Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

CHƯƠNG 39

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.69 KB, 9 trang )

CHƯƠNG 39 : TUẦN
HOÀN PHỔI, PHÙ PHỔI,
DỊCH MÀNG PHỔI
Phổi có hai lưu thông, một áp suất cao,
lưu lượng lưu thông thấp và một áp suất
thấp, lưu lượng lưu thông cao. Áp suất cao,
lưu lượng tuần hoàn thấp cung cấp hệ tuần
hoàn máu động mạch đến khí quản, cây phế
quản ( bao gồm tiểu phế quản tận ), các mô
nâng đỡ của phổi và lớp áo ngoài ( ngoại
mạc ) của động mạch và tĩnh mạch phổi.
Động mạch phế quản là nhánh của động
mạch chủ ngực, cung cấp máu cho hầu hết
các hệ thống động mạch này với áp suất chỉ
hơi thấp hơn so với áp suất động mạch chủ.
Áp suất thấp, lưu lượng tuần hoàn cao cung
cấp máu tĩnh mạch từ tất cả các bộ phận của
cơ thể đến mao mạch phế nang nơi mà oxy
(O2) được thêm vào và carbon dioxide
( CO2 ) được lấy ra. Động mạch phổi ( nhận
máu từ tâm thất phải ) và nhánh động mạch
của nó vận chuyển máu đến các mao mạch
phế nang cho khí trao đổi, và tĩnh mạch phổi
rồi máu trở về tâm nhĩ trái để được bơm bởi
tâm thất trái thông qua tuần hoàn toàn thân.
Trong chương này chúng tôi thảo luận về
các khía cạnh đặc biệt của tuần hoàn phổi là
rất quan trọng cho sự trao đổi khí trong phổi.

Giải phẫu sinh lý của hệ
tuần hoàn phổi


Mạch phổi. Động mạch phổi chỉ kéo
dài 5 cm vượt đỉnh của tâm thất phải và
sau đó chia thành nhánh chính phải và trái
là nguồn cung cấp máu tới hai lá phổi
tương ứng.
Động mạch phổi có thành dày bằng 1/3
của động mạch chủ. Các nhánh động
mạch phổi ngắn và tất cả các động mạch
phổi, thậm chí nhỏ hơn động mạch nhánh
và tiểu động mạch, có đường kính lớn hơn
động mạch toàn thân tương ứng. Khía
cạnh này, kết hợp với thực tế là mạch rất

mỏng và có thể căng phồng ra, cho cây
động mạch phổi một thể tích giãn nở,
trung bình gần 7 ml/mm Hg, tương tự như
của toàn bộ cây động mạch toàn thân. Thể
tích căng phồng này cho phép động mạch
phổi thích ứng với hiệu suất thể tích tâm
thu của tâm thất phải.
Tĩnh mạch phổi, giống như động mạch
phổi, cũng ngắn. Chúng ngay lập tức được
đổ vào tâm nhĩ trái.
Mạch máu phế quản. Máu cũng chảy
đến phổi qua động mạch phổi nhỏ bắt đầu
từ tuần hoàn toàn thân, lên tới 1-2 % tổng
số lưu lượng máu tim bơm ra. Máu động
mạch phế quản này là máu giàu oxy, trái
ngược với máu giàu CO2 trong động
mạch phổi. Nó nuôi dưỡng các mô nâng

đỡ của phổi bao gồm mô liên kết, vách và
phế quản lớn và nhỏ. Sau máu phế quản
và động mạch này đi qua mô nâng đỡ nó
đổ vào tĩnh mạch phổi và đi vào tâm nhĩ
trái, thay vì đưa vào tâm nhĩ phải. Do đó,
lưu lượng chảy vào tâm nhĩ trái và công
suất tâm thất trái lớn hơn khoảng 1-2%
công suất tâm thất phải.
Bạch huyết. Mạch bạch huyết hiện
diện trong tất cả các mô hỗ trợ của phổi
bắt đầu từ những khoảng trống bao quanh
tiểu phế quản tận của mô liên kết , chảy
vào rốn phổi và rồi phần lớn vào trong
ống bạch huyết ngực phải. Các hạt vật
chất đi vào phế nang một phần bị loại bỏ
bằng các kênh này, và protein huyêt tương
bị rõ từ các mao mạch phổi cũng bị loại
bỏ qua các mô phổi từ đó giúp ngăn chặn
phù phổi.

