ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
========
PHẠM NHƢ NGHỆ
QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG
GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP - GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
ĐÁP ỨNG NHU CẦU NHÂN LỰC QUỐC GIA
LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Hà Nội - 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan công trình nghiên cứu khoa học này là của riêng tôi. Các số
liệu,kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố
trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
PHẠM NHƯ NGHỆ
i
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt
Chữ viết đầy đủ
CĐ
Cao đẳng
CĐN
Cao đẳng nghề
CN
Chuyên nghiệp
CNH-HĐH
Công nghiệp hóa- hiện đại hóa
CHXHCNVN
Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
CTĐT
Chương trình đào tạo
CTGD
Chương trình giáo dục
CT
Chuyển tiếp
D-H
Dạy- học
ĐH
Đại học
ĐH&SĐH
Đại học và Sau đại học
ĐT
Đào tạo
ĐTLT
Đào tạo liên thông
GD
Giáo dục
GDCN
Giáo dục chuyên nghiệp
GDNN
Giáo dục nghề nghiệp
GDĐC
Giáo dục Đại cương
GDĐH
Giáo dục đại học
GD&ĐT
Giáo dục và Đào tạo
GDQD
Giáo dục quốc dân
KH-ĐT
Khoa học- Đào tạo
HK-KT
Khoa học-kỹ thuật
KT-XH
Kinh tế- xã hội
LT
Liên thông
ii
LT&CT
Liên thông và chuyển tiếp
LĐTB&XH
Lao động Thương binh và Xã hội
PPDH
Phương pháp dạy học
SP
Sư phạm
TC
Trung cấp
TCCN
Trung cấp chuyên nghiệp
TCN
Trung cấp nghề
THCN
Trung học chuyên nghiệp
THCS
Trung học cơ sở
THPT
Trung học phổ thông
TC&QL
Tổ chức và Quản lý
Th.S
Thạc sĩ
TS
Tiến sĩ
BCHTW
Ban chấp hành Trung Ương
UNESCO
Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa của
Liên hợp quốc
UNDP
Chương trình phát triển của Liên hợp quốc
XHCN
Xã hội chủ nghĩa
WB
Ngân hàng Thế giới
iii
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
......................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐÀO
TẠO LIÊN THÔNG GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆPGIÁO DỤC ĐẠI HỌC ĐÁP ỨNG NHU CẦU NHÂN
LỰC QUỐC GIA .......................................................................... 9
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề đào tạo và quản lý đào tạo liên thông ....... 9
1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở ngoài nước.............................................................. 9
1.1.2. Các công trình nghiên cứu ở trong nước ............................................................ 18
1.2. Một số khái niệm cơ bản .............................................................................. 20
1.2.1. Đào tạo liên thông ............................................................................................... 20
1.2.2. Giáo dục nghề nghiệp và Giáo dục đại học........................................................ 23
1.2.3. Quản lý nhà nước về giáo dục............................................................................. 25
1.2.4. Quản lý nhà nước về đào tạo liên thông GDNN-GDĐH .................................. 28
1.2.5. Nhân lực (Manpower) ......................................................................................... 28
1.3. Cơ sở khoa học về đào tạo và quản lý đào tạo liên thông trong giáo dục29
1.3.1. Cơ sở Tâm lý học nghề nghiệp ........................................................................... 29
1.3.2. Cơ sở Tâm lý học xã hội...................................................................................... 30
1.3.3. Cơ sở Giáo dục học.............................................................................................. 31
1.3.4. Cơ sở Kinh tế học giáo dục ................................................................................. 33
1.3.5. Cơ sở Pháp lý ....................................................................................................... 35
1.3.6. Cơ sở Khoa học quản lý ...................................................................................... 36
1.4. Đào tạo liên thông giáo dục nghề nghiệp-giáo dục đại học ...................... 36
1.4.1. Mục đích, ý nghĩa của đào tạo liên thông........................................................... 36
1.4.2. Bản chất của đào tạo liên thông .......................................................................... 37
1.4.3. Điều kiện đào tạo liên thông................................................................................ 38
1.4.4. Các loại hình đào tạo liên thông.......................................................................... 41
1.5. Đào tạo liên thông GDNN-GDĐH đáp ứng nhu cầu nhân lực quốc gia . 43
1.5.1.Dự báo nhu cầu nhân lực quốc gia đến năm 2020 .............................................. 43
1.5.2. Cơ cấu nhu cầu và cách thức đào tạo liên thông đáp ứng
nhu cầu nhân lực quốc gia .................................................................................. 46
1.5.3. Đào tạo liên thông dọc đáp ứng nhu cầu nhân lực quốc gia ............................. 49
1.5.4. Đào tạo liên thông ngang đáp ứng nhu cầu nhân lực quốc gia ......................... 50
1.5.5. Mối quan hệ giữa phân luồng với đào tạo liên thông đáp ứng nhu cầu
nhân lực quốc gia................................................................................................. 52
iv
1.6. Nội dung quản lý nhà nƣớc về đào tạo liên thông GDNN-GDĐH .......... 53
1.6.1. Hoạch định chính sách, ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản
quy phạm pháp luật về đào tạo liên thông GDNN-GDĐH .............................. 53
1.6.2. Quản lý chương trình đào tạo liên thông GDNN-GDĐH ................................. 55
1.6.3. Kiểm định chất lượng đào tạo liên thông GDNN-GDĐH ................................ 55
1.6.4. Tổ chức, chỉ đạo công tác đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo, cán bộ quản lý
đào tạo liên thông GDNN-GDĐH .................................................................... 57
1.6.5. Quản lý huy động, sử dụng các nguồn lực phát triển đào tạo
liên thông GDNN-GDĐH ................................................................................... 57
1.6.6. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giáo dục; giải quyết
khiếu nại, tố cáo, kiến nghị và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật
giáo dục trong đào tạo liên thông GDNN-GDĐH ............................................ 58
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 .................................................................................... 60
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC
VỀ ĐÀO TẠOLIÊN THÔNG GIÁO DỤC NGHỀ
NGHIỆP - GIÁO DỤC ĐẠI HỌCỞ VIỆT NAM VÀ
KINH NGHIỆM QUỐC TẾ ...................................................... 62
2.1. Đặc điểm cơ cấu giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học
trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam ............................................. 62
2.1.1. Cơ cấu hệ thống giáo dục nghề nghiệp............................................................... 62
2.1.2. Cơ cấu hệ thống giáo dục đại học ....................................................................... 65
2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng ....................................................................... 68
2.2.1. Mục đích khảo sát ................................................................................................ 68
2.2.2. Đối tượng kháo sát ............................................................................................... 68
2.2.3. Nội dung khảo sát ................................................................................................ 68
2.2.4. Phương pháp khảo sát .......................................................................................... 69
2.2.5. Địa điểm khảo sát................................................................................................. 69
2.3. Thực trạng đào tạo liên thông GDNN-GDĐH ở Việt Nam ...................... 70
2.3.1. Quá trình triển khai các loại hình đào tạo liên thông ......................................... 70
2.3.2. Kết quả khảo sát thực trạng đào tạo liên thông GDNN-GDĐH ở Việt Nam .. 74
2.4.Thực trạng quản lý nhà nƣớc về đào tạo liên thông
GDNN-GDĐH ở Việt Nam .......................................................................... 84
