Tải bản đầy đủ (.pdf) (212 trang)

Phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.63 MB, 212 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÙI THỊ THANH TÂM

PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI THEO HƢỚNG
BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

THÁI NGUYÊN - 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÙI THỊ THANH TÂM

PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI THEO HƢỚNG
BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ
Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số: 62.62.01.15

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. TS. Bùi Đình Hòa
2. TS. Lê Quang Dực

THÁI NGUYÊN - 2017



i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chƣa từng đƣợc công bố
trong những công trình để bảo vệ bất kỳ một học vị nào.
Tác giả luận án

Bùi Thị Thanh Tâm


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và thực hiện luận án, tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ tận
tình và lời chỉ bảo nhiệt tình của tập thể và cá nhân, các cơ quan trong và ngoài
trƣờng Đại học KT&QTKD, ĐH Thái Nguyên.
Trƣớc tiên tôi xin cảm ơn sâu sắc tới TS. Bùi Đình Hòa và TS. Lê Quang Dực
là các nhà khoa học trực tiếp hƣớng dẫn và giúp đỡ tôi về mọi mặt để hoàn thành luận
án tiến sĩ kinh tế này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu trƣờng Đại học KT&QTKD,
trƣờng ĐH Nông Lâm Thái Nguyên, Khoa Kinh tế trƣờng ĐH KT&QTKD.
Tôi trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Phú Thọ,
cục Thống kê tỉnh Phú Thọ, một số Cục, Vụ, Viện thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT
một số sở ngành, huyện thuộc tỉnh Phú Thọ, các chủ trang trại … đã tạo điều kiện
cho tôi thu thập số liệu, những thông tin cần thiết và thực thi các giải pháp mà luận án
đƣa ra nhằm đạt hiệu quả cao.
Tôi rất cảm ơn bố mẹ, chồng và ngƣời thân trong gia đình, trong những năm
qua đã động viên chia sẻ khó khăn giúp tôi có niềm tin và sức mạnh để hoàn thành
luận án tiến sĩ kinh tế này.

Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả luận án

Bùi Thị Thanh Tâm


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................... vii
DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ .................................................................. xi
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................2
4. Những đóng góp mới và ý nghĩa của luận án .........................................................3
5. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến phát triển kinh tế trang
trại theo hƣớng bền vững ........................................................................................4
6. Bố cục của luận án ..................................................................................................8
Chƣơng 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG
TRẠI THEO HƢỚNG BỀN VỮNG .......................................................................9
1.1. Cơ sở lý luận về phát triển kinh tế trang trại theo hƣớng bền vững ....................9
1.1.1. Trang trại và kinh tế trang trại ..........................................................................9
1.1.2. Phát triển kinh tế trang trại theo hƣớng bền vững ..........................................14
1.1.3. Các tiêu chí về kinh tế trang trại .....................................................................19
1.1.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến việc phát triển kinh tế trang trại theo hƣớng bền vững...22
1.2. Cơ sở thực tiễn phát triển kinh tế trang trại .......................................................29

1.2.1. Kinh nghiệm phát triển kinh tế trang trại ở một số quốc gia trên thế giới ......29
1.2.2. Tình hình phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam .........................................32
1.3. Bài học kinh nghiệm về phát triển kinh tế trang trại theo hƣớng bền vững
trên địa bàn tỉnh Phú Thọ .................................................................................43
TÓM TẮT CHƢƠNG 1 ............................................................................................44
Chƣơng 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................45
2.1. Câu hỏi nghiên cứu của luận án .........................................................................45


iv

2.2. Khung phân tích của luận án ..............................................................................45
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu....................................................................................47
2.3.1. Phƣơng pháp tiếp cận ......................................................................................47
2.3.2. Phƣơng pháp thu thập thông tin ......................................................................48
2.3.3. Tổng hợp thông tin ..........................................................................................50
2.3.4. Phƣơng pháp phân tích thông tin ....................................................................50
2.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu .......................................................................54
2.4.1. Chỉ tiêu phản ánh phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Thọ ..........................54
2.4.2. Những chỉ tiêu phản ánh nguồn lực sản xuất của trang trại ...........................54
2.4.3. Những chỉ tiêu phản ánh KQSX kinh doanh của trang trại ...........................55
2.4.4. Những chỉ tiêu phản ánh hiệu quả các nguồn lực sản xuất của trang trại .......56
TÓM TẮT CHƢƠNG 2 ............................................................................................56
Chƣơng 3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI
THEO HƢỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ ....................58
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu .............................................................................58
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ...........................................................................................58
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Thọ ...................................................63
3.1.3. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn đến phát triển kinh tế trang trại
theo hƣớng bền vững ......................................................................................67

3.2. Thực trạng phát triển kinh tế trang trại theo hƣớng bền vững trên địa bàn tỉnh
Phú Thọ...........................................................................................................67
3.2.1. Đặc điểm phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Phú Thọ ....................................67
3.2.2. Tình hình phát triển kinh tế trang trại theo hƣớng bền vững giai đoạn 2007-2014 ..69
3.2.3. Tình hình sản xuất kinh doanh của các loại hình trang trại năm 2014 ...........77
3.2.4. Ý kiến của chủ trang trại về việc mở rộng quy mô sản xuất trang trại ...........92
3.3. Phân tí ch các y ếu tố ảnh hƣởng tới phát tri ển kinh tế trang trại theo hƣ ớng
bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ ...............................................................93
3.3.1. Yếu tố điều kiện tự nhiên ................................................................................93
3.3.2. Yếu tố cơ sở hạ tầng ........................................................................................94


v

3.3.3. Yếu tố thị trƣờng .............................................................................................95
3.3.4. Yếu tố về vốn ...................................................................................................99
3.3.5. Yếu tố về khoa học công nghệ ......................................................................101
3.3.6. Yếu tố về môi trƣờng sinh thái và vệ sinh an toàn thực phẩm......................102
3.3.7. Yếu tố về chính sách Nhà nƣớc .....................................................................105
3.3.8. Yếu tố về rủi ro đối với phát triển kinh tế trang trại .....................................108
3.3.9. Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng tới KQSX kinh doanh của trang trại bằng
hàm sản xuất Cobb-Douglass .......................................................................109
3.4. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong phát triển kinh tế
trang trại theo hƣớng bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ ...............................114
3.5. Đánh giá chung về phát triển kinh tế trang trại theo hƣớng bền vững trên
địa bàn tỉnh Phú Thọ ....................................................................................117
3.5.1. Kết quả đạt đƣợc ...........................................................................................117
3.5.2. Nhƣ̃ng hạn chế và nguyên nhân ....................................................................120
TÓM TẮT CHƢƠNG 3 ..........................................................................................124
Chƣơng 4. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN

