Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

chương 69 chuyển hóa lipit

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.89 MB, 12 trang )

Edi
ith the trial version of
Foxit Advanced PDF Editor
To remove this notice, visit:

www.foxitsoftware.com/shopping


Một vài hợp chất hóa học trong thực phẩm và cơ thể được
phân loại vào lipid. Lipid bao gồm: (1) chất béo trung tính
còn được gọi là triglycerides; (2) phospholipid; (3) cholesterol; (4) và m t vài ch t ít quan tr ng hơn. B n ch t hóa
h c, ph n n a các lipid cơ b n c a triglycerid và phospholipid là các acid béo, nó là m t chu i dài acid hydrocacbon
h u cơ. M t acid béo đi n hình: acid palmitic công th c là
CH3(CH2)14COOH.

VẬN CHUYỂN LIPIDS TRONG DỊCH
CƠ THỂ
VẬN CHUYỂN TRIGLYCERIDES VÀ CÁC CHẤT
BÉO KHÁC TỪ HỆ TIÊU HÓA BẰNG HỆ
BẠCH HUYẾT - THE CHYLOMICRONS
Như thảo luận trong Chương 66, gần như hầu hết các chất

M c dù cholesterol không ch a acid béo, nhưng h t
nhân sterol c a nó đư c t ng h p t các thành ph n c a
phân t acid béo, do đó nó có nhi u tính ch t v t lý và hóa
h c c a các acid béo khác.
Các triglycerid đư c s d ng trong cơ th ch y u đ
cung c p năng lư ng cho các quá trình trao đ i ch t khác
nhau, là ch c năng g n như g n b ng v i carbohydrates
Tuy nhiên, m t s ch t béo, đ c bi t là cholesterol, phospholipid và m t lư ng nh triglycerid, đư c s d ng đ
c u t o màng c a t t c t bào trong cơ th và t o thành


nh ng c u trúc khác có ch c năng c a t bào.

béo trong chế độ ăn uống, ngoại trừ một số acid béo chuỗi
ngắ, thì sẽ được hấp thu từ ruột vào hệ bạch huyết ruột.
Trong quá trình tiêu hóa, nhất là các triglycerides sẽ được
phân cắt thành monoglycerides và acid béo. Sau đó khi đi
qua tế bào biểu mô ruột. các monoglycerides và acid béo
được tái tổng hợp thành những phân từ triglycerides mới
nhập vào hệ bạch huyết trong vài phút, những giọt phân
tán được gọi là chylomicrons (Hình 69-1),
có đường kính từ 0,08 tới 0,6 micron. Một lượng nhỏ
apoprotein B được hấp thụ vào bề mặt bên hấp thụ vào bề
mặt bên ngoài của các hạt chylomicron. Phần còn lại của

CẤU TRÚC HÓA HỌC CƠ BẢN CỦA

các phân tử protein được giải phóng vào nước xung quanh
do đó làm tăng sự ổn định của chylomicron trong dịch
bạch huyết và ngăn sự bám dính của chúng vào thành
mạch bạch huyết.
Hầu hết cholesterol và phospholipid được hấp thụ từ
hệ thống ruột vào trong chylomicron. Vì thế dù
chylomicron được cấu tạo chủ yếu từ triglycerides, chúng
còn chứa khoảng 9% phospholipid, 3% cholesterol và 1%
apoprotein B. Chylomicron sau đó được vận chuyển lên
trên qua ống ngực và đổ vào chỗ hội lưu tĩnh mạch cảnh
và tĩnh mạch cánh tay đầu.

TRIGLYCERIDES (CHẤT BÉO TRUNG TÍNH)
Bởi vì hầu hết các chương đều đề cập đến việc sử dụng

triglycerides cung cấp năng lượng. Vì cậy chúng ta cần
hiểu rõ cấu trúc hóa học sau đây của triglycerides.
CH3

(CH2)16

COO

CH2

CH3

(CH2)16

COO

CH

CH3

(CH2)16

COO

CH2

Tristearin

Đây là cấu trúc gồm 3 phân tử acid béo chuỗi dài kết
nối với nhau bằng một phân tử glycerol. Ba acid béo phổ

biến hiện nay cấu tạo triglycerides trong cơ thể con người
là: (1) acid strearic (ví dụ tristerin), nó là chuỗi gồm 18C
và bão hòa đủ các nguyên tử hydro; (2) acid oleic, cũng là
chuỗi 18C nhưng có một liên kết đôi ở giữa chuỗi; và (3)
acid palmitic có 16C và hoàn toàn bão hòa.

SỰ BIẾN MẤT CỦA CÁC HẠT CHYLOMICRON
TRONG MÁU.
Khoảng một giờ sau bữa ăn có chứa một lượng lớn chất
béo, nồng độ chylomicron trong huyết tương có thể tăng
lên 1-2% huyết tương toàn phần, và bởi vì kích thước các
hạt chylomicron lớn làm cho huyết tương xuất hiện đục
và đôi khi có màu vàng. Tuy nhiên, các hạt chylomicron
có thời gian tồn tại dưới 1 giờ, vì vậy huyết tương trở nên
trong trở lại sau vài giờ. Chất béo trong các hạt
chylomicron được phân giải theo các cách chủ yếu sau:
863

UNIT XIII

Chuyển hóa lipid


Unit XIII  Cơ chế chuyển hóa và nhiệt độ
Chất béo
trung tính và
cholesterol
Chylomicrons

Ruột


LPL

LPL

Chylomicron
remnants
FFA

Mô mỡ

Mô ngoại
vi

acid mật

FFA
FFA

VLDL
Gan

LDL
receptors

Remnant
receptors

LPL


IDL

LPL

LDL

Apo E mediated
Apo B mediated
Apo E mediated

Hình 69­1. Tóm
tắt các con đường của quá trình chuyển hóa tổng hợp chylomicron ở ruột và tổng hợp VLDL ở gan (very low density

lipoprotein). Apo B, apolipoprotein; Apo E, apolipoprotein E, FFA, acid béo tự do; IDL (intermediate density lipoprotein); LDL (low density
lipoprotein); LPL (lipoprotein lipase).

Chylomicron Triglycerides được thủy phân bởi

Lipoprotein Lipase, và chất béo được dự trữ
trong mô mỡ.
Hầu hết các chylomicron được loại bỏ ra khỏi máu tuầnhoàn khi
đi qua mao mạch ở các mô khác nhau, nhất là
mô mỡ, cơ xương, và tim. Mô mỡ tổng hợp các enzym
lipoprotein lipase, nó được vận chuyển tới bề mặt các tếbào biểu
mô mao mạch, nơi nó sẽ thủy phân cáctriglycerides của
chylomicron khi chúng tiếp xúc với
thành biểu mô, do đó làm giải phóng các acid béo vàglycerol
(xem Hình 69-1).
Các acid béo giải phóng từ các chylomicron được chorằng
có thể trộn với màng tế bào, khuếch tán vào trong

các tế bào mỡ của mô mỡ và tế bào cơ. Khi vào bên trongcác tế
bào, các acid béo có thể được sử dụng làm nhiênliệu hoặc lại
tổng hợp thành các triglycerides, với glycerolmới được cung cấp
bởi quá trình trao đổi chất của các tếbào dự trữ như được thảo
luận sau trong chương này. Cáclipase ngoài ra cũng có thể thủy
phân các phospholipids,làm giải phóng các acid béo được dự trữ
trong các tế bàotheo cùng một cách.

Sau khi triglycerides được loại bỏ khỏi chylomicrons,lượng
cholesterol phong phú chylomicron còn lại sẽ được
làm sạch khỏi huyết tương. Các chylomicron còn lại sẽ gắn với
các receptor trên các tế bào nội mô trong xoang gan. Các hạt

864

được tiết ra bởi các tế bào gan cũng đóng vai trò quan
trọng trong việc khởi phát loại trừ các lipoproteins
huyết tương.

“Acid béo tự do" được vận chuyển trong máu

dưới dạng kết hợp với Albumin

Khi chất béo được dự trữ trong các mô mỡ được sửdụng ở
các nơi khác trong cơ thể để cung cấp nănglượng, đầu tiên
nó phải được vận chuyển từ mô mỡtới các mô khác. Nó
được vận chuyển chủ yếu dưới hình thức các acid béo tự
do. Sự vận chuyển nàyđược thực hiện bằng cách thủy phân
các triglyceridestrở thành các acid béo và glycerol.
Có ít nhất hai loại chất kích thích đóng vai tròquan

trọng trong việc thúc đẩy quá trình thủy phânnày. Đầu
tiên, khi lượng glucose có trong các tế bào mỡ không đủ,
thì một trong các sản phẩm phân hủycủa glucose là
α-glycerophosphate tồn tại với số
lượng không đủ. Bởi vì chất này là cần thiết để duy trì
phầnglycerol của triglycerides, dẫn đến thủy phân
triglycerides. Thứ hai, một số lipase của các tế bào


Chương 69   Chuyển hóa lipid

Lipoproteins— Có chức năng đặc biệt trong vận
chuyển Cholesterol và Phospholipids
Trong trạng thái sau hấp thụ (postabsorptive), sau khi tất cả
các chylomicron được loại ra khỏi máu, thì hơn 95% tổng
số lipid trong huyết tương ở dạng lipoprotein. Dạng vận
chuyển này nhỏ hơn các chylomicron, nhưng thành phần
tương tự cũng chứa: triglycerides, cholesterol,
phospholipid, và protein. Tổng nồng độ lipoproteins trong
huyết tương trung bình khoảng 700 mg mỗi 100 ml huyết
tương hay là 700 mg/dl và chứa nồng độ các chất như dưới:


loại dựa trên tỷ trọng của chúng được do trong ly tâm: (1)
lipoprotein tỷ trọng rất thấp (VLDL), nó chứa hàm lượng
cao triglycerides và hàm lượng trung bình cả cholesterol và
phospholipid; (2) lipoprotein tỷ trọng trung bình (IDL), nó
là VLDL đã loại đi một phần triglycerides, do đó nồng độ
cholesterol và phospholipid tăng lên; (3) lipoprotein tỷ
trọng thấp (LDL), có nguồn gốc từ IDL bằng cách loại bỏ

gần như hoàn toàn triglycerides để nồng độ cholesterol và
phospholipid tương đối cao; và (4) lipoprotein tỷ trọng cao
(HDL), nó chứa nồng độ cao protein (khoảng 50%) nhưng
lại chứa nồng độ nhỏ hơn cholesterol và phospholipid.
Sự hình thành và chức năng của các lipoprotein.
Hầu hết các lipoprotein được hình thành ở gan, đó cũng là
nơi mà hầu hết các cholesterol huyết tương, phospholipid
và triglycerides được tổng hợp. Ngoài ra, lượng nhỏ HDL
cũng được tổng hợp ở biểu mô ruột trong quá trình hấp thu
acid béo từ ruột.

