Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Cái hài trong truyện ngắn Việt Nam thập niên đầu thế kỷ XXI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (449.97 KB, 69 trang )

0
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN NHƯ LUẬT

CÁI HÀI TRONG TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỶ XXI

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

NGHỆ AN


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN NHƯ LUẬT

CÁI HÀI TRONG TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỶ XXI

Chuyên ngành: Lý luận văn học
Mã số: 60.22.01.20

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học:
PGS. TS. PHAN HUY DŨNG

NGHỆ AN



MỤC LỤC
Trang

MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài........................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề............................................................................................2
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi tư liệu khảo sát...................................11
4. Nhiệm vụ nghiên cứu...............................................................................11
6. Cấu trúc luận văn......................................................................................12
Chương 1. ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN CỦA CÁI HÀI
TRONG TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM THẬP NIÊN
ĐẦU THẾ KỶ XXI....................................................................13
1.1. Tình trạng phát triển của cái lố lăng trong một xã hội “không có vua”
......................................................................................................................13
1.2. Truyền thống thể hiện cái hài trong văn xuôi Việt Nam các thời
kỳ trước đó....................................................................................................15
1.2.1. Cái hài trong văn xuôi 1930 - 1945...............................................15
1.2.2. Cái hài trong văn xuôi 1945 - 1975...............................................21
1.2.3. Cái hài trong văn xuôi 1975 - 2000...............................................22
1.3. Ý thức về dân chủ và cảm quan hậu hiện đại của chủ thể sáng tạo
......................................................................................................................25
1.3.1. Ý thức về dân chủ như là điều kiện cần cho sự trở lại của cái hài
........................................................................................................25
1.3.2. Cảm quan hậu hiện đại - một nhân tố quan trọng thúc đẩy
cái hài phát triển.............................................................................27
Chương 2.

ĐỐI TƯỢNG CỦA CÁI HÀI TRONG TRUYỆN NGẮN
VIỆT NAM THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỶ XXI.............................32


2.1. Cái hài từ cuộc “cãi cọ” giữa các giá trị đời sống.................................32


1
2.2. Cái hài từ sự cọc cạch trong cấu trúc nhân cách của con người............41
2.3. Cái hài từ sự bất tương xứng giữa bản chất của đời sống và sự
phản ánh của nghệ thuật...............................................................................49


Chương 3.

CÁC PHƯƠNG THỨC NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN CÁI HÀI
TRONG TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM THẬP NIÊN
ĐẦU THẾ KỶ XXI......................................................................54

3.1. Tạo tiếng cười từ các tình huống nghệ thuật giả tưởng.........................54
3.2. Tạo tiếng cười từ hình thức giễu nhại....................................................61
3.3. Tạo tiếng cười từ sự pha trộn mang tính nghịch dị các loại hình
ngôn ngữ.......................................................................................................69
KẾT LUẬN.....................................................................................................78
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................80


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Cái hài là một hiện tượng thẩm mỹ quan trọng của cuộc sống con người. Mỗi
nền nghệ thuật dân tộc qua từng thời đại lại có những khám phá sâu sắc về cái hài của dân
tộc mình. Cái hài xuất hiện trong văn học Việt Nam ngay từ buổi sơ khai, được thể hiện
qua nhiều dạng thức phong phú và thăng trầm theo những biến thiên của các hình thái xã

hội khác nhau. Sau một thời gian bặt tiếng, cái hài đã trở lại với văn học đương đại Việt
Nam, rõ nhất là trong truyện ngắn, tạp văn và tiểu thuyết. Đây là một hiện tượng đáng quan
tâm, tìm hiểu.
1.2. Truyện ngắn là thể loại nhỏ gọn, vừa hội tụ được nhiều yếu tố để đảm nhiệm
vai trò xung kích trong đổi mới văn học, vừa phù hợp với độc giả hiện đại. Truyện ngắn
cũng là thể loại văn học có lợi thế trong việc tiếp cận đời sống hiện thực từ nhiều chiều.
Cái hài trong truyện ngắn Việt Nam là một đề tài thú vị nhưng chưa có nhiều thành tựu
nghiên cứu thỏa đáng. Với truyện ngắn Việt Nam đương đại, cái hài trở thành một nội dung
phản ánh chứa đựng nhiều tầng sâu tư tưởng và cũng là một phương thức sáng tạo thể hiện
tài năng của các nhà văn. Nghiên cứu Cái hài trong truyện ngắn Việt Nam thập niên đầu
thế kỉ XXI chính là để phát hiện bí quyết tạo nên sự hấp dẫn bạn đọc ở một số cây bút nổi
tiếng thuộc nhiều thế hệ khác nhau.
1.3. Từ sau năm 1986, xã hội Việt Nam hình thành một diện mạo mới, đòi hỏi nhu
cầu khám phá mới. Một khi tinh thần dân chủ đã bắt đầu lan rộng, tiếng cười cũng trở nên
phổ biến trong văn học, đem lại dư vị mới cho nhiều tác phẩm. Với đề tài Cái hài trong
truyện ngắn Việt Nam thập niên đầu thế kỉ XXI, ta có thêm cứ liệu để chứng minh sự đa
dạng của những hướng tìm tòi nghệ thuật trong các sáng tác văn xuôi Việt Nam đương đại.

2. Lịch sử vấn đề
2.1. Những nghiên cứu về cái hài trong văn học nghệ thuật nói chung
2.1.1. Khái niệm cái hài
Cái hài là một đặc tính vốn có của đời sống. Nó muôn hình ngàn vẻ, hiện diện trong
mọi lĩnh vực xã hội và là một phạm trù mỹ học thu hút sự lí giải của nhiều học giả.
Các nhà mỹ học Hi Lạp cổ đại như Platon, Aristote đã đưa ra những kiến giải sâu
sắc về cái hài. Platon cho rằng: “Thiếu hài hước không nhận thức được cái nghiêm túc…


2
Cái đối lập được nhận thức nhờ cái đối lập” [24; 170]. Ông thừa nhận cái hài, nhưng lại
phản đối cái hài trong đất nước lí tưởng của ông vì sợ nó sẽ làm cho công dân thiếu nghiêm

túc, hoặc sẽ chọc ghẹo bề trên. Với Aristote, cái hài là tương phản giữa đẹp và xấu.
Các nhà triết học cổ điển Đức như Kant, Hegel cũng quan tâm đến việc lý giải cái
hài. Theo Kant (1724-1804): cái hài là sự mâu thuẫn giữa cái thấp hèn và cái cao cả. Hegel
(1770-1831) quan niệm hài là mâu thuẫn giữa cái giả dối, cái có cơ sở hư ảo với cái có ý
nghĩa, cái bền vững và chân lí.
Tsernyshevsky, nhà văn, nhà tư tưởng Nga định nghĩa: “Cái hài là sự trống rỗng và
sự vô nghĩa bên trong được che đậy bằng một cái vỏ huênh hoang tự cho rằng có nội dung
và có ý nghĩa thực sự” [18; 30].
Những phát hiện trên đều là thành tựu của mỹ học, chúng đồng nhất ở chỗ: cái hài
được sinh ra từ mâu thuẫn của những mặt đối lập.
Từ điển thuật ngữ văn học đã khái quát: cái hài là “phạm trù mỹ học phản ánh một
hiện tượng phổ biến của thực tế đời sống vốn có khả năng tạo ra tiếng cười ở những cung
bậc và sắc thái khác nhau. Đó là sự mâu thuẫn, sự không tương xứng mà người ta có thể
cảm nhận được về phương diện xã hội - thẩm mỹ (chẳng hạn giữa hình thức với nội dung,
hành động với tình huống, mục đích và phương tiện, bản chất và biểu hiện v.v…)” [18;
29].
Giáo trình Mỹ học đại cương (PGS.TS. Nguyễn Văn Huyên chủ biên) cũng kết
luận: “Cái hài là một hiện tượng thẩm mỹ khách quan, mang ý nghĩa xã hội sâu sắc. Đó là
những cái xấu đội lốt cái đẹp, bị phát hiện bất ngờ và gây ra tiếng cười tích cực, phê phán
cái xấu dưới ánh sáng của một lý tưởng thẩm mỹ tiến bộ” [24; 177].
Như vậy, cái hài gắn với tiếng cười, chứa đựng tiếng cười, cái hài là một hiện tượng
gây cười. Tuy nhiên không phải tiếng cười nào cũng là biểu hiện của cái hài. Mặt khác,
một hiện tượng chỉ có thể được coi là cái hài khi chủ thể nhận thức được những mâu thuẫn
chứa đựng trong nó.
2.1.2. Đặc điểm của cái hài
Theo Từ điển thuật ngữ văn học, có ba yếu tố tạo thành cái hài: một là bản chất
mang tính hài của đối tượng; hai là sự cường điệu những đường nét, kích thước và những
liên hệ của chúng trong việc mô tả đối tượng; ba là sự sắc bén, ý nhị, hóm hỉnh của người
thể hiện.