2.4.1.Về thể chế và hiệu quả công tác quản lý nhà nước
về đào tạo liên thông GDNN .............................................................................. 84
2.4.2. Về hoạch định chính sách, ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản
pháp quy về đào tạo liên thông GDNN-GDĐH ................................................ 85
v
2.4.3. Về quản lý chương trình đào tạo liên thông GDNN-GDĐH ............................ 92
2.4.4. Về quản lý chất lượng đào tạo liên thông GDNN-GDĐH ................................ 94
2.4.5. Về công tác tổ chức, chỉ đạo việc đào tạo, bồi dưỡng quản lý nhà giáo,
cán bộ quản lý đào tạo liên thông GDNN-GDĐH ............................................ 98
2.4.6. Về công tác huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực phát triển
đào tạo liên thông GDNN-GDĐH ...................................................................100
2.4.7. Về công tác thanh tra, kiểm tra và xứ lý vi phạm trong đào tạo
liên thông GDNN-GDĐH .................................................................................101
2.5. Kinh nghiệm quốc tế về đào tạo và quản lý đào tạo liên thông ............. 103
2.5.1. Hoa Kỳ................................................................................................................103
2.5.2. Canada ................................................................................................................105
2.5.3. Australia..............................................................................................................107
2.5.4. Nhật Bản .............................................................................................................109
2.5.5.Trung Quốc..........................................................................................................112
2.5.6. Các nước ASEAN ..............................................................................................113
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 .................................................................................. 117
CHƢƠNG 3. CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐÀO
TẠOLIÊN THÔNG GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP GIÁO DỤC ĐẠI HỌCĐÁP ỨNG NHU CẦU NHÂN
LỰC QUỐC GIA ...................................................................... 119
3.1. Các nguyên tắc đề xuất giải pháp ............................................................. 119
3.1.1. Đảm bảo tính mục tiêu.......................................................................................119
3.1.2. Đảm bảo tính kế thừa .........................................................................................119
3.1.3. Đảm bảo tính thực tiễn ......................................................................................119
3.1.4. Đảm bảo tính hệ thống.......................................................................................120
3.1.5. Đảm bảo tính khả thi..........................................................................................120
3.2. Các giải pháp quản lý nhà nƣớc về đào tạo liên thông giáo dục nghề
nghiệp-giáo dục đại học đáp ứng nhu cầu nhân lực quốc gia ................ 121
3.2.1. Hoàn thiện khung chính sách quốc gia phát triển đào tạo liên thông
GDNN-GDĐH ..................................................................................................121
3.2.2. Xây dựng và ban hành hệ thống chuẩn các trình độ đào tạo liên thông
giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học .......................................................126
3.2.3. Quản lý chương trình đào tạo liên thông giáo GDNN-GDĐH .......................131
3.2.4. Kiểm định chất lượng đào tạo liên thông GDNN-GDĐH ..............................143
3.2.5. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý đào tạo
liên thông giáo GDNN-GDĐH ........................................................................148
vi
3.2.6. Quản lý huy động, sử dụng các nguồn lực phát triển đào tạo
liên thông GDNN-GDĐH .................................................................................150
3.2.7. Hoàn thiện quy trình, hình thức giám sát, thanh tra đào tạo liên thông
GDNN-GDĐH ..................................................................................................152
3.3. Khảo nghiệm và thử nghiệm các giải pháp............................................. 154
3.3.1. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp.........................154
3.3.2. Thử nghiệm giải pháp ........................................................................................157
KẾT LUẬN CHƢƠNG3 ................................................................................... 165
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................... 167
1. KẾT LUẬN ................................................................................................... 167
2. KHUYẾN NGHỊ ............................................................................................ 168
2.1. Đối với Chỉnh phủ ........................................................................................ 170
2.2. Đối với Bộ giáo dục&Đào tạo và Bộ Lao động Thương binh&Xãhội ........ 169
2.3. Đối với các cơ sở đào tạo của hệ thống GDNN và GDĐH ......................... 170
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 172
PHỤ LỤC 1.DANH SÁCH CÁC TRƯỜNG ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG
(GIAI ĐOẠN THÍ ĐIỂM)............................................................. 178
PHỤ LỤC 2.CÁC MẪU PHIẾU HỎI VỀ ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG VÀ QUẢN
LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG GDNN-GDĐH .. 184
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1:
Bảng 1.2:
Bảng 1.3:
Bảng 2.1:
Bảng 3.1:
Bảng 3.2:
Bảng 3.3:
Bảng 3.4:
Bảng 3.5:
Bảng 3.6:
Bảng 3.7:
So sánh cấu trúc hệ thống giáo dục quốc dânViệt Nam với
ISCED 1997 và 2011 – UNESCO .............................................. 15
Quan hệ cơ cấu chất lượng lao động và trình độ tiến bộ
kỹ thuật........................................................................................ 43
Dự báo nhu cầu nhân lực cho toàn bộnền kinh tế quốc gia
đến năm 2020 .............................................................................. 45
Số trường tham gia ĐTLT giai đoạn 2008-2014 ........................ 73
Kết quả khảo sát cán bộ quản lý giáo dục các cấp và giảng
viên về tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp quản
lý nhà nước về đào tạo liên thông GDNN-GDĐH đáp ứng
nhu cầu nhân lực quốc gia ........................................................ 155
Kết quả khảo sát sinh viên đang học liên thông về tính cấp
thiếtvà tính khả thi của các giải pháp quản lý nhà nước đào
tạo liên thôngGDNN-GDĐH đáp ứng nhu cầu nhân lực
quốc gia ..................................................................................... 156
Kết quả học tập học kỳ 2 của sinh viên lớp thử nghiệm
ĐTLTtừ TCCN lên CĐ, khóa 2014-2016, ngành sư phạm
mầm non.................................................................................... 162
Kết quả học tập học kỳ 3 của sinh viên lớp thử nghiệm
ĐTLTtừ TCCN lên CĐ, khóa 2014-2016, ngành sư phạm
mầm non.................................................................................... 162
Kết quả học tập học kỳ 1 của sinh viên các lớp thử nghiệm
ĐTLTtừ TCCN lên CĐ, khóa 2015-2017, ngành sư phạm
mầm non.................................................................................... 162
Kết quả điều tra dự luận sinh viên, giảng viên, CBQL về
chương trình đào tạo lớp thử nghiệm ĐTLT từ trình độ
TCCN lên trình độ CĐ, ngành SP mầm non, tại trường CĐ
Sư phạm Trung ương ................................................................ 163
Kết quả điều tra dự luận sinh viên, giảng viên, CBQL về
việc công nhận kết quả học tập và miễn trừ khối lượng học
tập cho người học ở lớp thử nghiệm chương trình ĐTLT từ
trình độ TCCN lên trình độ CĐ, ngành sư phạm mầm non,
tại CĐ Sư phạm Trung ương .................................................... 164
viii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1.