Chức năng chính của các lipoprotein là vận chuyển các
thành phần lipid trong máu. Các VLDL vận chuyển
triglycerides được tổng hợp chủ yếu trong gan tới mô mỡ,
trong khi các lipoprotein khác đặc biệt quan trọng trong vận
chuyển các dạng khác của phospholipid và cholesterol từ
gan tới các mô ngoại vi hoặc từ ngoại vi về gan. Ở phần sau
trong chương này, chúng ta sẽ thảo luận chi tiết hơn về sự
vận chuyển cholesterol liên quan tới bệnh xơ vữa động
mạch, bệnh gắn liền với sự phát triển của tổn thương do
chất béo ở bên trong thành động mạch.

Nơi tích trữ chất béo
Mô mỡ
Số lượng lớn chất béo được dự trữ trong hai mô chính của
cơ thể là mô mỡ và ở gan. Mô mỡ thường được gọi là nơi
tích trữ chất béo, hoặc chỉ đơn giản là mô chất béo.
Một chức năng chính của mô mỡ là dữ trữ triglycerides
cho đến khi chúng cần sử dụng để cung cấp năng lượng ở
nơi khác trong cơ thể. Ngoài ra nó còn có chức năng là vật

cách nhiệt cho cơ thể, như thảo luận trong Chương 72.
Các tế bào mỡ dự trữ Triglycerides. Các tế bào mỡ của
mô mỡ là một dạng nguyên bào sợi, nơi dự trữ hầu hết
triglycerides tinh khiết với số lượng lớn từ 80-95% tổng số
tế bào. Triglycerides ở bên trong của tế bào mỡ ở dạng lỏng.
Khi các mô tiếp xúc với lạnh trong thời gian dài khoảng vài
tuần, các chuỗi acid béo của các triglycerides tế bào trở
thành dạng ngắn hơn hoặc dạng không bão hòa để làm giảm
điểm nóng chảy của chúng, do đó luôn luôn cho phép chất
béo có thể duy trì ở trạng thái lỏng. Đặc điểm này đặc biệt
quan trọng vì chỉ có chất béo ở thể lỏng mới có thể bị thủy
phân và vận chuyển từ các tế bào đi.
Các tế bào mỡ có thể tổng hợp một lượng nhỏ acid béo
và triglycerid từ carbohydrates; chức năng này bổ sung cho
tổng hợp chất béo ở gan, như thảo luận sau trong chương
này.

mg/dl trong huyết tương
Cholesterol

180

Phospholipids

160

Triglycerides

160


Protein

200

Các loại Lipoprotein. Ngoài
  các chylomicron, còn có một

lượng lớn lipoproteins, có 4 loại lipoprotein chính, phân

865

UNIT XIII

nhạy cảm hormone có thể được kích hoạt bởi một số
hormon từ các tuyến nội tiết và thúc đẩy nhanh quá trình
thủy phân triglycerides. Vấn đề này sẽ được thảo luận sau
trong chương này.
Sau khi ra khỏi các tế bào mỡ, acid béo ion hóa mạnh
trong huyết tương và phần ion kết hợp với phân tử albumin
của protein huyết tương. Acid béo kết hợp theo cách này
được gọi là acid béo tự do hoặc acid béo chưa este hóa, để
phân biệt với các acid béo khác trong huyết tương tồn tại
dưới các hình thức: (1) este của glycerol, (2) cholesterol,
hoặc (3) các chất khác.
Nồng độ các acid béo trong huyết  tương dưới trạng thái
nghỉ là khoảng 15 mg/dl, tức là chỉ có 0,45g acid béo trong
toàn bộ hệ tuần hoàn. Ngay cả khi nó nhỏ như vậy nhưng
lại chiếm gần như toàn bộ dạng vận chuyển của acid béo từ
một phần của cơ thể tới các phần khác vì những lý do sau
đây:

1. Mặc dù thời gian tồn tại của acid béo trong máu tính
theo phút, nhưng tốc độ đổi mới của nó đặc biệt nhanh:
một nửa acid béo huyết tương được thay thế bởi acid
béo mới trong 2-3 phút. Người ta có thể tính toán được
rằng với tốc độ này, gần như tất cả yêu cầu về năng
lượng bình thường của cơ thể có thể được cung cấp bởi
sự oxi hóa các acid béo được vận chuyển dạng tự do, mà

không
cần sử dụng carbohydrates hay protein thêm.
2. Điều kiện làm tăng tốc độ sử dụng chất béo cung cấp
năng lượng cho tế bào cũng đồng thời làm tăng nồng độ
acid béo tự do trong máu; trên thực thế, nồng độ này đôi
khi tăng gấp 5 tới 8 lần. Ví dụ: sự tăng mạnh có thể xảy
ra đặc biệt trong các trường hợp bị bỏ đói lâu ngày và
trong bệnh đái tháo đường; trong cả 2 trường hợp này,
đều xuất phát từ những người không có năng lượng
được chuyển hóa từ carbohydrates.
Trong điều kiện bình thường, chỉ khoảng 3 phân tử acid
béo liên kết với một phân tử albumin, nhưng nhu cầu acid
béo dạng vận chuyển lớn thì có khoảng 30 phân tử acid béo
có thể liên kết với một phân tử albumin. Điều này cho thấy
tỷ lệ lipid dạng vận chuyển có thể thay đổi dưới các điều
kiện sinh lý khác nhau.


Unit XIII  Cơ chế chuyển hóa và nhiệt độ

Lipase trong mô mỡ cho phép chuyển đổi dạng
chất béo giữa mô mỡ và máu. Như thảo luận trước đó,

lượng lớn lipase có mặt trong các mô mỡ. Một số các
enzyme xúc tác cho sự lắng động  của triglycerides trong tế
bào từ chylomicron và lipoproteins. Một số khác được kích
hoạt bởi hormone, là nguyên nhân phân cắt các triglycerides
trong các tế bào mỡ để giải phóng các acid béo tự do. Bởi
vì sự trao đổi nhanh chóng của các acic béo, mà triglycerides
trong các tế bào mỡ được đổi mới trong 2-3 tuần, nó có
nghĩa là chất béo được dự trữ trong mô mỡ
ngày hôm nay không giống với chất béo được dự trữ của
một tháng trước, do đó nó nhấn mạnh sự đổi mới của chất
béo dự trữ.

Sử dụng triglycerides cung cấp năng lượng:
Sự tạo thành Adenosine Triphosphate

Lipid ở Gan

Giai đoạn đầu tiên trong quá trình sử dụng triglycerides
cung cấp năng lượng là thủy phân chúng tạo các acid béo
và glycerol. Sau đó, cả acid béo và glycerol đều được vận
chuyển trong máu tới các mô hoạt động, nơi chúng sẽ bị
  cung cấp năng lượng. Hầu như tất cả các tế bào,
oxy hóa để
ngoại trừ một vài trường hợp ngoại lệ, thì ví dụ như mô não
và hồng cầu có thể sử dụng acid béo cung cấp năng lượng.
Glycerol, khi vào các mô hoạt động, ngay lập tức được
chuyển đổi bởi enzyme nội bào thành glycerol-3-phosphat,
sau đó đi vào con đường đường phân của glucose và từ đó
cung cấp năng lượng. Trước khi các acid béo có thể sử dụng
để cung cấp năng lượng, chúng phải được xử lý trong các ty

thể.
Vận chuyển các acid béo vào trong ty thể. Sự thoái
hóa và oxy hóa các acid béo chỉ xảy ra trong ty thể. Trong
đó, bước đầu tiên trong việc sử dụng các acid béo là chúng
phải được vận chuyển vào trong ty thể. Quá trình này chất
mang được sử dụng là carnitine giống như là chất vận

chuyển. Sau đó vào bên trong ty thể, các acid béo
tách khỏi
carnitine và được thoái hóa và oxy hóa.

Với chế độ ăn uống chất béo khác nhau ở những người
thuộc các nền văn hóa khác nhau, trung bình có ít nhất
10-15 % tổng lượng calo đối với người châu Á và đối với
người phương Tây nhiều hơn là khoảng 35-50% lượng
calo. Đối với nhiều người, việc sử dụng chất béo cung cấp
năng lượng quan trọng tương đương sử dụng carbohydates
cung cấp năng lượng. Ngoài ra, lượng lớn carbohydrates ăn
vào trong mỗi bữa được chuyển đổi thành triglycerides dự
trữ và sử dụng sau này dưới dạng các acid béo được giải
phóng từ các triglycerides để cung cấp năng lượng.
Thủy phân triglycerides tạo acid béo và glycerol .

