Tải bản đầy đủ (.doc) (77 trang)

Đánh Giá Thực Trạng Quản Lý Và Sử Dụng Phân Bón, Thuốc Bảo Vệ Thực Vật Trong Sản Xuát Nông Nghiệp Tại Phường Kim Sơn, Tỉnh Quản Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 77 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA MÔI TRƯỜNG
---------------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:

“ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG
PHÂN BÓN, THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT TRONG
SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI PHƯỜNG KIM SƠN,
THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU, TỈNH QUẢNG NINH”

Người thực hiện

: VŨ THỊ THÙY DUNG

Lớp

: MTC

Khóa

: 57

Chuyên ngành

: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Giáo viên hướng dẫn: TS. TRẦN DANH THÌN


Hà Nội - 2016


HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA MÔI TRƯỜNG
---------------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:

“ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG
PHÂN BÓN, THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT TRONG
SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI PHƯỜNG KIM SƠN,
THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU, TỈNH QUẢNG NINH”
Người thực hiện

: VŨ THỊ THÙY DUNG

Lớp

: MTC

Khóa

: 57

Chuyên ngành

: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG


Giáo viên hướng dẫn : TS. TRẦN DANH THÌN
Địa điểm thực tập

: KIM SƠN, ĐÔNG TRIỀU,
QUẢNG NINH.

Hà Nội - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, có sự hướng dẫn
tận tình của TS. Trần Danh Thìn. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong
khóa luận này trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công
trình nghiên cứu nào trước đây, những thông tin trích dẫn khác trong khóa
luận đều được thể hiện ở phần tài liệu tham khảo.
Nếu có phát hiện bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách
nhiệm trước Hội đồng.
Hà Nội, ngày 21 tháng 06 năm 2016
Sinh viên

Vũ Thị Thùy Dung

i


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp, ngoài sự cố gắng của
bản thân, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ thầy, cô trong khoa Môi
trường, Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam và sự giúp đỡ của cán bộ địa

phương, nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn với những sự giúp đỡ đó.
Để có được kết quả nghiên cứu này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn tận
tình, chu đáo của TS. Trần Danh Thìn- đã hướng dẫn và nhiệt tình giúp đỡ tôi
trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Tôi cũng nhận được sự giúp đỡ, tạo điều kiện của UBND phường Kim
Sơn; các hộ nông dân, chủ cơ sở kinh doanh, cán bộ quản lý trên địa bàn;
cùng với đó là sự động viên, tạo điều kiện từ gia đình và bạn bè.
Với tấm lòng biết ơn, tôi xin chân thành cảm ơn tất cả sự giúp đỡ quý
báu đó!
Hà Nội, ngày 21 tháng 06 năm 2016
Người thực hiện

Vũ Thị Thùy Dung

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.....................................................................................................................................................I
LỜI CẢM ƠN.........................................................................................................................................................II
MỤC LỤC..............................................................................................................................................................III
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.............................................................................................................................V
DANH MỤC BẢNG BIỂU...............................................................................................................................VIII
DANH MỤC HÌNH...............................................................................................................................................XI
MỞ ĐẦU...................................................................................................................................................................1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

1

2. MỤC TIÊU-YÊU CẦU NGHIÊN CỨU


2

2.1. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................................................2
2.2. Yêu cầu nghiên cứu.............................................................................................................................2
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................................................................3
1.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ PHÂN BÓN VÀ THUỐC BVTV

3

1.1.1. Khái niệm chung...............................................................................................................................3
1.1.2. Phân loại phân bón và thuốc BVTV.................................................................................................3
1.2. ẢNH HƯỞNG PHÂN BÓN VÀ THUỐC BVTV ĐẾN CÂY TRỒNG VÀ MÔI TRƯỜNG

8

1.2.1. Ảnh hưởng của phân bón..................................................................................................................8
1.2.2. Ảnh hưởng của thuốc BVTV...........................................................................................................11
1.3. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG PHÂN BÓN, THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM

14

1.3.1. Tình hình sử dụng phân bón, thuốc BVTV trên thế giới.................................................................14
1.3.2. Tình hình sử dụng phân bón, thuốc BVTV tại Việt Nam................................................................16
1.4. CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG PHÂN BÓN, THUỐC BVTV

19

1.4.1. Về phân bón....................................................................................................................................20
1.4.2. Về thuốc BVTV...............................................................................................................................20

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................21
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

21

2.2. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

21

2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

21

2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

22

2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp...........................................................................................22
2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp.............................................................................................22
2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu..............................................................................................................23

iii


CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.......................................................................................................24
3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA PHƯỜNG KIM SƠN

24

3.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên.......................................................................................................24

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội................................................................................................................25
3.2. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI PHƯỜNG KIM SƠN

29

3.3. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG PHÂN BÓN TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA PHƯỜNG KIM SƠN

30

3.3.1. Thực trạng sử dụng phân bón hữu cơ............................................................................................30
3.3.2. Thực trạng sử dụng phân bón vô cơ...............................................................................................31
3.3.3. Đánh giá thực trạng sử dụng phân bón của người dân.................................................................35
3.4. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC BVTV TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI PHƯỜNG KIM SƠN

36

3.4.1. Tình hình sử dụng thuốc BVTV......................................................................................................37
3.4.2. Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc BVTV tại địa phương.............................................................49
3.5. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ PHÂN BÓN, THUỐC BVTV TẠI PHƯỜNG KIM SƠN

50

3.5.1. Thực trạng kinh doanh phân bón, thuốc BVTV ở phường Kim Sơn...............................................50
3.5.2. Thực trạng quản lý phân bón, thuốc BVTV trên địa bàn...............................................................51
3.5.3. Đánh giá thực trạng quản lý phân bón, thuốc BVTV tại phường Kim Sơn....................................54
3.6. NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI DÂN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ VIỆC SỬ DỤNG PHÂN BÓN, THUỐC BVTV
56

