Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Giáo trình giản yếu về từ vựng và ngữ nghĩa tiếng việt phần 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (457.37 KB, 70 trang )

đại học huế
trung tâm đào tạo từ xa
gs.ts. đỗ hữu châu

Giản yếu về từ
vựng và ngữ nghĩa
tiếng việt
(tái bản lần thứ tư )

Nhà xuất bản đại học Huế- 2012


Mở đầu

Khái quát về từ vựng học
I - Định nghĩa
Ngôn ngữ với tư cách là một hệ thống các đơn vị chưa đi vào
hoạt động giao tiếp, gồm ba bộ phận lớn: ngữ âm, từ vựng, ngữ
pháp. Từ vựng học là một chuyên ngành ngôn ngữ học có nhiệm
vụ nghiên cứu từ vựng của ngôn ngữ. Từ vựng là tập hợp các từ
và các đơn vị tương đương với từ.
Từ vựng học đại cương là một trong những chuyên ngành của
Ngôn ngữ học đại cương, có nhiệm vụ xây dựng những lí thuyết,
những khái niệm khái quát, cơ bản và những phương pháp chỉ đạo
việc nghiên cứu từ vựng của các ngôn ngữ cụ thể. Từ vựng học cụ
thể là từ vựng học có nhiệm vụ nghiên cứu từ vựng của từng ngôn
ngữ cụ thể. Giáo trình này là giáo trình từ vựng học cụ thể, có đối
tượng nghiên cứu là từ vựng của tiếng Việt. Nó là một bộ phận của
Việt ngữ học.
Từ vựng của một ngôn ngữ có thể được nghiên cứu trong sự
hình thành, biến đổi cả về hình thức ngữ âm, cả về nội dung ý


nghĩa trong lịch sử. Ví dụ, từ no trong tiếng Việt hiện nay được
dùng để chỉ cảm giác của dạ dày khi đã chứa đủ lượng thực
phẩm, nhưng vào thế kỉ XVII nó được dùng với nghĩa rộng rãi
hơn, chỉ sự đầy đủ, trọn vẹn:
Gồm no văn vũ mọi tài
(Thiên Nam ngữ lục)
Đó là nhiệm vụ nghiên cứu của từ vựng học lịch sử.
Từ vựng học miêu tả, còn gọi là từ vựng học đồng đại, có
nhiệm vụ nghiên cứu từ vựng của một ngôn ngữ trong trạng thái
hiện nay của nó, tạm thời không tính đến sự biến đổi trong lịch
3


sử. Giáo trình này là giáo trình từ vựng học miêu tả về tiếng Việt.
Những bộ phận cụ thể thường được giải quyết trong từ vựng
học miêu tả là:
1. Xác định cái đơn vị gọi là từ của ngôn ngữ đang nghiên
cứu là gì, như thế nào, chúng được cấu tạo ra sao.
2. Nghĩa của từ là gì.
3. Các bộ phận hợp thành từ vựng của một ngôn ngữ là gì,
quan hệ giữa các từ và các đơn vị tương đương với từ trong từng
bộ phận đó ra sao.
4. Các từ đã hoạt động như thế nào để tạo nên các câu và các
ngôn bản trong giao tiếp.
Những bộ phận trên đây sẽ được cụ thể hoá khi chúng ta đi
sâu vào từ vựng học miêu tả tiếng Việt.
Ii - Phương pháp nghiên cứu
Chúng ta vận dụng phương pháp hệ thống động (còn có thể
gọi là phương pháp hệ thống - chức năng) để nghiên cứu từ vựng.
Theo phương pháp này thì:

1. Chúng ta quan niệm rằng từ vựng của một ngôn ngữ
không phải là sự tập hợp ngẫu nhiên các từ và các đơn vị tương
đương với từ giống như một đống gạch hay một đống cát, giữa
chúng không có quan hệ gì. Từ vựng của một ngôn ngữ là một hệ
thống có tổ chức, giữa các đơn vị hợp thành (tức các từ và các
đơn vị tương đương với từ) có những quan hệ nhất định. Do đó,
để xác định được đặc tính của một đơn vị nào đấy phải tìm ra
những quan hệ giữa đơn vị đó với các đơn vị khác, đặc điểm đích
thực của một đơn vị chỉ được phát hiện ra khi chúng ta đối lập nó
với các đơn vị khác trong từ vựng. Ví dụ, để xác định được nghĩa
và phạm vi sử dụng của một từ đơn giản như là từ lúa, chúng ta
phải đối lập nó với các từ như thóc, gạo, cơm, trấu, ngô, khoai,
đỗ, kê,... Đó là những từ mà sau này chúng ta sẽ biết là những từ
cùng nằm trong một quan hệ dọc, một trường từ vựng ngữ nghĩa.
Lại phải đặt nó trong quan hệ ngang như trồng lúa, cấy lúa, gặt
4


lúa, hạt lúa, đổ lúa vào bồ,... (trong khi đó không có quan hệ
ngang như trồng thóc, cấy thóc, gặt thóc),...
2. Từ vựng là một hệ thống cực lớn của ngôn ngữ. Nó gồm
hàng chục vạn, có khi còn nhiều hơn nữa các đơn vị từ vựng gồm
rất nhiều hệ thống nhỏ hơn, các hệ thống này lại chia thành
những hệ thống nhỏ hơn nữa. Vì vậy, khi nghiên cứu một đơn vị
từ vựng nào đó, phải đặt nó trong hệ thống con của nó. Và quan
hệ trong hệ thống từ vựng trước hết là quan hệ giữa các hệ thống
con với nhau.
3. Tính hệ thống của từ vựng không chỉ thể hiện trong quan
hệ giữa các từ với các từ trong hệ thống con mà còn thề hiện
trong nội bộ một từ. Nghiên cứu từ vựng theo quan điểm hệ thống

còn phải phát hiện ra tính hệ thống bên trong một từ, trong nội
bộ từ.
4. Giữa các hệ thống con trong lòng từ vựng có sự giao chéo
nhau. Có những đơn vị từ vựng vừa thuộc hệ thống con này, vừa
thuộc hệ thống con kia. Trở lại ví dụ về từ lúa từ này vừa thuộc
hệ thống con chỉ các loại hạt, vừa thuộc hệ thống con chỉ các loại
cây. Trái lại, từ thóc chỉ nằm trong hệ thống con chỉ các loại
"hạt", mà không nằm trong hệ thống con chỉ các loại "cây"
(không nói, ví dụ "trồng thóc ngoài ruộng", "thợ gặt thóc"). Như
thế, hệ thống từ vựng (và hệ thống nói chung) là một hệ thống
mở, mỗi hệ thống gồm một nhóm đơn vị thuộc trung tâm và
những đơn vị nằm trong vùng ngoại vi, nghĩa là những đơn vị
vừa thuộc hệ thống này vừa thuộc hệ thống kia. Trong ví dụ vừa
dẫn thì từ thóc thuộc nhóm từ trung tâm của hệ thống chỉ các
loại hạt, còn từ lúa ở vùng ngoại vi.
5. Hệ thống không phải là một cái gì khép kín, cố định, cứng
nhắc. Trái lại, nó là cái gì đó luôn luôn vận động, có sự chuyển
hoá thường xuyên giữa các đơn vị từ hệ thống này sang hệ thống
kia trong khi nó vẫn thuộc hệ thống cũ của nó. Ví dụ, từ điện.
Thoạt đầu từ này ra đời chỉ một dạng năng lượng mới ở Việt

