Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

Quản Lý Và Sử Dụng Phân Bón Trong Sản Xuất Lúa Trên Địa Bàn Xã Nhân Thành, Huyện Yên Thành, Tỉnh Nghệ An

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 64 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA MÔI TRƯỜNG
= = = = = = = =

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG PHÂN BÓN TRONG
SẢN XUẤT LÚA TRÊN ĐỊA BÀN XÃ NHÂN THÀNH,
HUYỆN YÊN THÀNH, TỈNH NGHỆ AN

Sinh viên thực hiện
Lớp
Khóa
Ngành
Giáo viên hướng dẫn
ịa điểm thực tập

:
:
:
:
:
:

BÙI THỊ THỦY
MTB
57
MÔI TRƯỜNG
TS. NGUYỄN THỊ THU HÀ
UBND Xã Nhân Thành – Huyện Yên Thành


Tỉnh Nghệ An

HÀ NỘI - 2016


Kính gửi :


Khoa Môi trường – Học viện Nông nghiệp Việt Nam



Hội đồng chấm khóa luận tốt nghiệp
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận là của riêng tôi, được nghiên cứu một cách

độc lập. Các số liệu thu thập được là các tài liệu được sự cho phép công bố
của các đơn vị cung cấp số liệu. Các tài liệu tham khảo đều có nguồn gốc rõ
ràng. Các kết quả được nêu trong khóa luận này là hoàn toàn trung thực và
chưa từng có ai công bố trong bất kì tài liệu nào
Hà Nội, ngày tháng … năm 2016
Sinh viên

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp này, em xin chân thành cảm ơn
sự quan tâm,giúp đỡ và dạy bảo tận tình của các thầy, cô giáo trong khoa Môi
Trường – Trường Học viện Nông Nghiệp Việt Nam, các bác, các chú,các

cô,các gì, các anh chị ở địa phương nơi em thực tập cùng bố mẹ và bạn bè,…
Đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới cô giáo
TS– Nguyễn Thị Thu Hà bộ môn Sinh Thái đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn,
chỉ bảo em trong suốt quá trình thực hiện để em hoàn thành tốt bài khóa luận
tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn UBND xã Nhân Thành , huyện Yên Thành,
tỉnh Nghệ An đã tiếp nhận và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho em trong
suốt quá trình thực tập tốt nghiệp tại địa phương.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong trường, khoa Môi
trường và bộ môn Sinh Thái đã tạo mọi điều kiện cho em và hướng dẫn em
trong suốt quá trình em tiến hành phân tích mẫu,tìm kiếm tài liệu cũng như
thực hiện đề tài tốt nghiệp này.
Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới gia đình, bạn bè đã
ủng hộ, động viên và quan tâm trong suốt quá trình em thực hiện khóa luận
tốt nghiệp.
Trong quá trình thực hiện đề tài này, do điều kiện về thời gian, tài
chính và trình độ nghiên cứu của bản thân còn hạn chế nên đề tài khó tránh
khỏi những thiếu sót nhất định. Vì vậy, em rất mong nhận được sự quan tâm
đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn để bài khóa luận tốt nghiệp
này hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Nhân Thành, ngày

tháng 5 năm 2016

Sinh viên

ii



MỤC LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................53

iii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TB

: giá trị trung bình

D1 TB

: Phân đạm bón lót trung bình

D2 TB

: Phân đạm bón thúc 1 trung bình

D3 TB

: Phân đạm bón thúc 2 trung bình

L1 TB

: phân lân bón lót trung bình

L2 TB

: phân lân bón thúc 1 trung bình


L3 TB

:phân lân bón thúc 2 trung bình

K1 TB

: phân kali bón lót trung bình

K2 TB

: phân kali bón thúc 1 trung bình

K3 TB

: phân kali bón thúc 2 trung bình

TL1 TB

: Phân tổng hợp bón lót trung bình

TL2 TB

: phân tổng hợp bón thúc 1trung bình

TL3 TB

: phân tổng hợp bón thúc 2 trung bình

C1 TB


: phân chuồng bón lót trung bình

C2 TB

: phân chuồng bón thúc 1 trung bình

C3 TB

: phân chuồng bón thúc 2 trung bình

NSTB

: năng suất lúa trung bình

BVTV

: bảo vệ thực vật

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

iv


Bảng 1.1.Diện tích lúa cả năm phân theo địa phương: Error: Reference source
not found
Bảng 1.2.Năng suất lúa cả năm phân theo địa phương:Error: Reference source
not found
Bảng 1.3.Sản lượng lúa cả năm phân theo địa phương:Error: Reference source
not found