Chức năng chính của gan trong chuyển hóa lipid là: (1)
giáng hóa các acid béo thành các hợp chất nhỏ hơn có thể
được sử dụng để tạo năng lượng; (2) tổng hợp triglycerid,
chủ yếu từ carbohydrates, và ít hơn từ các protein; và (3)
tổng hợp các dạng lipid khác từ acid béo, đặc biệt là
cholesterol và phospholipid.
Lượng lớn triglycerides xuất hiện trong gan (1) trong

giai đoạn đầu của tình trạng đói lâu ngày, (2) trong bệnh
đái tháo đường, và (3) trong bất kỳ tình trạng nào khác khi
chất béo được sử dụng cung cấp năng lượng thay vì là
carbohydrates. Trong những tình trạng này, số lượng lớn
các triglycerides được huy động từ các mô mỡ, các acid béo
tự do được vận chuyển trong máu và chuyển tới gan, nơi
chúng được được thoái hóa đầu tiên. Do đó, trong điều kiện
sinh lý bình thường, tổng lượng triglycerides trong gan
được xác định bằng cách tính tốc độ sử dụng chất béo tạo
năng lượng. Gan cũng có thể lưu trữ một lượng lớn chất
béo trong tình trạng loạn dưỡng mỡ, một tình trạng đặc
trưng bởi suy dinh dưỡng hoặc khiếm khuyết di truyền của
các tế bào mỡ.
Các tế bào gan ngoài chứa triglycerides, còn chứa lượng
lớn phospholipid và cholesterol, chúng liên tục được tổng
hợp ở gan. Ngoài ra, các tế bào gan còn khử bão hòa các
acid béo nhiều hơn ở các mô khác, do đó triglycerides gan
bình thường ở dạng không bão hòa nhiều hơn triglyceides ở
mô mỡ. Khả năng khử bão hòa của gan có chức năng quan
trọng đối với tất cả các mô của cơ thể bởi
vì nhiều yếu tố cấu trúc của tất cả các tế bào có chứa các
chất béo không bão hòa, và chúng có nguồn gốc từ gan. Quá
trình khử bão hòa này thực hiện nhờ một enzyme
dehydrogenase trong các tế bào gan.

Sự thoái hóa các acid béo thành Acetyl Coenzyme A
bằng cách beta oxy hóa. Phân tử acid béo bị thoái hóa

trong ty thể thành các phân đoạn 2C ở dạng acetyl coenzyme
A (acetyl-CoA).

Quá trình này được thể hiện như trong Hình 69-2, được gọi


là quá trình beta-oxy hóa để thoái hóa các acid béo.
Để hiểu được các bước quan trọng trong quá trình
beta-oxy hóa, cần chú ý phương trình 1 trong Hình 68-2,
bước đầu tiên là sự kết hợp của phân tử acid béo với
coenzyme A (CoA) để hình thành acyl-CoA. Trong phương
trình 2, 3 và 4, carbon beta (C thứ hai từ bên phải) của chất

Thiokinase
(1) RCH2CH2CH2COOH + CoA + ATP
RCH2CH2CH2COCoA + AMP + Pyrophosphate
(Fatty acid)
(Fatty acyl-CoA)
Acyl dehydrogenase
(2) RCH2CH2CH2COCoA + FAD
RCH2CH=CHCOCoA + FADH2
(Fatty acyl-CoA)
Enoyl hydrase
(3) RCH2CH=CHCOCoA + H 2O
RCH2CHOHCH2COCoA
(4) RCH2CHOHCH2COCoA + NAD +

␤-Hydroxyacyl

RCH2COCH2COCoA + NADH + H+

dehydrogenase
(5) RCH2COCH2COCoA + CoA


Thiolase
RCH2COCoA + CH 3COCoA
(Fatty acyl-CoA) (Acetyl-CoA)

Hình 69­2. Beta-oxidation
acid béo để tạo acetyl-CoA.


866


Chapter 69  Lipid Metabolism

CoA chuyển hóa. Như vậy, có tổng số 148 phân tử ATP
được
tạo thành trong quá trình oxy hóa hoàn toàn một phân tử
acid stearic. Tuy nhiên, hai liên kết giàu năng lượng đã
được tiêu thụ trong quá trình kết hợp CoA với các phân tử
acid stearic, nên tóm lại chỉ lợi ra 146 ATP.
Sự tạo thành acid Acetoacetic trong gan và sự
vận chuyển nó trong máu
Một phần lớn sự thoái hóa các acid béo xảy ra trong gan,
đặc biệt khi một lượng lớn lipid được sử dụng để tạo năng
lượng. Tuy nhiên, gan chỉ sử dụng một tỷ lệ nhỏ các acid
béo cho quá trình trao đổi chất của nó. Thay vào đó, khi các
chuỗi acid béo đã được chia thành các acetyl-CoA, hai phân
tử acetyl-CoA liên kết với nhau tạo thành một phân tử acid
acetoacetic, nó sai đó sẽ được vận chuyển trong máu tới các
tế bào khác trong suốt cơ thể, nơi chúng được sử dụng tạo

năng lượng. Quá trình hóa học này được mô tả sau đây:
các tb gan
----------------->
2CH3 COCoA + H2 O <---------------các tb khác

Acetyl-CoA

CH3 COCH2 COOH + 2HCoA
Acetoacetic acid

CH3COCoA + Oxaloacetic acid + 3H2O + ADP
Chu trình acid Citric
------------------------→

2CO2 + 8H + HCoA + ATP + Oxaloacetic acid

Một lượng lớn ATP được tạo thành trong quá trình
oxy hóa chất béo . Trong Hình 69-2, chú ý rằng có 4
nguyên tử hydro được giải phóng mỗi lần một phân tử
acetyl-CoA được tách ra từ các chuỗi acid béo được giải
phóng dưới các dạng: flavin adenine dinucleotide (FADH2),
nicotinamide adenine dinucleotide (NADH), và H+. Do đó,
đối với mỗi phân tử acid béo stearic được phân cắt tạo 9
phân tử acetyl-CoA, 32 nguyên tử hydro cũng được tạo ra.
Ngoài ra, đối  với mỗi phân tử trong 9 phân tử acetyl-CoA
được tạo ra sẽ đi vào chu trình citric, và hơn 8 nguyên tử
hydro nữa sẽ được giải phóng, tổng 72 nguyên tử hydro.
Như vậy tổng cộng 104 nguyên tử hydro được giải phóng
trong quá trình thoái hóa mỗi phân tử acid stearic. Trong
đó, 34 nguyên tử được giải phóng từ quá trình thoái hóa

acid béo dưới dạng kết hợp với flavoprotein và 70 nguyên
tử được giải phóng dưới dạng kết hợp với nicotinamide
adenine dinucleotide (NAD+) như là NADH và H+.
Hai nhóm nguyên tử hydro bị oxy hóa trong ty thể, như
đã thảo luận trong Chương 68, nhưng chúng đi vào hệ
thống oxy hóa tại các điểm khác nhau. Do đó, một phân tử
ATP được tổng hợp bằng mỗi phân tử flavoprotein hydro
trong số 34 phân tử; và 1,5 phân tử ATP được tổng hợp từ
mỗi phẩn tử trong tổng số 70 NADH và H+. Từ đây 34 cộng
105 bằng 139 phân tử ATP được tạo thành bởi quá trình
oxy hóa hydro bắt nguồn từ mỗi phân tử acid stearic. Ngoài
ra 9 phân tử ATP khác được tạo thành trong chu trình acid
citric (khác so với ATP được giải phóng bởi quá trình oxi
hóa hydro), mỗi phân tử tương ứng với mỗi phân tử acetyl-

Một phần acid acetoacetic được chuyển thành acid
β-hydroxybutyric, và số lượng nhỏ được chuyển đổi
thành acetone, nó được mô tả theo phản ứng sau:
O
CH3

C

O
CH2

C

OH


Acetoacetic acid
+ 2H
−CO2
OH
CH3

CH

O
CH2

C

␤-Hydroxybutyric acid

O
OH

CH3

C

CH3

Acetone

Các acid acetoacetic, acid β-hydroxybutyric, và acetone
khuếch tán tự do qua màng tế bào gan và được vận chuyển
trong máu tới các mô ngoại vi. Ở đây, chúng lại được
khuếch tán vào trong tế bào, nơi lặp ngược lại các phản ứng

xảy ra và phân tử acetyl-CoA được tạo thành. Các phân tử
đó lần lượt tham gia vào chu trình citric và bị oxy hóa tạo
năng lượng, như đã giải thích.
Thông thường, các acid acetoacetic và acid
β-hydroxybutyric sau khi đi vào máu được vận chuyển rất
nhanh đến các mô, làm cho nồng độ của chúng trong huyết
tương ít khi tăng trên 3 mg/dl. Tuy nhiên, dù với nồng độ
nhỏ trong máu, thực sự vẫn
  có một số lượng lớn được vận
chuyển, cũng giống như vận chuyển các acid béo tự do. Tốc
­

Như vậy, sau khi thoái hóa các acid béo thành acetylCoA, chúng tiếp tục đi vào chu trình citric như các acetylCoa được hình thành từ acid pyruvic trong quá trình chuyển
hóa glucose. Các nguyên tử hydro tạo ra cũng bị oxy hóa
bởi hệ thống oxy hóa thẩm thaais của ty thể, được sử dụng
trong quá trình oxy hóa carbohydrates, giải phóng một
lượng lớn adenosine triphosphate (ATP).

867

UNIT XIII

béo acyl-CoA gắn với một phân tử oxy, đó được gọi là
carbon beta bị oxy hóa.
Sau đó trong phương trình 5, đoạn bên phải của phân tử
tính từ hai carbon bị cắt ra và giải phóng acetyl-CoA vào
dịch tế bào. Đồng thời, một phân tử CoA khác gắn vào đầu
của phần còn lại của phân tử acid béo, và do đó một phân
tử chất béo acyl-CoA mới được hình thành; tuy nhiên phân
tử này ngắn hơn phân tử ban đầu do đã mất một acetylCoA từ đầu của nó.

