Tải bản đầy đủ (.doc) (75 trang)

Đánh Giá Công Tác Quản Lý Môi Trường Ở Làng Nghề Đúc Đồng Quảng Bố, Huyện Lương Tài, Tỉnh Bắc Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 75 trang )

LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN...................................................................................................................................i
Kế hoạch 22/KH-UBND 2014 ngày 10 tháng 4 năm 2014 Kế hoạch triển khai thực hiện đề án tổng
bảo vệ môi trường làng nghề năm 2020 và định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
........................................................................................................................................................51

i


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BVMT

:

Bảo vệ môi trường

CN – TTCN

:

Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp

QLMT

:

Quản lý môi trường

QCVN


:

Quy chuẩn Việt Nam

SXSH

:

Sản xuất sạch hơn

TCVN

:

Tiêu chuẩn Việt Nam

TNMT

:

Tài nguyên môi trường

TP

:

Thành phố

TTCN


:

Tiểu thủ công nghiệp

UBND

:

Ủy ban nhân dân

VSMT

:

Vệ sinh môi trường

ii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Tình hình sử dụng lao động tại một số làng nghề tái chế kim loại
.....................................................Error: Reference source not found
Bảng 1.2 Lượng sản phẩm tại một số làng nghề tái chế kim loại............Error:
Reference source not found
Bảng 1.3 Hàm lượng một số kim loại nặng trong nước thải làng nghề tái chế
kim loại (mg/l)............................Error: Reference source not found
Bảng 1.4 Hàm lượng tổng số một số kim loại nặng trong đất nông nghiệp xã
Văn Môn.....................................Error: Reference source not found
Bảng 1.5 Số liệu điều tra sức khỏe của người dân tại các làng nghề tái chế
kim loại.......................................Error: Reference source not found

Bảng 3.1 Số lượng máy móc được sử dụng trong làng nghề. Error: Reference
source not found
Bảng 3.2 Kết quả phân tích môi trường nước mặt tại khu vực làng nghề tái
chế kim loại Quảng Bố................Error: Reference source not found
Bảng 3.3 Kết quả phân tích môi trường không khí xung quanh tại khu vực
làng nghề Quảng Bố....................Error: Reference source not found
Bảng 3.4 Kết quả phân tích môi trường không khí khu vực làm việc.....Error:
Reference source not found
Bảng 3.5 Nguồn gốc và thành phần chất thải rắn tại xã Quảng Phú.......Error:
Reference source not found
Bảng 3.6 Kết quả phân tích chất lượng đất khu vực làng nghề Quảng Bố
.....................................................Error: Reference source not found
Bảng 3.7 Năng suất của các giống lúa của địa phương..........Error: Reference
source not found
Bảng 3.8 Tỷ lệ (%) các bệnh hay mắc phải của người dân trong làng và
người lao động............................Error: Reference source not found

iii


Bảng 3.9 Hiện trạng cơ sở vật chất, nhân lực trong công tác thu gom và vận
chuyển làng nghề đúc đồng Quảng Bố..Error: Reference source not
found
Bảng 3.10 Nhận xét của người dân về mức độ tuyên truyền, tập huấn về quản
lý rác thải và vệ sinh môi trường.Error: Reference source not found
Bảng 3.11 Nhận thức người dân về phân loại rác tại nguồn...Error: Reference
source not found

iv



DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Phân loại làng nghề Việt Nam theo ngành nghề sản xuất.......................4
Hình 1.2: Tỷ lệ xã có làng nghề phân theo vùng....................................................9
Hình 3.1: Sơ đồ vị trí địa lý xã Quảng Phú, huyện Lương Tài,
tỉnh Bắc Ninh.......................................................................................................27
Hình 3.2: Cơ cấu các ngành kinh tế tại làng nghề đúc đồng Quảng Bố................29
Hình 3.3: Quy trình đúc đồng hiện nay................................................................33
Hình 3.4: Quy trình đúc nhôm..............................................................................34
Hình 3.5: Kết quả điều tra đánh giá môi trường nước của các hộ dân sống tại làng
nghề đúc đồng Quảng Bố.....................................................................................38
Hình 3.6: Biểu đồ đánh giá ô nhiễm môi trường không khí
của các hộ dân sống tại làng nghề........................................................................43
Hình 3.7: Sơ đồ ảnh hưởng của hoạt động tại làng nghề đến sức khỏe người dân
.............................................................................................................................47
Hình 3.8: Sơ đồ hệ thống QLMT làng nghề đúc đồng Quảng Bố..........................49
Hình 3.9: Biểu đồ đánh giá thực hiện nội quy, quy định về QLMT làng nghề.......52
Nguồn: Kết quả điều tra, 2016.............................................................................52
Hình 3.10: Hệ thống thu gom và vận chuyển chất thải rắn..................................54
Hình 3.11: Đề xuất xây dựng mô hình hệ thống quản lý môi trường tại làng nghề
đúc đồng Quảng Bố..............................................................................................59

v


MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Làng nghề có vị trí quan trọng trong nền kinh tế nước ta, đặc biệt là đối
với khu vực nông thôn. Sự phát triển làng nghề góp phần thúc đẩy chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và

dịch vụ, sử dụng và phát huy các nguồn lực về lao động, vốn và các nguồn lực
khác trong nhân dân để phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, xóa đói
giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách về mức sống giữa thành thị và nông thôn.
Theo số liệu của Viện khoa học và công nghệ (trường đại học Bách
Khoa Hà Nội), hiện cả nước có 5.407 làng nghề đang hoạt động, trong đó có
964 làng nghề truyền thống, chiếm xấp xỉ 18%. Số làng nghề được công nhận
là 1.513, chiếm khoảng 28%.Trong những năm gần đây, nhiều chính sách và
biện pháp khuyến khích khôi phục, phát triển làng nghề được tích cực triển
khai trên địa bàn cả nước như: khuyến công, tín dụng, xúc tiến thương mại, đào
tạo nghề... đã giúp cho các làng nghề có điều kiện để khôi phục và phát triển
sản xuất, phát huy được tiềm năng và lợi thế của mỗi vùng, miền, đạt được hiệu
quả tích cực góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn có giải quyết
việc làm và tăng thu nhập cho lao động tại địa phương.
Làng nghề đúc đồng Quảng Bố để lại nhiều ấn tượng đẹp trên mọi miền
của đất nước với các sản phẩm đúc tinh xảo và đa dạng. Ngày nay, khi bước
vào cơ chế thị trường, với sự chuyển đổi để thích ứng với cuộc sống mới nơi
đây đã tạo ra những sản phẩm gần gũi, thiết thực với đời sống như phích cắm,
chi tiết ổ điện, ốc vít bản lề bằng đồng, dây điện,khóa,van nước. Tuy nhiên do
sự phát triển thiếu bền vững, cùng công nghệ sản xuất lạc hậu đã làm suy
giảm chất lượng môi trường làng nghề và khu vực xung quanh từ đó ảnh
hưởng xấu đến sức khỏe người dân. Theo Thông tấn xã Việt Nam (2010),
Làng nghề đúc đồng Quảng Bố đang gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng,
đặt biệt là môi trường không khí. Nồng độ khí CO, SO 2 trong khu dân cư vượt
1,05 - 1,68 lần so với tiêu chuẩn và vượt từ 10 - 400 lần tại các xưởng sản
xuất, nồng độ bụi vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1 - 5,3 lần. Người dân trong
1