KINH TẾ TRANG TRẠI THEO HƢỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH PHÚ THỌ ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN 2030 ................................126
4.1. Quan điểm, định hƣớng và mục tiêu phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Phú
Thọ theo hƣớng bền vững đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 ..........................126
4.1.1. Quan điểm về phát triển kinh tế trang trại theo hƣớng bền vững .................126
4.1.2. Cơ sở xây dựng định hƣớng phát triển kinh tế trang trại của tỉnh Phú Thọ
theo hƣớng bền vững ......................................................................................128
4.1.3. Định hƣớng phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Phú Thọ theo hƣớng bền
vững đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 ...........................................................129
4.1.4. Mục tiêu phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Phú Thọ theo hƣớng bền vững
đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030...........................................................131
4.2. Các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại theo hƣớng bền
vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ ......................................................................133


vi

4.2.1. Đổi mới nhận thức về vai trò của kinh tế trang trại trong phát triển nông
nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh ................................................................133
4.2.2. Hoàn thiện công tác quy hoạch đ ể lựa chọn loại hình kinh tế trang trại
phù hợp với từng vùng sinh thái, tự nhiên của tỉnh theo hƣớng phát triển
bền vững .........................................................................................................134
4.2.3. Hoàn thiện công tác giao đất, cấp giấy chúng nhận quyền sử dụng đất tạo
điều kiện tích tụ đất đai để phát triển kinh tế trang trại ..................................136
4.2.4. Giải pháp về nguồn vốn tạo điều kiện phát triển kinh tế trang trại ...............137
4.2.5. Giải pháp về thị trƣờng, tiêu thụ sản phẩm và xây dựng cơ sở hạ tầng phát
triển kinh tế trang trại .....................................................................................138
4.2.6. Giải pháp về khoa học kỹ thuật và công nghệ để phát triển kinh tế trang
trại theo hƣớng bền vững................................................................................139
4.2.7. Giải pháp nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực để phát triển kinh tế trang trại 141

4.2.8. Giải pháp về hoàn thiện môi trƣờng sản xuất kinh doanh và tƣ pháp để
phát triển kinh tế trang trại .............................................................................141
4.2.9. Giải pháp tăng cƣờng vai trò quản lý Nhà nƣớc đối với kinh tế trang trại
để phát triển kinh tế trang trại ........................................................................142
4.2.10. Giải pháp tăng cƣờng mối liên kết để phát triển kinh tế trang trại .............143
4.2.11. Giải pháp về giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng .............................................144
TÓM TẮT CHƢƠNG 4 ..........................................................................................145
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................................146
1. Kết luận ...............................................................................................................146
2. Một số kiến nghị..................................................................................................147
CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .......149
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................150
PHỤ LỤC ...............................................................................................................156


vii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT Dạng viết tắt
Tiếng Việt
1. ASEAN
2. BQ
3. BVTV
4. CC
5. CN
6. CNH – HĐH
7. CPSX
8. DHMT
9. DT
10. DTNN

11. ĐBS
12. ĐVT
13. FAO
14. GCN
15. GTSX (GO)
16. HCM
17. HĐND
18. HQKT
19. HQMT
20. HQXH
21. HTX
22. IC
23. KQSX
24. KT – CN
25. KTTT
26. KT-XH
27. KH – CN
28. KH-KT
29. KH-KT-CN
30. LĐ
31. LN
32. MI

Dạng đầy đủ
Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á
Bình quân
Bảo vệ thực vật
Cơ cấu
Công nghiệp
Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá

Chi phí sản xuất
Duyên hải miền trung
Diện tích
Diện tích nông nghiệp
Đồng bằng Sông
Đơn vị tính
Tổ chức Lƣơng thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc
Giấy chứng nhận
Giá trị sản xuất
Hồ chí minh
Hội đồng nhân dân
Hiệu quả kinh tế
Hiệu quả môi trƣờng
Hiệu quả xã hội
Hợp tác xã
Chi phí trung gian
Kết quả sản xuất
Kỹ thuật - Công nghệ
Kinh tế trang trại
Kinh tế - xã hội
Khoa học - Công nghệ
Khoa học - Kỹ thuật
Khoa học - Kỹ thuật - Công nghệ
Lao động
Lâm nghiệp
Thu nhập hỗn hợp


viii


STT
33.
34.
35.
36.
37.
38.
39.
40.
41.
42.
43.
44.
45.
46.
47.
48.
49.
50.
51.
52.
53.
54.
55.
56.
57.
58.
59.

Dạng viết tắt

MNPB
NLN - TS
NN & PTNT
NQ-CP
NS
NTTS
NH
PTBV
PTNT
PTNT-KTHT

SL
SWOT
SX
SXKD
SXNN
TB
TCN
TCV
TD - MNPB
TT
THPT
Tr.đ
UBND
VA
XD CSHT
XDCB

Dạng đầy đủ
Miền núi phía bắc

Nông lâm nghiệp - thủy sản
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Nghị quyết chính phủ
Năng suất
Nuôi trồng thuỷ sản
Ngân hàng
Phát triển bền vững
Phát triển nông thôn
Phát triển nông thôn - kinh tế hợp tác
Quyết định
Sản lƣợng
Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức
Sản xuất
Sản xuất kinh doanh
Sản xuất nông nghiệp
Trung bình
Tiểu thủ công
Tổng chi phí sản xuất
Trung du - Miền núi phía Bắc
Trang trại
Trung học phổ thông
Triệu đồng
Ủy ban nhân dân
Giá trị gia tăng
Xây dựng cơ sở hạ tầng
Xây dựng cơ bản


ix


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Số lƣợng trang trại ở Việt Nam năm 2014............................................................ 34
Bảng 1.2: Hiện trạng sử dụng đất đai của các loại hình trang trại ở Việt Nam
năm 2014 ............................................................................................................. 35
Bảng 1.3: Tổng vốn đầu tƣ bình quân một loại hình trang trại ở Việt Nam năm 2014 ...... 36
Bảng 1.4: Lao động bình quân của các loại hình trang trại ở Việt Nam năm 2014 ............ 37
Bảng 2.1. Kết hợp trong ma trận SWOT cho phát triển KTTT theo hƣớng bền vững ............ 51
Bảng 3.1. Tình hình sử dụng đất đai của tỉnh Phú Thọ giai đoạn (2010 - 2014)................. 60
Bảng 3.2. Nhân khẩu và lao động của tỉnh Phú Thọ giai đoạn (2010 - 2014)..................... 63
Bảng 3.3. Tổng sản phẩm của tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2010 - 2014 .................................... 65
Bảng 3.4: Tình hình phát triển loại hình kinh tế trang trại giai đoạn 2007 - 2014 ......... 70
Bảng 3.5: Tình hình cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại giai đoạn2010 - 2014......... 71
Bảng 3.6: Các loại hình trang trại đƣợc phân bổ theo đơn vị hành chính của tỉnh Phú
Thọ năm 2007 - 2014 ........................................................................................... 72
Bảng 3.7: Tình hình sử dụng đất đai của các loại hình trang trại giai đoạn2007 - 2014 .......... 74
Bảng 3.8: Tình hình lao động của các loại hình trang trại giai đoạn 2007 - 2014 ............... 75
Bảng 3.9: Giá trị sản xuất của các loại hình trang trại giai đoạn2007 - 2014 ..................... 76
Bảng 3.10: Thông tin cơ bản của chủ trang trại năm 2014 ................................................... 77
Bảng 3.11: Tình hình đất đai trong các loại hình trang trại năm 2014 ................................. 78
Bảng 3.12: Phân loại trang trại theo quy mô sử dụng đất năm 2014.................................... 79
Bảng 3.13: Lao động bì nh quân của các loại hì nhạitrtrang năm 2014 ............................... 80
Bảng 3.14: Loại hình trang trại phân theo quy mô sử dụng lao động năm2014 ................ 81
Bảng 3.15: Tình hình đầu tƣ vốn của các loại hình trang trại năm 2014 ............................. 82
Bảng 3.16: Giá trị sản xuất của các loại hình trang trại năm 2014 ....................................... 83
Bảng 3.17: Loại hình trang trại phân theo quy mô giá trị sản xuất bình quân trên
trang trại năm 2014............................................................................................... 84
Bảng 3.18: Chi phí trung gian của các loại hình trang trại năm 2014 .................................. 85
Bảng 3.19: Giá trị tăng thêm của các loại hình trang trại năm 2014 .................................... 86
Bảng 3.20: Tổng chi phí sản xuấtủa
c các loại hình trang trại năm 2014............................. 87