3
Cái hài trước hết phải là cái xấu của con người hoặc là con người có điểm xấu.
Nhưng không phải mọi cái xấu đều là yếu tố của cái hài. Cái xấu chỉ trở thành yếu tố của
cái hài khi nó có ý nghĩa xã hội. Ví dụ như tính xu nịnh, gia trưởng,…; thói dối trá, ngoại
tình, hống hách, cửa quyền…; sự dốt nát, tình trạng thiếu dân chủ,… Cái xấu đáng cười là
cái chưa đến nỗi xấu quá, chưa đến mức đê tiện, kinh tởm.
Cái hài là cái xấu đội lốt cái đẹp. Bản thân cái xấu có nhiều dạng thái rất khác nhau.
Những cái xấu giả dạng cái đẹp, xấu mà chưa biết mình xấu mới là cái hài với tư cách
phạm trù của mỹ học. Nó bộc lộ mâu thuẫn trong bản thân, trong quan hệ và mang ý nghĩa
xã hội sâu sắc. Ví dụ một tên quan huyện ăn đút lót cứ tưởng mình là thanh liêm và nhiều
kẻ nịnh bợ cho hắn là thanh liêm; một người đam mê quyền lực nhưng lại phê phán những
người khác là hám danh,…
Cái hài luôn gắn với yếu tố bất ngờ: “bất ngờ là yếu tố riêng biệt biểu thị biên độ
sâu và rộng về không gian và thời gian của cái hài. Thiếu yếu tố bất ngờ thì không có mối
liên hệ giữa chủ thể và đối tượng của cái hài” [24; 175]. Một tình huống căng thẳng đang
diễn ra giữa cái đẹp và cái xấu, cái xấu tưởng đã chiến thắng, bất ngờ bị vạch trần, bị đánh
bại, lúc đó tiếng cười bật lên. Tính bất ngờ nào cũng xoáy vào các điểm yếu của con người
và những con người có điểm yếu. Nếu vấn đề mà cái bất ngờ nêu lên có giá trị nhân loại và
văn hóa, cái hài sẽ có ý nghĩa xã hội rộng và sâu hơn.
Cái hài gắn với tiếng cười tích cực. Đó là tiếng cười dí dỏm, mỉa mai, châm biếm
một cách nhẹ nhàng nhưng lại có sức mạnh chống lại cái xấu, dân chủ hóa xã hội. Ở đâu có
cái xấu và có lý tưởng của cái đẹp thì ở đó xuất hiện tiếng cười tích cực. Nó không giết
người mà xóa các điểm yếu trong con người, nó nhằm vào con người có điểm yếu nhưng
không để tiêu diệt con người. “Cái hài bao hàm một ý nghĩa xã hội gắn liền với sự khẳng
định lí tưởng thẩm mỹ cao cả… Sức mạnh phê phán của nó vừa có tính phủ định lại vừa
mang ý nghĩa khẳng định. Nó phủ định cái lỗi thời xấu xa nhân danh cái cao đẹp” [18; 30].
Mỹ học hiện đại còn bàn đến yếu tố tục như một dạng của cái hài. Người ta thường
gắn cái hài với những bộ phận sinh dục của con người để tìm ra tiếng cười. Sự liên kết các
yếu tố tục với các yếu tố không tục làm nên hậu thuẫn và điểm đột phá của tiếng cười. Tuy

nhiên, tục không phải là yếu tố cơ bản của cái hài.
2.1.3. Các cấp độ của cái hài
Trong cuộc sống cũng như trong văn học nghệ thuật, cái hài được thể hiện qua
nhiều cấp độ khác nhau: nhẹ nhất là hài hước - bông đùa nhằm loại bỏ những điểm yếu cho


4
đối tượng; dí dỏm - chỉ bảo, gợi mở là cái cười có tính chất trí tuệ mang ý nghĩa nhận thức;
châm biếm, mỉa mai là tiếng cười có màu sắc phê phán một cách nhẹ nhàng; cao nhất là
tiếng cười đả kích có tính xã hội rõ rệt, nhằm phủ định đối tượng. Cái hài còn gắn với tiếng
cười mang nhiều sắc thái: cười khinh bỉ, cười thiện cảm, cười nghiêm khắc, cười chua
chát,…
Sự phát triển của cuộc sống phát sinh các hình thức khác nhau của tiếng cười. Việc
nhận ra tính hài hước của đối tượng thuộc về những người thông minh, sắc sảo, có xúc cảm
hài, nhạy cảm với các xung đột, mâu thuẫn, có ý thức dân chủ và tinh thần sáng tạo.
Cái hài được phản ánh trong nhiều loại hình nghệ thuật (trừ kiến trúc); thuận lợi
nhất là trong văn học.
2.2. Những nghiên cứu về cái hài trong văn xuôi Việt Nam hiện đại
Qua khảo sát thực tế, chúng tôi nhận thấy chưa có công trình nghiên cứu nào bao
quát một cách thỏa đáng về cái hài trong văn xuôi Việt Nam nói chung, văn xuôi Việt Nam
đương đại nói riêng, nhưng những nhận xét về cái hài trong sáng tác của một tác giả hay
tác phẩm cụ thể thì có khá nhiều.
Giai đoạn trước 1945, cái hài từng là một phạm trù thẩm mỹ quan trọng làm nên sự
đa dạng của văn học dân tộc. Văn xuôi trào phúng đầu thế kỉ XX xuất hiện hai cây bút tiêu
biểu là Nguyễn Công Hoan và Vũ Trọng Phụng. Nhiều công trình nghiên cứu đã cho thấy
trong sáng tác của họ, cái hài như là nhu cầu tự nhiên của đời sống, mang tính chất nhiều
chiều, lưỡng hợp.
Các nhà nghiên cứu đã tiếp cận cái hài trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan từ
nhiều góc độ. Lê Thị Đức Hạnh với “Nghệ thuật trào phúng trong truyện ngắn của Nguyễn
Công Hoan” đã chỉ ra: “Cơ sở tiếng cười của ông thường là do nhà văn nhận thức được sự

trái ngược giữa hiện tượng với thực chất của sự vật và con người; là do thấy được mối mâu
thuẫn giữa cái phô trương bề ngoài và tình trạng thiếu sức sống bên trong của một sự vật
nào đó” [19; 403].
Nguyễn Thanh Tú với “Chất hài trong câu văn Nguyễn Công Hoan” đi từ quan
niệm “đời chỉ là một sân khấu hài kịch” của nhà văn để thấy ông “có thái độ tiếp cận cuộc
sống một cách hết sức suồng sã, xóa bỏ mọi khoảng cách ngôi thứ, đạp đổ mọi tôn ti trật
tự, bóc trần mọi giáo lý giả tạo… để trơ ra một “thế giới bị lộn trái”[19; 424].
Trần Văn Hiếu trong bài “Chất trí tuệ của tiếng cười và óc châm chọc tinh quái của
Nguyễn Công Hoan” khẳng định: “Tác phẩm của ông được xem như một mảng mầu không


5
thể thay thế trên bức tranh trào phúng toàn cảnh vốn hết sức phong phú và đa dạng của văn
học thời kỳ 1930-1945. Đặc sắc truyện trào phúng Nguyễn Công Hoan được thể hiện trên
nhiều phương diện và ở nhiều cấp độ song nghệ thuật tạo dựng chất trí tuệ và óc châm
chọc tinh quái có thể được xem như một đóng góp riêng, độc đáo và quan trọng” [19; 459].
Có một thời, cái hài không được xem như một thái độ nghệ thuật trong văn chương
của Vũ Trọng Phụng. Trong bài “Tìm hiểu lịch sử cái gọi là “vấn đề Vũ Trọng Phụng”,
Phong Lê giải thích rằng bởi “nó chạm vào một chỗ thiêng nhất, nhạy cảm nhất trong quan
niệm nghệ thuật, vốn gắn rất chặt với quan niệm chính trị và quan niệm đạo đức ở xứ ta”
[84; 27,28].
Nhiều nhà nghiên cứu đã tham gia “mổ xẻ” cái hài trong sáng tác của Vũ Trọng
Phụng và coi đó chính là điều làm nên tên tuổi một nhà văn lớn của dân tộc. Hoàng Ngọc
Hiến trong bài “Dị ứng với cái rởm - một phương diện của trào phúng Vũ Trọng Phụng” đã
viết: “Hài hước là một tình cảm mĩ học có giá trị nhân bản và sức cảm hóa to lớn. Tình
cảm hài hước chế giễu những gì đáng khinh ghét, đồng thời làm dịu đi những tình cảm
khinh ghét…. Số đỏ là một tác phẩm trào phúng hài hước” [84; 97].
Tác giả Mai Quốc Liên trong bài “Bản chất mỹ học của cái cười trong Số đỏ” đã
đưa ra một lý giải thuyết phục: “Vũ Trọng Phụng vươn tới tầm của “tiếng cười toàn dân”
trong văn học dân gian, trong thơ Hồ Xuân Hương và vì thế tiếng cười của ông mang một

