Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Khái niệm tố chất và kỹ năng của một ông chủ lý tưởng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.88 KB, 13 trang )

MÔN PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG LÃNH ĐẠO
ĐỀ BÀI
Những tố chất và kỹ năng của một ông chủ lý tưởng theo ý kiến của bạn là gì? Vì sao?
Không nhất thiết phải hạn chế những quan điểm của bạn theo các lý thuyết tố chất lãnh
đạo bạn đã biết.
BÀI LÀM

Để trả lời câu hỏi trên trước hết ta cần hiều thế nào là “ông chủ”?
Ông chủ chính là chủ doanh nghiệp là người bỏ vốn vào công ty để kinh doanh
và bỏ tiền ra để thuê người khác làm việc cho mình. Họ có thể thuê giám đốc điều hành
công ty cho mình. Vì vậy, chủ doanh nghiệp có quyền quyết định nhiều vấn đề đối với
doanh nghiệp. Ngoài ra, chủ doanh nghiệp trong nhiều trường hợp cũng chính là người
lãnh đạo điều hành doanh nghiệp. Điều này cũng làm người ta nhầm lẫn giữa chủ doanh
nghiệp và nhà lãnh đạo.
Sự khác biệt giữa nhà lãnh đạo và chủ doanh nghiệp cũng chính là sự ảnh hưởng. Chủ
doanh nghiệp thuê người khác làm việc cho mình, nhưng không có nghĩa là họ có ảnh
hưởng với những người đó. Họ chỉ trả tiền để người lao động thực hiện những công việc
yêu cầu. Nhà lãnh đạo bằng ảnh hưởng của mình để cuốn hút, lôi kéo người khác, khiến
họ làm việc tốt hơn và nghệ thuật lãnh đạo thực sự không bao giờ chỉ là quyền lực
thông thường. Nhà lãnh đạo hiệu quả khi những người khác thừa nhận họ thông qua
việc lắng nghe một cách nghiêm túc những ý kiến, coi trọng và noi theo những gợi ý
của họ cho hành động và đi theo hướng những lời khuyên.
Vì vậy để trở thành một ông chủ lý tưởng điều đầu tiên bạn phải có đó là khả
năng lãnh đạo. Khả năng lãnh đạo là phẩm chất quan trọng nhất của một ông chủ lý
tưởng. Dù cho loại hình doanh nghiệp của bạn như thế nào, dù chỉ có một vài hay có tới
100 nhân viên, bạn cũng cần có khả năng lãnh đạo ở một mức độ nhất định nào đó.
Nhưng khả năng lãnh đạo là gì? Một nhà lãnh đạo xuất sắc đã trả lời rằng:“Tôi không
thể miêu tả được, nhưng có thể nhận được điều này ngay lập tức”.
1



Có rất nhiều câu trả lời cho câu hỏi này. Qua nghiên cứu, tôi cho rằng một nhà
lãnh đạo lý tưởng cần có các kỹ năng và yếu tố sau:
I/ Các kỹ năng của ông chủ lý tưởng, một nhà lãnhđạo giỏi cần phải có:
1.Khả định hướng trước công việc;
Biết suy tính trước công việc và sắp xếp theo thứ tự ưu tiên chính là điểm tạo nên
sự khác biệt lớn giữa nhà lãnh đạo và những người đi theo họ bởi vì những người thực
dụng biết cách thế nào để đạt được những gì họ muốn; những nhà triết học biết làm
những gì họ nên muốn; những nhà lãnh đạo biết làm thế nào để đạt được những gì họ
nên muốn.
Có thể định nghĩa thành công là quá trình hiện thực hoá liên tục một mục đích đã
định trước, điều đó cho thấy quyết tâm theo đuổi nguyên tắc ưu tiên và khả năng thực
hiện hoá mục tiêu đề ra là những phẩm chất không thể thiếu tạo nên thành công của nhà
lãnh đạo.
Theo định luật Pareto hay còn gọi là nguyên lý 80/20 khẳng định rằng một thiểu
số nguyên nhân, nguyên liệu đầu vào hoặc công sức thường dẫn đến một đa số kết quả,
sản phẩm đầu ra, hoặc những thành quả. Hiểu theo nghĩa đen, điều này có nghĩa là 80%
những gì bạn đạt được trong công việc của mình là kết quả của 20% lượng thời gian bạn
bỏ ra. Như vậy có thể nói 4/5 những nỗ lực của bạn đã bỏ ra (chiếm một tỷ lệ rất lớn)
đều chủ yếu không đem lại hiệu quả mong đợi
Vậy 20% những ưu tiên của bạn sẽ mang đến 80% kết quả nếu bạn dành tất cả
thời gian, tiền bạc và sức lực vào 20% đầu tiên trong số những ưu tiên ấy. Một nhà lãnh
đạo cần phải hiểu định luật Pareto trong việc giám sát và lãnh đạo. Ví dụ 20% số người
trong công ty có trách nhiệm tạo ra 80% thành công của công ty
Người lãnh đạo phải có khả năng sắp đặt công việc theo mức độ ưu tiên, gồm
quan trọng, cấp thiết ; quan trọng nhưng ít cấp thiết ; ít quan trọng, cấp thiết và ít quan
trọng, không cấp thiết.
Người lãnh đạo cần có khả năng lựa chọn theo thứ tự ưu tiên xuất phát từ các
nguyên tắc sau :
2