Áp lực trong hệ thống phổi
Áp lực trong tâm thất phải. Đường
cong áp lực mạch của tâm thất phải và
động mạch phổi được thể hiện ở phần
dưới hình 39-1. Những đường cong này
trái ngược với những đường cong áp lực
cao hơn nhiều của động mạch chủ thể


hiện ở phần trên của hình. Áp lực tâm thu

trong tâm thất phải của người bình thường
trung bình khoảng 25 mm Hg và huyết áp
tâm trương trung bình khoảng 0-1 mmHg,
giá trị mà chỉ bằng 1/5 tâm thất trái
Áp lực trong động mạch phổi. Trong
suốt tâm thu, áp lực trong động mạch phổi
cơ bản bằng áp lực trong tâm thất phải,
cũng được thể hiện trong hình 39-1. Tuy
nhiên, sau khi van động mạch phổi đóng
lại ở cuối tâm thu, áp lực tâm thất giảm
nhanh chóng trong khi áp lực động mạch
phổi giảm chậm hơn khi máu chảy qua
các mao mạch phổi.
H 39-1, 39-2
Trong hình 39-2, áp lực động mạch
phổi thì tâm thu bình thường trung bình
khoảng 25 mmHg, áp lực động mạch phổi
thì tâm trương khoảng 8 mmHg và huyết
áp động mạch phổi trung bình là 15
mmHg.
Áp lực mao mạch phổi. Giá trị trung
bình áp lực mao mạch phổi như sơ đồ
hình 39-2, là khoảng 7 mmHg. Tầm quan
trọng của mao mạch thấp này sẽ được
thảo luận chi tiết hơn trong chương liên
quan đến chức năng trao đổi chất của mao
mạch phổi.
Áp lực nhĩ phải và tĩnh mạch phổi.
Áp lực trung bình trong tâm nhĩ trái và
các tính mạch phổi lớn trung bình khoảng

2 mmHg trong khi nằm, thay đổi từ thấp
nhất là 1 mmHg đến lớn cao nhất là 5
mmHg. Nó thường không khả thi để đo áp
lực nhĩ trái của con người bằng cách sử
dụng một thiết bị đo trực tiếp bởi vì nó rất
khó để đưa một ống thông qua buồng tim
vào tâm nhĩ trái. Tuy nhiên, áp lực tâm
nhĩ trái có thể được ước tính với độ chính
xác vừa phải bằng cách đo áp lực phổi bít.
Phép đo này được thực hiện bằng cách
chèn một ống thông đầu tiên qua một tĩnh
mạch ngoại vi đến tâm nhĩ phải, sau đó
qua phía bên phải của tim và qua động

mạch phổi vào một trong những nhánh
nhỏ của phổi, cuối cùng đẩy ống thông
cho đến khi nó bít chặt một nhánh nhỏ.
Áp lực đo thông qua ống thông được gọi
là “áp lực bít”, khoảng 5 mmHg. Bởi vì
tất cả máu chảy đã được dừng lại trong
động mạch bít nhỏ và do các mạch máu
mở rộng vượt ra ngoài động mạch này tạo
một kết nối trực tiếp với các mao mạch
phổi, áp lực bít này thường chỉ lớn hơn áp
lực nhĩ trãi 2-3 mmHg. Khi áp lực nhĩ trái
tăng lên đến giá trị cao, áp lực phổi bít
cũng tăng. Do đó, đo áp lực bít có thể sử
dụng để nghiên cứu sự thay đổi áp lực
mao mạch phổi và áp lực tâm nhĩ trái ở
bệnh nhân suy tim sung huyết.


Thể tích máu của phổi
Thể tích máu của phổi khoảng 450 ml,
chiếm 9% tổng số máu của toàn bộ hệ
thống tuần hoàn. Khoảng 70 ml thể tích
máu của phổi này là trong các mao mạch
phổi và phần còn lại chia đều giữa các
động mạch phổi và tĩnh mạch phổi.
Phổi như một kho chứa máu. Theo
những tình trạng sinh lý và bệnh lý khác
nhau, số lượng máu trong phổi có thể
khác nhau từ ít nhất ½ bình thường lên
đến gấp đôi bình thường. Ví dụ, khi một
người thở dốc rất mạnh, tạo áp lực cao
trong phổi, chẳng hạn như khi thổi kèn,
250 ml máu có thể bị trục xuất khỏi tuần
hoàn phổi vào tuần hoàn toàn thân. Ngoài
ra, mất máu từ tuần hoàn toàn thân do
xuất huyết có thể được bồi phụ một phần
do sự thay đổi tự động từ phổi vào các
mạch toàn thân.
Bệnh lý về tim có thể chuyển máu từ
tuần hoàn toàn thân tới tuần hoàn phổi.
Suy tim trái hoặc tăng sức cản từ máu
chảy qua van hai lá là kết quả của hẹp van
hai lá hoặc trào ngược van hai lá gây ứ
máu trong tuần hoàn phổi, đôi khi thể tích
máu trong phổi tăng khoảng 100% và gây
tăng cao áp lực trong mạch máu phổi. Vì