tầm cỡ triết lý nhân sinh mà đồng thời vẫn mang ý nghĩa thời sự” [84; 104].
Đào Tuấn Ảnh trong “Mỹ học nghịch dị trong Số đỏ của Vũ Trọng Phụng” cũng
ghi nhận thành tựu xuất sắc của tác phẩm trào phúng Vũ Trọng Phụng: “Nụ cười đau khổ,
cảm giác bi kịch là nhân vật “chính diện” trong Số đỏ. Nụ cười ấy là chất thanh lọc cao cấp
nhất của văn chương, bởi nó giúp ta hiểu và tin rằng trong cái thế giới nghịch dị đó nhất
thiết, hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp, phải tồn tại sự nhận biết về chuẩn mực của cuộc sống,
về điều cuộc sống là như thế nào và cần phải như thế nào” [84; 271].
Bên cạnh Nguyễn Công Hoan và Vũ Trọng Phụng, tiếng cười trong sáng tác của
nhà văn Nam Cao cũng đem lại cho người đọc một cái nhìn mới về sự vận động của thẩm
mỹ hiện đại trong văn học Việt Nam giai đoạn trước năm 1945. Đó là tiếng cười ra nước
mắt, gắn với những trạng huống bi kịch thuộc về “phần xác” của con người: cái đói và
miếng ăn. Tiếng cười có ý nghĩa “khai tử và tái sinh”, gắn với “phần dưới” của con người ở
Nam Cao đã góp phần khẳng định tầm vóc của một nhà văn lớn.


6
Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao và sáng tác của họ còn là những
cái “mỏ” có nguồn trữ lượng dồi dào cho văn học nhà trường. Khó mà thống kê cho hết tên
các đề tài khóa luận, luận văn, luận án về họ đã được các sinh viên, học viên, nghiên cứu
sinh thực hiện. Trong số đó, đề tài liên quan đến khía cạnh trào phúng, hài hước chiếm tỉ lệ
cao, như: Tiếng cười trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao;
Bút pháp trào phúng của Vũ Trọng Phụng; Đối sánh ngôn ngữ trào phúng trong truyện
ngắn Nguyễn Công Hoan và tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng…
Giai đoạn 1945 - 1975, văn đàn Việt Nam vắng bóng cái hài. Quan niệm thẩm mỹ
của văn học thời chiến gắn với khuynh hướng sử thi trang trọng. Sáng tác của các nhà văn
cách mạng tập trung phụng sự nhiệm vụ chính trị của đất nước. Về bộ phận văn học miền
Nam, chúng ta chưa đầu tư nghiên cứu được đầy đủ. Đâu đó trong các truyện ngắn, thấp
thoáng tiếng cười đôn hậu nhẹ nhàng của nhà văn Vũ Tú Nam, Nguyễn Khải.
Sau 1975, đặc biệt từ sau năm 1986, văn học Việt Nam có hiện tượng “cười trở lại”.
Thời kỳ này, văn xuôi đóng vai trò chủ đạo trong công cuộc vận động đổi mới của văn học

dân tộc. Vai trò cách tân của văn xuôi đồng thời được khẳng định với vị thế mới của cái
hài. Nhiều thế hệ nhà văn đã chọn tiếng cười như một phương tiện để khám phá cho hết
các ngóc ngách, tầng bậc của cái thế giới mới đang đầy biến động. Đầu tiên, phải kể đến
những cây bút có tuổi như Vũ Bão, Bùi Ngọc Tấn với giọng văn hài hước, hóm hỉnh mà
chua cay. Rồi những tên tuổi từng làm chấn động văn đàn dân tộc khi sử dụng yếu tố dâm
tục với tần suất khá cao như Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài. Rồi Đoàn Lê, Hồ Anh
Thái, Nguyễn Việt Hà, Nguyễn Quang Lập,…
Theo đó, các nghiên cứu về cái hài trong văn xuôi cũng xuất hiện ngày càng phong
phú. Nhiều bài viết về sáng tác của các tác giả đều có phần đề cập đến yếu tố cái hài.
Bài “Vũ Bão và tiếng cười triết luận” của Hoài Nam đặt ra giả thiết: “Hẳn ông
muốn nối nghiệp tác giả của Số đỏ mà “đi tìm sự thật biết cười”, mà khiêu vũ với chữ
nghĩa, mà mang tiếng cười hài hước góp phần làm tươi tắn cho một nền văn chương đã quá
thừa sự nghiêm nghị” [35].
Bài “Cuốn theo chiều văn Nguyễn Huy Thiệp” của Nguyễn Đăng Điệp viết: “Có lẽ
Vũ trọng Phụng là người có ảnh hưởng không nhỏ đến Nguyễn Huy Thiệp (…). Chất đời
thấm vào ngôn ngữ và khoảng cách tiếp cận suồng sã trong tác phẩm Vũ Trọng Phụng
cũng như trong văn Nguyễn Huy Thiệp đã góp phần tạo nên màu sắc giễu nhại trong giọng
điệu của nhà văn. Những yếu tố nghịch dị và giọng điệu giễu nhại một mặt giúp ta nhận


7
thấy bản chất thật của đời sống, mặt khác, tạo nên một không gian dân chủ về phương diện
tinh thần” [14].
Nguyễn Thị Thanh Nga trong bài “Yếu tố trào lộng trong văn xuôi Việt Nam đương
đại qua một số tác giả tiêu biểu” cho rằng: “Văn xuôi Việt Nam đương đại tính từ sau
1975, ngoài vẻ đẹp và ý nghĩa nhân văn vĩnh cửu thì tiếng cười trào lộng thi thoảng được
lồng vào đó, mà đôi khi còn trở thành cảm hứng chủ đạo…” [36].
Phạm Tuấn Anh trong bài “Hài hước phồn thực trong văn xuôi Việt Nam sau 1975”
cũng khẳng định: “Bắt nguồn từ truyền thống văn học, hài hước phồn thực đã phô diễn
thỏa sức và trở thành một phẩm chất thẩm mỹ đặc sắc của văn xuôi Việt sau 1975” [1].

2.3. Những nghiên cứu về cái hài trong truyện ngắn Việt Nam thập niên đầu thế kỷ
XXI
Sáng tác của các nhà văn Đoàn Lê, Hồ Anh Thái, Nguyễn Việt Hà, Phan Thị Vàng
Anh,… với sắc điệu đa dạng của cái hài tiếp tục được mến mộ. Tuy nhiên, sự chú ý của dư
luận cũng chỉ mới dừng lại ở các bài viết nhỏ của một số nhà nghiên cứu văn học hoặc một
số luận văn, khóa luận của học viên, sinh viên trường đại học.
Nguyễn Việt Hà và Hồ Anh Thái là hai nhà văn được giới nghiên cứu để ý nhiều
khi đề cập đến phạm trù cái hài trong văn xuôi đương đại. Những năm gần đây, sáng tác
của họ đã thực sự trở thành đối tượng của các công trình khoa học, nhưng cũng chưa đủ bề
dày.
Các bài viết trực tiếp đề cập đến yếu tố cái hài trong truyện ngắn đương đại mới chỉ
gắn với việc khảo sát một tác giả hoặc tác phẩm cụ thể, chưa có tầm bao quát rộng, kiểu
như: “Cái hài và bi kịch người trí thức trong truyện ngắn Vũ điệu của cái bô” (Nguyễn Thị
Thúy Hằng), “Cái “lạ” trong truyện ngắn Hồ Anh Thái” (Hỏa Diệu Thúy)…
Bài “Cái hài và bi kịch người trí thức trong truyện ngắn Vũ điệu của cái bô” của
Nguyễn Thị Thúy Hằng đã chỉ ra: “Sau 1975, đất nước chuyển mình sang một giai đoạn
mới. Đời sống hòa bình và sự khuyến khích phát huy dân chủ của Đảng đã tạo điều kiện
thuận lợi để ý thức cá nhân trỗi dậy. Kinh nghiệm cá nhân được coi trọng đã “phục sinh”
cảm hứng trào lộng trong văn xuôi” [21].
Tác giả Hỏa Diệu Thúy trong bài “Cái “lạ” trong truyện ngắn Hồ Anh Thái” viết:
“Những chân dung nghịch dị, nghịch lý rất đông trong truyện ngắn Hồ Anh Thái và xuất
hiện ở cả mảng truyện trong nước đến mảng truyện nước ngoài. Không chỉ sử dụng để diễn
tả “cái tất yếu không thể hiểu được”, tác giả còn nhằm bộc lộ thái độ hoặc để hài hước,


