Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Giáo án mĩ thuật Đan mạch 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.58 KB, 18 trang )

Tuần 8, 9:

Tuần 8: ngày24,26,27/10/2016 lớp 2A, 2SC,NX, 2B
Tuần 9: ngày 31/10; 2,3/11/2016 lớp 2A, 2SC,NX, 2B
CHỦ ĐỀ 4: HỘP MÀU CỦA EM
Số tiết: 2 tiết

I/ Mục tiêu.
- Nhận ra và kể được tên một số màu sắc.
- Phân biệt được một số chất liệu màu và biết cách pha các màu: Da cam, xanh lục,
tím.
- Biết cách pha màu và vẽ được màu theo ý thích vào tranh hoa quả, đồ vật.
- Giới thiệu, nhận xét và nêu cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình, nhóm bạn.
II. Phương pháp và hình thức tổ chức.
Phương pháp: Vận dụng quy trình vẽ cùng nhau.
Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
III/ Chuẩn bị.
- GV: Hình ảnh về ba màu cơ bản. hình hướng dẫn cách pha màu. Bài vẽ hoa quả. Đồ
vật có màu sắc đẹp.
- HS: Sách học mĩ thuật 2. Giấy vẽ, màu vẽ, đất nặn.
IV/ Các hoạt động dạy học.
* Ổn định tổ chức.
* Khởi động: Cho HS chơi trò chơi kể tên các đồ vật có màu: Đỏ, lam , vàng. GV
liên hệ giới thiệu chủ đề.
Tiết 1
HĐ 1. Hướng dẫn tìm hiểu.
- Tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm:
+ Yêu cầu HS quan sát hình 4.1 SGK để HS kể tên các chất liệu màu quen thuộc.
? Em hãy kể tên ba màu cơ bản.
? Em hãy gọi tên các màu khác trong hộp màu.
- Yêu cầu HS chọn ba màu cơ bản vẽ vào vở tập vẽ bằng các ô tròn.


- GV tóm tắt: Có rất nhiều chất liệu màu để vẽ tranh. Mỗi chất liệu có một vẻ đẹp
riêng. Từ ba màu cơ bản: Đỏ, lam, vàng có thể pha trộn hành nhiều màu khác nhau.
- Yêu cầu HS quan sát hình 4.3 để trả lời câu hỏi:
+ Tranh vẽ gì?
+ Chất liệu màu vẽ trong tranh là gì?
+ Em thích chất liệu gì? Vì sao?
- GV tóm tắt: Hoa quả, đồ vật có nhiều màu sắc. Vẽ bằng chất liệu khác nhau sẽ tạo
vẻ đẹp khác nhau.
- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ.
HĐ 2. Hướng dẫn thực hiện.
* Hướng dẫn pha trộn màu:
- GV pha trộn ba màu cơ bản bằng màu nước để HS quan sát và trả lời:
+ Làm thế nào để có màu cam, tím, xanh lục?
- GV tóm tắt: Từ ba màu chính: Đỏ, lam, vàng pha trộn từng cặp với nhau sẽ được
màu thứ ba tương ứng: Da cam, tím, xanh lục.
1


* Hướng dẫn vẽ tranh đồ vật, hoa quả:
- Yêu cầu HS quan sát hình 4.3 SGK để nhận biết cách thực hiện vẽ tranh đồ vật, hoa
quả.
- GV nêu cách vẽ:
+ Chọn hình ảnh theo trí nhớ.
+ Vẽ hình vào trang giấy.
+ Vẽ màu theo ý thích.
Tiết 2
HĐ 3. Hướng dẫn thực hành.
- Yêu cầu HS thực hành cá nhân.
+ Yêu cầu HS vẽ đồ vật, hoa quả theo trí nhớ.
+ Dựa vào hình vẽ màu theo ý thích.

- Hoạt động nhóm:
+ Yêu cầu HS trong từng nhóm lựa chọn, sắp xếp hình ảnh tạo thành bức tranh tĩnh
vật.
HĐ 4. Tổ chức trưng bày, giới thiệu và đánh giá sản phẩm.
- Hướng dẫn HS trưng bày, yêu cầu HS giới thiệu sản phẩm của mình, gợi ý câu hỏi
để HS nhận xét, đánh giá bài vẽ:
+ Bức tranh của em vẽ về những hình ảnh gì?
+ Màu sắc của bức tranh như thế nào?
- GV yêu cầu HS tự nhận xét, đánh giá.
- GV đánh giá giờ học, tuyên dương HS tích cực, động viên, khuyến khích HS chưa
hoàn thành bài.
* Vận dụng sáng tạo.
- Gợi ý HS để vẽ tranh bằng các loại màu khác nhau.
*Chuẩn bị bài sau:
Xem trước chủ đề 5: Tưởng tượng với hình tròn, hình vuông, hình tam giác, hình chữ
nhật.
***************************************

2


Tuần 10,11,12:

Tuần 10: ngày 7, 9, 10/11 /2016 lớp 2A, 2SC,NX, 2B
Tuần 11: ngày 14,16,17/11/2016 lớp 2A, 2SC,NX, 2B
Tuần 12: ngày 21,23,24/11/2016 lớp 2A, 2SC,NX, 2B