làng nghề thường bị các bệnh đau mắt, thần kinh và các chứng bệnh liên quan
đến đường hô hấp, ngoài da. Chính vì thế, câu hỏi đặt ra hiện nay là làm thế

nào để vừa tăng cường hiệu quả cho công tác sản xuất đồng thời đảm bảo
được chất lượng môi trường tại địa phương, giúp tăng cường hiệu quả cho
công tác quản lý sản xuất cũng như quản lý môi trường tại địa phương là rất
cần thiết.
Xuất phát từ vấn đề trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá
công tác quản lý môi trường ở làng nghề đúc đồng Quảng Bố, xã Quảng
Phú, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh”
.
Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu thực trạng môi trường và công tác quản lý môi trường tại làng
nghề đúc đồng Quảng Bố, xã Quảng Phú, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh.
- Đánh giá tình hình quản lý môi trường tại làng nghề
- Đề xuất một số giải pháp quản lý môi trường tại làng nghề.
Yêu cầu nghiên cứu
- Tìm hiểu được thực trạng môi trường ở làng nghề đúc đồng Quảng Bố
và đánh giá đúng tình hình quản lý môi trường ở địa phương.
- Đưa ra được các giải pháp hợp lý nhằm bảo vệ môi trường.

2


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan làng nghề Việt Nam
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Làng nghề là một trong những đặc thù của nông thôn Việt Nam. Nhiều
sản phẩm được sản xuất trực tiếp tại các làng nghề đã trở thành thương phẩm
trao đổi, góp phần cải thiện đời sống gia đình và tận dụng lao động lúc dư
thừa lúc nông nhàn. Đa số các làng nghề đã trải qua lịch sử phát triển hàng
trăm năm, song song với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa và nông
nghiệp của đất nước. Ví dụ, như làng đúc đồng Đại Bái (Bắc Ninh) với hơn

900 năm phát triển, làng nghề gốm Bát Tràng (Hà Nội) có gần 500 năm tồn
tại, nghề chạm bạc ở Đồng Xâm (Thái Bình) hay nghề điêu khắc đá mỹ nghệ
Non Nước (TP. Đà Nẵng) cũng đã hình thành cách đây hơn 400 năm,… (Bộ
TNMT,2008).
Trong vài năm gần đây làng nghề đã thay đổi nhanh chóng theo nền
kinh tế thị trường, các hoạt động sản xuất tiểu thủ công nghiệp phục vụ tiêu
dùng trong nước và xuất khẩu được tạo điều kiện phát triển. Quá trình công
nghiệp hóa cùng với việc áp dụng các chính sách khuyến khích phát triển
ngành nghề nông thôn, thúc đẩy sản xuất tại các làng nghề đã làm tăng mức
thu nhập bình quân của người dân nông thôn, các công nghệ mới ngày càng
được áp dụng phổ biến. Các làng nghề mới và các cụm làng nghề không
ngừng được khuyến khích phát triển nhằm đạt được sự tăng trưởng, tạo công
ăn việc làm và thu nhập ổn định ở khu vực nông thôn.
Do ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau như vị trí địa lý, đặc điểm tự
nhiên, mật độ phân bố dân cư, điều kiện xã hội và truyền thống lịch sử, sự
phân bố và phát triển làng nghề giữa các vùng của nước ta không đồng đều
thông thường tập trung ở những khu vực nông thôn đông dân cư nhưng ít đất
sản xuất nông nghiệp, nhiều lao động dư thừa lúc nông nhàn.

3


1.1.2.Phân loại làng nghề
Theo Báo cáo môi trường quốc gia 2008, dựa trên các tiêu chí khác
nhau, có thể phân loại làng nghề theo một số dạng sau:
-

Theo làng nghề truyền thống và làng nghề mới
Theo ngành sản xuất, loại hình sản phẩm
Theo quy mô sản xuất, theo quy trình công nghệ

Theo nguồn thải và mức độ ô nhiễm
Theo mức độ sử dụng nguyện/nhiên liệu
Theo thị trường tiêu thụ sản phẩm, tiềm năng tồn tại và phát triền

Mỗi cách phân loại nêu trên có những đặc thù riêng và tùy theo mục
đích mà có thể lựa chọn cách phân loại phù hợp. Trên cơ sở tiếp cận vấn đề
môi trường làng nghề, cách phân loại theo ngành sản xuất và loại hình sản
phẩm là phù hợp hơn cả, mỗi sản phẩm đều có những yêu cầu khác nhau về
nguyên nhiên liệu, quy trình sản xuất khác nhau, nguồn và dạng chất thải
khác nhau, và vì vậy cần có những tác động khác nhau đối với môi trường.
Dựa trên các yếu tố tương đồng về ngành sản xuất, sản phẩm, thị trường
nguyên vật liệu và tiêu thụ sản phẩm có thể chia hoạt động làng nghề nước ta
ra thành 6 ngành chính (Hình1.1), mỗi ngành chính có nhiều ngành nhỏ. Mỗi
nhóm ngành làng nghề có các đặc điểm khác nhau về hoạt động sản xuất sẽ
gây ảnh hưởng khác nhau tới môi trường.

