Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

Đề tài nghiên cứu hành vi tiêu dùng nước hoa của nữ tại địa bàn thành phố long xuyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (278.37 KB, 34 trang )

Hành vi tiêu dùng nước hoa của nữ tại địa bàn TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
Giới thiệu chương
Trong chương 1 này nhóm sẽ trình bày cơ sở hình thành đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi
nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa nghiên cứu và cấu trúc của bài nghiên cứu.
1.1 Cơ sở hình thành đề tài

Đất nước ngày càng phát triển, nhu cầu về vật chất và tinh thần của con người ngày càng tăng.
Do đó, người tiêu dùng dần dần chú trọng đến vẻ đẹp bên ngoài của mình nhiều hơn, xây
dựng một hình tượng đẹp cho bản thân từ trang phục đến mùi hương trên cơ thể để thể hiện
một phần quan trọng trong tính cách riêng, tạo dựng sự tự tin, thoải mái, gây ấn tượng tốt
trong giao tiếp. Chính vì thế, nước hoa ngày càng được sử dụng phổ biến, đặc biệt là đối với
phái nữ.
Hiện nay, Việt Nam bị ảnh hưởng nhiều bởi xu hướng làm đẹp trên thế giới, các thương hiệu
nước hoa ngoại nhập ngày càng đa dạng và phong phú như Chanel, Avon, Oriflame, Blue,
Gucci.. cùng với đó là sự phát triển của các thương hiệu trong nước làm cho thị trường nước
hoa trở nên vô cùng đa dạng. Mặt khác, nước hoa là một sản phẩm mang tính đặc thù riêng,
nó được sử dụng tùy theo mùa, tùy theo thời tiết, văn hóa đặc trưng của từng khu vực cũng
nhu cầu của từng cá nhân theo độ tuổi, nghề nghiệp, tính cách. Vì vậy, đứng dưới góc độ của
một nhà kinh doanh nước hoa, chúng ta cần phải hiểu rõ hành vi tiêu dùng của khách hàng để
kịp thời đáp ứng nhu cầu của họ, qua đó mang lại lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp.
Chính vì lý do trên, đề tài: “Hành vi tiêu dùng nước hoa của nữ tại địa bàn thành phố
Long Xuyên” cần được tiến hành nghiên cứu, nhằm tìm hiểu và phân tích ở nhiều góc độ để
có một cái nhìn toàn diện về hành vi tiêu dùng nước hoa của nữ giới, đồng thời đưa ra những
giải pháp phù hợp để thúc đẩy sự phát triển của sản phẩm, nâng cao lợi nhuận cho các doanh
nghiệp kinh doanh nước hoa ở thành phố Long Xuyên.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài được thực hiện nhằm đạt được hai mục tiêu:
-

Mô tả hành vi tiêu dùng nước hoa của khách hàng nữ.


Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng nước hoa của khách hàng
nữ.

1.3 Phạm vi nghiên cứu
Nhóm_DH12QT

Trang 1


Hành vi tiêu dùng nước hoa của nữ tại địa bàn TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang
Đối tượng nghiên cứu: hành vi tiêu dùng nước hoa của nữ tại thành phố Long Xuyên, tỉnh An
Giang.
Đối tượng khảo sát: người tiêu dùng là nữ giới tại địa bàn thành phố Long Xuyên.
Không gian nghiên cứu: nghiên cứu được thực hiện tại địa bàn TP Long Xuyên.
Thời gian: từ tháng 5/2014 đến tháng 7/2014.
Nội dung: bài nghiên cứu không đi sâu vào nghiên cứu các đặc tính của nước hoa.

1.4 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện gồm hai giai đoạn: (1) nghiên cứu sơ bộ; (2) nghiên cứu chính
thức (thông qua bản câu hỏi phỏng vấn) với cỡ mẫu là 100. Phương pháp chọn mẫu được sử
dụng trong bài nghiên cứu là phương pháp chọn mẫu thuận tiện.
(1) Nghiên cứu sơ bộ
Nghiên cứu sơ bộ gồm hai bước: nghiên cứu sơ bộ lần 1 và nghiên cứu sơ bộ lần 2.
Nghiên cứu sơ bộ lần 1: dùng phương pháp nghiên cứu định tính, thảo luận tay đôi và dùng
dàn bài thảo luận tay đôi để phỏng vấn. Giai đoạn này nhóm tiến hành phỏng vấn 2 người bán
hàng và 3 khách hàng. Thông tin thu được trong bước này sẽ được kiểm tra, chỉnh sữa sắp xếp
lại theo trình tự logic để xây dụng thang đo và lập bản hỏi cho nghiên cứu chính thức.
Nghiên cứu sơ bộ lần 2: dùng phương pháp nghiên cứu định lượng, nhóm sử dụng bản câu hỏi
phỏng vấn thử trực tiếp 10 khách hàng để kiểm tra thang đo, hiệu chỉnh lại bản câu hỏi cuối
cùng dùng cho nghiên cứu chính thức.

(2) Nghiên cứu chính thức
Nghiên cứu chính thức: dùng phương pháp nghiên cứu định lượng, điều tra bằng bảng câu hỏi
trực tiếp đã được hiệu chỉnh ở nghiên cứu sơ bộ lần 2, với cỡ mẫu là 100 khách hàng nữ.
Nghiên cứu định lượng kiểm định lại thang đo và mô hình nghiên cứu thông qua các kỹ thuật
phân tích sau: thống kê mô tả.
1.5 Ý nghĩa của nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu này là nguồn tư liệu tham khảo cung cấp những thông tin hữu ích giúp
cho các doanh nghiệp hiểu được hành vi tiêu dùng nước hoa của khách hàng nữ và từ đó có
thể vạch ra được chiến lược Marketing và chiến lược kinh doanh hợp lý cho các sản phẩm làm
đẹp nói chung và nước hoa nói riêng trên địa bàn thành phố Long Xuyên. Ngoài ra, kết quả
Nhóm_DH12QT