8
giễu nhại, thậm chí phê phán, lên án những tồn tại mặt trái của xã hội, những thói tật của
con người, trong đó “có mình” như một thái độ “tự phê bình”, tự kiểm điểm nghiêm khắc”
[80].
Về tập truyện ngắn Của rơi của Nguyễn Việt Hà, tác giả Nguyễn Chí Hoan cho

rằng: một phần quan trọng năng lượng của những truyện ngắn này “biểu hiện chủ yếu qua
những phát ngôn trào lộng, dí dỏm, qua những motive nhại rất bỡn cợt và thách thức” [15;
283].
Phạm Tuấn Anh trong luận án tiến sĩ Sự đa dạng thẩm mỹ của văn xuôi Việt Nam
sau 1975 cũng nhận thấy: “Cái hài trong văn xuôi Việt Nam sau 1975 có cả cái châm biếm,
đả kích và cái hài hước (...). Tuy nhiên, theo chúng tôi, cái hài hước mới thực sự chứa đựng
sự thay đổi sâu sắc, có tính bản thể của tư duy nghệ thuật, tư duy văn hoá mới. Chính từ
cánh cửa hài hước đã mở ra những khả năng tương tác, chuyển hoá đa dạng của các phẩm
chất thẩm mĩ: đẹp - hài, bi - hài, cảm thương - hài…” [2; 156,157].
Nhìn chung, những thành quả nghiên cứu nói trên chưa bao quát được vị thế chủ
âm hết sức phong phú của cái hài trong truyện ngắn Việt Nam 10 năm đầu thế kỉ XXI,
nhưng cũng là nguồn tư liệu tham khảo quý giá giúp chúng tôi thực hiện đề tài này.

3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi tư liệu khảo sát
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Cái hài trong truyện ngắn Việt Nam thập niên đầu thế kỷ XXI.
3.2. Phạm vi tư liệu khảo sát
Chúng tôi khảo sát toàn diện các truyện ngắn có yếu tố hài hoặc thể hiện rõ cái hài
được xuất bản trong khoảng 10 năm, từ 2000 đến 2010, đặc biệt là truyện ngắn của các tác
giả Vũ Bão, Bùi Ngọc Tấn, Ma Văn Kháng, Đoàn Lê, Hồ Anh Thái, Nguyễn Việt Hà, Phan
Thị Vàng Anh...
Vì điều kiện không cho phép, chúng tôi chỉ quan tâm đến các sáng tác được đưa
vào hai cuốn tuyển tập Văn mới 5 năm đầu thể kỷ và Văn mới 5 năm 2006-2010 cùng một
số tuyển tập truyện ngắn của cá nhân các tác giả Hồ Anh Thái, Nguyễn Việt Hà, Đoàn Lê,
Phan Thị Vàng Anh.
Chúng tôi cũng khảo sát cả những tập truyện ngắn của một số tác giả Việt Nam như
Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao… hay của các tác giả nước ngoài như
Azit Nexin, V.Sucsin… để có tư liệu đối sánh.

4. Nhiệm vụ nghiên cứu



9
4.1. Tìm hiểu điều kiện phát triển của cái hài trong truyện ngắn Việt Nam thập niên
đầu thế kỷ XXI.
4.2. Làm sáng tỏ cái hài của truyện ngắn Việt Nam thập niên đầu thế kỷ XXI từ
phương diện đối tượng được miêu tả (những mâu thuẫn đáng cười trong đời sống, trong
nhân cách con người, trong thái độ ứng xử với tự nhiên, xã hội…).
4.3. Phân tích những phương thức nghệ thuật đã được các nhà văn sử dụng để tạo
nên cái hài trong truyện ngắn Việt Nam thập niên đầu thế kỷ XXI.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu đề ra, chúng tôi chủ yếu sử dụng các
phương pháp sau đây:
- Phương pháp hệ thống - cấu trúc.
- Phương pháp loại hình.
- Phương pháp so sánh.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp.

6. Cấu trúc luận văn
Ngoài Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn được
triển khai trong 3 chương:
Chương 1.

Điều kiện phát triển của cái hài trong truyện ngắn Việt Nam thập
niên đầu thế kỷ XXI

Chương 2.

Đối tượng của cái hài trong truyện ngắn Việt Nam đầu
thế kỷ XXI


Chương 3.

Các phương thức nghệ thuật thể hiện cái hài trong
truyện ngắn Việt Nam đầu thế kỷ XXI


10
Chương 1
ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN CỦA CÁI HÀI
TRONG TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỶ XXI
1.1. Tình trạng phát triển của cái lố lăng trong một xã hội “không
có vua”
Cuộc sống vốn chứa đầy mâu thuẫn: giữa cũ và mới, hình thức và nội dung, đẹp và
xấu... Chính sự không tương khớp giữa các yếu tố này đã làm nảy sinh cái hài. Trong văn
học, cái hài được coi là một kiểu nhận thức cuộc sống.
Theo Từ điển thuật ngữ văn học, điều đầu tiên trong ba yếu tố tạo thành cái hài là
bản chất mang tính hài của đối tượng. Nói rõ ra, đó chính là môi trường xã hội trong diện
mạo của một tấn trò đời chứa nhiều nghịch cảnh trớ trêu. Có thể mượn tên một truyện ngắn
của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp để mô tả tình trạng xã hội này: “không có vua”. Theo nhà
nghiên cứu Lã Nguyên thì đó “là trạng thái nhân thế đảo điên, thiếu vắng chuẩn mực giá
trị, điểm tựa tinh thần và vì thế mà sự sống trở nên vô nghĩa” [37].
Bước sang thế kỷ XXI, sự nghiệp đổi mới đã đi được một chặng đường. Xã hội Việt
Nam đã bước qua đoạn đầu của thời kì hậu chiến đầy cam go, đời sống chính trị, kinh tế và
văn hóa đang diễn tiến hết sức phức tạp.
Việc áp dụng cơ chế thị trường trong quản lý kinh tế đã mở ra thời cơ lớn đan xen
cùng những thách thức nghiệt ngã trên con đường phát triển. Việc đẩy mạnh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa để hướng tới hội nhập, toàn cầu hóa cũng tiềm ẩn nhiều cạm bẫy. Đời
sống kinh tế được nâng cao, internet giúp con người cập nhật và kết nối thông tin trong
mọi lúc, ở mọi nơi. Từ mô hình quan liêu bao cấp bưng bít, xã hội chuyển sang thời kỳ mở

cửa với sự trỗi dậy mạnh mẽ của tinh thần dân chủ,… Tất cả đòi hỏi những dịch chuyển
phù hợp về cơ cấu, thể chế, quan hệ xã hội, nhu cầu và lối sống.
Việc lúng túng trong hoạch định đường lối sách lược, chiến lược của nhà nước đã
tạo ra nhiều nghịch cảnh: kinh tế bề ngoài có vẻ phồn thịnh nhưng không có tính bền vững;
sự phân hóa giàu - nghèo; đội ngũ chủ chốt là trí thức và công chức không tìm thấy sự đảm
bảo cuộc sống trong khu vực công; khoa học chậm phát triển; giáo dục bị thương mại hóa,
suy thoái về chất lượng; gia tăng những tình huống gia đình xung đột, tan vỡ, tác động tiêu
cực đến sự hình thành nhân cách; …


11
Xã hội đã phải cảnh báo về sự suy đồi đạo đức, nạn bạo hành, tệ nói dối, hiện tượng
làm giàu bất chính, phi pháp, lợi dụng chức quyền và các kẽ hở trong khâu quản lý vốn yếu
kém của nhà nước. Đó là nguyên nhân dẫn tới tình trạng bất công, dẫn tới tiêu cực, gây bất
ổn xã hội và bất an cho chế độ.
Trước thực trạng cuộc sống như thế, suy nghĩ của con người cũng khác đi. Những
khái niệm to tát, thiêng liêng của thời “sử thi” ít được nhắc đến, ngôn ngữ tuyên truyền trở
nên sáo rỗng. Bên cạnh những nhân tố lành mạnh, tích cực, đã xuất hiện những lệch lạc
trong lối sống: thực dụng, hưởng thụ, tôn thờ vật chất, cực đoan, vô cảm, cơ hội, đạo đức
giả,… ở một bộ phận nhân dân, trong đó có lớp trẻ, có cả quan chức và công chức thoái
hóa. Một bộ phận sống hoang mang, hoài nghi, không lý tưởng.
Theo Giáo trình Mỹ học đại cương, “xã hội loài người là vương quốc của cái hài. Ở
đâu có cuộc đấu tranh giữa cái đẹp và cái xấu thì ở đó có cái hài xuất hiện. Mâu thuẫn xã
hội, sự tan rã của kỉ cương, sự thống trị của quyền lực là những nguyên nhân rất sâu xa làm
xuất hiện cái hài trong cuộc sống (…). Ở cuối mỗi hình thái xã hội, cái hài thường nở rộ để
loài người từ giã quá khứ một cách vui vẻ. Ở đầu thời kỳ mới đang lên, mọi sự vụng về, bỡ
ngỡ cũng tạo nên cái hài” [24; 178,179].
Xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XX - đầu thế kỷ XXI đang bước sang một thời kỳ mới,
mọi sự còn “vụng về, bỡ ngỡ”. Cái mốc 1986 với những tiếng đổi mới, cởi trói lần lượt
được xướng lên, thức dậy khát vọng tự do trong sáng tạo nghệ thuật của người nghệ sỹ. Và

sáng tác của họ đã trở thành một bộ phận quan trọng trong diện mạo mới của đất nước.
Nhà văn thời đổi mới có quyền được nói cái mình nghĩ, được viết cái mình thấy. Họ dấn
thân trong công cuộc tìm tòi cách thể hiện hiện thực, và đã chọn tiếng cười như một giải
pháp thỏa đáng. Tiếng cười trong văn học tồn tại qua nhiều cách diễn đạt: hài hước, giễu
nhại, trào lộng, trào tiếu, trào phúng…

