Tải bản đầy đủ (.doc) (87 trang)

Đánh Giá Hiện Trạng Môi Trường Nước Mặt Tại Làng Nghề Đúc Đồng Thị Trấn Lâm, Huyện Ý Yên, Tỉnh Nam Định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (727.42 KB, 87 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA MÔI TRƯỜNG
------------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI: “Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt tại làng nghề
đúc đồng thị trấn Lâm, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định”

Người thực hiện

: Vũ Thị Ngọc

Lớp

: K57MTA

Khóa

: 57

Chuyên ngành

: Khoa học môi trường

Giáo viên hướng dẫn

: PGS.TS Hoàng Thái Đại

Địa điểm thực tập : Làng nghề đúc đồng thị trấn Lâm, huyện Ý
Yên, tỉnh Nam Định
Hà Nội - 2015



i


NHẬN XÉT CỦA CƠ SỞ THỰC TẬP
Tên đơn vị: Ủy Ban Nhân Dân (UBND) thị trấn Lâm-huyện Ý Yên-tỉnh Nam
Định
Địa chỉ đơn vị: thị trấn Lâm-huyện Ý Yên-tỉnh Nam Định
Xác nhận sinh viên: Vũ Thị Ngọc

Lớp: MTA-K57

Trong thời gian từ 07/02/2016 – 10/5/2016 đã thực tập tại đơn vị với tên
đề tài nghiên cứu là: “Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt tại làng
nghề đúc đồng thị trấn Lâm, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định”
Nam Định, ngày … tháng … năm 20…
Xác nhận của cơ sở

ii


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp, ngoài sự cố gắng của bản
thân tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn
với những sự giúp đỡ đó.
Em xin ơn đến thầy giáo-PGS/TS Hoàng Thái Đại đã giành thời gian để
chỉ bảo tận tình, hướng dẫn em những hướng đi cụ thể, giúp cho em hoàn
thành bài báo cáo khóa luận tốt nghiệp đúng thời hạn và hiệu quả.
Em cũng xin cảm ơn tới toàn thể cán bộ công nhân viên các Công ty,
xưởng sản xuất, hộ gia đình trên địa bàn thị trấn Lâm-huyện Ý Yên – tỉnh

Nam Định đã tận tình giúp đỡ cho em trong quá trình làm khóa luận và hoàn
thành bài báo cáo.
Trong bài khóa luận này, kiến thức và kinh nghiệm của em còn nhiều hạn
chế cùng với quỹ thời gian hạn hẹp nên không tránh khỏi những sai sót và
khiếm khuyết. Kính mong, nhận được sự góp ý của quý thầy cô để bài khóa
luận của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày … tháng … năm 20…
Người thực hiện
Vũ Thị Ngọc

iii


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT................................................................v
DANH MỤC BẢNG........................................................................................vi
DANH MỤC HÌNH.........................................................................................vi
DANH MỤC SƠ ĐỒ ....................................................................................vii
ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU................................................3
ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP......................28
KẾT QUẢ NGIÊN CỨU................................................................................32
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................................66
PHỤ LỤC .......................................................................................................72

iv



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BOD5 : nhu cầu ô xi sinh hóa.
BVMT : Bảo vệ môi trường.
CNH-HĐH : Công nghiệp hóa hiện đại hóa.
CN-TTCN : Công nghiệp tiểu thủ công nghiệp.
COD : Nhu cầu ô xi hóa học.
NM : Nước mặt.
ONMT : Ô nhiễm môi trường .
QCVN : Quy chuẩn Việt Nam .
TCMT : Tiêu chuẩn môi trường.
TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam.
TSS : tổng chất rắn lơ lửng.
TTCN :Tiểu thủ công nghiệp.
UBND : Uỷ ban nhân dân.
UNESCO : Tổ chức giáo dục khoa học và văn hóa liên hiệp quốc.

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Phân bố các loại hình làng nghề ở các vùng nông thôn Việt Nam...14
Bảng 1.2 Kết quả phân tích mẫu không khí khu vực làng nghề tỉnh Nam
Định.................................................................................................................27
Bảng 2.3 Thông số và phương pháp phân tích................................................31
Bảng 3.4 Đặc điểm hợp kim và màu sắc của đồng.........................................41
Bảng 3.5 Tỉ lệ thiếc và độ cứng của đồng.......................................................41
Bảng 3.6 Một số sản phẩm đúc đồng tiêu biểu...............................................43
Bảng 3.7 Lượng kim loại thải, nước thải dùng cho hoạt động sản xuất của một
số hộ................................................................................................................52
Bảng 3.8 Lượng thải của một số hộ sản xuất.................................................53

Bảng 3.9 Kết quả phân tích nước sông nội đồng chảy qua khu vực làng nghề
Nam Định .......................................................................................................55
Bảng 3.10 Hàm lượng chất hữu cơ trong nước mặt của làng nghề đúc đồng
(kết quả phân tích)...........................................................................................56
Bảng 3.11 Hàm lượng kim loại nặng trong nước mặt của làng nghề đúc đồng
thị trấn Lâm. (kết quả phân tích).....................................................................60
Bảng 3.12 Kết quả điều tra phỏng vấn tình hình sức khỏe của người dân làng
nghề đúc đồng thị trấn Lâm.............................................................................62