+ Những việc ưu tiên không bao giờ ‘cố định’, chúng ta phải liên tục đánh giá
mức độ ưu tiên của công việc, loại ra các công việc không cần phải tự làm và dự đoán
công việc ưu tiên trong tương lai ;
+ Không ai có thể có tất cả ;
+ Quá nhiều ưu tiên sẽ làm chúng ta tê liệt ;
+ Không thể đánh giá quá cao mọi thứ : những việc tầm thường, nhỏ mọn thường
làm chúng ta mất rất nhiều thời gian vậy mà rất nhiều người đang sống vì những việc
không xứng đáng.
+ Điều tốt và điều tốt nhất là kẻ thù của nhau ;
+ Khi phải dành quá nhiều sức lực cho những việc ít quan trọng rắc rối lớn sẽ
xảy ra.
+ Thời gian và mức độ khẩn cấp sẽ hối thúc chúng ta phải lựa chọn.
2.Lòng đam mê và khả năng truyền nhiệt huyết:
Để đạt được yếu tổ trên thì người lãnh đạo tốt cần phải có các yếu tố (Tính trung
thực, tự tin, chính trực; Có sức khoẻ tốt; thông minh, sáng tạo trong mọi lĩnh vực);
Đam mê là một nhân tố rất quan trọng đối với một người lãnh đạo. Nếu thiếu
đam mê thì anh sẽ biến thành nhà lãnh đạo “robot”, thiếu cá tính, thiếu bản sắc. Ngoài
ra tất cả những nhà lãnh đạo doanh nghiệp lớn đều thể hiện sự nhiệt tình vì công việc, vì
công ty và sự nghiệp bản thân. Họ có niềm tin và cảm nhận mạnh mẽ về một ý tưởng,
một sản phẩm hoặc một quy trình mới và có khả năng sử dụng hiệu quả cương vị của
mình để truyền bá niềm tin này với nhân viên của họ một cách hiệu quả nhất.
Theo quan điểm cá nhân, một nhà lãnh đạo tài giỏi là người có trong tim “ngọn
lửa” nhiệt huyết và có khả năng lan toả và “sưởi ấm” những người xung quanh. Họ có
thể đưa ra định hướng về chiến lược, nhưng quan trọng hơn họ có tài thuyết phục khiến
mọi người làm việc hết mình vì mục tiêu chung của toàn công ty.
Theo David Glass – nguyên Chủ tịch, Tổng giám đốc của Tập đoàn bán lẻ Wal –
Mart, xét trên khía cạnh chiến lược, các nhà lãnh đạo có thể đưa ra những quyết định
3