5


Nam, hoạt động trong từ loại danh từ. Thế rồi, nó được dùng với
nghĩa "một văn bản được gửi bằng điện" (một bức điện). Như thế
nó đã chuyển từ trường "dạng năng lượng" sang trường chỉ các
thông điệp, các văn bản được gửi đi (cùng trường với từ thư,
thông điệp, công văn,...). Hiện nay, ngoài nghĩa danh từ, nó đã
được dùng với nghĩa động từ như trong câu "Có gì anh điện ngay

cho tôi.".
Quan niệm hệ thống động nói một cách sơ lược là như vậy.
Vận dụng quan niệm này vào việc nghiên cứu từ vựng, chúng ta
trước hết chú ý đến các vận động, các cơ chế, các chức năng chi
phối sự hoạt động, sự chuyển hoá của các đơn vị từ vựng. Những
hiện tượng, sự kiện cụ thể không quan trọng bằng các cơ chế, các
vận động và các chức năng đằng sau chúng.
Tiếng Việt là một ngôn ngữ đơn lập, các từ không biến đổi
hình thái, cho nên vai trò của từ vựng rất quan trọng trong việc
tạo ra và hiểu, lĩnh hội ý nghĩa của các ngôn bản trong giao tiếp.
Nếu như trong tất cả các ngôn ngữ trên thế giới hiện nay, các
nhà nghiên cứu đã khẳng định vai trò quyết định của ngữ nghĩa
trong việc miêu tả, giải thích các hiện tượng ngôn ngữ thì trong
tiếng Việt, vai trò của ngữ nghĩa còn quan trọng hơn nhiều. Mà
ngữ nghĩa gắn liền với từ vựng, mặc dầu không chỉ có vấn đề
nghĩa của từ (hiện nay còn có vấn đề nghĩa của câu, nghĩa của
phát ngôn, nghĩa của các hành vi ngôn ngữ, nghĩa của văn
bản,...). Chính vì vậy, có thể nói, nắm được từ vựng của tiếng Việt
là nắm được gần như toàn bộ tiếng Việt. Nói khác đi, từ vựng học
tiếng Việt phải là một bộ phận cơ bản hợp thành tri thức về tiếng
Việt của thầy giáo, cô giáo và của người Việt Nam nói chung.

Câu hỏi hướng dẫn học tập
1. Thế nào là từ vựng học ? Các bộ phận thường được nói đến
trong từ vựng học là gì ?

6


2. Thế nào là phương pháp hệ thống ? Thế nào là quan hệ

đồng nhất, đối lập, quan hệ ngang và quan hệ dọc trong từ vựng
? Cách vận dụng các quan hệ đó để nghiên cứu từ vựng tiếng
Việt như thế nào ? Hãy thử vận dụng phương pháp hệ thống để
tìm hiểu nghĩa của từ bối rối.
3. Trong tiếng Việt, vị trí của những hiểu biết về từ vựng như
thế nào ? Vì sao cuốn sách này lại có tiêu đề là Giản yếu về từ
vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt ?

Chương I

Từ và ngữ cố định
Như đã nói, từ vựng là tập hợp, nói cho đúng hơn là hệ
thống mà các đơn vị hợp thành là từ và ngữ cố định, tức là các
đơn vị tương đương với từ. Chương này có nhiệm vụ xác định
thế nào là từ, thế nào là đơn vị từ vựng.
I - Từ là gì ?
1. Khái niệm
Hãy tưởng tượng một gia đình có ba người con, người thứ
nhất là trai, thứ hai là gái, thứ ba cũng là gái. Mỗi khi cần gọi
đến một trong ba người con đó, bố mẹ không thể nói đại loại như:
"Đứa con trai thứ nhất (hoặc đứa con gái thứ hai, đứa con gái
thứ ba của bố mẹ) lại đây !"mà phải gọi, ví dụ như: "Thắng ơi
(hoặc Lan ơi, Thanh ơi) lại đây !". Ví dụ này cho thấy:
Những người con đã trở thành quen thuộc, trong đời sống,
trong gia đình họ luôn luôn được nhắc đến, nói cách khác, trong
sinh hoạt và trong ý thức của bố mẹ họ đã thành những vật cố
định, thành những đơn vị của nhận thức và của việc sử dụng
tiếng Việt.
Những cách gọi "đứa con trai thứ nhất",... không tiện
dụng, gây trở ngại rất lớn cho bố mẹ khi cần nhắc đến, khi cần

7


nói một điều gì về con hoặc nói với con. Bố mẹ phải đặt cho mỗi
người một tên, ngắn gọn, cố định. Mỗi tên đã trở thành vật đại
diện cho mỗi người con của họ.
Từ ví dụ này, có thể suy rộng ra rằng, xã hội Việt Nam từ xưa
đến nay có vô vàn những sự vật, những con người, những hoạt
động, những tình cảm, những trạng thái đã trở nên cố định (không
phải đối với chỉ một người mà đối với cả một thế hệ, và không chỉ
đối với một thế hệ mà đối với tất cả các thế hệ con người Việt Nam).
Chúng đã trở thành những đơn vị tinh thần được nhận thức và được
sử dụng trong giao tiếp, trong tư duy. Mỗi sự vật, mỗi người như vậy
cần có tên gọi ngắn gọn, cố định, chung cho mọi thành viên của xã
hội Việt Nam. Có điều, nếu như trong gia đình nọ, vật được gọi tên
là từng cá thể riêng rẽ thì trong ngôn ngữ chúng là cả một loại,...
Những tên gọi như vậy trong ngôn ngữ là một từ. Đó là các từ như :
người, thợ,... cá, gà,... đi, làm,... đẹp, xấu, tròn, méo,... vui, buồn, yên
tĩnh,... Bước đầu có thể nói, đối với tiếng Việt, từ là những hình thức
ngữ âm tương đối ngắn gọn, cố định, sẵn có, bắt buộc đối với mọi
thành viên trong xã hội biểu thị những nội dung tinh thần được
xem là đơn vị nhận thức và giao tiếp cũng có tính chất sẵn có, cố
định (trong một thời gian nhất định) bắt buộc. Từ là những đơn vị
nhỏ nhất được dùng để tạo nên các câu, các phát ngôn cụ thể mang
ý nghĩa cụ thể.
2. Chức năng giao tiếp và từ
Đại bộ phận các từ của tiếng Việt có chức năng gọi tên, còn
gọi là chức năng định danh. Nhưng không phải tất cả các từ đều
có chức năng định danh. Ví dụ trong các câu nói sau đây :


