ trung bình hàng năm

Lạng Sơn


21050’B

21,60C

Hà Nội

21001’B

23,50C

Vinh

18040’B

23,90C

Quảng Trị

16044’B

25,00C

Huế

16024’B

25,20C

Quảng Ngãi


15008’B

25,80C

Quy Nhơn

13046’B

26,80C

Tp.Hồ Chí Minh

10049’B

27,10C


- Nguyên nhân: Do nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến Bán Cầu Bắc, các địa
phương trong cả nước có 2 lần mặt trời lên thiên đỉnh trong năm, góc nhập xạ lớn nên
có nền nhiệt cao.
b. Chế độ nhiệt của nước ta có sự phân hóa theo không gian và thời gian
* Theo thời gian
- Biểu hiện: Tháng 1 hầu hết diện tích lãnh thổ có nhiệt độ < 24 0 C, Tháng 7 hầu hết
diện tích lãnh thổ có nhiệt độ cao >24 0 C. Nhiệt độ tháng 1 thấp hơn nhiệt độ tháng 7,
biểu hiện rõ rệt nhất ở miền Bắc. Ví dụ tại trạm Lạng Sơn từ tháng 11 đến tháng 3
nhiệt độ xuống dưới 20 0 C và 7 tháng có nhiệt độ cao >20 0 C. Nhiệt độ ban ngày cao
hơn nhiệt độ ban đêm.
- Nguyên nhân: Nước ta chịu ảnh hưởng của chế độ gió mùa, vào mùa đông chịu ảnh
hưởng của gió mùa đông bắc có tính chất lạnh. Do chuyển động biểu kiến của mặt
trời nên có sự chênh lệch về thời gian chiếu sáng và góc nhập xạ trong năm. Nhiệt độ

ban ngày cao hơn nhiệt độ ban đêm do chuyển động biểu kiến của mặt trời trong 1
ngày đêm.
* Theo không gian
- Phân hoá theo chiều bắc- nam
+ Từ bắc vào nam nhiệt độ trung bình năm tăng dần đặc biệt là nhiệt tháng 1: trong
khi hầu hết các địa phương từ Đà Nẵng trở vào Nam có nhiệt độ tháng 1 >21 oC thì
các địa phương từ Huế trở ra Bắc có nhiệt độ dưới 20oC, ở Lạng Sơn 13.3oC.
+ Biên độ dao động nhiệt giảm dần từ B vào N, miền Bắc có biên độ dao động nhiệt
khá lớn > 10oC, trong khi biên độ dao động ở miền Nam nhỏ 3 – 8oC ( TP HCM: 3oC)
+ Biến trình nhiệt năm của miền Bắc có 1 cực đại và 1 cực tiểu trong khi phần lớn
miền khí hậu phía Nam xuất hiện 2 cực đại và 2 cực tiểu (Tây Nguyên, Nam Bộ)
+ Nguyên nhân: Do lãnh thổ nước ta trải dài trên nhiều vĩ độ, càng vào nam càng gần
xích đạo nên góc nhập xạ tăng dần. Cường độ hoạt động của gió mùa mùa đông yếu
dần từ B và N do bị biến tính trên quãng đường di chuyển và gặp địa hình của các dãy
núi, mạch núi ăn ngang đặc biệt là 2 dãy núi Hoành Sơn, Bạch Mã.
- Phân hoá theo độ cao: càng lên cao nhiệt độ càng giảm do chịu tác động của quy
luật đai cao (dẫn chứng bằng cách so sánh nhiệt độ của cặp trạm khí hậu Hà NộiSapa hoặc Nha Trang- Đà Lạt)


Bảng thông tin thêm về nhiệt độ trung bình năm của một số địa điểm có độ cao khác
nhau.
Địa điểm

Độ cao

Nhiệt độ trung bình năm

Sơn La

676m


21,00C

Tam Đảo

897m

18,00C

Sapa

1570m

15,20C

Plâycu

800m

21,80C

Đà Lạt

1513m

18,30C

- Phân hoá theo hướng sườn:
+ Ở Bắc Bộ: biên độ nhiệt độ trung bình năm của Lạng Sơn là 13,7 0C trong khi Điện
Biên (22003’B) thấp hơn chỉ có 1,90C, nếu biên độ nhiệt tuyệt đối ở Lạng Sơn là