lớn lao nhưng điều đó chưa hẳn giúp được nhiều cho họ trừ khi họ là một người lãnh
đạo có khả năng truyền cảm. Khi công ty gặp biến cố, mà sớm hay muộn thì điều đó
cũng xảy ra với hầu hết các công ty, khả năng lãnh đạo đầy nhiệt huyết và có sức lan toả
sẽ có ý nghĩa quan trọng đối với sự thành bại của tổ chức.
Để chứng minh cho những luận điểm trên tôi xin kể một câu chuyện: Vào những
ngày cuối tháng 1/2009 vừa qua, một cuộc bầu chọn đặc biệt của tờ Inside United đã
vinh danh huấn luyện viên Alex Ferguson là biểu tượng vĩ đại nhất Câu lạc bộ
Manhchester United (Anh). HLV Ferguson hiện đang nắm giữ những thành tích kỷ lục
và rất khó một HLV nào ở vương quốc Anh có thể vượt qua. Sau 22 năm dẫn dắt đội
chủ sân Old Trafford, người đàn ông Scotland này đã gặt hái được 10 chức vô địch
Premier League, 2 ngôi vị số 1 Champions League và hàng chục chiếc cúp lớn nhỏ
khác. “Sir Alex là một người hùng sẵn sàng gánh vác mọi khó khăn. Ông ấy luôn thổi
vào mọi người niềm tin và tinh thần khắc phục thách thức. Ông ấy không chỉ làm một
chiến lược gia vĩ đại, một nhà tâm lý bậc thầy, mà còn làm một người đàn ông đầy cá
tính” – Holmes, một cổ động viên của Manchester United đồng thời là người dẫn
chương trình trên Manchester Evening News đã nói về Sir Alex như vậy.
3. Tạo ảnh hưởng:
Theo các nhà xã hội học, ngay cả một người sống nội tâm nhất cũng có ảnh
hưởng đến mười nghìn người khác trong suốt cuộc đời họ. Tất cả chúng ta lãnh đạo
người khác trong một vài lĩnh vực ; ngược lại ở một số lĩnh vực khác, chúng ta được
người khác dẫn dắt. Không ai nằm ngoài quy luật: hoặc là người lãnh đạo hoặc là người
bị lãnh đạo. Mỗi người là một nhà lãnh đạo vì đều có ảnh hưởng đến một ai đó. Không
phải ai cũng khả năng trở thành nhà lãnh đạo vĩ đại nhưng có thể trở thành nhà lãnh đạo
hiệu quả hơn.
Trong bất kỳ tình huống nào, trong một nhóm luôn luôn có một người có ảnh
hưởng nổi bật. Ví dụ : người mẹ có thể là người bị ảnh hưởng lớn đối với đứa trẻ vào
mỗi buổi sáng. Mẹ chọn đồ ăn và quần áo cho trẻ (đứa trẻ bị chi phối). Đến trường, trẻ
rủ các bạn chơi trò chơi (đứa trẻ chi phối). Bố và mẹ ăn trưa cùng nhau và cùng bị


4


người bồi bàn chi phối thông qua việc gợi ý chọn món ăn. Buổi tối, thời gian ăn tối của
cả gia đình bị chi phối bởi thời gian biểu của các thành viên trong gia đình.
Chúng ta dễ dàng nhận ra một nhà lãnh đạo nổi trội trong bất kỳ nhóm nào bằng
cách quan sát lúc họ tập trung thảo luận với nhau. Nếu có một vấn đề cần quyết định, ai
là người có ý kiến sáng đáng nhất ? Ai là người được thành viên khác của nhóm chú ý
nhất khi thảo luận ? Ai là người được mọi người nhanh chóng đồng ý nhất ? Điều quan
trọng, ai là người được mọi người nghe theo ? Trả lời các câu hỏi này, bạn sẽ phân biệt
được nhà lãnh đạo thật sự trong nhóm.
Muốn hiểu được sức mạnh của sự ảnh hưởng, tốt nhất hãy nghĩ đến những lần
bạn bị ảnh hưởng bởi một người hay một sự kiện nào đó. Những sự kiện luôn khắc sâu
vào cuộc sống và ký ức của bạn. Ví dụ Bạn hỏi người sinh ra trước năm 1945 xem họ
đang làm gì khi nghe radio hoặc trực tiếp tham dự buổi lễ mít tinh tại quảng trường Ba
Đình, Hà Nội khi Bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ
cộng hòa. Bạn hỏi những người sinh ra trước ngày 30.4.1975 khi nghe radio báo tin giải
phóng Miền Nam, thống nhất đất nước... Đây là những sự kiện lớn làm mọi người xúc
động.
Hay chúng ta bị ảnh hưởng bởi một câu nói của một người bạn (ảnh hưởng đến
quyết định kinh doanh, người thầy (ảnh hưởng đến quyết định chọn nghề nghiệp); bị
ảnh hưởng bởi một hành động hoặc một cử trỉ của người khác (quyết định lấy người đó
sau lần gặp đầu tiên).
4. Khả năng tạo ra sự thay đổi tích cực
Khả năng tạo ra sự thay đổi tích cực ở đây được hiểu là thay đổi với với từng cá
nhân, tổ chức và thay đổi với ngay bản thân của người lãnh đạo đồng thời thay đổi phải
mang tính tích cực (hiệu quả, phù hợp, phát triển...). Thay đổi lãnh đạo là thay đổi tổ
chức. Mọi sự thành bại đều bắt nguồn từ lãnh đạo. Tuy nhiên, để thay đổi nhà lãnh đạo
thật không hề dễ. Trên thực tế, bản thân những nhà lãnh đạo cũng kháng cự sự thay đổi
giống như nhân viên của họ. Kết quả là những nhà lãnh đạo không thay đổi, đồng nghĩa