Trang 2


Hành vi tiêu dùng nước hoa của nữ tại địa bàn TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang
của quá trình nghiên cứu còn là nguồn thông tin hữu ích bổ sung cho các đại lý và cửa hàng
bán lẻ.
Bài khảo sát giúp cho người làm nghiên cứu sau này có được thêm một số hiểu biết về nước
hoa và hành vi tiêu dùng của khách hàng để có những nghiên cứu sâu và tốt hơn. Mặt khác, đề
tài cũng góp phần giúp cho người thực hiện có thêm được những kinh nghiệm quý báu cho
lần nghiên cứu sau tốt hơn.
1.6 Cấu trúc của báo cáo nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu gồm 6 chương:
-

Chương 1: Tổng quan nghiên cứu. Chương này sẽ trình bày các vấn đề sau: Lý do
chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý


-

nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu và cấu trúc của đề tài nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết – Mô hình nghiên cứu. Chương này trình bày những

-

phần lý thuyết cơ bản liên quan đến đề tài nghiên cứu, mô hình nghiên cứu.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Chương này sẽ giới thiệu các nội dung sau:
thiết kế các bước nghiên cứu, cở mẫu, phương pháp chọn mẫu, phương pháp thu thập

-

dữ liệu và phương pháp phân tích dữ liệu được sử dụng trong bài nghiên cứu này.
Chương 4: Sơ lược về thị trường nước hoa ở Việt Nam và Long Xuyên. Chương

-

này nêu khái quát về thị trường nước hoa ở Việt nam và ở thành phố Long Xuyên.
Chương 5: Kết quả nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu sau khi xử lý dữ liệu bằng các

-

công cụ sẽ được trình bày ở chương này.
Chương 6: Kết luận. Chương này sẽ tóm tắt lại kết quả nghiên cứu, đưa ra những
kiến nghị và rút ra những hạn chế của đề tài.

Tóm tắt chương
Bài nghiên cứu gồm có 2 mục tiêu cần đạt được và được thực hiện qua hai giai đoạn là
nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức, cấu trúc gồm có 6 chương, cỡ mẫu là 100 khách

hàng nữ.

Nhóm_DH12QT

Trang 3


Hành vi tiêu dùng nước hoa của nữ tại địa bàn TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT - MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Giới thiệu chương
Nhằm giúp đề tài nghiên cứu có tính khoa học và chính xác thì nghiên cứu cần được xây
dựng trên một cơ sở lý thuyết đáng tin cậy. Từ cơ sở lý thuyết này sẽ làm nền tảng cho quá
trình nghiên cứu tiếp theo. Vì vậy,chương II sẽ trình bày cơ sở lý thuyết về hành vi tiêu dùng
thông qua quy trình ra quyết định mua và các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng. Từ đó
phác thảo ra mô hình nghiên cứu.
2.1 Hành vi tiêu dùng.
Trước hết ta tìm hiểu về người tiêu dùng: bao gồm các cá nhân, các hộ tiêu dùng mua
sắm hàng hóa dịch vụ cho mục đích tiêu dùng cá nhân.
Hành vi tiêu dùng: là hành động của một người tiến hành mua và sử dụng sản phẩm
cũng như dịch vụ, bao gồm cả quá trình tâm lý và xã hội xảy ra trước và sau khi xảy ra hành
động. Hành vi tiêu dùng không chỉ liên quan đến hành động cụ thể xảy ra bởi từng cá nhân
khi mua và sử dụng sản phẩm hay dịch vụ, mà còn bao gồm những yếu tố tâm lý, xã hội ảnh
hưởng đến hành động này.

Những yếu tố
kích thích

“Hộp đen” ý thức
của người mua


Những phản ứng
đáp lại của người
mua

Hình 2.1: Mô hình đơn giản về hành vi của người tiêu dùng
Các tác
nhân
Marketing

Các tác
nhân khác

Đặc điểm
người
mua

Sản phẩm

Kinh tế

Xã hội

Giá cả

Công nghệ

Văn hóa

Địa điểm


Chính trị

Cá tính

Khuyến mại Văn hóa

Tâm lý

Nhóm_DH12QT

Quá trình
quyết định
của người
mua

Quyết định
của người
mua

Nhận thức vấn
đề

Lựa chọn sản
phẩm

Tìm hiểu
thông tin

Lựa chọn nhãn
hiệu


Đánh giá

Lựa chọn đại lý

Quyết định
hành vi mua

Định thời gian
Trang 4
mua
Định số lượng
mua


Hành vi tiêu dùng nước hoa của nữ tại địa bàn TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang

Hình 2.2: Mô hình chi tiết hành vi của người mua theo Philip Kotler
(Philip Kotler. Lược dịch: T.S Phan Thăng, T.S Vũ Thị Phượng, Giang Văn Chiến 1998,
Marketing căn bản, nhà xuất bản Thống Kê).

2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi người tiêu dùng
Trong cuộc sống thường ngày, mọi quyết định của chúng ta đều chịu ảnh hưởng bởi
các yêu tố của môi trường sống xung quanh. Do đó quyết định lựa chọn mua và sử dụng một
loại sản phẩm nào đó đáp ứng nhu cầu của mình cũng phải chịu sự ảnh hưởng của các yếu tố
xung quanh.

Văn hóa
Xã hội





Nền văn
hóa

Cá nhân


Nhánh văn
hóa


Tầng lớp xã hội


Nhóm_DH12QT

N
hóm tham
khảo

Tâm lý
Tuổi giai đoạn
của chu kỳ sống

Gi Nghề nghiệp
a đình

Hoàn cảnh kinh

tế

Va Lối sống
i trò và địa vị
Nhân cách và tự
ý thức

Động cơ
Nhận thức
Hiểu biết
Niềm tin và
thái độ

Người
mua

Trang 5


Hành vi tiêu dùng nước hoa của nữ tại địa bàn TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang

Hình 2.3: Mô hình chi tiết các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi của người tiêu dùng
2.2.1 Yếu tố văn hóa
 Nền Văn hóa

Văn hóa hoặc văn minh hiểu theo nghĩa rộng nhất của dân tộc học, có nghĩa là một tổng
thể phức hợp bao gồm các kiến thức tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật lệ phong tục và
tất cả những khả năng, thói quen mà con người đạt được với tư cách là một thành viên
trong xã hội.
Văn hóa là yếu tố quyết định cơ bản nhất những mong muốn và hành vi của một người.

