Tải bản đầy đủ (.doc) (57 trang)

Quan Trắc Chất Lượng Nước Hồ Bán Nguyệt Thành Phố Hưng Yên Thông Qua Việc Phân Tích Một Số Chỉ Tiêu Hóa Học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (952.17 KB, 57 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA MÔI TRƯỜNG
----------------------------------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
QUAN TRẮC CHẤT LƯỢNG NƯỚC HỒ BÁN NGUYỆT
THÀNH PHỐ HƯNG YÊN, TỈNH HƯNG YÊN THÔNG QUA
VIỆC PHÂN TÍCH MỘT SỐ CHỈ TIÊU HÓA HỌC

Người thực hiện

: DƯƠNG LỆ THU

Lớp

: MTB

Khóa

: 57

Chuyên ngành

: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Giáo viên hướng dẫn : TS. VŨ THỊ HUYỀN
Địa điểm thực tập

: BỘ MÔN HÓA – KHOA MÔI TRƯỜNG



Hà Nội - 2016

ii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự
hướng dẫn khoa học của TS. Vũ Thị Huyền. Các nội dung nghiên cứu, kết
quả trong đề tài này là trung thực và chưa công bố dưới bất kì hình thức nào
trước đây. Các thông tin, số liệu trích dẫn trong khóa luận đều được chỉ rõ
nguồn gốc.
Nếu phát hiện có bất kì sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách
nhiệm về nội dung của mình.
Hà Nội, ngày tháng

năm 2016

Sinh Viên

Dương Lệ Thu

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài khóa luận này, tôi xin gửi lời cảm ơn tới các thầy
giáo, cô giáo trong trường đã truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt quá trình
học tập, rèn luyện cũng như hoàn thành khóa luận.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Vũ Thị Huyền người đã

hướng dẫn và tận tình chỉ bảo cho tôi trong suốt quá trình hoàn thiện khóa
luận này.
Tôi xin chân thành cảm ơn đến các thầy cô giáo làm việc tại Bộ môn
Hóa – Khoa Môi Trường đã tạo điều kiện cho tôi sử dụng các dụng cụ thí
nghiệm và các hóa chất để thực hiện và hoàn thành khóa luận này.
Và cuối cùng tôi xin cảm ơn sự quan tâm, động viên chia sẻ của gia
đình và bạn bè trong suốt quá trình học tập và thực hiện khóa luận.
Mặc dù đã rất cố gắng nhưng bản khóa luận này không tránh khỏi
những thiếu sót và hạn chế. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự quan tâm và
đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn để bản khóa luận này được hoàn
thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà nội, ngày

tháng

năm 2016

Sinh viên

Dương Lệ Thu

ii


MỤC LỤC
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.....................................................................44
1. Cao Liêm và Trần Đức Viên, 1990, Sinh thái học nông nghiệp và bảo vệ
môi trường, NXB Đại học và GDCN..........................................................46
2. Đoàn Văn Điếm, Ngô Thị Dung, Nguyễn Thanh Lâm, Nguyễn Thị Hồng

Ngọc, Nguyễn Thu Thủy, Tài Nguyên Thiên Nhiên, NXB Đại Học Nông
Nghiệp Hà Nội 2012. ..................................................................................46
3. Huỳnh Thu Hà và Võ Văn Bé, 2003, Môi trường và con người, NXB Đại
học Cần Thơ................................................................................................46
4. Lưu Đức Hải, Cơ sở khoa học môi trường, NXB Đại học Quốc Gia Hà
Nội 2001......................................................................................................46
5. Nguyễn Đình Mạnh (2005), Giáo trình ô nhiễm môi trường, NXB Nông
Nghiệp Hà Nội.............................................................................................46
Tài liệu website...........................................................................................46
PHỤ LỤC....................................................................................................49

iii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Trữ lượng nước mặt ở các sông........................................................4
Bảng 2.1. Phương pháp bảo quản mẫu............................................................18
Bảng 2.2. Vị trí các điểm lấy mẫu...................................................................20
Chỉ tiêu nhiệt độ được đo bằng nhiệt kế, đo trực tiếp tại địa điểm lấy mẫu...21
Bảng 2.3. Bảng các phương pháp phân tích....................................................21
Bảng 3.1: Đánh giá cảm quan chất lượng nước hồ Bán Nguyệt.....................28
Bảng 3.2: Số liệu phân tích các thông số nhiệt độ, pH, TSS trong nước hồ
Bán Nguyệt......................................................................................................30
Bảng 3.4: Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) trong nước hồ Bán Nguyệt...............35
Bảng 3.5: Nồng độ N-NO3- trong nước hồ Bán Nguyệt.................................37
Bảng 3.6: Nồng độ N-NO2-trong nước hồ Bán Nguyệt..................................39
Bảng 3.7: Nồng độ N-NH4+ trong nước hồ Bán Nguyệt................................41
14. Phương Ly, Báo động về ô nhiễm môi trường tại các khu công
nghiệp ở Việt Nam..................................................................................47