TRÊN ĐỊA BÀN


3.7. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ, SỬ DỤNG PHÂN BÓN, THUỐC BVTV ĐƯỢC HỢP LÝ, HIỆU QUẢ.
57
3.7.1. Giải pháp về chính sách, pháp luật................................................................................................57
3.7.2. Giải pháp về tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân.....................................................57
3.7.3. Giải pháp về đào tạo kiến thức.......................................................................................................58
3.7.4. Giải pháp về kiểm tra, quản lý các cơ sở kinh doanh....................................................................58
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..............................................................................................................................60
1. KẾT LUẬN

60

2. KIẾN NGHỊ

61

TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................................................................62
PHỤ LỤC................................................................................................................................................................64

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BHYT

: Bảo hiểm y tế

BVTV

: Bảo vệ thực vật


HTX

: Hợp tác xã

IFA

: Hiệp hội Công nghiệp Phân bón Quốc tế

TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn

UBND

: Ủy ban nhân dân

NXB

: Nhà xuất bản

v


DANH MỤC BẢNG BIỂU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI...................................................................................................................1
2. MỤC TIÊU-YÊU CẦU NGHIÊN CỨU..........................................................................................................2
2.1. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

2


2.2. YÊU CẦU NGHIÊN CỨU

2

1.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ PHÂN BÓN VÀ THUỐC BVTV..................................................................3
1.1.1. KHÁI NIỆM CHUNG

3

1.1.2. PHÂN LOẠI PHÂN BÓN VÀ THUỐC BVTV

3

Bảng 1.1. Phân loại nhóm độc theo Tổ chức Y tế thế giới (LD50 mg/kg chuột)......................................................5

1.2. ẢNH HƯỞNG PHÂN BÓN VÀ THUỐC BVTV ĐẾN CÂY TRỒNG VÀ MÔI TRƯỜNG..............8
1.2.1. ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN

8

1.2.2. ẢNH HƯỞNG CỦA THUỐC BVTV

11

1.3. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG PHÂN BÓN, THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT
NAM........................................................................................................................................................................14
1.3.1. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG PHÂN BÓN, THUỐC BVTV TRÊN THẾ GIỚI

14


1.3.1.1.Tình hình sử dụng phân bón trên thế giới:...................................................................................14
1.3.2. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG PHÂN BÓN, THUỐC BVTV TẠI VIỆT NAM

16

1.3.2.2.Tình hình sử dụng thuốc BVTV tại Việt Nam...............................................................................19
1.4. CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG PHÂN BÓN, THUỐC BVTV....19
1.4.1. VỀ PHÂN BÓN

20

1.4.2. VỀ THUỐC BVTV

20

2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.....................................................................................................................21
2.2. PHẠM VI NGHIÊN CỨU...........................................................................................................................21
2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.........................................................................................................................21
2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...............................................................................................................22
2.4.1. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU THỨ CẤP

22

2.4.2. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU SƠ CẤP

22

2.4.3. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU

23


3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA PHƯỜNG KIM SƠN........................................24
3.1.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

24

3.1.2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI

25

viii


3.1.2.1. Tình hình kinh tế..........................................................................................................................25
Bảng 3.1. Tình hình nuôi trồng thủy sản của phường Kim Sơn..............................................................................26

3.1.2.2. Văn hóa – xã hội..........................................................................................................................27
3.2. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI PHƯỜNG KIM SƠN.........................................29
Bảng 3.2. Thực trạng trồng trọt năm 2015 của phường Kim Sơn...........................................................................29
Bảng 3.3. Một số công thức luân canh trên địa bàn phường Kim Sơn....................................................................30

3.3. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG PHÂN BÓN TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA PHƯỜNG
KIM SƠN................................................................................................................................................................30
3.3.1. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG PHÂN BÓN HỮU CƠ

30

Bảng 3.4. Lượng phân bón hữu cơ được sử dụng....................................................................................................30

3.3.2. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG PHÂN BÓN VÔ CƠ


31

Bảng 3.5. Mức độ sử dụng phân đạm trên một số cây trồng chính của phường.....................................................32
Bảng 3.6. Mức độ sử dụng phân lân trên một số cây trồng chính của phường.......................................................33
Bảng 3.7. Mức độ sử dụng phân kali trên một số cây trồng chính của phường......................................................33

3.3.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG PHÂN BÓN CỦA NGƯỜI DÂN

35

Bảng 3.8. Đánh giá thực trạng sử dụng phân bón của người dân............................................................................35

3.4. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC BVTV TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI
PHƯỜNG KIM SƠN............................................................................................................................................36
3.4.1. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC BVTV

37

Bảng 3.9. Một số loại thuốc BVTV được sử dụng tại phường Kim Sơn................................................................37
Bảng 3.10. Cách chọn thuốc BVTV của người dân phường Kim Sơn....................................................................41
Bảng 3.11. Thực trạng sử dụng thuốc BVTV trong sản xuất nông nghiệp.............................................................42
Bảng 3.12. Cách sử dụng thuốc BVTV của người dân............................................................................................43
Bảng 3.13. Nồng độ phun và số lần phun của một số loại thuốc được sử dụng trên địa bàn.................................43
Bảng 3.14. Cách xử lý bao bì thuốc BVTV của người dân......................................................................................45
Bảng 3.15. Nơi giải đáp thắc mắc cho người dân.....................................................................................................46
Bảng 3.16. Thực trạng sử dụng dụng cụ BHLD khi phun thuốc BVTV.................................................................47

3.4.2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC BVTV TẠI ĐỊA PHƯƠNG


49

Bảng 3.17. Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc BVTV của người dân....................................................................49

3.5. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ PHÂN BÓN, THUỐC BVTV TẠI PHƯỜNG KIM SƠN.....................50
3.5.1. THỰC TRẠNG KINH DOANH PHÂN BÓN, THUỐC BVTV Ở PHƯỜNG KIM SƠN

50

3.5.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ PHÂN BÓN, THUỐC BVTV TRÊN ĐỊA BÀN

51

3.5.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ PHÂN BÓN, THUỐC BVTV TẠI PHƯỜNG KIM SƠN