Văn hóa còn tạo ra những giá trị, sự cảm thụ, sự ưa thích, tác phong, truyền thống và thể
chế cơ bản của xã hội được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
 Nhánh văn hóa

Mỗi nền văn hóa đều có những nhánh văn hóa nhỏ hơn tạo nên những đặc điểm đặc thù
hơn cho những thành viên của nhánh văn hóa đó.
Nhánh văn hóa bao gồm: Các dân tộc, tôn giáo, các nhóm chủng tộc và các vùng địa lý.
Nhiều nhánh văn hóa tạo nên những phân khúc thị trường quan trọng và người làm
marketing thường thiết kế các sản phẩm, chương trình marketing theo nhu cầu của các
nhánh văn hóa đó.
 Tầng lớp xã hội

Trong xã hội thì vấn đề phân định đẳng cấp là điều tất yếu. Giai tầng xã hội là những
nhóm tương đối ổn định trong khuôn khổ xã hội, được sắp xếp theo thứ bậc đẳng cấp và
được đặc trưng bởi những quan điểm giá trị, lợi ích và hành vi đạo đức giống nhau giữa
các thành viên.
Các giai tầng xã hội được xác định dựa trên cơ sở nghề nghiệp, thu nhập, tài sản, học vấn,
định hướng giá trị và những đặc trưng khác của những người thuộc giai tầng đó. Hành vi
tiêu dùng của các giai tầng khác nhau biểu hiện qua nhu cầu, thị hiếu về sản phẩm, về
nhãn hiệu, về địa điểm mua hàng,…khác nhau.

Nhóm_DH12QT

Trang 6


Hành vi tiêu dùng nước hoa của nữ tại địa bàn TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang
2.2.3 Yếu tố xã hội.
Hành vi người tiêu dùng cũng chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố xã hội như: Nhóm tham khảo,
gia đình, vai trò và địa vị.

 Nhóm tham khảo

Là những nhóm có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến thái độ và hành vi của một người
nào đó.
Nhóm tham khảo có ảnh hưởng trực tiếp bao gồm: Gia đình, bạn bè, láng giềng, đồng
nghiệp hoặc các tổ chức tôn giáo, đoàn thể, hiệp hội công đoàn.
Nhóm tham khảo có ảnh hưởng gián tiếp là những nhóm mà bản thân người chịu ảnh
hưởng không phải là thành viên bao gồm: Nhóm ngưỡng mộ, nhóm tẩy chay.
 Gia đình

Là tổ chức mua hàng quan trọng nhất trong xã hội. Vợ chồng, con cái có vai trò và ảnh
hưởng tương đối đến việc mua sắm nhiều loại sản phẩm, dịch vụ khác nhau. Vấn đề này
cũng thay đổi rất nhiều đối với các nước và tầng lớp xã hội khác nhau.
 Vai trò và địa vị

Cá nhân là một thành viên của rất nhiều nhóm trong xã hội, vị trí của người đó trong mỗi
nhóm có thể xác định căn cứ vào vai trò và địa vị của họ. Mỗi vai trò đều gắn với một địa
vị nhất định.
Vai trò và địa vị của một người ảnh hưởng đến quyết định mua sắm của người đó vì họ
thích chọn mua các sản phẩm thể hiện được vai trò và địa vị của mình.
Ví dụ: Chủ tịch các công ty thường đi xe hơi cao cấp, mua hàng hóa đắt tiền, tham gia vào
các hoạt động giải trí thời thượng,…
2.2.4. Yếu tố cá nhân
Quyết định của người mua cũng chịu ảnh hưởng bởi các đặc điểm cá nhân. Nổi bật nhất là
tuổi tác và các giai đoạn trong chu kỳ sống, nghề nghiệp, hoàn cảnh kinh tế, lối sống, nhân
cách và tự ý thức của họ.
 Tuổi tác và giai đoạn trong chu kỳ sống

Con người thay đổi hàng hóa và dịch vụ mà họ mua sắm theo tuổi tác. Ví dụ: Thanh niên
thích ăn mặc các trang phục hợp thời trang trong khi người già chỉ mặc quần áo đơn giản,

màu sắc phù hợp với độ tuổi của họ.

Nhóm_DH12QT

Trang 7


Hành vi tiêu dùng nước hoa của nữ tại địa bàn TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang
Hành vi tiêu dùng cũng khác nhau qua các giai đoạn trong chu kỳ đời sống của gia đình.
Các giai đoạn của gia đình được phân biệt nhờ vào các biến cố chính xảy ra như: Mới kết
hôn, có con, con cái trưởng thành và sống tự lập.
 Nghề nghiệp

Nghề nghiệp có ảnh hưởng nhất định đến tính chất của hàng hóa và dịch vụ được chọn
mua.
 Hoàn cảnh kinh tế

Hoàn cảnh kinh tế bao gồm thu nhập có thể chi tiêu được, tiền tiết kiệm và tài sản, khả
năng vay mượn nợ, thái độ đối với việc chi tiêu và tiết kiệm. Tình trạng kinh tế của người
tiêu dùng ảnh hưởng rất lớn đến loại hàng hóa và số lượng hàng hóa mà họ lựa chọn, mua
sắm.
 Lối sống

Lối sống là những hình thức tồn tại bền vững của con người trong thế giới, được thể hiện
ra trong hoạt động, sự quan tâm và niềm tin của người đó.
Những người cùng xuất thân từ một nhánh văn hóa, tầng lớp xã hội và cùng nghề nghiệp
có thể có những lối sống hoàn toàn khác nhau. Lối sống miêu tả sinh động toàn diện một
con người trong mối quan hệ với bên ngoài. Do đó, người làm marketing sẽ tìm kiếm
những mối quan hệ giữa sản phẩm của mình với các nhóm theo lối sống.
 Nhân cách và tự ý thức