CHỦ ĐỀ 5: TƯỞNG TƯỢNG VỚI HÌNH TRÒN, HÌNH VUÔNG, HÌNH TAM
GIÁC, HÌNH CHỮ NHẬT.
Số tiết: 3 tiết

I/ Mục tiêu.
- Nhận ra một số sự vật có dạng hình tròn, hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật
- Biết tạo hình theo trí tưởng tượng từ các hình tròn, hình vuông, hình tam giác, hình
chữ nhật
- Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình, của ban.
II. Phương pháp và hình thức tổ chức.
Phương pháp: Vận dụng quy trình vẽ cùng nhau và sáng tác câu chuyện.
Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
III/ Chuẩn bị.
- GV: Hình ảnh về các đồ vật có dạng các hình khác nhau. Bài vẽ trang trí các hình.
Đồ vật có dạng hình khác nhau. Hình minh họa.
- HS: Sách học mĩ thuật 2. Giấy vẽ, màu vẽ, giấy màu, keo dán...
IV/ Các hoạt động dạy học.
* Ổn định tổ chức.
* Khởi động: Cho HS chơi trò chơi vẽ hình nhanh và đẹp.
Tiết 1
HĐ 1. Hướng dẫn tìm hiểu.
- Tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm:
+YC HS kể tên các vật dụng có hình tròn, hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật
trong tự nhiên và cuộc sống.
+ Yêu cầu HS quan sát hình 5.1, 5.2 SGK để HS tìm hiểu và trả lời câu hỏi:.
? Trong hình có những đồ vật nào.
? Hình dáng của các đồ vật có giống nhau không.
? Em thích hình ảnh nào nhất trong các hình ảnh thiên nhiên này.
?Hình dạng, màu sắc của các đồ vật như thế nào.
- GV tóm tắt: Các sự vật hiện tượng trong thiên nhiên có rất nhiều hình dáng với màu
sắc phong phú.Trong đó có nhiều sự vật có dạng hình tròn, tam giác, vuông, chưc
nhật. VD: Một số núi, lá cây có dạng hình tam giác, hoa lá mặt trời .. có hình tròn.
Trong cuộc sống con người cũng tạo ra rát nhiều những đồ vật có dạng hình vuông ,
tròn, tam giác, chữ nhật, các đồ vật được trang trí bằng các màu sắc khác nhau VD

như thuyền buồm có dạng hình tam giác, Máy ảnh tivi có dạng hình chữ nhật, khăn
tay túi sách có dạng hình vuông. Vỵ từ các hình tròn hình vuông, tam giác, chữ nhật
chúng ta có thể tạo ra được các sự vật trong thiên nhiên, cuộc sống.
- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ.
HĐ 2. Hướng dẫn thực hiện.
*YC HS quan sát hình 5.3 SGK để tìm hiểu cách thực hiện để tạo ra đồ vật từ các
hình tròn, vuông, chữ nhật, tam giác và trả lời câu hỏi.
3


+ Từ hình tròn, hình vuông, chữ nhật, tam giác các em có thể tạo ra những đồ vật
nào?
+ Em sẽ tạo ra đồ vật , hình ảnh gì từ các hình đó?
+ Em sẽ thực hiện như thế nào?
- GV tóm tắt: Để tạo ra được các đồ vật từ những hình tròn, vuông, tam giác, chữ nhật
chúng ta phải biết được những sự vật trong thiên nhiên có dạng hình gì để chúng ta
tưởng tượng và tạo ra từ các hình cơ bản trên.
YC HS quan sát hình 5.4 SGK để có ý tưởng tạo ra sản phẩm của mình, nhóm mình
Tiết 2
HĐ 3. Hướng dẫn thực hành.
- YC HS Quan sát hình 5.3, 5.4 để nhớ và nhắc lại cách thực hiện.
- Yêu cầu HS thực hành cá nhân.
+ Yêu cầu HS tưởng tượng để tạo ra các đồ vật từ những hình đã được tìm hiểu trong
tết 1 bằng hình thức vẽ , cắt dán theo ý thích.
+ Tô màu vào đồ vật tạo ra hoặc dán ghép thành đồ vật sau khi tương tượng.
+ Tạo kho hình ảnh.
- Hoạt động nhóm:
+ Yêu cầu HS trong từng nhóm lựa chọn, sắp xếp hình ảnh tạo thành bức tranh có ý
nghĩa. Có thể vẽ thêm các hình ảnh khác cho bức tranh thêm phong phú.
Tiết 3

HĐ 4. Tổ chức trưng bày, giới thiệu và đánh giá sản phẩm.
- Hướng dẫn HS trưng bày sp, yêu cầu HS giới thiệu sản phẩm của mình, nhóm mình
gợi ý câu hỏi để HS nhận xét, đánh giá bài vẽ:
+ Bức tranh của nhóm em được tạo ra bằng hình thức gi?
+ Bức tranh có những hình ảnh gì?
+ Em có cảm nghĩ gì về bài của nhóm mình?
+ Những hình ảnh nào được tạo ra từ các hình tròn, vuông, chữ nhật, tam giác?
+ Màu sắc của bức tranh như thế nào?
- GV yêu cầu HS tự nhận xét, đánh giá.
- GV đánh giá giờ học, tuyên dương HS tích cực, động viên, khuyến khích HS chưa
hoàn thành bài.
* Vận dụng sáng tạo.
- Gợi ý HS về nhà cắt hình tròn, vuông, tam giác, chữ nhât để ghép các hình đó tạo
thành các đồ vật có ý nghĩa..
*Chuẩn bị bài sau:
Về nhà tìm hiểu và quan sát khu vườn nhà mình, nhà bạn xem có những loại cây gì?
Hình dáng màu sắc như thế nào?
***************************************

4


Tuần 13,14,15

Tuần 13: ngày 28,30/11; 1/12 /2016 lớp 2A, 2SC,NX, 2B
Tuần 14: ngày 5,7,8 /12/2016 lớp 2A, 2SC,NX, 2B
Tuần 15: ngày 12,14,15/12/2016 lớp 2A, 2SC,NX, 2B
CHỦ ĐỀ 6: KHU VƯỜN KÌ DIỆU
Số tiết: 3 tiết