Biểu đồ 2.1:
Biểu đồ 2.2:
Cơ cấu nhân lực ở các nền kinh tế .............................................. 44
Kết quả khảo sát về nhu cầu học liên thông của người học ....... 75
Kết quả khảo sát về về thời giancần thiết trở lại học liên
thông của người học.................................................................... 76
Biểu đồ 2.3: Kết quả khảo sát về sự lựa chọnloại hình học liên thông
của người học .............................................................................. 77
Biểu đồ 2.4: Kết quả khảo sátvề lý do học liên thôngcủa sinh viên đang
học liên thông.............................................................................. 77
Biểu đồ 2.5: Kết quả khảo sát giảng viên,giáo viên về vai trò, ý nghĩa
của đào tạo liên thông GDNN-GDĐH........................................ 78
Biểu đồ 2.6: Kết quả khảo sát cán bộ quản lý nhà trườngvề vai trò, ý
nghĩa của đào tạo liên thông GDNN-GDĐH.............................. 78
Biểu đồ 2.7: Kết quả khảo sát sinh viên đang học liên thông về các khó
khăn khi học liên thông đối với người học ................................. 79
Biểu đồ 2.8: Kết quả khảo sát giảng viênvề các khó khăn của nhà
trường khi triển khai đào tạo liên thông ..................................... 80
Biểu đồ 2.9: Kết quả khảo sát ý kiến của cán bộ quản lý các cấp ở cơ
sởđào tạo về các khó khăn của nhà trường khi triển khai
đào tạo liên thông ........................................................................ 81
Biểu đồ 2.10: Kết quả khảo sát về mức độ đáp ứng nguyện vọng người
học của loại hình ĐTLT dọc ....................................................... 82
Biểu đồ 2.11: Kết quả khảo sát về mức độ đáp ứng nguyện vọng người
học của loại hình ĐTLT chéo ..................................................... 82
Biểu đồ 2.12: Kết quả khảo sát về mức độ đáp ứng nguyện vọng người
học của loại hình ĐTLT ngang .................................................. 83
Biểu đồ 2.13: Kết quả khảo sát về mức độ đáp ứng nguyện vọng người
học của loại hình ĐTLT ngược................................................... 83
Biểu đồ 2.14. Kết quả khảo sát cán bộ cơ quan quản lý nhà nước về giáo
dục về thể chế quản lý nhà nước về đào tạo liên thông
GDNN-GDĐH ở Việt Nam ........................................................ 85
Biểu đồ 2.15. Kết quả khảo sát cán bộ cơ quan QLNN về giáo dục về hiệu
quả chung công tác QLNN về đào tạo liên thông GDNNGDĐH ở VN ............................................................................... 86
ix
Biểu đồ 2.16. Kết quả khảo sát cán bộ cơ quan quản lý nhà nước về giáo
dục về chính sách đào tạo liên thông Giáo dục nghề
nghiệp-Giáo dục đại học ở VN ................................................... 91
Biểu đồ 2.17. Kết quả khảo sát cán bộ cơ quan quản lý nhà nướcvề giáo
dục về mức độ tham gia góp ý kiến xây dựng chính sách
đào tạo liên thông GDNN-GDĐH của các đối tượng bị
điều chỉnh bởi chính sách ở VN ................................................. 92
Biểu đồ 2.18. Kết quả khảo sát cán bộ cơ quan quản lý nhà nước về giáo
dục về hiệu quả công tác quản lý nhà nước vê chương trình
đào tạo liên thông đào tạo liên thông GDNN-GDĐH ở Việt
Nam ............................................................................................. 94
Biểu đồ 2.19. Kết quả khảo sát cán bộ cơ quan quản lý nhà nước về giáo
dục về mức độ hiệu quả công tác quản lý nhà nước về
kiểm định và đảm bảo chất lượng đào tạo trong đào tạo
liên thông DNN-GDĐHở Việt Nam ........................................... 97
Biểu đồ 2.20. Kết quả khảo sát cán bộ cơ quan quản lý nhà nước về
giáodục về mức độ hiệu quả công tác tổ chức, chỉ đạo, bồi
dưỡngquản lý nhàgiáo và cán bộ quản lý ĐTLT Giáo dục
nghề nghiệpGiáo dục đại học ở VN............................................ 99
Biểu đồ 2.21: Kết quả khảo sát cán bộ cơ quan quản lý nhà nước về giáo
dục về mức độ hiệu quả công tác huy động, quản lý, sử
dụng các nguồn lực để phát triển đào tạo liên thông Giáo
dục nghề nghiệpGiáo dục đại học ở VN ................................... 101
Biểu đồ 2.22. Kết quả khảo sát cán bộ cơ quan quản lý nhà nước về
giáodục về mức độ hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra và
xử lý vi phạmtrong đào tạo liên thông Giáo dục nghề
nghiệp-Giáo dục đại học ở VN ................................................. 103
x
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1.
Sơ đồ 3.1.
Sơ đồ 3.2.
Sơ đồ 3.3.
Các luồng chuyển tiếp trình độ và chương trình giáo
dục(theo ISCED – UNESCO) .................................................... 14
Xây dựng khung chính sách quốc gia về đào tạo liên
thônggiáo dục nghề nghiệp-giáo dục đại học ........................... 124
Quy trình xây dựng bộ chuẩn năng lực, bộ chuẩn đào tạo ....... 137
Quy trình xây dựng chương trình đào tạo liên thông
GDNN-GDĐH .......................................................................... 140
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: DANH SÁCH CÁC TRƯỜNG ĐÀO TẠO LIÊN
THÔNG(GIAI ĐOẠN ĐÀO TẠO THÍ ĐIỂM) ....................... 178
Bảng 1.
Danh sách các trường thí điểm đào tạo liên thôngtheo
quyết định số 6680/QĐ-NGD&ĐT ngày 23 tháng 11 năm
2005 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo .......................... 178
Bảng 2.