Tôi đi Hà Nội đây. Anh không đi à ?
Một học sinh không chỉ thông minh mà còn chăm chỉ thì
chắc chắn sẽ tốt nghiệp xuất sắc.
Các từ đây; không...à ?; không chỉ ... mà còn; thì,... không tương
ứng với bất kì một sự vật, một hiện tượng nào. Chúng không phải là
các tên gọi của sự vật, hiện tượng. Chúng không có chức năng định
8


danh mặc dầu chúng vẫn có nghĩa. Chúng hoặc được dùng để báo
cho ta biết người nói dùng câu nói theo cách nào (theo hành vi ngôn
ngữ nào), như từ đây được dùng khi người nói muốn lưu ý người
nghe đến lời nói và việc làm sắp diễn ra của anh ta; Không...à? được
dùng để hỏi về ý kiến, thái độ của người nghe về một hiện tượng, sự
kiện nào đấy; từ chắc chắn dùng để khẳng định; từ không chỉ...mà
còn, thì,... được dùng để liên kết các câu nhỏ với nhau. Vì vậy, để cho
khái quát, chúng ta có thể định nghĩa từ của tiếng Việt như sau: Từ
là những hình thức ngữ âm nhỏ nhất, cố định, sẵn có, bắt buộc biểu
thị những sự vật, hiện tượng đã trở thành những đơn vị nhận thức và
giao tiếp đối với người Việt Nam hoặc là dấu hiệu chỉ dẫn cách dùng
lời nói và các quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng,... được nói đến
trong câu. Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để tạo ra và để hiểu
ý nghĩa của câu. Đại bộ phận các từ tiếng Việt có chức năng định
danh. Một bộ phận nhỏ không có chức năng này nhưng rất cần thiết
để tạo ra các câu cụ thể, không có chúng chúng ta sẽ không tạo ra và
hiểu đúng ý nghĩa của câu cụ thể. Chỉ riêng những từ định danh
không thể tạo ra được những câu nói thực có trong giao tiếp.
II Ngữ cố định là gì ?
Đó là những tổ hợp các từ cố định về mặt các từ cụ thể tạo
nên chúng, cố định về mặt kết cấu cú pháp, cố định về nghĩa và

cũng có tính chất sẵn có như từ. Vì vậy chúng là những đơn vị
tạo câu như từ. Đó là các đơn vị như :
mặt trái xoan
vải thưa che mắt thánh
dầu dãi gió sương
hàng thịt nguýt hàng cá
dai như đỉa
mẹ tròn con vuông
vụng chèo khéo chống
chuột chạy cùng sào
vụng múa chê đất lệch
hòn đất ném đi, hòn chì ném lại
Tuy nhiên, vì là những đơn vị lớn hơn từ cho nên việc sử
dụng chúng để tạo câu phải theo những điều kiện nhất định,
không gọn như sử dụng từ. Ngữ cố định là những đơn vị tương

9


đương với từ và cùng với từ làm thành từ vựng của một ngôn ngữ,
của tiếng Việt.
III Cấu tạo từ
Cấu tạo từ có nhiệm vụ nghiên cứu các phương thức cấu tạo
nên từ và phân loại các từ xét về mặt hình thức cấu tạo và về ý
nghĩa có quan hệ với phương thức tạo nên các loại từ đó.
1. Đơn vị cấu tạo từ
1.1. Đơn vị cấu tạo từ là gì?
Đơn vị cấu tạo từ là những yếu tố nhỏ nhất trực tiếp kết hợp
với nhau tạo nên các từ. Cần chú ý đến tính chất "trực tiếp". Lấy
ví dụ, xét về mặt ngữ âm từ nhà là do âm vị phụ âm / nh/ kết hợp

với âm vị nguyên âm / a/ cùng với thanh điệu huyền tạo nên. Các
âm vị này không trực tiếp tạo nên từ. Đơn vị trực tiếp tạo nên từ
là cả âm tiết / nhà/. Cũng như vậy, từ / mặc cả/ do các âm vị / m/,
/ ă/, / k/, / k,/, / a/ tạo nên nhưng trực tiếp tạo nên nó là hai đơn vị
/ mặc/ và / cả/. Nói như vậy có nghĩa là muốn trực tiếp tạo nên từ,
ngoài tính chất nhỏ nhất, các đơn vị tạo nên từ còn phải có thêm
tính chất khác, có giá trị quyết định hơn so với tính nhỏ nhất về
mặt ngữ âm.
Hiện nay, về đơn vị tạo từ tiếng Việt, đại thể có hai quan niệm
khác nhau, thứ nhất cho đơn vị tạo từ là "tiếng", và tiếng được
đồng nhất với âm tiết. Theo cách hiểu này thì gần 2 vạn âm tiết mà
hệ thống ngữ âm tiếng Việt có thể tạo nên đều là tiếng, tức đều là
đơn vị tạo từ. Thực tế không phải như vậy. Cho đến nay chỉ khoảng
hơn 6000 âm tiết của tiếng Việt có mặt trong các từ thực có của
tiếng Việt. Gần 14000 âm tiết còn lại hầu như không xuất hiện
trong từ tiếng Việt, kể cả trong các từ vay mượn tiếng nước ngoài.
Vả chăng, hiện nay tiếng Việt không bao giờ kết hợp các âm tiết bất
kì với nhau để biểu thị những sự vật hiện tượng mới trong đời sống
Việt Nam. Nếu không tạo được từ theo kiểu Việt Nam thì tiếng Việt
thà đi mượn, ví dụ mượn từ ăng ten, chứ không kết hợp các âm tiết
theo kiểu như khoè xiệt để chỉ cái "ăng ten". Như vậy có nghĩa là
âm tiết hay tổ hợp âm tiết tiếng Việt muốn đóng vai trò đơn vị cấu
10


tạo từ phải có thêm điều kiện nào đấy nữa quan trọng hơn là điều
kiện ngữ âm là âm tiết (tiếng).
Quan niệm thứ hai không lấy điều kiện là âm tiết là điều kiện
quyết định, mà đưa ra điều kiện về nghĩa. Đơn vị cấu tạo từ là hình
thức ngữ âm nhỏ nhất, có nghĩa. Nhưng, vì không phân biệt các

đơn vị tạo từ nguyên cấp với những đơn vị được sản sinh ra theo các
phương thức tạo từ nên gặp những trường hợp âm tiết mất nghĩa
như hâu, hấu,... và các yếu tố láy như gàng trong gọn gàng, hổn
trong hổn hển thì lúng túng và biến đổi tiêu chuẩn ý nghĩa của các
đơn vị tạo từ thành tiêu chí có giá trị khu biệt ý nghĩa. Như vậy, theo
quan điểm này yếu tố cấu tạo từ của tiếng Việt là những hình thức
ngữ âm có ý nghĩa (như xe, đạp trong từ xe đạp) hay có giá trị khu
biệt ý nghĩa( như hấu, hâu trong dưa hấu, diều hâu hay gàng, hổn
trong gọn gàng, hổn hển) nhỏ nhất. Vì diều khác với diều hâu, dưa
gang khác với dưa hấu ; vì gọn khác với gọn gàng, hền hển, hào
hển khác với hổn hển nên hâu, hấu, gàng, hổn mới có giá trị khu
biệt ý nghĩa.
1.2. Giáo trình này chấp nhận quan điểm về yếu tố cấu tạo từ
tiếng Việt sau đây:
Yếu tố cấu tạo từ được gọi là từ tố.
Có hai loại từ tố chính, từ tố cơ sở, còn gọi là từ tố nguyên
cấp và từ tố thứ sinh là từ tố được sản sinh ra do từ tố cơ sở theo
phương thức láy. Ví dụ, trong từ láy gọn gàng, gọn là từ tố cơ sở,
gàng là từ tố thứ sinh. Không có từ tố cơ sở thì không từ tố thứ
sinh khác nhau cho dù chúng hoàn toàn giống nhau về hình thức
ngữ âm. Ví dụ, nhàng trong nhẹ nhàng và nhàng trong nhịp
nhàng là hai từ tố thứ sinh khác nhau, một do nhẹ mà có, một do
nhịp mà có,... Cũng như vậy, xa trong xấu xa và xa trong xót xa,
mà trong mượt mà và trong mặn mà là các từ tố thứ sinh khác
nhau.
Các từ tố cơ sở là những hình thức ngữ âm có nghĩa thực,
có thể giải nghĩa được. Hình thức ngữ âm của các yếu tố cơ sở có
thể là một âm tiết (một tiếng). Đó là đại bộ phận các yếu tố cơ sở