I/ Mục tiêu.
- Nhận ra và nêu được vẻ đẹp, đặc điểm về hình dáng, màu sắc của một số loại hoa,
lá cây.
- Biết cách vẽ và trang trí hoa, lá.
- Biết cách sắp xếp các hình hoa, lá đã trang trí để tạo được bức tranh khu vườn.
- Giới thiệu, nhận xét và nêu cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình, nhóm bạn.
II. Phương pháp và hình thức tổ chức.
Phương pháp: Sử dụng quy trình vẽ cùng nhau.
Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
III/ Chuẩn bị.
- GV: Tranh, ảnh về hoa, lá. Một số bài vẽ về cây, hoa lá.
- HS: Sách học mĩ thuật 2. Giấy vẽ, màu vẽ.
IV/ Các hoạt động dạy học.
* Ổn định tổ chức.
* Khởi động: Tổ chức cho HS vẽ nhanh mootk bong hoa, chiếc lá. Sau đó cho HS
giới thiệu về bông hoa, chiếc lá đó. Từ đó GV dẫn dắt vào bài.
Tiết 1
HĐ 1. Hướng dẫn tìm hiểu.
- Tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm đôi:
+ Yêu cầu HS kể tên một số hoa,lá mà em biết.
+ Cho HS quán sát hình 6.1 SGK và trả lời:
Lá cây thường có hình gì? Màu sắc như thế nào? Gồm những bộ phận nào?
Hoa thường có màu gì? Gồm những bộ phận nào?
Em có thấy những nét trang trí trên hoa, lá không?
- Yêu cầu HS quán sát hình 6.2 SGK và trả lời:
+ Em thấy hoa, lá được trang trí bằng những nét gì? Màu sắc như thế nào?
+ Em hãy chỉ ra những nét màu đậm,màu nhạt, những nét to, nhỏ được trang trí trên
hoa, lá?
- GV tóm tắt: + Trong thiên nhiên có nhiều loại hoa, lá với hình dáng và màu sắc khác
nhau.

+ Lá có các bọ phận: Phiến lá, gân lá, cuống lá. Có lá đơn, lá kép, lá dài, lá ngắn, lá
hình tròn, hình tam giác…
+ Hoa có các bộ phận: Nhị hoa, nhụy hoa, cánh hoa, đài hoa, cuống hoa. Hoa có bông
to, nhỏ, cánh tròn, cánh dài, có loại nhiều cánh, ít cánh.
+ Khi vẽ hoa, lá có thể lược bớt hoặc sáng tạo thêm các nét trang trí và vẽ màu theo ý
thích.
- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ.
5


HĐ 2. Hướng dẫn thực hiện.
- Yêu cầu HS quan sát hình 6.3 và 6.4 SGK để tìm hiểu về cách trang trí hoa, lá.
- GV tóm tắt: + Vẽ hình hoa, lá bằng những nét cong.
+ Vẽ các bộ phận hoa, lá.
+ Vẽ thêm các nét trang trí và vẽ màu.
- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ.
Tiết 2, tiết 3
HĐ 3. Hướng dẫn thực hành.
- Hoạt động cá nhân:
Yêu cầu HS vẽ trang trí hoa, lá theo ý thích vào giấy vẽ.
- Hoạt động nhóm:
Cắt rời hoa, lá đã vẽ sắp xếp vào tờ giấy khổ lớn.
Dán hình hoa, lá và thêm các chi tiết phù hợp tạo thành bức tranh của nhóm.
Vẽ hoặc xé dán thêm hình trang trí để bức tranh thêm sinh động.
HĐ 4. Tổ chức trưng bày, giới thiệu và đánh giá sản phẩm.
- Hướng dẫn HS trưng bày, yêu cầu HS giới thiệu sản phẩm của mình, gợi ý câu hỏi
để HS nhận xét, đánh giá sản phẩm của các nhóm:
+ Sản phẩm của nhóm bạn tạo hình gì?
+ Màu sắc của sản phẩm như thế nào?
+ Khu vườn của nhóm bạn đang là mùa nào?

+ Em thích sản phẩm nào? Vì sao?
+ Thông qua bài vẽ theo em chúng ta phải làm gì để bảo vệ, chăm sóc cây, hoa?
- GV yêu cầu HS tự nhận xét, đánh giá.
- GV đánh giá giờ học, tuyên dương HS tích cực, động viên, khuyến khích HS chưa
hoàn thành bài.
* Vận dụng sáng tạo.
- Gợi ý HS cắt dán hình ảnh hoa, lá để làm bưu thiếp, làm cành hoa bằng giấy màu..
*Chuẩn bị bài sau:
Xem trước chủ đề 7: Con vật thân thuộc.
*********************************************

6


Tuần 16,17,18

Tuần 16: ngày 19,21,22/12 /2016 lớp 2A, 2SC,NX, 2B
Tuần 17: ngày 26,28,29 /12/2016 lớp 2A, 2SC,NX, 2B
Tuần 18: ngày 2,4,5/1/2017 lớp 2A, 2SC,NX, 2B

CHỦ ĐỀ 7: CON VẬT THÂN THUỘC
Số tiết: 3 tiết
I/ Mục tiêu.
- Nhận ra và nêu được hình dáng, đặc điểm riêng và cảm nhận vẻ đẹp của một số
con vật thân thuộc.
- Vẽ, xé dán, nặn được những con vật thân thuộc.
- Giới thiệu, nhận xét và nêu cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình, nhóm bạn.
II. Phương pháp và hình thức tổ chức.
Phương pháp: Sử dụng quy trình xây dựng cốt truyện, vẽ cùng nhau.
Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.