Danh sách các trườngđào tạo liên thôngtheo quyết định số
1196/QĐ-BGDĐT ngày 09 tháng 3 năm 2007 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ................................................ 179
PHỤ LỤC2: CÁC MẪU PHIẾU HỎI VỀ ĐÀO TẠO VÀ QUẢN
LÝNHÀ NƯỚC VỀ ĐÀO TẠOLIÊN THÔNG GDNNGDĐH ....................................................................................... 184
Bảng 3:
Các mẫu phiếu và số phiếu khảo sát ......................................... 184
Bảng 4:
Danh sách các cơ sở GDNN và GDĐH tham gia ĐTLT ......... 185
xi
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam đang trong thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa
(CNH), hiện đại hóa (HĐH) đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế và toàn
cầu hóa diễn ra nhanh chóng. Phát triển nguồn nhân lực là một vấn đề cấp
bách và là mục tiêu hàng đầu của chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của các
quốc gia.Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8
khóa XI của Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã khảng
định: “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu , là sự nghiệp của Đảng ,
Nhà nước và của toàn dân . Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển , được ưu
tiên đi trước trong các chương trình , kế hoa ̣ch phát triể n kinh tế - xã hội”
[38].
Đại hội XII của Đảng tiếp tục khẳng định: “Giáo dục là quốc sách hàng
đầu. Phát triển giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực,
bồi dưỡng nhân tài... Phát triển giáo dục và đào tạo phải gắn với nhu cầu phát
triển kinh tế-xã hội, xây dựng và bảo vệ tổ quốc, với tiến bộ khoa học-công
nghệ, yêu cầu phát triển nguồn nhân lực và thị trường lao động” [39]. Nội
dung trên phản ánh quan điểm đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo
phải gắn với yêu cầu phát triển nguồn nhân lực và thị trường lao động. Có thể
thấy nguồn nhân lực đang là một vấn đề cấp thiết vì nó là động lực của phát
triển kinh tế - xã hội, là chìa khoá tạo ra các nỗ lực để giải quyết các vấn đề
khó khăn như hiệu quả, công bằ ng, ổn định và tăng trưởng.
Những thay đổi về kinh tế - xã hội, toàn cầu hóa và tiến bộ của khoa học
công nghệ, sự phát triển của kinh tế tri thức diễn ra mạnh mẽ, quá trình chuyển
dịch cơ cấu nhân lực trong nước cũng như trên bình diện quốc tế, đòi hỏi
nguồn nhân lực phải thường xuyên được đào tạo và cập nhật kỹ năng làm việc
với một trình độ cao hơn. Những thay đổi này đã tác động đến cơ cấu lực
lượng, trình độ nhân lực và tác động đến việc tuyển dụng nhân lực trên thị
trường lao động. Hàng năm, ở nước ta có hàng vạn người lao động ở các cấp
trình độ đang có nhu cầu đào tạo tiếp tục và đào tạo lại để bổ sung kiến thức,
kỹ năng chuyên môn-nghề nghiệp phục vụ cho công việc mà chính họ đang
đảm trách và cũng có hàng vạn người có nhu cầu học tập nhằm nâng cao trình
độ, năng lực để khi cần họ có thể chuyển đổi nghề nghiệp do những thành tựu
1
của cuộc cách mạng khoa học công nghệ đã và đang xâm nhập mạnh mẽ vào
các lĩnh vực của đời sống xã hội làm cho nhiều nghề mới xuất hiện, nhiều
nghề cũ mất đi, kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp đã được đào tạo bị lạc hậu
nhanh chóng. Như vậy chính sự thay đổi yêu cầu về tri thức, kỹ năng và thái
độ trong thị trường lao động đã dẫn đến người lao động phải học và được đào
tạo tiếp tục, đào tạo lại để có thể đáp ứng những thay đổi đó. Chính vì vậy, các
hoạt động giáo dục &đào tạo phải được tổ chức một cách linh hoạt, tạo điều
kiện và cơ hội cho mọi người được học tập một cách thuận lợi và hiệu quả
nhất. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng cũng đã chỉ
rõ: “Chuyển dần mô hình giáo dục hiện nay sang mô hình giáo dục mở - mô
hình xã hội học tập với hệ thống học tập suốt đời, đào tạo liên tục, liên thông
giữa các bậc học, ngành học; xây dựng và phát triển hệ thống học tập cho mọi
người và những hình thức học tập thực hành linh hoạt, đáp ứng nhu cầu học
tập thường xuyên…” [37].
Mục tiêu Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam đến năm 2020 được
Thủ tướng chính phủ phê duyệt tại quyết định số 579/QĐ-TTg ngày 19 tháng
4 năm 2011cũng đã chỉ rõ: “Xây dựng được hệ thống các cơ sở đào tạo nhân
lực tiên tiến, hiện đại, đa dạng, cơ cấu ngành nghề đồng bộ, đa cấp, năng
động, liên thông giữa các cấp và các ngành đào tạo trong nước và quốc tế,
phân bổ rộng khắp trên cả nước, góp phần hình thành xã hội học tập, đáp ứng
nhu cầu học tập suốt đời của người dân”.
Hiện nay, ở nước ta, đa số học sinh sau khi tốt nghiệp THPT đề u mong
muốn đươ ̣c vào học ở bậc giáo dục đại học mà không muốn đi vào con đường
giáo dục nghề nghiệp vì khi đó cơ hội học tiếp để đạt trình độ cao hơn sẽ gặp
nhiều khó khăn, dẫn đến tình trạng phần lớn học sinh tốt nghiệp THPT đăng
ký thi vào đại học, tạo nên sức ép rất lớn đối với hệ thống giáo dục đại học.
Điều này vừa gây khó khăn cho việc chuẩn bị nguồn nhân lực lao động kỹ
thuật nghề nghiệp, vừa tạo nên sự lãng phí lớn cho gia đình và xã hội. Vì vậy,
hệ thống giáo dục và đào tạo cần phải có những thay đổi để đáp ứng nhu cầu
học tập liên tục, của người dân, tạo niềm tin tuyệt đối cho mọi công dân trong
xã hội có ước mơ học tập để họ nhìn thấy rõ hướng đi, nhìn thấy tương lai sẽ
có điều kiện học lên những bậc học cao hơn để lập nghiệp và con đường học
vấn sẽ vẫn được rộng mở khi vào học giáo dục nghề nghiệp . Để đáp ứng yêu
cầu đó , cần xây dựng một hệ thống đào tạo liền mạch , thông suốt giữa giáo
2
dục nghề nghiệp với giáo dục đại học nhằm đáp ứng nh u cầu học tâ ̣p suốt đời
của người dân. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung
ương 8 khóa XI của Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo
tiếp tục nhận mạnh: “Đổi mới hệ thống giáo dục theo hướng mở, linh hoạt,
liên thông giữa các bậc học, trình độ và giữa các phương thức giáo dục, đào
tạo. Chuẩn hoá, hiện đại hoá giáo dục và đào tạo” [38].
Đào tạo liên thông là phương thức đào tạo đáp ứng tốt các yêu cầu nói
trên do quá trình đào tạo cho phép chuyển đổi kết quả học tập của người học
mà không cần phải học lại những kiến thức và kỹ năng đã thu nhận được từ
các giai đoạn học tập trước, tránh trùng lặp nội dung đào tạo và rút ngắn thời
gian học tập để có được trình độ mong muốn. Đào tạo liên thông được thực
hiện ở nhiều quốc gia trên thế giới, nhất là các nước phát triển, để đáp ứng nhu
cầu học tập đa dạng, liên tục của người dân.