1.2. Truyền thống thể hiện cái hài trong văn xuôi Việt Nam các thời
kỳ trước đó
Cái hài gắn với văn học Việt Nam ngay từ buổi sơ khai. Bùi Văn Nguyên cho rằng:
“Trong dòng văn học phong phú và không bao giờ cạn ấy có một điều hiển nhiên là truyện
vui cười bao gồm các loại truyện khôi hài, truyện trào phúng và truyện tiếu lâm rất được
quần chúng ưa chuộng. Nếu như truyện cổ tích mô tả một cách linh động cuộc sống và ước
mơ của người bình dân, giúp họ suy nghĩ thêm về vận mệnh của mình thì truyện vui cười


12
gây được những ấn tượng mãi mãi không phai mờ về những màn kịch nhỏ trong đầu trò
đời qua các thời đại” [9]. Trong khuôn khổ đề tài, chúng tôi chỉ xin đề cập đến truyền
thống thể hiện cái hài trọng văn xuôi Việt Nam hiện đại.
1.2.1. Cái hài trong văn xuôi 1930 - 1945
Như ở phần trên chúng tôi đã lưu ý: Nguyễn Công Hoan và Vũ Trọng Phụng là hai
cây bút tiêu biểu của văn xuôi trào phúng giai đoạn này. Đối tượng của tiếng cười trong
sáng tác của Nguyễn Công Hoan hết sức đa dạng, sắc độ của tiếng cười mang nhiều cung
bậc, nghệ thuật trào phúng hết sức linh hoạt, giàu cá tính. Văn Nguyễn Công Hoan được ví
“như mũi tên nhằm vào một loại đối tượng của xã hội”, là “loại văn tiễn đưa tất cả những
gì lỗi thời đi vào vương quốc của bóng tối” [19; 402]. Trong khi miêu tả xã hội cũ, nhà văn
chú trọng khắc họa mâu thuẫn cơ bản của thời đại: giữa kẻ áp bức và người bị áp bức.
Theo nhà nghiên cứu người Nga N.I.Niculin, để vạch trần tính phi lý của tất cả những gì
được chấp nhận trong cái xã hội Việt Nam thuộc địa - phong kiến, “Nguyễn Công Hoan đã
sử dụng toàn bộ vũ khí muôn hình muôn vẻ của cái hài - từ cái cười thương hại anh chàng

trẻ tuổi háo danh trong Tôi chủ báo, anh chủ báo, nó chủ báo… đến thái độ tởm lợm và
phẫn nộ trong Răng con chó của nhà tư sản hoặc Một tấm gương sáng” [19; 367]. Trong
một số truyện ngắn như Cụ Chánh Bá mất giầy, Mất cái ví… tài dẫn chuyện của nhà văn
đã biến sự “thông cảm” dành cho nhân vật phản diện thành cái cười mỉa mai đối với nhân
vật đó. Cuối truyện, bao giờ cũng là một kết cục bất ngờ, “như cái giỏ hom, nó bất ngờ đối
với độc giả hệt như miệng hom nhỏ mà kéo được con cá vào” [19; 368].
Nguyễn Công Hoan là người có khả năng nhận biết tinh tường và xử lý rất hoạt mối
quan hệ giữa những tình huống hài hước nhỏ nhặt với các vấn đề xã hội quan trọng của
thời đại. Nhan đề truyện Tinh thần thể dục nghe rất trang trọng, nhưng thực chất câu
chuyện lại là một màn bi hài kịch. Hay chuỗi truyện Báo hiếu: trả nghĩa cha và Báo hiếu:
trả nghĩa mẹ, tưởng sẽ nói chuyện hiếu thảo, ân nghĩa, mà thực ra là chuyện đại bất hiếu.
Chuyện Mất cái ví thực chất là “trộm” cái ví; chuyện Cụ Chánh Bá mất giầy kể về một cụ
Chánh “ăn cắp” giầy…
Đọc truyện trào phúng của Nguyễn Công Hoan, ta gặp nhiều loại người, thuộc
nhiều tầng lớp xã hội, trong nhiều dáng vẻ, góc độ khác nhau, nhưng ấn tượng nhất là các
nhân vật phản diện. Ông ưa sử dụng thủ pháp cường điệu, phóng đại, nhưng cũng rất khéo
trong miêu tả ngoại hình nhân vật chỉ với vài chi tiết rất đắt. Đây là chân dung một nghị
viên ở nông thôn: “Một người mặt mũi phương phi, cổ rụt, bụng phệ, môi trễ mà không


13
râu, mặc quần áo lụa, phe phẩy cái quạt…” [19; 414]. Đây là nhà tư sản: “cái bụng phưỡn
ra, nấp trong bộ quần áo xếp nếp cứng như cái hộp. Tóc bóng mượt, nhẵn như cái gáo lĩnh
úp trên đầu, không chịu kém vẻ đẹp với bộ ria sửa khéo như vẽ. Miệng lúc nào cũng chực
tóe ra một chuỗi cười… [43; 89,90]. Còn đây là viên tri huyện: “Chà! Chà! Béo ơi là béo!
Béo đến nỗi có thằng dân nào vô ý buột miệng nói ra một câu sáo rằng “nhờ bóng quan
lớn” là ông tưởng ngay nó xỏ ông. Tức thì mặt bàn là một, mặt nó là hai, bị vả đôm đốp”
[19; 414]. Không hề giống nhau, nhưng hình ảnh nào cũng gây cười, cũng đáng ghét, cũng
hé lộ cái bản chất tham ăn, đần độn, hoặc vênh vang tự đắc, hoặc gian manh, hách dịch…
Tiếng cười trong văn Nguyễn Công Hoan còn bật lên qua lối ví von so sánh độc

đáo, những liên tưởng bất ngờ, thú vị: “Quan ngắm một lúc, hai con mắt sáng quắc như hai
ngọn đèn giời, khiến cho hai vợ chồng nhà hàng bánh giò phải thất đảm” [43; 64] hoặc:
“một cô xấu, nhưng tân thời, mặt phấn má hồng, môi đỏ, rẽ lệch, chiếc áo căng lườn, trông
tức anh ách, như một bài thơ thất luật” [43; 50]. Có hình ảnh một bà phủ với khuôn mặt
long trọng như “chiếc bánh dầy đám cưới” (Đàn bà là giống yếu); hoặc một bà chủ mà chỉ
thoạt trông thì phải bảo là “một đống hai ba cái chăn bông cuộn lại với nhau, sắp đem cất
đi” nếu “chưa nom rõ cái mặt phị, cái cổ rụt, cái thân nung núc, và bốn chân tay ngắn chùn
chụt” (Phành phạch); hay một bà phán trông như một cây thịt tuy hơi cổ thụ nhưng chưa có
vẻ gì cằn cỗi (Cho tròn bổn phận)…
Sử dụng yếu tố nhại cũng là một biệt tài của Nguyễn Công Hoan: nhại thể văn hành
chính, công vụ như trong Tinh thần thể dục; nhại văn cáo phó trong Báo hiếu: trả nghĩa
mẹ; nhại giọng hát tuồng trong Đào kép mới; nhại giọng trí thức Tây học trong Cái ví ấy
của ai…
Có thể nói, “chỉ với những truyện ngắn trào phúng cũng đủ xác nhận một sức sáng
tạo to lớn tuyệt vời ở Nguyễn Công Hoan. Đọc lại tác phẩm của ông, không những chúng
ta thấy hàng loạt bức tranh nhiều màu vẻ của xã hội thực dân phong kiến… mà còn có dịp
hiểu thêm cách nhìn, cách sử dụng tiếng cười của nhà văn” [19; 420]. Tiếng cười như thế
chính là vũ khí của cái thiện, giúp phê phán, đẩy lùi, xóa bỏ những mặt tiêu cực trong cuộc
sống.
Vũ Trọng Phụng là một cây bút trào phúng bậc thầy trong nền văn xuôi hiện đại
Việt Nam. Tiểu thuyết Số đỏ có thể giúp chúng ta kiểm nghiệm được đánh giá này. Theo
Mai Quốc Liên, Số đỏ từng được gọi là “tiểu thuyết vỉa hè”, “tiểu thuyết đô thị”, “tiểu
thuyết hoạt kê”, đồng thời cũng được xếp vào tầm kiệt tác, “kỳ lạ, vô song” [84; 99].


