Tải bản đầy đủ (.doc) (91 trang)

RỦI RO NHẬP SIÊU Ở VIỆT NAM VÀ GIẢI PHÁP NĂM 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 91 trang )

A. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NHẬP SIÊU

I. SƠ LƯỢC VỀ NHẬP SIÊU
1. Cán cân thanh toán
Cán cân thanh toán là một bản trình bày ngắn gọn các nguyên tắc, những giao
dịch của dân cư một quốc gia với dân cư một quốc gia khác trong thời kì nhất định
thường là một năm.
Cán cân thanh toán quốc tế là một bản kết toán tổng hợp toàn bộ các luồng
hàng hóa, dịch vụ, tư bản giữa một quốc gia và các nước khác trên thế giới.
Cán cân thanh toán phản ánh vị trí của một quốc gia trên thế giới. Tài liệu của
cán cân thanh toán biểu hiện một cách chính xác, rõ ràng về tài chính, tiền tệ và
chính sách thương mại của một quốc gia.Đồng thời thông qua nguồn tài liệu của
cán cân thanh toán giúp chính phủ đề ra những chính sách kinh tế đối ngoại cho
phù hợp. Ngoài ra cán cân thanh toán rất cần thiết cho ngân hàng, công ty, cá nhân
có liên quan trực tiếp và gián tiếp đến thương mại quốc tế trong quá trình kinh
doanh của mình.
Cán cân thanh toán tập hợp tất cả các hình thức thương mại hàng hóa vào các
khoản mục chính. Điều này có nghĩa là cán cân thanh toán không phân chia
thương mại quốc tế thành các tiêu thức nhỏ. Tương tự như vậy tất cả các luồng tư
bản vào ra của một quốc gia cũng chỉ được phản ánh trong một khoản mục của cán
cân thanh toán.
Tùy thuộc vào mối quan hệ mà người ta phân thành các loại cán cân thanh toán
như sau:
• Cán cân thanh toán thời kì

1


• Cán cân thanh toán thời điểm
• Cán cân thanh toán đa phương
• Cán cân thanh toán khu vực


Thặng dư trong cán cân thanh toán phản ánh luồng ngoại tệ đi vào một nước
lớn hơn luồng ngoại tệ đi ra. Khi cán cân thanh toán có thặng dư sẽ tạo điều kiện
cho quốc gia có dự trữ ngoại tệ.
Thâm hụt trong cán cân thanh toán phản ánh luồng ngoại tệ đi vào một nước
nhỏ hơn luồng ngoại tệ đi ra. Quốc gia bị thâm hụt trong cán cân có thể sẽ phải
xuất vàng để trả nợ, hay khất nợ hoặc phải gia hạn nợ để giải quyết số thâm hụt
đó.
Ví dụ: cán cân thanh toán của Việt Nam trong năm 1992 là -440 triệu USD. Có
nghĩa là trong năm 1992 chúng ta bị thâm hụt trong cán cân thanh toán. Để giải
quyết khoản thâm hụt này nước ta phải bán vàng, khất nợ hay gia hạn thêm nợ
hoặc bán tài sản của chúng ta cho nước ngoài.
Các thành phần của cán cân thanh toán
Theo quy tắc mới về biên soạn biểu cán cân thanh toán do IMF đề ra năm
1993, cán cân thanh toán của một quốc gia bao gồm bốn thành phần sau.
• Tài khoản vãng lai: Tài khoản vãng lai ghi lại các giao dịch về hàng
hóa, dịch vụ và một số chuyển khoản.
• Tài khoản vốn: Tài khoản vốn ghi lại các giao dịch về tài sản thực và
tài sản tài chính.
• Thay đổi trong dự trữ ngoại hối nhà nước: Mức tăng hay giảm trong
dự trữ ngoại hối của ngân hàng trung ương. Do tổng của tài khoản vãng lai
và tài khoản vốn bằng 0 và do mục sai số nhỏ, nên gần như tăng giảm cán
cân thanh toán là do tăng giảm dự trữ ngoại hối tạo nên.
2


• Mục sai số: Do khó có thể ghi chép đầy đủ toàn bộ các giao dịch
trong thực tế, nên giữa phần ghi chép được và thực tế có thể có những
khoảng cách. Khoảng cách này được ghi trong cán cân thanh toán như là
mục sai số.
2. Tài khoản vãng lai (current account)

Tài khoản vãng lai của cán cân thanh toán ghi lại những luồng hàng hóa và
dịch vụ quốc tế và những khoản thu nhập ròng khác từ nước ngoài.
Hiệu số giữa tổng số xuất khẩu về hàng hóa và dịch vụ với tổng số nhập khẩu
về hàng hóa và dịch vụ gọi là cán cân thanh toán vãng lai.
Trong cán cân thanh toán vãng lai thì phần quan trọng nhất là cán cân thương
mại. Cán cân thương mại bao gồm hai bộ phận: thương mại hữu hình và thương
mại vô hình.
Thương mại hữu hình là những hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa như
nguyên vật liệu, nhiên liệu, ôtô, sắt thép, v.v… Thương mại vô hình là những hoạt
động xuất nhập khẩu những dịch vụ như: vận chuyển, du lịch, ngân hàng, v.v…
Nếu giá trị hàng xuất khẩu lớn hơn giá trị hàng nhập khẩu thì người ta gọi là “cán
cân thương mại thuận lợi”(xuất siêu). Ngược lại, nếu giá trị xuất khẩu nhỏ hơn giá
trị hàng nhập khẩu thì người ta gọi là “cán cân thương mại không thuận lợi”( nhập
siêu)
Mức thâm hụt tài khoản vãng lai lớn hàm ý quốc gia gặp hạn chế trong tìm
nguồn tài chính để thực hiện nhập khẩu và đầu tư một cách bền vững. Theo cách
đánh giá của IMF, nếu mức thâm hụt tài khoản vãng lai tính bằng phần trăm của
GDP lớn hơn 5, thì quốc gia bị coi là có mức thâm hụt tài khoản vãng lai không
lành mạnh.