11



đã có từ lâu trong tiếng Việt như xe, thợ, cá, bào,... Nhưng cũng
có những từ tố nhiều âm tiết như tắc kè. Với từ tố này, tiếng Việt
cấu tạo nên hàng loạt từ phức như tắc kè hoa, tắc kè mí, tắc kè
chân vịt, tắc kè bay, tắc kè bay đốm,... Số lượng các từ tố nhiều
âm tiết trong tiếng Việt ngày càng nhiều do sự vay mượn các từ
của tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Trung Quốc,... như từ
tố cà phê, mượn của tiếng Pháp cho ta các từ cà phê mít, cà phê
chè, cà phê vối,... ; từ tố mì chính mượn ở tiếng địa phương Trung
Quốc cho ta các từ mì chính cánh, mì chính bột,...
Trong tiếng Việt cũng có những từ tố cơ sở hiện nay không
tìm được nghĩa như hâu, hấu, bươu (ốc bươu),... lè (xanh lè), ngát
(xanh ngát), dã (trắng dã), suộm (vàng suộm). Có những từ tố
này do quá trình mất nghĩa của lịch sử tiếng Việt không phải do
chính cơ chế cấu tạo từ tiếng Việt. Chính vì chúng đã mất nghĩa
nên năng lực cấu tạo từ của chúng rất hạn chế. Từ nguyên học
có thể dần dần phát hiện ra nghĩa trước đây của chúng. Ví dụ lè
là do tiếng Mường tle cũng có nghĩa là "xanh"; nớp trong tác
phẩm Thiên Nam ngữ lục thế kỉ XVI có nghĩa là "sợ" như trong
câu "Sĩ Huy nớp tiếng chạy âu đường dài" mà có,...
2. Phương thức cấu tạo từ
2.1. Phương thức cấu tạo từ là gì ?
Nhiều tác giả nghiên cứu cấu tạo từ tiếng Việt bắt tay ngay vào
các từ đã có rồi tiến hành phân tích, miêu tả các từ tố cũng như
các kiểu từ. Đó là cách làm việc tĩnh. Giáo trình này cho rằng cấu
tạo từ là một vận động bao gồm những cơ chế sử dụng các từ tố
làm nguyên liệu để cho các từ. Có thể hình dung cơ chế cấu tạo từ
như sau :
Yếu tố tạo từ Cơ chế (Phương thức) Từ các kiểu xét về

cấu tạo
Các cơ chế tạo từ gọi là phương thức tạo từ. Sơ đồ trên có
nghĩa là các từ tố là ở đầu vào. Phương thức như hoạt động của
một cỗ máy. Các từ tố đi vào, qua hoạt động của cỗ máy tạo từ
(của các phương thức) sẽ cho ta các từ theo các kiểu cấu tạo từ
nhất định.
12


2.2. Phân loại tổng quát các từ tiếng Việt xét về mặt cấu tạo
Căn cứ vào số lượng các từ tố, có thể phân chia các từ trong
tiếng Việt xét về mặt cấu tạo thành hai loại lớn : từ đơn và từ
phức.
2.2.1. Từ đơn là những từ chỉ có một từ tố. Từ đơn có thể một
âm tiết (một tiếng) mà cũng có thể nhiều âm tiết, đặc biệt là các
từ mượn. Ví dụ:
Từ đơn một âm tiết
Từ đơn nhiều âm tiết
nhà
tắc kè
người
chúc mào
cây
xà phòng
áo
mì chính
2.2.2. Từ phức là những từ do ít nhất hai từ tố tạo nên, có thể
do các từ tố cơ sở hoặc từ tố cơ sở và từ tố thứ sinh tạo nên.
Từ phức do các từ tố
Từ phức do các từ tố cơ sở

cơ sở tạo nên
và từ tố thứ sinh tạo nên
xe máy
dễ dãi
thợ tiện
gọn gàng
máy bay
lúng túng
xanh lè
bối rối
tròn xoe
khập khà khập khễnh
2.3. Các phương thức tạo từ tiếng Việt
a) Các phương thức phức hoá từ tố
Phương thức tạo từ là cơ chế theo đó các từ tố được xử lí để
tạo ra các từ của một ngôn ngữ. Phương thức phức hóa từ tố là
phương thức kết hợp hai hoặc hơn hai từ tố, hoặc tác động vào từ
tố cơ sở, làm sản sinh ra các từ tố thứ sinh để tạo ra các từ phức
tiếng Việt. Có hai phương thức phức hoá từ tố trong tiếng Việt :
a.1. Phương thức ghép: là phương thức kết hợp hai hoặc hơn
hai từ tố cơ sở vốn độc lập với nhau để cho ta một từ phức. Ví dụ:
phương thức ghép kết hợp hai từ tố máy và bay cho ta từ ghép máy
bay.
13


a.2. Phương thức láy : là phương thức tác động vào một từ tố
cơ sở, làm sản sinh ra một từ tố thứ sinh lặp lại ngữ âm của từ tố
cơ sở, tổng thể từ tố cơ sở và từ tố thứ sinh là một từ phức, được
gọi là từ láy. Ví dụ : phương thức láy tác động vào từ tố gọn làm

xuất hiện từ tố thứ sinh gàng hoặc ghẽ, tổng thể gọn gàng, gọn
ghẽ là hai từ láy.
a.3. Ngoài hai phương thức hoá ghép và láy, tiếng Việt còn sử
dụng hai phương thức thứ yếu nữa để tạo ra từ mới từ một từ có
trước (từ đơn hay từ phức có trước). Đó là phương thức biến đổi
ngữ nghĩa. Ví dụ, từ ốc vốn chỉ loài động vật thân mềm có vỏ cứng,
do chuyển nghĩa theo lối ẩn dụ cho ta từ ốc với nghĩa là loại đinh
có rãnh xoắn.
b) Thứ hai là phương thức rút gọn. Đó là phương loại bỏ đi một
hoặc một vài âm tiết trong những từ nhiều âm tiết có trước. Kết quả
ta có một từ có số lượng âm tiết ít hơn cùng nghĩa với từ có âm tiết
nhiều hơn. Ví dụ từ địa lí được rút gọn thành địa ; từ xi mi li được
rút gọn thành xi. Chúng ta sẽ không nói tiếp về hai phương thức
này.
3. Từ ghép
3.1. Định nghĩa
Từ ghép là những từ phức do sự kết hợp hai hoặc hơn hai từ
tố cơ sở để cho ta một từ phức. Các từ ghép hai từ tố là những từ
tiêu biểu cho nên chúng ta trước hết tìm hiểu các từ ghép hai từ
tố. Tuỳ theo quan hệ giữa hai từ tố, các từ ghép lại chia thành từ
ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập.
a) Từ ghép chính phụ
Là những từ ghép có một từ tố chính và một từ tố phụ bổ
sung nghĩa cho từ tố chính đó. Từ tố chính có thể ở vị trí thứ
nhất, cũng có thể ở vị trí thứ hai. Ví dụ :
Từ ghép có từ tố chính ở trước, từ tố phụ ở sau :
+ máy bay, tàu hoả, máy tiện, búa tay, búa máy, thợ rèn,...
(từ tố chính có gốc danh từ)
14