Bảng 1.4.Hàm lượng các kim loại nặng trong một số phân bón thông thường
(mg/kg).............................................Error: Reference source not found
Bảng 3.1. Số người trong độ tuổi lao động tính đến ngày 31/12 hàng năm:
.........................................................Error: Reference source not found
Bảng 3.2. Số hộ nghèo và tỷ lệ nghèo qua các năm:....Error: Reference source
not found
Bảng 3.3.Số hộ cận nghèo và tỷ lệ cận nghèo nghèo qua các năm:................29
Bảng 3.4. Các loại phân bón thường sử dụng bón cho cây lúa:...............Error:
Reference source not found
Bảng 3.5. Lượng phân bón sử dụng mỗi mùa vụ trong từng giai đoạn của cây
lúa và năng suất mỗi mùa vụ...........Error: Reference source not found
Bảng 3.6. Quản lý của chính quyền xã về tình tình sử dụng phân bón:...Error:
Reference source not found
Bảng 3.7. Xử lý bao bì phân bón sau sử dụng tại xã:. .Error: Reference source
not found
Bảng 3.8. Nhận thức của người dân về tác động của phân bón quá mức đối
với môi trường.................................Error: Reference source not found

v


vi


DANH MỤC HÌNH VẼ,ĐỒ THỊ

Biểu đồ 1.1. Sản lượng và diện tích trồng lúa gạo thế giới từ năm 2006 – 2015
....................................................Error: Reference source not found
Biểu đồ 3.1. Tổng diện tích cây lương thực có hạt qua các năm..............Error:
Reference source not found

Biểu đồ 3.2. Sản lượng lương thực – cây có hạt (tấn): Error: Reference source
not found
Biểu đồ 3.3. Diện tích lúa cả năm _ Qua các năm (ha):Error: Reference source
not found
Biểu đồ 3.4. Năng suất lúa bình quân cả năm (tạ/ha) : Error: Reference source
not found
Biểu đồ 3.5.Sản lượng lúa qua các năm( tấn)……………………………….35
Biểu đồ 3.6. Diện tích gieo cấy lúa Đông xuân qua các năm(ha):...........Error:
Reference source not found
Biểu đồ 3.7.Năng suất lúa Đông Xuân qua các năm (tạ/ha):. .Error: Reference
source not found
Biểu đồ 3.8. Sản lượng lúa Đông Xuân qua các năm (tấn):....Error: Reference
source not found
Biểu đồ 3.9. Diện tích gieo cấy lúa Hè Thu qua các năm (ha): Error: Reference
source not found
Biểu đồ 3.10. Năng suất lúa Hè Thu qua các năm (tạ/ha):......Error: Reference
source not found
Biểu đồ 3.11.Sản lượng lúa Hè Thu qua các năm (tấn):..........Error: Reference
source not found
Biểu đồ 3.12.Năng suất và diện tích sản xuất lúa của các xóm trên địa bàn xã
Nhân Thành:...............................Error: Reference source not found

vii


Hình 3.1. Một số loại phân bón sử dụng ở địa bàn xã Nhân Thành…………44

viii



MỞ ĐẦU
a. Tính cấp thiết của đề tài
Cây lúa (Oryza sativa L.) là một trong những cây lương thực chính của
nhiều nước trên thế giới,trong đó có Việt Nam chúng ta, nó có vai trò rất quan
trọng trong sản xuất nông nghiệp.
Nước ta là một nước nông nghiệp,nông dân chiếm trên 70% dân số cả
nước.Do vậy,nông nghiệp chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc
dân. Ở nước ta, lúa đảm bảo an ninh lương thực cho hơn 91 triệu dân và đóng
góp vào việc xuất khẩu gạo. Năm 1997 ,Việt Nam đã trở thành quốc gia xuất
khẩu gạo đứng thứ 2 trên thế giới(theo Cổng thông tin về hiệu quả cho doanh
nghiệp mới tại Việt Nam_bài viết “Xuất khẩu gạo Việt Nam”).Có được thành
tựu trên là nhờ biết ứng dụng tiến bộ khoa học vào trong sản xuất và sự thay
đổi cơ chế chính sách quản lý của nhà nước.
Trong những năm qua, năng suất cây trồng không ngừng tăng lên,
không chỉ có sự đóng góp to lớn của công tác giống mà còn có vai trò quan
trọng của phân bón và thuốc bảo vệ thực vật. Để có được năng suất cao trước
tiên cần phải có giống lúa tốt, tuy nhiên để giống phát huy được tiềm năng
cho năng suất cao thì cần phải có biện pháp kỹ thuật canh tác hợp lý. Phân
bón và thuốc bảo vệ thực vật là 2 yếu tố quan trọng ảnh hưởng lớn đến năng
suất cây trồng. Bón phân đầy đủ, cân đối và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an
toàn, hợp lí sẽ thu được năng suất cây trồng cao và chất lượng sản phẩm tốt,
không làm suy kiệt và ô nhiễm môi trường đồng thời người sản xuất lại thu
được lợi nhuận cao.
Tuy nhiên, phân bón và thuốc bảo vệ thực vật đã bị lạm dụng quá mức,
nhiều loại thuốc đã bị cấm sử dụng hoặc không rõ nguồn gốc vẫn được lưu
hành và sử dụng một cách tùy tiện. Việc sử dụng phân bón hoá học mất cân
đối, phân hữu cơ phân vi sinh dần bị quên lãng, thời gian bón, cách bón phân
bừa bãi và mang tính tự phát không có cơ sở khoa học đã dẫn đến hậu quả
làm ô nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái một cách nghiêm trọng, làm