54

Bảng 3.18. Đánh giá thực trạng quản lý phân bón, thuốc BVTV trên địa bàn phường Kim Sơn..........................54

3.6. NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI DÂN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ VIỆC SỬ DỤNG PHÂN BÓN,
THUỐC BVTV TRÊN ĐỊA BÀN.......................................................................................................................56
Bảng 3.19. Ý kiến của người dân về sự quản lý trên địa bàn...................................................................................57

ix


3.7. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ, SỬ DỤNG PHÂN BÓN, THUỐC BVTV ĐƯỢC
HỢP LÝ, HIỆU QUẢ...........................................................................................................................................57
3.7.1. GIẢI PHÁP VỀ CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT


57

3.7.2. GIẢI PHÁP VỀ TUYÊN TRUYỀN NÂNG CAO NHẬN THỨC CHO NGƯỜI DÂN

57

3.7.3. GIẢI PHÁP VỀ ĐÀO TẠO KIẾN THỨC

58

3.7.4. GIẢI PHÁP VỀ KIỂM TRA, QUẢN LÝ CÁC CƠ SỞ KINH DOANH

58

1. KẾT LUẬN........................................................................................................................................................60
2. KIẾN NGHỊ......................................................................................................................................................61

x


DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1. Tỷ lệ các hộ sử dụng hỗn hợp thuốc BVTV cho cây trồng............................................................43
Hình 3.2. Tỷ lệ các triệu chứng thường gặp khi phun thuốc BVTV..............................................................48
Hình 3.3. Sơ đồ hệ thống quản lý các cơ sở kinh doanh phân bón, thuốc BVTV tại phường Kim Sơn......52

xi


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Việt Nam là nước đang phát triển trên nền tảng nước nông nghiệp
truyền thống với tỷ lệ nông dân chiếm trên 70% dân số cả nước. Ngành nông
nghiệp chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Do đó, phát triển
nông nghiệp luôn là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của cả nước. Trong
những năm gần đây, cùng với sự phát triển của sản xuất nông nghiệp, vấn đề
sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật đã và đang được quan tâm do
những tác động đến môi trường.
Phân bón được sử dụng ngày càng nhiều để nâng cao độ phì cho đất,
cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng. Nhu cầu phân bón ở Việt Nam hiện
nay vào khoảng trên 10 triệu tấn các loại (VINACHEM, 2013). Thuốc bảo vệ
thực vật (BVTV) đã góp phần hạn chế sự phát sinh, phát triển của sâu bệnh,
ngăn chặn và dập tắt các đợt dịch bệnh trên phạm vi lớn, bảo đảm được năng
suất cây trồng, giảm thiểu thiệt hại cho người dân.
Thị xã Đông Triều có khá nhiều thuận lợi cho phát triển tổng hợp các
ngành kinh tế nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và khai thác khoáng sản.
Tuy đã phải dành khá nhiều diện tích đất canh tác để phát triển các cụm công
nghiệp, làng nghề, bến bãi… song việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ
được thực hiện và hiệu quả. Nghị quyết số 09 của Ban chấp hành Đảng bộ
Đông Triều “Về tiếp tục đổi mới tổ chức sản xuất và ứng dụng tiến bộ khoa
học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, giai đoạn 2012-2015” đã tạo ra “luồng
gió mới” thúc đẩy nông nghiệp phát triển, tạo ra các mô hình sản xuất mới,
những giống mới cho năng suất, chất lượng và giá trị kinh tế cao, các sản
phẩm đặc trưng, góp phần đẩy nhanh tiến độ chương trình xây dựng nông
thôn mới trên địa bàn. (Phạm Hoạch, 2014).
Phường Kim Sơn nằm ở vùng trung tâm của thị xã Đông Triều. Hiện
1


nay, Kim Sơn đang trong giai đoạn cuối cùng để hoàn thành chương trình xây
dựng nông thôn mới mang lại nhiều thay đổi cho phường, mọi mặt đời sống

của người dân Kim Sơn được cải thiện đáng kể. Người dân vẫn sống chủ yếu
bằng nghề nông và việc sử dụng phân bón, thuốc BVTV để bổ sung dinh
dưỡng, hạn chế sâu bệnh, bảo vệ cây trồng là vấn đề thiết yếu giúp nâng cao
năng suất. Việc sử dụng phân bón, thuốc BVTV mang lại nhiều hiệu quả
nhưng bên cạnh đó cũng tồn tại nhiều vấn đề về sức khỏe và môi trường.
Vì vậy cần có sự điều tra, đánh giá về thực trạng sử dụng, quản lý phân
bón, thuốc BVTV ở địa bàn phường, từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao
hiệu quả quản lý và sử dụng phân bón, thuốc BVTV tại địa phương.
Xuất phát từ vấn đề trên em đã lựa chọn và tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Đánh giá thực trạng quản lý và sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật
trong sản xuất nông nghiệp tại phường Kim Sơn, thị xã Đông Triều, tỉnh
Quảng Ninh”.
2. Mục tiêu-yêu cầu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu thực trạng quản lý và sử dụng phân bón, thuốc BVTV tại
phường Kim Sơn, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.
- Đưa ra đánh giá và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản
lý, sử dụng phân bón, thuốc BVTV trên địa bàn
2.2. Yêu cầu nghiên cứu
- Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và tình hình sản xuất
nông nghiệp tại phường Kim Sơn.
- Đánh giá thực trạng quản lý và sử dụng phân bón, thuốc BVTV tại địa
bàn phường.
- Đề xuất các giải pháp quản lý, sử dụng phân bón, thuốc BVTV hợp
lý, hiệu quả hơn.