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Phân loại làng nghề Việt Nam theo ngành nghề sản xuất...............16

vi


Hình 3.2 Tượng đài Thánh Gióng...................................................................44
Hình 3.3 Đại Tượng Phật Thích Ca Mâu Ni...................................................44
Hình 3.4 Biểu đồ % lượng nước thải tại các điểm lấy mẫu của sinh hoạt và
sản xuất............................................................................................................55
Hình 3.5 : Biểu đồ so sánh pH phân tích được của nước mặt với QCVN 08..57
Hình 3.6 : Biểu đồ so sánh hàm lượng BOD5 phân tích được của nước mặt
với QCVN 08..................................................................................................58
Hình 3.7 : Biểu đồ so sánh hàm lượng COD phân tích được của nước mặt với
QCVN 08.........................................................................................................58
Hình 3.8 : Biểu đồ so sánh hàm lượng TSS phân tích được của nước mặt với
QCVN 08.........................................................................................................59
Hình 3.9 : Biểu đồ so sánh hàm lượng kim loại Cu trong nước mặt so với
QCVN 08:2008/BTNMT................................................................................60
Hình 3.10 : Biểu đồ so sánh hàm lượng kim loại Fe trong nước mặt so với
QCVN 08:2008/BTNMT................................................................................61


DANH MỤC SƠ ĐỒ

vii


ĐẶT VẤN ĐỀ
Tính cấp thiết của đề tài
Các làng nghề truyền thống ở Việt Nam đã và đang có nhiều đóng góp
cho GDP của đất nước nói chung và đối với nền kinh tế nông thôn nói riêng.
Nhiều làng nghề truyền thống hiện nay đã được khôi phục, đầu tư phát triển
với quy mô và kỹ thuật cao hơn, hàng hóa không những phục vụ nhu cầu
trong nước mà còn cho xuất khẩu với giá trị lớn
Làng nghề nông thôn ở Việt Nam cũng được biết đến như một nét đẹp
văn hóa riêng biệt, đặc trưng cho từng vùng miền trên cả nước.Việc phát triển
làng nghề không chỉ tăng thêm thu nhập cho người dân, mà còn góp phần
quảng bá hình ảnh quê hương qua những sản phẩm đặc trưng của làng nghề.
Trong các tỉnh thành của cả nước, Nam Định được mệnh danh là đất trăm
nghề tại tỉnh hiện đang sở hữu nhiều làng nghề có lịch sử hàng trăm năm,
được giữ gìn qua nhiều thế hệ. Nếu như huyện Nam Trực nức tiếng gần xa
với làng rèn Vân Chàng, làng hoa cây cảnh Vị Khê (Điền Xá); đan tre ở
Thạch Cầu, Trung Lao; nhuộm vải, làm hoa giấy ở Báo Đáp; luyện đồng,
chạm vàng bạc, đóng cối xay ở Đồng Quỹ… thì huyện Trực Ninh lại được
biết đến với nghề ươm tơ, dệt lụa ở các làng Cự Trữ, Cổ Chất, Dịch Diệp.
Huyện Vụ Bản – vùng đất “địa linh nhân kiệt” cũng khá giàu có về làng nghề:
dệt vải, dệt nái tơ tằm Quả Linh, rèn Quang Trung; sơn mài, sơn then làng Hổ
Sơn; gò đồng thau làng Bàn Kết, chạm đá Thái La; nghề cung bông, làm lọng
ở Hào Kiệt với những nghệ nhân giỏi về thêu kim tuyến, chỉ màu. Huyện Ý
Yên từ lâu đã được xem là đất nghề: nào là chạm khắc gỗ La Xuyên; đúc
đồng Tống Xá, Vạn Điểm; nào là sơn mài Cát Đằng, mây tre đan Yên Tiến…

Song với sự giàu lên nhanh chóng, bên cạnh những mặt tích cực, hoạt
động sản xuất tại các làng nghề cũng mang lại rất nhiều bất cập, nhất là về
vấn đề môi trường đang ngày càng trở nên ô nhiễm, ảnh hưởng tớ sức khỏe

1


của con người, sản xuất nông nghiệp và cảnh quan. Điều này ảnh hưởng
không nhỏ tới sự phát triển sản xuất bền vững ở làng nghề và cả nền kinh tế
đất nước. Theo kết quả khảo sát hiện trạng môi trường tại một số làng nghề
trong tỉnh, chất lượng nước trong những năm gần đây đang có xu hướng ô
nhiễm với các mức độ khác nhau.
Thị trấn Lâm là một trong những làng nghề truyền thống đúc đồng, sự
phát triển công nghệ còn lạc hậu, chưa quan tâm nhiều tới vấn đề môi trường
đang làm suy giảm môi trường nước mặt nơi đây.
Trước tình hình đó tôi thực hiện khóa luận với đề tài “ Đánh giá hiện
trạng môi trường nước mặt tại làng nghề đúc đồng thị trấn Lâm, huyện Ý
Yên, tỉnh Nam Định ”
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Đánh giá được hiện trạng môi trường nước mặt tại làng nghề đúc đồng
thị trấn Lâm.
Đề xuất một số biện pháp bảo vệ môi trường nước mặt tại làng nghề.