III/ Chuẩn bị.
- GV: Tranh, ảnh về con vật. Hình minh họa cách xé dán, nặn con vật.
- HS: Sách học mĩ thuật 2. Giấy vẽ, màu vẽ, đất nặn.
IV/ Các hoạt động dạy học.
* Ổn định tổ chức.
* Khởi động: Tổ chức cho HS chơi trò chơi thi vẽ nhanh các con vật. GV vẽ sẵn
những hình tròn, hình bầu dục trên bảng. HS tham gia trò chơi vẽ thêm bộ phận, đặc
điểm để hoàn thành hình ảnh con vật.
GV giới thiệu chủ đề: Trong cuộc sống có rất nhiều con vật đáng yêu và ngộ nghĩnh.
Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về đặc điểm, màu sắc của chúng để tạo ra ngững bức
tranh, sản phẩm thật đẹp.
Tiết 1
1. HĐ 1. Hướng dẫn tìm hiểu.
- Tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm đôi:
+ Cho HS thi kể tên các con vật mà mình biết.
+ Cho HS quan sát hình 7.1 và 7.2 SGK và trả lời:
Hãy kể tên các con vật trong hình 7.1?
Em thích con vật nào trong hình? Hãy kể tên các bộ phận chính của con vật đó? Con
vật mà em thích có màu sắc thế nào?
Em nhận ra những con vật nào trong hình 7.2?
Các bạn vẽ bức tranh con vật này đã thể hiện được đặc điểm riêng của con vật đó
chưa? Các con vật được thể hiện bằng chất liệu gì?
Màu sắc trong các sản phẩm như thế nào?
- GV tóm tắt:
+ Cuộc sống xung quanh chúng ta có nhiều con vật quen thuộc như: Trâu, bò, gà, chó,
mèo…Mỗi con vật đều có hình dáng, đặc điểm, màu sắc khác nhau: Con có hai chân,
con bốn chân, con có sừng…

7



+ Để tạo hình con vật cần nắm bắt được đặc điểm, hình dáng và hoạt động của con
vật. Có thể tạo hình bằng nhiều hình thức như: Vẽ, xé dán, nặn bằng chất liệu khác
nhau như giấy màu, lá cây…
- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ.
2. HĐ 2. Hướng dẫn thực hiện.
- GV nêu câu hỏi gợi mở để dẫn dắt HS tìm hiểu cách tạo hình con vật:
+ Em định tạo hình con vật gì?
+ Con vật đó có hình dáng, đặc điểm gì?
+ Em định thể hiện sản phẩm của mình bằng hình thức, chất liệu gì?
+ Em sẽ tạo hình bộ phận nào trước, bộ phận nào sau?
+ Em sẽ làm gì để thể hiện đặc điểm con vật?
- Hướng dẫn HS quan sát hình 7.3; 7.4; 7.5 SGK để hiểu cách tạo hình con vật.
- GV tóm tắt: Cách thực hiện để tạo hình con vật:
Vẽ con vật: Vẽ con vật cân đối, thể hiện được đặc điểm đặc trưng.
Vẽ màu con vật theo ý thích.
Xé dán con vật: Xé dán từng bộ phận con vật.
Ghép các bộ phận tạo thành con vật hoàn chỉnh.
Miết đất nặn trên một mặt phẳng tạo hình con vật:
Vẽ con vật lên giấy bìa hoặc bảng con.
Chọn màu đất nặn cho từng bộ phận rồi miết đất cho kín hình vẽ.
- Yêu cầu HS quan sát hình 7.6 SGK để có thêm ý tưởng sáng tạo.
- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ.
Tiết 2, tiết 3
3. HĐ 3. Hướng dẫn thực hành.
- Hoạt động cá nhân:
+ Yêu cầu HS thực hành tạo con vật theo ý thích:
Thảo luận nhóm để thống nhất nội dung và chất liệu.
Lựa chọn vật liệu và hình thức thể hiện phù hợp.
+ Sau khi hoàn thành sản phẩm cá nhân, GV cho một vài HS lên giới thiệu trước

nhóm về sản phẩm của mình.
- Hoạt động nhóm:
Nêu câu hỏi gợi mở để các nhóm tìm ra cách sắp xếp bức tranh tập thể cho phù
hợp:
Nhóm em tạo hình những con vật gì?
Em sẽ sắp xếp các con vật như thế nào?
Em sẽ tạo thêm những hình ảnh gì cho bức tranh (sản phẩm) thêm sinh động?
4. HĐ 4. Tổ chức trưng bày, giới thiệu và đánh giá sản phẩm.
- Hướng dẫn HS trưng bày, yêu cầu HS giới thiệu sản phẩm của mình, gợi ý câu hỏi
để HS nhận xét, đánh giá sản phẩm của các nhóm:
+ Em hãy giới thiệu về bức tranh của nhóm em?
+ Các con vật trong tranh đang làm gì? Ở đâu?
+ Câu chuyện em muốn kể về các con vật trong tranh là gì?
+ Em muốn kể câu chuyện về các con vật trong tranh bằng hình thức sắm vai hay
thuyết trình?
8


+ Thông qua chủ đề 7 theo em chúng ta phải làm gì để bảo vệ, chăm sóc các loài vật?
- GV yêu cầu HS tự nhận xét, đánh giá.
- GV đánh giá giờ học, tuyên dương HS tích cực, động viên, khuyến khích HS chưa
hoàn thành bài.
* Vận dụng sáng tạo.
- Gợi ý HS tạo hình con vật bằng lá cây khô, hoa quả, đá cuội…..
*Chuẩn bị bài sau:
Xem trước chủ đề 8: Mâm quả ngày tết.
*******************************************

9



Tuần 19,20,21

Tuần 19: ngày 9,11,12/1/2017 lớp 2A, 2SC,NX, 2B
Tuần 20: ngày 16,18,19/1/2017 lớp 2A, 2SC,NX, 2B
Tuần 21: ngày 6,8,9/2/2017 lớp 2A, 2SC,NX, 2B
CHỦ ĐỀ 8: MÂM QUẢ NGÀY TẾT
Số tiết: 3 tiết