Bảng 3.21: Thu nhập hỗn hợpcủa các loại hình trang trại năm 2014.................................. 88
Bảng 3.22: Hiệu quả kinh tế ủca các loại hình trang trại năm 2014 ..................................... 89
Bảng 3.23. Ý kiến của các chủ trang trại về phát triển kinh tế trang
ại..............................
tr
93


x

Bảng 3.24. Đánh giá của chủ trang trại về cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn trên
địa bàn tỉnh Phú Thọ năm 2014........................................................................... 94
Bảng 3.25: Mức độ tiếp cận thị trƣờng đầu vào và đầu ra của các loại hì nh trang trại
ở tỉnh Phú Thọ năm2014 .................................................................................... 95
Bảng 3.26: Hình thức tiêu thụ và giá bán sản phẩm của loại hình trang trại ở tỉnh Phú
Thọ năm 2014....................................................................................................... 96
Bảng 3.27: Mƣ́c độ tiếp cận thị trƣờng của các loạình
i h trang trại năm2014 .................... 97
Bảng 3.28: Kênh tiếp cận thông tin của các loại hì nh trang trại năm
2014.......................... 98
Bảng 3.29: Các yếu tố liên quan đến thị trƣờng đầu ra của loại hình trang trại
năm 2014 ............................................................................................................. 99
Bảng 3.30: Những khó khăn khi huy động vốn của kinh tế trang trại ............................... 100
Bảng 3.31: Tổng hợp ý kiến ở các cấp về mức độ bảo vệ môi trƣờng của các loại
hình trang trại trên địa bàn tỉnh Phú Thọ .......................................................... 103
Bảng 3.32: Tổng hợp ý kiến ở các cấp về nguyên nhân trang trại chƣa thực hiện tốt
việc bảo vệ môi trƣờng....................................................................................... 104
Bảng 3.33: Mƣ́c độ rủi ro đối với kinhế ttrang trại ở tỉnh Phú Thọ................................... 108
Bảng 3.34 : Mô tả các biến đƣợc sử dụng trong ƣớc lƣợng hàm Cobb-Douglass............... 110
Bảng 3.35: Kết quả ƣớc lƣợng hàm Cobb-Douglasss các yếu tố ảnh hƣởng tới tổng

giá trị sản xuất bình quân 1 trang trại ................................................................ 111
Bảng 3.36: Hiệu suất biên của các yếu tố ảnh hƣởng đến tổng giá trị sản xuất bình
quân/trang trại ..................................................................................................... 113
Bảng 3.37: Phân tích SWOT trong phát triển kinh tế trang theo hƣớng bền vững trên
địa bàn tỉnh Phú Thọ .......................................................................................... 115
Bảng 4.1: Dự báo về phát triển kinh tế kinh tế trang trại ở tỉnh Phú Thọ đến năm 2020..... 132


xi

DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Quá trình phát triển của kinh tế nông hộ thành kinh tế trang trại ............ 13
Sơ đồ 1.2: Ba yếu tố cơ bản hình thành và phát triển kinh tế trang trại ...................... 14
Sơ đồ 1.3: Tác động của yếu tố chính sách đến kinh tế trang trại ............................ 23
Sơ đồ 1.4: Tác động của nền kinh tế thị trƣờng tới kinh tế trang trại ...................... 25
Sơ đồ 4.1. Mô hình liên kết giữa các trang trại và các công ty ............................... 144
Hình 2.1. Khung phân tích ........................................................................................ 46
Biểu đồ 3.1: Sự biến động về các loại hình KTTT giai đoạn 2007-2014 ................. 71
Biểu đồ 3.2: Cơ cấu trang trại phân theo đơn vị hành chính của tỉnh Phú Thọ
năm 2014 ................................................................................................. 73
Biểu đồ 3.3: Hiệu quả kinh tế trên đồng chi phí trung gian của các loại hình KTTT......... 90
Biểu đồ 3.4: Hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích của các loại hình KTTT ........... 90
Biểu đồ 3.5: Hiệu quả kinh tế trên lao động của các loại hình KTTT ...................... 90


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trang trại (TT) và kinh tế trang trại (KTTT) là một loại hình sản xuất nông
nghiệp (SXNN) đƣợc hình thành và phát triển trên nền tảng của kinh tế hộ. Ở nhiều

quốc gia trên thế giới có nền sản xuất nông nghiệp(SXNN) tiên tiến, TT là loại hình
tổ chức sản xuất phổ biến và giữ vai trò quan trọng trong phát triển nông nghiệp.
Ở Việt Nam, TT đã hình thành và phát triển từ rất sớm và đã có những đóng
góp tích cực cho nền nông nghiệp của nƣớc nhà. Đặc biệt kể từ khi Chính phủ có
Nghị quyết số 03/2000/NQ-CP ngày 02/2/2000 về KTTT; số lƣợng TT tăng lên
nhanh chóng, năm 2010 có 145.880 TT [9] theo tiêu chí phân loại TT cũ và đến năm
2014 có 29.498 TT theo tiêu chí phân loại TT mới [10]. Đặc biệt khi Việt Nam mở
rộng cửa, hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới thông qua các Hiệp
định thƣơng mại tự do đã có nhiều doanh nghiệp trong nƣớc và nƣớc ngoài quan tâm
đến đầu tƣ vào lĩnh vực nông nghiệp nói chung và TT nói riêng.Nhờ đó hình thức tổ
chức sản xuất và cơ cấu thành phần TT cũng ngày càng đa dạng, bức tranh về KTTT
đã đƣợc thay đổi rõ rệt và mô hình KTTT đã khẳng định đƣợc vị thế của nó trong
công cuộc phát triển nông nghiệp, nông thôn của nƣớc nhà.
Tuy nhiên, trong quá trình phát triển KTTT đã nảy sinh nhiều vấn đề lý luận
và thực tiễn về nhận thức; về cơ chế chính sách có liên quan đến TT nhƣ: chính
sách đất đai, lao động, vốn đầu tƣ, tƣ cách pháp nhân của TT, quyền lợi và nghĩa vụ
của chủ TT trƣớc pháp luật; về tính bền vững trong phát triển của KTTT và đâu là
các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển KTTT đang cần đƣợc tiếp tục nghiên cứu để
KTTT đƣợc phát triển ngày càng bền vững.
Phú Thọ là một tỉnh nằm ở trung tâm của mƣời bốn tỉnh vùng Trung du miền núi
phía Bắc Việt Nam, có điều kiện tự nhiên tƣơng đối thuận lợi cho việc phát triển
nông lâm ngƣ nghiệp. Theo đánh giá của các chuyên gia trong và ngoài lĩnh vực
nông nghiệp, điều kiện tự nhiên của tỉnh phù hợp với nhiều loại cây trồng, vật nuôi
đƣợc thị trƣờng trong và ngoài nƣớc ƣa chuộng, có giá trị kinh tế cao, là nền tảng cơ
bản để phát triển KTTT với quy mô lớn. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để khai thác
một cách hiệu quả những lợi thế này. Trong những năm gần đây, nông nghiệp của
tỉnh Phú Thọ đã có những bƣớc tăng trƣởng đáng kể, trong đó phải kể đến vai trò
của KTTT. Ngành nông nghiệp của tỉnh đã và đang từng bƣớc khẳng định vai trò
của mình trong việc xây dựng nông thôn mới của tỉnh. Mặc dù vậy, KTTT tỉnh Phú
Thọ phát triển chƣa tƣơng xứng với tiềm năng và thế mạnh vốn có của mô hình tổ