Hình 1.1: Phân loại làng nghề Việt Nam theo ngành nghề sản xuất
Nguồn: Viện khoa học và kỹ thuật môi trường,2011
1.1.3. Đặc điểm chung của làng nghề Việt Nam
4


Theo kết quả điều tra làng nghề nông thôn của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn năm 2014, hiện cả nước có 5.407 làng nghề đang hoạt động,
trong đó có 964 làng nghề truyền thống, chiếm xấp xỉ 18%. Số làng nghề
được công nhận là 1.513, chiếm khoảng 28%. Hoạt động sản xuất nghề nông
thôn đã tạo ra việc làm cho hơn 11 triệu lao động, thu hút khoảng 30% lực
lượng lao động nông thôn, đặc biệt có những địa phương đã thu hút được 60%
lao động của cả làng, đã và đang có nhiều đóng góp ổn định đời sống nông
dân, góp phần phát triển kinh tế ở nông thôn.

Nhìn chung, làng nghề Việt Nam có một số đặc điểm sau:
 Phân bố làng nghề
Sự phân bố và phát triển giữa các vùng không đồng đều. Các làng nghề
ở miền Bắc phát triển mạnh hơn ở miền Trung và miền Nam, trong đó tập
trung nhiều nhất và phát triển mạnh mẽ nhất là ở vùng đồng bằng Sông Hồng.
Trên cả nước làng nghề phân bố tập trung chủ yếu tại đồng bằng sông Hồng
(chiếm khoảng 60%), còn lại là miền Trung (chiếm khoảng 30%) và miền
Nam (khoảng 10%) (Nguồn: Bộ TNMT, 2014).
 Giá trị sản lượng
Với quy mô nhỏ bé, được phân bố rộng khắp ở các vùng nông thôn,
hàng năm các làng nghề sản xuất ra một khối lượng sản phẩm hàng hóa khá
lớn, đóng góp đáng kể cho nền kinh tế quốc dân nói chung và cho từng địa
phương nói riêng.
Làng nghề truyền thống – tiểu thủ công nghiệp huyện Phú Xuyên. Giá
trị sản xuất làng nghề công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN) năm
2014 ước đạt 2.699,5 tỷ đồng tăng 8,7% so với 2.485 tỷ đồng của năm 2013,
chiếm tỷ trọng 63,7% tổng giá trị sản xuất, tạo ra giá trị gia tăng là 926 tỷ
đồng, chiếm tỷ trọng 53,9% giá trị gia tăng toàn huyện (Huy Quang,2014).
Tỉnh Bắc Ninh, giá trị sản xuất mà các làng nghề tạo ra tập trung chủ
yếu vào một số làng nghề chính: sắt thép, đúc đồng, gỗ mỹ nghệ, … đạt
1.222,85 tỷ đồng, chiếm 80% tổng giá trị sản xuất của khu vực công nghiệp
ngoài quốc doanh, và chiếm trên 30% giá trị sản xuất công nghiệp trên địa
bàn tỉnh (Lê Xuân Tâm,2013).
5


Giá trị sản phẩm hàng hóa mà các làng nghề đạt được là rất đáng kể, và
tốc độ của nó tăng đều qua các năm. Tỷ trọng hàng hóa ở các làng nghề
truyền thống cao hơn nhiều so với các làng nghề thuần nông.
 Đặc điểm về lao động và tổ chức sản xuất

Lao động làng nghề còn yếu và thiếu: Hiện nay số lượng lao động làm
nghề truyền thống ở các làng nghề đang thiếu nhiều, nhất là thợ giỏi, 90,4%
làng nghề thiếu lao động, chỉ có 9% làng nghề có đủ lao động và 0,6% làng
nghề thừa lao động (UBND xã Quảng Phú,2015.) Nguyên nhân là do số con
em lao động trong các làng nghề học hết trung học phổ thông đều có xu
hướng thi vào các trường đại học, cao đẳng chuyên nghiệp chứ không lựa
chọn các trường dạy nghề, kể cả trườjng cao đẳng nghề. Bên cạnh đó, quá
trình truyền nghề cho lớp trẻ chưa được coi trọng đúng mực, việc dạy nghề tại
các làng nghề phần lớn theo lối truyền nghề trong các gia đình, cầm việc chỉ
tay hoặc tổ chức những lớp học ngắn ngày cho con em trong địa phương, rất ít
làng nghề tổ chức đào tạo bài bản dẫn đến hiệu quả chưa cao, số lượng lao
động trong các làng nghề học trường dạy nghề rất thấp, cơ sở vật chất,
phương tiện dạy nghề ở các gia đình và các cơ sở nhỏ lẻ còn đơn sơ, thiếu
thốn. Giáo viên truyền nghề cho học sinh bằng cách truyền nghề trực tiếp
theo kinh nghiệm của từng người. Quy mô dạy nghề truyền thống còn quá ít
về số lượng, chất lượng cũng chưa cao, chưa thu hút được đông đảo các nghệ
nhân cao tuổi tham gia truyền nghề truyền thống cho thanh niên. Mặt khác,
mạng lưới dạy nghề đã phát triển rộng rãi trong cả nước với hơn 100 trường
cao đẳng nghề, hơn 300 trường trung cấp nghề và trên 1.000 cơ sở khác có
dạy nghề, hầu hết các huyện đều có trung tâm dạy nghề, rất nhiều trường đại
học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp có hệ dạy nghề nhưng có rất ít trường
và trung tâm đào tạo nghề truyền thống, quy mô đào tạo cũng rất nhỏ và chất
lượng chưa cao. Việc dạy nghề truyền thống các trường này thường chưa gắn
với nhu cầu của sản xuất, kinh doanh, do đó nhiều người học xong vẫn không
tìm được việc làm hoặc nơi tiếp nhận phải tốn them thời gian, kinh phí để đào
tạo lại… (Phạm Liên, 2011).
6