I/ Mục tiêu.
- Nhận ra và nêu được vẻ đẹp và đặc điểm của một số loại quả cây trong tự nhiên.
- Thể hiện được mâm quả ngày tết bằng cách vẽ, nặn, hoặc xé dán giấy màu.
- Giới thiệu, nhận xét và nêu cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình, nhóm bạn.
II. Phương pháp và hình thức tổ chức.
Phương pháp: Sử dụng quy trình vẽ cùng nhau, tạo hình ba chiều.
Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
III/ Chuẩn bị.
- GV: Tranh, ảnh về một số loại quả, sản phẩm tạo hình chur đề.. Hình minh họa
hướng dẫn cách vẽ.
- HS: Sách học mĩ thuật 2. Giấy vẽ, màu vẽ, đất nặn, keo dán…
IV/ Các hoạt động dạy học.
* Ổn định tổ chức.
* Khởi động: Cho lớp nghe bài hát quả gì? Yêu cầu HS nêu tên các loại quả trong bài
hát, sau đó GV giới thiệu vào chủ đề.
Tiết 1
1. HĐ 1. Hướng dẫn tìm hiểu.
- Yêu cầu HS kể tên các loại quả có trong mâm ngũ quả ngày tết và nêu hình dáng,
màu sắc của các loại quả đó.
- Tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm đôi:
+ Yêu cầu HS quan sát hình 8.1 và 8.2 và trả lời gợi ý:

Mâm quả trong các sản phẩm được thể hiện bằng hình thức nào?
Em hãy nêu tên các loại quả có trong các sản phẩm mĩ thuật đó?
Em hãy nêu hình dáng, màu sắc của các loại quả có trong hình?
Các loại quả đó được sắp xếp như thế nào?
- GV tóm tắt:
+ Mỗi loại quả đều có hình dáng, màu sắc khác nhau. Để bày một mâm quả đẹp, nên
chọn các loại quả đa dạng về hình dáng và màu sắc. Quả to thường được bày ở chính
giữa, các quả nhỏ được bày xung quanh.
+ Có thể tạo sản phẩm mâm quả bằng nhiều hình thức: Xé dán, nặn, vẽ….
- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ.
2. HĐ 2. Hướng dẫn thực hiện.
- Yêu cầu HS quan sát hình 8.3 SGK để tham khảo cách tạo hình quả.
- GV tóm tắt:
Cách xé dán tạo hình quả:
Vẽ hình dáng của quả, các chi tiết như cuống, lá…
10


Xé giấy màu dán kín hình.
Cách nặn tạo hình quả:
Chọn màu đất theo ý thích. Nhào đất cho dẻo, mềm.
Nặn hình dáng chính của quả.
Nặn các chi tiết chư cuống, lá…
Gắn các chi tiết hoàn chỉnh quả.
- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ.
Tiết 2, tiết 3
3. HĐ 3. Hướng dẫn thực hành.
- Hoạt động cá nhân:
+ Yêu cầu HS thảo luận nhóm để thống nhất nội dung và chất liệu. Lựa chọn vật liệu
và hình thức thể hiện phù hợp. Yêu cầu mỗi HS tạo hình quả để tạo kho hình ảnh.

- Hoạt động nhóm:
Lựa chọn và sắp xếp các hình ảnh trong kho hình ảnh để tạo thành mâm quả của
nhóm. Thêm hình ảnh như bánh trưng, cành đào và vẽ màu cho sản phẩm thêm sinh
động.
4. HĐ 4. Tổ chức trưng bày, giới thiệu và đánh giá sản phẩm.
- Hướng dẫn HS trưng bày, yêu cầu HS giới thiệu sản phẩm của mình, gợi ý câu hỏi
để HS nhận xét, đánh giá sản phẩm của các nhóm:
+ Em đã tạo hình quả gì?
+ Mâm quả của nhóm em có những quả gì?
+ Vì sao nhóm em lại bày mâm quả thế này?
+ Em có nhận xét gì về mâm quả của nhóm mình? Nhóm bạn?
- GV nhận xét chung.
- GV yêu cầu HS tự nhận xét, đánh giá.
- GV đánh giá giờ học, tuyên dương HS tích cực, động viên, khuyến khích HS chưa
hoàn thành bài.
* Vận dụng sáng tạo.
- Gợi ý HS vẽ mâm quả để trang trí cho ngày tết.…..
*Chuẩn bị bài sau:
Xem trước chủ đề 8: Về nhà quan sát phong cảnh thiên nhiên.
************************************************

11


Tuần 22,23

Tuần 22: ngày 13,15,16/2/2017 lớp 2A, 2SC,NX, 2B
Tuần 23: ngày 20,22,23/2/2017 lớp 2A, 2SC,NX, 2B
CHỦ ĐỀ 9: THIÊN NHIÊN TƯƠI ĐẸP
Số tiết: 2 tiết


I/ Mục tiêu.
- Nhận ra và nêu được màu sắc trong thiên nhiên.
- Vẽ được tranh phong cảnh đơn giản và vẽ màu theo ý thích.
- Giới thiệu, nhận xét, và nêu cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình và nhóm
II. Phương pháp và hình thức tổ chức.
Phương pháp: gợi mở, trực quan, luyện tập, thực hành.
Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
III/ Chuẩn bị.
- GV: Tranh, ảnh về phong cảnh thiên nhiên, sản phẩm tranh của HS về tranh phong
cảnh thiên nhiên. Hình minh họa hướng dẫn cách vẽ.
- HS: Sách học mĩ thuật 2. Giấy vẽ, màu vẽ…
IV/ Các hoạt động dạy học.
* Ổn định tổ chức.
* Khởi động: Cho lớp hat bài hát “ Quê hương em biết bao tươi đẹp” sau đó hỏi HS
xem bài hát nói về nhũng cảnh đẹp gì của quê hương? GV giới thiệu chủ đề: Bài hát
thể hiện phong cảnh thiên nhiên của đất nước chúng ta rất tươi đẹp ngoài đồng lúa
xanh, núi rừng ngàn cây, mùa xuân còn rất nhiều phong cảnh thiên nhiên đẹp mà ngày
nào chúng ta cung được nhìn thấy được thưởng thức và có nhung cảnh chúng ta chưa
được nhìn thấy. Vậy hôm nay cô và cả lớp chúng mình cùng đi tìm hiểu chủ đề 9
Thiên nhiên tươi đẹp.
Tiết 1
1. HĐ 1. Hướng dẫn tìm hiểu.
- Yêu cầu HS kể tên các cảnh thiên nhiên mà em biết, cảnh thiên nhiên đó có những
hình ảnh gì? Màu sắc ra sao?
- Tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm đôi:
+ Yêu cầu HS quan sát hình 9.1 và 92 và trả lời gợi ý:
- Các hình ảnh , bức tranh trong hình chụp, vẽ những hình ảnh gì? Các hình ảnh được
sắp xếp như thế nào? ( hình ảnh chính? Hình ảnh phụ?)
- Các sự vật hiện tượng trong tranh có những màu sắc gi? Màu sắc thể hiện khoảng