1


cho đất bị chua hóa, mặn hóa, mất khả năng sản xuất,... Đối với cây trồng,
nông sản, việc sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật với liều lượng lớn, không
đảm bảo thời gian cách ly đã tạo ra dư lượng thuốc và phân bón trong rau quả,
thực phẩm và tồn đọng lại trong đất theo chuỗi thức ăn nó ảnh hưởng tới sức khỏe
con người, động vật, thủy sản,môi trường ,…(theo Ngô Thị Hồng Nhung_Tính
cấp thiết của đề tài “ Tìm hiểu thực trạng sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực
vậttrong sản xuất lúa tại huyện Yên Mô,tỉnh Ninh Bình”).
Nhân Thành là một xã có nền sản xuất nông nghiệp từ lâu, đặc biệt là
trồng lúa nước. Sản phẩm nông nghiệp mà xã sản xuất ra không chỉ phục vụ
nhu cầu cho người dân trong vùng mà còn phục vụ nhu cầu cho các vùng lân
cận khác.Tuy nhiên,việc sử dụng phân bón trong sản xuất lúa không phù hợp
đã gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường ngày càng rõ rệt. Vì
vậy, quản lý và sử dụng phân bón là vấn đề cần được quan tâm nhiều hơn nữa.
Xuất phát từ vấn đề đó , tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Quản lý và sử dụng
phân bón trong sản xuất lúa trên dịa bàn xã Nhân Thành, huyện Yên
Thành, tỉnh Nghệ An”.
b. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
• Đánh giá thực trạng sử dụng phân bón trong sản xuất lúa ở hai mùa vụ
Đông Xuân và Hè Thu trên địa bàn xã Nhân Thành,huyện Yên Thành,tỉnh
Nghệ An.
• Thực trạng trong quản lý vỏ bao bì phân bón sau sử dụng trong sản
xuất lúa trên địa bàn xã Nhân Thành,huyện Yên Thành,tỉnh Nghệ An.
c. Yêu cầu nghiên cứu của đề tài
• Các số liệu thu thập phân tích phải chính xác, trung thực
• Đưa ra các biện pháp phù hợp mang tính khả thi
CHƯƠNG 1.TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan về tình hình sản xuất lúa trên thế giới và ở Việt Nam

1.1.1. Tình hình sản xuất lúa trên thế giới

2


Lúa gạo là một loại lương thực quan trọng đối với 3,5 tỷ người, chiếm
50% dân số thế giới. Theo thống kê của tổ chức lương thực thế giới FAO năm
2015 sản lượng lúa gạo đạt 749,1 triệu tấn tăng 1% so với năm 2014 (741,8
triệu tấn) và có xu thế tăng trong những năm tiếp theo.
Sản lượng lúa gạo tại châu Á chiếm tới 90,4% toàn thế giới, tức là
677,7 triệu tấn. Tỷ lệ này vẫn đang liên tục tăng vì vấn đề dân số gia tăng ở
khu vực này. Theo thống kê, sản lượng lúa gạo cao chủ yếu nhờ sản lượng
tăng mạnh tại Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Pakistan và Việt Nam. Trong
đó, sản lượng lúa gạo của Việt Nam năm 2015 đạt tới 44,7 triệu tấn.
Sản lượng lúa gạo tại Châu Phi đạt 28,7 triệu tấn, tăng 0,8% so với sản
lượng năm 2014. Sản lượng tăng tại các nước Tây Phi đã bù đắp những thiếu
hụt do sự suy giảm tại một nước ở Đông và Nam Phi.
Tại vùng trung Mỹ và Caribe sản lượng lúa gạo duy trì ở mức ổn định 3
triệu tấn. Vùng nam Mỹ sản lượng lúa gạo đạt 25,4 triệu tấn năm 2015 tăng
2,7% so với cùng kỳ năm 2014. Sản lượng lúa gạo tại châu Âu giữ ở mức ổn
định đạt 4.1 triệu tấn năm 2015.
(Nguồn bởi thantrau2015 ngày 5/9/2015)

3


Biểu đồ 1.1. Sản lượng và diện tích trồng lúa gạo thế giới từ năm 2006 –
2015
(Nguồn bởi thantrau2015 ngày 5/9/2015).
1.1.2. Tình hình sản xuất lúa gạo tại Việt Nam

Việt Nam là một nước nhiệt đới gió mùa có chiều dài bờ biển lên tới
3000km, địa hình phức tạp nhiều sông núi, do đó hình thành nhiều vùng canh
tác lúa khác nhau. Căn cứ vào điệu kiện tự nhiên, tập quán canh tác, sự hình
thành mùa vụ và phương pháp gieo trồng, nghề trồng lúa nước được hình
thành và chia ra là 3 vùng chính: đồng bằng sông Hồng, đồng bằng ven biển
miền Trung và đồng bằng Nam Bộ.

4


Bảng 1.1.Diện tích lúa cả năm phân theo địa phương:
Đơn vị: 1000 ha
Năm

2011

2012

2013

2014

Cả nước

7655.4

7761.2

7902.5


7813.8

Đồng bằng sông Hồng

1144.6

1138.7

1129.9

1122.8

670.8

678.0

689.2

689.2

1228.8

1236.4

1230.4

1243.6

Tây Nguyên


224.2

229.7

232.4

238.4

Đông nam bộ

293.1

294.4

280.3

273.2

4093.9

4184.0

4340.3

4246.6

Trung du miền núi phía Bắc
Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền
Trung


Đồng bằng sông Cửu Long

( Nguồn Tổng cục thống kê của bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam)
Bảng 1.2.Năng suất lúa cả năm phân theo địa phương:
Đơn vị: Tạ/ha
Năm