2


TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1

Cơ sở khoa học về làng nghề và bảo vệ môi trường làng nghề


1.1.1 Một số khái niệm về môi trường, nguồn nước, ô nhiễm nguồn nước
và làng nghề
 Khái niệm về môi trường
Theo UNESCO (United Nations Educational Scientific and Cultural
Organization), môi trường là “Toàn bộ các hệ thống tự nhiên và các hệ thống
do con người tạo ra xung quanh mình, trong đó con người sinh sống và bằng
lao động của mình đã khai thác các tài nguyên thiên nhiên hoặc nhân tạo
nhằm thỏa mãn những nhu cầu cả con người”
Theo luật bảo vệ môi trường 2014 môi trường là “Hệ thống các yếu tố
vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của
con người và sinh vật.”
 Ô nhiễm môi trường(ONMT)
Theo định nghĩa của tổ chức y tế thế giới WHO thì “ô nhiễm môi
trường là sự đưa vào môi trường các chất thải nguy hại hoặc năng lượng đến
mức ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con
người và sinh vật”
Theo luật bảo vệ môi trường 2014 ô nhiễm môi trường là sự biến đổi
của các thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi
trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh
vật.
 Bảo vệ môi trường(BVMT)
Bảo vệ môi trường là hoạt động giữ cho môi trường trong lành sạch
sẽ, phòng ngừa hạn chế các tác dộng xấu tới môi trường, ứng phó sự cố môi

3


trường, khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường, khai
thác sử dụng hợp lí và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh

học( luật bảo vệ môi trường 2014)
 Tiêu chuẩn môi trường (TCMT)
TCMT là các giá trị được ghi nhận trong các quy định chính thức, xác
định nồng độ tối đa cho phép của các chất trong thức ăn, nước uống, không
khí; hoặc giới hạn chịu đựng của con người và sinh vật với các yếu tố môi
trường xung quanh.
TCMT là mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi trường
xung quanh, hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có trong chất thải, các yêu
cầu kỹ thuật và quản lý được các cơ quan nhà nước và các tổ chức công bố
dưới dạng văn bản tự nguyện áp dụng để bảo vệ môi trường.(luật bảo vệ môi
trường 2014)
 Ô nhiễm môi trường nước
ONMT nước là sự thay đổi thành phần, tính chất của nước gây ảnh
hưởng đến hoạt động sống bình thường của con người và vi sinh vật. Khi sự
thay đổi thành phần và tính chất của nước vượt quá một ngưỡng chi phép thì
sự ô nhiễm nước đã một mức nguy hiểm gây ảnh hưởng tới sức khoẻ con
người.
 Nước ngầm
Nước ngầm là một dạng nước dưới đất, tích trữ trong các lớp đất đá
trầm tích bở rời như cặn, sạn, cát bột kết, trong các khr nứt, hang caxto dưới
bề mặt trái đất, có thể khai thác cho hoạt động sống của con người.
 Khái niệm nước thải

4


Nước thải là nước được thải ra sau khi đã sử dụng hoặc được tạo ra
trong một quá trình công nghệ và không còn giá trị trực tiếp đối với quá trình
đó.
 Làng nghề

Làng nghề là một thuật ngữ dùng để chỉ các cộng đồng cư dân, chủ
yếu chủ yếu ở các vùng ngoại vi thành phố và có chung truyền thống sản
xuất các sản phẩm thủ công cùng chủng loại tại Việt Nam. Làng nghề thường
mang tính tập tục truyền thống đặc sắc, đặc trưng, không chỉ có tính chất kinh
tế mà còn bao gồm cả tính văn hóa, đặc điểm du lịch
 Tiêu chí công nhận làng nghề
Theo báo cáo môi trường quốc gia 2008 làng nghề được công nhận
phải đạt 04 tiêu chí sau:
- Có tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn (thôn, làng, bản, buôn) tham
gia các hoạt động ngành nghề nông thôn
- Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu hai năm tính đến thời
điểm đề nghị công nhận.
- Đạt tiêu chuẩn, điều kiện BVMT theo các quy định hiện hành của Nhà
nước.
- Chấp hành tốt chính sách pháp luật của Nhà nước.
 Tiêu chí công nhận làng nghề truyền thống
Làng nghề truyền thống phải đạt tiêu chí làng nghề và có ít nhất một
nghề truyền thống theo thông tư 116/2006/TT-BNN
1.1.2 Các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến bảo vệ môi
trường, chất lượng nước mặt.
 Các văn bản luật

5


- Luật BVMT do Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
thông qua ngày 23/06/2014
- Luật Tài nguyên nước do Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005.
- Luật Quy Chuẩn và Quy chuẩn kĩ Thuật do Quốc hội nước Cộng hòa

xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 29/6/2006.
- Nghị Định số 179/1999/ NĐ-CP của Chính phủ quy định việc thi hành
Luật Tài nguyên nước.
- Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/08/2007 của Chính phủ về
việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Tiêu
chuẩn và Quy chuẩn kĩ thuật.
- Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18/08/2006 của Bộ Tài
Nguyên và Môi Trường về việc áp dụng các tiêu chuẩnViệt Nam về
Môi Trường.
- Quyết định 18/2008QĐ-BTNMT ngày 31/12/2008 của Bộ Tài Nguyên
và Môi Trường về việc ban hành quy chuẩn kỹ thuật Quốc Gia về môi
trường (QCVN 08/2008/BTNMT).
 Các tiêu chuẩn, quy chuẩn của Việt Nam.
- TCVN 5942:1995 (ISO Chất lượng nước - Tiêu chuẩn nước mặt.
- TCVN 5992:1995 (ISO 5667-2:1991) Chất lượng nước - Lấy mẫu Hướng dẫn kĩ thật lấy mẫu.
- TCVN 5993:1995(ISO 5667-3:1998) Chất lượng nước - Lấy mẫu Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu.
- TCVN 5994:1995(ISO 5667-4:1987) Chất lượng nước - Lấy mẫu Hướng dẫn lấy mẫu ở ao hồ tự nhiên nhân tạo.
- TCVN 5996:1995 (ISO 5667-6:1990) Chất lượng nước - Lấy mẫu Hướng dẫn ở sông suối
- TCVN 6001:1995 (ISO 5815:1989) - Chất lượng nước - Xác định nhu
cầu oxi hóa sau 5 ngày (BOD5).Phương pháp cấy và pha loãng.
- TCVN 6491:1999 (ISO 6060:1989) Chất lượng nước - Xác định nhu
cầu oxi hóa học (COD).
- QCVN 08:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về môi trường