2


CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Giới thiệu chung về phân bón và thuốc BVTV
1.1.1. Khái niệm chung
1.1.1.1. Phân bón
Phân bón là những chất chứa một hay nhiều nguyên tố dinh dưỡng cần
thiết với cây, được sử dụng cho cây trồng với mục đích không ngừng làm tăng
năng suất, chất lượng nông sản và độ phì nhiêu đất (Lê Huy Bá, 1997).
Phân bón là thức ăn do con người cung cấp cho cây trồng. Trong phân
bón chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cây. Các chất dinh dưỡng chính
trong phân là: đạm(N), lân(P), và kali(K). Ngoài các chất trên, còn có các
nhóm nguyên tố vi lượng...
1.1.1.2. Thuốc bảo vệ thực vật
Thuốc BVTV là những chất độc có nguồn gốc từ tự nhiên hay tổng hợp
được dùng để bảo vệ cây trồng và nông sản, chống lại sự phá hoại của những
sinh vật gây hại ( côn trùng, nhện, tuyến trùng, chuột, chim, thú rừng, nấm, vi
khuẩn, rong rêu, cỏ dại,…) (Nguyễn Thị Hồng Hạnh, 2006).
1.1.2. Phân loại phân bón và thuốc BVTV
1.1.2.1. Phân bón
Theo Ngô Dũng (2015), hiện nay các loại phân bón rất đa dạng, bao
gồm các loại chủ yếu sau:
 Phân vô cơ đa lượng
• Phân đạm: là tên gọi chung của các loại phân bón vô cơ cung cấp đạm
cho cây. Bón đạm thúc đẩy quá trình tăng trưởng của cây, làm cho cây ra
nhiều nhánh, phân cành, ra lá nhiều, lá có kích thước to, màu xanh, lá quang
hợp mạnh do đó làm tăng năng suất cây.
• Phân lân: có vai trò quan trọng trong đời sống cây trồng. Kích thích
sự phát triển của rễ, làm cho rễ đâm sâu lan rộng nên cây ít đổ ngã, kích thích
quá trình đẻ nhánh, nảy chồi, thúc đẩy cây ra hoa kết quả sớm và nhiều, tăng

3



đặc tính chống rét, chống hạn, chịu độ chua, chống sâu bệnh hại.
• Phân kali: cung cấp dinh dưỡng K cho cây, tăng khả năng chịu úng,
chịu hạn, chịu rét và chống chịu sâu bệnh, tạo cho cây cứng chắc, ít đổ ngã,
tăng phẩm chất nông sản.
- Phân clorua kali: có dạng bột màu hồng hoặc xám đục, xám trắng, kết
tinh thành hạt nhỏ, chứa 50-60% K nguyên chất và một ít muối ăn. Đây là loại
phân chua sinh lý, có độ rời, dễ bón, có thể bón lót hoặc bón thúc, thích hợp
cho nhiều vùng đất trừ đất mặn.
- Phân sunphat kali: có dạng tinh thể nhỏ, min, màu trắng, dễ tan trong
nước, ít vón cục; chứa 45-50% K nguyên chất, 18% S. Là loại phân chua sinh
lý nhưng thích hợp với nhiều loại cây trồng.
- Một số loại phân kali khác:
Phân kali – magie sunphat: được sử dụng hiệu quả trên đất cát nghèo,
đất bạc màu.
Phân Agripac của Canada: có dạng khô, hạt to, không vón cục, chứa
61% K2O, thường dùng để trộn với các loại phân bón khác.
Muối kali 40%: có dạng muối trắng kết tinh có lẫn một ít vảy màu hồng
nhạt, chứa 40% K, sử dụng hạn chế trên đất mặn.
• Phân phức hợp và phân hỗn hợp: Trên thị trường hiện có các loại sau: loại
2 yếu tố (N-P, N-K, P-K), loại 3 yếu tố (N-P-K), loại 4 yếu tố (N-P-K-Mg).
• Phân vô cơ trung và vi lượng
- Phân trung lượng: thông thường các nhà máy không sản xuất phân
trung lượng riêng mà kết hợp vào các loại phân đa lượng. Có một số loại phân
trung lượng sau: Phân lưu huỳnh, phân canxi, phân magie.
- Phân vi lượng: gồm phân Bo, phân đồng phân mangan, phân
Molipden, phân kẽm, phân sắt, phân Coban.
• Phân bón lá
Là những hợp chất dinh dưỡng, có thể là các nguyên tố đa lượng, trung
lượng hoặc vi lượng, được hòa tan trong nước và phun lên cây để cây hấp thụ.

Phân bón lá có thể là các loại phân đơn như N, P, K, Cu, Zn,… Tuy
nhiên phần lớn các loại phân bón qua lá là những hỗn hợp các chất dinh
dưỡng đa lượng và vi lượng ở dạng hòa tan trong nước.
4


• Phân hữu cơ: phân chuồng, phân rác, phân xanh
Các loại phân hữu cơ khác:
- Phân than bùn: như Biomix, Biofer, Komix, Compomix, lân hữu cơ
sinh học sông Gianh…
- Phân tro, phân dơi.
• Phân vi sinh: Là những chế phẩm trong đó có chứa các loài vi sinh vật có
ích như vi khuẩn, nấm, xạ khuẩn. Gồm một số loại sau: phân vi sinh vật cố định
đạm, phân vi sinh vật hòa tan lân, phân vi sinh vật kích thích tăng trưởng cây.
1.1.2.2. Phân loại thuốc BVTV
 Phân loại theo tính độc
Các nhà sản xuất thuốc BVTV luôn ghi rõ độc tính của từng loại, đơn vị
đo lường được biểu thị dưới dạng LD50 ( Lethal Dose 50) và tính bằng mg/kg
cơ thể. Các loại thuốc BVTV được chia mức độ như sau:
Bảng 1.1. Phân loại nhóm độc theo Tổ chức Y tế thế giới (LD50 mg/kg
chuột)
STT

Phân nhóm độc

Qua miệng

Qua da

Màu sắc

quy ước

Thể rắn

Thể lỏng

Thể rắn

Thể lỏng

Đỏ

5

20

10

40

Vàng

5-50

20-200

10-100

40-400


1

I.a. Độc mạnh

2

I.b. Độc

3

II. Độc trung
bình

Xanh da
trời

50-500

2002000

1001000

4004000

III. Độc ít

Xanh lá
cây

5002000


20003000

1000

4000

4
5

IV. Độc rất nhẹ

>2000
>3000
( Nguồn: Lê Huy Bá, Lâm Minh Triết, 2000)