với tổ chức không được thay đổi.

5


Để trở thành một nhà lãnh đạo, bạn phải có thái độ sẵn sàng tiếp nhận ý tưởng
mới trong suốt cuộc đời. Năng lực lãnh đạo của bạn dựa trên khả năng đánh giá ý tưởng
mới và phân biệt thay đổi để thay đổi hoặc thay đổi vì mục đích cá nhân của bạn 1. Trong
một thế giới thay đổi nhanh chóng và bị chia cắt, nhà lãnh đạo phải đi đầu cổ vũ cho sự
thay đổi và phát triển (phát triển đồng nghĩa với thay đổi) cũng như vạch ra con đường
thực hiện. Tuy nhiên, kháng cự lại thay đổi mang tính phổ biến, nó xuất hiện trong mọi
tầng lớp và mọi nền văn hóa ; nó bóp nghẹt các thế hệ và chặn đứng mọi tiến trình thay
đổi. Rất nhiều người có trình độ học vấn cao, sau khi đối mặt với sự thật vẫn không
muốn thay đổi suy nghĩ của mình. Ví dụ : Lý thuyết của Copernicus cho rằng trái đất là
trung tâm của vũ trụ. Tuy nhiên, bằng kính viễn vọng Galileo đã chứng minh là không
phải vậy, rằng trái đất cùng các hành tinh khác cùng quay xung quanh mặt trời. Khi ông
cố gắng thay đổi niềm tin của mọi người, thay vì ca ngợi và tôn kính ông bị đẩy vào nhà
tù và quản thúc tại gia trong suốt quãng đời còn lại.
Sự thay đổi lại cần thiết và nhưng tại sao mọi người lại kháng cự lại sự thau đổi,
lý do là vì :
+ Ý tưởng thay đổi không phải của tôi : khi ý tưởng không phải của mình thì
người ta thường phản ứng lại nó, ngay cả khi ý tưởng đó được chứng minh là đem lại
cho họ lợi ích lớn nhất. Đơn giản là họ không thích cảm giác bị lôi kéo, hay cảm giác
giống như một con tốt trên bàn cờ. Những nhà lãnh đạo thông minh thường cho phép
những người đi theo mình đóng góp ý kiến và coi đó là một phần của tiến trình thay đổi.
+ Mục đích thay đổi không rõ ràng ;
+ Thay đổi khiến người ta sợ thất bại ;
+ Lệ thường bị phá vỡ : khi làm việc theo thói quen, chúng ta thường không cần
phải suy nghĩ nhiều, sự thay đổi đe dọa những thói quen cũ, buộc chúng ta phải suy
nghĩ, phải đánh giá lại và đôi khi gạt bỏ cách nhìn nhận trước kia.