41,90C thì Điện Biên chỉ có 37,60C. Do Lạng Sơn thuộc vùng Đông Bắc nơi trực tiếp
đón gió mùa đông bắc còn Điện Biên nằm ở sườn Tây của HLS là sườn khuất gió
này.
+ Vào tháng 7, nhiệt độ của Tây Nguyên và Nam bộ thấp hơn của DHMT khoảng 4 oC
do Tây Nguyên và Nam bộ nằm ở sườn đón gió tây nam còn DHMT thuộc sườn
khuất gió xảy ra hiện tượng phơn làm nhiệt độ tăng cao.
3. Một số câu hỏi luyện tập.
Câu 1. Phân tích các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến nhiệt độ không khí ở Việt
Nam.
* Vị trí địa lí và hình dáng lãnh thổ:
- Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến Bán Cầu Bắc, các địa phương trong cả nước
có 2 lần mặt trời lên thiên đỉnh trong năm, góc nhập xạ lớn nên có nền nhiệt cao.
- Lãnh thổ hẹp ngang và kéo dài theo chiều B-N, trải dài trên 15 độ vĩ  1650km tạo
nên sự phân hóa của chế độ nhiệt theo chiều B- N(dẫn chứng). Khoảng cách giữa hai
lần Mặt trời lên thiên đỉnh tăng dần từ Bắc vào Nam do vậy chế độ nhiệt có sự khác
biệt khá rõ giữa hai miền. Điều này giúp chúng ta hiểu tại sao ngày nóng nhất trong
năm ở Tp. hồ Chí Minh và Nam Bộ đến sớm từ tháng tư trong khi những ngày nắng
gay gắt nhất ở Hà Nội và đồng bằng Bắc Bộ là những ngày cuối tháng năm và trung
tuần tháng 7.


* Địa hình:
- Địa hình đồi núi thấp chiếm ưu thế nên tính chất nhiệt đới của khí hậu vẫn được bảo
tồn ở vành đai chân núi ( ở miền B dưới 600- 700m, miền N dưới 900- 1000m)
- Do địa hình nước ta ¾ diện tích là đồi núi nên ngoài sự phân hóa theo chiều B-N,
chế độ nhiệt còn phân hóa theo độ cao và quy luật là cứ lên cao khoảng 100m thì
nhiệt độ giảm khoảng 0.6oC (SaPa có nhiệt độ trung bình năm khoảng 15 oC trong khi
nhiệt độ các vùng thấp của cả nước đều >21 oC). Từ đó hình thành các vành đai khí
hậu theo độ cao có chế độ nhiệt khác nhau:
+ Đai nhiệt đới gió mùa chân núi: Miền Bắc: < 600,700m ; miền Nam: < 900,1000m:

Khí hậu nhiệt đới biểu hiện rõ rệt ở nền nhiệt cao, mùa hạ nóng, nhiệt độ TB > 25oC
+ Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi: Miền Bắc: 600,700-> 2600m; miền Nam:
900,1000-> 2600m: Khí hậu mát mẻ, không có tháng nào nhiệt độ > 25oC.
+ Đai ôn đới núi cao có độ cao > 2600m: Lạnh quanh năm, nhiệt độ các tháng dưới
15oC. Mùa đông to < 5oC.
- Địa hình tạo sự phân hóa chế độ nhiệt theo chiều đông tây.
+ Ở phía Bắc, do ảnh hưởng của địa hình khiến cho chế độ nhiệt giữa Đông Bắc và
Tây Bắc cũng có sự khác biệt. Tây Bắc có mùa đông đến muộn và kết thúc sớm còn
Đông Bắc có mùa đông đến sớm kết thúc muộn. Sở dĩ như vậy vì do Đông Bắc có
các cánh cung mở rộng về phía Bắc hút gió mùa Đông Bắc lạnh còn Tây Bắc bị dãy
Hoàng Liên Sơn cao chắn gió, nếu gió mùa Đông Bắc vượt qua dãy núi cao này thì
cũng đã bị biến tính.
+ Hướng TB- ĐN của dãy Trường Sơn vuông góc với hướng gió Tây Nam khiến cho
sườn đông chịu ảnh hưởng của gió tây khô nóng vào mùa hạ nhiệt độ tăng cao hơn so
với sườn tây. Mùa đông thì ngược tại.
+ Hướng tây- đông của các dãy Hoành Sơn và Bạch Mã có tác dụng ngăn ảnh hưởng
của gió mùa đông bắc xuống phía nam góp phần làm cho nhiệt độ của miền N cao
hơn miền B (d/c)
* Hoàn lưu:
- Gió mùa mùa đông góp phần làm cho nhiệt độ trung bình năm và nhiệt độ tháng 1
tăng dần từ B- N. Biên độ nhiệt giảm dần từ B-N. Càng vào Nam càng xa tác động
của gió mùa mùa đông nên biên độ nhiệt độ càng nhỏ. Ví dụ, biên độ nhiệt độ trung
bình năm của Hà Nội (21001’B) là 12,50C trong khi Tp. Hồ Chí Minh chỉ có 3,10C.
Nếu biên độ nhiệt tuyệt đối (nhiệt độ tối cao và tối thấp) của Hà Nội là 40,1 0C thì Tp.