thể tích của tuần hoàn toàn thân là khoảng
9 lần tuần hoàn phổi, một sự thay đổi
trong máu từ hệ này sang hệ khác cũng
ảnh hưởng rất nhiều đến tuần hoàn phổi
nhưng thường chỉ ảnh hưởng nhẹ đến tuần
hoàn toàn thân.

oxy thấp cục bộ, các kênh này bị chặn dẫn
đến quá trình khử cực màng tế bào và kích
hoạt kênh canxi gây ra sự tăng nồng độ
ion canxi. Sự tăng nồng độ canxi gây ra
co thắt các động mạch nhỏ và tiêu động
mạch.

Lưu lượng máu qua phổi và
phân phối của nó.

Sự tăng sức cản trong mạch máu phổi là
kết quả của nồng độ o2 thấp có chức năng
quan trọng trong phân phối lưu lượng máu
đến nơi bị tác động nhất. Nghĩa là nếu
một vài phế nang được thông khí kém và
có nồng độ O2 thấp, mạch máu tại chỗ
teo. Sự co thắt này dẫn đến máu lưu lượng
máu qua các khu vực khác của phổi tốt
hơn, do đó cung cấp một hệ thống điều
khiển tự động để phân phối lưu lượng
máu qua các vùng phổi tương ứng với áp
lực O2 trong phế nang của nó.


Lưu lượng máu qua phổi cơ bản bằng
cung lượng tim. Do đó, các yếu tố kiểm
soát chủ yếu cung lượng tim là yếu tố
ngoại vi như đã thảo luận trong chương
20 cũng như kiểm soát lưu lượng máu
phổi. Trong hầu hết các tình trạng, các
mạch phổi hoạt động như ống có thể nở ra
với áp lực ngày càng tăng và hẹp với áp
lực giảm. Để máu lấy đầy đủ oxy xảy xa,
máu phải được phân bổ thành từng phân
đoạn của phổi nơi mà các phế nang được
oxy hóa tốt nhất. Phân bổ này được thực
hiện bởi cơ chế sau đây.
Giảm oxy phế nang giảm lưu lượng
máu cục bộ phế nang và điều chỉnh
phân phối lưu lượng máu phổi. Khi
nồng độ O2 trong không khí phế nang
giảm dước mức bình thường, đặc biệt khi
nó giảm xuống dưới 70% bình thường
(tức là dưới 73 mmHg Po2), các mạch
máu lân cận teo, mạch máu tăng sức cản
hơn gấp 5 lần tại nồng độ o2 thấp nhất.
Tác dụng này trái ngược với tác dụng
quan sát thấy ở mạch toàn thân giãn hơn
chứ không co lại khi nồng độ O2 thấp.
Mặc dù các cơ chế thúc đẩy sự co mạch
phổi trong tình trạng thiếu oxy không
được hiểu hoàn toàn, nồng độ O2 thấp có
thể kích thích sản xuất các chất co mạch

hoặc giảm giải phóng một thuốc giãn
mạch chẳng hạn như NO từ mô phổi.
Một số nghiên cứu cho rằng tình trạng
thiếu oxy có thể trực tiếp gây ra co mạch
do ức chế kênh ion kali nhạy cảm ở màng
tế bào cơ trơn mạch máu phổi. Với áp lực

Ảnh hưởng của gradients
áp lực thủy tĩnh trong phổi
lên khu vực lưu thông máu
phổi
Trong chương 15, chúng tôi chỉ ra rằng
huyết áp ở chân của một người đứng có
thể lớn hơn đến 90 mmHg so với áp lực
cùng mức của tim. Sự khác biệt này là do
áp lực thủy tĩnh chính là trọng lượng máu
của chính nó trong các mạch máu. Các tác
dụng tương tự nhưng ở mức độ thấp hơn,
xảy ra trong phổi. Khi người lớn đứng
thẳng, điểm thấp nhất trong phổi bình
thường khoảng 30 cm ở dưới điểm cao
nhất, tương ứng với khác biệt 23 mmHg,
trong đó khoảng 15 mmHg là ở trên trái
tim và 8 mmHg ở dưới. Ngoài ra, áp lực
động mahj phổi ở phần trên cũng của phổi
của một người đứng là khoảng 15 mmHg
thấp hơn áp lực động mạch phổi cùng
mức ở tim và áp lực ở phần thấp nhất của
phổi là khoảng hơn 8 mmHg
Áp lực khác nhau như vậy có ảnh