+ Phần thưởng của sự thay đổi không tương xứng với những nỗ lực để thay đổi
+ Mọi người quá thỏa mãn với những gì ta đang có ;
1

6


+ Lo sợ khi chưa biết về sự thay đổi : thay đổi giống như thám hiểm đến vùng
đất chưa bao giờ khám phá, nên làm người ta cảm thấy bất an. Vì thế, rất nhiều người
cảm thấy thoải mái với những vấn đề cũ hơn là giải pháp mới.
+ Thay đổi sẽ không xẩy ra với những người có suy nghĩa tiêu cực.
+ Thay đổi có thể làm mất lợi ích cá nhân.
+ Do nhân viên thiếu tôn trọng lãnh đạo : khi nhân viên không thích lãnh đạo của
mình, những người giám sát quá trình thay đổi thì những cảm giác của họ sẽ không cho
phép họ nhìn nhận sự thay đổi một cách khách quan. Nói cách khác, mọi người nhìn
nhận sự thay đổi theo cách họ nhìn nhận lãnh đạo của họ.
+ Thay đổi đòi hỏi cam kết lớn hơn ;
+ Tư tưởng hẹp hòi cản trở việc đón nhận ý tưởng mới.
+ Tư tưởng truyền thống không chấp nhận sự thay đổi.
Để thay đổi có tính tích cực thì người lãnh đạo cần phải thực hiện một số giải
pháp sau :
+ Nhà lãnh đạo phải xây dựng lòng tin của mọi người ;
+ Nhà lãnh đạo phải thay đổi bản thân trước khi yêu cầu người khác thay đổi ;
+ Nhà lãnh đạo giỏi phải hiểu lịch sử của tổ chức ;
+ Đặt những người có ảnh hưởng vào vị trí lãnh đạo ;
+ Nhà lãnh đạo cần có những người có ảnh hưởng ủng hộ trước khi công bố về
sự thay đổi, khuyến khích những người có ảnh hưởng tác động đến người khác một
cách tự nhiên ;
+ Xây dựng một chương trình nghị sự để hỗ trợ quá trình thay đổi.
+ Cho mọi người thấy thay đổi đem lại lợi ích cho họ như thế nào ;

+ Hãy để mọi người làm chủ sự thay đổi ;
5.Tăng cường giao tiếp nội bộ và khách hàng (kênh thông tin)

7


Thường xuyên ra khỏi văn phòng để đi tới các phòng ban, xưởng, cửa hàng, đại
lý để có thể tiếp xúc nhiều hơn với những người cấp dưới là cách để bạn nhìn thấy và
hiểu được mọi người thực hiện nhiệm vụ thường ngày ra sao. Tranh thủ trò chuyện và
thu lượm các thông tin thực tế từ các nhân viên về các thách thức trong công việc và đời
sống của họ.
Tạo nên bầu không khí làm việc khuyến khích mọi người năng động, sáng tạo.
Hãy đánh giá đầy đủ vai trò của những kỹ thuật để cải tiến quy trình làm việc của doanh
nghiệp, tạo ra bầu không khí hợp tác, đảm bảo sự thoả mãn của từng cá nhân đối với
công việc. Sau đây là một số cách tạo ra bầu không khí làm việc năng động:
- Tham khảo ý kiến của nhiều người
- Đưa cho nhân viên dưới quyền nhiều lựa chọn khác nhau hơn là chỉ đưa ra một
cách tốt nhất để họ giải quyết công việc. Làm như vậy họ sẽ biết cách nhìn nhận bản
thân theo một hướng đi phù hợp nhất với công việc
- Đưa ra những phản hồi tích cực khi nhân viên thổ lộ ý kiến của họ
- Hãy thách thức các nhân viên động não, lên kế hoạch và hành động
- Hướng dẫn mọi người biết chấp nhận và học được cách vượt qua các rủi ro
trong công việc.
Đối với khách hàng, phần lớn những nhà lãnh đạo đều nhận thức rất rõ chính
khách hàng sẽ là người quyết định số phận của một công ty. Vì vậy họ đã dành một
phần đáng kể trong quỹ thời gian của mình để tiếp xúc và nói chuyện với khách hàng
( có thể dành đến 50% quỹ thời gian). Sam Walton- người sáng lập kiêm cựu Tổng giám
đốc của Tập đoàn bán lẻ Wal- Mart có một nhận xét rất hay rằng: “ Chúng ta chỉ có một
ông chủ duy nhất, đó chính là khách hàng. Ông chủ đó có thể sa thải tất cả mọi người từ
chủ tịch công ty trở xuống chỉ bằng một hành động đơn giản là đem tiền đi tiêu ở nơi

khác”
Herb Kelleher, người sáng lập kiêm Tổng giám đốc của Southwest Airlines (SA)
đã dồn hết tâm huyết để xây dựng một văn hoá kiểu cộng đồng giữa khách hàng và nhân
viên. Ông đã từng đưa ra lời khuyên : “không nên lấy lợi nhuận làm mục đích trong mối
8