3


Cán cân thương mại và cán cân thanh toán vãng lai không trùng khớp với
nhau. Trong cán cân thanh toán vãng lai ngoài bộ phận chủ yếu là cán cân thương
mại còn có những khoản như viện trợ nước ngoài, chi phí quân sự ở nước ngoài,
lãi tín dụng, lãi cổ phần, lãi đầu tư v.v…
Đối với phần lớn các quốc gia thì cán cân thương mại là thành phần quan trọng
nhất trong tài khoản vãng lai. Tuy nhiên, đối với một số quốc gia có phần tài sản ở
nước ngoài lớn thì thu nhập ròng từ các khoản cho vay hay đầu tư có thể chiếm tỷ

lệ lớn.
3. Nhập siêu
Nhập siêu hay thâm hụt cán cân thương mại theo định nghĩa của từ điển
Investopedia là: “An economic measure of a negative balance of trade in which a
country's imports exceeds its exports”. Tạm dịch là tình trạng âm của cán cân
thương mại khi mà nhập khẩu của một quốc gia lớn hơn xuất khẩu của nước đó.
Còn theo Oxford dictionary of economics thì thâm hụt cán cân thương mại
(trade deficit) được định nghĩa là: “The excess of imports over exports”
Theo một định nghĩa khác thì : Nhập siêu là tình trạng kim ngạch nhập khẩu
của một nước lớn hơn kim ngạch xuất khẩu của nước đó trong một thời kì nhất
định.Để hiểu rõ hơn về nhập siêu thì chúng ta sẽ xem xét các định nghĩa có liên
quan:
Hàng hoá xuất khẩu: gồm toàn bộ hàng hoá có xu ất xứ trong nước, hàng hoá
sản xuất, chế biến, gia công, và hàng tái xuất được đưa ra nước ngoài, đưa vào kho
ngoại quan hoặc đưa vào khu vực mậu dịch tự do làm giảm nguồn vật chất trong
nước, trong đó:

4


Hàng hoá sản xuất, chế biến, gia công trong nước xuất khẩu ra nước ngoài
nhưng chưa đủ điều kiện để được cấp xuất xứ của Việt Nam;
Hàng hoá có xuất xứ trong nước là hàng hoá được khai thác, sản xuất, chế biến
trong nước theo quy tắc xuất xứ của Việt Nam, kể cả sản phẩm hoàn trả cho nước
ngoài sau khi gia công trong nước;
Hàng hoá tái xuất là những hàng hoá đã nhập khẩu, sau đó lại xuất khẩu
nguyên dạng hoặc chỉ sơ chế, bảo quản, đóng gói lại, không làm thay đổi tính chất
cơ bản của những hàng hoá đó.
Hàng hoá nhập khẩu là hàng hoá nước ngoài và hàng tái nhập được đưa từ
nước ngoài, từ kho ngoại quan hoặc đưa từ khu vực tự do vào trong nước, làm

tăng nguồn vật chất trong nước, trong đó:
Hàng hoá nước ngoài là những hàng hoá có xuất xứ nước ngoài, kể cả sản
phẩm được hoàn trả sau khi gia công ở nước ngoài;
Hàng hoá tái nhập là những hàng hoá đã xuất khẩu ra nước ngoài, sau đó được
nhập khẩu trở lại nguyên dạng hoặc chỉ qua sơ chế, bảo quản, đóng góp lại, tính
chất cơ bản của hàng hoá không thay đổi.
Lượng hàng hoá xuất khẩu là lượng của một số hàng hoá xuất khẩu chủ yếu
được quy đổi về đơn vị tính là tấn.
Kim ngạch hàng hoá xuất khẩu là trị giá hàng hoá xuất khẩu được quy đổi về
USD. (đối với những tờ khai có nguyên tệ khác USD thì được quy đổi về USD
theo tỷ giá ngoại tệ do NHNN công bố).
Lượng hàng hoá nhập khẩu là lượng của một số hàng hoá nhập khẩu chủ yếu
được quy đổi về đơn vị tính là tấn, bộ hoặc chiếc.

5


Kim ngạch hàng hoá nhập khẩu là trị giá hàng hoá nhập khẩu được quy đổi về
USD.(đối với những tờ khai có nguyên tệ khác USD thì được quy đổi về USD
theo tỷ giá ngoại tệ do NHNN công bố).
Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá theo nước/vùng lãnh thổ là trị giá hàng hoá
của Việt Nam xuất khẩu sang một nước/vùng lãnh thổ (theo quy chế Thống kê
Nhà nước về Hải quan). Nước/vùng lãnh thổ là nơi cuối cùng hàng đến mà không
tính nước/vùng lãnh thổ trung gian.
Kim ngạch nhập khẩu hàng hoá theo nước/vùng lãnh thổ là trị giá hàng hoá
nhập khẩu vào Việt Nam từ một nước/vùng lãnh thổ (theo quy chế Thống kê Nhà
nước về Hải quan).
Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá theo loại hình kinh tế là trị giá xuất khẩu hàng
hoá của từng loại hình kinh tế.
Kim ngạch nhập khẩu hàng hoá theo loại hình kinh tế là trị giá nhập khẩu hàng

hoá của từng loại hình kinh tế.
Hiện nay, Hải quan thống kê kim ngạch xuất nhập khẩu theo hai loại hình
doanh nghiệp chính là doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước và doanh nghiệp có
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của tỉnh, thành phố là kim ngạch xuất khẩu của
các doanh nghiệp có mã số thuế đăng ký ở tỉnh, thành phố đó.
Kim ngạch nhập khẩu hàng hoá của tỉnh, thành phố là kim ngạch nhập khẩu
của các doanh nghiệp có mã số thuế đăng ký ở tỉnh, thành phố đó.