6


- QCVN 14:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia nước thải
sinh hoạt.
- QCVN 40:2011/BTNMT Quy chuẩn Quốc gia về chất lượng nước thải

công nghiệp.
1.2

Vài nét về làng nghề và môi trường làng nghề Việt Nam

1.2.1 Lịch sử phát triển và vai trò của làng nghề Việt Nam
 Lịch sử phát triển làng nghề Việt Nam
Cùng với sự phát triển của nền văn minh nông nghiệp từ hàng ngàn
năm trước đây, nhiều nghề thủ công cũng đã ra đời tại các vùng nông thôn
Việt Nam, việc hình thành các làng nghề bắt đầu từ những nghề ban đầu được
cư dân tranh thủ làm lúc nông nhàn, những lúc không phải là mùa vụ chính.
Bởi lẽ trước đây kinh tế của người Việt cổ chủ yếu sống dựa vào việc
trồng lúa nước mà nghề làm lúa không phải lúc nào cũng có việc. Thông
thường chỉ những ngày đầu vụ, hay những ngày cuối vụ thì người nông dân
mới có việc làm nhiều, vất vả như: cày bừa, cấy, làm cỏ (đầu vụ) cho đến gặt
lúa, phơi khô... còn những ngày còn lại thì nhà nông rất nhàn hạ, rất ít việc để
làm. Từ đó nhiều người đã bắt đầu tìm kiếm thêm công việc phụ để làm nhằm
mục đích ban đầu là cải thiện bữa ăn và những nhu cầu thiết yếu hằng ngày về
sau là tăng thêm thu nhập cho gia đình.
Theo thời gian, nhiều nghề phụ ban đầu đã thể hiện vai trò to lớn của
nó, mang lại lợi ích thiết thân cho cư dân. Như việc làm ra các đồ dùng bằng
mây, tre, lụa... phục vụ sinh hoạt hay đồ sắt, đồ đồng phục vụ sản xuất. Nghề
phụ từ chỗ chỉ phục vụ nhu cầu riêng đã trở thành hàng hóa để trao đổi, đã
mang lại lợi ích kinh tế to lớn cho người dân vốn trước đây chỉ trông chờ vào
các vụ lúa. Từ chỗ một vài nhà trong làng làm, nhiều gia đình khác cũng học

7


làm theo, nghề từ đó mà lan rộng ra phát triển trong cả làng, hay nhiều làng

gần nhau.
Và cũng chính nhờ những lợi ích khác nhau do các nghề thủ công đem
lại mà trong mỗi làng bắt đầu có sự phân hóa. Nghề đem lại lợi ích nhiều thì
phát triển mạnh dần, ngược lại những nghề mà hiệu quả thấp hay không phù
hợp với làng thì dần dần bị mai một. Từ đó bắt đầu hình thành nên những làng
nghề chuyên sâu vào một nghề duy nhất nào đó, như làng gốm, làng làm
chiếu, làng làm lụa, làng làm đồ đồng...
Sử sách đã ghi chép sản phẩm thủ công nước ta xuất hiện từ thời Đông
Sơn, cách ngày nay từ hàng nghìn năm, trước hết là nghề luyện kim, đúc
đồng, rèn sắt phục vụ nông nghiệp. Sau đó, đến Thế kỷ XI - XIV, Nhà nước
Đại Việt phục hưng, sản phẩm thủ công xuất hiện ngày càng nhiều và ngày
càng tinh sảo, như gốm, dệt, làm giấy dó, tranh dân gian, đúc đồng, v.v...
Dưới thời Lê (Hậu Lê) và thời Mạc kếo dài suốt 300 năm (Thế kỷ XV XVII), nhiều làng nghề ra đời. Đến thời Nguyễn, những loại hàng thủ công
phát triển nhất là ngành dệt, sau đó là gốm sứ, kim hoàn, rèn đúc đồng,...
Ngay từ thời đó, nhiều làng nghề của các vùng đã nổi tiếng trong cả nước, từ
Bắc đến Nam, tuy vậy, nhiều làng nghề vẫn tập trung ở miền Bắc, nhất là
vùng châu thổ sông Hồng, sông Mã, sông Đáy; và đây được coi là cái nôi của
rất nhiều nghề thủ công Việt Nam. Những địa phương đông đặc làng nghề là:
Hà Tây, Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình,
Hà Nội. Những nghề thủ công truyền thống nổi tiếng bậc nhất của cả nước
cũng tập trung ở vùng này, như: làm giấy dó, dệt tơ lụa, đồ gốm, đúc đồng,
khắc gỗ, sơn thếp, sơn mài, khảm trai, thêu ren, tranh dân gian, đóng thuyền,
in mộc bản, làm con rối nước, làm nón, làm quạt giấy, nghề kim hoàn, v.v...
Nhiều làng nghề nước ta có truyền thống, tuổi nghề rất cao, từ một vài trăm
năm đến hàng nghìn năm. Sự hình thành của làng nghề thường gắn với việc