iv


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Ô nhiễm sông Cầu.............................................................................8
Hình 1.2: Ô nhiễm do thuốc bảo vệ thực vật.....................................................9
Hình 1.3: Ô nhiễm do nước thải y tế...............................................................10
Hình 1.4: Hồ Bán Nguyệt thành phố Hưng Yên.............................................14
Hình 1.5: Đền Mẫu thành phố Hưng Yên.......................................................15
Hình 1.6: Đền Trần thành phố Hưng Yên.......................................................16
Hình 2.1. Vị trí các điểm lấy mẫu...................................................................19
Hình 3.1: Bản đồ hành chính thành phố Hưng Yên........................................23
Hình 3.2: Biểu đồ biểu diễn giá trị pH của nước hồ Bán Nguyệt...................31
Hình 3.3: Biểu đồ biểu diễn nồng độ DO trong nước hồ Bán Nguyệt............33
Hình 3.4 Biểu đồ biểu diễn nồng độ N-NO2-trong nước hồ Bán Nguyệt.......40
14. Phương Ly, Báo động về ô nhiễm môi trường tại các khu công
nghiệp ở Việt Nam..................................................................................47

v


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
QCVN
TCVN
BTNMT
Bộ NN & PTNT
KCN
UBND
DO


Nội dung đầy đủ
Quy chuẩn Việt Nam
Tiêu chuẩn Việt Nam
Bộ tài nguyên môi trường
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Khu công nghiệp
Ủy ban nhân dân
Nhu cầu oxy hóa học: Lượng oxy hòa tan trong nước cần

TSS

thiết cho sự hô hấp của các sinh vật nước
Hàm lượng chất rắn lơ lửng

vi


MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài.
Thành phố Hưng Yên – trung tâm hành chính của tỉnh Hưng Yên nằm
ở phía Nam của tỉnh, bên bờ trái sông Hồng. Phía Bắc giáp với huyện Kim
Động, giáp huyện Tiên Lữ ở phía Đông.
Những năm qua, thành phố Hưng Yên đã đầu tư cải tạo hệ thống cơ sở
hạ tầng tạo mạch nối giao thông quan trọng giữa các tỉnh thành phố vùng kinh
tế trọng điểm khu vực phía Bắc. Tiềm năng du lịch của thành phố cũng ngày
một được khai thác một cách có hiệu quả. Thành phố hiện có 6 doanh nghiệp
hoạt động trên lĩnh vực khách sạn, nhà hàng, nhiều dự án có giá trị đầu tư lớn
như: Trung tâm hội nghị quốc tế Sơn Nam Plaza, khách sạn Phố Hiến, khách
sạn Thái Bình…. Nhắc tới Hưng Yên, ai cũng biết với đặc sản nổi tiếng là

nhãn lồng, tương bần và câu nói: “Thứ nhất Kinh Kì, thứ nhì Phố Hiến”. Vào
thế kỉ XVI, Phố Hiến được biết đến như một thương cảng nổi tiếng của đàng
ngoài. Ngoài kinh đô Thăng Long, Phố Hiến là đô thị nổi bật thứ hai. Trải qua
nhiều biến cố lịch sử cùng với sự thay đổi của tự nhiên, Phố Hiến vẫn còn bảo
tồn và giữ gìn nhiều di tích lịch sử văn hóa. Ngày nay, quần thể di tích Phố
Hiến với 128 di tích, lễ hội văn hoá dân gian Phố Hiến đang được khôi phục,
tôn tạo, thu hút du khách đến với hoạt động du lịch tâm linh. Hàng năm thành
phố đón hàng triệu lượt khách trong và ngoài nước, doanh thu khách sạn, nhà
hàng và dịch vụ du lịch đạt trên 100 tỷ đồng.
Cũng trong quần thể di tích Phố Hiến đó, không thể không nhắc tới hồ
Bán Nguyệt. Hồ Bán Nguyệt nằm phía bên phải của đền Mẫu – một trong
những danh lam thắng cảnh đẹp nổi tiếng của Phố Hiến. Tổng diện tích 7.5ha,
với kết cấu bờ hồ được kè đá và trồng cây xanh xung quanh. Hồ có hình nửa
vầng trăng, phần lõm quay về phía Đông. Sách Hưng Yên vùng phù sa văn
hóa viết: "Người Hưng Yên đi làm ăn phương xa mỗi khi nhớ về quê hương