2011

2012

2013

2014

Cả nước

55.4

56.4

55.7

57.6

Đồng bằng sông Hồng

60.9

60.4


58.9

60. 2

Trung du miền núi phía Bắc

47.7

48.3

47.4

48.4

Bắc Trung Bộ và Duyên hải
miền Trung

53.2

53.5

51.7

55.1

Tây Nguyên

47.6


49.6

49.5

52.1

Đông Nam bộ

46.4

47.5

48.0

49.1

Đồng bằng sông Cửu Long

56.8

58.1

57.5

59.4

( Nguồn Tổng cục thống kê của bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam)
Bảng 1.3.Sản lượng lúa cả năm phân theo địa phương:
Đơn vị : 1000 tấn
Năm

Cả nước

2011
42398.5

5

2012
2013
43737. 43990.2

2014
44975.0


Đồng bằng sông Hồng
Trung du miền núi phía Bắc
Bắc Trung Bộ và Duyên hải
miền Trung
Tây Nguyên
Đông nam bộ
Đồng bằng sông Cửu Long

6965.9
3199.2
6535.1
1067.7
1361.2
23269.4


8
6881.3
3271.1
6727.2

6655.4
3265.6
6599.7

6756.8
3334.4
7057.2

1138.8 1151.2
1398.6 1346.1
24320. 24972.2

1241.8
1340.6
25244.2

8
(Nguồn Tổng cục thống kê của bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam)
1.2.

Tổng quan về tình hình sử dụng phân bón cho cây lúa trên thế giới

và ở Việt Nam
1.2.1. Những khái quát chung về phân bón
Phân loại phân bón thường bón cho lúa:

Phân vô cơ: Phân vô cơ hay phân hóa học là các loại phân có chứa yếu
tố dinh dưỡng dưới dạng muối khoáng ( vô cơ) thu được nhờ các quá trình vật
lý, hóa học.
Một số phân bón vô cơ thông dụng hiện nay:
Phân đạm vô cơ gồm có:
- Phân Urea [CO(NH4)2] có 46%N
- Phân đạm Sunphat còn gọi là đạm SA [(NH4)2SO4] chứa 21%N
- Phân Clorua Amon [NH4Cl] có chưá 24-25%N
Phân Lân:
- Phân Super Lân [Ca(H2PO4)2] có chứa 16-20% P2O5
- Phân Lân nung chảy chứa 16% P2O5
Phân Kali:
- Phân Clorua Kali (KCl) có chứa 60% K2O
- Phân Sunphat Kali (K2SO4) có chứa 48-50% K2O
Phân NPK hỗn hợp
Phân hữu cơ: Phân hữu cơ bao gồm các chất hữu cơ khi vùi vào đất
được vi sinh vật phân giải và có khả năng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây.(
ví dụ: Phân bắc, nước giải, phân gia súc, phân gia cầm, phân xanh...khi vùi
trực tiếp vào đất.
Phân vi lượng gồm các nguyên tố: Cu, Zn, Mn, B, Mo, Fe, Co... chúng
được bón ở dạng đơn hoặc hỗn hợp.

6


Phân phức hợp vi sinh: gồm chế phẩm vi sinh, phân vi sinh, phân hữu
cơ vi sinh và phân phức hợp hữu cơ vi sinh.
Phân bón lá: là hỗn hợp của một số phân đa lượng, phân vi lượng và
một số chất điều hòa sinh trưởng. Loại phân này dùng để phun lên lá, hoa quả
và thân cây.

1.2.2. Vai trò của phân bón trong sản xuất nông nghiệp (đặc biệt đối với
năng suất cây trồng).
Phân bón là yếu tố quan trọng và là nguồn cung cấp chủ yếu dinh
dưỡng vô cơ cho cây trồng thông qua quá trình hấp thu của bộ rễ. Nhưng cấu
tạo đất không giống nhau, đất ở mỗi vùng khác nhau. Vì vậy cải tạo đất chính
là bổ sung chất dinh dưỡng vào trong đất để cho cây trồng hấp thu chất dinh
dưỡng nuôi thân cây, lá, hoa quả một cách phù hợp, làm cho cây trồng phát
triển tốt và sản phẩm đạt năng suất cao.
Qua điều tra, tổng kết về vai trò của phân bón với cây trồng ở trên thế
giới cũng như ở Việt Nam cho thấy: Trong số các biện pháp kỹ thuật trồng
trọt liên hoàn (làm đất, giống, mật độ gieo trồng, BVTV...), bón phân luôn là
biện pháp kỹ thuật có ảnh hưởng lớn nhất, quyết định nhất đối với năng suất
và sản lượng cây trồng. Giống mới cũng chỉ phát huy được tiềm năng của
mình, cho năng suất cao khi được bón đủ phân và bón hợp lý.
Từ thực tiễn sản xuất ở các nước này cũng cho thấy: Không có phân
hoá học thì không có năng suất cao. Ở các nước có hệ thống nông nghiệp phát
triển trong hơn 100 năm trở lại đây (từ khi bắt đầu sử dụng phân bón hoá
học), việc sử dụng phân khoáng làm tăng hơn 60% năng suất cây trồng.
Cách mạng xanh ở Ấn Độ: Năm 1950, khi nông dân Ấn Độ chưa biết
dùng phân bón chỉ sản xuất được 50 triệu tấn lương thực/năm, bị thiếu đói
trầm trọng. Năm 1984 nhờ sử dụng 7,8 triệu tấn phân bón/năm đã đưa sản
lượng lương thực lên 140 triệu tấn, khắc phục nạn đói triền miên cho Ấn Độ.
Kết quả điều tra của FAO trong thập niên 70 – 80 của thế kỷ 20 trên
phạm vi toàn thế giới cho thấy: tính trung bình phân bón quyết định 50% tổng

7


sản lượng nông sản tăng lên hàng năm và bón 1 tấn chất dinh dưỡng nguyên
chất thì thu được 10 tấn hạt ngũ cốc.