Chú thích: LD 50 là liều độc cần thiết để giết chết 50% chuột thực
nghiệm. Liều 5mg/kg thể trọng tương đương 1 giọt uống hay nhỏ mắt. Liều 5-50
tương đương với 2 thìa súp. Giá trị LD50 càng nhỏ thì hoá chất đó càng độc.
 Phân loại theo đối tượng phòng chống
Theo Nguyễn Trần Oánh và cs (2007), dựa vào đối tượng phòng chống
thì thuốc BVTV được phân thành các loại sau:
5


• Thuốc trừ sâu (Insecticide)
Thuốc từ sâu bao gồm các chất hay hỗn hợp các chất có tác dụng tiêu
diệt, xua đuổi hay di chuyển bất ký loại côn trùng nào có mặt trong môi
trường. Chúng được dùng để diệt trừ hoặc ngăn ngừa tác hại của côn trùng
đến cây trồng, cây rừng, nông lâm sản, gia súc và con người. Trong thuốc trừ

sâu, dựa vào khả năng gây độc cho từng giai đoạn sinh trưởng người ta còn
chia ra: thuốc trừ trứng, thuốc trừ sâu non.
• Thuốc trừ bệnh (Fungicide)
Thuốc trừ bệnh bao gồm các hợp chất có nguồn gốc hoá học (vô cơ và
hữu cơ), sinh học (vi sinh vật và các sản phẩm của chúng, nguồn gốc thực
vật ), có tác dụng ngăn ngừa hay diệt trừ các loài vi sinh vật gây hại cho cây
trồng và nông sản (nấm ký sinh, vi khuẩn, xạ khuẩn) bằng cách phun lên bề
mặt cây, xử lý giống và xử lý đất... Thuốc trừ bệnh dùng để bảo vệ cây trồng
trước khi bị các loài vi sinh vật gây hại tấn công tốt hơn là diệt nguồn bệnh và
không có tác dụng chữa trị những bệnh do những yếu tố phi sinh vật gây ra
(thời tiết, đất úng; hạn...). Thuốc trừ bệnh bao gồm cả thuốc trừ nấm
(Fungicides) và trừ vi khuẩn (Bactericides). Thường thuốc trừ vi khuẩn có
khả năng trừ được cả nấm; còn thuốc trừ nấm thường ít có khả năng trừ vi
khuẩn. Hiện nay ở Trung Quốc, mới xuất hiện một số thuốc trừ bệnh có thể
hạn chế mạnh sự phát triển của virus (Ningnanmycin ...). Nhiều khi người ta
gọi thuốc trừ bệnh là thuốc trừ nấm (Fungicides). Trong trường hợp này,
thuốc trừ nấm bao gồm cả thuốc trừ vi khuẩn.
• Thuốc trừ chuột (Rodenticde hay Raticide)
Thuốc trừ chuột là những hợp chất vô cơ, hữu cơ hoặc có nguồn gốc
sinh học có hoạt tính sinh học và phương thức tác động rất khác nhau, được
dùng để diệt chuột gây hại trên ruộng, trong nhà, kho tàng và các loài gặm
nhấm. Chúng tác động đến chuột chủ yếu bằng con đường vị độc và xông hơi

6


(ở nơi kín đáo).
• Thuốc trừ nhện (Acricide hay Miticide)
Thuốc trừ nhện là những chất được dùng chủ yếu để trừ nhện hại cây
trồng và các loại thực vật khác, đặc biệt là nhện đỏ. Hầu hết thuốc trừ nhện

thông dụng hiện nay đều có tác dụng tiếp xúc. Đại đa số thuốc trong nhóm là
những thuốc đặc hiệu có tác dụng diệt nhện, có khả năng chọn lọc cao, ít gây
hại cho côn trùng và có ích cho thiên địch. Nhiều loại trong chúng còn có tác
dụng trừ trứng và nhện mới nở; một số khác còn diệt nhện trưởng thành.
Nhiều loại thuốc trừ nhện có thời gian hữu hiệu dài, ít độc với động vật máu
nóng. Một số thuốc trừ nhện nhưng cũng có tác dụng diệt sâu. Một số thuốc
trừ sâu, trừ nấm cũng có tác dụng trừ nhện.
• Thuốc trừ tuyến trùng (Nematocide)
Thuốc trừ tuyến trùng là các chất xông hơi và nội hấp được dùng để
xử lý đất trước tiên trừ tuyến trùng rễ cây trồng, trong đất, hạt giống và cả
trong cây.
• Thuốc trừ cỏ (Herbicide)
Thuốc trừ cỏ là các chất dùng để trừ các loài thực vật cản trở sự sinh
trưởng cây trồng, các loài thực vật mọc hoang dại trên đồng ruộng, quanh các
công trình kiến trúc,… và gồm cả thuốc trừ rong rêu trên ruộng, kênh mương.
Đây là nhóm thuốc dễ gây hại cho cây trồng nhất, vì vậy khi dùng các thuốc
nhóm này cần đặc biệt thận trọng.
 Phân loại dựa vào con đường xâm nhập (hay cách tác động của
thuốc) đến dịch hại: tiếp xúc, vị độc, xông hơi, thấm sâu và nội hấp.
 Phân loại dựa vào nguồn gốc
Cũng theo Nguyễn Trần Oánh và cs (2007), dựa vào nguồn gốc, thuốc
BVTV được chia thành các loại:
• Thuốc có nguồn gốc thảo mộc: Bao gồm các thuốc BVTV làm từ cây
cỏ hay các sản phẩm chiết xuất từ cây có khả năng tiêu diệt dịch hại.
7


Thuốc có nguồn gốc sinh học: Gồm các loài sinh vật (các loài ký sinh
thiên địch), các sản phẩm có nguồn gốc sinh vật (các loài kháng sinh…) có
khả năng tiêu diệt dịch hại.