1


thì hình ảnh xáo động trong tâm tư chính là hồ Bán Nguyệt". Ngày nay, hồ
Bán Nguyệt là địa điểm du lịch khá nổi tiếng trong quần thể di tích Phố Hiến,
đặc biệt là vào các ngày lễ tết.
Tuy nhiên, bên cạnh những giá trị mang tính giải trí từ hoạt động tham
quan du lịch, vui chơi là những hoạt động, hành động dù vô tình hay cố ý của
con người đã gây ảnh hưởng xấu tới chất lượng nước hồ.
Chính vì vậy, từ thực tế trên dưới sự hướng dẫn của TS. Vũ Thị Huyền,
tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Quan trắc chất lượng nước hồ Bán Nguyệt
thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên thông qua việc phân tích một số chỉ
tiêu hóa học”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài.

Phân tích và đánh giá các thông số cơ bản của nước mặt hồ Bán
Nguyệt, thành phố Hưng Yên. So sánh nồng độ các thông số trên với QCVN
số 38:2011/BTNMT về chất lượng nước mặt bảo vệ đời sống thủy sinh.
Đưa ra các giải pháp nhằm kiểm soát và hạn chế sự suy giảm chất lượng
nướchồ đảm bảo cho mục đích cảnh quan du lịch và bảo vệ đời sống thủy sinh.
1.3 Yêu cầu nghiên cứu của đề tài
Tiến hành quan trắc, lấy mẫu và phân tích mẫu đã lấy tại hồ Bán Nguyệt.
Đưa ra các số liệu phân tích về các thông số cơ bản của nước mặt tại hồ
Bán Nguyệt.
Đánh giá theo QCVN 38:2011/BTNMT về chất lượng nước mặt bảo về
đời sống thủy sinh.
Đưa ra các biện pháp bảo vệ chất lượng nước hồ Bán Nguyệt.
Các kết quả số liệu phân tích có tính chính xác và độ tin cậy.

2


Chương 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Tổng quan tài nguyên nước mặt ở Việt Nam
Nước là nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng cho tất cả các sinh vật
trên trái đất. Nếu không có nước thì chắc chắn không có sự sống xuất hiện
trên quả đất, thiếu nước thì cả nền văn minh hiện nay cũng không tồn tại được
[ Huỳnh Thu Hà và Võ Văn Bé, 2003].
Tài nguyên nước ở Việt Nam được đánh giá là rất đa dạng và phong
phú, bao gồm cả nguồn nước mặt và nước ngầm ở các thủy vực tự nhiên và
nhân tạo như sông, suối, hồ tự nhiên, hồ nhân tạo, hồ đập, ao.
1.1.1 Hiện trạng tài nguyên nước mặt ở Việt Nam
Theo số liệu thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường, tổng trữ
lượng nước mặt trên toàn lãnh thổ Việt Nam đạt khoảng 840 tỷ m 3, trong đó

tổng lượng ngoài vùng chảy vào là 507 km 3 chiếm 60% và dòng chảy nội địa
là 340 km3, chiếm 40% [Văn Hào, Tài nguyên nước ở Việt Nam].
Tài nguyên nước mặt của Việt Nam phân bố không đồng đều theo lãnh
thổ và biến đổi theo tháng, theo mùa trong năm và từ năm này qua năm khác
vì nước mặt phụ thuộc chặt chẽ vào sự phân bố của mưa. Vùng có lượng mưa
lớn thì có dòng chảy lớn và ngược lại. Nếu tính cả lượng nước từ ngoài lãnh
thổ chảy vào Việt Nam theo hệ thống sông Mê Kông, sông Hồng và một số
sông khác thì tài nguyên nước mặt tự nhiên trong các hệ thống sông đạt xấp xỉ
850 km3/năm.
1.1.1.1 Tài nguyên nước sông
Với diện tích khoảng 327480 km2, Việt Nam có khoảng 2.372 con sông
lớn nhỏ có chiều dài từ 10 km trở lên, trong đó có 109 sông chính. Trong số
này có 9 sông là sông Hồng, sông Thái Bình, sông Bằng Giang-Kỳ Cùng,
sông Mã, sông Cả, sông Vu Gia-Thu Bồn, sông Ba, sông Đồng Nai, sông Cửu