8


các thợ thủ công tập hợp nhau lại theo các yếu tố kinh tế, như các vùng tập

trung đông dân cư có nhu cầu về hàng thủ công (phục vụ nhu cầu của sản xuất
nông nghiệp, về ăn, ở, đi lại, thờ cúng ...) hoặc để phục vụ cho vua quan chốn
kinh kỳ. Làng nghề thường hình thành ở những nơi thuận tiện về giao thông
thủy bộ và gần nguồn nguyên liệu. Nghề thủ công và làng nghề phát triển
cũng do công lao của các vị tổ nghề đã chủ động dạy nghề cho dân địa
phương và những vùng xung quanh. Có những sản phẩm như gốm Chu Đậu
(Hải Dương) từ cuối thế kỷ XIV với những loại men và loại hoa văn độc đáo,
trình độ rất cao cả về kỹ thuật và mỹ thuật, được coi là tuyệt đỉnh của đồ gốm
cổ truyền Việt Nam. Có những làng nghề như làng gốm Bát Tràng, làng nghề
CIEM – Trung tâm Thông tin – Tư liệu 3 giấy dó Yên Thái, giấy sắc Nghĩa
Đô, giấy dó An Cốc và Phong Khê có tuổi nghề từ 500 đến gần 800 năm.
Làng nghề dệt tơ lụa Vạn Phúc (Hà Tây) với những sản phẩm độc đáo như lụa
là, gấm, vóc, the, đũi, lĩnh ... xuất hiện từ thế kỷ III sau Công Nguyên.
Trải qua nhiều năm thăng trầm, các ngành nghề thủ công mỹ nghệ có
lúc thịnh, lúc suy. Thời tập trung, quan liêu, bao cấp, thủ công nghiệp được
liệt vào "nghề phụ nông dân", các cơ sở tư nhân sản xuất, kinh doanh hàng
thủ công mỹ nghệ được cải tạo, từ đó mai một dần. Phải đến những năm đổi
mới, các ngành nghề thủ công mỹ nghệ mới được khôi phục; làng nghề cũng
hồi sinh. Nhiều địa phương đã có những làng nghề với những sản phẩm thủ
công mỹ nghệ đặc trưng nổi tiếng trong cả nước; như gốm Bát Tràng (Hà
Nội)), gốm Chu Đậu, Phù Lãng (Hải Dương), dệt thổ cẩm (Hoà Bình, Nình
Thuận), chạm bạc Đồng Xâm (Thái Bình), dệt La Phù, lụa tơ tằm Vạn Phúc
(Hà Tây), tranh Đông Hồ, rượu Làng Vân (Bắc Giang), đá mỹ nghệ Non
Nước (Đà Nẵng) và Hoa Lư (Ninh Bình), đúc đồng Ý Yên (Nam Định), Đại
Bái (Bắc Ninh) và Phước Kiều (Quảng Nam), nước mắm Phú Quốc, nước
mắm Phan Thiết, đồ gốm Bình Dương, v.v...
 Vai trò làng nghề

9



Giữ gìn bản sắc văn hoá truyền thống lâu đời, độc đáo của từng địa
phương
Giá trị văn hóa của làng nghề truyền thống thể hiện qua sản phẩm, cơ
cấu của làng, lối sống, phong tục tập quán của cộng đồng. Những sản phẩm
thủ công truyền thống hầu hết là những sản phẩm hàng hóa mang tính nghệ
thuật, nó là sản phẩm văn hóa vật thể vừa chứa đựng những giá trị văn hóa
phi vật thể. Những sản phẩm thủ công thể hiện sự ứng xử của con người trước
nguyên liệu, trước thiên nhiên. Từ nguyên liệu thô sơ, qua bàn tay tài hoa,
tâm huyết của người thợ đã trở thành những sản phẩm xinh xắn, duyên dáng
vì sản phẩm là nơi gửi gắm tâm hồn, tài năng, thể hiện khiếu thẩm mỹ lao
động, sự thông minh sự sáng tạo, tinh thần lao động của người thợ – nghệ
nhân. Mỗi làng nghề thực sự là một địa chỉ văn hóa, phản ánh nét văn hóa độc
đáo của từng địa phương, từng vùng. Làng nghề truyền thống từ lâu đã trở
thành một bộ phận hữu cơ không thể thiếu của văn hóa dân gian. Những giá
trị văn hóa chứa đựng trong các làng nghề truyền thống đã tạo nên những nét
riêng độc đáo đa dạng nhưng cũng mang bản sắc chung của văn hóa dân tộc
Việt Nam. Làng

nghề là cả một môi trường kinh tế, văn hoá xã hội. Làng

nghề là nơi cộng đồng dân cư có lối sống văn hóa: sống yêu lao động; sống
cần cù, giản dị, tiết kiệm; sống đùm bọc, giúp nhau cùng rèn luyện tay nghề.
Làng nghề là nơi không có đất để văn hóa phẩm độc hại, các tệ nạn: ma túy,
cờ bạc, rượu chè, đua xe… nẩy nở. Phải chăng chính vì lẽ đó mà nảy sinh
nhận thức: làng nghề thủ công truyền thống chắc chắn sẽ đóng góp tích cực,
thiết thực vào việc xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở.
Góp phần giải quyết việc làm
Làng nghề thủ công truyền thống đã góp phần giải quyết việc làm cho
hàng chục ngàn, trăm ngàn cư dân, đặc biệt là thanh niên. Tại các làng nghề,