hưởng sâu sắc lên lưu lượng máu chảy
qua các khu vựa khác nhay của phổi. Ảnh


hưởng này được chứng minh bởi các
đường cong thấp hơn trong hình 39-3,
trong đó mô tả lưu lượng máu trên mỗi
đơn vị của nhu mô phổi ở các mức độ
khác nhau của phổi ở người đứng thẳng.
Lưu ý rằng trong tư thế đứng lúc nghỉ, có
rất ít lưu lượng chảy trong phẩn đỉnh phổi
nhưng nhiều khoảng gấp 5 lần so với
dòng chảy ở đáy. Để giúp giải thích
những sự khác biệt này thì phổi thường
được mô tả như đang được chia thành ba
khu vực như hình 39-4. Trong mỗi vùng,
kiểu máu chảy là khá khác nhau.

Lưu thông máu ở khu vực
1,2,3 của phổi
Các mao mạch trong thành phế nang
đang bị căng phồng do áp lực máu bên
trong chúng nhưng đống thời được nén
bởi áp suất không khí phế nang từ bên
ngoài vào. Vì vậy, bất cứ lúc nào áp suất
không khí phế nang phổi trở nên lớn hơn
áp lực mao mạch máu, các mao mạch
đóng và không có máu lưu thông. Trong
hoàn cảnh bình thường khác và bệnh lý
của phổi, có thể tìm thấy bất kì một trong

ba khu vực lưu thông máu phổi, như sau :
Khu vực 1: không có máu trong tất
cả các phần của chu trình tim vì áp lực
mao mạch phể nang tại chỗ trong vùng
này của phổi không tăng cao hơn áp suất
không khí phế nang trong bất kì phần nào
của chu trình tim.
Khu vực 2: vùng chỉ lưu thông máu
gián đoạn trong các đỉnh do huyết áp tâm
thu ở đây lớn hơn áp suất không khí phế
nang nhưng áp lực tâm trương thấp hơn
áp suất không khí phế nang
Khu vực 3: máu chảy liên tục vì các
áp lực mao mạch phế nang vẫn lớn hơn so
với áp lực không khí phế nang trong suốt
chu trình tim.
H 39-3,39-4

Bình thường, phổi chỉ có lưu thông
máu ở vùng 2 và 3. Vùng 2 ( lưu thông
gián đoạn) trong đỉnh và khu vực 3 ( lưu
thông liên tục) trong tất cả các khu vực
thấp hơn. Ví dụ, khi một người đang ở
đứng thẳng, áp lực động mạch phổi tại
đỉnh phổi khoảng 15 mmHg so với cùng
mức ở tim. Do đó, đỉnh huyết áp tâm thu
chỉ khoảng 10 mmHg(25 mmHg tại mức
tim trừ 15 mmHg áp lực thủy tĩnh khác
nhau). 10 mmHg áp lực máu đỉnh phổi
lớn hơn so với áp lực không khi phế phế

nang là 0, vì vậy máu lưu thông qua mao
mạch đỉnh phổi trong suốt chu trình tim là
không đủ để đẩy máu lên 15 mmHg
gradient áp suất thủy tĩnh tâm trương cần
phải có để gây ra dòng chảy mao mạch
tâm trương. Do đó, máu chảy qua phần
đỉnh của phổi là không liên tục. Lưu
thông máu khu vực 2 bắt đầu ở phổi bình
thường khoảng 10 cm phía trên so với
mức giữa của tim và kéo dài từ đó đến
đỉnh phổi.
Ở vùng dưới của phổi, từ khoảng 10
cm phía trên mức tim đến đáy phổi, áp lực
động mạch phổi trong suốt cả tâm thu và
tâm trương vẫn lớn hơn các áp lực không
khí phế nang là 0. Do đó, lưu thông liên
tục xảy ra qua mao mạch phế nang hoặc
lưu thông máu khu vực 3. Ngoài ra khi
một người nằm xuống, không có phần nào
của phổi là hơn một vài cm trên mức tim.
Trong trường hợp này, lưu thông máu ở
một con người bình thường là hoàn toàn
theo khu vực 3, bao gồm cả đỉnh phổi
Khu vực 1 lưu thông máu xảy ra chỉ
dưới điều kiện không bình thường. Lưu
thông máu khu vực 1 có nghĩa là không
có máu tại bất kì thời gian nào trong chu
trình tim, xảy ra khi hoặc áp suất tâm thu
động mạch phổi là quá thấp hoặc áp suất
phế nang là quá cao để cho phép lưu