Tiếp theo, chuỗi acyl-CoA ngắn hơn này tiếp tục đi vào
phương trình 2 và qua các phương trình 3,4 và 5 để giải
phóng các phân tử acetyl-CoA khác. Ngoài các phân tử
acetyl-CoA được giải phóng thì 4 nguyên tử hydro cũng
được giải phóng từ các phân tử acid béo cùng lúc đó, chúng
hoàn toàn tách biệt với các acetyl-CoA.
Quá trình oxy hóa Acetyl-CoA. Phân tử acetyl-CoA
được tạo thành từ quá trình beta oxy hóa các acid béo trong
ty thể ngay lập tức sẽ đi vào chu trình acid citric (xem
Chương 68), chúng kết hợp với acid oxaloacetic hình thành
acid citric, sau đó thoái hóa thành carbon dioxide và
nguyên tử hydro. Các nguyên từ hydro sau đó bị oxy hóa

bởi hệ thống oxy hóa thẩm thấu của ty thể như được giải
thích trong Chương 68. Các phản ứng liên tiếp trong chu
trình acid citric đối với mỗi phân tử acetyl-CoA được mô tả
sau đây :


Unit XIII  Metabolism and Temperature Regulation
Bước 1:
CH3COCoA + CO2 + ATP
(Acetyl-CoA carboxylase)

độ vận chuyển nhanh các chất này do chúng có độ tan cao
với màng của các tế bào dích, vì thế cho phép chúng có khả
năng khuếch tán nhanh chóng vào trong các tế bào.
Ketosis trong đói lâu ngày, bệnh tiểu đường, và
cácbệnh khác. Nồng độ acid acetoacetic, acid


β-hydroxybutyric, và aceton đôi khi tăng lên gấp nhiều lần
bình thường ở trong máu và dịch kẽ; tình trạng này được
gọi là ketosis bởi vì acid acetoacetic là một acid keto.
Ba hợp chất này được gọi là thể ketone. Ketosis xảy ra đặc
biệt là sau khi đói lâu ngày, ở những người bị đái tháo
đường, và đôi khi ngay cả khi chế độ ăn uống của một
người gồm hầu hết là chất béo. Trong tất cả các trường hợp
này, cơ bản không có chuyển hóa carbohydrates trong đói
lâu ngày và với một chế độ ăn giàu chất béo bởi vì không
có carbohydrates, và trong đái tháo đường bởi vì không có
insulin để vận chuyển glucose vào trong tế bào .
Khi carbohydrates không được sử dụng để cung cấp
năng lượng, thì hầu hết tất cả năng lượng của cơ thể phải
được cung cấp từ quá trình trao đổi chất béo. Chúng ta sẽ
thấy nó ở phần sau trong chương này, đó là khi không có
sẵn carbohydrates nên tự động làm tăng tốc độ phân giải
các acid béo từ mô mỡ. Ngoài ra, một vài yếu tố nội tiết
như là: vỏ tuyến thượng thận tăng tiết glucocorticoids, tụy
tăng tiết glucagon, và tụy giảm tiết insulin, do đó làm giải
phân giải các acid béo ở các mô mỡ. Kết quả là số lượng
lớn acid béo xuất hiện (1) để các tế bào ngoại vi sử dụng để
tạo năng lượng và (2) tới các tế bào gan, nơi mà nhiều acid
béo được chuyển đổi thành thể ketone.
Thể ketone đi ra khỏi gan được mang tới các tế bào. Vì
nhiều lý do, các tế bào được giới hạn số lượng thể ketone
có thể bị oxy hóa. Trong đó lý do quan trọng nhất là một
trong những sản phẩm của quá trình chuyển hóa
carbohydrat là oxaloacetate liên kết với acetyl-CoA trước
khi nó có thể được đi vào chu trình citric. Vì thế, sự thiếu
hụt oxaloacetate có nguồn gốc từ carbohydrates sẽ hạn chế

sự đi vào của acetyl-CoA vào trong chu trình citric, và khi
giải phóng ra cùng một lúc lượng lớn acid acetoacetic và
các thể ketone khác từ gan xảy ra, nồng độ acid acetoacetic
và acid β-hydroxybutyric đôi khi tăng lên gấp 20 lần bình
thường, do đó dẫn tới toan mạnh, như đã nói đến trong
Chương 31.
Acetone được hình thành trong ketosis là một chất dễ
bay hơi, một số lượng nhỏ được đẩy ra ngoài không khí qua
phổi, do đó hơi thở có mùi acetone thường được dùng làm
một tiêu chuẩn để chẩn đoán ketosis.
Thích ứng với chế độ ăn giàu chất béo. Khi thay
đổi chậm từ một chế độ ăn carbohydrates chuyển thành chế
độ ăn gần như hoàn toàn là chất béo, cơ thể một người sẽ
thích ứng với việc sử dụng nhiều acid acetoacetic nhiều hơn
bình thường, và trong trường hợp này, ketosis bình thường
không xảy ra. Ví dụ, ở Inuit (Eskimos), đôi khi họ ăn chế độ
ăn nhiều chất béo, nhưng không xảy ra ketosis. Chắc
chắn, một số yếu tố, nhưng không rõ ràng, đã nâng cao tỷ lệ
  tế bào. Sau đó một
chuyển hóa acid acetoacetic trong các
vài tuần, thậm chí các tế bào não thường lấy năng lượng hầu
như hoàn toàn từ glucose, cũng có thể sử dụng 50-70%
năng
lượng. từ chất béo.

868

COOH
CH2
O


+ ADP + PO4−3

C
CoA
Malonyl-CoA

Bước 2:
1 Acetyl-CoA + Malonyl-CoA + 16NADPH + 16H+
1 Steric acid + 8CO2 + 9CoA + 16NADP+ + 7H2O
Hình 69­3. Tổng
hợp các acid béo.


Tổng hợp các Triglycerides từ Carbohydrates
Bất cứ khi nào một số lượng lớn carbohydrates đi vào cơ
thể nhiều hơn lượng cần thiết để tạo năng lượng ngay lúc
đó hoặc có thể dự trữ dưới dạng cấu trúc glycogen, lượng
dư thừa này sẽ nhanh chóng được chuyển đổi thành
triglycerides và dự trữ dưỡi dạng này trong mô mỡ.
Ở người, hầu hết việc tổng hợp triglycerides xảy ra ở
gan, nhưng một lượng nhỏ cũng được tổng hợp ở mô mỡ.
Triglycerides được tổng hợp ở gan sẽ được vận chuyển chủ
yếu dưới dạng VLDLs tới mô mỡ, nơi chúng được dự trữ.
Sự chuyển đổi Acetyl-CoA thành các acid béo. Bước
đầu tiên trong quá trình tổng hợp triglycerides là chuyển

hóa carbohydrates thành acetyl-CoA. Như đã giải thích
trong Chương 68, sự chuyển đổi này xảy ra trong sự thoái
hóa bình thường của glucose trong quá trình đường phân.

Bởi vì các acid béo là các polime lớn của acid acetic, nên
rất dễ hiểu cách acetyl-CoA có thể chuyển hóa thành các
acid béo. Tuy nhiên, tổng hợp các acid béo từ acetyl-CoA
không đơn giản chỉ là ngược lại của quá trình oxy hóa.
Thay vào đó, nó xảy ra qua hai bước như đã diễn tả trong
Hình 69-3, sử dụng malonyl-CoA và nicotinamide adenin
dinucleotide phosphate (NADPH) như là chất trung gian
chủ yếu trong quá trình polyme hóa.
Sự kết hợp các acid béo với α­Glycerophosphate
để tạo thành Triglycerides.
Khi tổng hợp chuỗi acid béo đã có 14-18 nguyên tử carbon,
chúng liên kết với glycerol để tạo thành triglycerides.
Enzyme xúc tác cho sự kết hợp này là chất đặc hiệu cao với
các acid béo, với chuỗi dài 14 nguyên tử carbon hoặc dài
hơn, một yếu tố điều hòa tính chất vật lý của triglycerides
dự trữ trong cơ thể.
Như thể hiện trong Hình 69-4, phần glycerol của
triglycerides được lấy từ α-glycerophosphate, nó là một sản
phẩm khác có nguồn gốc từ quá trình đường phân thoái hóa
của glucose. Quá trình trao đổi chất này đã được thảo luận
trong Chương 68.
Hiệu suất chuyển đổi từ Carbohydrates thành chất
béo. Trong quá trình tổng hợp triglycerides, chỉ có khoảng

15% năng lượng ban đầu trong đường bị mất đi dưới dạng
tạo nhiệt, còn lại 85% được chuyển sang dạng dự trữ
triglycerides.




Chapter 69  Lipid Metabolism
Glucose
Pentose
phosphate
pathway

Glycolytic
pathway

UNIT XIII

␣-Glycerophosphate + Acetyl-CoA + NADH + H +

NADPH + H+

Fatty acids

Hình 69­4. Sơ
đồ tổng thể tổng hợp
Triglycerides từ Glucose.

Triglycerides

Tầm quan trọng của việc tổng hợp và dự  trữ chất
béo. Tổng hợp chất béo từ carbohydrates là đặc biệt quan

trọng vì hai lý do:
1. Khả năng của các tế bào khác nhau trong cơ thể trong
lưu trữ carbohydrates dưới dạng glycogen là rất nhỏ,
tối đa chỉ khoảng vài trăm grams glycogen có thể

được dự trữ trong gan, cơ xương và các mô khác của
cơ thể. Ngược lại, chất béo lại được dữ trữ nhiều kilo
gram trong các mô mỡ. Vì thế, sự tổng hợp chất béo
có ý nghĩa rất quan trọng do năng lượng của thức ăn
carbohydrates dư thừa (và protein) có thể được dự
trữ để dùng sau này. Thật vậy, ở người trung bình
lượng chất béo dự trữ gấp khoảng 150 lần lượng
carbohydrates được dự trữ.
2. Mỗi gram chất béo có thể cung cấp gấp hai lần lượng
calo năng lượng cung cấp bởi mỗi gram glycogen. Vì
thế, khi tăng một cân nặng nhất định, một người có
thể dự trữ năng lượng dưới dạng chất béo gấp vài lần
năng lượng dưới dạng của carbohydrate, điều đó cực
kỳ quan trọng khi một con vật cần hoạt động nhiều
để tồn tại.
Không tổng hợp được chất béo từ Carbohydrates
trong điều kiện vắng mặt Insulin. Sự thiếu nghiêm

trọng insulin xảy ra ở
  những người có bệnh đái tháo đường
nghiêm trọng, chất béo sẽ được tổng hợp kém, do tất cả các
nguyên nhân sau: Thứ nhất, khi thiếu insulin, glucose không
thể đi vào các tế bào mỡ và các tế bào gan một cách dễ
dàng, vì vậy có rất ít acetyl-CoA và NADPH cần cho tổng
hợp chất béo có nguồn gốc từ glucose. Thứ hai, thiếu
glucose trong các tế bào mỡ làm giảm đáng kể số lượng
α-glycerophosphate, nó cũng gây khó tổng hợp các mô từ
triglycerides.
Tổng hợp Triglycerides từ Proteins
Nhiều acid amin có thể được chuyển đổi thành acetyl-CoA,

như đã thảo luận trong chương 70. Acetyl-CoA sau đó có
thể tổng hợp thành triglycerides. Vì thế, khi một người có
khẩu phần ăn chứa quá nhiều proteins so với lượng protein
các mô của họ có thể sử dụng, thì một phần lớn lượng dư
thừa sẽ được dự trữ dưới dạng mỡ.