Các hình thức tổ chức sản xuất của các làng nghề chủ yếu gồm: tổ chức

sản xuất Hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân, hộ gia đình, công ty trách nhiệm
hữu hạn, công ty cổ phần. Các hình thức này cùng tồn tại, tác động lẫn nhau
trong điều kiện kinh tế mới của nền kinh tế thị trường. Hiện nay, hộ gia đình vẫn
là hình thức tổ chức sản xuất phổ biến nhất trong các làng nghề Việt Nam.
 Nguyên liệu cho sản xuất
Nguyên liệu cung cấp cho các làng nghề chủ yếu được khai thác ở địa
phương trong nước, hầu hết là lấy trực tiếp từ thiên nhiên, một nguồn nguyên
vật liệu phong phú và đa dạng. Do sự phát triển mạnh mẽ của sản xuất, việc
khai thác và cung cấp các nguồn nguyên vật liệu tại chỗ hay tại các vùng khác
trong nước dần dần bị hạn chế. Sự khai thác bừa bãi, không có kế hoạch đã
làm cạn kiệt tài nguyên và gây ảnh hưởng đến môi trường sinh thái. Việc sơ
chế nguyên vật liệu thường do các hộ, cơ sở tự làm với kỹ thật thủ công hoặc
các loại máy móc thiết bị tự chế rất lạc hậu.
 Công nghệ, thiết bị và cơ sở hạ tầng sản xuất
Hiện nay, để đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và thế giới
nhiều làng nghề đã áp dụng công nghệ mới, thay thế máy móc mới hiện đại.
Ví dụ, làng nghề gốm Bát tràng đã dần dần đưa công nghệ nung gốm sứ bằng
lò tuy nen (dùng gas và điện) thay cho lò hộp và lò bầu (dùng than và củi),
nhào luyện đất bằng máy thay cho bằng tay... Song nhìn chung hầu hết công
nghệ và kỹ thuật áp dụng cho sản xuất trong các làng nghề nông thôn còn lạc
hậu, tính cổ truyền chưa chọn lọc và đầu tư khoa học kỹ thuật để nâng cao
chất lượng sản phẩm còn thấp, do đó chưa đáp ứng được nhu cầu của thị
trường và giảm sức cạnh tranh.
Hơn nữa, các làng nghề hiện nay nhìn chung đều gặp khó khăn về mặt
bằng cho sản xuất. Tình trạng phổ biến nhất hiện nay là việc sử dụng luôn nhà
ở làm nơi sản xuất. Các bãi tập kết nguyên liệu, kể cả bãi, kho chứa hàng gần
khu dân cư, tạm bợ, không đúng tiêu chuẩn môi trường (ví dụ như làng nghề
tái chế nhựa Minh Khai, Hưng Yên, ... (Phạm Hồng Nhung, 2010).
 Thị trường tiêu thụ
Thị trường tiêu thụ sản phẩm của làng nghề được hình thành tren cơ sở

phát triển sản xuất và trao đổi hàng hóa. Thị trường này về cơ bản vẫn là thị
7


trường tại chỗ, nhỏ hẹp. Sản phẩm của làng nghề được tiêu thụ chủ yếu ở
nông thôn vì dân cư nông thôn chiếm tỉ lệ lớn, tiền công lao động thấp nên giá
thành thấp, sản phẩm lại phù hợp với khả năng kinh tế và tâm lý, thói quen
tiêu dùng của người dân, từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, ở nông
thôn đã diễn ra sự chuyển dịch trong quan hệ sản xuất, đã tác động mạnh mẽ
tới sự phát triển sản xuất, kinh doanh của các làng nghề, chúng dần thích ứng,
đáp ứng các nhu cầu của một nền kinh tế mới. Nhiều mặt hàng từ các làng
nghề đã được nhiều thị trường trong nước chấp nhận và vươn tới các thị
trường nước ngoài, mang lại nguồn thu đáng kể cho quốc gia, đặc biệt phải kể
đến là mặt hàng thủ công mỹ nghệ (mây tre đan, hàng dệt, thêu ren, gốm...),
đồ gỗ gia dụng đồ gỗ mỹ nghệ... Hiện nay, thị trường xuất khẩu các mặt hàng
truyền thống của Việt Nam mở rộng sang khoảng hơn 100 quốc gia trên thế
giới, trong đó có các nước như Trung Quốc, Hồng Kông, Singapo, thậm chí
cả các nước khó tính như Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa kỳ ... (Phạm Hồng
Nhung, 2010).
1.2. Tổng quan về làng nghề tái chế kim loại
1.2.1. Đặc điểm làng nghề tái chế kim loại
Làng nghề tái chế kim loại là một trong những làng nghề phát triển
nhanh trong thời gian vài chục năm gần đây cùng với sự phát triển của kinh tế
nông thôn. Hoạt động của các làng nghề tập trung vào tận dụng phế liệu làm
nguyên liệu cho sản xuất, nhờ đó giảm chi phí đầu tư và giảm lượng chất thải
gây ô nhiễm môi trường. Theo kết quả điều tra của Tổng cục thống kê, số xã
có làng nghề tập trung chủ yếu ở vùng ĐBSH (50%), tại các tỉnh, thành phố
như Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định… Tiếp đến là vùng
Bắc Trung Bộ và DHMT chiếm khoảng 25% số xã có làng nghề của cả nước.
Số xã có làng nghề còn lại là ở ĐBSCL và các vùng khác chiếm tỷ lệ nhỏ

(Hình 1.2).

8


Hình 1.2: Tỷ lệ xã có làng nghề phân theo vùng
Nguồn: TCTK, Bộ KH&ĐT, 2012
Đặc điểm của các làng nghề tái chế kim loại phần lớn đều có quy mô
vừa và nhỏ, nằm xen kẽ với khu dân cư, hình thành chủ yếu trên cơ sở gia
đình, kinh nghiệm được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Số lượng công
nhân không nhiều và thường có nguồn thu nhập ổn định. Bên cạnh đó, một số
làng nghề tái chế kim loại đã tiến hành quy hoạch các hộ gia đình tham gia
sản xuất thành cụm công nghiệp để tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển
của làng nghề.
Đa số các làng nghề này nằm ở khu vực phía Bắc, công nghệ sản xuất
đang từng bước được cơ khí hóa. Một số tỉnh thành phố tập trung với số
lượng lớn các làng nghề tái chế kim loại: Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Nội, Nam
Định…điển hình như các làng nghề đúc nhôm Vân Chàng - Nam Định, làng
nghề đúc đồng Phước Kiều – Quảng Nam, làng nghề đúc đồng Ngũ Xã - Hà
Nội, làng nghề đúc nhôm Mẫn Xá - Bắc Ninh.