Trước nhu cầu học tập ngày càng tăng lên, để nâng cao trình độ, kỹ năng
nghề nghiệp của đội ngũ nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền
kinh tế đất nước, đào tạo liên thông trở thành đòi hỏi khách quan của xã hội,
nhằm công nhận và chuyển đổi kết quả học tập và rèn luyện của người học từ
một bậc học này tới một hoặc một số bậc, cấp học khác trong hệ thống đào
tạo mà không phải học lại từ đầu.
Từ định hướng lý luận cũng như kinh nghiệm của các quốc gia trên thế
giới và từ thực tế đòi hỏi gay gắt của nền kinh tế thị trường trong xu thế hội
nhập và toàn cầu hóa ngày nay, hệ thống giáo dục quốc dân nước ta phải tạo ra
được mối liên thông trong đào tạo giữa giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại
học để có được nguồn nhân lực kế tiếp nhau, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đào tạo liên thông là nhu cầu khách
quan xuất phát từ yêu cầu của thị trường sức lao động về cơ cấu trình độ nghề
nghiệp cần đào tạo. Thực hiện đào tạo liên thông có quan hệ chặt chẽ, ảnh
hưởng to lớn đến hệ thống giáo dục quốc dân, đến việc phân luồng học sinh và
đặc biệt là chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Vấn đề đào tạo liên thông đã được Đảng , Nhà nước rất quan tâm và đã
trở thành chủ trương lớn của Đảng , Nhà nước và của Ngành giáo dục và đào
tạo. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo triển khai thực hiện đào tạo liên thông
từ năm 2002 và đang thu hút sự quan tâm của đông đảo học sinh, các bậc phụ
huynh, các doanh nghiệp và toàn xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo nhân
3
lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và nhu cầu học tập
của người dân. Tuy nhiên, trên thực tế ở Việt Nam, đào tạo liên thông giáo
dục nghề nghiệp và giáo dục đại học đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc do
công tác quản lý đào tạo liên thông nói chung và quản lý nhà nước về đào tạo
liên thông nói riêng còn nhiều bất cập, không hiệu quả. Vì vậy, việc nghiên
cứu cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn quản lý nhà nước về đào tạo liên thông và đề
xuất được các giải pháp quản lý nhà nước về đào tạo liên thông giáo dục nghề
nghiệp - giáo dục đại học cho phù hợp và có hiệu quả là hết sức cấp thiết.
Tuy đã có nhiều công trình nghiên cứu, luận án về liên thông và đào tạo
liên thông, quản lý hệ thống giáo dục...xong cho đến nay chưa có công trình
nghiên cứu khoa học, luận án nào đi sâu nghiên cứu cơ sở khoa học và các giải
pháp quản lý nhà nước về đào tạo liên thông giáo dục nghề nghiệp và giáo dục
đại học ở Việt Nam.
Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên, việc lựa chọn đề tài: “Quản
lý nhà nước về đào tạo liên thông giáo dục nghề nghiệp - giáo dục đại học đáp
ứng nhu cầu nhân lực quốc gia” là rất cần thiết và có ý nghĩa khoa học& thực
tiễn cao.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước về đào tạo liên
thông, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp quản lý nhà nước về đào tạo liên
thông giáo dục nghề nghiệp-giáo dục đại học ở Việt Nam, đáp ứng nhu cầu
nhân lực quốc gia.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
1. Hệ thống hóa và góp phần phát triển cơ sở lý luận quản lý nhà nước về
đào tạo liên thông giáo dục nghề nghiệp-giáo dục đại học đáp ứng nhu cầu
nhân lực quốc gia.
2. Khảo sát, đánh giá thực trạng công tác đào tạo liên thông và quản lý
nhà nước về đào tạo liên thông giáo dục nghề nghiệp - giáo dục đại học hiện
nay ở Việt Nam.
3. Đề xuất một số giải pháp quản lý nhà nước về đào tạo liên thông giáo
dục nghề nghiệp-giáo dục đại học, đáp ứng nhu cầu nhân lực quốc gia.
4. Lấy ý kiến khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi của các giải pháp đề
xuất; thử nghiệm một số giải pháp.
4
4. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu
Đào ta ̣o liên thông giáo dục nghề nghiệp
- giáo dục đại học.
4.2. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý nhà nước về đào tạo liên thông giáo dục nghề nghiệp- giáo dục đại
học đáp ứng nhu cầu nhân lực quốc gia.
5. Câu hỏi nghiên cứu
1.Đào tạo liên thông giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học đã và
đang là xu thế phát triển tất yếu song vì sao hiện đang có những khó khăn và
bất cập? Có phải một trong các nguyên nhân của tình trạng trên là doquản lý
nhà nước về đào tạo liên thông giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học còn
nhiều bất cập và hạn chế?
2.Cần dựa trên các quan điểm giáo dục và tiếp cận nào về quản lý giáo
dục để xây dựng khung lý thuyết quản lý nhà nước về đào tạo liên thông giáo
dục nghề nghiệp - giáo dục đại học?
3. Cần có các giải pháp quản lý nhà nước về đào tạo liên thông giáo dục
nghề nghiệp- giáo dục đại học nào để nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo
liên thông và góp phần đáp ứng nhu cầu nhân lực quốc gia ?
6. Giả thuyết khoa học
Đào tạo liên thông giáo dục nghề nghiệp-giáo dục đại học ở nước ta có ý
nghĩa to lớn và mang tính cấp thiết, nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo nhân lực
phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Tuy nhiên, đào tạo liên thông giáo
dục nghề nghiệp-giáo dục đại học ở nước ta hiện nay còn nhiều yếu kém, bất
cập trước yêu cầu đáp ứng nhu cầu nhân lực quốc gia, mà một trong các
nguyên nhân chủ yếu là do công tác quản lý nhà nước về đào tạo liên thông
giáo dục nghề nghiệp-giáo dục đại học còn nhiều vướng mắc, bất cập, không
hiệu quả. Vì vậy, nếu nghiên cứu tìm ra được những giải pháp đổi mới, hoàn
thiện các mặt quản lý nhà nước về đào tạo liên thông giáo dục nghề nghiệpgiáo dục đại học dựa trên tiếp cận hệ thống và tiếp cận chức năng-mục tiêu
trong quản lý giáo dục, phù hợp với thực tiễn giáo dục và các nội dung chủ
yếu trong quản lý nhà nước về giáo dục (chính sách và thể chế, về kiểm định
và đảm bảo chất lượng đào tạo, đổi mới công tác quản lý, thanh tra, kiểm
tra…) thì đào tạo liên thông giáo dục nghề nghiệp-giáo dục đại học ở Việt
Nam sẽ phát triển và góp phần tích cực đáp ứng nhu cầu nhân lực quốc gia.