Cơ chế tạo năng lượng giải phóng từ
Triglycerides
Carbohydrates được ưu tiên để tạo năng lượng hơn
chất béo khi có sẵn một lượng lớn carbohydrates. Khi


có sẵn một lượng lớn carbohydrates trong cơ thể,
carbohydrates sẽ được ưu tiên sử dụng hơn triglycerides để
tạo năng lượng. Một số lý do tồn tại do lượng chất béo tích
trữ này được tạo từ carbohydrates. Đầu tiên, chất béo trong
các tế bào mô mỡ tồn tại dưới hai hình thức: triglycerides

dự trữ và một lượng nhỏ là các acid béo tự do. Chúng được
giữ ở trạng thái ổn định như vậy. Khi một lượng lớn
α-glycerophosphate có mặt (xảy ra khi tồn tại một lượng
lớn carbohydrates dư thừa), α-glycerophosphate dư thừa
liên kết với các acid béo tự do để tạo thành cấu trúc dự trữ
triglycerides. Kết quả là tạo ra trạng thái cân bằng ổn định
giữa acid béo tự do và triglycerides thoái hóa thông qua
triglycerides dự trữ; do đó, chỉ một lượng nhỏ acid béo có
sẵn được dùng để tạo năng lượng. Vì α-glycerophosphate là
một sản phẩm quan trọng của quá trình chuyển hóa glucose,
nên khi có sẵn một lượng lớn glucose thì sẽ ức chế sự sử
dụng acid béo để tạo năng lượng.

Thứ hai, khi có tồn tại một lượng carbohydrates lớn dư
thừa, acid béo sẽ được tổng hợp nhanh hơn lượng chúng bị
thoái hóa. Tác động này được gây ra một phần là do một
lượng lớn acetyl-CoA được tạo thành từ carbohydrates và
bởi nồng độ thấp của các acid béo tự do trong mô mỡ, do
đó tạo điều kiện thích hợp cho việc chuyển đổi acetyl-CoA
thành acid béo.
Một yếu tố thậm chí quan trọng hơn nhằm thúc đẩy quá
trình chuyển đổi carbohydrates thành chất béo là: Bước đầu
tiên là bước giới hạn tốc độ, quá trình tổng hợp acid béo
bằng việc carboxyl hóa acetyl-CoA tạo thành malonylCoA.
Tốc độ của phản ứng này được kiểm soát chủ yếu bởi
enzyme acetyl-CoA carboxylase, nó hoạt động làm tăng tốc
độ xuất hiện các chất trung gian của chu trình citric. Khi
carbohydrates dư thừa đang được sử dụng, các chất trung
gian tăng lên sẽ tự động làm tăng tổng hợp acid béo.
Như vậy, một lượng carbohydrates dư thừa trong khẩu
phần ăn không chỉ đóng vai trò như một chất béo tích trữ
mà còn làm tăng dự trữ chất béo. Thực tế,tất cả carbohydrat
dư thừa không được sử dụng để tạo năng lượng hoặc dự trữ
dưới dạng glycogen của cơ thể được chuyển đổi sang dạng
chất béo để dự trữ.
Hiệu suất sử dụng chất béo tạo năng lượng trong khi
thiếu vắng Carbohydrates. Tất cả lượng chất béo tích trữ

được chuyển hóa từ carbohydrates sẽ bị mất và đảo ngược
lại quá trình khi không đủ carbohydrates. Các cân bằng sẽ
chuyển theo hướng ngược lại, và chất béo được huy động từ
các tế bào mỡ và sử dụng tạo  năng lượng
tại chỗ của các carbohydrates. Một số yếu tố nội tiết cũng

đóng vai trò quan trọng, chúng thúc đẩy huy động nhanh các
acid béo từ các mô mỡ. Trong số đó, tác động quan trọng
nhất của các yếu tố nội tiết là làm thay đổi giảm đáng kể sự
tiết insulin của tuyến tụy do sự thiếu vắng carbohydrates.
Nó không chỉ làm giảm sử dụng glucose ở mô mà còn làm
giảm dự trữ chất béo, nó tiếp tục làm thay đổi các trạng thái
cân bằng có lợi trong quá trình chuyển hóa chất béo ở vị trí
của carbohyrates.

869


Unit XIII  Metabolism and Temperature Regulation

Cơ chế nội tiết điều hòa sử dụng chất béo. Có ít nhất
bảy trong số các hormone tiết ra bởi các tuyến nội tiết có
tác dụng đến việc sử dụng chất béo. Một hormone  quan
trọng tác động tới chuyển hóa chất béo là do thiếu insulin,
như đã thảo luận trong đoạn trước. Có lẽ sự tăng đáng kể
nhất việc sử dụng chất béo là khi hoạt động nặng. Kết quả
của việc tăng này đa phần là do sự giải phóng của
epinephrine và norrpinephrine bởi tuyến tủy thượng thận
trong quá trình hoạt động, giống như kết quả của sự kích
thích giao cảm. Hai hormone này hoạt hóa trực tiếp enzyme
triglyceride lipase nhạy cảm với hormone, enzyme này có
mặt nhiều trong các tế bào mỡ, và sự kích hoạt này làm
phân cắt nhanh các triglycerides và huy động nhanh các
acid béo. Đôi khi nồng độ các acid béo tự do trong máu của
một người lao động có thể tăng gấp 8 lần, và việc sử dụng
các acid béo đó bởi cơ để cung cấp năng lượng tương ứng

cũng tăng lên. Các loại stress khác cũng làm kích hoạt hệ
thần kinh giao cảm có thể cũng làm tăng huy động acid béo
và tác động tương tự như trên.
Stress cũng làm một lượng lớn corticotropin được giải
phóng bởi thùy trước tuyến yên, nó làm cho vỏ thượng thận
tiết ra thêm một lượng glucocorticoids.
Cả corticotropin và glucocorticoids đều kích hoạt enzym
triglyceride lipase nhạy nhạy cảm hormone bằng một trong
hai chất là epinephrine và norepinephrine hoặc một lipase
tương tự. Khi corticotropin và glucocorticoids được tiết ra
với số lượng lớn trong thời gian dài, như xảy ra trong hội
chứng nội tiết được gọi là hội chứng Cushing, chất béo
thường xuyên được huy động với một số lượng lớn dẫn tới
kết quả là ketosis. Corticotropin và glucocorticoids trong
hội chứng đó được nói đến như một tác động dẫn tới
ketosis. Hormone tăng trưởng GH cũng có tác động tương
tự nhưng yếu hơn so với corticotropin và glucocorticoids
trong tác động tới các lipase nhạy cảm hormone. Do đó,
hormone tăng trưởng có thể cũng là một tác nhân nhỏ dẫn
tới ketosis nhẹ.
Hormone Thyroid làm tăng huy động chất béo, người ta
tin rằng nó là kết quả gián tiếp từ việc tăng tổng thể quá
trình chuyển hóa năng lượng ở tất cả các tế bào của cơ thể
dưới tác dụng của hormone này. Kết quả làm giảm lượng
acetyl-CoA và một số chất trung gian khác của cả hai quá
trình chuyển hóa chất béo và carbohydrates trong các tế bào
dẫn tới kích thích huy động chất béo.
Sự tác động của các hormone khác nhau trong quá trình
chuyển hóa sẽ được thảo luận rõ hơn trong các chương nói
về từng hormone đó.


được dự trữ có thể là nguyên nhân gây ra béo phì di truyền
ở người. Tuy nhiên, đơn gien (monogenic) nguyên nhân
gây bệnh béo phí ở người rất hiếm xảy ra, nó sẽ được thảo
luận kĩ hơn trong Chương 72.

Phospholipids và Cholesterol
Phospholipids
Các loại phospholipid chính trong cơ thể con người là
lecithins, cephalins, và sphingomyelin; công thức hóa học
điển hình của chúng được thể hiện như trong Hình 69-5.
Phospholipid luôn luôn chứa một hay nhiều phân tử acud
béo và một gốc acid phosphoric, và chúng thường có chứa
một nitrogenous base. Mặc dù cấu trúc hóa học của
phospholipids rất đa dạng, nhưng tính chất vật lý của chúng
là tương tự nhau bởi vì tất cả chúng đều là lipid hòa tan,
được vận chuyển bởi lipoproteins, và được sử dụng khắp cơ
thể để cấu tạo nhiều cấu trúc, như là màng tế bào và màng
nội bào.

O
H2C

C

(CH2)7

CH

CH


(CH2)7

HC

O

C

(CH2)16

CH3
CH3

O
H2C

O

P

O

OH

CH2

N+

CH2


CH3
CH3

A lecithin

O
H2C

O

C

(CH2)7

CH

CH

(CH2)7

O
HC

O

C

(CH2)16


CH3

O
H2C

O

P

O

OH

CH2

CH2

N+H3

A cephalin

CH3
(CH2)12
CH
CH
HO

C
HC


H

O

NH

C

(CH2)16

CH3
CH3

O
HC
H

O

P
OH

O

CH2

CH2

CH


N+
CH3

Sphingomyelin

Hình 69­5. Các
loại phospholipids.