9


Hầu hết các làng nghề tái chế kim loại ở nước ta hiện nay đều có quy
trình tái chế tương đối đơn giản, dễ vận hành, hoàn toàn bằng thủ công. Họ
thu mua các phế thải như thép vụn, phế liệu do máy móc, dụng cụ sắt bị hư
hỏng, vật dụng gia đình…. tái chế lại thành sản phẩm mới theo sự đặt hàng
của người mua.
Đặc thù của các làng nghề là công nghệ sản xuất và thiết bị phần lớn

lạc hậu, chắp vá. Thiết bị đơn giản không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, an toàn
và vệ sinh môi trường. Thường sử dụng các nhiên liệu rẻ tiền, hóa chất độc hại
(kể cả đã cấm sử dụng) để nhằm hạ giá thành sản phẩm. Những hóa chất gồm
axit, chất tẩy trắng, làm bóng sản phẩm… Sau khi dùng xong không được xử lý
mà được đổ thẳng ra cống rãnh gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Trình độ người lao động ở các làng nghề chủ yếu là lao động thủ công,
văn hóa thấp, số lao động chỉ tốt nghiệp cấp I, II chiếm trên 60%. Kiến thức
tay nghề không toàn diện dẫn tới tiêu hao nhiều nguyên nhiên liệu, làm tăng
phát thải nhiều chất ô nhiễm môi trường nước, đất, không khí, ảnh hưởng tới
giá thành sản phẩm và chất lượng môi trường.
Các làng nghề tái chế kim loại đã tạo cơ hội việc làm cho nhiều người
lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo cho các hộ gia đình, góp phần giảm
đáng kể chi phí xử lý chất thải rắn tại các khu đô thị. Tuy nhiên, hoạt động
của các làng nghề tái chế đã gây ra nhiều tác hại đối với môi trường và ảnh
hưởng nghiêm trọng đến sức khỏa của người dân.
1.2.2. Vai trò của làng nghề tái chế kim loại trong phát triển kinh tế - xã hội
Hoạt động của các làng nghề tái chế kim loại đã góp phần tích cực
trong việc tận dụng chất thải để tạo ra những sản phẩm có ích cho xã hội.Vì
vậy, các làng nghề không chỉ có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của
kinh tế nông thôn mà còn góp phần cải thiện môi trường. Các vai trò của làng
nghề tái chế kim loại:
- Thu gom các loại chất thải
Nguyên liệu sử dụng cho công nghệ tái chế kim loại đều từ phế liệu
như sắt thép, đồng, chì, nhôm phế liệu; vỏ lon bia, nước giải khát; các đồ gia
10


dụng bằng sắt thép cũ hỏng; acquy phế thải… Việc thu gom các loại chất thải
đã góp phần tích cực, đem lại hiệu quả kinh tế trong quản lý chất thải, giảm số
lượng phế thải thải ra ngoài môi trường. Kết quả điều tra một số làng nghề tái

chế kim loại điển hình ở các tỉnh phía Bắc cho thấy nhu cầu nguyên liệu của
các làng nghề này tương đối lớn. Làng nghề Vân Chàng (Nam Định) nhu cầu
nguyên liệu lên tới 68.000 tấn/năm, làng nghề Đa Hội cần tới 300.000
tấn/năm, làng nghề tái chế chì Đông Mai (Hưng Yên) tiêu thụ 14 tấn acquy
hỏng mỗi ngày để sản xuất 7 - 8 tấn chì thành phẩm (Vũ Hoàng Nam, 2010).
- Tạo ra nhiều loại sản phẩm
Sản phẩm của làng nghề tái chế kim loại rất đa dạng về mẫu mã và
phong phú về chủng loại. Các sản phẩm chính của làng nghề tái chế kim loại
như các đồ gia dụng (cuốc, xẻng, dao, xoong, nồi….), các loại thép như thép
dẹt, thép dây, chì, nhôm, đồng….
Do sản xuất nhỏ quy mô hộ gia đình, tính tự lập cao và tập trung trong
quy mô làng xã nên rất năng động, linh hoạt từ khâu thu mua nguyên liệu đến
tiêu thụ sản phẩm. Việc tiếp cận thị trường, tìm đầu ra cho sản phẩm được các
làng nghề nắm bắt và tận dụng rất nhanh. Điều này được thể hiện rõ nếu một
hộ làm ra sản phẩm mới thì ngay lập tức sản phẩm đó cũng được các hộ khác
tham gia sản xuất.
- Thu hút nguồn lao động và góp phần xóa đói giảm nghèo
Làng nghề tái chế kim loại là làng nghề thu hút khá nhiều lao động,
ngoài những lao động tham gia sản xuất trực tiếp tại làng nghề thì còn một
lượng không nhỏ lao động lao động gián tiếp là những người thu gom phế liệu
từ khắp các tỉnh thành trong cả nước.

11


Bảng 1.1 : Tình hình sử dụng lao động tại một số làng nghề
tái chế kim loại
Làng nghề

Lĩnh vực hoạt

động

Số hộ % hộ sản Số lao % lao
làm xuất/tổng động

động

nghề số hộ (người) nữ
Đa Hội – Bắc Ninh
Tái chế kim loại
1500
95
3090
20
Vân Chàng – Nam Định Tái chế kim loại
615
90
2992
55
Xuân Tiến – Nam Định Tái chế kim loại, đồng 2015
85,3
4954
5
Phước Kiều – Quảng Nam Tái chế đồng
39
44,8
104
50
Bao Vinh – Huế
Tái chế kim loại

15
90
45
33
Cầu Vực – Huế
Tái chế kim loại
58
90
135
15
Lý Nhân – Vĩnh Phúc Tái chế kim loại
670
61
1610
20
(Nguồn: Nguyễn Hoàng Long, 2011)
Loại hình làng nghề này không chỉ mang lại những lợi ích về xã hội và
môi trường là tạo công ăn việc làm, tận dụng được các phế thải để tái sản
xuất, giảm lượng chất thải phát sinh ra môi trường…. mà nó đã và đang góp
phần quan trọng vào công cuộc phát triển kinh tế của đất nước, đặc biệt là khu
vực nông thôn.
- Góp phần giảm từ 15- 20% khối lượng chất thải rắn đưa đi xử
lý/chôn lấp
Các hoạt động tái chế phế liệu tại các làng nghề đã góp phần giảm được
chi phí cho xử lý chất thải rắn tại các đô thị. Ước tính tại thành phố Hà Nội đã
tiết kiệm được 44 tỷ đồng từ hoạt động tái chế, Hồ Chí Minh tiết kiệm được
khoảng 135 tỷ đồng và Hải Phòng khoảng 33 tỷ đồng (Lương Thị Mai Hương
và Nguyễn Thị Kim Thái, 2011).
Thời gian vận hành của bãi chôn lấp được kéo dài hơn bởi khối lượng
chất thải rắn đưa đến chôn lấp ít hơn.