thanh niên - đa số là nữ thanh niên – có được "tay nghề", dù tay nghề cao hay

10


thấp thì những người lao động này cũng thoát khỏi cuộc đời chạy tìm việc lao
động phổ thông. Để làm nghề thủ công truyền thống, người thợ không cần có
nhiều vốn, chỉ cần một ít công cụ thủ công cùng đôi bàn tay khéo léo và đặc
biệt là sự siêng năng cần mẫn. Với điều kiện như thế, khi sản phẩm nghề thủ
công có chỗ đứng trong nền kinh tế hàng hóa, thì làng nghề thu hút được
nhiều lao động.
Làng nghề Việt Nam hàng năm góp phần giải quyết số lượng lớn lao
động nông thôn nhàn rỗi. Lao động ở khu vực nông thôn hiện nay đang chiếm
một tỉ lệ rất lớn trong tổng số lao động của cả nước. Tính mỗi năm có thêm
một triệu lao động ở nông thôn không có việc làm. Trong khi đó hàng năm có
khoảng 20 vạn đất sản xuất nông nghiệp phải chuyển đổi mục đích sử dụng
nên tiếp tục có thêm hàng ngàn người lao động ở nông thôn không có việc
làm.
Tác giả Đặng Kim Chi (2008) có cho rằng các làng nghề thủ công hoạt
động chủ yếu dựa vào lao động cá nhân, lao động sống thường chiếm tỉ lệ lớn
(50%-60%) giá thành sản phẩm, cho nên việc phát triển làng nghề truyền
thống được xem là cơ sở để giải quyết việc làm cho người lao động. Điều này
được thể hiện như sau:
Phát triển làng nghề giải quyết được việc làm tại chỗ cho người lao
động, thể hiện được chủ trương lớn của đảng và nhà nước ta là xoá đói giảm
nghèo, tạo cơ hội làm giàu ngay tại địa phương.
Phát triển làng nghề sẽ thu hút được một lực lượng lớn lao động dôi dư
và lao động thời vụ tại các địa phương, góp phần làm giảm bớt thời gian lao
động nông nhàn không những ở gia đình mình làng xóm mình mà còn thu
hút lao động ở các địa phương khác, do đó góp phần giải quyết lao động dư

thừa trên diện rộng.

11


Làng nghề thủ công truyền thống ngoài việc tạo việc làm cho người tại
chỗ, còn cung cấp việc làm cho một số người làm dịch vụ cung cấp nguyên
liệu, dịch vụ hoàn chỉnh và dịch vụ tiêu thụ sản phẩm.
Như vậy làng nghề thủ công truyền thống đã góp phần giải quyết việc
làm cho người lao động một cách hiệu quả theo phương châm "ly nông bất ly
hương"
Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp
hóa-hiện đại hóa (CNH – HĐH)
Mục tiêu cơ bản của CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn là tạo ra một
cơ cấu kinh tế mới phù hợp và hiện đại ở nông thôn. Trong quá trình vận
động và phát triển các làng nghề đã có vai trò tích cực trong việc tăng trưởng
tỷ trọng của công nghiệp, tiểu thue công nghiệp (TTCN) và du lịch dịch vụ,
thu hẹp tỷ trọng của nông nghiệp.Sự phát triển lan toả của làng nghề đã mở
rộng quy mô và địa bàn sản xuất, thu hút nhiều lao động đồng thời nó còn
đóng vai trò tích cực trong việc thay đổi tập quán sản xuất từ sản xuất nhỏ,
độc canh, mang tính tự túc, tự cấp sang sản xuất hàng hoá, hoặc tiếp nhận
công nghệ mới làng thuần nông.
Sự phát triển của các làng nghề trong những năm qua đã thực sự góp
phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng
tăng cơ cấu ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm cơ cấu ngành nông lâm ngư
nghiệp, góp phần bố trí lực lượng lao động hợp lý theo hướng "ly nông bất ly
hương". Đặc biệt sự phát triển của những làng nghề mới đã phá thế thuần
nông, tạo đà cho công nghiệp phát triển, thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá,
hiện đại hoá phát triển kinh tế ở nông thôn.
Các làng nghề sẽ là cầu nối giữa công nghiệp lớn hiện đại với nông

nghiệp phi tập trung, làm tiền đề xây dựng công nghiệp hiện đại ở nông thôn,
là bước trung gian chuyển từ nông thôn thuần nông, nhỏ lẻ phân tán lên công

12


nghiệp lớn. Làng nghề sẽ là điểm thực hiện tốt phân công lao động tại chỗ, là
nơi tạo ra sự liên kết công nông nghiệp có hiệu quả
Góp phần tạo ra nguồn sản phẩm phong phú cho xã hội
Hoạt động của các làng nghề đã tạo ra một khối lượng hàng hoá đa dạng
và phong phú, phục vụ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, đóng góp cho
nền kinh tế quốc dân nói chung và cho từng địa phương nói riêng, là nhân tố
quan trọng thúc đẩy phát triển hàng hoá ở nông thôn.
Sản phẩm từ các làng nghề không ch

ỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà

còn đáp ứng cho nhu cầu quốc tế. Theo bộ NN-PTNT, hiện nay cả nước đã có
hơn 40% sản phẩm ngành nghề nông thôn được xuất khẩu đến thị trường hơn
100 nước trên thế giới. Kim ngạch xuất khẩu từ các làng nghề cũng tăng cao:
năm 2004 đạt 450 triệu USD tăng 22% so với năm 2003, năm 2005 đạt 520
triệu USD tăng 16% so với năm 2004. Trong đó nhiều nghề truyền thống phát
triển như thêu, dệt thổ cẩm, gốm sứ, nghề mây tre đan.
1.2.2 Phân bố làng nghề
Với nhiều chính sách đổi mới kinh tế của đất nước đã đem lại luồng
sinh khí mới cho các ngành nghề thủ công truyền thống Việt Nam. Sau thời
gian ngừng trệ, ì ạch, bế tắc, trong vòng 10 năm trở lại đây, từ các nguồn ngân
sách hỗ trợ của Nhà nước, kết hợp với cơ chế thoáng mở cửa của nền kinh tế
thị trường và sự năng động cũng như tâm huyết với nghề của những người
dân, các làng nghề thủ công đã tạo nên một diện mạo mới cho nông thôn Việt