870

CH3

O

Béo phì - Sự lắng đọng chất béo dư thừa
Béo phì (Obesity) được thảo luận trong Chương 72 liên
quan tới chế độ ăn uống không cân đối trong một thời gian
dài, nó gây ra bởi việc ăn vào một lượng thức ăn lớn hơn
lượng cơ thể cần để tạo năng lượng. Lượng thức ăn dư
thừa, cho dù là chất béo, carbohydrates hay protein sau đó
hầu hết đều được dự trữ dưới dạng chất béo trong mô mỡ,
và sẽ được sử dụng tạo năng lượng sau.
Một số chủng động vật gắm nhấm đã tìm ra có sự di
truyền béo phì xảy ra. Trong số đó có ít nhất một chủng,
ngyên nhân gây tăng cường tích trữ dự trữ chất béo dẫn tới
kết quả là béo phì nặng. Nhiều yếu tố di truyền ảnh hưởng
tới trung tâm não điều hòa năng lượng hay những con
đường mà kiểm soát năng lượng sử dụng hoặc năng lượng


O

CH3


Chapter 69  Lipid Metabolism



Cholesterol

Cholesterol có công thức được thể hiện trong Hình 69-6,
nó có ở trong khẩu phần ăn bình thường và nó có thể được
hấp thu chậm từ hệ thống ruột vào các bạch huyết ruột. Nó
tan tốt trong lipid nhưng lại ít tan trong nước. Nó đặc biệt
có khả năng tạo este với acid béo. Thật vậy, khoảng 70%
lượng cholesterol trong lipoproteins của huyết tương ở dạng
cholesterol este.
Sự tạo thành Cholesterol. Bên cạnh lượng cholesterol
được hấp thu mỗi ngày từ hệ tiêu hóa, đó được gọi là
cholesterol ngoại sinh, thì một lượng lớn được tạo thành
trong các tế bào của cơ thể, được gọi là cholesterol nội sinh.
Về cơ bản tất cả cholesterol nội sinh lưu thông trong các
lipoproteins của huyết tương được tạo thành nhờ gan, nhưng
tất cả các tế bào khác của cơ thể cũng tạo thành một lượng
nhỏ cholesterol, nó phù hợp với thực tế là nhiều cấu trúc
màng tế bào của tất cả các tế bào đều được cấu tạo từ chất
này.
Cấu trúc cơ bản của cholesterol là một nhân sterol, nó
được tổng hợp hoàn toàn từ các phân tử acetyl-CoA. Đổi lại,


CH

CH3

Những yếu tố ảnh hưởng tới nồng độ Cholesterol
huyết tương - Cơ chế điều hòa ngược Cholesterol cơ
thể. Các yếu tố quan trọng trong số các yếu tố ảnh hưởng

tới nồng độ cholesterol huyết tương được nêu dưới đây:
1. Sự tăng lượng cholesterol ăn vào mỗi ngày có thể
làm tăng nhẹ nồng độ trong huyết tương. Tuy nhiên,
khi cholesterol ăn vào, sự tăng nồng độ cholesterol
ức chế hầu hết các enzyme cần thiết cho sự tổng hợp
cholesterol nội sinh, 3-hydroxy-3-methylglutaryl
CoA reductase, do đó tạo ra một hệ thống điều hòa
ngược nội tại để ngăn chặn sự gia  tăng quá mức nồng
độ cholesterol huyết tương. Kết quả là, nồng độ
cholesterol huyết tương thường không tăng quá hoặc
giảm quá ± 15% bởi tác động của lượng cholesterol
ăn vào, mặc dù. phản ứng của các cá thể là khác nhau.
2. Một chế độ ăn nhiều chất béo bão hòa cũng làm tăng
nồng độ cholesterol máu lên 15-25%, đặc biệt khi
chế độ ăn này có liên quan tới việc tăng cân quá mức
và bệnh béo phì. Sự tăng nồng độ cholesterol trong
máu này là kết quả của sự tăng lắng đọng mỡ trong
gan, sau đó nó cung cấp số lượng lớn acetyl-CoA
trong các tế bào gan sản xuất cholesterol. Vì thế,
muốn giảm nồng độ cholesterol máu cần duy trì chế
độ ăn ít chất béo bão hòa và duy trì cân nặng bình

thường thậm chí còn quan trọng hơn một chế độ ăn ít
cholesterol.
3. Ăn chất béo chứa nhiều các acid béo không bão hòa
thường gây ức chế làm giảm nhẹ nồng độ cholesterol
máu giữ ở mức vừa phải. Cơ chế tác động này chưa
được hiểu rõ, mặc dù vậy trong thực tế nó vẫn là cơ
sở cơ bản của nhiều chế độ ăn uống.
4. Thiếu insulin hoặc hormone thyroid làm tăng nồng
độ cholesterol máu, trong khi thừa hormone thyroid
làm giảm nồng độ. Tác động này được cho là gây
chủ yếu bởi sự thay đổi mức độ kích hoạt các
enzyme đặc hiệu chịu trách nhiệm trong quá trình
chuyển hóa các chất lipid.
5. Rối loạn di truyền cơ chế chuyển hóa cholesterol có
làm tăng đáng kể mức cholesterol huyết tương.Ví dụ,
các đột biến của gen thụ thể LDL ngăn cản gan thu
nhận các LDL giàu cholesterol từ huyết tương. Cũng
như sẽ thảo luận sau trong chương này, hiện tượng
này làm cho gan sản xuất quá mức lượng cholesterol.
Các đột biến gen mã hóa apolipoprotein B, một phần
của LDL liên kết với các thụ thể, cũng gây tăng sản
xuất cholesterol quá mức bởi gan.

CH3
(CH2)3

CH




CH3
CH3

các nhân sterol có thể sửa đổi bởi các chuỗi bên khác nhau
để tạo thành (1) cholesterol; (2) acid cholic, là cơ sở của
acid mật hình thành ở gan; và (3) nhiều hormone steroid
quan trong tiết ra bởi tuyến vỏ thượng thận, buồng trứng,
và tinh hoàn ( các hormone này sẽ được thảo luận kĩ trong
các. chương sau).

CH3

HO
Hình 69­6. Cholesterol.


871

UNIT XIII

Sự hình thành phospholipids
  . Phospholipids được
tổng hợp trong tất cả các tế bào của cơ thể, mặc dù có một
số tế bào có khả năng đặc biệt tổng hợp một lượng lớn
chúng. Có lẽ khoảng 90% chúng được tạo thành trong các
tế bào gan; một số được hình thành ở các tế bào biểu mô
ruột trong quá trình hấp thụ lipid từ hệ thống ruột.
Tốc độ hình thành phospholipid được chi phối bởi một
số yếu tố thông thường điều hòa kiểm soát tổng thể quá
trình chuyển hóa chất béo.

Sử dụng phospholipids. Phospholipids có một số chức
năng, bao gồm:
1. Phospholipids là một thành phần quan trọng của
lipoproteins trong máu và rất cần thiết cho sự tạo
thành và chức năng của hầu hết các lipoproteins; khi
thiếu các phospholipids, sẽ xảy ra các bất thường
nghiêm trọng đối với sự vận chuyển cholesterol và
một số lipid khác.
2. Thromboplastin, rất cần thiết để  khởi đầu quá trình
đông máu, và là thành phần chủ yếu của một trong
các cephalins.
3. Một lượng lớn sphingomyelin có mặt trong hệ thần
kinh; chất này đóng vai trò như một chất cách điện
trong các bao myelin quanh các sợi thần kinh.
4. Phospholipids là nguồn cung cấp các gốc phosphate
khi các phản ứng hóa học khác nhau trong các mô
cần các gốc này.
5. Có lẽ quan trọng nhất trong tất cả các chức năng của
phospholipids là nó tham gia vào việc cấu tạo các
cấu trúc hình thành lên màng tế bào trong các tế bào
ở khắp cơ thể, như thảo luận trong phần tiếp theo của
chương này; kết hợp với chức năng tương tự như
chức năng của cholesterol.


Unit XIII  Metabolism and Temperature Regulation

nay, hầu hết các cholesterol không cấu tạo màng tế bào đều
tạo thành acid cholic trong gan. Nhiều hơn 80% cholesterol
được chuyển đổi thành acid cholic. Như thảo luận

  trong
Chương 71, acid cholic được liên hợp với các chất khác để
tạo nên muối mật, có tác dụng thúc đẩy quá trình tiêu hóa
và hấp thụ chất béo.
Một lượng nhỏ cholesterol được sử dụng bởi tuyến
thượng thận để tạo hormone vỏ thượng thận, (2) buồng
trứng sử dụng để tạo progesterone và estrogen, và (3) tinh
hoàn sử dụng tạo thành testosteron. Các tuyến này có thể
tổng hợp các sterol cho chính nó và sau đó tạo thành
hormone, như thảo luận trong các chương về nội tiết. Một
lượng lớn cholesterol bị kết tủa trong lớp sừng của da.
Cholesterol này, cùng với các lipid khác, làm cho da có khả
năng không hấp thu các chất hòa tan trong nước và các tác
động của nhiều tác nhân hóa học bởi vì cholesterol và các
lipid khác của da rất trơ với acid và nhiều loại dung môi,
nếu không có chúng thì các tác nhân dễ dàng xâm nhập vào
cơ thể chúng ta. Ngoài ra, các chất lipid đó giúp ngăn sự
bốc hơi nước từ da; nếu không có sự bảo vệ này , lượng
nước bốc hơi có thể lên đến 5-10 lít mỗi ngày ( xảy ra ở
những bệnh nhân bị bỏng, những người bị mất da), thay vì
thông thường chỉ khoảng 300-400 ml.
Chức năng cấu trúc tế bào của Phospholipid và
Cholesterol - Đặc biệt đối với màng tế bào
Chúng ta đã đề cập ở trên việc sử dụng phospholipid và
cholesterol góp phần hình thành các cấu trúc đặc biệt, chủ
yếu là màng tế bào, trong tất cả các tế bào của cơ thể. Qua
Chương 2, đã chỉ ra rằng có một số lượng lớn phospholipid
và cholesterol xuất hiện ở cả màng tế bào và màng của các
bào quan trong tất cả các tế bào. Nó cũng cho biết tỷ lệ
cholesterol trên phospholipid màng đặc biệt quan trọng

trong việc xác định độ linh động của màng tế bào.
Đối với màng tế bào được tạo thành từ các chất không
tan trong nước có sẵn. Nói chung, những chất trong cơ thể
không tan trong nước ( ngoài các chất vô cơ của xương) là
các lipid và một số protein. Như vậy, gần như toàn bộ tế
bào ở khắp mọi nơi trong cơ thể chủ yếu cấu tạo từ
phospholipids, cholesterol và một số protein không hào
tan. Những sự giảm phospholipids cũng làm giảm sức căng
bề mặt giữa màng tế bào và các dịch xung quanh.
Một thực tế chỉ ra tầm quan trọng của phospholipids và
cholesterol trong sự hình thành các yếu tố cấu trúc các tế
bào là tốc độ đổi mới chậm của các chất trong hầu hết các
mô ngoài mô gan được tính theo tháng hoặc theo năm. Ví
dụ, chức năng của chúng trong các tế bào não có tác dụng
trong quá trình ghi nhớ có liên quan chủ yếu đến tính chất
vật lý bền vững của chúng .