Giảm thiểu chất thải, tăng cường tái sử dụng và tái chế kim loại hiện là
quốc sách của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay và trong thời gian tới.
1.2.3. Thực trạng hoạt động sản xuất của các làng nghề tái chế kim loại
Làng nghề tái chế kim loại đóng vai trò quan trọng, chiếm tỷ lệ cao
12


trong số các làng nghề, góp phần không nhỏ trong GDP của vùng và quốc gia.
Trong những năm gần đây, do được sự hỗ trợ, quan tâm của Nhà nước mà cơ
sở hạ tầng ở các làng nghề có nhiều cải thiện, hệ thống giao thông thuận lợi
hơn vì vậy các làng nghề tái chế kim loại đang ngày càng phát triển mạnh mẽ,
số hộ gia đình tham gia sản xuất ngày càng tăng, các sản phẩm sản xuất ra
được tiêu thụ cả thị trường trong và ngoài nước, đóng góp đáng kể vào việc
mở rộng ngành nghề và tăng kim ngạch xuất khẩu. Làng nghề đúc nhôm Bình
Yên trung bình tái chế 1400 tấn nhôm phế liệu mỗi tháng, với hiệu suất thu
hồi khoảng 60%, tổng doanh thu đạt khoảng 53 tỷ đồng/năm. Với sản lượng
trên 75000 tấn sản phẩm một năm, làng nghề sắt thép Đa Hội tạo giá trị sản
xuất trên 400 tỷ đồng một năm, nộp ngân sách Nhà nước từ 700 – 800 triệu
đồng/năm (Sở Công thương Bắc Ninh, 2012).
Phần lớn làng nghề đều áp dụng các công nghệ truyền thống và chủ yếu
là lao động thủ công được truyền từ đời này qua đời khác thông qua thế hệ
con cháu. Trình độ kỹ thuật chủ yếu là thủ công, bán cơ khí. Theo điều tra của
Viện Khoa học và công nghệ môi trường, hầu hết các thiết bị sản xuất của
làng nghề đều được chế tạo từ những năm 1950 – 1960 và chủ yếu được mua
lại từ các doanh nghiệp nhà nước đã thanh lý, thải loại hoặc máy móc thiết bị
cũ chắp vá từ nhiều nguồn khác nhau (Vũ Hoàng Nam, 2010).

13



Bảng 1.2: Lượng sản phẩm tại một số làng nghề tái chế kim loại
STT

Tên làng nghề

Loại sản phẩm

Lượng sản phẩm
(tấn/năm)
Phôi (đúc): 12.000 –
15.000 tấn/năm

1

Đa Hội – Bắc Ninh

Luyện và tái chế
sắt thép

Sắt cán (tấm): 450.000
– 500.000 tấn/năm
Lưới, dây thép các loại:
500 tấn/năm

2

Văn Môn – Bắc Ninh

Sản phẩm đúc
nhôm


Tổng sản phẩm: 200 –
250 tấn/năm
Tổng sản phẩm: 300 –

3
4
5
6

Đại Bái – Bắc Ninh

Sản phẩm đúc đồng

Vân Chàng – Nam

Luyện và tái chế

Định
Chỉ Đạo – Hưng Yên
Đồng Côi – Nam
Định

400 tấn/năm
Tổng sản phẩm: 17.000

sắt thép, nhôm, mạ tấn/năm
Tổng sản phẩm: 300
Sản phẩm đúc chì
tấn/năm

Tổng sản phẩm: 1.400
Cơ khí nhỏ, phụ
tấn/năm
tùng xe đạp
(Nguồn: Nguyễn Thị Thắm, 2011)

Ngoài ra, các làng nghề hiện nay đều gặp khó khăn về mặt bằng sản
xuất.Tại các làng nghề đồng bằng Bắc Bộ, diện tích đất ở bình quân mỗi hộ
chỉ khoảng 150 – 200 m2, nhà ở và xưởng sản xuất liền kề nhau. Ở các làng
nghề phát triển như Mẫn Xá, Đa Hội (Bắc Ninh); Vân Chàng (Nam Định); Vũ
Hội, Nguyên Xá (Thái Bình) gần 100% số hộ ngành nghề sử dụng nhà ở, sân
vườn làm nơi sản xuất hoặc chứa vật tư, nguyên nhiên liệu, sản phẩm thậm
chí cả chất thải (Đặng Kim Chi,2010).

14


1.2.4. Hiện trạng môi trường làng nghề tái chế kim loại
Qua các kết quả nghiên cứu, cho thấy tại các làng nghề tái chế kim loại
hiện nay đã gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống và
sức khỏe của người dân. Nguyên nhân là do công nghệ sản xuất còn lạc hậu,
không có các giải pháp kiểm soát các vấn đề ô nhiễm.
Môi trường không khí bị ô nhiễm nặng nề do khí thải của các lò nấu
tái chế kim loại như CO, SO 2, NOx, hơi oxit kim loại: PbO, Al 2O3…..là
những tác nhân chính ảnh hưởng đến sức khỏe con người, đặc biệt là phụ
nữ và trẻ em.
Nước mặt và đất tại các làng nghề này cũng bị ô nhiễm nặng, hàm
lượng kim loại nặng (Pb, Cu, Zn….) vượt TCCP nhiều lần thậm chí còn xuất
hiện hàm lượng xianua đáng kể, làm cho các loài thủy sinh vật không thể tồn
tại được trong nước ao hồ (Đặng Kim Chi, 2005).

 Môi trường nước
Tại các làng nghề tái chế kim loại, lượng nước sử dụng không nhiều,
chỉ dùng cho nước làm mát, vệ sinh thiết bị, nhà xưởng và nước thải từ quá
trình tẩy rửa và mạ kim loại nhưng lại có hàm lượng các chất độc hại khá cao,
đặc biệt là các kim loại nặng (Đặng Kim Chi, 2010).
- Nước làm mát: Nguồn nước thải này chứa nhiều bụi bẩn, gỉ sắt và dầu mỡ.
- Nước từ quá trình tẩy rửa và mạ kim loại: Nước thải này có chứa hóa
chất HCl, NaOH, CN, Cr, Ni…
- Nước vệ sinh thiết bị, nhà xưởng: nước thải này chứa dầu mỡ bụi
bẩn và một lượng nhỏ hóa chất.
Lượng nước thải này không được xử lý triệt để mà chỉ xử lý sơ bộ qua
một hệ thống lắng lọc hoặc thải thẳng vào hệ thống thủy nông gây ô nhiễm
môi trường nước ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân.