5
7. Phạm vi nghiên cứu
7.1. Về nội dung nghiên cứu
- Đào tạo liên thông giáo dục nghề nghiệp-giáo dục đaị học trong hệ
thống giáo dục quốc dân bao gồm nhiều loại hình và cấp độ liên thông. Đề tài
này giới hạn trong phạm vi liên thông dọc từ trình độ trung cấp lên trình độ
cao đẳng và từ trình độ trung cấp hoặc từ trình độ cao đẳng lên trình độ đại
học.
- Đào tạo liên thông được thực hiện ở nhiều ngành đào tạo theo định
hướng nghiên cứu và định hướng ứng dụng,thực hành. Đề tài giới hạn phạm vi
chỉ nghiên cứu đào tạo liên thông giáo dục nghề nghiệp- giáo dục đaị học đối
với các ngành đào tạo, chương trình đào tạo định hướng ứng dụng, thực hành.
- Quản lý nhà nước về đào tạo liên thông giáo dục nghề nghiệp - giáo dục
đại học có liên quan đến nhiều Bộ/Ngành, địa phương. Trong phạm vi Luận
án, đề tài tập trung chủ yếu vào công tác quản lý nhà nước về đào tạo liên
thông giáo dục nghề nghiệp-giáo dục đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo – cơ
quan thay mặt chính phủ thực hiện quyền quản lý nhà nước về giáo dục đào
tạo nói chung, của Bộ Lao động, Thương bình và Xã hội– cơ quan được chính
phủ giao nhiệm vụ quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp, trong đó đề tài
chỉ tập trung vào các nội dung có tính đặc thù của quản lý nhà nước về đào tạo
liên thông GDNN-GDĐH.
7.2. Phạm vi thời gian
Thực trạng quản lý đào tạo liên thông giáo dục nghề nghiệp-giáo dục đại
học ở Việt Nam từ năm 2010 đến nay; đề xuất một số giải pháp đến năm 2020.
7.3. Phạm vi không gian
Đề tài đươ ̣c triể n khai khảo sát & đánh giá ở một số cơ quan quản lý nhà
nước về giáo dục nghề nghiệp và một số vụ chức năng của Bộ GD&ĐT; ở một
số trường trung cấ p chuyên nghiê ̣p , cao đẳng nghề , cao đẳ ng và đa ̣i ho ̣c có
triển khai đào tạo và quản lý đào tạo liên thông giáo dục nghề nghiệp - giáo
dục đại học.
8. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
8.1. Phương pháp luận
Luận án vận dụng các cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng, tư
tưởng Hồ Chí Minh và các đường lối, quan điển chỉ đạo của Đảng CSVN về
đổi mới căn bản và tòan diện công tác giáo dục và đào tạo.
6
Tiếp cận hệ thống và tiếp cận chức năng-mục tiêu trong quản lý giáo dục
là các cách tiếp cận chủ đạo của Luận án.
8.2. Các phương pháp nghiên cứu
8.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Phân tích, đánh giá, tổng hợp, hệ thống hóa và khái quát hóa... các tri
thức trong các tài liệu về quan điểm của Đảng và Nhà nước liên quan đến giáo
dục &đào tạo nói chung và đào tạo, quản lý đào tạo liên thông nói riêng; các
công trình nghiên cứu khoa học đã được công bố, các sách khoa học chuyên
khảo, thông báo khoa học, các văn bản pháp qui.v.v.. để phục vụ cho việc xây
dựng cơ sở khoa học và pháp lý của đề tài.
8.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Điều tra và khảo sát với công cụ là phiếu khảo sát với một số đối tượng
nghiên cứu như cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh, sinh viên..v.v. để tìm ra
những vấn đề thực tế cần thiết cho các nhiệm vụ, nội dung nghiên cứu.
- Trực tiếp trao đổi, đàm thoại với một số đối tượng như cán bộ quản lý,
giáo viên, học sinh, sinh viên..v.v. nhằm thu thập thông tin bổ sung củng cố
những kết luận khoa học.
- Phương pháp khảo nghiệm và thử nghiệm tổ chức đào tạo thí điểm
nhằm đánh giá tính cấp thiết, tính khả thi và hiệu quả tác động của các giải
pháp đề xuất.
8.2.3. Các phương pháp hỗ trợ
- Xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê với sự hỗ trợ của máy tính.
9. Đóng góp mới của luận án
- Góp phần hệ thống hóa và phát triển những cơ sở lý luận liên thông và
đào tạo liên thông ; quản lý nhà nước về đào tạo liên thông giáo dục nghề
nghiê ̣p-giáo dục đại học. Xây dựng khung lý luận quản lý nhà nước về đào ta ̣o
liên thông giáo du ̣c nghề nghiê ̣p-giáo dục đại học.
- Xác định được thực tra ̣ng đào tạo và quản lý nhà nước về đào ta ̣o liên
thông giáo du ̣c nghề nghiê ̣p-giáo dục đại học.
- Đề xuấ t các giải pháp khả thi , đồ ng bô ̣ và có hiê ̣u quả trong quản lý
nhà nước về đào ta ̣o liên thông giáo du ̣c nghề nghiê ̣p -giáo dục đại học hiện
nay, góp phần đáp ứng nhu cầu nhân lực quốc gia.
10. Luận điểm bảo vệ
- Liên thông các bậc trình độ đào tạo trong hệ thống giáo dục là một
trong các thuộc tính của hệ thống giáo dục quốc dân thống nhất . Đào ta ̣o liên
7
thông giáo du ̣c nghề nghiê ̣p-giáo dục đại học là quy luật tất yếu nhằm đáp ứng
nguồ n nhân lực đa da ̣ng và có chấ t lươ ̣ng theo yêu cầ u đòi hỏi của thực tiễn
phát triển kinh tế - xã hội của đất nước , góp phần đáp ứng nhu cầu nhân lực
quốc gia.
- Thực trạng đào tạo và quản lý nhà nước về đào tạo liên thông giáo du ̣c
nghề nghiê ̣p-giáo dục đại học ở Việt Nam còn nhiều khó khăn , bất cập, hạn
chế. Muốn nâng cao chất lượng và hiệu quả đào ta ̣o liên thông giáo du ̣c nghề
nghiê ̣p-giáo dục đại học trong hệ thống giáo dục quốc dân thì cần phải đổi mới
và hoàn thiện các mặt quản lý nhà nước về đào ta ̣o liên thông theo tiếp cận hệ
thống và tiếp cận chức năng-mục tiêu trong quản lý.