Hồ Chí Minh thấp hơn nhiều: 26,20C. Ở phía Bắc, khu vực Đông Bắc chịu ảnh hưởng
trực tiếp của gió mùa đông nên biên độ nhiệt lớn hơn khu vực Tây Bắc. Có thể chứng
minh như sau: biên độ nhiệt độ trung bình năm của Lạng Sơn là 13,7 0C trong khi
Điện Biên (22003’B) thấp hơn chỉ có 1,90C, nếu biên độ nhiệt tuyệt đối ở Lạng Sơn là

41,90C thì Lai Châu chỉ có 37,60C.
- Đầu mùa hạ, sự hoạt động của khối khí TBg đã tạo ra sự phân hóa chế độ nhiệt giữa
2 sườn của Trường Sơn do hiện tượng phơn.
Câu 2. Căn cứ vào bảng số liệu hãy phân tích sự khác biệt trong chế độ nhiệt của
hai địa điểm trên và giải thích vì sao có sự khác biệt đó?
Nhiệt độ trung bình tháng và năm (oC) tại Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh
Tháng
Hà Nội

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11


12 Năm

16,4 17,0 20,2 23,7 27,3 28,8 28,9 28,2 27,2 24,6 21,4 18,2 23,5

TP. Hồ Chí Minh 25,8 26,7 27,9 28,9 28,3 27,5 27,1 27,1 26,8 26,7 26,4 25,7 27,1
* Phân tích sự khác biệt trong chế độ nhiệt:
- Hà Nội có nền nhiệt độ thấp hơn Tp Hồ Chí Minh (nhiệt độ trung bình năm 23,5 oC
so với 27,1oC)
- Hà Nội có 3 tháng (tháng 12, 1, 2) nhiệt độ xuống dưới 20 oC, thậm chí có 2 tháng
nhiệt độ xuống dưới 18oC. Hà Nội có 4 tháng (tháng 6, 7 , 8, 9) nhiệt độ cao hơn Tp.
Hồ Chí Minh
- Tp. Hồ Chí Minh quanh năm nóng, không có tháng nào nhiệt độ xuống dưới 25,7oC
- Biên độ nhiệt độ ở Hà Nội cao, tới 12,5 oC, biên độ nhiệt ở Tp. hồ Chí Minh thấp,
chỉ có 3,1oC
- Nhiệt độ cao nhất ở Hà Nội là tháng 7 trong khi TP. Hồ Chí Minh là tháng 4
* Giải thích nguyên nhân của sự khác biệt
- Hà Nội do chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa Đông Bắc thổi từ áp cao vùng lục
địa phương Bắc tràn xuống nên có nhiệt độ thấp nhất trong các tháng mùa đông.
Trong thời gian này, Tp. Hồ Chí Minh không chịu tác động của gió này nên nền nhiệt
độ cao.
- Từ tháng 5 đến tháng 10, toàn lãnh thổ nước ta có gió Tây nam và Tín phong nửa
cầu Bắc hoạt động xen kẽ. Trong thời gian này nhiệt độ cao đều trên toàn quốc