Mỗi người đều có một kiểu nhân cách khác biệt ảnh hưởng đến hành vi của người đó.
Kiểu nhân cách là một tập hợp những đặc điểm tâm lý của con người nhằm đảm bảo sự
phản ứng đáp lại môi trường xung quanh tương đối nhất quán và ổn định. Nhân cách còn
là một biến hữu ích trong phân tích hành vi của người tiêu dùng vì ta có thể nhận thấy
được mối tương quan chặt chẽ giữa các kiểu nhân cách nhất định với cách lựa chọn sản
phẩm và nhãn hiệu.
2.2.4. Yếu tố tâm lý .
Việc lựa chọn mua sắm của một người còn chịu ảnh hưởng bởi 4 yếu tố thuộc về tâm lý là:
Động cơ, nhận thức, tri thức, niềm tin và thái độ.
 Động cơ

Động cơ là nhu cầu đã trở thành khẩn thiết đến mức độ buộc con người phải tìm cách và
phương thức thỏa mãn nó. Nhu cầu của con người được sắp xếp trật tự theo thứ bậc từ
cấp thiết nhất đến ít cấp thiết nhất. Thứ bậc nhu cầu do Abraham Maslow đưa ra được
Nhóm_DH12QT

Trang 8


Hành vi tiêu dùng nước hoa của nữ tại địa bàn TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang
trình bày từ thấp đến cao như hình ‘Thứ bậc của nhu cầu theo Maslow’. Theo thứ tự tầm
quan trọng của các nhu cầu đó được sắp xếp như sau: Nhu cầu sinh lý, nhu cầu an toàn,
nhu cầu xã hội, nhu cầu được tôn trọng và cao nhất là nhu cầu tự khẳng định mình. Con
người cố gắng thỏa mãn trước hết là những nhu cầu cấp thiết cơ bản cho sự sống của họ.
Khi người ta thỏa mãn được một nhu cầu quan trọng nào đó thì nó sẽ không còn là động
cơ hiện thời nữa. Khi đó, người ta sẽ cố gắng thỏa mãn nhu cầu kế tiếp và nhu cầu kế tiếp
này trở thành nhu cầu quan trọng nhất hiện thời.

Nhu cầu tự

khẳng định mình
(tự phát triển và thể
hiện mọi tiềm năng)

Nhóm_DH12QT

Trang 9


Hành vi tiêu dùng nước hoa của nữ tại địa bàn TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang
Nhu cầu được tôn trọng (được tôn trọng,
được công nhận, có địa vị xã hội)

Nhu cầu xã hội
(cảm giác thân mật, tình yêu)

Nhu cầu an toàn
(an toàn, được bảo vệ)

Nhu cầu sinh lý (đói, khát)

Hình 2.4: Thứ bậc của nhu cầu theo Maslow
(Nguồn: Philip Kotler. 1999. Marketing căn bản. Hà Nội: NXB Thống kê)
 Nhận thức

Nhận thức là một quá trình cá nhân lựa chọn, tổ chức và diễn giải thông tin nhận được để
tạo ra một bức tranh có ý nghĩa về thế giới.
Các cá nhân có thể có những phản ứng khác nhau đối với cùng một tác nhân kích thích do
3 yếu tố thuộc về nhận thức của mỗi người đó là: Sự quan tâm có chọn lọc, sự bóp méo có
chọn lọc và sự ghi nhớ có chọn lọc.

- Sự quan tâm có chọn lọc: Hàng ngày người ta có thể tiếp xúc với vô số các tác nhân kích
thích. Dĩ nhiên người ta không thể có khả năng phản ứng với tất cả. Phần lớn các tác nhân
kích thích đó bị sàng lọc đi. Một thách thức thực sự là làm thế nào để giải thích được
người ta sẽ chú ý nhiều đến những tác nhân kích thích nào. Sau đây là một số kết quả thu
được:
(1) Người ta có khuynh hướng chú ý đến những tác nhân kích thích có liên quan đến
một nhu cầu hiện có.
(2) Người ta có khuynh hướng chú ý nhiều đến những tác nhân kích thích mà họ đang
mong đợi.
(3) Người ta có khuynh hướng chú ý nhiều đến những tác nhân kích thích có điểm khác
biệt hẳn với các tác nhân thông thường.
Nhóm_DH12QT

Trang 10


Hành vi tiêu dùng nước hoa của nữ tại địa bàn TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang
- Sự bóp méo có chọn lọc: Nghĩa là con người có khuynh hướng biến đổi thông tin, gán
cho nó những ý nghĩa của cá nhân mình.
- Sự ghi nhớ có chọn lọc: Con người sẽ phải quên đi nhiều điều mà họ đã biết và có
khuynh hướng giữ lại những thông tin ủng hộ thái độ, niềm tin của mình.
 Sự hiểu biết

Sự hiểu biết diễn tả những biến đổi nhất định trong hành vi của một người dưới ảnh
hưởng của kinh nghiệm mà họ tích lũy được.
Sự hiểu biết giúp người tiêu dùng có thể tổng quát hóa khi tiếp xúc với những kích thích
và phân biệt những kích thích khác nhau.
 Niềm tin và thái độ

Thông qua hành động và sự lĩnh hội mà con người có được niềm tin và thái độ, đến lượt