14
Đối tượng trào phúng của Số đỏ là đời sống thành thị Việt Nam vào giai đoạn đầu
của xã hội hiện đại - những năm 30 của thế kỷ XX. Trong mắt Vũ Trọng Phụng, có cả một
“xã hội Số đỏ”, một “thế giới Số đỏ” với hàng loạt cái “rởm”: Âu hóa rởm, cải cách rởm,
tu hành rởm, khoa học rởm, nghệ thuật rởm, luật pháp rởm… Đó là thói sính khoa học,

“tiết hạnh” rởm của bà Phó Đoan khi bà “mừng thầm rằng mình đã trót hư hỏng một cách
có tính chất khoa học”. Đó là những bài thơ của Xuân. Đó là những “bối rối” trong gia
đình cụ cố Hồng trước “hạnh phúc của một tang gia”…
Trong tác phẩm Số đỏ, “cái rởm được cường điệu, được biếm họa… Nhưng không
thể nói là Vũ Trọng Phụng ghét những nhân vật nhếch nhác, lố bịch này; … và hài hước
của ông đặc biệt khởi sắc, đặc biệt dí dỏm khi viết về họ, từ Min Đơ, Min Toa, cụ cố, Typn,
ông mọc sừng đến bà Phó Đoan, Xuân tóc đỏ…” [84; 91]. Hoàng Ngọc Hiến, trong bài
viết Dị ứng với cái rởm - một phương diện của trào phúng Vũ Trọng Phụng đã cho rằng:
“đó là những biểu hiện của một cái nhìn đại trí”.
Ngôn ngữ trào phúng đặc sắc là một thành công của tiểu thuyết Số đỏ. Đó là “một
thứ ngôn ngữ “đầu đường xó chợ”, ngôn ngữ “bụi đời”… tương ứng với cái mà Bakhtin
gọi là “ngôn ngữ quảng trường” trong Rabelai và các tác giả thời phục hưng Châu Âu một thứ ngôn ngữ bị đuổi ra khỏi thứ ngôn ngữ quý phái, salon, sách vở” [84; 104,105].
Đó chính là âm vang trung thực của cuộc đời, dội lại thành tiếng cười nhại đa cung bậc có
ý nghĩa phủ định cả một xã hội nhố nhăng, lố bịch từ “Em chã” đến cụ Tổ, từ trí thức đến
bình dân, tăng ni đến cảnh sát… Có thể dẫn ra phản ứng cửa miệng của Xuân tóc đỏ với
cụm từ “mẹ kiếp!”: Mẹ kiếp! con với chả cái!; Mẹ kiếp! chữ với chả nghĩa!; Mẹ kiếp! quần
với chả áo!...
Nhà nghiên cứu Mai Quốc Liên đã so sánh tiếng cười của Vũ Trọng Phụng trong
Số đỏ với tiếng cười của các tác giả văn học cùng thời như Nguyễn Công Hoan, Tú Mỡ,
Đồ Phồn, Lý Toét, Xã Xệ và kết luận đó là “tiếng cười nằm sâu trong hệ hình văn học Việt
Nam truyền thống, đồng thời khác lạ, không giống ai, thời sự, mới mẻ hiện đại trong ngôn
ngữ và trong cấu trúc tác phẩm” [84; 104].
Không ầm ĩ, suồng sã và phổ rộng như tiếng cười trong Số đỏ của Vũ Trọng Phụng,
cái cười trong sáng tác của Nam Cao “bị thu lại tới mức, nếu còn có thể cười được, thì chỉ
là nụ cười nhếch mép lạnh lùng” [84; 270] mang màu sắc ảm đạm. Mỗi tác phẩm của Nam
Cao chứa đựng một sự cắt nghĩa hài hước về cuộc đời. Đọc Sống mòn, Đời thừa, Chí Phèo,
Trẻ con không được ăn thịt chó… ta thấy cuộc đời thật buồn cười, còn con người thật đáng


15

thương - đáng thương nhưng cũng rất đáng trọng ở cái ranh giới mong manh giữa bản năng
và ý thức, thể xác và tâm hồn, thú tính và nhân tính... Nam Cao thường viết về “cái đói” và
“miếng ăn” như một ám ảnh nghệ thuật, cũng là đề tài cười ra nước mắt.
Ngay đến chuyện ân ái đầy bản năng, Nam Cao vẫn như cười cợt: “Và Thị Nở giật
mình. Thị Nở mới kịp giật mình thì thằng đàn ông đã bám lấy thị… Thị vùng vẫy để ra, thị
mở mắt, thị tỉnh hẳn, thị nhận ra Chí Phèo. Thị vừa thở, vừa vật nhau với hắn và hổn hển:
“Ô hay… Buông ra… Tôi kêu… Tôi kêu làng… Buông ra. Tôi kêu làng lên bây giờ!”
Thằng đàn ông phì cười. Sao thị lại kêu làng nhỉ? Hắn vẫn tưởng chỉ có hắn mới kêu làng
thôi; sao người ta lại kêu tranh của hắn, bỗng nhiên hắn la lên, kêu làng. Hắn kêu như một
kẻ bị đâm, vừa kêu vừa dằn người đàn bà xuống. Thị Nở trố mắt ngây ra nhìn. Thị Nở kinh
ngạc: sao hắn lại kêu làng nhỉ? Mà hắn vẫn chưa chịu thôi kêu làng. Cũng may người
quanh đây không có ai lại gì tiếng hắn: mà khi hắn kêu làng thì không ai cần động dạng: họ
lạu bạu chửi rồi lại ngủ; hắn kêu làng cũng như người khác buồn, hát ngao. Đáp lại hắn,
chỉ có lũ chó cắn xao lên trong xóm” [11; 36,37]. Đây là biểu hiện của tiếng cười lưỡng trị
trong lý thuyết của Bakhtin: “nó vừa vui nhộn, hoan hỉ, vừa nhạo báng, chế giễu, nó vừa
phủ định vừa khẳng định, vừa khai tử vừa tái sinh”.
Hài hước nghịch dị là một “sở trường” của Nam Cao. Những hình tượng quái đản
trong Chí Phèo, Nửa đêm, Lang Rận… đều gắn với bi kịch của thân phận con người. Đây
là chân dung Thị Nở: “Cái mặt của thị thực là một sự mỉa mai của hóa công: nó ngắn đến
nỗi người ta có thể tưởng bề ngang hơn bề dài, thế mà hai má nó lại hóp vào mới thật là tai
hại, nếu hai má nó phinh phính thì mặt thị lại còn được hao hao như mặt lợn, là thứ mặt
vốn nhiều hơn người ta tưởng trên cổ người. Cái mũi thì vừa ngắn, vừa to, vửa đỏ, vừa sần
sùi như vỏ cam sành, bành bạnh muốn chen lẫn nhau với những cái môi cũng cố to cho
không thua với cái mũi, có lẽ vì cố quá cho nên chúng nứt nở như rạn ra. Đã thế thị lại ăn
trầu thuốc, hai môi dày được bồi cho dày thêm, cũng may quết trầu sánh lại, che được cái
màu thịt trâu xám ngoách. Đã thế những cái răng rất to lại chìa ra: ý hẳn chúng nghĩ sự cân
đối chữa được một vài phần cho sự xấu” [11; 33,34].
Đến cách đặt tên cho nhân vật của Nam Cao cũng thật nực cười: Chí Phèo, Thị Nở,
Lang Rận, Trạch Văn Đoành…
Nói đến tiếng cười trong văn xuôi Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945, còn phải nhắc

đến Ngô Tất Tố. Ông vốn là con người nghiêm cẩn, mực thước chốn cửa Khổng sân Trình,
nhưng trong sáng tác vẫn thấp thoáng nụ cười hóm hỉnh: cảnh “Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ, ậm