6


II. Các nguyên nhân gây nên thâm hụt tài khoản vãng lai
1. Khả năng cạnh tranh của quốc gia trên thị trường quốc tế
Trong dài hạn, thâm hụt cán cân thương mại của một nước có thể bị ảnh hưởng
bởi khả năng cạnh tranh tương đối của nền công nghiệp sản xuất hàng hóa của
nước đó. Nếu một quốc gia trở nên kém cạnh tranh thì xuất khẩu sẽ suy giảm
tương đối so với nhập khẩu.
Ví dụ: Trong những năm 1950 và 1960, nước Anh không có sự thâm hụt
thương mại lớn như hiện nay. Thế nhưng đến những năm 1970, 1980 thì chúng ta
bắt đầu thấy sự gia tăng một cách ổn định của thâm hụt thương mại. Đặc biệt là
thâm hụt thương mại trong sản xuất hàng hóa. Điều này đã cho thấy nền công
nghiệp sản xuất hàng hóa của Anh đã trở nên kém cạnh tranh. Ta có thể giải thích
hiện tượng này là do hàng hóa của Anh không thể cạnh tranh lại với hàng hóa giá
rẻ từ Trung Quốc hay năng suất lao động của Anh thấp hơn của Đức. Có nhiều yếu
tố xác định khả năng cạnh tranh tương đối như: mức lương, năng suất lao động, cơ
sở hạng tầng…

7



Biểu đồ 1. UK Trade in Goods and Services
2. Tăng trưởng kinh tế
Thâm hụt cán cân thương mại có thể do tăng trưởng kinh tế nhanh chóng gây
nên. Khi nền kinh tế đang phát triển thì người dân sẽ tiêu dùng nhiều hàng hóa
nhập khẩu hơn. Thâm hụt tài khoản vãng lai có thể là một sự phản ánh của tăng
trưởng kinh tế cao và tỷ lệ thất nghiệp thấp, đó là một điều tốt. Tuy nhiên, thâm
hụt cũng có thể là do nền kinh tế tăng trưởng quá nhanh gây nên lạm phát cao
trong nước nên người dân ơhair tiêu dùng hàng nhập khẩu để tránh giá cao trong
nước.
Ví dụ: Ở Anh vào cuối những năm 1980 thì nền kinh tế Anh bùng nổ làm tăng
chi tiêu tiêu dùng và lạm phát. Điều này làm cán cân thanh toán vãng lai bị thâm
hụt. Nhưng suy thoái kinh tế năm 1992 đã dẫn đến sự cải thiện và có thặng dư
trong tài khoản vãng lai do người tiêu dùng giảm chi tiêu.
Lưu ý: Tăng trưởng kinh tế ở Trung Quốc đã không gây ra một thâm hụt tài
khoản vãng lai bởi vì sự tăng trưởng đã được dẫn đầu bởi xuất khẩu.
Một đất nước với một tỷ lệ tiết kiệm thấp và tỷ lệ chi tiêu cao thông thường sẽ
có một thâm hụt tài khoản vãng lai cao hơn.
3. Tỷ lệ tiết kiệm
Thâm hụt cán cân thương mại cũng có thể cho thấy tỷ lệ tiết kiệm quá thấp.
Khi tỷ lệ tiết kiệm thấp người dân sẽ tiêu dùng nhiều hơn, và tỉ lệ đầu tư cũng thấp
hơn. Hay nói cách khác thì người dân thích chi tiêu cho hiện tại hơn là đầu tư cho
một cuộc sống tốt hơn trong tương lai.
Ví dụ: Ở Trung Quốc có tỷ lệ tăng trưởng kinh tế là 10% những vẫn có thặng
dư trong tài khoản vãng lai chứng tỏ một tỷ lệ tiết kiệm cao. Trong khi đó, sự thâm
8


hụt trong cán cân thanh toán của Mỹ một phần là do tỷ lệ tiết kiệm thấp và mức độ
nợ cao của cá nhân.

4. Tỷ giá hối đoái
Về mặt lý thuyết thì tỷ giá hối đoái sẽ có tác động vào các tài khoản vãng
lai.Nếu đồng nội tệ được định giá quá cao thì hàng hóa nhập khẩu sẽ trở nên rẻ
hơn, dẫn đến một sự gia tăng trong số lượng nhập khẩu. Mặt khác, đồng nội tệ
định giá quá cao cũng sẽ làm cho hàng hóa xuất khẩu trở nên kém cạnh tranh, làm
giảm số lượng xuất khẩu. Do đó dẫn đến thâm hụt thương mại.
Ngược lại, nếu như có một sự phá giá đồng bạc (giảm giá đồng nội tệ) sẽ làm
hàng hóa xuất khẩu rẻ hơn so với hàng hóa nước ngoài, nó sẽ trở nên cạnh tranh
hơn, tăng số lượng hàng hóa xuất khẩu. Giả sử nhu cầu xuất khẩu là tương đối đàn
hồi, sự mất giá đồng nội tệ sẽ dẫn đến tăng tổng giá trị tính bằng đồng nội tệ, do
đó sẽ cải thiện được cán cân thanh toán vãng lai.
Tương tự như vậy mất giá của đồng nội tệ, cũng sẽ dẫn đến sự gia tăng chi phí
mua hàng nhập khẩu. Điều này sẽ dẫn tới sự giảm nhu cầu nhập khẩu và cũng có
thể giúp giảm thâm hụt tài khoản hiện hành.
Hiện nay ở nhiều nước trên thế giới, khi cán cân thanh toán không thuận lợi thì
chính phủ thường đặt ra mục tiêu cải thiện cán cân thanh toán. Và một trong
những công cụ được thực hiện để cải thiện cán cân thanh toán là tỷ giá hối đoái.
Sự thay đổi tỷ giá hối đoái phụ thuộc vào độ co giãn của khối lượng xuất khẩu
và độ co giãn của khối lượng nhập khẩu. Một khi biết được các độ co giãn đó ta có
thể tính toán được sự thay đổi của tỷ giá để đạt được sự thay đổi mong muốn ở cán
cân thanh toán.