3


Long và bốn nhánh sông là sông Đà, sông Lô, sông Sê San, sông Srê Pok đã
tạo nên một lưu vực trên 10.000 km2, chiếm khoảng 93 % tổng diện tích của
mạng lưới sông ngòi Việt Nam.
Tổng lượng dòng chảy năm của sông Mê Kông bằng khoảng 500 km 3,
chiếm tới 59 % tổng lượng dòng chảy năm của các sông trong cả nước, sau đó
đến hệ thống sông Hồng 126,5 km3 (14,9 %), hệ thống sông Đồng Nai 36,3
km3 (4,3 %), sông Mã, Cả, Thu Bồn có tổng lượng dòng chảy xấp xỉ nhau,
khoảng trên dưới 20 km3 (2,3 - 2,6 %), các hệ thống sông Kỳ Cùng, Thái Bình
và sông Ba cũng xấp xỉ nhau, khoảng 9 km 3 (1 %), các sông còn lại là 94,5
km3 (11,1 %). Một đặc điểm quan trọng nữa của tài nguyên nước sông của
nước ta là phần lớn nước sông (khoảng 60 %) lại được hình thành trên phần
lưu vực nằm ở nước ngoài, trong đó hệ thống sông Mê Kông chiếm nhiều

nhất (447 km3, 88 %). Nếu chỉ xét thành phần lượng nước sông được hình
thành trong lãnh thổ nước ta, thì hệ thống sông Hồng có tổng lượng dòng
chảy lớn nhất (81,3 km3) chiếm 23,9 %, sau đó đến hệ thống sông Mê Kông
(53 km3, 15,6 %), hệ thống sông Đồng Nai (32,8 km 3, 9,6 %) [Văn Hào, Tài
nguyên nước ở Việt Nam].
Sông ngòi Việt Nam chia thành 3 nhóm:
• Nhóm 1: Thượng nguồn nằm trong lãnh thổ
• Nhóm 2: Trung và hạ nguồn nằm trong lãnh thổ
• Nhóm 3: Các sông nằm trong lãnh thổ
Với 3 nhóm sông ngòi kể trên, diện tích lưu vực cũng như tổng lưu
lượng nước của các nhóm sông được thể hiện trong bảng 1.1.

Bảng 1.1. Trữ lượng nước mặt ở các sông

4


Nhóm sông

Diện tích lưu vực (km2)

trong lãnh thổ
2.Trung và hạ lưu
nằm trong lãnh thổ
3.Các sông nằm trong
lãnh thổ

(km3/năm)
Trong
Ngoài


Trong

Ngoài

Toàn

nước

nước

bộ

nước

nước

45.705

43.725

1.980

38,75

37,17

1,68

1.060.400


199.203

861.170

761,90

189,62

524,28

55.602

55.602

66,50

66,50

Toàn bộ
1.Thượng nguồn nằm

Tổng lưu lượng nước

Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường Bộ NN&PTNT
1.1.1.2 Tài nguyên nước hồ
Tính đến năm 2010, Việt Nam có khoảng 3500 hồ chứa có dung tích
lớn hơn 0.2 triệu m3. Chỉ có 1976 hồ có dung tích lớn hơn 1 triệu m3, chiếm
55,9 % với tổng dung tích 24.8 tỷ m3. Trong số hồ trên có 10 hồ do ngành
điện quản lý với tổng dung tích 19 tỷ m3. Có 44 tỉnh và thành phố trong 63

tỉnh thành Việt Nam có hồ chứa. Tỉnh có nhiều hồ nhất là Nghệ An (249
hồ), Hà Tĩnh (166 hồ), Thanh Hóa (123 hồ), Phú Thọ (118 hồ), Đắk Lăk (116
hồ) và Bình Định (108 hồ) [Theo bản tin Sở Tài nguyên và Môi trường, Tài
nguyên nước mặt ở Việt Nam].
Việt Nam có rất nhiều các loại hồ tự nhiên, hồ đập, đầm phá, vực nước có
kích thước khác nhau tùy thuộc vào mùa. Một số hồ nổi tiếng được biết đến như
hồ Lắk rộng 10 km2 tại tỉnh Đắk Lắk, Biển Hồ rộng 2,2 km2 ở Gia Lai, hồ Ba Bể
rộng 5 km2 tại Bắc Kạn, hồ Tây rộng 4,5 km2 và hồ Gươm tại Hà Nội, hồ Thác Bà
ở Yên Bái, hồ Biển Lạc ở Bình Thuận, hồ Trị An ở Đồng Nai, hồ Dầu Tiếng –
một trong những hồ nước nhân tạo lớn nhất Việt Nam và Đông Nam Á tại Tây
Ninh – Bình Dương [Văn Hào, Tài nguyên nước ở Việt Nam].
Việt Nam còn có hàng ngàn hồ đập nhân tạo với tổng sức chứa lên đến
26 tỷ m3 nước. Sáu hồ lớn nhất có sức chứa trên 1 tỷ m3 đang được sử dụng để
khai thác thủy điện là hồ Hòa Bình, Thác Bà, Trị An, Dầu Tiếng, Thác Mơ và