Nam. Theo số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Môi trường được tổng
hợp từ báo cáo chính thức của UBND, Sở tài nguyên và môi trường các tỉnh
thành phố trực thuộc trung ương tính đến tháng 7 năm 2011 tổng số làng nghề
và làng có nghề trên toàn quốc là 3355 làng, trong đó có 1318 làng đã được
công nhận và 2037 làng có nghề chưa được công nhận. Các loại hình ngành
nghề thủ công cũng rất đa dạng và phong phú nhưng chủ yếu là các ngành

13


như: sản xuất mây tre đan, dệt vải, thêu ren, sản xuất đồ nội thất, sơn mài,
tranh, tượng...
Theo thống kê trên cả nước có 13% số hộ nông dân chuyên sản xuất
nghề, 27% số hộ nông dân sản xuất nông nghiệp có tham gia sản xuất nghề.
Trên 40.500 cơ sở sản xuất ở các làng nghề trong đó 80,1% là các hộ cá thể,
5,8% theo hình thức hợp tác xã và 14,1% thuộc các dạng sở hữu khác, thu hút
khoảng 29% lực lương lao động ở nông thôn( khoảng 10 triệu lao động) đã
tạo ra lượng hàng hóa rất lớn.
Nhiều tỉnh thành có số lượng làng nghề lớn như Hà Tây (cũ) với 280
làng nghề, Hải Dương 65, Nam Định 90, Thái Bình 187...
Các ngành nghề chủ yếu được phát triển ở làng nghề như sau :
Bảng 1.1 Phân bố các loại hình làng nghề ở các vùng nông thôn Việt Nam

Miền Bắc
Miền
Trung
Miền Nam
Tổng cộng

Ươm tơ,


Chế biến

Tái chế

Thủ công

Vật liệu

Nghề

dệt

nông sản

phế liệu

mỹ nghệ

xây dựng

khác

nhuộm,

thực

đồ da
138
24


phẩm
145
42

gốm sứ
64
24

398
121

19
9

211
77

10
21
5
87
3
42
173
197
90
618
31
341

Nguồn: làng nghề Việt Nam và môi trường (Đặng Kim Chi)

1.2.3 Phân loại làng nghề
 Phân loại theo số lượng làng nghề:
Làng nghề một nghề là những làng ngoài nghề nông ra, chỉ có thêm
một nghề thủ công duy nhất

14


Làng nhiều nghề, là những làng ngoài nghề nông ra còn có thêm một số
hoặc nhiều nghề khác.
 Phân loại theo tính chất nghề:
Làng nghề truyền thống là những làng nghề xuất hiện từ lâu đời trong
lịch sử và còn tồn tại đến ngày nay
Làng nghề mới là những làng nghề xuất hiện do sự phát triển lan tỏa
của các làng nghề truyền thống hoặc du nhập từ các địa phương khác. Một số
làng mới được hình thành do chủ trương của một số địa phương cho người đi
học nghề ở nơi khác rồi về dạy cho dân địa phương nhằm tạo việc làm cho
người dân địa phương mình.
Năm 2006, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành
Thông tư số 116/2006/TT-BNN ngày 18 tháng 12 năm 2006 quy định nội
dung và các tiêu chí công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề
truyền thống.
Nghề truyền thống là nghề đã được hình thành từ lâu đời, tạo ra những
sản phẩm độc đáo, có tính riêng biệt, được lưu truyền và phát triển đến ngày
nay hoặc có nguy cơ bị mai một, thất truyền.
Làng nghề là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản, làng, buôn,
phum, sóc hoặc các điểm dân cư tương tự trên địa bàn một xã, thị trấn, có các
hoạt động ngành nghề nông thôn, sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản phẩm

khác nhau.
Làng nghề truyền thống là làng nghề có nghề truyền thống được hình
thành từ lâu đời.
Cũng theo Thông tư nói trên, các tiêu chí dùng để công nhận nghề
truyền thống, làng nghề và làng nghề truyền thống được quy định như sau:
Nghề được công nhận là nghề truyền thống phải đạt 03 tiêu chí sau:
nghề đã xuất hiện tại địa phương từ trên 50 năm tính đến thời điểm đề nghị

15


công nhận; nghề tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hóa dân tộc; nghề
gắn với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của làng nghề.
Làng nghề được công nhận phải đạt 03 tiêu chí sau: có tối thiểu 30%
tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động ngành nghề nông thôn; hoạt
động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 02 năm tính đến thời điểm đề nghị
công nhận; chấp hành tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Làng nghề truyền thống được công nhận phải đạt tiêu chí làng nghề và
có ít nhất một nghề truyền thống theo quy định tại Thông tư này. Đối với
những làng chưa đạt tiêu chí công nhận làng nghề (theo tiêu chí trên đây)
nhưng có ít nhất một nghề truyền thống được công nhận theo quy định của
Thông tư này thì cũng được công nhận là làng nghề truyền thống.