quan hệ của anh với khách hàng. Thay vào đó, anh cần tập trung hơn nữa vào việc phục
vụ khách hàng, sao cho khách hàng hài lòng và tiếp tục quay lại với công ty. Đó chính
là chìa khoá tạo ra khả năng sinh lợi, nhất là vào thời kỳ kinh tế khó khăn…”
6. Thái độ
Thái độ có thể không phải là tác nhân giúp chúng ta trở thành nhà lãnh đạo tầm
cỡ nhưng nếu không có thái độ tích cực chúng ta sẽ không bao giờ phát triển hết kỹ
năng của mình. Thái độ là một tài sản lớn giúp chúng ta có được lợi thế lớn hơn những
người có suy nghĩ tiêu cực. Nhà văn Walt Emerson đã nói : ‘Những gì tồn tại trước và
sau chúng ta là những vấn đề rất nhỏ so với những gì tồn tại trong chúng ta’. Theo báo
cáo của Cos Report thì có tới 94% trong tổng số 500 nhà lãnh đạo doanh nghiệp thành
đạt cho biết chính thái độ là yếu tố quyết định sự thành công của nhà lãnh đạo nhiều
hơn bất kỳ phẩm chất nào khác.
Một người có thái độ tiêu cực sẽ khó có thể thành công. Chúng ta không thể nào
tiếp tục sống mà không thật sự tin tưởng vào bản thân mình. Nhiều người lại tự hủy hoại
bản thân mình bởi những suy nghĩ tiêu cực. Khi chúng ta biết chịu trách nhiệm toàn bộ
về thái độ của mình khi đó chúng ta thật sự trưởng thành. Rất nhiều lần, chúng ta cố
gắng kiểm soát những điều mà ta không thể. Trong khi đó, hiếm khi chúng ta kiểm soát
cái ta có thể, đó là thái độ của chúng ta.
Thái độ của nhà lãnh đạo quyết định thái độ của những người đi theo họ. Lãnh
đạo là sự ảnh hưởng. Mọi người có thể bị ‘nhiễm’ thái độ của lãnh đạo khi tiếp xúc với
họ. Điều quan trọng là lãnh đạo luôn có thái độ tích cực, không chỉ vì thành công của
chính mình mà còn vì lợi ích của mọi người. Trách nhiệm của người lãnh đạo phải được
xem xét trên quan điểm của nhiều người chứ không chỉ là suy nghĩ chủ quan.

Kẻ bi quan phàn nàn về gió,
Người lạc quan mong đợi gió thay đổi,
Nhà lãnh đạo khéo léo điều chỉnh cánh buồm.
7.Khả năng Hùng biện

9


Một nhà lãnh đạo tài năng cần có khả năng hùng biện, thông qua việc truyền cảm
hứng, thuyết phục người nghe. Khả năng hùng biện không phải là bẩm sinh mà chủ yếu
do sự trau dồi liên tục thông qua một số kỹ năng và kỹ thuật sau :
+ Khi nói trước đám đông (đọc diễn văn, trình bầy báo cáo...) người lãnh đạo cần
sử dụng cử chỉ và giọng nói hiệu quả bằng cách gây ấn tượng mạnh mẽ ngay lúc đầu
gặp gỡ. Hình ảnh và sự chuyển động của cơ thể cũng có sức mạnh thuyết phục mạnh mẽ
không kém gì ngôn từ. Sử dụng thành thạo kỹ thuật của giọng nói (thay đổi tốc độ,
cường độ, cao độ và các sắc thái cảm xúc...) và ngữ điệu (sử dụng cử chỉ), khai thác tối
đa các đạo cụ sẽ giúp bài diễn văn thuyết phục và thu hút.
+ Thiết lập điểm tương đồng giữa người nghe và diễn giả : nhà lãnh đạo cần cho
người nghe biết là chúng ta cùng chung một hoàn cảnh, cùng chung lịch sử chung, biết
cách sử dụng từ ngữ của những người khác để vượt qua rào cản. Tạo sự gần gũi thông
qua việc sử dụng các cụm từ ‘Tôi-Bạn-Chúng ta’ một cách hiệu quả.
+ Nói về những điều người nghe quan tâm để chiếm cảm tình : khi người lãnh
đạo hiểu thấu tâm tư của thính giả, họ sẽ dùng những ngôn từ dễ thu phục lòng người,
nói về những vấn đề về mối quan tâm chung, nỗi khó khăn và ước vọng của thính giả.
Không phải lúc nào nhà lãnh đạo cũng phải trình bầy hàng loạt quan điểm. Nếu muốn
thính giả bị chinh phục nhà lãnh đạo nên đặt mình vào vị trí và địa vị của thính giả.
Điều đó sẽ giúp nhà lãnh đạo chỉ trình bày những luận điểm để người nghe lưu ý, chứ
không phải để liệt kê.
+ Người nghe luôn mong nhà lãnh đạo sự thấu hiểu và thái độ tích cực, người
lãnh đạo diễn thuyết khéo léo là người biết sử dụng những chi tiết để chứng tỏ rằng họ