chức sản xuất này. Nhìn chung các TT của tỉnh Phú Thọ đều phát triển mang tính tự
phát, chƣa theo quy hoạch và cũng chƣa chú trọng đến việc sử dụng hiệu quả tối đa


2
các nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trƣờng, do vậy chƣa đáp ứng đƣợc
yêu cầu phát triển KTTT theo hƣớng bền vững và chƣa đóng góp nhiều cho nền
kinh tế của tỉnh Phú Thọ. Xuất phát từ thực tiễn đó tác giả chọn vấn đề “Phát
triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ” làm đề
tài luận án tiến sỹ của mình với mong muốn góp phần thúc đẩy phát triển KTTT
của tỉnh Phú Thọ theo hƣớng bền vững.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển KTTT theo hƣớng bền vững trên
địa bàn tỉnh Phú Thọ từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy phát
triển KTTT theo hƣớng bền vững phù hợp với điều kiện thực tiễn ở tỉnh Phú Thọ
trong thời điểm hiện tại và tƣơng lai.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa và làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận cơ bản, thực tiễn
về KTTT, phát triển KTTT theo hƣớng bền vững.
- Phân tích và đánh giá thực trạng phát triển KTTT theo hƣớng bền vững của tỉnh
Phú Thọ.
- Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển KTTT theo hƣớng bền vững
của tỉnh Phú Thọ.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm đƣa KTTT tỉnh Phú Thọ phát triển theo
hƣớng bền vững đến năm 2020 và tầm nhìn 2030.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Các vấn đề về lý luận và thực tiễn liên quan đến phát triển KTTT theo
hƣớng bền vững.

- Các chỉ tiêu biểu hiện thực trạng phát triển KTTT của tỉnh Phú Thọ.
- Các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển KTTT trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
- Các giải pháp thúc đẩy phát triển KTTT theo hƣớng bền vững trên địa bàn
tỉnh Phú Thọ.
3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận án
* Phạm vi về không gian: Đề tài đƣợc nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
* Phạm vi thời gian:
- Số liệu thứ cấp của đề tài: Từ năm 2007 đến năm 2014.


3
- Số liệu sơ cấp của đề tài đƣợc thu thập vào năm 2014.
- Các giải pháp luận án đề xuất thúc đẩy phát triển KTTT theo hƣớng bền
vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
* Phạm vi về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu một số nội dung sau đây:
- Hệ thống hoá các vấn đề về lý luận và thực tiễn về phát triển KTTT theo
hƣớng bền vững.
- Nghiên cứu kinh nghiệm phát triển KTTT theo hƣớng bền vững của các
nƣớc và các địa phƣơng để rút ra bài học kinh nghiệm cho phát triển KTTT theo
hƣớng bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
- Nghiên cứu đặc điểm điều kiện tự nhiên,kinh tế - xã hội( KT-XH) của tỉnh
Phú Thọ.
- Nghiên cứu quy mô, cơ cấu, trình độ và kết quả sản xuất kinh doanh
(SXKD) của TT cũng nhƣ khả năng tiếp cận thị trƣờng và tiêu thụ sản phẩm của các
loại hình TT, từ đó nêu rõ năng lực SXKD của các loại hình TT ở tỉnh Phú Thọ.
- Đánh giá về hiệu quả KT-XH và môi trƣờng của các loại hình KTTT của tỉnh
Phú Thọ.
- Xác định yếu tố ảnh hƣởng đến sự phát triển KTTT theo hƣớng bền vững.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển KTTT theo hƣớng bền vững trên
địa bàn tỉnh Phú Thọ đến năm 2020 và tầm nhìn 2030

4. Những đóng góp mới và ý nghĩa của luận án
4.1. Đóng góp về lý luận
Luận án góp phần hệ thống hóa và làm rõ hơn những vấn đề về cơ sở lý luận
và thực tiễn về phát triển KTTT theo hƣớng bền vững, rút ra những bài học kinh
nghiệm để vận dụng một cách phù hợp vào thực tiễn phát triển KTTT theo hƣớng
bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
4.2. Đóng góp về thực tiễn
- Luận án đã đánh giá một cách khách quan, toàn diện về thực trạng phát
triển KTTT theo hƣớng bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
- Luận án xác đị nh đƣợc các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển KTTT theo
hƣớng bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
- Luận án góp phần làm rõ điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức với
việc phát triển KTTT theo hƣớng bền vững ở tỉnh Phú Thọ.


4
- Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích thực trạng, đánh giá các yếu tố ảnh
hƣởng, luận án đã đề xuất các quan điểm, định hƣớng và những giải pháp nhằm
phát triển KTTT theo hƣớng bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đến năm 2020 và
tầm nhìn 2030.
4.3. Ý nghĩa của luận án
- Kết quả của đề tài luận án sẽ là tài liệu tham khảo có luận cứ khoa học
vững chắc giúp cho các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách, các chủ TT,
các doanh nghiệp kinh doanh hàng nông sản và những ngƣời quan tâm đến KTTT
tỉnh Phú Thọ.
- Luận án còn là nguồn tài liệu tham khảo bổ ích trong giảng dạy tại các trƣờng
chuyên nghiệp và là tài liệu tham khảo của các sinh viên, học viên và các nghiên cứu
sinh về KTTT.
5. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến phát triển kinh tế trang
trại theo hƣớng bền vững