chúng lại có ảnh hưởng đến hành vi mua hàng của con người.
Niềm tin là sự nhận định trong thâm tâm về một cái gì đó. Những niềm tin này có thể
được xây dựng trên cơ sở những tri thức thực tế, ý kiến và lòng tin. Chúng có thể có hay
không chịu ảnh hưởng bởi tình cảm.
Từ những niềm tin này hình thành nên hình ảnh của sản phẩm cũng như nhãn hiệu và
người ta hành động theo những niềm tin đó. Nếu có niềm tin nào đó không đúng đắn và
cản trở việc mua hàng thì nhà sản xuất cần tiến hành một chiến dịch để uốn nắn lại.
Thái độ là sự đánh giá tốt hay xấu của cá thể, được hình thành trên cơ sở những tri thức
hiện có và bền vững về một khách thể hay ý tưởng nào đó, những cảm giác do chúng gây
ra và phương hướng hành động có thể có.
Thái độ dẫn dắt con người xử sự khá nhất quán trước những kích thích tương đồng và
không phải phản ứng với mỗi sự vật, sự việc theo một cách mới.
Chính vì vậy mà rất khó thay đổi được thái độ, muốn thay đổi thái độ của một người đòi
hỏi phải mất nhiều phí tổn, thời gian và công sức.
Tóm lại, cách lựa chọn hàng hóa của một người là kết quả của sự tác động qua lại
phức tạp giữa các yếu tố văn hóa, xã hội, cá nhân và tâm lý. Trong số những yếu tố đó có
nhiều yếu tố không chịu ảnh hưởng của người làm marketing. Những yếu tố khác chịu ảnh
hưởng của người làm marketing và gợi ý cho họ phát triển sản phẩm, định giá, tổ chức lưu
thông và khuyến mãi như thế nào để tạo được sự hưởng ứng mạnh mẽ của người tiêu
dùng.

Nhóm_DH12QT

Trang 11


Hành vi tiêu dùng nước hoa của nữ tại địa bàn TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang
2.3 Quá trình ra quyết định của người tiêu dùng
- Quyết định chính là việc chi phối những thông tin về sản phẩm cùng những quan điểm,
nhu cầu bản thân. Quá trình ra quyết định mua sắm của người tiêu dùng thường trải qua các

giai đoạn sau:
Tìm kiếm
thông tin

Nhận thức
nhu cầu

Đánh giá các
lựa chọn

Quyết định
mua

Hành vi sau
khi mua

Hình 2.4: Quy trình ra quyết định của người mua
2.3.1. Nhận thức nhu cầu: diễn trình được bắt đầu khi một đòi hỏi chưa được thỏa
mãn cần được đặt tên. Điều kiện để phát sinh nhu cầu thường mang tính nội tại, nhu cầu cũng
có thể phát sinh do một sự kích thích từ bên ngoài như sự tác động của quảng cáo hay hình
ảnh đẹp của sản phẩm.
- Một khi nhu cầu xuất hiện, khách hàng thường xuyên xảy ra những xung đột hay đắn
đo với những điều kiện thời gian hay tiền bạc mà họ có.
2.3.2. Tìm kiếm thông tin: khi nhận ra được nhu cầu, người tiêu dùng có thể có hoặc
không tìm kiếm thông tin. Nếu có sự thoi thúc của họ mạnh và vừa ý nằm trong tầm tay người
tiêu dùng có thể sẽ mua ngay. Việc tìm kiếm thông tin của người tiêu dùng khi họ đi từ các
tình huống liên quan đến giải quyết vấn đề đơn giản, đến giải quyết vấn đề mở rộng. Thông
tin tìm kiếm được chia làm 2 loại:
- Thông tin bên trong: là quá trình liên quan đến việc tìm kiếm trong ký ức, trí nhớ để
khởi dậy những kinh nghiệm hoặc hiểu biết trước đây.

- Thông tin bên ngoài: cần thiết khi những thông tin bên trong không đủ cung cấp
thông tin cho người tiêu dùng. Các nguồn thông tin bên ngoài chủ yếu:
+ Nguồn thông tin cá nhân (bạn bè, gia đình…)
+ Nguồn thông tin công cộng (báo cáo của người tiêu dùng)
+ Nguồn thông tin có ảnh hưởng đến người tiếp thị (quảng cáo, bán hàng…)

Nhóm_DH12QT

Trang 12


Hành vi tiêu dùng nước hoa của nữ tại địa bàn TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang
2.3.3. Đánh giá các lựa chọn: khi đánh giá các lựa chọn, người tiêu dùng thường sử
dụng hai loại thông tin: một là danh sách các nhãn hiệu mà họ định lựa chọn, hai là tiêu chuẩn
mà họ dùng để đánh giá sản phẩm, Sau khi một khả năng được lựa chọn, họ sẽ chọn một nhãn
hiệu cụ thể. Việc lựa chọn thường chịu ảnh hưởng bởi:
+ Thông tin và khách hàng có từ kinh nghiệm khác
+ Những thông tin có đáng tin cậy không
- Khi có nhiều giá trị được lựa chọn, thường sẽ có một giá trị nào đó trở nên quan trọng
nhất và khách hàng thường coi trọng giá trị đó hơn khi cần có quyết định nhanh chống.
2.3.4. Quyết định mua: sau khi căn nhắc đánh giá các lựa chọn, khách hàng có quyết
định mua hay không mua. Nếu quyết định mua, một loạt các quyết định có liên quan sẽ được
tính đến như: chất lượng, nơi mua, thời điểm mua, phương thức thanh toán… Vì vậy quyết
định mua chưa phải là chấm dứt mà thực chất đó chỉ là khởi đầu của một loạt các quyết định
mới.

Đánh giá các
phương án

Ý định mua hàng


Thái độ của
người khác

Quyết định mua

Các yếu tố ngoài
dự kiến

Hình 2.5: Các yếu tố kiềm hãm quyết định mua
Kotler, Philip. Lược dịch: T.S Phan Thăng, T.S Vũ Thị Phượng, Giang Văn Chiến 1998,
Marketing căn bản, nhà xuất bản Thống Kê.
2.3.5. Hành vi sau khi mua: sau khi mua hàng, người tiêu dùng có thể hài lòng và
không hài lòng về sản phẩm hoặc dịch vụ. Cảm nghĩ sau khi mua có ảnh hưởng đến quyết
định của người tiêu dùng muốn mua lại sản phẩm ấy và những gì họ nói với người khác về
sản phẩm. Nếu sản phẩm phù hợp với người tiêu dùng thì họ sẽ thực hiện việc mua lập lại,
nếu không họ sẽ tìm sản phẩm khác phù hợp hơn.
2.4 Mô hình nghiên cứu

Nhóm_DH12QT

Trang 13


Hành vi tiêu dùng nước hoa của nữ tại địa bàn TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang
Đặc điểm
của khách
hàng