- Hà Nội nằm gần chí tuyến Bắc, cùng với nhiệt độ hạ thấp về mùa đông, nên biên độ
nhiệt cao hơn Tp. Hồ Chí Minh nằm gần Xích đạo, cùng với hai mùa nhiệt độ tương
đối cao, biên độ nhiệt thấp hơn.
- Hà Nội nằm gần chí tuyến Bắc, thời gian hai lần Mặt trời qua thiên đỉnh trong mùa
hạ ngắn hơn. Thêm vào đó hiện tượng phơn tỉnh thoảng xảy ra trong các tháng mùa

hạ nên nhiệt độ các tháng 7, 8, 9 cao hơn ở Tp. Hồ Chí Minh
- Tp. Hồ Chí Minh nhiệt độ cao nhất vào tháng 4 gần trùng với thời gian Mặt trời lên
thiên đỉnh lần thứ nhất tại đây, thêm vào đó đây là tháng hạn, có lượng mưa thấp nhất
trong năm.
Câu 3. Chứng minh rằng các khối khí hoạt động trong mùa đông có ảnh hưởng
sâu sắc đến sự phân hóa chế độ nhiệt của nước ta.
* Mùa đông nước ta có sự hoạt động của 2 khối khí là NPc và Tm
- Khối khí NPc: Là khối không khí lạnh (NPc) xuất phát từ áp cao Xibia di chuyển
xuống theo hướng ĐB. Thời gian hoạt động từ tháng X đến tháng IV năm sau. Tính
chất lạnh khô vào đầu mùa, lạnh ẩm và có mưa phùn vào cuối mùa. Phạm vi hoạt
động ở miền Bắc, giới hạn là dãy Bạch Mã (16oB)
- Khối khí Tm: Là gió tín phong BBC, thổi đến nước ta theo hướng ĐB. Thời gian
hoạt động quanh năm nhưng hoạt động rõ nhất vào thời kì chuyển tiếp xuân- thu vì
các mùa còn lại bị cơ chế gió mùa lấn át. Tính chất ấm và khá ẩm vì đã bị biến tính
sau khi qua biển đông. Phạm vi hoạt động rộng trên cả nước.
* Sự ảnh hưởng của 2 khối khí đến sự phân hóa chế độ nhiệt ở nước ta rất rõ. Thể
hiện:
- Ảnh hưởng của NPc:
+ Tạo cho miền B có 1 mùa đông lạnh, đầu mùa lạnh khô, cuối mùa lạnh ẩm và
cường độ lạnh có sự khác nhau giữa các khu vực trong vùng. Cường độ lạnh nhất là
vùng Đông Bắc tiếp đến là ĐBSH. Độ lạnh giảm hơn ở vùng Tây Bắc và Bắc Trung
Bộ.
+ Gió này kết hợp với địa hình tạo ra sự phân hóa đa dạng của chế độ nhiệt:
Sự phân hóa theo B- N: Miền B có khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông
lạnh, miền N có khí hậu cận xích đạo nóng quanh năm. Nền nhiệt tăng dần từ B- N
nhất là vào mùa đông, biên độ nhiệt giảm dần từ B- N.


Sự phân hóa theo Đ- T thể hiện rõ giữa 2 sườn của HLS. Sườn đông là vùng
Đông Bắc có mùa đông kéo dài, đến sớm, kết thúc muộn còn Tây Bắc nằm ở sườn tây