5


Ya Ly. Nhiều hồ và đập nhỏ hơn trên khắp toàn quốc phục vụ tưới tiêu như
Cấm Sơn-Bắc Giang, Kẻ Gỗ-Hà Tĩnh và Phú Ninh-Quảng Nam [Văn Hào,
Tài nguyên nước ở Việt Nam].
1.1.2. Hiện trạng sử dụng tài nguyên nước mặt ở Việt Nam
Ở nước ta, mức bảo đảm nước trung bình cho một người trong một năm
từ 12.800 m3/người vào năm 1990, giảm còn 10.900 m3/người vào năm 2000
và có khả năng chỉ còn khoảng 8500 m3/người vào khoảng năm 2020. Tuy
mức bảo đảm nước nói trên của nước ta hiện nay lớn hơn 2,7 lần so với Châu
Á (3970 m3/người) và 1,4 lần so với thế giới (7650 m3/người), nhưng nguồn
nước lại phân bố không đều giữa các vùng. Do đó, mức bảo đảm nước hiện
nay của một số hệ thống sông khá nhỏ: 5000 m 3/người đối với các hệ thống
sông Hồng, Thái Bình, Mã và chỉ đạt 2980 m 3/người ở hệ thống sông Đồng

Nai. Theo Hội Nước Quốc tế (IWRA), nước nào có mức bảo đảm nước cho
một người trong một năm dưới 4000 m3/người thì nước đó thuộc loại thiếu
nước và nếu nhỏ hơn 2000 m3/người thì thuộc loại hiếm nước. Theo tiêu chí
này, nếu xét chung cho cả nước thì nước ta không thuộc loại thiếu nước,
nhưng không ít vùng và lưu vực sông hiện nay đã thuộc loại thiếu nước và
hiếm nước, như vùng ven biển Ninh Thuận - Bình Thuận, hạ lưu sông Đồng
Nai. Đó là chưa xét đến khả năng một phần đáng kể lượng nước được hình
thành ở nước ngoài sẽ bị sử dụng và tiêu hao đáng kể trong phần lãnh thổ đó
[Văn Hào, Tài nguyên nước ở Việt Nam].
Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội và sự gia tăng dân số, nhu cầu
dùng nước cho sinh hoạt, sản xuất công, nông nghiệp sẽ tăng lên mạnh mẽ
trong tất cả các vùng.
1.1.3. Hiện trạng ô nhiễm nước mặt ở Việt Nam

6


Nước ta là một nước đang phát triển. Tuy nhiên, nền công nghiệp của
nước ta chưa phát triển mạnh nhưng tình trạng ô nhiễm nước đã và đang xảy
ra ở hầu hết mọi nơi trên cả nước.
1.1.3.1. Ô nhiễm do nước thải sinh hoạt
Ở Việt Nam hiện nay, mức tăng dân số nhanh chóng đã đưa nước ta
đứng vào vị trí số 12 trong số các quốc gia có dân số đông trên thế giới. Dân
số tăng, nhu cầu về nước dùng cho mọi hoạt động sinh hoạt và phát triển kinh
tế tăng lên kèm theo đó là tình trạng ô nhiễm gia tăng.
Tình trạng ô nhiễm nước ở các đô thị thấy rõ nhất là ở thành phố Hà Nội
và thành phố Hồ Chí Minh. Ước tính mỗi ngày cư dân Hà Nội thải ra khoảng
0.6 triệu m3 nước thải sinh hoạt với khoảng 250 tấn rác thải ra các sông mà
chưa qua xử lí. Ở các thành phố này, nước thải sinh hoạt không có hệ thống xử
lý tập trung mà trực tiếp xả ra nguồn tiếp nhận (sông, hồ, kênh, mương). Mặt