5.1. Nghiên cứu ở nước ngoài
KTTT phát triển từ rất lâu đời và có rất nhiều các công trình nghiên cứu vì
KTTT có vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển ngành nông nghiệp hàng
hóa. Khái niệm, loại hình và quy mô của TT ở mỗi quốc gia có sự khác nhau. Vì
vậy trong quá trình phát triển nền kinh tế nông nghiệp hàng hóa, TT luôn là một chủ
đề thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, quản lý, cả về phƣơng diện lý
luận và thực tiễn. Đã có rất nhiều tác giả nƣớc ngoài nghiên cứu khá công phu về
KTTT, các nghiên cứu tập trung làm rõ sự tồn tại của loại hình TT gia đình trong
điều kiện cạnh tranh toàn cầu; mối quan hệ giữa quy mô và năng suất, hiệu quả của
TT; mối quan hệ chặt chẽ giữa TT với thị trƣờng.
Tác giả Maurice Buckett, trong tác phẩm “Tổ chức quản lý nông trại gia
đình” công bố năm 1993 [87], tác giả đề cập đến những nguyên lý cơ bản trong quá
trình quản lý, điều hành nông trại gia đình theo mô hình sản xuất hàng hóa. Nghĩa là
quản lý nông trại về cơ bản không khác quản lý một doanh nghiệp, tuy nhiên do đặc
thù của sản phẩm trong quá trình sản xuất phụ thuộc khá lớn vào điều kiện tự nhiên
và do sản phẩm nông sản thƣờng nhanh hỏng nên quản lý một nông trại phức tạp
hơn rất nhiều so với việc điều hành một doanh nghiệp công nghiệp. Vì lẽ đó, tác giả
cho rằng, các cơ quan quản lý, các hiệp hội cần đặc biệt chú trọng công tác đào tạo
và tập huấn về kỹ năng quản lý cho chủ TT.
Hai tác giả Carter và Michael R, tác phẩm “Sự gắn kết chặt chẽ của mối quan
hệ ngược giữa kích thước TT với năng suất: một hướng phân tích theo kinh nghiệm


5
chủ nghĩa về SXNN” công bố năm 1998 [14]; tác giả Gillian, Daniel O tại hội thảo
hàng năm của Hiệp hội KTTT Mỹ tác phẩm “Kích thước TT, năng suất và hiệu quả
kinh tế: sự khác nhau về hiệu quả dựa trên quy mô TT ở Honduras” công bố năm
1998 [37]. Các tác giả cùng quan điểm nghiên cứu giải quyết mối quan hệ giữa quy
mô với năng suất, chất lƣợng và hiệu quả TT.
Khía cạnh phát triển KTTT bền vững cũng đƣợc các nhà khoa học trên thế

giới nghiên cứu từ đó cho thấy phát triển KTTT gắn với bền vững đang là một yêu
cầu bức thiết đặt ra cho mọi quốc gia trên thế giới. Muốn KTTT phát triển bền vững
(PTBV), cần phải có sự tham gia rộng rãi của các chủ TT vào việc bảo vệ và phát
triển vốn rừng, chống sa mạc hóa, duy trì và phát triển sự đa dạng sinh học, … Tiêu
biểu nhƣ nghiên cứu của tác giả Goldschmidt và Walter, tác phẩm “Các cộng đồng
cư dân ở vùng San Joaquin Valley: mối quan hệ giữa quy mô TT, việc sử dụng nước
và chất lượng cuộc sống” công bố năm 1978 [38] hay tác giả Netting và Robert
Mcc tác phẩm “TT gia đình và sinh thái học về nông nghiệp bền vững, mạnh mẽ”
công bố năm 2003 [89].
Tác giả Ellis, Frank, tác phẩm “Kinh tế nông nghiệp: Hộ TT và sự phát triển
nông nghiệp” tái bản lần 2, công bố năm 2005 của Trƣờng Đại học Cambrige, tác giả
đã cho thấy sự tất yếu khách quan về phát triển mô hình KTTT từ kinh tế hộ gia đình
trong quá trình phát triển nông nghiệp ở các nƣớc trên thế giới [85].
Trong những năm gần đây, tổ chức Nông lƣơng thế giới (FAO) đã có một số
công trình nghiên cứu về KTTT. Đối với các nƣớc đang phát triển, trong đó có Việt
Nam, FAO đã triển khai nhiều dự án nhằm góp phần phát triển KTTT, hỗ trợ nông
dân phát triển KTTT theo hƣớng bền vững kết hợp phát triển TT với xóa đói giảm
nghèo ở địa phƣơng.
Qua nghiên cứu các công trình của các tác giả về phát triển KTTT theo hƣớng
PTBV ở một số nƣớc ta thấy: một số tác giả đã phân tích, đánh giá thực trạng phát
triển KTTT ở một số quốc gia trên thế giới nhƣ: số lƣợng, quy mô và cơ cấu; mô hình
TT và phƣơng thức điều hành sản xuất; vốn, tƣ liệu sản xuất và nguồn lao động có
khác nhau tùy thuộc vào hƣớng SXKD và thu nhập của các chủ TT; thị trƣờng đầu
vào, thị trƣờng đầu ra của các TT. Từ đó đúc rút đƣợc bài học kinh nghiệm để xác
định vị trí, vai trò của KTTT gia đình trong quá trình công nghiệp hóa-hiện đại hóa
(CNH-HĐH) nông nghiệp nông thôn; các yếu tố tác động đến sự phát triển KTTT
theo hƣớng bền vững ở Việt Nam nói chung và ở tỉnh Phú Thọ nói riêng.
5.2. Nghiên cứu trong nước
KTTT phát triển rất lâu và đã có rất nhiều tác giả nghiên cứu trong nƣớc về
cơ sở lý luận, tình hình phát triển của TT. KTTT đƣợc phát triển mạnh vào đầu năm



6
1990 đến nay, ở nƣớc ta KTTT là chủ đề nghiên cứu của nhiều cơ quan, tổ chức
khoa học và đƣợc sự chỉ đạo thực tiễn của các nhà khoa học thực sự quan tâm. Đã
có rất nhiều cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ nghiên cứu về lĩnh này, nhiều nhà xuất bản, tạp
chí đã đăng tải nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả về lĩnh vực KTTT nhƣ:
Trần Đức (1995, 1997, 1998); Phạm Minh Đức (1997) cùng cộng sự; Nguyễn Điền
(1993, 1997, 1999, 2001) Nguyễn Đình Hƣơng (2000); Lê Trọng (2000); Lê Văn
Thăng (2006); Phạm Văn Khôi (2010) cùng cộng sự, TS. Bùi Đình Hòa (2012) …
Ngoài ra còn có rất nhiều luận văn và luận án nghiên cứu khác. Sau đây tác giả xin
trình bày những nét chính của các luận án cùng nghiên cứu về TT nhƣ sau:
- Tạ Thị Yến (2003), “Các giải pháp tài chính để phát triển KTTT Việt
Nam”. Luận án tiến sĩ, Học viện tài chính, Hà Nội [84]; Tác giả Nguyễn Thị Tằm
(2006), “Các giải pháp tín dụng ngân hàng nhằm phát triển KTTT trên địa bàn Tây
Nguyên”, Luận án tiến sĩ Học viện chính trị - Hành chính quốc gia HCM [70]. Tất
cả các công trình nghiên cứu tập trung phân tích thực trạng phát triển KTTT ở các
vùng, địa phƣơng khác nhau trong cả nƣớc. Tiến hành phân tích một cách công phu,
cụ thể tình hình phát triển KTTT trên tất cả các lĩnh vực từ các yếu tố SX, kết quả
SXKD nhất là các phân tích đã có sự so sánh với các hộ gia đình nông dân trên cùng
địa bàn. Từ đó các nghiên cứu đã chỉ ra hàng loạt các vấn đề phát sinh cần phải giải
quyết từ nhận thức đến thái độ đối với TT nhƣ trình độ của chủ TT, chất lƣợng hiệu
quả và khả năng SXKD… các tác giả đều sử dụng phƣơng pháp phân tích luận giải
để đánh giá thực trạng hình thành và phát triển KTTT, từ đó đƣa ra đƣợc những nhận
định về xu hƣớng phát triển cũng nhƣ đề xuất các giải pháp chung, giải pháp cụ thể,
giải pháp ở tầm vĩ mô, tầm vi mô nhằm phát triển KTTT.
- Phạm Luận Bằng (2007), “Phát triển KTTT và vai trò của nó đối với xây
dựng tiềm lực quốc phòng ở các tỉnh Trung du Miền núi phía Bắc nước ta hiện
nay”, Luận án tiến sĩ, Học viện Chính trị quân sự [3]. Tác giả đã phân tích kĩ 4 vai
trò phát triển KTTT đối với xây dựng tiềm năng quốc phòng ở nƣớc ta, đó là: 1)