thông. Ví dụ, nếu một người đã đứng
thẳng thở một áp suất không khí dương vì
vậy áp suất không khí nội phế nang lớn


hơn ít nhất 10 mmHg so với bình thường
nhưng áp lực tâm thu phổi là bình thường,
người ta sẽ mong đợi khu vực 1 lưu thông
máu – không lưu thông máu – trong đỉnh
phổi. Một ví dụ khác, trong đó khu vực 1
lưu thông máu xảy ra ở một người đứng
thẳng mà có áp lực tâm thu động mạch
phổi là cực thấp, như là có thể xảy ra sau
khi mất máu nghiêm trọng.
Tập thể dục tăng lưu lượng máu qua
tất cả các bộ phận của phổi. Nhắc lại
hình 39-3, người ta thấy rằng lưu thông
máu chảy trong tất cả các bộ phận của
phổi tăng trong lúc luyện tập. Một lý do
chính cho việc tăng lưu thông máu là áp
lực mạch máu phổi tăng đủ trong lúc
luyện tập để chuyển đổi đỉnh phổi từ kiểu
khu vực 2 thành khu vực 3.

Tăng cung lượng tim trong
bài tập nặng thường được
điều hòa bởi tuần hoàn phổi
mà không có áp lực động
mạch phổi tăng lớn.
Trong suốt bài tập nặng, lưu thông máu

qua phổi có thể tăng từ 4 đến 7 lần. Lưu
lượng thêm này điều hòa trong phổi theo
ba cách: (1) bằng cách tăng số lượng mao
mạch nở, đôi khi gấp 3 lần.; (2) bằng cách
căng tất cả các mao mạch và tăng tốc độ
dòng chảy qua mỗi mao mạch hơn gấp hai
lần; và (3) bằng cách tăng áp lực động
mạch phổi. Bình thường, hai sự thay đổi
đầu tiên làm giảm sức cản mạch phổi
nhiều mà áp suất động mạch phổi tăng rất
ít, thậm chí trong suốt giai đoạn đỉnh tập
thể dục. Ảnh hưởng này được thể hiện
trong hình 39-5.
Khả năng của phổi là điều tiết tăng lưu
thông máu trong suốt bài tập mà không
tăng áp lực động mạch phổi tiết kiệm
năng lượng của tim phải. Khả năng này
của phổi cũng ngăn ngừa sự gia tăng đáng

kể áp lực mao mạch phổi và sự phát triển
của phù phổi.
H 39-5

Chức năng của tuần hoàn
phổi khi áp lực tâm nhĩ trái
tăng là kết quả của suy tim
trái
Áp lực tâm nhĩ trái ở một người khỏe
mạnh gần như không bao giờ tăng trên +6
mmHg, ngay cả trong những bài tập thể

dục khó khăn nhất. Những thay đổi nhỏ
trong áp lực nhĩ trái hầu như không ảnh
hưởng chức năng tuần hoàn phổi bởi vì
đây chỉ đơn thuần là mở rộng các tiểu tĩnh
mạch phổi và mở ra nhiều mao mạch để
máu tiếp tục chảy một cách dễ dàng gần
như bằng nhau từ động mạch phổi.
Dù tim trái suy, máu bắt đầu ứ lại trong
nhĩ trái. Kết quả là, áp lực nhĩ trái có thể
tăng lên ngẫu nhiên từ giá trị bình thường
của nó trong 1-5 mmHg lên đến 40-50
mmHg. Sự gia tăng ban đầu trong áp lực
nhĩ lên đến khoảng 7 mmhg, ít có ảnh
hưởng lên chức năng tuần hoàn phổi. Tuy
nhiên khi áp lực nhĩ trái tăng lớn hơn 7
hoặc 8 mmHg, áp lực tâm nhĩ trái tăng
hơn nữa dẫn đến tăng đều áp lực động
mạch phổi, do đó làm tăng đồng thời gánh
nặng lên tim phải. Việc tăng áp lực nhĩ
trái ở trên 7 hoặc 8 mmHg tăng áp lực
mao mạch gần như bằng nhau càng nhiều.
Khi áp lực nhĩ trái tăng trên 30 mmHg,
gây tăng tương tự trong áp lực mao mạch,
phù phổi có thể phát triển, cũng trong
chương này chúng ta thảo luận sau.