Ở các nước châu Á, Thái bình dương (1979 – 1989) phân bón làm tăng
75% năng suất lúa.
Tổng kết về vai trò của các yếu tố kỹ thuật trong nông nghiệp hiện đại
ở Mỹ: Năng suất quyết định bởi 41% do phân khoáng, 15-20% do thuốc bảo
vệ thực vật, 15% do hoàn thiện các biện pháp kỹ thuật, 8% do chọn giống và
tưới nước, 11-18% do các yếu tố khác.
Năm 1997, kết quả điều tra ở Việt Nam tính trung bình phân bón làm
tăng 38-40% tổng sản lượng, dự báo sẽ lớn hơn có thể tới 75% năng suất lúa
và bón 1 tấn dinh dưỡng nguyên chất thu được 13 tấn ngũ cốc.
(nguồn vuonrausach.com.vn /vai trò của phân bón trong sản xuất nông nghiệp
ngày 25/2/2014)

8


1.2.3. Ảnh hưởng của phân bón đến môi trường chịu tác động và đối với
con người
Phân bón chính là những loại hóa chất nếu được sử dụng đúng theo
quy định sẽ phát huy được những ưu thế, tác dụng đem lại sự màu mỡ cho đất
đai, đem lại sản phẩm trồng trọt nuôi sống con người và gia súc. Ngược lại
nếu không được sử dụng đúng theo quy định, phân bón lại chính là một trong
những tác nhân gây nên sự ô nhiễm môi trường sản xuất nông nghiệp và môi
trường sống.
Theo số liệu tính toán của các chuyên gia trong lĩnh vực nông hóa học
ở Việt Nam, hiện nay hiệu xuất sử dụng phân đạm mới chỉ đạt được từ 3045%, lân từ 40-45%, kali từ 40-50%, tùy theo chân đất, giống cây trồng, thời
vụ, phương pháp bón, loại phân bón... Như vậy, còn 60-65% lương đạm
tương đương với 1,77 triệu tấn ure, 55-60% lượng lân tương đương 2,07 triệu
tấn supe lân và 55-60% lượng kali tương đương với 344 nghìn tấn Kali
Clorua được bón vào đất nhưng chưa được cây trồng sử dụng.
Trong số phân bón chưa được cây trồng sử dụng, một phần còn lại ở

trong đất, một phần được rửa trôi theo nước mặt do mưa, theo các công trình
thủy lợi ra các ao, hồ, sông, suối gây ô nhiễm nguồn nước mặt. Một phần bị
rửa trôi theo chiều dọc xuống tầng nước ngầm và một phần bị bay hơi do tác
động của nhiệt độ hay quá trình phản nitrat hóa gây ô nhiễm không khí. Trong
số đó phân do sản xuất lúa gây ra đối với việc ô nhiễm môi trường là vấn đề
đáng được quan tâm nhất, vì hàng năm một lượng lớn phân bón được dành
cho sản xuất lúa.
Ảnh hưởng tới khí quyển
Ngoài những ảnh hưởng của công nghiệp, giao thông,.... hoạt động
nông, lâm nghiệp có ảnh hưởng không nhỏ tới khí quyển. Hiệu ứng lớn nhất
mà nông, lâm nghiệp tác động vào khí quyển là các khí thải CO, NO, CH4.
Nguy cơ ô nhiễm kim loại nặng
Bảng 1.4.Hàm lượng các kim loại nặng trong một số phân bón thông
thường (mg/kg)

9


Bùn thải
Phân
Phân lân
Vôi
Phân đạm
hố xí
chuồng
As
2-26
3-25
2-1200
0,1-24

2,2-120
Cd
2-1500
0,3-0,8
0,1-170
0,04-0,1
0,05-8,5
Cr
20-40600
5,2-55
66-245
10-15
3,2-19
Co
2-260
0,3-24
1-12
0,4-3
5,4-12
Cu
5-3300
2-60
1-300
2-125
< 1-1,5
Hg
0,1-55
0,09-0,2
0,01-1,2
0,05

0,3-2,9
Ni
16-5300
7,8-30
7-38
10-20
7-34
Pb
50-3000
6,6-15
7-225
20-1250
2-27
Zn
700-49000
15-250
50-1450
10-450
1-42
(Nguồn Lê Văn Khoa.2004. Sinh thái và môi trường đất.
NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội)
Làm thay đổi tính chất vật lý của đất
Bón phân hóa học liên tục trong nhiều năm sẽ dẫn tới hàm lượng mùn