khác, còn rất nhiều cơ sở sản xuất không xử lý nước thải, một lượng rác thải
rắn lớn trong thành phố không thu gom hết được… là những nguồn quan trọng
gây ra ô nhiễm nước. Hiện nay, mức độ ô nhiễm trong các kênh, sông, hồ ở các
thành phố lớn là rất nặng [Cao Liêm và Trần Đức Viên, 1990].
1.1.3.2. Ô nhiễm do hoạt động công nghiệp
Công nghiệp là ngành gây ô nhiễm môi trường nước một cách nghiêm
trọng, mỗi ngành có một loại nước thải khác nhau. Do công nghệ của nước ta
còn lạc hậu, lại không có hoặc rất ít các thiết bị xử lý nước thải, rác
thải….đồng thời quá trình đô thị hóa diễn ra ngày càng nhanh, gây ra hiện
tượng môi trường bị quá tải [Nguyễn Đình Mạnh, 2005].
Đặc điểm sử dụng nước trong công nghiệp là ở chỗ phần lớn nước sau
khi sử dụng trong quá trình sản xuất được trả lại vào sông ngòi và hồ ở dạng
nước thải. Nhu cầu dùng nước không hoàn lại chiếm phần không lớn trong
nước dùng (5-10 %). Còn chất lượng nước ở nguồn nước dưới ảnh hưởng của

7


dòng chảy công nghiệp thay đổi rất nhanh, tức là việc đổ nước thải dẫn tới sự
nhiễm bẩn sông suối và thuỷ vực [Nguyễn Thanh Sơn, 2005].

Hình 1.1: Ô nhiễm sông Cầu
KCN Thái Nguyên thải nước biến sông Cầu thành màu đen, mặt nước
sủi bọt trên chiều dài hàng chục km. KCN Việt Trì xả mỗi ngày hàng ngàn m 3
nước thải của nhà máy hóa chất, thuốc trừ sâu, giấy, dệt xuống sông Hồng
làm cho nước bị ô nhiễm đáng kể…[Huỳnh Thu Hà và Võ Văn Bé, 2003].
Ô nhiễm môi trường nước do nước thải từ KCN trong những năm gần
đây là rất lớn, tốc độ gia tăng này cao hơn rất nhiều so với tổng nước thải từ
các lĩnh vực khác. Tính đến tháng 6/2012, có khoảng 62% các KCN đã xây
dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung nhưng theo đánh giá chung của Cục

cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường PC49, các công trình này dù đã
đi vào hoạt động nhưng hiệu quả không cao, dẫn đến tình trạng 75% nước
thải KCN thải ra ngoài với lượng ô nhiễm cao.Đa số các doanh nghiệp hiện
nay đều dùng các thủ đoạn tương tự nhau, xây dựng hệ thống ngầm kiên cố xả

8


thẳng ra sông, hồ…[ Phương Ly, Báo động về ô nhiễm môi trường tại các khu
công nghiệp ở Việt Nam].
1.1.3.3. Ô nhiễm do hoạt động nông nghiệp
Trong sản xuất nông nghiệp, do lạm dụng các loại thuốc bảo vệ thực
vật, các nguồn nước ở sông, hồ, kênh, mương bị ô nhiễm, ảnh hưởng lớn đến
môi trường nước và sức khoẻ nhân dân [Thu hương, Tài nguyên nước mặt ở
Việt Nam và những thách thức].

Hình 1.2: Ô nhiễm do thuốc bảo vệ thực vật
Hiện nay việc sử dụng phân hóa học, hóa chất bảo vệ thực vật tràn lan
trong nông nghiệp làm cho nguồn nước cũng bị ảnh hưởng. Lượng hóa chất tồn
dư sẽ ngấm xuống các tầng nước ngầm gây ảnh hưởng tới chất lượng nước.
Lượng hóa chất bảo vệ thực vật, phân bón hóa học được sử dụng trong
ngành nông nghiệp mỗi năm khoảng 0.5-3.5 kg/ha/vụ gây ra phú dưỡng
(nồng độ Nito, Photpho; yếm khí, nước màu xanh đen có mùi khai thối) hoặc
nhiễm độc nước [Tống Yến, Ô nhiễm nước và các nguyên nhân gây ô nhiễm
nguồn nước].