• Thuốc có nguồn gốc vô cơ: Bao gồm các hợp chất vô cơ (như dung
dịch Boocđô, lưu huỳnh và lưu huỳnh vôi…) có khả năng tiêu diệt dịch hại.
• Thuốc có nguồn gốc hữu cơ: Gồm các hợp chất hữu cơ tổng hợp có
khả năng tiêu diệt dịch hại (như các hợp chất clo hữu cơ, lân hữu cơ,
cacbamat…).
1.2. Ảnh hưởng phân bón và thuốc BVTV đến cây trồng và môi trường
1.2.1. Ảnh hưởng của phân bón
Theo Trương Hợp Tác (2013), phân bón tác động gây ô nhiễm môi
trường thường biểu hiện ở những khía cạnh sau:
1.2.1.1. Bón dư thừa các yếu tố dinh dưỡng hoặc bón phân không đúng cách
Trước hết tác động của phân bón đối với việc gây ô nhiễm môi trường
phải kể đến đó là lượng dư thừa các chất dinh dưỡng do cây trồng chưa sử
dụng được hoặc do bón không đúng cách… như đã được tính toán ở phần
trên. Do tập quán canh tác, do chưa được đào tạo, tập huấn rất nhiều nông dân
hiện nay bón phân chưa đúng lượng và đúng cách.
Hầu hết người nông dân hiện nay đều bón quá dư thừa lượng đạm, gây
nên hiện tượng lúa lốp, tăng quá trình cảm nhiễm với sâu bệnh, dễ bị đổ ngã.
Biểu hiện của việc bón dư thừa đạm qua quan sát bằng mắt thường cho thấy
màu lá cây thường xanh mướt hoặc nếu quá dư thừa thì lá màu xanh đậm.
Nếu sử dụng bảng so màu lá thì độ đậm của màu lá càng được thấy rõ hơn.
Chương trình 3 giảm, 3 tăng cũng là những minh chứng cho việc lạm dụng
bón quá dư thừa lượng đạm.
1.2.1.2. Ô nhiễm do từ các nhà máy sản xuất phân bón
Không chỉ do bón dư thừa dinh dưỡng mà ô nhiễm do phân bón còn

8


gây ra do từ nguồn các nhà máy sản xuất phân bón. Các minh chứng trong
thực tế đã cho thấy, vào khoảng đầu thập niên 80 của thế kỷ trước, khi nhà

máy phân đạm Hà Bắc được xây dựng và đi vào hoạt động, do quá trình xử lý
môi trường chưa đảm bảo, nước thải của nhà máy đã thải ra nguồn nước của
khu vực lân cận gây chết hàng hoạt các loại động, thực vật... Gần đây, một số
nhà máy sản xuất các loại phân bón hữu cơ sinh học, hữu cơ vi sinh sử dụng
nguyên liệu là các phế phụ phẩm cây trồng hoặc chăn nuôi hay nguyên liệu
của quá trình sản xuất mía đường, bột sắn… với các công nghệ xử lý môi
trường thô sơ đã gây nên ô nhiễm cho nguồn nước do thải ra các chất độc hại
chưa được xử lý triệt để và thải các chất có mùi gây ô nhiễm không khí cho
các khu vực dân cư sống lân cận.
1.2.1.3. Phân bón có chứa một số chất độc hại
Ngay trong bản thân một số loại phân bón đã có chứa một số chất gây
độc hại cho cây trồng và cho con người như các kim loại nặng hoặc các vi
sinh vật gây hại, các chất kích thích sinh trưởng khi vượt quá mức quy định.
Theo quy định hiện hành, các loại kim loại nặng có trong phân bón gồm Asen
(As), Chì (Pb), Thuỷ ngân (Hg) và Cadimi (Cd); các vi sinh vật gây hại có
trong phân bón gồm: E. Coli, Salmonella, Coliform là những loại gây nên các
bệnh đường ruột nguy hiểm. Phân bón có chứa kim loại nặng và vi sinh vật
gây hại thường gặp trong những hợp sau đây:
- Phân bón được sản xuất từ nguồn nguyên liệu là rác thải đô thị, phế
thải công nghiệp chế biến từ nông sản, thực phẩm, phế thải chăn nuôi. Để tận
dụng nguồn hữu cơ, đồng thời giải quyết những vấn đề về môi trường cho các
đô thị, các trại chăn nuôi tập trung, các nhà máy chế biến nông sản... hiện nay
đã có một số nhà máy sử dụng các nguồn nguyên liệu nêu trên để sản xuất ra
các loại phân bón hữu cơ, hữu cơ sinh học, hữu cơ vi sinh để bón trở lại cho
cây trồng. Các loại phân bón được sản xuất từ các nguồn nguyên liệu nêu trên
sẽ gây nên sự ô nhiễm thứ cấp do có chứa các kim loại nặng hoặc vi sinh vật
9


gây hại vượt quá mức quy định.