Nguyên tố

trong đất giảm xuống, phá vỡ kết cấu viên của đất. Bởi vì kết cấu viên đất
được hình thành do sự gắn kết các hạt đất lại với nhau bởi các axit mùn như
humic và fulvic. Kết cấu viên đất bị phá vỡ sẽ làm cho đất không còn tơi xốp,
mất dần khả năng thấm nước, thấm khí và chai cứng lại. Đây cũng là một yếu

tố dẫn tới sa mạc hóa đất nông nghiệp.
Làm đất bị chua hóa
Một số loại phân trong thành phần của chúng có chứa một lượng axit
dư tự do (như supe lân, hoặc sulfat đạm có chứa axit sulfuric dư), khi bón vào
đất cũng gây chua cho đất. Ngoài ra khi tăng cường bón phân hóa học, rễ cây
phải hô hấp mạnh để hấp thu dinh dưỡng, như vậy sẽ giải phóng nhiều CO 2,
từ đó hình thành H2CO3, H+ ở bề mặt lông hút sẽ trao đổi vớ các catrion của
dung dịch đất như K+, NH4+, hoặc Ca++ từ đó nó kết hợp với gốc Sunfat
hoặc Clo của phân để hình thành lên axit gây chua cho đất.[10]
Làm thay đổi tính chất sinh học của đất
Bón phân hóa học cùng với việc sử dụng nhiều thuốc trừ sâu trừ cỏ sẽ
dẫn tới hủy diệt hệ thống sinh học sống trong đất. Các sinh vật sống trong đất
như giun đất, vi sinh vật đất có vai trò cực kì quan trọng đối với các tính chất
hóa học và lý học của đất.
(Nguồn Lê Văn Khoa.2004. Sinh thái và môi trường đất.

10


NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội).
Phân bón đối với vệ sinh an toàn thực phẩm và sức khoẻ con người:
Dư thừa đạm trong đất hoặc trong cây đều gây nên những tác hại đối
với môi trường và sức khoẻ con người. Do bón quá dư thừa hoặc do bón đạm
không đúng cách đã làm cho Nitơ và phospho theo nước xả xuống các thủy
vực là nguyên nhân gây ra sự ô nhiễm cho các nguồn nước. Các chất gây ô
nhiễm hữu cơ bị khử dần do hoạt động của vi sinh vật, quá trình này gây ra sự
giảm oxy dưới hạ lưu. Đạm dư thừa bị chuyển thành dạng Nitrat (NO 3-) hoặc
Nitrit (NO2-) là những dạng gây độc trực tiếp cho các động vật thuỷ sinh, gián
tiếp cho các động vật trên cạn do sử dụng nguồn nước (Tabuchi and
Hasegawa, 1995). Đặc biệt gây hại cho sức khoẻ con người thông qua việc sử

dụng các nguồn nước hoặc các sản phẩm trồng trọt, nhất là các loại rau quả ăn
tươi có hàm lượng dư thừa Nitrat. Theo các nghiên cứu gần đây, nếu trong
nước và thực phẩm hàm lượng nitơ và photpho, đặc biệt là nitơ dưới dạng
muối nitrit và nitrat cao quá sẽ gây ra một số bệnh nguy hiểm cho người đặc
biệt là trẻ em. TS. Lê Thị Hiền Thảo (2003) đã xác định, trong những thập
niên gần đây, mức NO3- trong nước uống tăng lên đáng kể mà nguyên nhân là
do sự sử dụng phân đạm vô cơ tăng, gây rò rỉ NO 3- xuống nước ngầm. Hàm
lượng NO3- trong nước uống tăng gây ra nguy cơ về sức khoẻ đối với cộng
đồng. Ủy ban châu Âu quy định mức tối đa của NO 3-trong nước uống là 50
mg/l, Mỹ là 45 mg/l, Tổ chức y tế thế giới (WHO) là 100 mg/l. Y học đã xác
định NO2- ảnh hưởng đến sức khoẻ với 2 khả năng sau: gây nên chứng máu
Methaemoglobin và ung thư tiềm tàng.
Các nghiên cứu về y học gần đây đã xác định, dư thừa Phospho trong
các sản phẩm trồng trọt hoặc nguồn nước làm giảm khả năng hấp thu Canxi vì
chất này lắng đọng với Canxi tạo thành muối triphosphat canxi không hòa tan
và tạo thuận lợi cho quá trình sản xuất para thormon, điều này đã huy động
nhiều Canxi của xương, và nguy cơ gây loãng xương ngày một tăng, đặc biệt
ở phụ nữ.

11


( theo nongnghiep1.com “ ảnh hưởng của việc sử dụng phân bón đến môi
trường và con người ngày 28/1/2015” )
1.2.4.Tình hình sử dụng phân bón cho cây lúa trên thế giới
Theo viện lúa quốc tế (IRRI),ủy ban lúa gạo quốc tế (IRC),Viện nghiên
cứu nông hóa Mỹ khẳng định : Gần 50% năng suất lúa là do phân bón quyết
định,còn 50 % là do yếu tố khác nhau như thuốc trừ sâu,giống mới,thủy lợi
đầy đủ,…
Theo FAO trong thập niên 1969 – 1979 trên phạm vi toàn thế giới,trung