9


Bên cạnh đó việc nuôi trồng thủy sản tại các cơ sở sản xuất không đảm bảo

quy trình kỹ thuật, các hồ nuôi không đảm bảo quy định nên hiện tượng nước mặn
từ các hồ nuôi ngấm vào nguồn nước ngầm gây sự nhiễm mặn ảnh hưởng trực
tiếp đến chất lượng nước khu vực xung quanh. Ví dụ, tại các xã Quảng Lưu,
Quảng Hải, Quảng Thái, huyện Quảng Xương (Thanh Hóa), nguồn nước nơi đây
bị ô nhiễm nặng bởi nước thải từ các hồ nuôi tôm trên cát nên những năm gần đây
người dân ở nơi đây không còn sử dụng được nguồn nước để sinh hoạt và sản
xuất nữa [Lương Trường, Các nguyên nhân gây ô nhiễm chất lượng nguồn nước].
1.1.3.4. Ô nhiễm do nước thải y tế
Nước thải từ bệnh viện cũng là nguồn gây ô nhiễm nước đáng kể.
Trong nước thải bệnh viện có chứa nhiều vi khuẩn, vi trùng gây bệnh thải ra
xung quanh khu dân cư, nguồn nước ao, hồ, sông, suối gây nên các bệnh
truyền nhiễm ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống của người dân.

Hình 1.3: Ô nhiễm do nước thải y tế

10


Ở Việt Nam, mỗi ngày có 120 nghìn m 3 nước thải y tế được thải ra, 350
- 400 tấn chất thải y tế, trong đó, 42 tấn chất thải y tế độc hại cần được xử lý.
Nước thải từ các bệnh viện chưa qua xử lý xả ra môi trường đang là một vấn
đề gây bức xúc trong nhân dân các khu vực lân cận vì nó gây ô nhiễm nghiêm
trọng nguồn nước mặt. Thậm chí, nhiều nơi ứ đọng, thẩm thấu còn ảnh hưởng
đến cả mạch nước ngầm. Mỗi ngày, các bệnh viện xả hàng triệu mét khối
nước thải ra môi trường, một phần trong số đó mang theo mầm bệnh hòa vào
dòng chảy mương, máng, sông ngòi qua các khu dân cư [Nguyễn Văn Nhiên,
Rác thải y tế ‘bức tử’ môi trường].
1.2 Hiện trạng tài nguyên nước mặt tỉnh Hưng Yên
Hưng Yên được đánh giá là có nguồn nước mặt khá dồi dào với một hệ
thống sông ngòi, kênh mương trải dài trên lãnh thổ như: sông Hồng, sông

Luộc, sông Điện Biên, sông Từ Hồ - Sài Thị, sông Cửu An, công trình đại
thủy nông Bắc – Hưng – Hải... Nguồn nước lưu thông qua địa bàn lớn nhưng
nguồn nước phát sinh chủ yếu lại đến từ khu vực khác còn nguồn nước phát
sinh tại chỗ thấp. Điều này khiến cho mực nước trên các sông, trục không ổn
định, thiếu chủ động. Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển mạnh
của nền kinh tế làm tăng nhu cầu sử dụng nước. Thêm vào đó là việc có thêm
nhiều công trình thủy điện được xây dựng trên thượng nguồn như: thủy điện
Hòa Bình, thủy điện Sơn La... khiến nguồn nước lưu thông xuống hạ du,
trong đó có Hưng Yên, giảm mạnh và không ổn định [Mai Nhung, Hưng Yên
chung tay bảo vệ nguồn nước mặt].
Theo các kết quả quan trắc, phân tích gần đây cho thấy chất lượng nước
mặt tại nhiều nơi trong tỉnh vượt tiêu chuẩn, quy chuẩn cho phép. Đặc biệt khi
vào mùa khô, nhất là thời điểm trước khi có nước đổ ải, chất lượng nước mặt
tại các dòng sông, dòng kênh trên địa bàn tỉnh có mức độ ô nhiễm cao nhất
với các chỉ tiêu không đạt tiêu chuẩn chủ yếu là DO, BOD 5, COD và tổng