Góp phần tăng cƣờng các nguồn lực của tiềm lực kinh tế trong khu vực nông nghiệp
nông thôn; 2) Phát triển KTTT là bƣớc tiến mới về quan hệ sản xuất trong nông
nghiệp nông thôn, là cơ sở quan trọng nâng cao tiềm lực chính trị - tinh thần cho
nền quốc phòng toàn dân; 3) Phát triển KTTT góp phần thúc đẩy nghiên cứu ứng
dụng Khoa học công nghệ (KH-CN) của đất nƣớc; 4) Phát triển KTTT góp phần to
lớn vào việc xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, là yếu tố duy trì, hoàn thiện năng
lực chiến đấu của các lực lƣợng vũ trang.
- Đào Hữu Hòa (2009), “Phát triển KTTT vùng Duyên hải Nam Trung Bộ
trong quá trình CNH-HĐH”. Luận án tiến sĩ, Học viện chính trị - Hành chính quốc
gia Hồ Chí Minh (HCM). Tác giả cho rằng phát triển KTTT bao gồm 3 nội dung:


7
Phát triển về mặt số lƣợng; chất lƣợng; cơ cấu. Trên cơ sở đó tác giả đã đƣa ra hệ
thống các chỉ tiêu đánh giá trình độ phát triển KTTT bao gồm 7 chỉ tiêu, bƣớc đầu kết
hợp đƣợc 3 nội dung cơ bản của phát triển bền vững( PTBV). Điều nổi bật hơn cả là
tác giả đƣa ra 7 vấn đề yêu cầu KTTT PTBV cần giải quyết nhƣ (Chống đói nghèo,
sử dụng đất bền lâu, bảo vệ rừng xanh và phủ xanh đất trống đồi núi trọc, cuộc chiến
chống sa mạc hóa và hạn hán, thúc đẩy phát triển KT-XH miền núi, PTBV nông
nghiệp nông thôn, bảo vệ và phát triển sự đa dạng sinh thái (44, tr31-37).
- Một trong những đề tài gần với vấn đề nghiên cứu của luận án và đƣợc
hoàn thành trong thời gian gần đây nhất là của tác giả Lê Xuân Lãm (2011), “Phát
triển KTTT tỉnh Gia Lai theo hướng bền vững”, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện
chính trị - Hành chính quốc gia HCM. Với mục tiêu nghiên cứu, đề tài phân tích,
luận giải những vấn đề lý luận về phát triển KTTT tỉnh Gia Lai theo hƣớng bền vững
luận án đã đƣa ra khái niệm Phát triển KTTT theo hƣớng bền vững là “Phát triển
KTTT một cách hiệu quả trong hiện tại nhưng không làm cản trở hay tổn hại đến sự
phát triển KTTT trong tương lai; là sự phát triển KTTT không những không làm tổn
hại mà còn tác động tích cực đến sự PTBV của từng vùng, địa phương và cả nước xét
trên cả 3 mặt: KT-XH và môi trường” từ khái niệm trên tác giả đã phân tích rất kỹ 3

vấn đề để góp phần cho KTTT PTBV [51, tr27]. Nội dung của luận án đã phân tích
thực trạng KTTT của tỉnh Gia Lai, nhận định những kết quả đạt đƣợc và nguyên nhân
để đạt đƣợc kết quả đó, tác giả đƣa ra đƣợc 6 nguyên nhân chính nhƣ: “Tỉnh có nhiều
tiềm năng, lợi thế để phát triển mô hình KTTT nhất là tiềm năng về đất đai; năng lực
nội tại của TT đã ngày càng phát triển hơn; phát triển mạnh các nhà máy chế biến
trên địa bàn; môi trường pháp lý và môi trường kinh tế đã tạo ra những điều kiện
thuận lợi; có định hướng chiến lược quy hoạch phát triển vùng nguyên vật liệu nông
sản; chính quyền địa phương tích cực vận dụng và phát triển khai thác có hiệu quả
các chính sách khuyến khích phát triển KTTT” [51]. Đề tài đã đề xuất đƣợc những
nhóm giải pháp để thúc đẩy KTTT phát triển theo hƣớng bền vững.
Trên cơ sở tổng hợp các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài “Phát
triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ” bƣớc đầu
có thể rút ra một số kết luận sau đây:
- Chủ đề phát triển KTTT ở Việt Nam đƣợc sự quan tâm nghiên cứu của
nhiều cơ quan quản lý Nhà nƣớc, nhiều cơ sở nghiên cứu khoa học và bản thân các
nhà khoa học. Đồng thời một số nghiên cứu sinh và học viên cao học cũng đã lựa
chọn chủ đề KTTT làm đề tài nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu của các công trình
nói trên là cơ sở quan trọng cung cấp những luận cứ cho việc hoạch định chủ
chƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc đối với phát triển KTTT ở nƣớc ta.


8
Đồng thời là những tài liệu quý báu hỗ trợ quan trọng cho các nghiên cứu sinh nói
riêng và những ngƣời quan tâm nói chung có thể kế thừa.
- Các công trình nghiên cứu về KTTT ở các cấp độ khác nhau và ở khắp các
vùng, miền trong cả nƣớc. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu đã nêu ra và đều
mong muốn làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn về KTTT để tìm ra hƣớng đi, đề
xuất những giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn vƣớng mắc, phát huy vai trò
của KTTT trong nền nông nghiệp của nƣớc ta hiện nay. Mặc dù vậy, các công trình
nghiên cứu vẫn chƣa đề cập nhiều đến yếu tố bền vững trong phát triển KTTT, chƣa

đặt KTTT vào vị trí thỏa đáng trong công cuộc tái cơ cấu ngành nông nghiệp và
chƣơng trình xây dựng nông thôn mới của các địa phƣơng.
Tất cả các tác giả trên mới chỉ nghiên cứu cơ sở lý luận, đánh giá hiệu quả
thực tiễn các hoạt động của TT chủ yếu thông qua số liệu và nhận xét mang tính
định tính ở một số vùng, tỉnh khác nhau, song chƣa có tác giả nào nghiên cứu về
phát triển KTTT theo hƣớng bền vững ở tỉnh Phú Thọ và nghiên cứu kết hợp giữa
phân tích định lƣợng và định tính, đồng thời đề cập một cách toàn diện tới tác động
của tất cả các yếu tố đến phát triển KTTT. Những câu hỏi lớn về phát triển KTTT
cần đƣợc tiếp tục nghiên cứu là: KTTT đang đứng ở đâu trong quá trình phát triển
ngành nông nghiệp, nông thôn của nƣớc nhà? Đâu là những nút thắt đã cản trở
KTTT phát triển theo hƣớng bền vững? Để KTTT phát triển tƣơng xứng với tiềm
năng sẵn có cần phải thực hiện các giải pháp mang tính đột phá nào?
Đó chính là cơ hội để nghiên cứu sinh thực hiện nghiên cứu đề tài “Phát
triển kinh tế TT theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ”
6. Bố cục của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, phụ
lục, luận án đƣợc chia làm 4 chƣơng cụ thể nhƣ sau:
Chƣơng 1: Cơ sở khoa học về phát triển kinh tế trang trại theo hƣớng bền vững.
Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu.
Chƣơng 3: Thực trạng phát triển kinh tế trang trại theo hƣớng bền vững trên
địa bàn tỉnh Phú Thọ.
Chƣơng 4: Quan điểm, định hƣớng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại theo
hƣớng bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030.