Giới tính

Tuổi
Thu nhập
Địa chỉ

Marketing

Sản phẩm
Giá
Phân phối
Chiêu thị
Uy tín thương
hiệu

Ý thức nhu
cầu

Tìm kiếm
thông tin

Đặc điểm
của khách
hàng

Đánh giá
các phương
án

Quyết định mua
hàng và các phản
ứng đáp lại


Ra quyết
định

Marketing

Hình 2.6: Mô hình hành vi người tiêu dùng.
Tóm tắt chương
Nhóm_DH12QT

Trang 14


Hành vi tiêu dùng nước hoa của nữ tại địa bàn TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang
Việc tìm hiểu về hành vi người tiêu dùng chính là việc nghiên cứu các cách thức mà họ thực
hiện để có thể đưa ra các quyết định sử dụng tài sản của họ như: tiền bạc, thời gian, công
sức…để lựa chọn, mua sắm và sử dụng hàng hóa. Từ đó có thể giải đáp các vấn đề làm nền
tảng cho hoạt động marketing như: Ai là người mua? Người tiêu dùng sẽ mua những hàng
hóa, dịch vụ nào? Tại sao họ lại mua những hàng hóa, dịch vụ đó? Họ sẽ mua như thế nào?
Ai là người ảnh hưởng đến quyết định mua của họ?
Quá trình ra quyết định mua của người tiêu dùng trải qua 5 bước: Ý thức nhu cầu, tìm kiếm
thông tin, đánh giá các phương án, quyết định mua và cuối cùng là hành vi sau mua. Ngoài
ra, có thể có các yếu tố marketing như: chính sách giá cả, quảng cáo, khuyến mãi… và các
yếu tố phi marketing như: văn hóa, xã hội, cá nhân, tâm lý có ảnh hưởng lên hành vi của
người mua.

Nhóm_DH12QT

Trang 15



Hành vi tiêu dùng nước hoa của nữ tại địa bàn TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang

Nhóm_DH12QT

Trang 16


Hành vi tiêu dùng nước hoa của nữ tại địa bàn TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Giới thiệu chương
Chương này nêu ra cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài nghiên cứu. Trong chương 3 này sẽ
nêu lên quy trình nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu,cỡ mẫu, phương pháp chọn mẫu,
phương pháp thu dữ liệu và thang đo. Những vấn đề này không thể thiếu trong một bài
nghiên cứu. Chính vì vậy chương phương pháp nghiên cứu sẽ trình bày các vấn đề này.
3.1 Quy trình nghiên cứu

Vấn đề nghiên cứu

Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu

Nghiên cứu sơ bộ (Nghiên cứu định tính), thảo luận tay
đôi, n=5

Thang đo hiệu chỉnh và bảng hỏi sơ bộ

Nghiên cứu sơ bộ (Nghiên cứu định lượng), n=10

Thang đo chính thức và bảng hỏi chính thức


Nghiên cứu chính thức, phỏng vấn trực tiếp, n=100
Nhóm_DH12QT

Trang 17


Hành vi tiêu dùng nước hoa của nữ tại địa bàn TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang

Phân tích dữ liệu, kết quả nghiên cứu, viết báo cáo

Hình 3.1: Qui trình nghiên cứu

Giải thích quy trình:
Quy trình được bắt đầu bằng việc xác định vấn đề nghiên cứu, trên cơ sở vấn đề nghiên cứu
này, kết hợp với các mô hình lý thuyết để đưa ra mô hình cho nghiên cứu. Từ mô hình này sẽ
tiến hành một cuộc thảo luận tay đôi với cỡ mẫu bằng 5, mục đích nhằm tạo cơ sở cho việc
thiết lập bản câu hỏi, sau đó sẽ chọn khoảng 10 khách hàng theo các tiêu chí phù hợp với mục
tiêu và phạm vi nghiên cứu để tiến hành thử nghiệm bản câu hỏi. Nếu đạt sẽ lập thành bản câu
hỏi hoàn chỉnh, ngược lại sẽ tiến hành hiệu chỉnh cho thích hợp với mục tiêu, vấn đề và phạm
vi nghiên cứu. Từ bản câu hỏi chính thức này sẽ tiến hành triển khai phát bản hỏi chính thức
với cỡ mẫu n = 100, sau đó là giai đoạn xử lý số liệu và hoàn thành báo cáo nghiên cứu.
3.2 Thiết kế nghiên cứu
Đề tài được tiến hành thông qua 2 giai đoạn: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cúu chính thức.
Nghiên cứu sơ bộ
Nghiên cứu sơ bộ gồm 2 bước: nghiên cứu sơ bộ lần 1 và nghiên cứu sơ bộ lần 2. Các bước
nghiên cứu này đều lấy mẫu theo phương pháp thuận tiện.


Đối với nghiên cứu sơ bộ lần 1 dùng phương pháp nghiên cứu định tính, thảo luận

tay đôi dùng dàn bài thảo luận tay đôi, dựa vào thang đo nháp và dàn bài thảo luận tay
đôi đã chuẩn bị trước để thực hiện phỏng vấn trực tiếp. Giai đoạn này nhóm tiến hành
phỏng vấn 2 người bán hàng và 3 khách hàng. Mục đích của lần nghiên cứu này là
khai thác các vấn đề nghiên cứu, hiệu chỉnh thang đo và xây dựng bản câu hỏi cho lần
phỏng vấn sau.

Nhóm_DH12QT

Trang 18


Hành vi tiêu dùng nước hoa của nữ tại địa bàn TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang


Đối với nghiên cứu sơ bộ lần 2 dùng phương pháp nghiên cứu định lượng, điều tra
bằng bản câu hỏi trực tiếp 10 khách hàng nữ sử dụng nước hoa tại địa bàn thành phố
Long Xuyên, An giang. Kết quả thu được sẽ sử dụng cho việc phân tích nhằm kiểm tra
thang đo, hiệu chỉnh lại bản câu hỏi cuối cùng dùng cho nghiên cứu chính thức.