9


5. Tỷ lệ trao đổi
Tỷ lệ trao đổi biểu hiện mối quan hệ giữa giá mà một nước có thể chấp nhận
trả cho hàng hàng nhập khẩu với giá xuất khẩu hàng hóa của nước đó. Nói một
cách tổng quát, tỷ lệ trao đổi là tỷ số giữa giá xuất khẩu và giá nhập khẩu.
Nếu như sự cải thiện trong tỷ lệ trao đổi đem đến lượng ngoại tệ thu được do

xuất khẩu lớn hơn lượng ngoại tệ chi cho việc nhập khẩu thì sự cải thiện tỷ lệ trao
đổi trong trường hợp này dẫn đến sự thay đổi cán cân thương mại và cuối cùng là
cải thiện được cán cân thanh toán. Điều này có thể dược biểu hiện như sau: nếu
một nước có giá xuất khẩu cao hơn giá nhập khẩu thì mức sống tương ứng với
công sức bỏ ra sẽ cao hơn là nếu giá xuất khẩu thấp hơn giá nhập khẩu. Bởi vì
lượng hàng hóa xuất khẩu của nước đó có thể đổi lấy nhiều hàng hóa nhập khẩu
hơn.
6. Chu kì kinh tế
Thâmhụt thài khoản vãng lai cũng dao động theo chu kì kinh tế. Khi một quốc
gia trãi qua thời kì bùng nổ kinh tế thì đầu tư sẽ tăng nhanh hơn tiết kiệm nên sẽ
gây ra thâm hụ tài khoản vãng lai. Trong thời kì suy thoái kinh tế thì đầu tư sẽ rơi
nhanh hơn tiết kiệm nên tài khoản vãng lai sẽ có thặng dư. Tương tự như vậy, tổng
cầu (bao gồm cả cầu nhập khẩu) cũng sẽ tăng lên khi kinh tế phát triển và giảm khi
kinh tế suy thoái.
Ví dụ: ở Mỹ thâm hụt tài khoản vãng lai đạt đỉnh điểm vào giữa những năm
1980 khi kinh tế có sự bùng nổ mạnh mẽ và sụt giảm đến gần bằng 0 vào những
năm 1990 khi đất nước suy thoái.

10


7. Suy thoái ở các thị trường nước ngoài
Nếu những bạn hàng xuất khẩu chính của nước A đang lâm vào tình trạng suy
thoái kinh tế thì các nước đó mua ít hàng hóa từ nước A, làm giảm nhập khẩu của
nước A dẫn đến làm giảm cán cân thương mại.
Ví dụ: Suy thoái kinh tế của Mỹ hiện nay sẽ tác động trực tiếp đối với nước ta
trước hết là xuất khẩu, bởi Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Tác
động này thể hiện ở nhu cầu nhập khẩu hàng hoá của Mỹ đối với thế giới nói
chung và đối với Việt Nam nói riêng (là một trong 37 nước xuất khẩu lớn nhất vào
Mỹ, trong đó có một số mặt hàng đứng thứ hạng cao hơn như dệt may, hạt tiêu,

hạt điều, cà phê, đồ gỗ, thuỷ sản...) sẽ giảm.
8. Lạm phát cao
Lạm phát tăng mạnh đẩy giá hàng hóa lên cao, làm cho doanh nghiệp khó cạnh
tranh trên trường quốc tế. Bởi vì lạm phát cao sẽ dẫn đến hệ quả là giá các mặt
hàng trên thị trường bị đẩy lên mức cao mới, làm tăng chi phí đầu vào nên giá
thành sản phẩm của doanh nghiệp (DN) sẽ tăng thêm, tạo ra nhiều bất lợi khi cạnh
tranh với hàng xuất khẩu của các nước khác.

III. Thâm hụt tài khoản vãng lai là tốt hay xấu
Trước khi chuyển sang phần đánh giá khả năng ảnh hưởng của thâm hụt
thương mại và thâm hụt tài khoản vãng lai, chúng ta cần phải trả lời một câu hỏi
là: Nhập siêu và thâm hụt tài khoản vãng lai tốt hay xấu? Ơ đây, nếu chỉ nhìn vào
con số nhập siêu và thâm hụt tài khoản vãng lai thì chắc chắn sẽ không có câu trả
lời rõ ràng. Câu trả lời tùy thuộc vào tình hình kinh tế vĩ mô, cũng như phụ thuộc
vào tình hình tài khoản vốn. Tuy nhiên, có một điểm cần nhấn mạnh là bản thân

11


việc nhập siêu và thâm hụt tài khoản vãng lai về nguyên tắc là không tốt và cũng
không xấu. Nó chỉ xấu khi thâm hụt quá lớn và dẫn tới khủng hoảng cán cân thanh
toán, mất giá đồng tiền. Để đưa ra một nhận xét về mức độ thâm hụt cán cân
thương mại của một quốc gia là tốt hay xấu, chúng ta cần phải xem xét từng
trường hợp cụ thể, không thể chỉ nhìn vào con số thâm hụt/thặng dư thương mại
(hay thâm hụt/thặng du tài khoản vãng lai) để rồi cho rằng thâm hụt đó là xấu hay
tốt.
Tuy nhiên, dường như có một quan niệm phổ biến (không chỉ ở Việt Nam) là
nhập siêu và thâm hụt tài khoản vãng lai là không tốt và thể hiện một nền kinh tế
yếu kém và ngược lại xuất siêu và có thặng dư trên tài khoản vãng lai, thì quan
niệm này cho rằng thặng dư thương mại là điều tốt và thể hiện một nền kinh tế có