thấu hiểu, ghi nhớ nỗi bức xúc và sẽ đáp lại nhu cầu, mong mỏi đó.
+ Nhấn mạnh quan điểm : Các nhà lãnh đạo tài năng luôn nắm được nghệ thuật
nhấn mạnh những quan điểm then chốt và đạt được mục tiêu mong muốn trong khi
hùng biện cho dù mục đích là để thông tin, gây ảnh hưởng, thuyết phục, tạo động lực
hay định hướng suy nghĩ mọi người.
+ Kỹ năng thuyết phục : là trọng tâm của nhà lãnh đạo giỏi. Đó là hành động gây
ảnh hưởng lên ai đó để buộc họ phải làm theo ý mình. Mục tiêu của thuyết phục là để
10


người nghe có hành động chứng tỏ họ đồng ý với bạn, tức là bạn đã thành công và
người nghe chấp nhận những ý tưởng do bạn nêu ra. Để thuyết phục cần sắp xếp các ý
tưởng, sử dụng câu hỏi phi tu từ, xoa dịu sự chống đối, sử dụng kỹ thuật so sánh và
tương phản,
+ Đối diện và vượt qua những bất bình : trước khi đương đầu với sự bất bình,
nhà lãnh đạo phải hiểu rõ mục tiêu của mình ; trong khi giải quyết một tình huống khó
khăn cần phải sắp xếp sao cho các hành động, ngôn từ và hành vi tương thích với các
mục tiêu./.
8.Tầm nhìn
Tầm nhìn là một phẩm chất quan trọng của nhà lãnh đạo. Nhìn xa, trông rộng là
khả năng dẫn dắt của nhà lãnh đạo. Một khi nhà lãnh đạo mất khả năng này và những
điều không mong muốn xẩy ra thì đó chỉ là người lãnh đạo trên danh nghĩa mà thôi.
Tầm nhìn trở thành sức mạnh của sự cố gắng và thúc đẩy người lãnh đạo vượt
qua khó khăn. Với tầm nhìn, nhà lãnh đạo đang thực hiện một sứ mệnh đặc biệt, tinh
thần ấy sẽ lan truyền và được mọi người cảm nhận cho đến khi họ cùng thực hiện sứ
mệnh với nhà lãnh đạo của mình. Đoàn kết là sức mạnh biến ước mơ thành hiện thực.
Nhân viên làm việc hăng say, phấn chấn để hoàn thành mục tiêu. Quyền lợi cá nhân
được đặt ra một bên vì tất cả đều hướng tới mục tiêu chung. Thời gian sẽ vụt bay, tinh
thần làm việc thăng hoa, các câu chuyện thần kỳ được kể và tinh thần trách nhiệm trở
thành khẩu hiệu. Tất cả vì lãnh đạo có tầm nhìn.