+ bào phá, bào lau, bào soi,... (từ tố chính có gốc động từ)
+ vui tính, vui lòng, vui tai, vui mắt,... (từ tố chính có gốc tính
từ)
Từ ghép có từ tố chính ở sau :
+ học trò, xã viên, vô lí, đội trưởng,...
+ quốc hữu hoá, cơ khí hoá, hiện đại hoá,...
b) Từ ghép đẳng lập
Là những từ ghép có hai từ tố bình đẳng về quan hệ. Ví dụ :
+ quần áo, nhà cửa, đêm ngày, trường lớp,... (cả hai từ tố có
gốc danh từ)
+ mua bán, chăm nom, đưa đẩy, đi lại,... (cả hai từ tố có gốc
động từ)
+ lành dữ, trắng đen, vui buồn, tươi tỉnh,... (cả hai từ tố có
gốc tính từ)
+ vài ba, dăm ba, dăm bảy, đôi ba,... (cả hai từ tố có gốc từ chỉ
số)
+ này kia, đây đó, trên dưới, trước sau, mày tao,... (cả hai từ
tố có gốc là các từ hư)
3.2. Cơ chế nghĩa của các từ ghép
a.1. Từ ghép phân nghĩa
Những từ ghép này có từ tố chính là những từ tố có ý nghĩa
chỉ một loại lớn, bao quát, được gọi là từ tố tổng loại. Các từ tố
còn lại có tác dụng phân cái loại lớn đó ra thành từng loại hay
từng sắc thái cụ thể của loại lớn. Ví dụ, máy, thợ,... bánh, kẹo,...
là những loại sự vật lớn. Nhờ từ tố phụ, các loại lớn đó được phân
thành các loại nhỏ. Đây là các từ ghép chính phụ biệt loại. Ví dụ
:
+ máy bay, máy cưa, máy tiện, máy cái, máy công cụ,...
+ thợ mộc, thợ rèn, thợ nề,...

+ bánh ngọt, bánh chưng, bánh tét, bánh rán,...

15


+ kẹo bột, kẹo lạc, kẹo kéo,...
Bào là một động tác. Nó được chia nhỏ thành từng loại động
tác nhỏ hơn như: bào phá, bào lau, bào rà, bào soi,...
Vui là một trạng thái, một đặc tính. Nó được phân nghĩa
thành : vui mắt, vui tai, vui lòng,...
a.2. Một số kiểu từ ghép phân nghĩa đặc biệt
Thứ nhất, kiểu xanh lè, xanh um, xanh om, xanh rì,...thẳng
đơ, thẳng đuột, cong tớn, nhảy cỡn, nặng trịch, nặng trĩu, chậm
rề, đầy ắp,... Các từ tố phụ có tác dụng chỉ các sắc thái khác nhau
của tính chất hay trạng thái, hoạt động do từ tố chính biểu thị.
Chúng ta tạm gọi các từ ghép này là những từ ghép sắc thái hoá.
Thứ hai, kiểu từ ghép phân nghĩa như cây chuối, hoa cúc, cá
rô, rắn hổ mang, bánh xu xê, bánh ga tô, kẹo mè xửng. Trong các
từ ghép này, các từ tố phụ có thể dùng riêng, khi dùng riêng tự nó
cũng có cái nghĩa do từ tố chính biểu thị. Chuối dùng riêng đã có
nghĩa là cây ; cúc dùng riêng đã có nghĩa là hoa (hay cây) ; rô
dùng riêng cũng có nghĩa là cá ; xu xê, ga tô, mè xửng dùng
riêng đã có nghĩa là bánh, là kẹo. Nghĩa của từ tố chính và từ tố
phụ có phần nào đó đồng nghĩa với nhau. Tạm gọi loại từ ghép
chính phụ này là từ ghép đẳng nghĩa.
Thứ ba, có những từ ghép như tổ trưởng, tổ viên ; phi chính
phủ, phi vô sản, phi ngôn ngữ; quốc hữu hoá, cơ khí hoá ; bất
bình đẳng, bất hợp lí, bất hợp tác; có lí, có tình, có duyên ; vô
nguyên tắc, vô chính phủ; tư bản chủ nghĩa, xã hội chủ nghĩa ;
chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa duy tâm, chủ

nghĩa duy vật, chủ nghĩa nhị nguyên; hoá học, sinh vật học",
điều khiển học; tiến hoá luận, cấu trúc luận,... Những từ ghép
này được chia thành những kiểu nhỏ hơn, mỗi kiểu nhỏ hơn có
cùng chung một từ tố nghĩa rất khái quát mà không có tính chất
là một loại lớn như trường hợp máy tiện, bào phá,... nói trên. Mỗi
kiểu nhỏ có một kiểu cấu tạo cụ thể và có một nghĩa chung cho
16


tất cả các từ trong một kiểu. Có một số nhà nghiên cứu gọi các từ
ghép chính phụ kiểu này là các từ phụ gia. Giáo trình này tạm
gọi chúng là những từ ghép phụ gia hoá (hoặc từ ghép phái sinh
ngữ nghĩa).
Cuối cùng là những từ ghép tuy cũng có quan hệ chính phụ
giữa các từ tố nhưng nghĩa của chúng không có tính hệ thống,
chung cho tất cả các từ cùng một kiểu nhỏ như tất cả các kiểu nói
trên. Mỗi từ là một trường hợp riêng rẽ về nghĩa, như các từ ghép
đầu bò (bộ phận của xe máy Honda), con chuột (bộ phận của
máy tính), ruột tượng, hầu bao,... Chúng ta tạm gọi chúng là
những từ ghép biệt lập về nghĩa, gọi tắt là từ ghép biệt lập.
Để cho tiện gọi tên, chúng ta cũng đưa các từ ghép Hán Việt
được cấu tạo theo quan hệ chính phụ của tiếng Hán có mặt trong
từ vựng tiếng Việt vào các từ ghép biệt lập như phi công, khách
sạn, cao lâu, cao ốc, khái niệm, tư tưởng,...
b) Từ ghép đẳng lập
b.1. Khái niệm: Từ ghép đẳng lập là những từ ghép trong đó
các từ tố không có cái nào là chính, cái nào là phụ, cả hai từ tố
góp nghĩa vào nhau để biểu hiện một nghĩa mới.
Căn cứ gốc vào từ loại và quan hệ ngữ nghĩa giữa hai từ tố có
thể phân các từ ghép đẳng lập thành những nhóm sau đây :

Từ ghép đẳng lập gốc danh từ :
Hai từ tố đồng nghĩa với nhau : bạn hữu, phố xá, bếp núc,
chợ búa, đường sá,...
+ Hai từ tố chỉ những sự vật cùng một phạm vi, sự vật hiện
tượng với nhau (cùng trường nghĩa): nhà cửa, ruộng đồng, núi
sông, ngày đêm, trời biển, trời đất, xe cộ,...
Từ ghép đẳng lập gốc động từ :
+ Hai từ tố đồng nghĩa: bài bác, bênh vực, bó buộc, bóc lột,...
+ Hai từ tố chỉ những hoạt động cùng một phạm vi, cùng

17


trường nghĩa : bay liệng, cúng vái, ăn uống, ăn nói,...
+ Hai từ tố trái nghĩa : đi lại, đi về, chết sống, thu chi,...