khả năng cạnh tranh tốt. Mặc dù trong một số ít trường hợp, quan niệm như trên
không phải là không đúng, nhưng theo lý thuyết kinh tế thì không hẳn là như vậy.
Trong nhiều trường hợp, thì thâm hụt cán cân thương mại là thể hiện một nền
kinh tế đang tăng trưởng tốt. Khi một nền kinh tế có tiềm năng tăng trưởng tốt, có
nhiều cơ hội đầu tư với lợi nhuận cao, nhu cầu đầu tư cao hơn khả năng tiết kiệm
trong nước, điều này sẽ làm cho các dòng vốn nước ngoài chảy vào quốc gia đó để
đáp ứng nhu cầu đầu tư.
Tức là một quốc gia có thể sử dụng nguồn lực của nước khác để phát triển kinh
tế trong nước. Một ví dụ điển hình là tài khoản vãng lai của nền kinh tế Hoa Kỳ
luôn ở trong tình trạng thâm hụt trong những năm gần đây. Điều này không thể
hiện Hoa Kỳ là một nền kinh tế yếu kém. Ngược lại, một tài khoản vãng lai có
thặng dư lại có thể là dấu hiệu bất ổn của nền kinh tế, dòng vốn trong nước chảy ra
nước ngoài tìm kiếm những cơ hội đầu tư tốt hơn. Tức là nguồn lực không được
sử dụng cho phát triển nền kinh tế trong nước. Và trong nhiều trường hợp khác, thì
sự mất cân bằng của cân cân thương mại (thặng dự hay thâm hụt) chẳng phải là
một dấu hiệu nghiêm trọng nào.
12


Tuy nhiên, trong một số trường hợp, thì thâm hụt thương mại (nhập siêu) và hệ
quả là thâm hụt tài khoản vãng lai thực sự gây ra nhiều vấn đề cho một số nước.
Nhiều nước đã lâm vào khủng hoảng (khủng hoảng nợ, khủng hoảng đồng tiền)
sau khi có mức thâm hụt thương mại lớn, thường xuyên và lâu dài. Điển hình là
cuộc khủng hoảng Châu Á những năm 1997-1998.

IV. Kinh nghiệm giảm nhập siêu từ các nước
1. Các nước Asean
Ba quốc gia ASEAN gồm Malaysia, Thái Lan và Philippines đã nỗ lực vươn
lên để thay thế các quốc gia ngoài châu Á trong nhóm 10 thị trường xuất khẩu
hàng hóa lớn nhất vào Trung Quốc những năm gần đây. Trong đó, Malaysia sớm

thâm nhập thị trường Trung Quốc từ đầu thập kỷ 1990 với kim ngạch xuất khẩu
852 triệu đô la Mỹ và liên tục đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này (thập kỷ
1990 tăng bình quân 20,46%/năm, trong khi xuất khẩu ra thị trường thế giới nói
chung chỉ tăng 12,80%/năm), cho nên quy mô xuất khẩu sang thị trường Trung
Quốc năm 2008 đã đạt 34,644 tỉ đô la Mỹ, chiếm 17,36% tổng kim ngạch xuất
khẩu ra thị trường thế giới của Malaysia.
Tương tự, Thái Lan tuy cũng thâm nhập thị trường Trung Quốc sớm và liên tục
đẩy mạnh xuất khẩu nhưng với xuất phát điểm chỉ là 386 triệu đô la Mỹ, cho nên
quy mô xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc của Thái Lan chỉ đứng thứ ba với
23,245 tỉ đô la Mỹ, chiếm 13,07% trong tổng kim ngạch xuất khẩu ra thị trường
thế giới của quốc gia này.
Khác với hai quốc gia nói trên, từ xuất phát điểm chỉ là 90 triệu đô la Mỹ năm
1990, gần hai thập kỷ vừa qua Philippines đã dồn mọi sức lực để đẩy mạnh xuất
khẩu sang Trung Quốc. Nếu như nhịp độ tăng xuất khẩu sang thị trường Trung

13


Quốc trong thập kỷ 1990 chỉ mới cao gấp đôi so với nhịp độ tăng xuất khẩu ra thị
trường thế giới nói chung (33,98%/năm so với 16,65%/năm), thì tám năm gần đây
các tỷ lệ này là 39%/năm và 3,6%/năm. Điều này giúp kim ngạch xuất khẩu của
Philippines chỉ riêng sang thị trường Trung Quốc đã đạt 23,363 tỉ đô la Mỹ, chiếm
tới 47,66% tổng kim ngạch xuất khẩu ra thị trường thế giới của quốc gia này.
Có thể khẳng định, để tăng mạnh xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, cả ba
quốc gia ASEAN nói trên không thể trông chờ vào nguồn tài nguyên thiên nhiên
vốn rất hạn chế của mình, thay vào đó là dựa trên cơ sở phát triển của các ngành
công nghiệp phụ trợ nhằm cung cấp các nguyên phụ liệu, linh kiện, phụ tùng cho
thị trường Trung Quốc.
Nói cách khác, sự phát triển xuất khẩu bền vững sang thị trường Trung Quốc
của Malaysia, Thái Lan, Philippines là do họ đã chiếm được những vị trí nhất định

trong các chuỗi giá trị gia tăng của Trung Quốc và góp phần đáng kể trong các sản
phẩm "made in China". Có lẽ đây là bài học mà Việt Nam rất cần tham khảo trong
việc "giải bài toán" nhập siêu vốn đang ngày càng trở nên nghiêm trọng, trong đó
chủ yếu là nhập siêu từ Trung Quốc.
2. Kinh nghiệm của Hàn Quốc
Hàn Quốc từng được biết đến như một trong những nước nông nghiệp nghèo
nhất thế giới. Cho đến năm 1962, khi bắt đầu bước vào thực hiện kế hoạch phát
triển kinh tế 5 năm lần thứ nhất (1962 -1966), GDP bình quân đầu người là 87
USD đã phản ánh rằng Hàn Quốc vẫn chưa thể thoát khỏi cảnh nghèo nàn, lạc hậu
sau gần thập kỷ nỗ lực khôi phục lại nền kinh tế đã bị tàn phá nặng nề bởi cuộc
Chiến tranh thế giới lần thứ hai và tiếp đó là cuộc chiến Nam – Bắc Triều Tiên.
Thế nhưng chỉ hơn 25 năm sau, vào cuối thập kỷ 80, Hàn Quốc đã đạt được
những thành tựu kinh tế được cả thế giới biết đến như “Kỳ tích trên sông Hàn”. Đó
là một quá trình phi thường đã nhanh chóng giúp cải tạo nền kinh tế Hàn Quốc,
14