- Quản lý nhà nước về đào tạo liên thông giáo dục nghề nghiệp -giáo dục
đa ̣i ho ̣c là tạo lập môi trường giáo dục liên tục và hành lang pháp lý cùng các điều
kiện đảm bảo chất lượng đào tạo, tạo điều kiện tốt nhất để người học thực hiện
đươ ̣c nguyê ̣n vo ̣ng của min
̀ h phù hơ ̣p với nhu cầ u xã hô, ̣i hội nhập với giáo du ̣c
nghề nghiê ̣p và giáo du ̣c đa ̣i ho ̣c các nước trong khu vực và trên thế giới.
- Các giải pháp quản lý nhà nước về đào ta ̣o liên thông giáo du ̣c nghề
nghiê ̣p-giáo dục đại học có cơ sở khoa học và thực tiễn và có tính cấp thiết,
khả thi cao. Kết quả khảo nghiệm và thử nghiệm một số giải pháp đã bước dầu
kiểm chứng được tính đúng đắn của giả thuyết khoa học.
11. Cấu trúc của luận án
Luận án gồm các phần: Mở đầu; nội dung; kết luận và khuyến nghị; tài
liệu tham khảo; phụ lục.
Nội dung luận án gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về đào tạo liên thông giáo dục
nghề nghiệp-giáo dục đại học đáp ứng nhu cầu nhân lực quốc gia.
Chương 2: Thực trạng đào tạo liên thông và quản lý nhà nước về đào tạo
liên thông giáo dục nghề nghiệp-giáo dục đại học ở Việt Nam và kinh nghiệm
quốc tế .
Chương 3: Các giải pháp quản lý nhà nước về đào tạo liên thông giáo dục
nghề nghiệp-giáo dục đại học đáp ứng nhu cầu nhân lực quốc gia.
8
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC
VỀ ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP-GIÁO DỤC
ĐẠI HỌC ĐÁP ỨNG NHU CẦU NHÂN LỰC QUỐC GIA
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề đào tạo và quản lý đào tạo liên thông
1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở ngoài nước
Trên thế giới, đào tạo liên thông được triển khai thực hiện ở nhiều quốc
gia và từ nhiều năm nay, các chuyên gia về giáo dục quốc tế đã có nhiều các
nghiên cứu về đào tạo liên thông nhằm làm cho sự chuyển tiếp giữa các bậc
trình độ diễn ra thuận lợi và hiệu quả hơn.
Trong lịch sử quản lý đào tạo theo hình thức liên thông và chuyển tiếp ở
đại học của nước Mỹ thường được gắn liền với tên tuổi quen thuộc trong giới
giáo dục đại học Hoa Kỳ, đó là Giáo sư William R. Harper (1856-1906), Viện
trưởng Viện đại học Chicago. Ngay từ năm 1896, Viện trưởng Harper đã chia
chương trình đào tạo 4 năm của đại học Chicago thành hai cấp, gọi là 2 năm
đầu (Lower Division) và 2 năm cuối (Upper Division), với chiến lược dự trù
cho những chuyển tiếp từ LowerDivision lên Upper Division. Nhờ liên thông
và chuyển tiếp nên người học sau khi hoàn thành 2 năm ở Junior College,
không những được ra trường làm việc phù hợp với khả năng và ngành nghề
mà còn có cơ hội học tiếp ở các đại học 4-năm (học tiếp Upper Division, còn
gọi là Senior) [55].
Năm 1922, sau một thời gian lãnh đạo nhóm nghiên cứu, Leonard Koos
cho ấn hành quyển “Trường đại học ngắn hạn” (“The Junior College”),tạo
thêm nền tảng vững chắc cho việc thực hiện đào tạo liên thông. Ông cho rằng
sinh viên chuyển tiếp (Transfer Student) từ đại học ngắn hạn học không kém
so với những sinh viên đăng ký vào đại học 4 năm ngay từ đầu.
Đến năm 1947, khi một Hội đồng, do Tổng thống Truman chỉ định, phát
hành bản Báo cáo nghiên cứu “Giáo dục đại học cho nền Dân chủ Hoa
Kỳ”(“Higher Education for American Democracy”). Ngay lập tức, cả nước
chú ý đến trường đại học cộng đồng và khuyến cáo xây dựng thêm nhiều
trường học loại này. Nhiệm vụ và chức năng chủ yếu của các trường đại học 2
năm là đào tạo hai năm đầu cho chương trình đào tạo 4 năm (cử nhân, kỹ sư),
giúp người học chuyển tiếp các kinh nghiệm học tập tích lũy từ 2 năm trước
vào đại học để hoàn thành chương trình đào tạo cao hơn và các trường đại học
2 năm còn thực hiện chương trình giáo dục nghề nghiệp để đào tạo nhân lực
9
có trình độ trung gian giữa bậc kỹ sư và lao động phổ thông cho địa phương [55].
Hiện nay ở Mỹ, trường đại học là thành viên của một nền giáo dục mang
tính phổ cập. Việc đào tạo liên thông đã trở thành vần đề ràng buộc khách
quan qua những quy định hay thể chế từ hệ thống. Nhưng về cơ bản, đào tạo
liên thông bao gồm liên thông trong phạm vi một trường và chuyển tiếp từ
trường đại học ngắn hạn 2 năm đến trường đại học 4 năm hay nhiều hơn. Các
công trình nghiên cứu gần đây của L.W.Bender về đào tạo chuyển tiếp của
trường cao đẳng cộng đồng [73], của Trudy H. Bers đóng góp về bộ máy và cơ
chế điều hành đào tạo liên thông của trường cao đẳng cộng đồng [70, tr 247],
cũng như của Tatiana Melguizo và các đồng sự với nhiều ứng dụng của lý
thuyết xác xuất và thống kê trong quản lý đào tạo liên thông gây được nhiều
chú ý trong việc tiên lượng số sinh viên chuyển tiếp trong một nền kinh tế thị
trường rất phát triển là Hoa Kỳ [75, tr 98-102]. Tuy vậy, việc đào tại liên
thông thực sự đa dạng, mỗi nơi có cách làm riêng theo luật định của từng
tiểu bang. Ngoài ra, căn bản còn là sự thỏa thuận giữa hai trường và thanh
danh của mỗi nhà trường. Sự thừa nhận được thể hiện qua cơ sở kiểm định
công nhận chất lượng và uy tín của lãnh đạo các trường hợp tác [55].
Theo một nghiên cứu do Ủy ban Giáo dục của các Bang (Education
Commission of the States – 2001) cho thấy hơn 50% sinh viên sau trung học
phổ thông (post-secondary) nhập học trong các đại học ngắn hạn 2 năm và
trong số đó nhiều sinh viên tiếp tục theo học các chương trình liên thông ở
trong các viện đại học 4 năm. Nghiên cứu khẳng định rằng: do không có
những chương trình liên thông thành công mà nhiều sinh viên bỏ dở con
đường học tập của mình. Tuy nhiên, nhiều bang của Mỹ không có các quy chế
để điều chỉnh việc chuyển tín chỉ từ trường này đến trường khác. Trong quá
trình thực hiện ĐTLT, Mỹ cũng gặp nhiều rắc rối khi sinh viên học xong 2
năm tại trường cộng đồng (community college) và chuyển tới viện đại học 4
năm. Những vấn đề nảy sinh đó là [60]:
- Sự đối xử không bình đẳng giữa hai bậc học và sinh viên khi chuyển lên
bậc học trên luôn bị đánh giá thấp bởi các giảng viên trong các viện đại học.