15


Bảng 1.3: Hàm lượng một số kim loại nặng trong nước thải làng nghề
tái chế kim loại (mg/l)
STT
Nơi lấy mẫu
Cr2+ ∑Fe
1 Chỉ Đạo – Bắc Ninh
0,04 0,4
2 Vân Chàng – Nam Định 63-87 12
3 Phước Kiều – Quảng Nam 0,2
7,6
4 Xuân Tiến – Nam Định
0,8
0,3

TCVN 5845 – 1995
1
5

Pb2+ Cu2+ Zn2+
Al3+
0,35
0,1
0,6
0,9
1,5
8,7
10,4
0,6
3,1
1,8
2,1
0,44 3,25 2,15 0,32
0,1
1
2
(Nguồn: Đề tài KC 08 – 09)

Qua bảng trên ta thấy hàm lượng các chất kim loại nặng đều khá cao
trong đó làng nghề Vân Chàng (Nam Định) là ô nhiễm nặng nhất, hàm lượng
kim loại nặng đều ở mức cao và vượt TCCP nhiều lần.
Tại các làng tái chế nhôm cứ 1kg phế liệu thì được 7 lạng nhôm, 3 lạng
xỉ còn lại người ta lại đem ra ao bòn đãi tiếp...làm ô nhiễm nước ao. Làng nghề
tái chế kim loại Đa Hội, tái chế nhôm chì Văn Môn sử dụng nhiều than, củi, dầu
làm lượng chất thải theo nguồn nước có nhiều tạp chất và ion kim loại, riêng

thép vượt TCCP tới 93 lần, Zn vượt 4,7 lần, dầu mỡ vượt 2,77 lần, Pb vượt 24
lần… Nước thải chảy vào mương đổ vào làm cho dòng sông trở nên đen kịt, đặc
quánh (Huỳnh Phương Thảo và Đoàn Lê Bảo Ý, 2010).
Theo các nhà chuyên môn, hàm lượng chì thải ra ở Đông Mai quá lớn:
trong nguồn nước, mức trung bình là 0,77 mg/l, vượt quá tiêu chuẩn cho phép
từ 7,7 - 15 lần. Ở nơi ao hồ đãi và đổ xỉ hàm lượng là 3,278 mg/l, vượt quá
tiêu chuẩn cho phép từ 32 - 65 lần. Do bề mặt nước bị ô nhiễm, một số thực
vật cũng bị ảnh hưởng. Khảo sát nguồn nước tại làng nghề trong những năm
gần đây cho thấy mức độ ô nhiễm hầu như không giảm, thậm chí còn tăng cao
hơn trước (Bộ NN&PTNT, 2010).


Môi trường không khí

Ô nhiễm không khí là vấn đề cần quan tâm tại các làng nghề tái chế
kim loại. Đây là nguồn gây ô nhiễm chính trong loại hình tái chế này.
Bụi trong không khí phát sinh từ khâu phân loại, gia công sơ bộ, tẩy gỉ,
nấu, cán, kéo, đúc đặc biệt là khu vực bên cạnh các lò đúc thép, hàm lượng
16


bụi vượt tiêu chuẩn cho phép tới 10 – 15 lần. Tại các làng nghề, bụi thường
chứa kim loại mà chủ yếu là oxit sắt có nồng độ lên tới 0,5 mg/m 3 làm cho
không khí có mùi tanh. Ngoài ra trong không khí còn chứa các hơi hóa chất
như Cl, HCN, HCl….tuy hàm lượng nhỏ hơn tiêu chuẩn cho phép nhưng vẫn
gây ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng (Hội bảo vệ thiên nhiên và môi
trường Việt Nam, 2004).
Tại các làng nghề, trong quá trình nấu người ta thường sử dụng than,
củi, dầu. Việc đốt than gây phát sinh một lượng lớn bụi, khói và các khí ô
nhiễm như CO2, SO2, NOx, chất hữu cơ bay hơi… Theo số liệu do Bộ Tài

nguyên - Môi trường công bố cho biết, làng nghề Vân Chàng đốt tới 42.280
tấn than/năm, (chỉ sau làng nghề Đa Hội - Bắc Ninh: 270.000 tấn/năm, trong
nhóm làng nghề tái chế) và thải ra tới 384,75 tấn bụi; 12,68 tấn CO; 453,2 tấn
SO2 một năm…Việc đốt dầu sinh ra các hơi hơi axit, kiềm, oxit kim loại:
PbO, ZnO, Al2O3, FexOy, khí độc (Cục Công nghiệp địa phương, Bộ Công
thương, 2008).
Làng nghề tái chế chì Đông Mai tinh chế chì từ ắc quy phế liệu có 200
hộ tham gia sản xuất, 25 lò nấu chì, tiêu thụ 16 - 18 tấn ắc quy hỏng/ngày, thu
8 - 10 tấn chì, thải 500kg bụi chì và từ 7 - 8 tấn vỏ bình ắc quy và axít H 2SO4.
Ô nhiễm môi trường khí ở đây bị ô nhiễm nặng, tầm nhìn hạn chế 3 – 4 km,
hơi axít và khói chì bao phủ (Huỳnh Phương Thảo và Đoàn Lê Bảo Ý, 2010).
Ngoài ra, theo kết quả khảo sát của Sở Tài nguyên - Môi trường Bắc
Ninh: mỗi ngày các làng nghề của xã Châu Khê thải ra khoảng 40-50 tấn xỉ
than, xỉ kim loại, 2.600 - 2.700 m 3 nước, 255 - 260 tấn khí chủ yếu là CO 2 và
khoảng 6 tấn bụi (Chi cục BVMT Bắc Ninh, 2013).


Môi trường đất

Hoạt động của các cơ sở tái chế thải ra một lượng khá lớn chất thải rắn.
Lượng chất thải rắn này có thành phần phức tạp, khó phân hủy bao gồm tro,
vụn kim loại, phoi, rỉ sắt….. Chúng bị thải bỏ bừa bãi, không được quản lý đã
ảnh hưởng lớn đến môi trường đất (Huỳnh Phương Thảo và Đoàn Lê Bảo Ý,
2010).
17