đánh dấu một bước ngoặt trong lịch sử của đất nước. Để có được một Hàn Quốc
như ngày nay, Chính phủ Hàn Quốc đã áp dụng hàng loạt các biện pháp nhằm
quản lý, điều tiết nền kinh tế, trong đó đặt trọng tâm là hướng về xuất khẩu.
Chính sách hướng về xuất khẩu: Trong những năm 60, nền kinh tế Hàn Quốc
đang phải đối mặt với những khó khăn lớn; không có thị trường trong nước cho
các loại hàng hóa sản xuất, tài nguyên thiên nhiên nghèo nàn. Để đối phó với vấn
đề này, Chính phủ Hàn Quốc đã thực hiện chính sách hướng về xuất khẩu với 2
bước đi quan trọng đó là khuyến khích và tăng cường tiết kiệm thông qua việc
tăng lãi suất, cải thiện thâm hụt thương mại bằng việc phá giá đồng nội tệ. Bên
cạnh đó, Chính phủ Hàn Quốc đã thực hiện hàng loạt biện pháp nhằm hỗ trợ xuất
khẩu như giảm thuế nhập khẩu, hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp xuất khẩu
một cách hợp lý, ưu đãi về tài chính cho các ngành công nghiệp mũi nhọn, điều
chỉnh chế độ tỷ giá linh hoạt, mục tiêu xuất khẩu được cụ thể hóa bởi Chính phủ

và khen thưởng, động viên từ Tổng thống Hàn Quốc.
Sau hàng loạt những chính sách của Chính phủ, kết quả đạt được là hết sức khả
quan. Hàn Quốc trở thành một trong những quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế
nhanh nhất thế giới với kim ngạch xuất khẩu tăng từ 41 triệu USD năm 1960 lên
1.048 triệu USD vào năm 1970.
Thành công từ chính sách tỷ giá: Để có được những kết quả trên, Hàn Quốc đã
khá thành công trong việc sử dụng công cụ tỷ giá hối đoái để thực hiện công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thông qua chiến lược hướng vào xuất khẩu, cải
thiện cán cân thanh toán quốc tế và đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế. Từ thực tiễn
thành công của Hàn Quốc, một số kinh nghiệm được rút ra như sau:
Một là, Hàn Quốc là tấm gương kiên nhẫn theo đuổi chính sách phá giá tiền tệ
để tăng trưởng xuất khẩu. Đối với một quốc gia phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu
các mặt hàng máy móc, nguyên liệu, thiết bị và công nghệ cũng như vay nợ nước

15


ngoài để đầu tư thì việc phá giá tiền tệ có thể làm giảm tăng trưởng do tác động
làm cản trở đầu tư lớn hơn khuyến khích xuất khẩu. Tuy nhiên, sự khôn ngoan của
Hàn Quốc chính là việc mở rộng xuất khẩu ở quy mô lớn kết hợp với các nhân tố
khác làm giảm chi phí nhập khẩu và gánh nặng nợ. Thực tế cho thấy, sau khi phá
giá mạnh đồng Won, Hàn Quốc đã tăng cường năng lực sản xuất và đẩy mạnh xúc
tiến thương mại nên đã đạt tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao.
Hai là, tỷ giá KRW/USD được điều chỉnh theo hướng giảm giá trị đồng nội tệ
trong một thời gian dài song song với quá trình Hàn Quốc chuyển từ chế độ tỷ giá
cố định sang thả nổi. Nghệ thuật phá giá tiền tệ ở Hàn Quốc chính là nhờ sử dụng
linh hoạt các yếu tố thị trường và chỉ điều chỉnh khi cần thiết. Chính phủ Hàn
Quốc đã rất chủ động tạo ra các điều kiện thuận lợi để đảm bảo tỷ giá KRW/USD
không cản trở tới hoạt động xuất khẩu: khi USD lên giá, chính phủ để thị trường
tự điều tiết, còn khi USD giảm giá, Chính phủ đã tăng cung đồng KRW nhằm có

lợi cho xuất khẩu.
Ba là, sau việc phá giá tiền tệ, Hàn Quốc đã có biện pháp thích hợp để loại bỏ
khả năng giảm giá kéo dài của nội tệ và sau đó củng cố các nhân tố thị trường
khác giúp cho tỷ giá duy trì ở mức độ ổn định. Sự ổn định của tỷ giá KRW/USD
đạt được là do Chính phủ Hàn Quốc đã duy trì được một biên độ dao động ổn định
suốt trong thời gian dài. Điều này thực sự có lợi cho nhà đầu tư trong nước và thu
hút vốn đầu tư của nước ngoài. Vì vậy, Hàn Quốc là một trong số ít nước vực dậy
sau khủng hoảng tài chính tiền tệ Đông Nam Á nhanh nhất và thực hiện chiến lược
phát triển kinh tế, ứng dụng công nghệ hiện đại nâng cao chất lượng sản phẩm
phục vụ mục tiêu hướng về xuất khẩu.
Bốn là, không nên neo giữ đồng bản tệ với một ngoại tệ mạnh. Kinh nghiệm từ
cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ châu Á cho thấy, một trong những nguyên
nhân quan trong gây ra khủng hoảng trong giai đoạn đó là các nước trong khu vực
neo giữ tỷ giá đồng bản tệ với ngoại tệ duy nhất là USD. Sự ổn định này chỉ mang
16


tính nhất thời và có ảnh hưởng tích cực tới tâm lý nhà đầu tư. Nhà đầu tư tin tưởng
vào sự ổn định tiền tệ và nền kinh tế khi đồng USD mất giá. Tuy nhiên, khi USD
lên giá mạnh đã làm yếu đi khả năng cạnh tranh của các nước có đồng tiền gắn
chặt với USD.