Nghiên cứu chính thức
Nghiên cứu chính thức được tiến hành bằng phương pháp định lượng, sử dụng bản câu hỏi đã
được hiệu chỉnh ở nghiên cứu sơ bộ lần 2. Với cỡ mẫu là 100 khách hàng. Phương pháp thu
thập dữ liệu được thực hiện thông qua bản câu hỏi trực tiếp gửi bằng cách: gửi bản hỏi trực
tiếp, nhóm mạng xã hội có chứa bản hỏi của nghiên cứu. Các mẫu được lấy theo phương pháp
thuận tiện, toàn bộ dữ liệu sẽ được xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0 và Excel hỗ trợ phân
tích.

Nhóm_DH12QT

Trang 19



Hành vi tiêu dùng nước hoa của nữ tại địa bàn TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang
3.3 Mẫu
3.3.1 Nghiên cứu sơ bộ
Nghiên cứu sơ bộ lần 1
Mời 2 người bán hàng và 3 khách hàng nữ tham gia thảo luận tay đôi, các khách hàng nữ là
những người tiêu dùng các loại nước hoa khác nhau. Các khách hàng tham gia thảo luận cần
có một số yêu cầu cần thiết như sau: tự nguyện tham gia, có quan tâm và hiểu rõ vấn đề
nghiên cứu.
Nghiên cứu sơ bộ lần 2
Chọn 10 khách hàng. Phỏng vấn viên phát bản hỏi sơ bộ cho khách hàng. Phỏng vấn viên
phỏng vấn trực tiếp và giải thích cho khách hàng. Sau đó, phỏng vấn viên thảo luận với khách
hàng và ghi nhận ý kiến trong 10 phút. Kết quả thu được sẽ được xử lý để kiểm định thang đo
sơ bộ trong phần mềm SPSS 16.0.
3.3.2 Nghiên cứu chính thức
Đối tượng khảo sát của nghiên cứu là các khách hàng nữ tiêu dùng nước hoa tại địa bàn thành
phố Long Xuyên, tỉnh An Giang. Phương pháp chọn mẫu được sử dụng trong bài nghiên cứu
này là phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên.
Cỡ mẫu: theo Roscoe (1975) thì việc lấy mẫu từ 30 đến 500 là phù hợp. Ở bài nghiên cứu này
nhóm chọn cỡ mẫu là 100 khách hàng nữ khu vực thành phố Long Xuyên. Nhưng việc phỏng
vấn sẽ tiến hành với 120 khách hàng nhằm dự phòng những bản câu hỏi hồi đáp không đạt
yêu cầu. Tiến hành điều tra trực tiếp bằng bản hỏi, sau đó tổng hợp và làm sạch dữ liệu để
thuận tiện cho việc phân tích tiếp theo.
Các bản hỏi chính thức được phát trực tiếp cho khách hàng sau đó khách hàng đọc và trả lời
trong vòng 25 phút hoặc gửi trực tiếp đến địa điểm mạng xã hội của đối tượng khảo sát.
3.4 Thang đo
Thang đo được sử dụng trong bảng câu hỏi gồm thang do nhị phân, thang đo Likert (dùng
thang đo diểm 5), thang đo định danh, thang đo tỉ lệ.
Dữ liệu sau khi tổng hợp sẽ được xữ lý và phân tích với sự hỗ trợ của các phần mềm chuyên

dụng: SPSS 16.0 và sử dụng một số công cụ Excel: tính toán đơn giản, vẽ biểu đồ minh họa.

Nhóm_DH12QT

Trang 20


Hành vi tiêu dùng nước hoa của nữ tại địa bàn TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang
3.5 Phương pháp phân tích dữ liệu
Với mục tiêu của đề tài là mô tả hành vi tiêu dùng nước hoa của nữ giới tại địa bàn thành phố
Long Xuyên, tỉnh An Giang nên phương pháp phân tích chủ yếu trong đề tài nghiên cứu là
thống kê mô tả nhằm phản ánh quy trình quyết định mua của khách hàng.
3.6 Phương pháp thu dữ liệu
Dữ liệu sơ cấp: được thu thập từ 120 khách hàng nữ tại thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang
bằng bản câu hỏi trực tiếp.
Dữ liệu thứ cấp: là các nguồn sách, báo, internet.
Tóm tắt chương
Phương pháp nghiên cứu được trình bày chi tiết trong chương này bao gồm 3 bước chính:
nghiên cứu sơ bộ (định tính), nghiên cứu sơ bộ (định lượng) và nghiên cứu chính thức (định
lượng). Nhằm mục đích đạt được mục tiêu đề ra.
Trong nghiên cứu sơ bộ, sử dụng kỹ thuật thảo luận tay đôi với 15 khách hàng sau 2 lần để
tìm kiếm những thông tin liên quan đến đề tài nghiên cứu, làm cơ sở cho việc thiết kế bản câu
hỏi phỏng vấn. Với nghiên cứu chính thức, áp dụng kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp qua bảng
câu hỏi được hiệu chỉnh và tiến hành phỏng vấn chính thức với kich thước mẫu n = 100
khách hàng. Dùng phần mềm SPSS 16.0 và Excel hỗ trợ phân tích.

Nhóm_DH12QT

Trang 21



Hành vi tiêu dùng nước hoa của nữ tại địa bàn TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang

Nhóm_DH12QT

Trang 22


Hành vi tiêu dùng nước hoa của nữ tại địa bàn TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang
CHƯƠNG 4: SƠ LƯỢC VỀ THỊ TRƯỜNG NƯỚC HOA Ở VIỆT NAM VÀ LONG
XUYÊN
Giới thiệu chương
Chương này sẽ trình bày khái quát về thị trường nước hoa ở Việt nam và ở thành phố Long
Xuyên.
4.1 Khái quát thị trường nước hoa ở Việt Nam
Trong ba năm vừa qua, thu nhập của người dân trên cả nước liên tục tăng Theo thông tin được
Thủ tướng cập nhật tại Diễn đàn VDPF, hu nhập bình quân đầu người khoảng 1.960
USD/năm (thu nhập bình quân đầu người năm 2012 là 1.540 USD), dự kiến con số này sẽ
tăng khoảng 5,8% vào năm 2014 và tăng 6% vào năm 2015. Xu hướng này sẽ còn tiếp diễn
trong những năm tới. Chính vì thế, hiện trạng ngành kinh doanh nước hoa của Việt Nam đã
thay đổi nhanh chóng khi có thêm nhiều hãng nước hoa mang thương hiệu toàn cầu được
nhập khẩu vào trong nước, cùng với đó là sự phát triển của các hãng nước hoa trong nước để
đáp ứng như cầu làm đẹp ngày càng tăng cao.
Hiện nay, việc sử dụng nước hoa không còn được xem là một việc xa xỉ, người tiêu dùng bỏ
ra một số tiền từ 100 đến vài triệu, hoặc hơn để mua một lọ nước hoa tùy theo nhu cầu và khả
năng. Trên thị trường, các hệ thống showroom trưng bày và bán sản phẩm nước hoa bao phủ
hết tất cả các tỉnh thành, cùng với đó là các website bán nước hoa trực tuyến góp phần làm
cho thị trường này ngày càng sôi động. Theo khảo sát của trang web thegioinuochoa.com.vn,
có 5 loại nước hoa dành cho Nữ được ưa chuộng nhất hiện nay: Chanel (Chance Eau De
Parfum); Lacôme (Trésor); Gucci (Flora by Gucci); Victoria’s Secret (Very Sexy); Armani

(Gio IA).
4.2 Khái quát thị trường nước hoa ở thành phố Long Xuyên
Thành phố Long Xuyên là một tỉnh có tiềm năng phát triển kinh tế và tạo ra nhiều cơ hội cho
các nhà đầu tư bằng các chính sách thu hút các doanh nghiệp từ trong và ngoài tỉnh đầu tư các
công trình dự án lớn, chính vì thế đã tạo ra nhiều công việc làm cho người dân từ trình độ Đại
học, cho tới Cao đẳng hay Trung cấp đều có khả năng tìm việc làm cho bản thân. Ngoài việc
có công việc ổn định cho tới có được sự chăm sóc sức khỏe tốt, được xã hội công nhận và tự
khẳng định bản thân của mình, người dân còn có nhu cầu tự làm đẹp để hoàn thiện bản thân
hơn mà còn có thể thể hiện bản thân trước người khác.

Nhóm_DH12QT

Trang 23


Hành vi tiêu dùng nước hoa của nữ tại địa bàn TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang
Trong việc biết cách chon lựa nhu yếu phẩm cần thiết cho sinh hoạt hằng ngày, thì chi em phụ
nữ rất quan tâm tới việc chăm sóc bản thân,họ muốn mình có sự tự tin và để lại ấn tượng tốt
các công cuộc gặp gỡ với các đối tác, khách hàng. Nắm bắt được nhu cầu đó nhiều hãng nước
hoa lần lượt cho ra đời nhiều bộ sưu tập nước hoa với nhiều mùi hương như mùi hoa cỏ, mùi
gỗ, mùi kẹo….với các mức giá cả khác nhau, để cho chị em phụ nữ có thể lực chon loại nước
hoa nào thích hợp với bản thân và phù hợp với công việc của mình.
Với dân số hơn 360.000 người (tháng 5/2012), thu nhập bình quân đầu người năm 2013 trên
70 triệu đồng/năm, thành phố Long Xuyên chắc chắn là một thị trường tiềm năng lớn để kinh
doanh nước hoa. Các địa điểm bán nước hoa có thể tham khảo để chọn lựa sản phẩm tốt nhất
cho mình như: siêu thị Coopmart, shop nước hoa cao cấp Ngoc An Khang số 544A Võ Thị
Sáu, phường Mỹ Xuyên. Tp Long Xuyên- Tỉnh An Giang…
Các loại nước hoa từ loại có chất lượng, giá cả vừa phải của các nhãn hiệu trong nước, cho tới
các dòng nước hoa cao cấp dành cho người có thu nhập cao, Thị trường nước hoa rất đa dạng,
phong phú với hàng trăm thương hiệu, từ những tên tuổi lẫy lừng đến những hiệu

như:.Giorgio Armani, Tresor (LanCôme), Polo (Ralph Lauren), Eternity (Calvin Klein),
Credence (Avon), Victoria (Gryphon Development), Brut (Faberge)…, trình độ dân trí của
người dân ngày càng được nâng cao, cùng với mức thu nhập có thể mua sắm các nhu yếu
phẩm cho bản thân. Bạn có thể dể dàng tìm thấy các cửa hàng hay là siêu thi bán các dòng sản
phẩm nước hoa từ mức giá từ vài trăm nghìn cho tới hàng triệu, tùy vào dung tích, nhãn hiệu
và mùi hương của chúng.
Tóm tắt chương
Sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới( gọi tắt là WTO) nền kinh tế của đất
nước có bước phát triển đáng kể trong lĩnh vực phát triển ngành Nông nghiệp truyền thống
của đất nước, mà còn thúc đẩy phát triển trong Công nghiệp- xây dựng và dịch vụ, tạo tiền đề
cho sự phát triển lâu dài của đất nước hướng tới một nền CNH-HĐH, làm cho quá trình buôn
bán, giao thương xuất nhập khẩu được phát triển Với xu thế phát triển đó, thị trường đã mở
rộng không chỉ trong nước mà còn vươn rộng ra nước ngoài để hoà nhập vào sự phát triển
chung của thế giới. Cùng với sự có mặt của các công ty lớn đến từ nước ngoài rất nổi tiếng
với nhãn hiệu nước hoa trên thế giới,
Với nhịp điệu tăng trưởng ngày càng nhanh của thành phố Long Xuyên, mức sống và trìnhđộ
dân trí của người dân thành phố cũng ngày càng được nâng cao, cuộc sống của người dân

Nhóm_DH12QT

Trang 24


Hành vi tiêu dùng nước hoa của nữ tại địa bàn TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang
ngày càng phong phú hơn với các nhu cầu làm đẹp và khẳng định phong cách chính mình từ
nước hoa.

Nhóm_DH12QT

Trang 25



×