Xơ vữa động mạch (Atherosclerosis)
Xơ vữa động mạch là một bệnh của các động mạch cỡ lớn
và cỡ trung bình, trong đó chúng bị tổn thương do chất béo
được gọi là mảng xơ vữa phát triển trên bề mặt bên trong
của thành động mạch. Xơ cứng động mạch-Arteriosclerosis
, ngược lại, là một thuật ngữ dùng chung để chỉ sự dày lên
và xơ cứng của các mạch máu ở tất cả các đường kính.

872

Một bất thường có thể được xác định rất sớm trong mạch
máu, mà sau đó nó có thể trở thành xơ vữa động mạch là do
tổn thương của lớp nội mạc mạch máu. Tổn thương này lại

tác động làm tăng sự bám dính của các phân tử nội mô và
giảm khả năng giải phóng nitric oxide của chúng - chất
giúp ngăn cản sự bám dính của các đại thực bào, tiểu cầu và
các bạch cầu đơn nhân vào lớp nội mô. Sau khi gây tổn
thương cho các tế bào nội mô mạch máu, các bạch cầu đơn
nhan và các lipids ( chủ yếu là các LDLs) bắt đầu tự tập tại
nơi bị tổn thương ( Hình 69-7A). Các bạch cầu đơn nhân
vượt qua lớp nội mô, đi vào lớp sâu trong thành mạch máu,
và trở thành các đại thực bào, sau đó chúng ăn và oxy hóa
các lipoprotein bị tích ở đó, làm cho các đại thực bào trông
giống như một bọt nước (foamlike). Các tế bào đại thực bào
foam sau đó tập trung ở trong mạch máu và tạo thành một
cấu trúc có thể nhìn thấy được là vệt chất béo.
Theo thời gian, các vệt chất béo phát triển lớn dần và kết
thành một khối, các sợi xung quanh và mô cơ trơn phát
triển tạo thành một cấu trúc lớn và một mảng lớn ( xem
Hình 69-7B).
Ngoài ra, các đại thực bào còn giải phóng các chất gây
phản ứng viêm và tác động mạnh tới các cơ trơn và các mô
sợi trên bề mặt của thành động mạch. Các lipid đọng lại
cộng với sự tăng sinh của các tế bào có thể trở thành một
khối quá lớn chèn ép vào lòng động mạch và làm giảm lưu
lượng dòng chảy, đôi khi nó còn làm tắc hoàn toàn mạch.
Mặc dù không tắc, các sợi của mảng bám tăng sinh và tạo
thành một mô liên kết dày đặc; xơ cứng và trở lên lớn dần
làm các động mạch trở nên xơ cứng. Tuy nhiên sau đó, các
muối canxi thường kết tủa với cholesterol và các lipid khác
của mảng xơ vữa, tạo thành xơ cứng canxi có thể làm cho
động mạch trở thành các ống cứng. Cả hai giai đoạn sau đó
của bệnh này đều được gọi là " xơ cứng động mạch.”

Xơ vữa động mạch làm mất khả năng đàn hồi của chúng
và bởi vì những vùng thoái hóa trên thành của chúng,
chúng trở nên dễ bị vỡ. Ngoài ra, nơi các mảng xơ vữa bám
vào còn ảnh hưởng tới dòng máu chảy, bề mặt thô ráp của
chúng làm cho các cục máu đông phát triển tại đó, tạo
thành huyết khối tại chỗ (thrombus) hoặc cục máu đông có
khả năng di chuyển theo dòng máu (embolus) (xem
Chương 37), dẫn tới tắc nghẽn đột ngột dòng máu trong
động mạch.
Gần một nửa số ca tử vong ở Hoa Kỳ và Châu Âu là do
bệnh mạch máu. Khoảng 2/3 trong số các trường hợp tử
vong là do huyết khối tại một hay nhiều động mạch vành.
Một phần ba còn lại là do huyết khối hoặc xuất huyết mạch
ở các cơ quan khác của cơ thể, đặc biệt là não (gây đột
quỵ), nhưng cũng có thể tại thận, gan, hệ tiêu hóa, chi, và...
Vai trò của Cholesterol và Lipoprotein trong xơ
vữa động mạch
Tăng Low­Density Lipoproteins. Một yếu tố quan trọng

gây xơ vữa động mạch là nồng độ cholesterol trong máu
cao dưới dạng LDLs. Nồng độ các LDLs cholesterol trong
huyết tương cao, tăng lên do nhiều yếu tố, đặc biệt là do ăn
nhiều chất béo bão hòa.



Sử dụng đặc hiệu cholesterol trong cơ thể . Cho đến


Chapter 69  Lipid Metabolism


Nội mạc ĐM

Blood monocyte

Monocyte
dính vào
lớp nội mô

Phân tử bám dính

Monocyte
di cư vào
trong nội
mạc
Receptor
Lipoprotein
particle
Macrophage
foam cell
Lipid
droplets

A

Growth/inflammatory
factors
Endothelium Intima Media
ĐM
bình

thường

Các tế
bào cơ
trơn
vỏ ngoài

Mảng
nhỏ

B

Huyết khối do
một mảng vỡ ra

Mảng xơ vữa lớn


Hình 69­7. Sự
phát triển của mảng xơ vữa động mạch. A, một

bạch cầu đơn nhân đi tới một phân tử bám dính trên một tế bào
nội mô bị tổn thương của mạch máu. Bạch cầu đơn nhân sau đó
di chuyển xuyên qua lớp nội mô vào lớp nội mạc của thành động
mạch và chuyển thành một đại thực bào. Đại thực bào sau đó sẽ

thực bào và oxy hóa các phân tử lipoprotein, trở thành một tế

bào đại thực bào foam. Những tế bào foam giải phóng các chất
gây viêm và làm tăng trưởng lớp nội mạc. B, Sự tập trung của

các đại thực bào và sự phát triển của lớp nội mô làm cho mảng
xơ vữa ngày càng lớn và lắng đọng lipids. Cuối cùng, các mảng
xơ vữa có thể gây tắc mạch hoặc vỡ mạch, làm cho máu trong
động mạch bị đông lại và hình thành một huyết khối.

Vai trò của HDLs trong phòng chống xơ vữa động
mạch. Chức năng của HDLs ít được biết đến hơn so với

LDLs. Người ta tin rằng HDLs thực sự có thể hấp thụ các
tinh thể cholesterol bắt đầu lắng đọng lại thành động mạch.
Thí nghiệm trên động vật cũng cho thấy rằng HDLs có thể
có tác dụng bảo vệ khác chống xơ vữa động mạch, như là
ức chế sự oxy hóa khi stress và ngăn chặn sự viêm trong
mạch máu. Có hay không có những cơ chế được xem là
thích hợp, các nghiên cứu dịch tễ học cho thấy rằng khi một
người có tỷ lệ HDLs trên LDLs cao, thì khả năng phát triển
xơ vữa động mạch giảm đáng kể. Tuy nhiên, theo nghiên
cứu trên lâm sàng với các thuốc làm tăng lượng HDL đã
thất bại trong việc chứng minh nó làm giảm nguy cơ mắc
bệnh tim mạch. Từ các kết quả khác nhau trên thì cần
nghiên cứu thêm về cơ chế cơ bản HDL có ảnh hưởng như
thế nào với xơ vữa động mạch.
Những yếu tố chính khác gây Xơ vữa động mạch
Ở một số người có lượng cholesterol và lipoprotein hoàn
toàn bình thường, xơ vữa động mạch vẫn phát triển. Một số
yếu tố được biết tới là yếu tố dẫn tới xơ vữa động mạch là:
(1) ít hoạt động và béo phì, (2) bệnh đái tháo đường, (3)
tăng huyết áp, (4) tăng lipid máu, và (5) hút thuốc lá.
Tăng huyết áp là một ví dụ làm tăng nguy cơ dẫn tới xơ
vữa động mạch vành ít nhất gấp hai lần. Tương tự như vậy,

một người bị bệnh đái tháo đường trung bình có nguy cơ
tăng gấp hai lần bệnh mạch vành. Khi tăng huyết áp và đái
tháo đường xuất hiện cùng nhau, nguy cơ mắc bệnh động
mạch vành sẽ tăng lên gấp 8 lần. Khi tăng huyết áp, bệnh
đái tháo đường và tăng lipid máu cùng xuất hiện thì nguy
cơ dẫn tới bệnh xơ vữa động mạch vành tăng lên gấp 20
lần, từ đó cho thấy rằng khi các yếu tố tương tác với nhau
sẽ đồng thời càng làm tăng gấp nhiều lần nguy cơ phát triển
xơ vữa động mạch. Ở nhiều bệnh nhân thừa cân, béo phì,
họ cũng có nguy cơ tăng khả năng dẫn tới xơ vữa động
mạch đáng kể, do đó có thể dẫn tới suy tim, đột quỵ, và
bệnh thận.