Phần lớn các viện đại học 4 năm thường áp đặt những quyết định về ĐTLT
đối với trường cộng đồng và không muốn từ bỏ quyền kiểm soát của họ nếu
chính quyền tiểu bang không ra tay buộc họ phải đối xử bình đẳng với các
trường cộng đồng.
- Sự không bình đẳng quyền lực trong quá trình ĐTLT gây ra những hậu
quả bất lợi đối với chương trình đào tạo của các trường cộng đồng. Trước hết,
10
sự tự do thiết kế chương trình đào tạo (curriculum) bị hạn chế vì trường cộng
đồng ở địa vị thấp hơn phải thực hiện những khóa học để có thể được chấp
nhận cho liên thông bởi các khóa của đại học. Vì vậy đã làm giảm đi sự năng
động của các trường cộng đồng trong việc mở thêm khóa học mới đáp ứng
nhu cầu của học sinh cũng như của thị trường lao động địa phương. Thời gian
gần đây, các trường cộng đồng bên cạnh việc nâng cao chất lượng đào tạo đã
hợp tác có hiệu quả với các đại học để hình thành các tập đoàn trong việc
ĐTLT và nghiên cứu.
- Hệ thống liên thông phức tạp, bao gồm liên thông dọc, liên thông
ngang, liên thông ngược, liên thông đồng thời, tức là học đồng thời cả hai
trường ĐH 4 năm và trường cao đẳng cộng đồng.
- Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng dịch vụ tư vấn và cố vấn giúp cho quá
trình này diễn ra thuận lợi hơn và sự tác động của nhà nước có vai trò không
nhỏ trong việc đẩy mạnh quá trình ĐTLT.
Ủy ban điều phối giáo dục đại học Texas Hoa Kỳ đưa ra khuyến cáo sau
[60]:
- Thiết lập một cơ chế báo cáo kết quả học tập của sinh viên học liên
thông và báo cáo này được gửi đến trường mà sinh viên đã tốt nghiệp.
- Nghiên cứu sự khả thi trong việc áp dụng hệ thống kiểm định kể cả hệ
thống đào tạo cấp bằng on-line.
- Xây dựng và thực hiện tiêu chuẩn biểu mẫu và các tài liệu hướng dẫn
rõ ràng và dễ sử dụng.
- Sinh viên chuyển từ trường cao đẳng cộng đồng cần hoàn thành khóa
học trước khi chuyển lên học ở trường đại học; (một số đại học của Hoa Kỳ
cho phép sinh viên có thể học một số môn học ở trường cộng đồng và được
miễn trừ khi học trong trường đại học mặc dù chưa hoàn tất bằng cao đẳng).
- Cần xây dựng cả chính sách và thủ tục công nhận các tín chỉ do trường
đại học cấp và được xem xét để cấp bằng cao đẳng (liên thông ngược).
- Xác định những bài học kinh nghiệm tốt nhất trong hệ thống giáo dục
Hoa Kỳ để tạo điều kiện đào tạo liên thông cũng như đánh giá hiệu quả của
chính sách liên thông.
- Liên quan đến việc trao đổi thông tin giữa các trường nhằm xúc tiến quá
trình ĐTLT trở nên cần thiết do sinh viên trong các trường đại học và cao
đẳng có quá nhiều sự lựa chọn sự nghiệp và điều này trở nên phức tạp ngay
đối với bản thân sinh viên và tổ chức quá trình ĐTLT (Ủy ban điều phối giáo
11
dục đại học Taxas). Vai trò của các hoạt động tư vấn và các kênh thông tin mở
khá quan trọng. Cán bộ phục trách cần sự hỗ trợ và cần có các công cụ hữu
hiệu để phục vụ sinh viên một cách chính xác và kịp thời [60].
Trong một nghiên cứu khác có tiêu đề “Progress Report on Credit
Transfer” của hệ thống các trường cao đẳng kỹ thuật Wisconsin, 4-2004 đưa
ra một số khuyến cáo về một số vấn đề liên quan đến cơ chế liên thông như: số
tín chỉ của phần giáo dục đại cương trong trường cao đẳng cộng đồng, thỏa
thuận về đào tạo liên thông giữa các trường, ưu tiên những chương trình liên
thông dựa trên “dòng sinh viên” và nhu cầu phát triển kinh tế, thiết lập khung
thời gian cho việc xây dựng thỏa thuận. Khuyến cáo đặc biệt nhấn mạnh đến
chương trình đào tạo thống nhất (uniform curriculum) hay nói cách khác cần
tiêu chuẩn hóa chương trình đào tạo có nhu cầu học tập lớn và đáp ứng với đòi
hỏi của nền kinh tế [60].
Ở Canada, ĐTLT cũng tiến hành từ giữa những năm 60 với các hình thức
tương tự như Hoa Kỳ và Australia, những đặc điểm chủ yếu là:
- Phải có thoả thuận ĐTLT giữa các hệ thống, cơ sở đào tạo và các
chương trình đào tạo.
- Cơ quan quản lý giáo dục cấp tỉnh của Canada tham gia quản lý nhà
nước trong ĐTLT để đảm bảo chất lượng đào tạo và công bố những văn bản
hướng dẫn để cho quá trình diễn ra được thuận lợi.
- Gặp khó khăn khi thực hiện ĐTLT như những vấn đề về nguồn lực, tài
chính, sự liên kết giữa các cơ sở đào tạo, trao đổi thông tin giữa các truờng bị
hạn chế v.v.
- ĐTLT để cho phép học sinh học lên bậc học cao hơn, cần nhấn mạnh
thành tích học tập và trình độ thực tế của sinh viên hơn là chỉ chú ý đến tính
chất tương tự của ngành học hoặc khóa học, nhằm đảm bảo hiệu quả cao
trong đào tạo.
- Nhiều sinh viên trong quá trình chuyển đổi đã gặp phải những khó
khăn như không được công nhận tín chỉ do tham gia nhiều khóa học hơn mức
cho phép, hoặc chọn nhầm khóa học hoặc tham gia không đúng theo trình tự
khóa học đã được thiết kế [60].
Một công trình nghiên cứu rất đáng chú ý của tác giả người Canada có
tiêu đề: “An Examination of the Barriers to Articulation Agreements Between
Colleges and Universities in Ontario” (Daniell Renaud, 2000) nhằm xác định
những “rào cản” đối với đào tạo liên thông. Trên cơ sở nghiên cứu của mình
12