Động lực học của mao mạch
phổi
Trao đổi khí giữa không khí phế nang
và máu mao mạch phổi được thảo luận

trong chương tiếp theo. Tuy nhiên, điều
quan trọng cần lưu ý ở đây là thành phế


nang được lót bằng rất nhiều mao mạch
phổi, trong hầu hết các nơi, các mao mạch
gần như chạm vào một cạnh khác cạnh
nhau. Do đó, thường nói rằng máu mao
mạch chảy trong thành phế nang như
“tầng dòng” ( sheet of flow), chứ không
phải mao mạch riêng lẻ.
Áp lực mao mạch phổi. Không có
phép đo trực tiếp của áp lực mao mạch
phổi đã từng được thực hiện. Tuy nhiên,
“isogravimetric” đo áp lực mao mạch phổi
, sử dụng một kĩ thuật được mô tả trong
chương 16, đã đưa ra một giá trị bằng 7
mmHg. Phép đo này có lẽ gần đúng vì áp
lực trung bình nhĩ trái khoảng 2 mmHg và
áp lực động mạch phổi trung bình chỉ 15
mmHg, do đó áp lực mao mạch phổi trung
bình phải nằm giữa hai giá trị này.
Độ dài thời gian máu vẫn giữ trong
các mao mạch phổi. Từ nghiên cứu mô
học trên tổng diện tích mặt cắt ngang của
tất cả các mao mạch phổi, nó có thể được
tính toán rằng khi cung lượng tim bình
thường, máu đi qua các mao mạch phổi
trong khoảng 0,8s. Khi cung lượng tim
tăng, thời gian này có thể rút ngắn xuống

còn 0,3s. Việc rút ngắn sẽ lớn hơn nhiều
nếu không có thực tế là các mao mạch bổ
sung, mà thường bị xẹp, mở ra để thích
ứng với tăng lưu lượng máu. Như vậy, chỉ
trong một phần nhỏ của một giây, máu đi
qua các mao mạch phế nang trở nên oxy
hóa và không còn sự dư thừa CO2.

Trao đổi chất lỏng mao
mạch ở phổi và động lực học
chất lỏng kẽ phổi
Động lực học của trao đổi chát lỏng
qua màng mao mạch phổi là đặc tính
giống như mô ngoại vi. Tuy nhiên, số
lượng có sự khác biệt quan trọng như sau:

1. Áp lực mao mạch phổi thấp,
khoảng 7 mmHg, cao hơn đáng

kể áp lực mao mạch phổi cơ
năng trong mô ngoại vi khoảng
17 mmHg.
2. Áp lực dịch kẽ trong phổi âm
tính nhiều hơn trong các mô
dưới da ngoại vi ( áp lực này đã
được đo theo 2 cách : bằng
micropipette chèn vào kẽ phổi,
tạo ra một giá trị khoảng -5
mmHg, và bằng cách đo áp suất
hấp thụ của chất lỏng từ các

phế nang, cho giá trị khoảng -8
mmHg)
3. Áp lực thẩm thấu keo của dịch
kẽ phổi khoảng 14 mmHg, ít
hơn so với một nửa giá trị này
trong mô ngoại vi.
4. Các thành phế nang rất mỏng
và biểu mô phế nang bao bọc
bề mặt phế nang quá yếu đến
nỗi mà nó có thể bị vỡ bởi bất
kì áp lực dương trong khoảng
kẽ lớn hơn phế nang (0 mmHg),
cho phép chất lỏng đi ra từ các
khoảng kẽ vào các phế nang.
Bây giờ chúng ta hãy xem làm
thế nào những đại lượng khác
nhau ảnh hưởng đến động lực
học chất phổi.
H 39-6
Mối tương quan giữa áp suất chất
lỏng và áp lực khác của phổi. Hình 39-6
cho thấy một mao mạch phổi, một phế
nang phổi, và một ống dẫn lưu mao mạch
bạch huyết ra khoảng kẽ giữa mao mạch
và phế nang. Lưu ý rằng cân bằng áp lực
ở màng mao mạch máu như sau:
mm Hg
Áp lực ít nhất để gây ra chuyển
dịch của chất lỏng từ các mao
mạch ra ngoài và vào phổi kẽ :

Áp lực mao mạch
Áp suất thẩm thấu keo dịch kẽ
Áp lực âm dịch kẽ

7
14
8


Tổng áp lực bên ngoài
Áp lực ít nhất để gây ra sự hấp
thu chất lỏng vào mao mạch:
Áp suất thẩm thấu keo huyết
tương
Tổng áp lực bên trong