bình phân bón quyết định 50% năng suất cây trồng,cứ bón 1 tấn các chất dinh
dưỡng nguyên chất chính thì sản xuất được 10 tấn hạt ngũ cốc.(Theo tổ chức
FAO).
Phân bón là một yếu tố quan trọng nhất trong sản xuất nông nghiệp, từ khi
biết sản xuất nông nghiệp loài người đã biết sử dụng phân bón và cây họ đậu
để cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng. Trong mấy thập kỷ vừa qua, năng suất
cây trồng không ngừng được tăng lên, ngoài vai trò của giống mới còn có tác
dụng quyết định của phân bón. Giống mới chỉ phát huy được tiềm năng của
mình – cho năng suất cao khi được bón đủ phân và hợp lý.
Việc sử dụng phân bón cho cây lúa ở các khu vực trên thế giới là khác nhau
tùy vào điều kiện tự nhiên và các loại giống lúa khác nhau.Các loại phân bón
thường sử dụng cho cây lúa là phân hữu cơ (phân đạm,phân lân,phân
kali),phân hữu cơ và phân vi sinh.
Hiện nay,nhu cầu về phân bón vi sinh vật trên thế giới là rất lớn. Đây là
phương hướng tương lai của nông nghiệp để nhằm giảm bớt tác hại của việc
sử dụng không cân đối các loại phân hóa học, việc làm ô nhiễm môi trường và
việc chi phí quá nhiều ngoại tệ để nhập khẩu phân bón vô cơ.
1.2.5. Tình hình sử dụng phân bón cho cây lúa ở Việt Nam
Hiện nay, Việt Nam là nước sử dụng phân bón tương đối cao so với
những năm trước đây do người dân áp dụng được nhiều biện pháp kỹ thuật
trong thâm canh. Theo Vũ Hữu Yêm (1995), Viêt Nam hiện đang là một trong
20 quốc gia sử dụng phân bón cao nhất thế giới. Mỗi năm nông dân Việt Nam

12


đã sử dụng tới khoảng 5 triệu tấn phân bón vô cơ quy chuẩn không kể phân
hữu cơ và các loại phân bón khác do các cơ sở tư nhân và các công ty TNHH
sản xuất, cung ứng.
Theo Nguyễn Văn Bộ,năm 2005, Bón phân cân đối và hợp lý, NXB

Nông Nghiệp Hà Nội, mỗi năm nước ta sử dụng 1.202.140 tấn đạm, 456.000
tấn lân và 402.000 tấn kali, trong đó sản xuất lúa chiếm 62%. Song do điều
kiện khí hậu còn gặp nhiều bất lợi cho nên kỹ thuật bón phân mới chỉ phát
huy được 30% hiệu quả đối với đạm và 50% hiệu quả đối với lân và kali.
Nhưng hiệu quả bón phân đối với cây trồng lại tương đối cao, do vậy mà
người dân ngày càng mạnh dạn áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
Từ năm 1985 đến nay, mức tiêu thụ phân đạm tăng trung bình
7,2%/năm; phân lân tăng 13,9%/năm; riêng phân kali có mức tăng cao nhất là
23,9%/năm. Tổng lượng sử dụng N + P2O5 + K2O trong 15 năm qua tăng
trung bình 9,0%/năm và trong thời gian tới có xu hướng tăng mỗi năm khoảng
10%. Trong 15 năm qua, ở các giai đoạn: 1985 – 1990; 1990 – 1995 và 1996
– 2001 lượng tiêu thụ phân kali ở Việt Nam tăng rất nhanh và liên tục. Ở các
giai đoạn 1985 – 1990; 1991 – 1995 và 1996 – 2001 mức tiêu thụ phân đạm
tăng hàng năm là 10,3%; 16,7% và 8,2% tương ứng. Như vậy trong 5 năm trở
lại đây mức tăng tiêu thụ phân đạm đã giảm dần. Ở 3 giai đoạn trên, mức tiêu
thụ phân lân tăng hàng năm là 13,4%; 26,8%; 21,1% tương ứng và cũng có xu
hướng giảm mức tăng như phân đạm.
Hiện nay, ngành sản xuất phân hóa học nước ta mới đáp ứng được
khoảng 45% nhu cầu của nông nghiệp, còn lại phải nhập khẩu gần như toàn
bộ phân đạm urê, kali và phân phức hợp DAP, một lượng khá lớn phân hỗn
hợp NPK với tổng số trên 3 triệu tấn/năm. Riêng đối với phân khoáng kali, do
phải nhập khẩu hoàn toàn nên tiêu thụ kali ở nước ta bị phụ thuộc thị trường
nước ngoài.
(Theo Nguyễn Văn Bộ,năm 2005, Bón phân cân đối và hợp lý, NXB
Nông Nghiệp Hà Nội)