Người lãnh đạo có tầm nhìn khi người đó nhìn thấy điều bạn sẵn sàng nhìn thấy
và Điều bạn nhìn thấy là điều có thể đạt được. Tầm nhìn đem lại sức mạnh cho nhà lãnh
đạo. Nhà lãnh đạo có tầm nhìn tin rằng những điều họ đã mường tượng không chỉ có thể
mà phải đạt được. Henry Ford đã lên kế hoạch có tính đột phá về một cỗ máy mới, đó là
động cơ V8 ngày nay. Ông đã trình bầy trước các kỹ sư của mình qua bản thiết kế. Các
kỹ sư đều cho rằng ý tưởng của ông không thể thực hiện được. Henry Ford vẫn ra lệnh
cho họ nghiên cứu, suốt 1 năm hàng nghìn bản vẽ đã ra đời mà không có gì biến
chuyển. Sau khi kiểm tra, ông vẫn được nghe là điều ông muốn không thể thành hiện

11


thực. Ông nói họ vẫn tiếp tục làm công việc, họ lại tiếp tục và cuối cùng họ khám phá ra
cách chế tạo động cơ V8.
9.Khả năng Phát triển vốn quý nhất - Con người
Có 3 khía cạnh mà những người thành công khác với những nguời không thành
công trong việc phát triển con người, đó là đặt ra giả định đúng về con người, Đặt
những câu hỏi thích hợp về mọi người, Biết cách giúp đỡ mọi người.
Giả định là quan điểm về một điều gì đó được coi là đúng. Giả định tiêu cực về
mọi người sẽ làm cho việc lãnh đạo họ có khuynh hướng tiêu cực, ngược lại, giả định
tích cực về mọi người sẽ làm cho việc lãnh đạo họ có khuynh hướng tích cực.
Bí quyết tạo động lực là tạo ra môi trường không có những tác động làm giảm sự
thôi thúc của mọi người. Người lãnh đạo cần biết thôi thúc mọi người thông qua những
đóng góp ý nghĩa, tham gia xây dựng và hoàn thành mục tiêu, sự công nhận, kỳ vọng rõ
ràng. Tránh việc làm mất động lực thông qua việc tránh thể hiện thái độ tiêu cực bằng
cách không xem thường bất cứ ai, không mánh khóe, không vô cảm, không ngăn cản sự
phát triển cá nhân.
Vậy nhà lãnh đạo thành công trong việc phát triển nguồn nhân lực là người như
thế nào. Bản thân tôi cho rằng đó là người lãnh đạo biết cách tìm ra điểm mạnh và cải
thiện mặt yếu của mọi người. Đó là người phải hết mình vì họ (nhân viên). Biết cách

trao cho họ quyền tự chủ, trao cho họ tất cả cơ hội thành công (luôn đặt câu hỏi Làm thế
nào tôi có thể giúp những người xung quanh thành công hơn).
Biết cách làm một việc là thành công của người lao động,
Có khả năng diễn đạt với người khác là thành công của người giáo viên,
Biết khích lệ người khác làm việc hiệu quả hơn là thành công của nhà quản lý,
Có khả năng thực hiện cả ba công việc nêu trên là thành công của nhà lãnh đạo
thực thụ.
10. Kỹ năng nhìn nhận người tài (Kỹ năng giao quyền hiệu quả)

12


Trong lý thuyết về lãnh đạo có nêu vần đề này nhưng ở mức độ rộng hơn. Ở đây
tôi chỉ muốn nhấn mạnh sâu về kỹ năng này bởi vì tính chất quan trọng của nó trong
doanh nghiệp. Nhà lãnh đạo phải biết phát hiện nhân tài – người có khả năng bổ sung
những khiếm khuyết của bạn thay vì biết cách khen ngợi mà hãy phân quyền và phân bổ
công việc một cách hợp lý. Bên cạnh đó, người lãnh đạo cần phả có chính sách đãi ngộ
đặc biệt cho những con người giỏi, những người dám đặt những mục tiêu vô cùng thách
thức và tìm cách thực hiện nó.
II/ Các Tố chất mà ông chủ lý tưởng, nhà lãnhđạo giỏi cần phải có:
1)

Tính kỷ luật: có thể tin cậy, tính liêm trực, nhu cầu thành tích;

2)

Có sức khoẻ tốt, thông minh, sáng tạo, tính sôi nổi: hướng ngoại, mức độ

sinh lực và hoạt động, nhu cầu quyền lực, quyết đoán;
3)


Tính hoà đồng: vui tươi, lạc quan, cảm thông, giúp đỡ, nhu cầu phụ thuộc;

4)

Tính mở: Tư duy mở, tò mò và hay học hỏi, luôn có tư duy học hỏi;

5)

Tâm lý: sự ổn định về tâm lý, sự tự trọng, sự tự chủ;

13



×