Nhiều xưởng sản xuất lớn còn chở xỉ than và phế liệu thải đổ ra các khu
đất trống của làng, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Một số nơi đường
trong xóm lát bằng vỏ ắc quy hỏng, đất khô cằn, năng suất cây trồng giảm

mạnh. Dải đất canh tác phía sau các hộ sản xuất đều bị bỏ hoang do ô nhiễm.
Theo số liệu thống kê tại làng nghề Đa Hội, lượng chất thải rắn bao
gồm xỉ than, kim loại vụn và phế loại từ công đoạn phân loại chiếm khoảng
11 tấn/ngày, một số làng nghề khác do quy mô nhỏ nên lượng chất thải rắn ít
hơn đáng kể như: Vân Chàng khoảng 7 tấn/ngày, Văn Môn – Bắc Ninh 0,6
tấn/ngày… (Nguyễn Thị Kim Thái và Lương Thị Mai Hương, 2011).
Tại làng nghề tái chế nhôm tại Văn Môn - Yên Phong - Bắc Ninh có
104 hộ gia đình hành nghề đúc nhôm, 100 hộ gia đình hành nghề thu mua phế
liệu tại nhà và 29 doanh nghiệp hoạt động kinh doanh lĩnh vực này. Khối
lượng chất thải rắn từ các hoạt động làng nghề này không thể kiểm soát
(Nguyễn Thị Kim Thái và Lương Thị Mai Hương, 2011).
Bảng 1.4: Hàm lượng tổng số một số kim loại nặng trong đất nông nghiệp
xã Văn Môn
Mẫu đất
Mẫu 1
Mẫu 2
Mẫu 3
Mẫu 4
Mẫu 5
Mẫu 6
Mẫu 7
Mẫu 8
Mẫu 9
Mẫu 10
QCVN
08-2008

H+
As
Cd

trao đổi (mg/kg) (mg/kg)
0,64
0,46
2,15
0,78
0,56
2,01
0,57
0,60
1,13
0,67
0,53
3,52
0,81
0,68
2,31
0,81
0,64
1,52
0,54
0,67
7,89
0,74
0,646
1,21
0,73
0,55
2,11
0,78
0,63

1,85
-

12

2

Pb
(mg/kg)
112,30
48,58
54,26
146,54
60,04
48,79
56,43
134,57
46,57
65,98

Cu
(mg/kg)
56,83
42,14
39,44
43,38
47,79
58,46
39,44
46,78

59,42
39,05

Zn
(mg/kg)
119,36
127,49
701,86
290,97
142,49
118,43
110,52
157,45
254,13
159,04

70

50

200

(Nguồn: Trung tâm quan trắc môi trường tỉnh Bắc Ninh,2013)
Nhận xét: Kết quả phân tích từ bảng trên cho thấy:
Hàm lượng As trong các mẫu đều nằm trong giới hạn cho phép.
18


Hàm lượng Cd: có 8 mẫu vượt quy chuẩn, chiếm 53,33%. Trong đó có
mẫu số 7 vượt quy chuẩn gần 4 lần. Nguyên nhân là do mẫu này được lấy tại

ao nuôi trồng thuỷ sản thuộc thôn Mẫn Xá.
Hàm lượng Pb: có 5 mẫu vượt quy chuẩn, chiếm 33,33%.
Hàm lượng Cu: có 6 mẫu vượt quy chuẩn, chiếm 40%.
Hàm lượng Zn: có 5 mẫu vượt quy chuẩn, chiếm 33,33%.
Nhìn chung, chất thải rắn của quá trình sản xuất tái chế có hàm lượng kim
loại rất cao (từ 3 – 5 g/kg nguyên liệu). Bên cạnh đó, còn chất thải rắn chứa
dầu mỡ, các chất khoáng với hàm lượng dao động từ 1 – 6 mg/kg nguyên liệu.
Việc thải bỏ chất thải rắn không theo quy hoạch và không được quản lý nên đã
ảnh hưởng tới chất lượng đất của làng nghề. Lượng chất độc này dễ ngấm vào
đất, tích tụ lại lâu dần sẽ làm suy thoái môi trường đất (Đặng Kim Chi, 2010).
1.2.5 Ảnh hưởng của làng nghề tái chế kim loại tới sức khỏe con người
Ngoài việc gây ô nhiễm nghiêm trọng đến môi trường thì hoạt động tái
chế kim loại còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân. Bệnh phổ biến
của người dân sống ở nhóm làng nghề tái chế kim loại chủ yếu là các bệnh
ngoài da, bệnh về đường hô hấp, các chứng ngạt mũi, giảm nghe, khô, đau
họng, khản giọng, bụi phổi, bệnh về thần kinh và đặc biệt tỷ lệ người mắc
bệnh ung thư tương đối cao. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu do sự phát thải
khí độc, nguồn nhiệt cao, tiếng ồn từ máy móc, quá trình hàn, cán đập kim
loại và bụi kim loại từ các lò đúc, nấu kim loại...

19


Bảng 1.5: Số liệu điều tra sức khỏe của người dân
tại các làng nghề tái chế kim loại
Tai
STT

Làng nghề


Sức khỏe cộng đồng

nạn

(tỉ lệ số dân mắc bệnh, %)

lao
động

Bệnh

Bệnh

Các bệnh

thường

nghề

thường gặp

Vân Chàng, Nam
1

Giang, Nam Trực,

Bệnh về mắt, viêm


15


80

Nam Định
2

3

4

Xuân Tiến, Xuân
Trường, Nam Định
Cầu Vực,
Thừa Thiên Huế

Phước Kiều,
Quảng Nam

phế quản, viêm họng,
viêm xương khớp



7,5

5

Viêm phổi, lao, viêm
khớp
Lao phổi, viêm họng,


Không

12

1

viêm mũi, viêm khớp,
lao



15

60

Viêm

họng,

viêm

khớp

Nguồn: Nguyễn Trinh Hương, 2013
Theo các nghiên cứu của Viện BHLĐ, sức khỏe dân cư tại các làng
nghề tái chế kim loại là có nhiều vấn đề nhất. Có 4 loại bệnh có tỷ lệ mắc cao
tại nhóm làng nghề tái chế kim loại là bệnh phổi thông thường, bệnh tiêu hoá,
bệnh về mắt đau mắt hột viêm ngứa và phụ khoa, bệnh ung thư phổi và lao
phổi. Theo nghiên cứu, tỷ lệ người dân mắc ung thư và chết cao nhất tại làng

nghề tái chế kim loại Vân Chàng và Tống Xá (Nam Định) với tỉ lệ 13,04 và
9,8% (Nguyễn Thị Kim Thái và Lương Thị Mai Hương, 2011).
Do nhiễm độc từ nước và khí thải của chì, có thời kỳ cả làng tái chế chì
Đông Mai có hơn 50% số người bị đường ruột, tá tràng, đau dạ dày; 30% mắc
bệnh đường hô hấp, đau mắt, 100% số người trực tiếp nấu chì đều bị nhiễm
20


×