(Modified from Libby P: Inflammation in atherosclerosis.
Nature
420:868, 2002.)

873

UNIT XIII

Lớp nội mô bị tổn thương

Tăng Cholesterol gia đình. Tăng  cholesterol máu gia
đình là một bệnh có tính di truyền do gen tạo thành các thụ
thể LDL trên bề mặt màng tế bào cơ thể bị khiếm khuyết.
Trong trường hợp không có các thụ thể này, gan không thể
hấp thụ cả IDL hoặc LDL. Nếu không hấp thụ được, các bộ
máy sản xuất cholesterol của các tế bào gan lại càng hoạt
động mạnh hơn và tạo ra các sản phẩm cholesterol mới; nó

không còn đáp ứng với sự ức chế điều hòa ngược của nồng
độ cholesterol huyết tương cao. Kết quả là, một số lượng
VLDLs phát hành bởi gan đi vào huyết tương sẽ tăng lên
rất nhiều.
Bệnh nhân tăng hoàn toàn cholesterol máu có tính gia
đình có thể có nồng độ cholesterol trong máu khoảng 6001000 mg/dl, tăng gấp 4-6 lần bình thường. Nếu không được
điều  trị, nhiều người trong số đó có thể chết trước 30 tuổi vì
bệnh nhồi máu cơ tim hoặc di chứng khác của sự tắc nghẽn
xơ vữa mạch máu khắp cơ thể.
Gen dị hợp gây tăng Cholesterol có tính gia đình là
tương đối phổ biến, và xảy ra với tỷ lệ khoảng 1 trên 500
người. Một số dạng nặng hơn của rối loạn này gây ra bởi
đột biến đồng hợp tử là rất hiếm, xảy ra ít chỉ khoảng 1 trên
trung bình 1 triệu trẻ sơ sinh.



Arterial lumen


Unit XIII  Metabolism and Temperature Regulation

Phòng chống Xơ vữa động mạch
Các biện pháp quan trọng nhất để bảo vệ chống sự phát
triển của xơ vữa động mạch và sự tiến triển của nó dẫn tới
bệnh mạch máu nghiêm trọng là (1) duy trì cân nặng hợp
lý, bằng cách chăm hoạt động thể thao, và ăn một chế độ ăn
có chứa chủ yếu là chất béo không bão hòa có hàm lượng
cholesterol thấp; (2) ngăn ngừa tăng huyết áp bằng cách
duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và năng hoạt động thể

thao, hoặc điều hòa huyết áp máu bằng các thuốc hạ huyết
áp nếu tăng huyết áp phát triển; (3) tác động điều hòa
glucose máu bằng insulin điều trị hoặc các thuốc khác nếu
bệnh đái tháo đường phát triển; và (4) tránh hút thuốc lá.
Một số loại thuốc làm giảm lipid và cholesterol máu đã
được chứng minh có tác dụng trong việc ngăn ngừa xơ vữa
động mạch. Hầu hết cholesterol được hình thành trong gan
được chuyển đổi thành acid mật và tiết ra ở tá tràng; sau đó,
hơn 90% muối mật lại được tái hấp thu ở hồi tràng. Do đó,
bất kì tác nhân nào kết hợp với acid mật trong hệ tiêu hóa
và ngăn sự tái hấp thu chúng trở lại hệ tuần hoàn có thể làm
giảm acid mật toàn phần trong máu tuần hoàn. Kết quả là,
gan tổng hợp nhiều cholesterol mới để chuyển hóa thành
acid mật mới. Như vậy, chỉ đơn giản bằng cách ăn cám yến
mạch, chúng có thể liên kết với acid mật và là một thành
phần của nhiều loại ngũ cốc ăn sáng, sẽ làm tăng tốc độ tạo
thành cholesterol gan chuyển thành acid mật mới hơn là tạo
thành LDLs mới và mảng xơ vữa. Nhựa cây cũng có thể sử
dụng để liên kết với acid mật trong ruột và làm tăng thải
phân, do đó làm giảm tổng lượng cholesterol ở gan.
Một nhóm thuốc gọi là statins cạnh tranh ức chế
hydroxymethylglutaryl-coenzyme A (HMG-CoA)
reductase, một enzyme giới hạn tỷ lệ trong quá trình tổng
howpk cholesterol. Sự ức chế này làm giảm tổng hợp
cholesterol và tăng thụ thể LDL ở gan, thường làm giảm
khoảng 25-50% nồng độ LDLs huyết tương. Các statins
cũng có thể có các những tác động có lợi khác giúp ngăn
chặn xơ vữa động mạch, chẳng hạn như giảm phản ứng
viêm mạch máu. Những loại thuốc này hiện nay được sử
dụng rộng rãi để điều trị cho bệnh nhân, những người tăng

nồng độ cholesterol huyết tương.

874

Nói chung, các nghiên cứu cho thấy rằng cứ giảm 1
mg/dl LDL cholesterol trong huyết tương, thì tương đương
giảm 2% tỷ lệ tử vong do bệnh tim xơ vữa động mạch. Do
đó, các biện pháp phòng ngừa thích hợp có giá trị hiệu quả
trong làm giảm các cơn đau tim.


Ở tuổi trưởng thành sớm và trung lưu, đàn ông có nguy
cơ mắc xơ vữa động mạch nhiều hơn ở phụ nữ cùng tuổi,
nó được cho rằng do hormone sinh dục nam có thể gây xơ
vữa động mạch, ngược lại hormone sinh dục nữa lại có thể
bảo vệ khỏi xơ vữa động mạch.
Một số yếu tố gây xơ vữa động mạch bằng cách làm
tăng nồng độ LDLs trong huyết tương. Một số yêu tố khác
như là tăng huyết áp, dẫn tới xơ vữa động mạch do làm tổn
thương lớp nội mạc mạch máu và những thay đổi khác lên
các mô mạch máu dẫn đến làm lắng đọng cholesterol.
Sự phức tạp của xơ vữa động mạch, các nghiên cứu thực
nghiệm cho thấy rằng nồng độ sắt trong máu dư thừa cũng
có thể dẫn tới xơ vữa động mạch, có lẽ bằng cách hình
thành các gốc tự do trong máu gây tổn thương tới các thành
mạch. Khoảng một phần tư dân số đều có một loại LDL
được gọi là lipoprotein(a), có chứa một protein bổ sung,
apolipoprotein(a), nó gần như làm tăng gấp đôi tỷ lệ mắc
bệnh xơ vữa động mạch. Các cơ chế chính xác dẫn tới xơ
vữa động mạch vẫn chưa được phát hiện.


Bibliography
Abumrad NA, Davidson NO: Role of the gut in lipid homeostasis.
Physiol Rev 92:1061, 2012.
Feig JE, Hewing B, Smith JD, et al: High-density lipoprotein and
atherosclerosis regression: evidence from preclinical and clinical
studies. Circ Res 114:205, 2014.
Frayn KN: Fat as a fuel: emerging understanding of the adipose
tissue-skeletal muscle axis. Acta Physiol (Oxf) 199:509, 2010.
Glatz JF, Luiken JJ, Bonen A: Membrane fatty acid transporters as
regulators of lipid metabolism: implications for metabolic disease.
Physiol Rev 90:367, 2010.
Goldstein JL, Brown MS: The LDL receptor. Arterioscler Thromb Vasc
Biol 29:431, 2009.
Jaworski K, Sarkadi-Nagy E, Duncan RE, et al: Regulation of triglyceride metabolism. IV. Hormonal regulation of lipolysis in adipose
tissue. Am J Physiol Gastrointest Liver Physiol 293:G1, 2007.
Kersten S: Physiological regulation of lipoprotein lipase. Biochim
Biophys Acta 1841:919, 2014.
Libby P: Inflammation in atherosclerosis. Nature 420:868, 2002.
Mansbach CM 2nd, Gorelick F: Development and physiological regulation of intestinal lipid absorption. II. Dietary lipid absorption,
complex lipid synthesis, and the intracellular packaging and secretion of chylomicrons. Am J Physiol Gastrointest Liver Physiol
293:G645, 2008.
Mineo C, Shaul PW: Novel biological functions of high-density lipoprotein cholesterol. Circ Res 111:1079, 2012.
Peckett AJ, Wright DC, Riddell MC: The effects of glucocorticoids on
adipose tissue lipid metabolism. Metabolism 60:1500, 2010.
Peirce V, Carobbio S, Vidal-Puig A: The different shades of fat. Nature
510:76, 2014.
Perry RJ, Samuel VT, Petersen KF, Shulman GI: The role of hepatic
lipids in hepatic insulin resistance and type 2 diabetes. Nature
510:84, 2014.

Randolph GJ, Miller NE: Lymphatic transport of high-density lipoproteins and chylomicrons. J Clin Invest 124:929, 2014.
Rosenson RS, Brewer HB Jr, Ansell B, et al: Translation of high-density
lipoprotein function into clinical practice: current prospects and
future challenges. Circulation 128:1256, 2013.
Rye KA, Barter PJ: Regulation of high-density lipoprotein metabolism.
Circ Res 114:143, 2014.
Sniderman AD, Tsimikas S, Fazio S: The severe hypercholesterolemia
phenotype: clinical diagnosis, management, and emerging therapies. J Am Coll Cardiol 63:1935, 2014.
Soeters MR, Soeters PB, Schooneman MG, et al: Adaptive reciprocity
of lipid and glucose metabolism in human short-term starvation.
Am J Physiol Endocrinol Metab 303:E1397, 2012.
Tchernof A, Després JP: Pathophysiology of human visceral obesity:
an update. Physiol Rev 93:359, 2013.
Viscarra JA, Ortiz RM: Cellular mechanisms regulating fuel metabolism in mammals: role of adipose tissue and lipids during prolonged
food deprivation. Metabolism 62:889, 2013.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×