thời gian nào trong ngày?
- Màu sắc của các bức tranh phong cảnh có giống nhau không? Có giống màu sắc
trong tự nhiên không?
- GV tóm tắt:
+ Thiên nhiên xung quanh ta rất đẹp, phong cảnh mỗi nơi có vẻ đẹp và màu sắc riêng.
Cảnh nông thôn, vảnh thành phố, cảnh miền núi, cảnh biển …
+ Màu sắc thiên nhiên được thể hiện rất phong phú và đa dạng trong các sản phẩm mĩ
thuật theo cảm xúc riêng của mỗi người.
- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ.
12


2. HĐ 2. Hướng dẫn thực hiện.
- Yêu cầu HS suy nghĩ ý tưởng vẽ tranh phong cảnh thiên nhiên. Dưa ra câu hỏi gợi
mở tạo ý tưởng cho HS.
+ Em định vsx cảnh thiên nhiên nào?
+ Em diễn tả cảnh đó vào thời gian nào trong ngày? Vào mùa nào trong năm?
- Yêu cầu HS quan sát hình 9.3 SGK để tham khảo các bước thể hiện bức tranh phong
cảnh.
- GV tóm tắt:
Cách xé dán tạo hình quả:
Để vẽ được một bức tranh phong cảnh thiên nhiên chúng ta cần thể hiện qua các bước
sau:
+ Nhớ lại hoặc tưởng tượng một cảnh đẹp thiên nhiên mà mình yêu thích, được biết
đến được nhìn thấy
+ Vẽ các hình ảnh chính ở trung tâm bức tranh và vẽ them các hình ảnh khác cho bức
tranh them sinh động, vẽ hình ảnh cân đối với tờ giấy, không qua to, không qua nhỏ.
+ Vẽ màu theo ý thích. ( chú ý đậm, nhạt)
- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ.
Tiết 2

3. HĐ 3. Hướng dẫn thực hành.
- Hoạt động cá nhân:
+ Yêu cầu HS vẽ một bức tranh thiên nhiên mà em yêu thích.
- Hoạt động nhóm: Cả nhóm thống nhất chọn hình ảnh cho bức tranh của nhóm mình
và chất liệu thể hiện ( vẽ, xé dán, cắt dán)
4. HĐ 4. Tổ chức trưng bày, giới thiệu và đánh giá sản phẩm.
- Hướng dẫn HS trưng bày, yêu cầu HS giới thiệu sản phẩm của mình, gợi ý câu hỏi
để HS nhận xét, đánh giá sản phẩm của các nhóm:
+ Bức tranh phong cảnh thiên nhiên em vẽ những hình ảnh gì?
+ Hình ảnh nào là hình ảnh chính, hình ảnh phụ trong bức tranh?
+ Vì sao nhóm em lại vẽ bức tranh phong cảnh thiên nhiên này?
+ Trong bức tranh của nhóm là ý tưởng của bạn nào? Hay của cả nhóm?
+ Em thích bức tranh của bạn nào? Em học hỏi được gì từ bứ tranh của bạn?
- GV nhận xét chung.
- GV yêu cầu HS tự nhận xét, đánh giá.
- GV đánh giá giờ học, tuyên dương HS tích cực, động viên, khuyến khích HS chưa
hoàn thành bài.
* Vận dụng sáng tạo.
- Gợi ý HS thể hiện bức tranh phong cảnh bằng cách xé dán
*Chuẩn bị bài sau:
Xem trước chủ đề 10: Về nhà tìm hiểu về tranh đông hồ.
************************************************

13


Tuần 24, 25

Tuần 24: ngày 27/2;1,2/3/2017 lớp 2A, 2SC,NX, 2B
Tuần 25: ngày 6,8,9/3/2017 lớp 2A, 2SC,NX, 2B


CHỦ ĐỀ 10: TÌM HIỂU TRANH DÂN GIAN ĐÔNG HỒ
Số tiết: 2 tiết
I. Mục tiêu.
- Hiểu biết sơ lược về tranh dân gian Đông Hồ.
- Bước đầu biết nhận xét, phân tích về tranh dân gian Đông Hồ.
- Biết vẽ màu vào hình vẽ tranh dân gian hoặc vẽ lại tranh dân gian.
- Giới thiệu, nhận xét và nêu cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình, nhóm bạn.
II. Phương pháp và hình thức tổ chức.
Phương pháp:
Liên kết HS với tác phẩm.
Hình thức tổ chức:
Hoạt động cá nhân.
III. Chuẩn bị.
- GV:
+ Sách học Mĩ thuật 2.
+ Tranh dân gian Đông Hồ.
+ Hình minh họa cách vẽ màu.
- HS:
+ Sách học mĩ thuật 2.
+ Giấy vẽ, màu vẽ, bút chì……
IV. Các hoạt động dạy học.
* Ổn định tổ chức.
* Khởi động:
GV cho HS hát bài “ Đàn gà trong sân”, sau đó GV dẫn dắt vào chủ đề.
Tiết 1
1. HĐ 1. Hướng dẫn tìm hiểu sơ lược về tranh dân gian Đông Hồ.
- Yêu cầu HS quan sát tranh dân gian Đông Hồ do GV chuẩn bị để nhận biết về tranh
dân gian Đông Hồ.
- GV giới thiệu về tranh dân gian Đông Hồ:

+ Tranh dân gian Đông Hồ có nguồn gốc ở huyên Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, do
các nghệ nhân sáng tác. Tranh dân gian Đông Hồ thường được treo vào dịp tết
Nguyên Đán nên còn được gọi là tranh tết.
+ Tranh dân gian Đông Hồ được làm bằng cách bôi màu vào bản khắc gỗ, mỗi màu
một bản sau đó in lên giấy dó. Nền tranh là giấy dó, làm bằng vỏ cây dó, được phết
lên một lớp điệp óng ánh. Màu của tranh thường lấy từ chất liệu thiên nhiên. Hình
khối trong tranh thường đơn giản, nét viền hình chắc khỏe, mạnh mẽ, dứt khoát.
+ Nội dung đề tài của tranh dân gian Đông Hồ thường phản ánh những ước mơ, cuộc
sống mộc mạc, giản dị của nhân dân lao động. Hình tượng phổ biến trong tranh Đông
Hồ là con người, con vật, cảnh vật gần gũi, thân quen ở vùng nông thôn Bắc Bộ.
14


- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ.
2. HĐ 2. Hướng dẫn xem tranh dân gian Đông Hồ.
- Yêu cầu HS quan sát hai bức tranh dân gian Đông Hồ” Đàn gà mẹ con” “ Lợn ăn
cây ráy” và nêu câu hỏi gợi mở dẫn dắt HS thảo luận nhóm để tìm hiểu về tranh dân
gian Đông Hồ:
+ Tranh “ Đàn gà mẹ con”
Em thấy trong tranh có những hình ảnh gì?
Gà mẹ đang làm gì?
Các chú gà con đang chạy nhảy như thế nào?
Hình ảnh gà mẹ và gà con gợi cho em liên tưởng đến điều gì?
Bức tranh “ Đàn gà mẹ con” có những màu sắc gì?
+ Tranh “ Lợn ăn cây ráy”
Trong tranh có hình ảnh con vật gì? Còn có những hình ảnh gì khác trong tranh?
Hình ảnh con lợn được vẽ như thế nào? Có những chi tiết trang trí nào trên mình
con lợn?
Em hãy nêu tên các màu trong bức tranh?
- GV tóm tắt:

+ Tranh “ Đàn gà mẹ con”:
Gà mẹ và mười chú gà con được bố cục gọn gẽ trong một hình chữ nhật nằm
ngang. Mỗi chú gà con một vẻ, con nào cũng có dáng vẻ tinh nghịch, hiếu động: chạy
nhảy, rỉa lông, rỉa cánh, đang nghỉ trên lưng mẹ. Sau tiếng cục cục của gà mẹ, tất cả
hướng về con mồi của mẹ. Màu nóng là màu chủ đạo của bức tranh khiến cho đàn gà
thêm rực rỡ trong bầu trời tràn ngập ánh nắng. Tranh diễn tả tình cảm, sự che chở,
chăm sóc, thương yêu của mẹ dành cho con. Điều đó ượng trưng cho mong ước củ
người nông dân: Đông con, nhiều cháu, nhiều phúc, nhiều lộc, gia đình đông vui, đầm
ấm, hạnh phúc.
+ Tranh “ Lợn ăn cây ráy”:
Bức tranh mang tính trang trí cao, không giống hình ảnh thực. Hình tượng con lợn
được cách điệu đẹp mắt về hình thể với những chi tiết mang nét điển hình: Béo tốt,
lông mượt, có xoáy âm dương, tai, mắt, mũi, miệng…đều được nhấn mạnh với nét vẽ
và khắc trang trí đặc trưng. Hình con vật được viền bởi những nét chắc khỏe và mềm
mại, không chỉ đẹp mà còn đúng về đặc điểm hình thể. Xoáy âm dương là khoáy lông
trên mình lợn được trang trí cách điệu, thể hiện sự sinh sôi, phát triển.
- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ.
Tiết 2
3. HĐ 3. Hướng dẫn trải nghiệm, liên kết với tác phẩm.
- GV hướng dẫn HS vẽ màu vào hình vẽ tranh dân gian Đông Hồ “ Đàn gà mẹ con”:
+ GV nêu câu hỏi gợi mở giúp HS có ý tưởng vẽ màu vào tranh:
Theo em bức tranh “ Đàn gà mẹ con” đã hoàn chỉnh chưa?
Em định vẽ những màu gì cho hình ảnh gà mẹ, gà con?
Em định vẽ màu gì cho nền?
+ GV lưu ý HS: Phải có màu nhạt, màu đậm trong tranh. Không nên đặt màu giống
nhau cạnh nhau.
15


4. HĐ 4. Tổ chức trưng bày, giới thiệu và đánh giá sản phẩm.

- Hướng dẫn HS trưng bày, yêu cầu HS giới thiệu sản phẩm của mình, gợi ý câu hỏi
để HS nhận xét, đánh giá sản phẩm của các nhóm:
+ Em hãy giới thiệu về màu sắc trong bức tranh của em?
+ Theo em, em thích bức tranh vẽ màu của bạn nào nhất? Vì sao?
+ Em có nhận xét gì sau khi được thưởng thức và tìm hiểu về tranh dân gian Đông
Hồ?
- GV nhận xét chung.
- GV yêu cầu HS tự nhận xét, đánh giá.
- GV đánh giá giờ học, tuyên dương HS tích cực, động viên, khuyến khích HS chưa
hoàn thành bài.
* Vận dụng sáng tạo.
- Gợi ý HS trải nghiệm in hình bằng lá cây hoặc nắp chai..
*Chuẩn bị bài sau:
Xem trước chủ đề 11: Đồ vật theo em đến trường.
*****************************************