Từ ghép đẳng lập gốc tính từ :
+ Hai từ tố đồng nghĩa : chậm trễ, đen tối, nóng nực,...
+ Hai từ tố chỉ những tính chất, đặc điểm thường đi với nhau
: trong sáng, trong sạch, tạnh ráo, tốt đẹp, tốt tươi, đắng cay,...
+ Hai từ tố trái nghĩa : trắng đen, cao thấp, lợi hại, nặng
nhẹ,...
b.2. Cơ chế nghĩa của các từ ghép đẳng lập
Các từ ghép đẳng lập thường có nghĩa bao trùm, gộp cả
nghĩa của từng từ tố lại mới thành nghĩa do cả từ ghép đẳng lập
biểu thị. Ví dụ, quần áo không có nghĩa là cái quần với cái áo mà
chỉ chung đồ mặc của con người. Có khi nghĩa của từ ghép đẳng
lập không có nghĩa bao trùm như vậy mà chỉ có nghĩa chung của
cả một loại, tạm gọi là các từ ghép chuyên loại. Ví dụ: đường sá
chỉ đường nói chung, không phải chỉ một loại lớn trùm lên các

con đường. Nói chung các từ ghép đẳng lập có nghĩa bao trùm
hay nghĩa chuyên loại không được dùng để chỉ từng cá thể.
Chúng chỉ biểu thị nghĩa chung mà thôi. Ví dụ ta không nói một
cái quần áo, một con đường sá (so với một cái quần, một cái áo,
một con đường). Những từ ghép đẳng lập này đẳng lập này được
coi là từ ghép đẳng lập hợp nghĩa.
Ngoài những từ ghép đẳng lập hợp nghĩa gốc danh từ, gốc
động từ, gốc tính từ nói trên, còn có những từ ghép đẳng lập gốc
các loại từ khác như trăm ngàn, vài ba, trên dưới, trước sau, này
nọ, này kia,.
Tuy nhiên cũng có những từ ghép đẳng lập tuy cũng được
cấu tạo theo quan hệ đẳng lập nhưng không có nghĩa bao trùm
hay nghĩa chuyên loại, chúng vẫn chỉ những sự vật, hoạt động
mang tính chất riêng. Ví dụ từ gương mẫu. Từ này do hai từ tố
gốc danh từ kết hợp với nhau nhưng nghĩa của nó chỉ một tính
18


chất như các tính chất thông thường khác. Chúng ta nói một
người rất gương mẫu. Từ mực thước cũng tương tự. Chúng ta tạm
gọi các từ ghép đẳng lập này là từ ghép đẳng lập biệt lập. Nói
chúng biệt lập là vì chúng không nằm trong hệ thống nghĩa bao
trùm hay chuyên loại như các từ ghép đẳng lập nói trên đây. Đặc
biệt cần chú ý có những từ ghép đẳng lập nhiều nghĩa, nghĩa thứ
nhất là nghĩa bao trùm hay chuyên loại. Nghĩa thứ hai là nghĩa
biệt lập. Ví dụ : gang thép có nghĩa bao trùm chỉ các loại kim khí
có nguyên tố sắt. Khi nó chuyển chỉ tính cách con người : một ý
chí gang thép thì nó có nghĩa biệt lập. Các từ ghép đẳng lập biệt
lập khác như : đầu sỏ, đểu cáng, chắp vá, bóc lột, quy củ, non
sông, cởi mở,...

c) Ngoài những từ ghép chính phụ và đẳng lập, còn có những
từ ghép mà giữa các từ tố tạo nên chúng không xác định được
quan hệ, đó là các từ ghép hư như : huống hồ, hồ dễ, thay vì, mặc
dù,...và một số từ ghép thực như : hầu bao, câu đầu,... Đây cũng
là các từ ghép biệt lập về nghĩa.
Dưới đây là bảng tóm tắt các từ ghép tiếng Việt :

phân nghĩa biệt loại
phân nghĩa sắc thái
Phân nghĩa

phân nghĩa

đẳng nghĩa
Chính phụ

phân nghĩa phụ gia
Biệt lập

Từ ghép

tổng loại
Hợp nghĩa

19


Đẳng lập

chuyên loại

Biệt lập

Không xác định được quan hệ : biệt lập
3.3. Các thế hệ từ ghép
Như đã biết, cấu tạo từ là một vận động, là một cơ chế. Thế
hệ cấu tạo từ có nghĩa như sau: các từ tố kết hợp với nhau cho ta
một từ phức thuộc thế hệ thứ nhất. Các từ này lại được đưa vào
phương thức đã sản sinh ra chúng để cho ta các từ ghép thế hệ
thứ hai, thứ ba từ các từ thuộc hệ thứ nhất đó. Ví dụ từ tố máy kết
hợp với từ tố cưa cho ta từ ghép máy cưa thuộc thế hệ thứ nhất.
Máy cưa lại được đưa vào phương thức ghép chính phụ biệt loại
cho ta các từ thuộc thế hệ thứ hai: máy cưa vòng, máy cưa đĩa,
máy cưa sọc,... Đối với các từ và các từ tố đi vào phương thức để
cho ta các từ ghép thuộc các thế hệ sau, chúng ta sẽ gọi chúng là
các thành tố cấu tạo từ. Trong từ ghép máy cưa đĩa: máy cưa, đĩa
là hai thành tố.
Chỉ các từ ghép chính phụ, chủ yếu là các từ ghép loại biệt và
từ ghép đẳng nghĩa mới thường đóng vai trò các thành tố để cho
các từ ghép loại biệt nghĩa thế hệ thứ hai, thứ ba.
Các từ ghép đẳng lập hầu như không cho ta cũng các từ ghép
đẳng lập thế hệ thứ hai.
4. Từ ghép lâm thời
Trong lời nói, dựa trên mô thức hình thức và ngữ nghĩa của
các từ ghép, chúng ta có thể khi cần thiết tạo ra những đơn vị
tương đương với từ. Đó là những đơn vị như : nhà nghiên cứu
văn học thế giới, sự đồng nhất, niềm phấn khởi, nỗi lo buồn, cơn
đau, trận gió, cánh đồng, khu rừng. Có thể xem cả những tổ hợp
như: con mèo, cái bàn, quyển sách, tấm ván cũng là những từ
ghép lâm thời.
5. Từ láy