13


1.3. Tổng quan về cách bón phân hợp lý cho cây lúa ở Việt Nam

1.3.1. Các loại phân bón sử dụng cho lúa
Lúa là cây trồng có phản ứng tốt với các loại phân hoá học nên bón
phân hoá học cho lúa có hiệu quả cao. Trong thâm canh lúa, bón phân hữu cơ
chủ yếu nhằm ổn định mùn cho đất, tạo nền thâm canh nên có thể bón các loại
phân hữu cơ khác nhau, kể cả rơm rạ sau khi thu hoạch.
Các loại phân đạm thích hợp cho lúa là phân đạm amôn, urê. Urê đang
trở thành dạng phân đạm phổ biến đối với lúa nước vì có tỷ lệ đạm cao, lại rất
thích hợp để bón trên các loại đất lúa thoái hoá. Phân đạm nitrat có thể dùng
bón thúc ở thời kỳ đòng, đặc biệt hiệu quả khi bón trên đất chua mặn.
Đất chua trồng lúa, bón phân lân nung chảy thường cho kết quả ngang
phân supe lân hay có thể cao hơn do trong điều kiện ngập nước cũng dễ cung
cấp cho lúa mà lại ít bị rửa trôi và còn cung cấp cả Silic, là yếu tố dinh dưỡng
cây lúa có nhu cầu cao. Tuy nhiên nếu cần bón thúc lân và trồng lúa trên đất
nghèo lưu huỳnh (đất bạc màu bón ít phân hữu cơ) thì phải dùng phân supe lân.
Loại Kali thích hợp bón cho lúa là kali clorua có dạng tinh thể muối
màu trắng xám lấm tấm hồng chứa 60% K 2O cao hơn so với kali sunfat có
màu trắng tinh khiết hoặc vàng tro chứa 46 – 52% K 2O. Bón tập trung kali
vào đợt đón đòng cho hiệu quả cao nhất, trên đất xám, cát, gò rất cần bón
thêm kali vào đợt lúa bén rễ, hồi xanh.
Ngoài ra, còn thường sử dụng các loại phân tổng hợp như: NPK, NPKS-Si, .... Đặc biệt tốt là các loại phân chuyên dùng bón cho lúa, phù hợp với
điều kiện của từng vùng đất trồng sinh trưởng kém, có thể do nhôm hoà tan
gây ra vì hiện tượng ngộ độc nhôm ít thấy trên các loại đất có pH trên 5,5.
Mặt khác, sau khi đưa nước vào ruộng, đất có thể bị chua hơn, nên bón vôi
là biện pháp quan trọng ở đất lúa nước quá chua và việc bón vôi phải được
kết hợp với một chế độ bón phân hợp lý thì mới thu được kết quả mong
muốn nhất.
(nguồn /tai-lieu-tham-khao/quy-trinh-bon-phan-chocay-lua).

14



1.3.2. Lượng phân bón cho lúa ở các vùng trồng lúa chính
Liều lượng phân chuồng thường bón 7 – 10 tấn /ha, vụ mùa nên bón
nhiều hơn. Liều lượng phân khoáng bón cho lúa phụ thuộc vào năng suất kế
hoạch (đặc điểm của giống, loại hình cây), độ phì của đất, các điều kiện khí
hậu và khả năng cân đối với các loại phân khác. Giống lúa lai năng suất cao
cần bón nhiều hơn so với giống lúa thuần, lúa địa phương, lúa vụ xuân thường
bón nhiều hơn lúa vụ mùa, trồng lúa trên đất có độ phì cao cần bón giảm
lượng phân bón.
Do hệ số sử dụng phân đạm của cây lúa không cao nên lượng đạm bón
cần phải cao hơn nhiều so với nhu cầu. Lượng đạm bón dao động từ 60 – 160
kg /ha. Với trình độ thâm canh hiện nay để đạt được 5 – 6 tấn thóc/ha cần bón
90 – 120 kg N/ha. Tuy nhiên, trên đất có độ phì trung bình, để đạt được 6 tấn
thóc/ ha cần bón 160kg N/ha. Trên đất phù sa sông Hồng, để đạt được năng
suất trên 7 tấn thóc/ha cần bón 180 – 200kg N/ha. Các nước có năng suất bình
quân cao trên thế giới (5 – 7 tấn thóc /ha) thường bón từ 150 – 200 kg N/ ha.
Lượng phân lân bón cho lúa dao động từ 30 – 100 kg P 2O5/ha, thường
bón 60 kg P2O5/ha. Đối với đất xám bạc màu có thể bón 80 – 90 kg P 2O5/ha,
đất phèn có thể bón 90 – 150 kg P2O5 /ha.
Lượng phân kali bón cho lúa phụ thuộc chủ yếu vào mức năng suất và
khả năng cung cấp kali của đất. Các mức bón trong thâm canh lúa trung bình
là 30 – 90 kg K2O/ha, mức bón trong thâm canh lúa cao là 100 – 150 kg
K2O/ha, trong đó kali của phân chuồng và rơm rạ có hiệu suất không kém gì
kali trong phân hoá học. Trên đất phù sa sông Hồng khi đã bón 8 – 10 tấn
phân chuồng/ha thì chỉ nên bón 30 – 90 kg K 2O/ha phân kali khoáng, ngay cả
trong điều kiện thâm canh lúa cao (Nguyễn Như Hà, 1999) .
1.3.3. Phương pháp bón phân cho lúa
Phương pháp bón lót: Đối với các loại phân hữu cơ và vô cơ khó tan.
Phương pháp bón thúc: Đối với các loại phân vô cơ dễ tan cây dễ hấp
thu.


Hiện nay có một số nơi dùng toàn bộ lượng phân để bón lót. Bón lót có

ưu điểm là ít tốn công nhưng cây không thể sử dụng hết chất dinh dưỡng ngay

15


một lúc nên dễ bị rửa trôi mất phân. Bón lót kết hợp bón thúc thì hiệu quả sử
dụng phân bón cao hơn nhưng tốn công. Tuỳ điều kiện của từng địa phương
mà người ta có thể sử dụng phương pháp bón khác nhau nhưng xu hướng
chung là giảm số lần bón song vẫn đảm bảo được năng suất để giảm số công
đầu tư và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình cơ giới hoá.
Cách bón. Thường bón vào đất hay hoà vào nước để tưới.
Có thế dùng để phun qua lá thường sử dụng đối với các loại phân vi lượng
phương pháp này thường tiết kiệm được phân bón, thời gian, sức lao động
nhưng đòi hỏi hiểu biết và kỹ thuật cao.

16


×