16


Tuần 26, 27

Tuần 26: ngày 13,15,16 /3/2017 lớp 2A, 2SC,NX, 2B
Tuần 27: ngày 20,22,23 /3/2017 lớp 2A, 2SC,NX, 2B

CHỦ ĐỀ 11: ĐỒ VẬT THEO EM ĐẾN TRƯỜNG
Số tiết: 2 tiết
I. Mục tiêu.
- Nhận ra và nêu được đặc điểm, hình dáng, màu sắc, họa tiết trang trí, chất liệu và sự
cân đối của một số đồ vật thân thuộc với em khi tới trường.
- Vẽ, tạo dáng và trang trí được một số đồ vật như: Túi xách, cặp sách, mũ, dép….từ

bìa cứng, giấy báo..
- Giới thiệu, nhận xét và nêu cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình, nhóm bạn.
II. Phương pháp và hình thức tổ chức.
- Phương pháp:
Gợi mở, trực quan, luyên tập, thực hành.
Vận dụng quy trình tạo hình ba chiều.
- Hình thức tổ chức:
Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
III. Chuẩn bị.
- GV:
+ Sách học Mĩ thuật 2.
+ Một số đồ vật: Túi xách, ba lô, mũ, giày, dép….
+ Hình minh họa cách thực hiện.
- HS:
+ Sách học mĩ thuật 2.
+ Đồ vật HS thường mang đến trường.
+ Giấy vẽ, màu vẽ, bút chì……
IV. Các hoạt động dạy học.
* Ổn định tổ chức.
* Khởi động:
GV tổ chức cho HS trò chơi thi kể tên nhanh những đồ vật HS thường mang tới
trường. Sau đó GV giới thiệu chủ đề.
Tiết 1
1. HĐ 1. Hướng dẫn tìm hiểu.
- Yêu cầu HS quan sát các đồ vật mà GV đã chuẩn bị trả lời các câu hỏi:
+ Đây là đồ vật gì? Nó có những bộ phận nào?
+ Chất liệu làm đồ vật là gì?
+ Đồ vật có cách trang trí và màu sắc như thế nào?
- GV tóm tắt:
Đồ vật theo em đến trường thường là túi, cặp sách, ba lô, mũ, giày, dép… Mỗi đồ

vật đều có hình dáng, màu sắc, trang trí và công dụng khác nhau. Các đồ vật đều có sự
cân đối như dép có một đôi, cặp có hai quai…
- Yêu cầu HS quan sát hình 11.3 sách học Mĩ thuật 2 để thấy sự sáng tạo phong phú
trong cách tạo dáng, trang trí chi tiết với các chất liệu khác nhau:
17


+ Em có nhận xét gì về hình ảnh đồ vật do các bạn tạo ra?
+ Sản phẩm của các bạn được tạo hình bằng vật liệu gì?
+ Hình dáng, họa tiết trang trí, màu sắc của các sản phẩm như thế nào?
- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ.
2. HĐ 2. Hướng dẫn thực hiện.
2.1 Vẽ, tạo hình trên giấy.
- Yêu cầu HS quan sát hình 11.4 sách học mĩ thuật 2 để tham khảo cách thực hiện vẽ
và tạo hình đồ vật trên giấy:
+ Vẽ bộ phận chính của đồ vật cân đối vào trang giấy.
+ Vẽ thêm chi tiết, hoàn chỉnh hình.
+ Trang trí họa tiết.
+ Vẽ màu theo ý thích.
2.2 Sáng tạo sản phẩm từ giấy báo, bìa, vỏ hộp, xốp màu.
- Yêu cầu HS quan sát hình 11.5 sách học mĩ thuật 2 để tham khảo cách thực hiện:
+ Tạo hình các bộ phận chính của đồ vật.
+ Cắt, dán thêm chi tiết trang trí.
- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ.
Tiết 2
3. HĐ 3. Hướng dẫn thực hành.
- Yêu cầu HS vẽ hoặc sáng tạo sản phẩm đồ vật thân thuộc với mình trên giấy A4
hoặc từ vật liệu có sẵn.
- GV gợi ý HS nêu ý tưởng để tạo hình sản phẩm.
- GV lưu ý HS: Vẽ, tạo hình đồ vật phải cân đối và sắp xếp các hình ảnh, chi tiết hợp

lý, sau đó mới dán keo.
4. HĐ 4. Tổ chức trưng bày, giới thiệu và đánh giá sản phẩm.
- Hướng dẫn HS trưng bày sản phẩm.
- Hướng dẫn HS thuyết trình về sản phẩm của mình, gợi ý câu hỏi để HS nhận xét,
đánh giá sản phẩm của các nhóm:
+ Em hãy nêu tên sản phẩm của mình?
+ Em đã tạo hình sản phẩm từ chất liệu gì?
+ Sản phẩm của em có những họa tiết trang trí gì và màu sắc của chúng như thế nào?
+ Theo em, em thích sản phẩm của bạn nào trong lớp? Vì sao?
+ Em có thể nêu lại các bước thực hành tạo sản phẩm được không?
+ Để giữ cho đồ vật em mang theo đến trường luôn sạch sẽ, mới em sẽ phải làm gì?
- GV nhận xét chung.
- GV yêu cầu HS tự nhận xét, đánh giá.
- GV đánh giá giờ học, tuyên dương HS tích cực, động viên, khuyến khích HS chưa
hoàn thành bài.
* Vận dụng sáng tạo.
- Gợi ý HS viết cảm nhận của mình về đồ vật thường mang đến trường.
*Chuẩn bị bài sau: Về nhà quan sát mọi vật xung quanh em.
*****************************************
18



×