Hình 1.1 Phân loại làng nghề Việt Nam theo ngành nghề sản xuất
(Bộ TN&MT, 2008)

1.2.4 Hiện trạng kinh tế - xã hội làng nghề ở Việt Nam
Dân số trung bình cả nước năm 2010 ước tính khoảng 86,93 triệu
người. Trong đó dân số khu vực nông thôn là 60,92 triệu người chiếm 70,1%
tăng 0,63% so với năm 2009. Dân số tham gia lao động tại các làng nghề


16


khoảng hơn 10 triệu lao động thường xuyên và khoảng hơn 4,5 triệu lao động
thời vụ chiếm khoảng 29% lực lượng lao động nông thôn.
Số cơ sở sản xuất trong các làng nghề là khoảng 50.800 cơ sở trong đó
80,05% là cơ sở quy mô hộ gia đình, 6,0% cơ sở quy mô hợp tác xã và còn lại
là hình thức xí nghiệp tư nhân, các công ty…
Quan hệ sản xuất - lực lượng lao động: Quan hệ tư hữu gắn với quan hệ
gia đình, dòng tộc và bà con trong làng là chủ yếu, một số làng nghề phát
triển có sử dụng nhân công từ các nơi khác đến.
Hiện trạng quy hoạch làng nghề: Mô hình tự phát các cơ sở sản xuất
nhỏ xen lẫn khu dân cư hoặc tập trung thành từng cụm. Phần lớn không còn
ranh giới rõ ràng giữa khu sản xuất làng nghề theo hướng công nghiệp hóa
nông thôn. Nhiều địa phương đã quy hoạch, sắp xếp lại sản xuất, xây dựng
các khu công nghiệp làng nghề tập trung để tránh sự phát triển tự phát, thiếu
quy hoạch sẽ tạo điều kiện phá hủy môi trường sinh thái.
Trình độ công nghệ và thiết bị: Công nghệ đã được cải thiện đáng kể
những năm gần đây nhưng phần lớn công nghệ vẫn lạc hậu, thủ công, thiết bị
cũ chắp vá, thiếu đồng bộ. Trình độ tay nghề không đồng đều trong các loại
hình sản xuất, thiếu công nhân lành nghề được đào tạo toàn diện, thiếu nghệ
nhân. Truyền nghề qua kinh nghiệm và tự học hỏi. Chính sự yếu kém này đã
hạn chế năng suất, chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất do đó đã làm
giảm khả năng cạnh tranh.
Vốn đầu tư thấp nên không thể tiếp cận với các công nghệ thân thiện
với môi trường, hầu hết là hoạt động tự phát không có kế hoạch lâu dài chính
vì thế mà vấn đề môi trường không được quan tâm
Cơ sở hạ tầng tại các làng nghề: Chính tính phân tán, tự phát, quy mô
nhỏ sẽ hạn chế việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ( đường xá trạm điện cấp

thoát nước…) cà đặc biệt khó khăn trong việc quản lý chất thải (xử lý, thu
gom…) để giảm thiểu ô nhiễm, caiir thiện môi trường. Tuy nhiên cùng với sự

17


phát triển của nông thôn Việt Nam, đa số các làng nghề tập trung ở đồng bằng
đều đã có “điện, đường, trường, trạm” tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển
sản xuất, giao thông và thông tin.
Vấn đề xã hội tại các làng nghề: Phát triển sản xuất tại các làng nghề
đã mang lại lợi ích không chỉ về kinh tế mà còn là mối quan hệ tình làng
nghĩa xóm tốt lên do tao công ăn việc làm cho bà con láng giềng. Mọi người
gắn bó với nhau hơn. Nhiều phong tục truyền thống được phục hồi như hội
làng, giỗ tổ của nghề… đóng góp xây dựng nhà tình nghĩa, nghĩa trang,
trường học. Tuy nhiên cũng xuất hiện nhiều tiêu cực như cờ bạc, rượu chè
hay cạnh tranh mối hàng trong sản xuất.
1.2.5 Hiện trạng môi trường làng nghề Việt Nam
Các làng nghề ở nước ta thường mang tính tự phát, quy mô nhỏ, thiết
bị sản xuất thủ công, lạc hậu, mặt bằng sản xuất nhỏ hẹp. Bên cạnh đó, ý thức
BVMT của các chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh ở đó chưa cao. Từ những hạn
chế nêu trên dẫn đến tình trạng ONMT ở các làng nghề đã đến mức báo động,
ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống, sức khỏe đối với người dân
trong làng nghề và người dân chung quanh các làng nghề.
Do phát triển ồ ạt, thiếu quy hoạch của nhiều làng nghề ở khu vực
nông thôn, cùng sự phát triển thiếu cân bằng giữa nhu cầu phát triển sản xuất
và khả năng đáp ứng của các cơ sở vật chất; đồng thời sự quản lý còn khá
lỏng lẻo của các cơ quan chức năng trong công tác quản lý môi trường tại khu
vực này, dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường diễn ra khá trầm trọng.
Báo cáo Môi trường quốc gia, do Bộ Tài nguyên và Môi trường công
bố mới đây cho thấy: ONMT không khí tại các làng nghề có nguồn gốc chủ

yếu từ đốt nhiên liệu và sử dụng các nguyên vật liệu, hóa chất trong dây
chuyền sản xuất. Tại hầu hết các làng nghề, ô nhiễm nguồn nước diễn ra đặc
biệt nghiêm trọng, do khối lượng nước thải rất lớn, nhưng lại chưa qua hệ

18


×