- Phân bón được sản xuất từ nguồn phân lân nhập khẩu từ nước ngoài
do có chứa hàm lượng Cadimi quá cao, vượt quá mức quy định được phép sử
dụng. Đã có rất nhiều tài liệu cho thấy nguồn phân lân từ các nước vùng Nam
Mỹ hoặc Châu Phi thường có hàm lượng Cd cao ở mức trên 200 ppm.
- Theo quy định, một số chất kích thích sinh trưởng như axit giberillic
(GA3), NAA, một số chất kích thích sinh trưởng có nguồn gốc từ thực vật
được phép sử dụng trong phân bón để kích thích quá trình tăng trưởng, tăng tỷ
lệ đậu hoa, đậu quả, tăng quá trình trao đổi chất của cây trồng, tăng hiệu suất
sử dụng phân bón làm tăng năng suất, phẩm chất cây trồng. Mức quy định
hiện hành cho phép tổng hàm lượng các chất kích thích sinh trưởng không
được vượt quá 0,5% khối lượng có trong phân bón. Tuy nhiên trên thực tế
một số tổ chức, cá nhân khi sản xuất, nhập khẩu đã không tuân thủ theo các
quy định trên, đưa ra thị trường các loại phân bón có chứa hàm lượng các chất
kích thích sinh trưởng vượt quá mức quy định, gây tác hại cho sản xuất và ảnh
hưởng tới chất lượng nông sản. Việc sử dụng phân bón có chứa các chất kích
thích sinh trưởng không đúng theo hướng dẫn về liều lượng, đối tượng cây
trồng cũng làm thiệt hại tới sản xuất.
1.2.1.4. Đối với vệ sinh an toàn thực phẩm và sức khoẻ con người
Dư thừa đạm trong đất hoặc trong cây đều gây nên những tác hại đối
với môi trường và sức khoẻ con người. Do bón quá dư thừa hoặc do bón đạm
không đúng cách đã làm cho Nitơ và phospho theo nước xả xuống các thủy
vực là nguyên nhân gây ra sự ô nhiễm cho các nguồn nước. Các chất gây ô
nhiễm hữu cơ bị khử dần do hoạt động của vi sinh vật, quá trình này gây ra sự
giảm oxy dưới hạ lưu. Đạm dư thừa bị chuyển thành dạng Nitrat (NO3-) hoặc
Nitrit (NO2-) là những dạng gây độc trực tiếp cho các động vật thuỷ sinh,
gián tiếp cho các động vật trên cạn do sử dụng nguồn nước. Đặc biệt gây hại
cho sức khoẻ con người thông qua việc sử dụng các nguồn nước hoặc các sản
10



phẩm trồng trọt, nhất là các loại rau quả ăn tươi có hàm lượng dư thừa nitrat.
Các nghiên cứu về y học gần đây đã xác định, dư thừa Phospho trong
các sản phẩm trồng trọt hoặc nguồn nước làm giảm khả năng hấp thu Canxi vì
chất này lắng đọng với Canxi tạo thành muối triphosphat canxi không hòa tan và
tạo thuận lợi cho quá trình sản xuất para thormon, điều này đã huy động nhiều
Canxi của xương, và nguy cơ gây loãng xương ngày một tăng, đặc biệt ở phụ nữ.
1.2.2. Ảnh hưởng của thuốc BVTV
1.2.2.1. Tác động của thuốc BVTV đến cây trồng
Thuốc BVTV xâm nhập, dịch chuyển và tồn tại trên các bộ phận của
cây, tác động đến sinh trưởng và phát triển của cây.
Những tác động tốt của thuốc đến cây như:
-

Rút ngắn thời gian sinh trưởng, làm cây ra hoa sớm, làm quả chín sớm.
Tăng chất lượng nông sản.
Làm tăng năng suất và các chỉ tiêu cấu thành năng suất.
Làm tăng sức chống chịu của cây với những điều kiện bất lợi: như

chống rét, chống hạn, chống lốp đổ, tăng khả năng hút chất dinh dưỡng và
tăng khả năng chống sâu bệnh.
Ngược lại, khi sử dụng không đúng thuốc BVTV, có thể gây hại cho
cây trồng.
- Giảm tỷ lệ nảy mầm, sức nảy mầm, rễ không phát triển, màu sắc lá
biến đổi, cây chết.
- Lá bị cháy, thủng, biến dạng, hoa quả bị rụng, quả nhỏ, chín muộn.
- Phun thuốc vào thời kỳ cây ra hoa dễ ảnh hưởng ñến khả năng hậu
quả của cây trồng.
Những hiện tượng này thể hiện nhanh chậm tuỳ vào loại thuốc, dạng
thuốc, liều lượng và nồng độ thuốc cũng như thời điểm và phương pháp sử
dụng thuốc. Thậm chí trong một số trường hợp, tác hại của thuốc còn gây hại

cho cây trồng vụ sau ( Nguyễn Trần Oánh, 2007).
1.2.2.2. Tác động của thuốc BVTV đến môi trường đất

11


Theo trang Daily Theme (2014), tất cả các loại thuốc trừ sâu, diệt cỏ,
diệt nấm, diệt chuột,… đều làm ô nhiễm môi trường đất, nhất là hợp chất hữu
cơ tổng hợp. Có trên khoảng 1000 hợp chất hoá học được sử dụng trên thế giới,
trong đó có DDT. Thuốc trừ sâu diệt cỏ phân huỷ rất chậm và tạo ra những dư
lượng trong đất. Trung bình có khoảng 50% lượng thuốc trừ sâu được phun đã
rơi xuống đất và lôi cuốn vào chu trình đất – cây trồng – động vật – con người.
Ví dụ thuốc trừ sâu DDT sau 5 năm sử dụng vẫn còn được tìm thấy 4 – 5% sót
lại trong đất, do khó bị phân huỷ và khó bị hấp thụ vào các cấu tử của đất. DDT
ở nồng độ thấp (24 mg/1) trong nước sẽ gây nên sự thay đổi sinh lý ngược của
cá, và nếu cùng nồng độ đó trong không khí sẽ làm chim chết. DDT rất dễ dịch
chuyển trong nước. DDT khi vào cơ thể sẽ tích tụ thành các khối u ác tính. DDT
thường tích tụ trong nước, đất, không khí, sau đó chuyển về biển cả và được các
thuỷ sinh vật hấp thụ, gây ô nhiễm tới thực phẩm…
Khuynh hướng sản xuất thuốc trừ sâu hiện nay là chiết xuất những chất
từ thảo mộc có tác dụng diệt sâu nhưng không làm phương hại đến môi
trường đất hoặc sản xuất thuốc trừ sâu bằng sử dụng những hợp chất phân huỷ
nhanh, rút ngắn tối thiểu thời gian tiếp xúc với đất.
Khi phun cho cây trồng có tới 50% số thuốc bị rơi xuống đất. Đó là
chưa kể đến biện pháp bón thuốc trực tiếp vào đất. Người ta ước tính có tới
90% lượng thuốc sử dụng không tham gia diệt sâu bệnh mà gây ô nhiễm, độc
cho đất, nước, không khí và cho nông sản ( Nguyễn Thị Hồng Hạnh, 2006).
Ở trong đất thuốc BVTV được keo đất và các chất hữu cơ giữ lại sau đó sẽ
được chuyển hóa theo nhiều con đường khác nhau.
Hệ vi sinh vật sống trong đất ( nấm, vi khuẩn, các loại côn trùng, ve bét,