có mùa đông ngắn hơn, đến muộn và kết thúc sớm hơn.
- Ảnh hưởng của Tm. Hoạt động của Tm kết hơn với địa hình cũng góp phần tạo nên
sự phân hóa chế độ nhiệt ở nước ta vào mùa đông đặc biệt là sự phân hóa giữa 2 sườn
của Trường Sơn. Sườn Đông là DHMT có tiết trời ấm áp sau những đợt lạnh của gió
mùa đông bắc thể hiện rõ ở BTB. Ngược lại tạo ra thời tiết nắng nóng, khô cho nam
bộ và Tây Nguyên nơi khuất gió do nằm ở sườn tây của Trường Sơn.
Câu 4. Dựa vào atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy chứng minh rằng
ngay trong vùng Đông bắc bắc bộ chế độ nhiệt có sự phân hóa đa dạng:
* Khái quát về vùng Đông bắc bắc bộ có phạm vi nằm ở tả ngạn sông Hồng, phía N
giáp bồng bằng Sông Hồng. Nằm trong miền khí hậu phía bắc và nằm trọn trong
vùng khí hậu Đông bắc bộ.
* Đặc điểm phân hóa của chế độ nhiệt:
- Chế độ nhiệt có sự phân hóa theo hướng B-N, thể hiện rõ nhất qua nhiệt độ trung
bình tháng 1 và tháng 7.
+ Nhiệt độ tháng 1 ở khu vực biên giới phía B dưới 14 oC, trong khi phần phía N có
nhiệt độ ở mức 14- 18oC. Do phần giáp biên giới là vùng cửa ngõ đón gió mùa đông
bắc nên cường độ lạnh lớn hơn phía N của vùng.
+ Nhiệt độ tháng 7 của phần phía B cũng thấp hơn phần phía N. Biên giới phía B có
nhiệt tháng 7 dưới 24oC còn phần phía N là trên 24 oC. Do phần lãnh thổ phía N có sự
hoạt động của gió phơn. Tại các thành phố, nền nhiệt còn bị tăng cường bởi diện tích
xây dựng lớn.
- Chế độ nhiệt có sự phân hóa theo độ cao tuân theo quy luật đai cao là cứ nên cao
100m thì nhiêt độ giảm 0.6oC. Khu vực núi cao Hà Giang luôn có nhiệt độ trung bình
năm thấp hơn nền nhiệt chung của toàn vùng.
- Chế độ nhiệt có sự phân hóa theo mùa: Mùa đông có nền nhiệt thấp hơn mùa hè đặc
biệt là sự chênh lệch giữa nhiệt tháng 1 và tháng 7 làm cho biên độ dao động nhiệt
của vùng lớn nhất cả nước, ở mọi địa phương biên độ dao động nhiệt luôn >10oC.
* Kết luận: Chế độ nhiệt của miền có sự phân hóa đa dạng là do tác động của nhiều
yếu tố hoàn lưu, địa hình, bề mặt đệm. Chế độ nhiệt của vùng tiêu biểu cho khí hậu
nhiệt đới gió mùa của nước ta.



Câu 5. Dựa vào atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy trình bày và giải
thích đặc điểm chế độ nhiệt của miền Bắc nước ta.
* Khái quát: Miền Bắc là phần lãnh thổ nằm phía Bắc của dãy Bạch Mã được phân
thành 4 cùng khí hậu là: vùng khí hậu Tây bắc bộ, vùng khí hậu Đông bắc bộ, vùng
khí hậu Trung và Nam bắc bộ và vùng khí hậu Bắc Trung Bộ.
* Đặc điểm chế độ nhiệt.
- Nền nhiệt cao, nhiệt độ trung bình năm của miền >20 oC, thỏa mãn tiêu chuẩn của
miền nhiệt đới. Do nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến Bán Cầu Bắc, các địa
phương có 2 lần mặt trời lên thiên đỉnh trong năm, góc nhập xạ lớn nên có nền nhiệt
cao.
- Chế độ nhiệt có sự phân hóa:
+ Chế độ nhiệt có sự phân hóa theo hướng B-N(cách trình bày giống câu 4).
+ Chế độ nhiệt có sự phân hóa theo độ cao(cách trình bày giống câu 4).
+ Chế độ nhiệt có sự phân hóa theo đông – tây: Sự phân hóa theo Đ- T thể hiện rõ
giữa 2 sườn của HLS. Sườn đông là vùng Đông Bắc có mùa đông kéo dài, đến sớm,
kết thúc muộn còn Tây Bắc nằm ở sườn tây có mùa đông ngắn hơn, đến muộn và kết
thúc sớm hơn.
+ Chế độ nhiệt có sự phân hóa theo mùa(cách trình bày giống câu 4).
* Kết luận chung:……
III. Kết luận
Trên đây là nội dung chuyên đề mà tôi trực tiếp biên soạn và bồi dưỡng độ
tuyển. Tuy nhiên kinh nghiệm của bản thân trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi
còn ít, chắc chắn đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự
đóng góp ý kiến của các thầy giáo, cô giáo để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn./.




×