16
ọe quan trường miệng thét loa” trong Lều chõng; cảnh xôi thịt chốn đình trung trong Việc
làng; chi tiết về bộ râu một ông quan hay hành xử của một chị chàng con mọn trong Tắt
đèn…
Tóm lại, dòng văn học hiện thực phê phán với nhiều cây bút tài năng đã phơi trần
tính chất “ba đào”, điên đảo của xã hội thực dân nửa phong kiến từ các góc nhìn khác
nhau. Trong đó, không thể phủ nhận vai trò của cái nhìn hài hước, trào phúng. Cái hài
trong văn xuôi hiện thực trước 1945 vừa tiếp thu, kế thừa truyền thống cười từ truyện dân
gian, vừa mang bản sắc hiện đại với nhiều thủ pháp nghệ thuật đặc sắc.
Chúng tôi khá tỉ mỉ khi đề cập đến cái hài trong văn xuôi hiện thực giai đoạn này,
bởi nó sẽ tái xuất tân kỳ trong văn học thời kỳ đổi mới và sau đó nữa, đánh dấu tính chất
bước ngoặt của một thời đại xã hội mới.
1.2.2. Cái hài trong văn xuôi 1945 - 1975
Từ 1945 - 1975, văn học Việt Nam phát triển trong hoàn cảnh lịch sử đặc biệt của
đất nước: 30 năm chiến tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Dưới sự lãnh đạo toàn
diện của Đảng cộng sản Việt Nam, văn học tập trung thực hiện nhiệm vụ kháng chiến và
kiến quốc. Những nguồn cảm hứng lớn là yêu nước và căm thù giặc, tình đồng chí và tình
quân dân. Nhân vật trung tâm là người chiến sỹ. Văn học mang đậm khuynh hướng sử thi,
thể hiện chức năng tuyên truyền cổ động chính trị.
Diện mạo văn học kháng chiến được xây dựng bởi tên tuổi các nhà văn - chiến sỹ
của thời đại: Tố Hữu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Tô Hoài, Nguyễn Trung Thành, Nguyễn
Thi, Nguyễn Khải… Họ say sưa ca hát non sông đất nước, say sưa ca ngợi chủ nghĩa anh
hùng cách mạng với tư cách con người - công dân nghiêm nghị, đầy lửa nhiệt tình.
Bởi vậy, tiếng cười hầu như vắng bóng trong văn học giai đoạn này. Nếu có, đó
thường là tiếng cười đả kích kẻ địch trong thơ trào phúng của Tú Mỡ (Bút Chiến Đấu),
Xích Điểu, Thợ Rèn… Văn xuôi hài hước đặc biệt hiếm hoi. Thấp thoáng đâu đó nụ cười

nhân hậu, cảm thông nhưng cũng rất tinh quái trong văn Nguyễn Khải (ở những truyện như
Đứa con nuôi, Mùa lạc, Một trường hợp ly dị…); giọng diễu cợt thân tình, dân giã của Vũ
Tú Nam ở truyện Ông Bồng và một số truyện khác in trong tập Sống với thời gian hai
chiều...
Có thể nói rằng ở giai đoạn 1945 - 1975, văn xuôi Việt Nam nói chung, truyện ngắn
Việt Nam nói riêng quá nghiêm nghị. Điều này hoàn toàn có thể giải thích được và đáng
cảm thông, nhưng dù sao sự thiếu vắng tiếng cười cần được xem là một hiện tượng không


17
tích cực. Hiện tượng đó làm cho sáng tác trở nên đơn điệu, không nối mạch được với
truyền thống cười rất phong phú trong văn học Việt Nam, phần nào làm lụi tắt khả năng
sáng tạo của một số nhà văn có phong cách cười bẩm sinh như Nguyễn Công Hoan.
1.2.3. Cái hài trong văn xuôi 1975 - 2000
Trước 1986, khi cả đất nước đang phải loay hoay đối mặt với quá nhiều vấn đề mới
nảy sinh trong cuộc sống thời bình, thì văn học vẫn trên quán tính sử thi, thưa thớt tiếng
cười.
Từ 1986, văn học đã thực sự bước vào quỹ đạo đổi mới. Đổi mới toàn diện và
quyết liệt, nhưng nổi bật nhất là hoạt động lý luận, phê bình và sáng tác. Sự đổi mới trong
quan niệm về con người, về đời sống và về bản thân văn học nghệ thuật đã mở ra trước mắt
các nhà văn một bầu trời sáng tác mới. Trong đó, văn xuôi là thể chủ đạo, xung kích. Theo
nhà nghiên cứu văn học hiện đại Lã Nguyên: “Giọng lu loa, sừng sộ, tiếng gầm gào cuộn
réo trong văn học thời đổi mới không thể cất lên thành tiếng hát. Cái vô lý, phi lý, chất văn
xuôi và vẻ đẹp của đời sống phồn tạp chỉ có thể hóa thân vào tiếng cười trào tiếu, giễu nhại
để văn học thế sự biến thành tiếng nói nghệ thuật” [38].
Tiếng cười trước hết xuất hiện trong các sáng tác về những mảng đời sống còn
khuất tối. Mọi sự thật được phơi bày qua cái nhìn hài hước của nhà văn. Trên báo chí chính
thống, những cái tên như Mai Ngữ, Vũ Bão cùng tiếng cười hả hê, giòn giã trong tác phẩm
của họ được độc giả đón đợi nhiệt tình. Chuyện như đùa (1988) là một tập truyện ngắn đặc
sắc của Mai Ngữ, viết về đời sống đất nước ta những năm 90 của thế kỷ XX. Trong đó hay

nhất là truyện ngắn Chuyện như đùa. Những trang văn của Mai Ngữ đã khiến người đọc
cười trong nước mắt trước thực trạng xã hội lúc bấy giờ. Đó là những lời cảnh báo, dự báo
xót xa, được viết bằng một thái độ chân thật, thẳng thắn và xây dựng. Cái tên Chuyện như
đùa về sau trở thành câu cửa miệng của nhân dân để nói về một cái gì đó thật viển vông,
không thực tế. Với Chuyện như đùa, Mai Ngữ được ví như một Azit Nexin của Việt Nam.
Đời văn Vũ Bão kiên trì với giọng trào phúng, giễu cợt. Đối tượng châm biếm
trong sáng tác của ông là những thói hư tật xấu tràn lan trong xã hội, “phủ sóng” mọi tầng
lớp, địa vị, ngành nghề, vùng miền. Người vãi linh hồn là truyện ngắn nổi tiếng nhất của
Vũ Bão. “Vãi linh hồn” nguyên là một sáng tạo ngôn từ của Vũ Bão, bây giờ đã trở thành
một khẩu ngữ dân gian. “Người vãi linh hồn” trong truyện là kẻ đã sợ đến vãi đái trong
một trận công đồn địch. Nhưng khi người ta cần dựng lại trận đánh đó để quay phim tài
liệu, thì chính kẻ kia lại được chọn làm người phất cờ chiến thắng. Bộ phim được công


18
chiếu, tấm ảnh người chiến sỹ phất cờ được in thành tem, thành lịch, người lính trong ảnh
được mời sang tận nước Anh…
Tiếng cười hài hước bật ra từ tình huống nhầm lẫn trong truyện đã khẳng định một
thái độ: có phải cái gì thuộc về lịch sử cũng là chân lý? Và: thời đại nào cũng tồn tại kiểu
người Lý Thông. Các truyện ngắn khác như Ông khóc tôi cũng khóc, Người chưa có chiến
công, Phó tiến sỹ không hữu nghị… đã cho thấy tiếng cười trong văn Vũ Bão mang đậm
hơi thở của đời sống. Đó là tiếng cười phanh phui, là những làn roi quất mạnh vào cái giả,
cái xấu, cái đáng ghét trong đời sống. Tiếng cười, vì thế có sức mạnh điều chỉnh xã hội.
Bên cạnh thế hệ lão thành, một đội ngũ các nhà văn mới đã làm thay đổi hẳn diện
mạo của cái hài trong văn xuôi đương đại. Nổi bật nhất trong số đó là Nguyễn Huy Thiệp
và Phạm Thị Hoài, rồi đến Đoàn Lê, Nguyễn Việt Hà, Hồ Anh Thái, Phan Thị Vàng Anh.
Nguyễn Huy Thiệp viết nhiều về phong hóa, thế sự: Tướng về hưu, Không có vua,
Những người thợ xẻ… Đó là những câu chuyện thật giả lộn sòng, thiện ác khó phân ngay
giữa thanh thiên bạch nhật. Đó có khi lại là những chuyện hoang đường, huyền thoại. “Có
thể gọi Nguyễn Huy Thiệp là nhà văn của những câu chuyện về cái “trớ trêu”. Từ trong