29

28
28

Do đó, các áp lực bên ngoài bình
thường lớn hơn một chút so với áp lực
bên trong, tạo một áp lực lọc trung bình ở
màng mao mạch phổi , có thể được tính
như sau :

Tổng áp lực bên ngoài
Tổng áp lực bên trong
Áp lực lọc trung bình


mmH
g
+29
-28
+1

Áp lực lọc này gây ra một dòng chảy
yếu, liên tục từ các mao mạch phổi vào
các khoảng kẽ, ngoại trừ một số lượng
nhỏ bây hơi ở phế nang, chất lỏng này
được bơm trở lại tuần hoàn qua hệ thống
bạch huyết phổi.
Áp lực âm kẽ phổi và cơ chế giữ các
phế nang “khô”. Cái gì giữ các phế nang
đầy chất lỏng trong điều kiện bình
thường? Nếu chỉ nhớ rằng các mao mạch
phổi và hệ thống bạch huyết phổi bình
thường duy trì một áp lực âm nhẹ trong
khoảng kẽ, nó sẽ chỉ được hấp thu một
cách máy móc vào phổi kẽ qua các lỗ nhỏ
giữa các tế bào biểu mô phế nang. Các
chất lỏng dư thừa sau đó được mang qua
hệ bạch huyết phổi. Do đó, dưới điều kiện
bình thường, phế nang được giữ “khô” trừ
một lượng nhỏ thấm từ biểu mô lên bề
mặt niêm mạc của các phế nang để giữ ẩm
chúng.
Phù phổi


Phù phổi xảy ra cùng một cách mà phù
nề xảy ra ở những nơi khác trong cơ thể.
Bất kì yếu tố làm tăng lọc dịch lỏng ra
khỏi mao mạch phổi hoặc cản trở chức
năng bạch huyết phổi và gây ra tăng áp
lực lọc phổi kẽ từ âm sang dương sẽ gây
đầy nhanh chóng khoảng kẽ phổi và phế
nag với lượng lớn dịch tự do.
Nguyên nhân hay gặp nhất gây phù
phổi là :

1. Suy tim trái hoặc bệnh van hai
lá với hậu quả là sự gia tăng
của áp lực tĩnh mạch phổi và áp
lực mao mạch phổi và sự ứ
nước ở khoảng kẽ và phế nang.
2. Tổn thương màng mao mạch
máu do nhiễm khuẩn như viêm
phổi hoặc bằng hít vào các chất
độc hại như khí clo hoặc sulfur
dioxide. Mỗi cơ chế dẫn đến sự
rò rỉ nhanh chóng cả protein
huyết tương và chất lỏng ra
khỏi mao mạch và vào cả
khoảng kẽ và phế nang.
“Yếu tố phù phổi an toàn”. Các thí
nghiệm ở động vật đã chỉ ra rằng, áp lực
mao mạch phổi thường phải tăng lên một
giá trị tương đương ít nhất cho áp lực keo
huyết tương trong các mao mạch vào

trong mao mạch trước gợi ý phù phổi sẽ
xảy ra. Để đưa ra một ví dụ, hình 39-7 cho
thấy mức độ khác nhau của áp lực nhĩ trái
tăng tốc độ hình thành phù phổi ở chó.
Hãy nhớ rằng mỗi khi áp lực nhĩ trái tăng
lên đến giá trị cao, áp lực mao mạch phổi
tăng một 1-2 mm Hg hơn áp lực nhĩ trái.
Trong các thí nghiệm này, ngay sau khi áp
lực nhĩ trái tăng trên 23 mm Hg (do áp lực
mao mạch phổi tăng trên 25 mmHg), dịch
bắt đầu tích tụ trong phổi. Dịch này tăng
tích tụ nhanh hơn nữa với sự tăng áp lực
mao mạch. Áp lực keo huyết tương trong
suốt thí nghiệm này ngang với mức áp
suất tới hạn 25 mmHg. Do đó, ở người


bình thường áp suất áp suất keo huyết
tương là 28 mmHg, người ta dự đoán rằng
áp lực mao mạch phổi tăng từ mức bình
thường là 7 mmHg đến hơn 28 mmHg gây
ra phù phổi, đưa ra một hệ số an toàn cấp
chống phù phổi là 21 mmHg.
Yếu tố an toàn ở tình trạng mạn
tính. Khi áp lực mao mạch phổi luôn cao
kéo dài ( ít nhất 2 tuần ), phổi chống lại
phù phổi do các mạch máu bạch huyết mở
rộng rất nhiều, tăng khả năng mang dịch
đi từ khoảng kẽ khoảng 10 lần. Do đó, ở
những bệnh nhân hẹp van hai lá, áp lực