giun đất…) có khả năng phân giải xác, tàn dư động thực vật làm cho đất tơi
xốp, thoáng khí, tạo điều kiện cho cây phát triển tốt và duy trì màu mỡ của
đất. Các thuốc BVTV khi rơi xuống sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của vi sinh
vật đất làm cho đất bị chai cứng, cây không hút được dinh dưỡng, do đó dẫn
12


đến hiện tượng cây còi cọc, đất bị thoái hóa…
1.2.2.3. Tác động của thuốc BVTV đến môi trường nước
Thuốc BVTV vào trong nước bằng nhiều cách: cuốn trôi từ những cánh
đồng có phun thuốc xuống ao, hồ, sông, hoặc do đổ thuốc BVTV thừa sau khi
đã sử dụng, phun thuốc trực tiếp xuống những ruộng lúa nước để trừ cỏ, trừ
sâu, trừ bệnh.
Ô nhiễm môi trường đất đẫn đến ô nhiễm nguồn nước. Thuốc trừ sâu
trong đất, duới tác dụng của mưa và rửa trôi sẽ tích lũy và lắng đọng trong lớp
bùn đáy ở sông, ao hồ,… sẽ làm ô nhiễm nguồn nước. Thuốc trừ sâu có thể
phát hiện trong các giếng, ao, hồ, sông, suối cách nơi sử dụng thuốc trừ sâu
vài km (Phan Thị Phẩm, 2010).
1.2.2.4. Tác động của thuốc BVTV đến môi trường không khí.
Thuốc BVTV xâm nhập vào môi trường không khí gây mùi khó chịu
khiến cho không khí bị ô nhiễm. Nhất là nhờ các tác nhân bên ngoài như gió
sẽ thúc đẩy quá trình khuếch tán của thuốc làm ô nhiễm không khí cả một
vùng rộng lớn. Ô nhiễm không khí do thuốc BVTV sẽ tác động xấu đến sức
khỏe con người và các động vật khác thông qua con đường hô hấp.
Thuốc BVTV xâm nhập vào môi trường không khí theo nhiều nguồn
khác nhau:
- Khi phun vãi thuốc sẽ xâm nhập vào không khí theo từng đợt dưới
dạng bụi, hơi. Tốc độ xâm nhập vào không khí tùy loại hóa chất, tùy theo
cách sử dụng và tùy theo điều kiện thời tiết.
- Do ảnh hưởng của các hiện tượng thời tiết như gió, bão, mưa… bào

mòn và tung bụi đất có chứa thuốc BVTV vào không khí.
- Do tai nạn hoặc sự thiếu thận trọng gây rò rỉ hóa chất trong qúa trình
vận chuyển thuốc BVTV.
1.2.2.5. Tác động của thuốc BVTV đến sức khỏe con người.
13


Đối với người, khi được sử dụng không đúng cách, thuốc bảo vệ thực
vật sẽ gây nhiễm độc cấp tính: Bỏng mắt cấp tính, hủy hoại da, ảnh hưởng
thần kinh, gan. Khi bị nhiễm độc mãn tính sẽ ảnh hưởng đến tủy xương (thiếu
máu bất sản và loạn tạo máu); ảnh hưởng đến sinh sản (vô sinh ở nam, sảy
thai, thai dị dạng...); gây độc thần kinh; ảnh hưởng đến cơ chế miễn dịch... Cơ
thể con người bị nhiễm độc thuốc bảo vệ thực vật biểu hiện ở nhiều mức độ:
giảm sút sức khỏe, gây rối loạn các hoạt động ở hệ thần kinh, tim mạch, tiêu
hóa hô hấp, bài tiết, gây các tổn thương bệnh lý ở các cơ quan, hệ thống nói
trên từ mức độ nhẹ tới nặng, thậm chí tàn phế hoặc tử vong (Nguyễn Thị
Thanh Huyền, 2010).
1.3. Tình hình sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trên thế giới và
Việt Nam
1.3.1. Tình hình sử dụng phân bón, thuốc BVTV trên thế giới
1.3.1.1. Tình hình sử dụng phân bón trên thế giới:
Theo Hiệp hội Công nghiệp Phân bón Quốc tế IFA (2012) thì sản xuất
phân bón của thế giới đang hồi phục. Năm 2010 các nhà máy trên toàn thế
giới chỉ sản xuất 85% công suất cũng đã đủ đáp ứng nhu cầu phân bón toàn
cầu và tỉ lệ này là chỉ còn 82% (227 triệu tấn dinh dưỡng) trong năm
2011(IFA, 11/2012). Các nước đóng góp nhiều vào tổng cung phân bón vẫn là
Trung Quốc, Mỹ, Canada, Nga và Tây Á (IFA, 2012). Trong năm 2011 thế
giới sản xuất và cung ứng trên 500 triệu sản phẩm phân bón các loại, phân
đạm là trên 300 triệu sản phẩm, phân lân trên 120 triệu và kali là trên 60 triệu.
Theo IFA, nhu cầu phân bón thế giới niên vụ 2013 – 2014 đã tăng 3,1%

so với cùng kỳ năm trước và ước đạt 184 triệu tấn (tính theo lượng dinh
dưỡng). Tỷ trọng nhu cầu phân đạm, phân lân và phân kali của thế giới không
có nhiều biến động trong năm 2014 nhu phân bón các loại giữ quanh mức
60% (phân đạm), 23% (phân lân) và 16% (phân kali).
14


×