chiều sâu của mạch văn, người đọc thấy toát lên một tinh thần cốt lõi: “trớ trêu” vừa là
chuyện cực kỳ tàn nhẫn, vừa là chuyện nực cười: nực cười trước cái vô lý, phi lý gợi ra
cảm giác về cái vô nghĩa của đời sống (…). Ý tôi muốn nói, phạm trù thẩm mỹ trung tâm
trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp là cái hài hước, nghịch dị” [37].
Còn Phạm Thị Hoài lại nhìn cuộc đời như một cõi nhân gian thiếu vắng sự sống.
Trong Thiên sứ, các hình mẫu lý tưởng đều trở nên “mất giá” dưới ngòi bút của tác giả: trí
thức thì nhếch nhác, đớn hèn, cái đẹp, cái thiện bị bỏ quên, bị tha hóa, những cái quái thai
lại đủ sức mạnh chi phối con người… Trong Man Nương, chân dung con người hiện đại
hiện lên méo mó, vô hồn, thậm chí đời sống tình dục cũng chạy theo bản năng, hình thức,
đua đòi. Phạm Thị Hoài có biệt tài sử dụng thứ ngôn ngữ suồng sã đầy biến hóa. Vì thế,
mỗi sáng tác của bà đều tạo ấn tượng nhờ thủ pháp giễu nhại về ngôn từ, tạo vẻ bề ngoài
nghiêm túc nhưng bên trong chứa đầy sự giả dối.
Sáng tác của Đoàn Lê, Nguyễn Việt Hà, Hồ Anh Thái, Phan Thị Vàng Anh nối tiếp
bằng những tiếng cười đầy cá tính, góp phần làm phong phú thêm sắc điệu của cái hài đang
trỗi dậy trong văn xuôi lúc này. Ở mỗi tác phẩm của họ, hiện thực cuộc đời được soi chiếu
từ nhiều góc độ. Nhìn đâu cũng thấy những oái ăm, sự tha hóa, dục vọng: trong gia đình,
nơi công sở, chốn hội hè…; tầng lớp trí thức, văn nghệ sỹ, công chức…; già, trẻ, nam,


19
nữ… Cuộc đời giống như một trò diễn. Ở đó, các nhân vật được nhà văn đeo cho nhiều
loại mặt nạ khác nhau, tha hồ mà múa may. Người đọc lạc vào sân khấu ấy, như quen như
lạ, bị dẫn dắt bởi ma lực ngôn từ của nhà văn, cười không dứt…
Xin trở lại với vấn đề cái hài. Nhiều người thường nhầm lẫn cái hài với tiếng cười.
Dĩ nhiên, hài là một hiện tượng gây cười. Nhưng không phải tiếng cười nào cũng trở thành
cái hài với tư cách là một phạm trù thẩm mỹ. Chúng tôi muốn lưu ý đến tính vũ khí, tính
phương tiện của cái hài. Đúng như lời của nhà triết học dân chủ cách mạng Nga Ghecxen
đã viết: “Tiếng cười là một công cụ phá hoại hùng mạnh nhất. Nó đánh và thiêu cháy như
sét. Do tiếng cười mà những thần tượng sụp đổ” [24; 167].
Trên thực tế, có tiếng cười chỉ nhằm mục đích đả kích những thói hư tật xấu của

con người. Nhưng còn có những tiếng cười đa cung bậc: vừa đả kích một thói tật, vừa phơi
bày một thực trạng, vừa đem đến không khí dân chủ cho đời sống. Chỉ những nhà văn có
năng khiếu thẩm mỹ, có khát vọng hoàn thiện cuộc sống mới nắm bắt và thể hiện được
tiếng cười này trong văn học, góp phần làm thay đổi xã hội. Đó chính là diện mạo của cái
hài có khả năng làm thỏa mãn nhu cầu thẩm mỹ của người đọc.

1.3. Ý thức về dân chủ và cảm quan hậu hiện đại của chủ thể sáng tạo
1.3.1. Ý thức về dân chủ như là điều kiện cần cho sự trở lại của cái hài
Tiếng cười chỉ xuất hiện khi chủ thể sáng tạo có ý thức về tinh thần dân chủ. Cười
cũng là một cách để phát biểu suy nghĩ, bày tỏ quan điểm. Cười là một “phương tiện”, là
“vũ khí” đấu tranh xã hội của văn học. Trước yêu cầu dân chủ ngày càng cao, xã hội Việt
Nam cuối thế kỉ XX - đầu thế kỉ XXI đang tiềm ẩn nhiều biến động. Văn học cũng có
những bước phát triển mạnh mẽ trên nhiều bình diện: quan niệm sáng tác, tiếp nhận… Trên
cơ sở tinh thần dân chủ, ý thức cá nhân, cùng với sự thúc bách, cật vấn của thời đại, văn
học đã tái sinh tiếng cười trào lộng và đem đến cho nó những giá trị mới.
Khái niệm dân chủ ra đời trong văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX, gắn với mô
hình xã hội thực dân nửa phong kiến. Tinh thần dân chủ là sản phẩm của cuộc giao lưu văn
hóa với phương Tây hiện đại. Trước 1945, hình ảnh người lao động khốn cùng trong văn
học hiện thực phê phán, sự bi quan bế tắc của nhân vật trữ tình trong Thơ mới, khát vọng
độc lập tự do của người chiến sỹ trong thơ ca cách mạng chính là những biểu hiện của tinh
thần dân chủ. Sự ra đời của các thể loại văn học hiện đại phát triển theo hướng phá bỏ mọi
câu thúc cứng nhắc, sự đa dạng về bút pháp nghệ thuật cũng là những biểu hiện của tinh


20
thần dân chủ. Từ 1945 - 1975, dân chủ gắn với quyền lợi chung của đất nước, là sự mất
còn của chủ quyền dân tộc.
Sau 1975, đặc biệt là từ sau 1986, ý thức về dân chủ trở lại trong một biểu hiện mới
- gắn với con người cá nhân. Dân chủ là sự tôn trọng vai trò cá nhân, là không có gì cấm
kỵ. Dân chủ đòi hỏi tinh thần phản biện và chấp nhận đa nguyên ý kiến. Nhà văn biểu hiện

ý thức về dân chủ trong sáng tác là người biết đối thoại với cuộc đời trên một sân chơi cacna-van. Theo M.Bakhtin: “Cuộc sống cac-na-van là cuộc sống vượt khỏi nền nếp thường
nhật, ở mức độ nào đó, là “cuộc đời lộn trái”, “thế giới lộn ngược” [7; 132]. Ông “nhìn
thấy ở cac-na-van tinh thần dân chủ và nguồn cội loại hình thế giới quan của thời đại mới:
nguyên tắc đối thoại, cho nên, ông đã áp dụng khái niệm “cac-na-van” vào mọi hiện tượng
văn hóa thời hiện đại” [78]. Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Hồ Anh Thái… là những
hiện tượng văn học như thế.
Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp được coi như lời tuyên chiến với những đạo mạo
giả trang của cuộc đời. Các tác phẩm Sang sông, Không có vua, Những bài học nông thôn,
Những người thợ xẻ… đã phơi trần sự lộn nhào của thời cuộc, đưa ra một cách nhìn mới
về trật tự xã hội, về tầng lớp tinh hoa. Trong Không có vua, lão Kiền chửi con trai: “Quân
trí thức bây giờ toàn phường phàm phu tục tử”; Đoài nói với em trai: “Triết học là thứ xa xỉ
của bọn mọt sách. Chú có thấy cái chuỗi hạt nhựa đeo trên cổ chị Sinh không? Nó là triết
học đấy”. Lời giáo Triệu trong Những bài học nông thôn: “Chú không chống nổi sự ngu
dốt của bọn có học đâu. Tôi đây này, tôi hiểu sâu sắc sự ngu dốt của bọn có học tai hại như
thế nào, vừa phản động, nó vừa nguy hiểm, lại vừa mất dạy”…
Nguyễn Huy Thiệp không nhìn lịch sử theo lối biên niên, ca ngợi, tô hồng hoặc bôi
đen một chiều, mà ông soi ngắm lịch sử bằng cái nhìn đa diện. Những Nguyễn Trãi,
Nguyễn Huệ, Nguyễn Ánh, Tú Xương, Xuân Hương… hiện lên trong sáng tác của ông rất
đời thường, đầy bi kịch.
Hồ Anh Thái đã đặt ra vấn đề sự tha hóa nhân cách của con người trên mọi khía
cạnh cuộc sống: trong truyện ngắn Phòng khách, đó là lối sống thực dụng, hám danh lợi
của những kẻ hãnh tiến; trong Chim anh chim em, đó là thói đố kỵ, ghen ghét, soi mói lẫn
nhau; Tờ khai visa lại thể hiện tư tưởng sính ngoại; Trại cá sấu chỉ ra những bất cập, nhố
nhăng, thương mại hóa trên các lĩnh vực hội họa, điện ảnh, phẫu thuật thẩm mỹ… Ở đâu
cũng rặt những tình huống bi hài.
1.3.2. Cảm quan hậu hiện đại - một nhân tố quan trọng thúc đẩy cái hài phát triển


×