20


a) Phương thức láy
Phương thức láy là một phương thức tác động vào một từ tố
cơ sở làm xuất hiện một từ tố thứ sinh do từ tố cơ sở mà có. Từ tố
thứ sinh do từ tố cơ sở mà có được gọi là từ tố láy. Từ tố láy có
đặc điểm như sau:
Về hình thức ngữ âm, từ tố láy cũng là một âm tiết như từ
tố cơ sở ;
Từ tố láy có bộ phận ngữ âm (phụ âm đầu hoặc vần, hoặc
toàn bộ âm tiết) lặp lại bộ phận ngữ âm của âm tiết tạo nên từ tố
cơ sở ;
Về thanh điệu, nếu từ láy hai âm tiết thì hai âm tiết đó có
thanh điệu thuộc hai nhóm, nhóm "hỏi, sắc, không" và nhóm
"huyền, ngã, nặng";
- Cả từ tố cơ sở và từ láy hợp lại thành một từ láy.
Để nhận biết một từ láy, chúng ta cần phải xem xét hai âm
tiết trong một từ phức hai âm tiết có đáp ứng đầy đủ cả bốn đặc
điểm kể trên không. Ví dụ :
+ Từ xanh xanh: từ này có hai âm tiết, hai âm tiết hoàn toàn
giống nhau, thanh điệu thuộc nhóm 1, vậy nó là một từ láy.
+ Từ gọn gàng: từ tố cơ sở có nghĩa là "gọn" ; gàng có phụ
âm đầu lặp lại phụ âm đầu của gọn (phụ âm / g/ ), thanh điệu
thuộc nhóm 2: "nặng" đi với "huyền"; vậy gọn gàng là từ láy.
+ Từ lấm tấm : hai âm tiết có chung vần âm, thanh điệu thuộc
nhóm 1 (hai thanh "sắc" đi với nhau) ; từ tố cơ sở có nghĩa là
"tấm"; vậy lấm tấm là một từ láy.
b) Phân loại các từ láy

Để phân loại các từ láy chúng ta căn cứ vào :
Bộ phận được láy lại: Căn cứ vào tiêu chuẩn này ta có hai
loại từ láy hai âm tiết lớn:
b.1. Từ láy hoàn toàn. Ví dụ xanh xanh, vàng vàng. Kiểu láy
này có các biến thể: đo đỏ, nhàn nhạt, tôn tốt, đèm đẹp,...

21


b.2. Từ láy bộ phận. Từ láy bộ phận lại chia thành hai kiểu
nhỏ hơn :
i) Từ điệp phụ âm đầu : gọn gàng, dễ dãi, xấu xí, khập khễnh,
tiệc tùng,...
ii) Từ điệp vận (láy vần: phụ âm đầu thay đổi, vần được láy
lại): lúng túng, bối rối,...
Sau khi đã có các kiểu từ láy lớn phân chia theo tiêu chuẩn
bộ phận được giữ lại, chúng ta chia các kiểu láy lớn đó căn cứ
vào hai tiêu chuẩn nhỏ hơn sau đây:
+ Đối với từ điệp âm, căn cứ vào vần của yếu tố láy. Các từ
láy mà từ tố láy có cùng một vần thì ta xếp cùng một kiểu. Ví dụ :
gọn gàng, dễ dàng, muộn màng, vội vàng,...(vần ang)
dễ dãi, rộng rãi, thoải mái, mỉa mai, bẻ bai...(vần ai)
rục rịch, xục xịch, rúc rích, rậm rịch,...(vần ich)
khấp khểnh, tấp tểnh, lấp lửng, thập thò,...(vần âp),...
+ Đối với từ láy điệp vận, ta căn cứ vào phụ âm đầu của từ tố
láy. Các từ tố láy có cùng một phụ âm đầu được xếp cùng một
kiểu. Ví dụ :
lúng túng, luống cuống, loanh quanh, lớ ngớ,... (phụ âm đầu
/ l/)
bối rối, bèo nhèo, bùng nhùng, bầy nhầy,... (phụ âm đầu / b/

),...
Sau khi đã vận dụng tiêu chuẩn phụ âm đầu hay vần đồng
nhất, có thể vận dụng thêm tiêu chuẩn vị trí của từ tố cơ sở, từ tố
cơ sở ở trước hay ở sau từ tố láy. Ví dụ : dễ dãi, gọn gàng,... từ tố
cơ sở ở trước; khấp khểnh: từ tố cơ sở ở sau,... Tuy nhiên có thể
bỏ qua sự phân kiểu theo vị trí này.
c) Vấn đề thế hệ từ láy
Cũng như ở các từ ghép, từ láy hai âm tiết là cơ sở. Các từ láy
hai âm tiết có thể lại được láy một lần nữa cho ta từ láy bốn âm tiết.
Ví dụ:
22


nhàu càu nhàu cảu nhảu càu nhàu,
khểnh khấp khểnh khấp khấp khểnh khểnh
khấp kha khấp khểnh
Có những từ láy bốn âm tiết không thuộc thế hệ thứ hai mà
vẫn thuộc thế hệ thứ nhát, vì yếu tố cơ sở là một từ phức hai âm
tiết kiểu đẳng lập :
quần áo quần quần áo áo
tầng lớp tầng tầng lớp lớp
trùng điệp trùng trùng điệp điệp
Có một số từ láy bốn âm tiết với từ tố cơ sở một âm tiết mà vẫn
thuộc thế hệ thứ nhất:
không không khổng khồng không
Riêng các từ láy ba âm tiết như sạch sành sanh, toe toè loe,
tiến liền liện thì nên xem là từ láy thế hệ thứ nhất không phải
thuộc phương thức láy đôi mà là láy ba.
d) Một số điều chú ý khi xét các từ láy
d.1. Về nguyên tắc, trong các từ láy phải có một từ tố cơ sở có

nghĩa. Tuy nhiên, do sự phát triển lịch sử, một số từ tố cơ sở đã bị
mất nghĩa. Ví dụ, trường hợp nớp trong nơm nớp, trong tác phẩm
Thiên Nam ngữ lục, nớp còn được dùng độc lập với nghĩa là "sợ"
: nớp tiếng sợ tiếng ; mẩn trong tẩn mẩn cũng vậy, trong tác
phẩm Lều chõng của Ngô Tất Tố, mẩn được dùng một mình : "ấy
là nghĩ mẩn" ; háy trong hấp háy ở phương ngữ Nam Trung Bộ,
háy có nghĩa là "liếc".
Chính vì đòi hỏi phải có một từ tố cơ sở có nghĩa cho nên có
những từ đơn đa âm tiết, giữa các âm tiết có quan hệ láy nhưng
không phải là những từ láy đích thực: quả chôm chôm, chim điên
điển,...
Cũng có những âm tiết tự chúng không có nghĩa nhưng
chúng có hình thức ngữ âm có khả năng gợi tả cảm giác : hổn