mao mạch phổi từ 40-45 mmHg đã được
đo mà không có sự tiến triển của phù phổi
gây chết người.
Nhanh chóng tử vong ở người phù
phổi cấp. Khi áp lực mao mạch phổi tăng
nhẹ trên mức hệ số an toàn, phù phổi gây
chết người có thế xảy ra trong vòng vài
giờ hoặc thậm chí trong vòng 20-30 phút
nếu áp lực mao mạch tăng trên mức hệ số
an toàn lên 25-30 mmHg. Như vậy, suy
tim trái cấp, trong đó áp lực mao mạch
phổi đôi khi tăng lên 50 mmHg, tử vong
có thể xảy ra sau đó trong ít hơn 30 phút
là kết quả của phù phổi cấp tính.

Dịch trong khoang màng
phổi
Khi phổi nở ra và co lại trong lúc thở
bình thường, chúng trượt qua lại trong
khoang màng phổi. Để tạo điều kiện cho
hoạt động này, một lớp dịch nhầy nằm
giữa lá thành và lá tạng.
Hình 39-8 cho thấy sự trao đổi động
lực dịch ở khoang màng phổi. Màng phổi
là một màng mô xốp huyết thanh qua đó
một lượng nhỏ dịch kẽ thấm liên tục vào
khoang màng phổi. Dịch này mang
protein, tạo cho dịch màng phổi một đặc
tính nhầy, cho phép trượt lên nhau dễ
dàng khi phổi di chuyển.


H 39-8
Tổng lượng dịch trong mỗi khoang
màng phổi bình thường chỉ vài ml. Bất cứ
khi nào số lượng nhiều hơn đủ để bắt đầu
chảy trong khoang màng phổi thì các chất
lỏng dư thừa bị bơm đi bằng cách mở trực
tiếp mạch bạch huyết từ khoang màng
phổi vào (1) trung thất, (2) trên bề mặt cơ
hoành và (3) bề mặt xung quanh màng
phổi thành. Do đó, khoang màng phôi –
khoang nằm giữa lá thành và lá tạng –
được gọi là khang ảo vì nó thường quá
hẹp, nó không phải khoang vật lý rõ ràng.
“Áp lực âm” phổi để giữ phổi nớ. Áp
lực này được cung cấp bởi áp lực âm bình
thường của khoang màng phổi. Nguyên
nhân cơ bản của áp lực âm này là bơm
chất lỏng từ không gian bởi hệ bạch huyết
(đó cũng là cơ sở của áp lực âm được tìm
thấy trong hầu hết không gian mô của cơ
thể. Bởi vì xu hướng xẹp bình thường của
phổi khoảng -4 mmHg, áp lực dịch màng
phổi phải luôn luôn âm ít nhất -4 mmHg
để giữ phổi nở ra. Phương pháp đo thực tế
đã chỉ ra rằng áp lực thường khoảng -7
mmHg, nhiều hơn áp lực nở ra của phổi
một ít mmHg âm. Như vậy, áp lực âm của
dịch màng phổi giữ phổi bình thường co
kéo chống lại màng phổi thành của lồng

ngực, trừ một lớp dịch nhầy rất mỏng
đóng vai trò như một chất bôi trơn.
Tràn dịch màng phổi – tập hợp một
lượng lớn dịch tự do trong khoang
màng phổi. Tràn dịch màng phổi tương
tự như ứ dịch trong các mô và có thể được
gọi là “phù của khoang màng phổi”.
Nguyên nhan của tràn dịch cũng giống
như phù nề ở các mô khác (thảo luận
trong chương 25), bao gồm (1) tắc nghẽn
dẫn lưu bạch huyết từ khoang màng phổi;
(2) suy tim do áp lực mao mạch ngoại vi
và phổi quá cao dẫn đến thấm ra quá
nhiều dịch vào trong khoang màng phổi;
(3) giảm đáng kẻ áp suất keo huyết tương
do đó cho phép quá mức dịch thấm ra; và


(4) bị nhiễm bệnh hoặc nguyên nhân khác
gây viêm bề mặt khoang màng phổi, làm
tăng tính thấm của màng mao mạch và
cho phép sự thoát nhanh chóng cả protein
huyết tương và dịch vào trong khoang.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×