9

Chƣơng 1
CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ TRANG TRẠI THEO HƢỚNG BỀN VỮNG

1.1. Cơ sở lý luận về phát triển kinh tế trang trại theo hƣớng bền vững
1.1.1. Trang trại và kinh tế trang trại
KTTT ra đời và phát triển từ rất lâu, các chuyên gia về sử học và kinh tế học
thế giới đã chứng minh từ thời đế quốc La Mã, các TT đã hình thành, trong đó lực
lƣợng sản xuất chủ yếu là các nô lệ, ở Trung Quốc TT có từ đời nhà Đƣờng. TT trên
thế giới bắt đầu phát triển mạnh khi chế độ tƣ bản chủ nghĩa ra đời [41]. Ở Việt
Nam TT đã xuất hiện nhiều thế kỷ, trong thời kỳ lịch sử của đất nƣớc, quá trình
hình thành và phát triển của TT cũng có sự khác nhau. TT thực sự phát triển là sau
khi thực hiện Nghị quyết 10 của Bộ chính trị (1988), Đảng và Nhà nƣớc đã ban
hành nhiều nghị quyết, Luật Đất đai, Luật dân sự, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tƣ
và các Nghị định nhằm thể chế hoá chính sách đối với kinh tế tƣ nhân trong nông
nghiệp, cho đến năm 2000 Chính phủ ban hành nghị quyết 03/2000/NQ - CP ngày
02/02/2000 về KTTT đã nhấn mạnh chủ trƣơng của Chính phủ trong việc phát triển
KTTT tạo hành lang pháp lý cho loại hình KTTT phát huy năng lực SXKD thông
qua các chính sách ƣu đãi về nhiều mặt đối với KTTT. Mặt khác, hình thành các
tiêu chí KTTT nhằm tạo điều kiện quản lý, hỗ trợ và khuyến khích phát triển KTTT
trong nền kinh tế thị trƣờng có sự quản lý của Nhà nƣớc. Các tiêu chí thực hiện lần
lƣợt theo các thông tƣ sau: Thông tƣ Liên tịch số 69/2000/TTLT-BNN-TCTK ngày
23/6/2000 của Bộ NN&PTNT và Tổng cục Thống kê hƣớng dẫn tiêu chí để xác
định KTTT; Thông tƣ Số 74/2003/TT-BNN, ngày 04 tháng 07 năm 2003 của Bộ
NN&PTNT sửa đổi, bổ sung Mục III của Thông tƣ liên tịch 69/2000/TTLT/BNNTCTK và hiện tiêu chí TT đang thực hiện theo Thông tƣ số 27/2011/TT-BNNPTNT
ngày 13 tháng 4 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn.
1.1.1.1. Khái niệm trang trại và kinh tế trang trại
a. Khái niệm trang trại
Để biểu đạt loại hình TT, các nƣớc đều có ngôn từ dùng để chỉ các hình thức
tổ chức sản xuất tập trung (Farm, Farm stedd, Farm house (Anh); Ferme (Pháp);
Oepma…) khi chuyển sang tiếng Việt dịch là TT hay nông trại [39].
- Theo PGS-TS Lê Trọng: “TT là cơ sở, là doanh nghiệp kinh doanh nông
nghiệp của một hoặc một số nhóm nhà kinh doanh” [75]. Qua đó “TT” là thuật ngữ



10
dùng để mô tả, chỉ tên và gắn liền với hình thức SXNN tập trung trên một diện tích
đủ lớn, với quy mô hộ gia đình là chủ yếu, trong điều kiện sản xuất hàng hoá của
nền kinh tế thị trƣờng.
- Trần Đức (1995) cho rằng: “TT là chủ lực của tổ chức làm nông nghiệp ở
các nước tư bản cũng như các nước đang phát triển và theo các nhà khoa học khẳng
định đó là tổ chức SXKD của nhiều nước trên thế giới trong thế kỷ 21” [34].
- Theo tác giả Phạm Minh Đức (1997): “TT là một loại hình SXNN hàng hoá
của hộ, do một người chủ hộ có khả năng đón nhận những cơ hội thuận lợi, từ đó
huy động thêm vốn, lao động, trang bị tư liệu sản xuất, lựa chọn công nghệ sản xuất
thích hợp, tiến hành tổ chức sản xuất và kinh doanh dịch vụ những sản phẩm theo
yêu cầu thị trường nhằm thu lợi nhuận cao” [35].
- Nguyễn Thế Nhã (1999): “TT là một loại hình tổ chức sản xuất cơ sở trong
nông, lâm, thuỷ sản có mục đích chính là sản xuất hàng hoá, có tư liệu sản xuất
thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của một chủ độc lập, sản xuất được tiến
hành trên quy mô ruộng đất và các yếu tố sản xuất tiến bộ và trình độ kỹ thuật cao,
hoạt động tự chủ và luôn gắn với thị trường” [55].
- Nguyễn Phƣợng Vỹ (1999): “TT là một hình thức tổ chức kinh tế nông-lâmngư nghiệp, phổ biến được hình thành trên cơ sở kinh tế hộ, nhưng mang tính sản
xuất hàng hoá” [83].
Các quan khái niệm trên xem xét TT ở nhiều khía cạnh khác nhau, nhƣng tựu
chung đều thống nhất cho rằng: TT là một hình thức tổ chức sản xuất hàng hóa,
trong đó: ngƣời đầu tƣ vào TT với mục đích sản xuất hàng hoá để cung ứng cho thị
trƣờng với quy mô mức độ tập trung các yếu tố sản xuất (đất đai, vốn, trình độ kỹ
thuật sản xuất, năng lực quản lý điều hành) tƣơng đối lớn hơn so với các hình thức
tổ chức sản xuất thông thƣờng của các hộ nông dân. Nhƣ vậy có thể khái quát khái
niệm TT nhƣ sau: “TT là loại hình cơ sở SXKD nông-lâm-ngư nghiệp theo hướng
sản xuất hàng hóa của các hộ gia đình nông dân, hình thành và phát triển chủ yếu
trong điều kiện kinh tế thị trường với quy mô lớn” là phù hợp hơn cả. Trong thực tế
nói đến phát triển TT và phát triển kinh tế TT theo nghĩa đồng nhất. Tuy nhiên, về

mặt thuật ngữ đây là hai khái niệm không hoàn toàn đồng nhất. Nhƣ trên đã nêu, nói
TT là nhấn mạnh đến hình thức tổ chức sản xuất, còn nói KTTT là nhấn mạnh đến
loại hình kinh tế.
b. Khái niệm kinh tế trang trại
- Theo Lê Trọng (2000): “KTTT là hình thức tổ chức kinh tế cơ sở, là doanh
nghiệp trực tiếp tổ chức sản xuất ra nông sản hàng hoá dựa trên cơ sở hợp tác và