23


hển, thở hi hóp,cười khanh khách,... Những từ này cũng là các từ
láy.
d.2. Khi xem xét các từ láy cần chú ý có những từ ghép trong
đó cả hai âm tiết đều có nghĩa nhưng các âm tiết có hình thức
tương tự như trong từ láy. Ví dụ : hỏi han. Han trước kia có
nghĩa là "hỏi": "Trước xe lơi lả han chào" (Kiều), nay nó đã mất
nghĩa. Các trường hợp gậy gộc, đất đai, chùa chiền cũng tương tự
như vậy. Nay chúng ta tạm xếp chúng vào từ láy cho tiện.
d.3. Có những trường hợp như ê a, uể oải, ì ầm, hai âm tiết
không có gì giống nhau. Tuy nhiên chúng vẫn là từ láy. ở đây là
phụ âm đầu zêrô (sự vắng mặt phụ âm đầu được láy lại). Chúng là
các từ điệp vận (nói cho đúng hơn phụ âm tắc thanh hầu đầu vần
được láy lại).

d.4. Cần chú ý đến quy tắc thanh điệu ở các từ láy hai âm tiết (ở
từ láy bốn âm tiết thì khác). Có những trường hợp hai âm tiết giống
từ láy nhưng quy tắc thanh điệu không đúng nên không phải là từ
láy. Ví dụ đo đạc. Sự trùng nhau phụ âm đầu / đ/ và vần / ac/ có
trong các từ láy: nhớn nhác, phờ phạc, ngơ ngác,... khiến ta nghĩ
rằng đo đạc là từ láy. Nhưng xét thanh điệu ta thấy thanh "không"
thuộc nhóm thanh 1, thanh "không" lại đi với thanh "nặng" thuộc
nhóm thanh 2. Vì vậy đo đạc là một từ ghép không phải là một từ
láy (đạc tiếng Hán Việt có nghĩa là "đo", đây là một từ ghép đẳng
lập tổng loại).
e) Nghĩa của từ láy
Các từ láy tiếng Việt thường có nghĩa như sau :
e.1. Nghĩa tổng hợp, khái quát
Các nghĩa này lại có hai dạng : thứ nhất là nghĩa lặp đi lặp
lại với cùng một trạng thái, hoạt động, tính chất. Đó là nghĩa của
các từ láy toàn bộ như ngày ngày, tháng tháng, người người, nhà
nhà,... Khi giảng nghĩa các từ này, chúng ta có thể dùng công
thức giảng nghĩa chung như sau :
"nhiều ... và ... cũng thế"
24


Ví dụ : ngày ngày có nghĩa là "nhiều ngày kế tiếp nhau và
ngày nào cũng"...
Thứ hai là nghĩa khái quát như nghĩa các từ chim chóc, máy
móc, mùa màng,... Nghĩa này gần giống với nghĩa các từ ghép
đẳng lập chuyên loại như đường sá, chợ búa, bếp núc,...
Các từ láy có nghĩa tổng hợp, khái quát thường có thêm sắc
thái mỉa mai, chê bai, đánh giá thấp. Tất cả các từ láy mà từ tố
láy có vần / iêc/, / ung/ đều có nghĩa như vậy : sách siếc, lớp

liếc, trường triếc, học hiệc,... báo bung, tiệc tùng,... Một số từ láy
khác: người ngợm, ngựa nghẽo,... cũng có nghĩa như vậy.
e.2. Nghĩa sắc thái hoá
Sắc thái hoá là làm thay đổi nghĩa của từ tố cơ sở bằng cách
thêm cho nó những sắc thái khác nhau. Các sắc thái thêm vào có
thể là : trạng thái hoá, nghĩa là chuyển một tính chất một vận
động thành một trạng thái diễn ra trong một khoảng thời gian
nhất định : xa xa xôi, xịch xục xịch,... ; kéo dài, dàn trải
tính chất, vận động trong một khoảng thời gian, ví dụ : gật gật
gù, khểnh khấp khểnh,...; hạn chế về phạm vi sự vật, ví dụ:
xấu là từ tố cơ sở được dùng với rất nhiều sự vật khác nhau ;
nhưng xấu xí chỉ dùng cho cái xấu về hình thức, còn xấu xa chủ
yếu nói về cái xấu xét theo tiêu chuẩn đạo đức ; xanh cũng có
cách dùng rộng, nhưng xanh xao thường dùng với nước da của
người bệnh. Nghĩa sắc thái hoá có thể là các ấn tượng cảm tính
thính giác, xúc giác, vị giác, khứu giác, thị giác, vận động và các
nghĩa đánh giá xấu, tốt, mạnh, yếu, nặng, nhẹ mà từ láy mang lại
cho nghĩa của từ tố cơ sở.
Vì các từ láy sắc thái hoá có thêm các nét nghĩa như vừa nói
cho nên khi giảng nghĩa những từ này cần chỉ rõ các nét nghĩa
đó ra. Ví dụ: giảng nghĩa phất phơ chúng ta dựa vào nghĩa của từ
tố phất rồi nói thêm: "đưa qua đưa lại theo chiều dọc", "nhẹ
nhàng", "mềm mại" gây ấn tượng đẹp, đáng yêu,...
Nghĩa của các từ láy sắc thái hoá gần giống với nghĩa các từ
ghép chính phụ sắc thái hoá như đen sì, đen kịt, đen xỉn, đen
thui. Vì vậy cách giảng nghĩa hai loại từ này cũng giống nhau, đó
25


là giảng nghĩa theo lối miêu tả. Miêu tả là lấy một vật làm chủ

thể cho đặc điểm mà từ láy hay từ ghép sắc thái hoá biểu thị, rồi
miêu tả tính chất hoặc vận động của vật đó theo nghĩa của từ láy
hay từ ghép sắc thái hoá. Ví dụ, giảng nghĩa của từ phất phơ có
thể lấy câu ca dao "Thân em như tấm lụa đào Phất phơ giữa
chợ biết vào tay ai" làm căn cứ (vật chủ thể là tấm lụa).
IV Ngữ cố định
1. Cấu trúc hình thức các ngữ cố định
ở trên chúng ta đã có khái niệm về ngữ cố định. Về mặt cấu
trúc hình thức, ngữ cố định tiếng Việt chia thành hai nhóm :
Ngữ cố định là cụm từ
dai như đỉa
một nắng hai sương
hết nước hết cái
ba hoa thiên tướng
ngã vào võng đào

Ngữ cố định là câu
chuột chạy cùng sào
chuột sa chĩnh gạo
cha truyền con nối
chó ngáp phải ruồi
đũa mốc chòi mâm son

Các nhóm lớn này lại có thể chia nhỏ hơn nữa.
2. Nghĩa của các ngữ cố định
a) Phân loại các ngữ cố định về chức năng và ngữ nghĩa
Căn cứ vào chức năng trong câu và ngữ nghĩa, các ngữ cố
định chia thành ba nhóm lớn:
a.1. Ngữ cố định miêu tả: còn gọi là các thành ngữ. Đây là
các ngữ cố định tương đương với các từ miêu tả. Đó là các ngữ cố

định hoặc biểu thị những hoạt động, đặc điểm, sự vật tuy đã có từ
gọi tên trong từ vựng nhưng tên gọi đó chưa đủ chỉ các sắc thái
cần diễn đạt. Những ngữ cố định này thường là các đơn vị đồng
nghĩa khác nhau về sắc thái với nhau và với từ làm trung tâm cho
ngữ cố định đó. Ví dụ:
dai như đỉa

26


×