B. TÌNH HÌNH NHẬP SIÊU CỦA VIỆT NAM - NGUYÊN NHÂN VÀ ẢNH
HƯỞNG

I. Khái quát tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam qua các năm:
1. Kim ngạch xuất nhập khẩu qua các năm
Nền kinh tế Việt Nam được đánh giá như là một nền kinh tế mới nổi trong
nhóm các nước đang phát triển. Sau 25 năm đổi mới, Việt Nam đã gia nhập nhóm
nước có thu nhập trung bình với tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 10 năm qua

là 7,26%, đây là con số rất đáng khích lệ. Một trong những bộ phận cấu thành nên
nền kinh tế quốc dân là hoạt động ngoại thương, cụ thể là hoạt động xuất nhập
khẩu. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu, nền kinh tế đất nước muốn phát
triển phải nhờ xuất khẩu. Tuy nhiên, hiện nay tình hình nhập siêu ở nước ta đang ở
trong tình trạng báo động. Để hiểu rõ tình trạng trên, trước hết chúng ta hãy xem
qua tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam qua các năm. Bảng số liệu sau phản
ánh khái quát nhất khối lượng xuất nhập khẩu cũng như cán cân thương mại Việt
Nam qua từ năm 1986 đến nay.

17


Bảng 1: Tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam qua các năm
Đơn vị: Triệu USD
YEAR
1986
1987
1988
1989
1990
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000

2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010

TOTAL
2944
3309
3795
4512
5156
4425
5122
6909
9880
13604
18400
20777
20860
23283
30119.2
31247.1
36451.7
45405.1

58453.8
69208.2
84717.3
111326.1
143398.9
126546.6
156993.1

EXPORTS
789
854
1038
1946
2404
2087
2581
2985
4054
5449
7256
9185
9360
11541
14482.7
15029.2
16706.1
20149.3
26485.0
32447.1
39826.2

48561.4
62685.1
57096.3
72191.9

IMPORTS BALANCE
2155
-1366
2455
-1601
2757
-1719
2566
-620
2752
-348
2338
-251
2541
40
3924
-939
5826
-1772
8155
-2706
11144
-3888
11592
-2407

11500
-2139
11742
-201
15636.5
-1153.8
16217.9
-1188.7
19745.6
-3039.5
25255.8
-5106.5
31968.8
-5483.8
36761.1
-4314.0
44891.1
-5064.9
62764.7
-14203.3
80713.8
-18028.7
69450.3
-12354.1
84801.2
-12609.3
Nguồn: Tổng cục thống kê

Sau 25 năm đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã trải qua nhiều giai đoạn phát
triển với những thuận lợi, khó khăn nhất định. Trong mỗi thời kì như vậy, có rất

nhiều yếu tố tác động tới hoạt động xuất nhập khẩu, gây ra những biến động có
ảnh hưởng không nhỏ tới cán cân thương mại của đất nước. Để hiểu rõ tình hình ở

18


từng thời kì, trong bài viết này, người viết xin chia quá trình phát triển ở Việt Nam
thành 3 giai đoạn lớn sau:
• Giai đoạn 1986 – 1996 : ứng với thời gian Việt Nam vừa đổi mới, bước đầu
gia nhập vào thương mại thế giới, nền kinh tế còn non trẻ cũng như sự thiếu kinh
nghiệm của chính phủ, các nhà lãnh đạo cấp cao trong việc thực hiện các chính
sách kinh tế.
• Giai đoạn 1997 – 2006: ứng với thời kì Việt Nam chịu ảnh hưởng từ cuộc
khủng hoảng Thái Lan, nền kinh tế hồi phục, phát triển và mở rộng quan hệ giao
thương với các nước trên thế giới.
• Giai đoạn 2007 đến nay: Việt Nam hội nhập toàn cầu sâu sắc với việc tham
gia tồ chức thương mại thế giới WTO, đồng thời đối mặt với cuộc khủng hoảng
kinh tề thế giới.
1.1 . Giai đoạn 1986 – 1996:

Biểu đồ 2: Kim ngạch xuất nhập khẩu giai đoạn 1986 - 1996
19


Nguồn: Tổng cục thống kê
Dựa vào biểu đồ ta thấy trị giá xuất nhập khẩu của Việt Nam ít thay đổi trong
những năm từ 1986 đến 1993, có xu hướng tăng nhẹ từ năm 1994. Tồng kim
ngạch xuất nhập khẩu đạt 2944 triệu USD năm 1986, tăng lên đến 18400 triệu
USD năm 1996, tăng 6,25 lần. Trị giá xuất khẩu tăng từ 789 triệu USD năm 1986
lên 7256 triệu USD năm 1996. Trị giá nhập khẩu tăng từ 2155 triệu USD năm

1986 đến 11144 triệu USD năm 1996.
Giải thích cho hiện tượng này, ta thấy đặc trưng của chế độ tỷ giá Việt Nam
trong thời kỳ này là cố định - đa tỷ giá, nó không những không thể hiện vai trò
điều tiết tỷ giá hối đoái trong việc cân bằng cán cân thanh toán, điều tiết tái sản
xuất mà còn kìm hãm các hoạt động kinh tế đối ngoại của nước ta. Hơn nữa, đây
là giai đoạn Việt Nam vừa mở cửa giao thương với thế giới, vẫn còn bỡ ngỡ và
chưa năng động gia nhập thị trường quốc tế.
Ngoài ra, ta có thể thấy năm 1992 là một năm rất khác biệt, là năm duy nhất có
trị giá xuất khẩu lớn hơn trị giá nhập khẩu, với cán cân thương mại thặng dư 40
triệu USD.
1.2. Giai đoạn 1997 – 2006:

20


Biểu đồ 3: Kim ngạch xuất nhập khẩu giai đoạn 1997 - 2006
Nguồn: Tổng cục thống kê
Dựa vào biểu đồ ta thấy trị giá xuất nhập khẩu của Việt Nam ít thay đổi trong
những năm 1997 – 1999, nhưng tăng nhanh và mạnh kể từ năm 2000 trở đi. Trị
giá nhập khẩu vẫn cao hơn trị giá xuất khẩu, với xuất khẩu tăng từ 9185 triệu USD
năm 1997 lên 39826,2 triệu USD năm 2006; và nhập khẩu tăng từ 11592 triệu
USD năm 1997 lên 44891,1 triệu USD năm 2007.
Trong giai đoạn này, tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu không ổn định. Năm
2001, tăng trưởng xuất nhập khẩu chỉ đạt 3,7% do tình tình kinh tế - chính trị thế
giới biến động. Chỉ số này đã được cải thiện vào năm 2002, và bứt phá trong hai
năm 2004-2005. Tốc độ tăng trương trung bình hàng năm là 20,5%.
Ta có thể thấy năm 1997 với cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á từ Thái Lan
đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế các nước trong khu vực. Tuy Việt
Nam không bị kéo vào cuộc khủng hoảng nói trên, nhưng vì thị trường chính của
nước ta lúc đó là các nước ASEAN nên trị giá xuất nhập khẩu của nước ta không

thay đổi trong suốt những năm xảy xa khủng hoảng.
21


Từ năm 2000, nến kinh tế khu vực hồi phục cùng với sự gia nhập vào ASEAN
(1995), ASEM (1997), APEC (1998), Việt Nam mở rộng giao thương với nhiều
nước trên thế giới giúp cho tình hình xuất nhập khẩu khả quan với mức tăng
trưởng bình quân hàng năm là 20,5%.
1.3. Giai đoạn 2007 – 2010:

Biểu đồ 4 : Kim ngạch xuất nhập khẩu giai đoạn 2007-2010
Nguồn: Tổng cục thống kê
Nhìn biểu đồ ta thấy trị giá xuất nhập khẩu tăng qua các năm, ngoại trừ năm
2009. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2007 là 111326,1 triệu USD, năm
2010 lả 156933,1 triệu USD. Trị giá xuất khẩu tăng từ 48561.4 triệu USD năm

22


2007 lên 72191,9 triệu USD năm 2010. Trị giá nhập khẩu tăng từ 62764,7 triệu
USD năm 2007 lên 84801,2 triệu USD năm 2010.
Tốc độ tăng trưởng tiếp tục giữ ở mức cao, đặc biệt năm 2007 là 28,9%, cao
nhất từ trước tới nay. Lý do là đầu năm 2007 Việt Nam gia nhập vào WTO, đã tạo
bước tiến giúp Việt Nam thúc đẩy thương mại mua bán với các nước trên thế giới.
Năm 2009, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, nhiều thị trường xuất
khẩu bị thu hẹp, cắt giảm đơn hàng, giá xuất khẩu giảm dẫn đến kim ngạch xuất
khẩu hàng hóa giảm 9,8% so với năm 2008. Năm 2010, tổng kim ngạch xuất khẩu
của Việt Nam ước đạt 71,6 tỷ USD tăng 25,5% so với năm 2009, về giá trị kim
ngạch xuất khẩu tăng 14,5 tỷ USD.
Nhìn chung, cùng với những thành tựu kinh tế-xã hội trong 20 năm đổi mới

kinh tế, thương mại quốc tế của Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc trên
nhiều mặt: qui mô, tốc độ tăng trưởng, cơ cấu nhóm ngành hàng, thị trường,... góp
phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, ổn định chính trị trong nước, mở rộng
quan hệ hội nhập kinh tế quốc tế.
2. Cơ cấu hàng xuất nhập khẩu
2.1. Cơ cấu hàng xuất khẩu
2.1.1 Giai đoạn 1986 – 1996

23


Biểu đồ 5: Kim ngạch một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam giai
đoạn 1986 - 1996
Nguồn: Tổng cục thống kê
Nhìn vào giai đoạn 1986 – 1996 ta thấy một sự chuyển biến ban đầu tích cực
của ngành xuất khẩu Việt Nam. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ta liên tục gia
tăng kim ngạch không ngừng. Nếu như năm 1986 ta chưa có mặt hàng xuất khẩu

24


nào trên 200 triệu USD thì đến năm 1996 con số này đã lên tới 7 trong đó có dầu
thô và hàng may mặc đạt trên 1 tỷ USD. Tuy nhiên cơ cấu nhóm hàng xuất trong
giai đoạn này không đa dạng mà chủ yếu là nguyên liệu thô, nông sản, thủy sản,
thành phẩm có hàm lượng nguyên liệu và lao động cao như hàng dệt may gia công
và giày dép.

Bảng 2: Cơ cấu hàng xuất khẩu theo mức độ chế biến

Tỷ trọng hàng thô hay mới sơ chế

Tỷ trọng hàng chế biến hay tinh chế

1986-1990
70,1
29,9

1991-1995
74,6
25,4

Nguồn: Tổng cục thống kê
Nhìn vào bảng trên ta thấy trong giai đoạn 1986-1996 cơ cấu hàng xuất khẩu
của Việt Nam chủ yếu là những sản phẩm thô hay mới sơ chế chiếm tới trên 70%.
Việc xuất khẩu chủ yếu dựa vào nông, lâm, thủy hải sản và nguyên liệu khai thác
từ tài nguyên thiên nhiên như vậy làm cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam gặp
nhiều bất lợi. Một là xuất khẩu nguyên liệu thô thì giá thấp đồng thời không tận
dụng được nguồn lao động dồi dào và giúp phát triển các ngành dịch vụ có liên
quan. Hai là công nghệ bảo quản và vận chuyển sản phẩm nông, lâm, thủy sản của
nước ta chưa cao làm giảm sút giá trị của các mặt hàng này khi xuất khẩu. Ví dụ
như gạo xuất khẩu từ cảng Việt Nam thì đạt chất lượng hạt dài 7 ly, trắng, thơm
nhưng sau nhiều ngày vận chuyển sang tới nước nhập khẩu thì gạo đổi màu, ko
còn thơm và bị gãy nhiều gây thiệt hại rất lớn cho doanh nghiệp xuất khẩu. Ba là
giá cả xuất khẩu các mặt hàng này không ổn định bấp bênh tác động mạnh đến
hoạt động sản xuất kinh doanh trong và ngoài nước (thấy rõ hơn tác động ở giai
đoạn sau).

25



×