11
phân công lao động xã hội, được chủ TT đầu tư vốn, thuê mướn phần lớn hoặc hầu
hết sức lao động và trang bị tư liệu sản xuất để hoạt động kinh doanh theo yêu cầu
của nền kinh tế thị trường, được Nhà nước bảo hộ theo luật định” [75tr112].
- Theo Nghị quyết 03/2000/NQ-CP ngày 02/02/2000 của Chính phủ về
KTTT: “KTTT là hình thức tổ chức sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp nông
thôn, chủ yếu dựa vào hộ gia đình nhằm mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sản
xuất trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, trồng rừng, gắn sản
xuất với chế biến và tiêu thụ nông, lâm, thủy sản. Có quy mô đất đai, vốn, lao động,
thu nhập tương đối cao hơn mức trung bình của kinh tế hộ gia đình tại địa phương,
tương ứng với từng ngành nghề cụ thể” [21].
Theo một số tác giả khác có cùng chung một quan điểm đó là “KTTT là một
loại hình kinh tế sản xuất hàng hoá phát triển trên cơ sở kinh tế hộ nhưng ở quy mô
lớn hơn, được đầu tư nhiều hơn về cả vốn và kỹ thuật, có thể thuê mướn nhân công
để sản xuất ra một hoặc vài loại sản phẩm hàng hoá từ nông nghiệp với khối lượng
lớn cho thị trường”.
Xuất phát từ các khái niệm và quan điểm trên theo tôi, ta có thể hiểu về
KTTT nhƣ sau: “KTTT là một hình thức tổ chức kinh tế SXKD hàng hóa về nông lâm - ngư nghiệp được hình thành trên cơ sở kinh tế hộ, có sự tập trung cao về các
yếu tố sản xuất, có nhu cầu lớn về thị trường và khoa học công nghệ, có giá trị sản
phẩm hàng hoá và thu nhập cao hơn so với mức bình quân của hộ gia đình trong
vùng. Cách thức tổ chức quản lý tiến bộ và trình độ kỹ thuật cao”.
1.1.1.2. Vai trò của kinh tế trang trại

Phát triển KTTT ở nhiều nƣớc trên thế giới và nƣớc ta trong những năm gần
đây cho thấy vai trò quan trọng của KTTT trong quá trình phát triển kinh tế thị
trƣờng nói chung và hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn nói riêng. Phát triển
KTTT một cách tất yếu, cũng có nhu cầu về hợp tác cả về chiều rộng và chiều sâu,
cả về chiều ngang lẫn chiều dọc. Nó cũng cần có cả một hệ thống chính sách, biện
pháp ở tầm quản lí vĩ mô, đóng vai trò là bà đỡ, tạo môi trƣờng thuận lợi cho sự
phát triển nhanh chóng, lành mạnh theo hƣớng chuyên môn hoá, hợp tác hoá, để
trở thành nền nông nghiệp sản xuất lớn đủ sức, là cơ sở nông nghiệp cho quá trình
CNH-HĐH. Điều quan trọng hơn nữa của KTTT đã thể hiện rõ nét cả về mặt kinh
tế cũng nhƣ về mặt xã hội và môi trƣờng, đặc biệt là khai thác tiềm năng về đất
đai, lao động, vốn. Trong quá trình phát triển kinh tế thị trƣờng, vai trò của KTTT
thể hiện ở một số nội dung cơ bản sau đây:


12
- Về mặt kinh tế: TT góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển các loại
cây trồng và vật nuôi có giá trị hàng hoá cao, khắc phục dần tình trạng sản xuất
phân tán, manh mún, tạo nên những vùng chuyên môn hoá, tập trung hàng hoá và
thâm canh cao. Mặt khác thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy phát triển
công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến và dịch vụ sản xuất ở nông thôn.
Thực tế cho thấy việc phát triển KTTT ở những nơi có điều kiện bao giờ cũng đi
liền với việc khai thác và sử dụng một cách đầy đủ và hiệu quả các nguồn lực trong
nông nghiệp, nông thôn so với kinh tế nông hộ. Do vậy, phát triển KTTT sẽ góp
phần tích cực thúc đẩy phát triển kinh tế của nông nghiệp và nông thôn.
- Về mặt xã hội: Phát triển KTTT giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho
nông dân, góp phần xoá đói giảm nghèo. Mặt khác, phát triển KTTT còn góp phần
thúc đẩy phát triển kết cấu hạ tầng trong nông thôn và tạo tấm gƣơng tốt cho các hộ
nông dân sở tại và vùng lân cận về cách tổ chức và quản lý SXKD. Do đó, phát
triển KTTT góp phần tích cực vào việc giải quyết các vấn đề xã hội và đổi mới bộ
mặt nông thôn.

- Về mặt môi trường: Do SXKD mang tính tự chủ và lợi ích thiết thực, lâu dài
của mình cho nên các chủ TT luôn có ý thức khai thác hợp lý và quan tâm bảo vệ
môi trƣờng, trƣớc hết là trong phạm vi không gian sinh thái TT đến phạm vi từng
vùng. Tại các tỉnh trung du Miền núi thì TT đã góp phần quan trọng vào việc trồng
rừng, bảo vệ rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc và sử dụng hiệu quả tài nguyên đất
đai, những việc làm này đã góp phần tích cực cải tạo và bảo vệ môi trƣờng sinh thái
trên các vùng, miền trong cả nƣớc.
1.1.1.3. Đặc trưng của kinh tế trang trại
Theo Nghị quyết 03/2000/NQ-CP, KTTT có các đặc trƣng sau [21].
- Thứ nhất, mục đích chủ yếu của KTTT là sản xuất nông, lâm, thủy sản hàng
hoá với quy mô lớn.
- Thứ hai, mức độ tập trung chuyên môn hoá các điều kiện và yếu tố sản xuất
cao hơn so với sản xuất nông hộ, thể hiện ở quy mô sản xuất nhƣ đất đai, qui mô
đàn gia súc gia cầm, lao động, giá trị nông, lâm, thủy sản hàng hoá.
- Thứ ba, Chủ TT có ý thức làm giàu, có nghị lực và quyết tâm làm giàu cho
bản thân, gia đình và xã hội. Nhìn chung, chủ TT là ngƣời có năng lực và kinh
nghiệm tổ chức, quản lý điều hành sản xuất, biết áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ
thuật (KHKT), tiếp nhận chuyển giao công nghệ mới vào sản xuất, sử dụng lao
động gia đình và thuê lao động bên ngoài sản xuất có hiệu quả cao, có thu nhập
vƣợt trội so với kinh tế hộ.
Quy mô sản xuất hàng hoá đƣợc thể hiện qua tỷ suất hàng hoá, là đặc trƣng cơ
bản nhất của KTTT. KTTT thực hiện hoạt động sản xuất với quy mô lớn nhờ sự tập


×