11


coliform. Nguyên nhân của tình trạng ô nhiễm nước mặt là do quá trình tiếp
nhận các nguồn thải đến từ không khí, rác thải và cả nước thải trong sản xuất,
sinh hoạt. Theo đánh giá thì lượng thải này ngày càng tăng và do nhận thức, ý
thức trách nhiệm nên việc xử lý chất thải trước khi xả thải còn chưa được thực
hiện hoặc thực hiện chưa đạt yêu cầu. Anh Trần Đăng Anh, Phó Giám đốc Sở
Tài nguyên và Môi trường cho biết: “Qua kết quả quan trắc, phân tích nước
mặt gần đây cho thấy nhiều con sông, con kênh trên địa bàn tỉnh đã bị ô
nhiễm, thậm chí có nơi bị ô nhiễm nghiêm trọng. Có chỉ tiêu ô nhiễm vượt
hàng chục, hàng trăm, thậm chí hàng nghìn lần tiêu chuẩn cho phép. Ngoài
tác nhân gây ô nhiễm đến từ sản xuất, sinh hoạt thì việc các dòng sông, dòng
kênh này ít được nạo vét, khơi thông cũng là một nguyên nhân làm gia tăng

mức độ ô nhiễm” [Mai Nhung, Hưng Yên chung tay bảo vệ nguồn nước mặt].
Trữ lượng nguồn nước mặt đang bị suy giảm do tác động của quá trình
công nghiệp hóa, đô thị hóa kèm theo đó là ô nhiễm, suy giảm chất lượng
nước. Từ chỗ là nguồn nước chính phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt đến nay
nước mặt hầu như chỉ còn được sử dụng trực tiếp cho sản xuất nông nghiệp.
Việc khai thác nước mặt phục vụ sản xuất công nghiệp và sinh hoạt ngày càng
ít được áp dụng vì sau khi khai thác đòi hỏi phải xử lý nước trong khi nước
mặt hiện đã bị nhiễm bẩn với nhiều tạp chất khó xử lý, thậm chí có chứa cả
các hóa chất, kim loại nặng...[Mai Nhung, Hưng Yên chung tay bảo vệ nguồn
nước mặt].
1.2.1. Tài nguyên nước sông
Hưng yên với tổng diện tích khoảng 926.0 km2, với mạng lưới sông
ngòi khá dày đặc với 3 hệ thống sông lớn chảy qua: sông Hồng, sông Đuống,
sông Luộc. Bên cạnh đó, Hưng Yên còn có hệ thống sông nội địa như: sông
Cửu An, sông Kẻ Sặt, sông Hoan ái, sông Nghĩa Trụ, sông Điện Biên, sông
Kim Sơn,... là điều kiện thuận lợi không chỉ cho sản xuất nông nghiệp mà còn
cho sự phát triển công nghiệp, sinh hoạt và giao thông đường thuỷ. Ngoài ra,

12


địa phận Hưng Yên có những mỏ nước ngầm rất lớn, đặc biệt là khu vực dọc
quốc lộ 5 từ Như Quỳnh đến Quán Gỏi, lượng nước này không chỉ thoả mãn
nhu cầu phát triển công nghiệp của tỉnh mà còn có khả năng cung cấp khối
lượng lớn cho các khu vực lân cận [Mai Nhung, Hưng Yên chung tay bảo vệ
nguồn nước mặt].
1.2.2. Tài nguyên nước hồ
Tới Hưng Yên không ai là không biết tới hồ An Vũ (I, II) và Hồ Bán
Nguyệt. Các hồ trên là những thắng cảnh du lịch nổi tiếng ở Hưng Yên, là nơi vui
chơi giải trí cho người dân địa phương cũng như khách du lịch bốn phương.

Hồ An Vũ I với đảo cò thuộc công viên Nam Hòa. Với tổng diện tích là
12.78 ha và được kè bờ 100 %. Giữa hồ là một đảo nhỏ trồng nhiều loại tre
đặc biệt là tre Bát Bộ, đảo là nơi tập trung sinh sống chủ yếu của loài cò.
Hồ An Vũ II nằm đối diện với hồ An Vũ I thuộc công viên An Vũ.
Hồ Bán Nguyệt có diện tích 7.5 ha, với kết cấu bờ hồ được kè đá và
trồng cây xanh xung quanh.Hồ có hình nửa vầng trăng, phần lõm quay về
phía Đông.
1.3 Giới thiệu về hồ Bán Nguyệt
Hồ Bán Nguyệt chạy dọc theo đường Bãi Sậy, thuộc cụm di tích lịch sử
Phố Hiến địa bàn phường Quang Trung, cách trung tâm thành phố Hưng Yên,
tỉnh Hưng Yên chừng 1 km về phía Nam.
Hồ Bán Nguyệt có hình nửa vầng trăng, phần lõm quay về phía Đông.
Bên phải hồ là phố phường tấp nập với trường học, chợ, đền Mẫu, bên trái hồ
lại là con đê sông Hồng chạy dài với những thảm cỏ được chăm chút xanh
mướt.Quanh hồ trồng nhiều phượng, bằng lăng, nhưng nhiều nhất vẫn là
những hàng liễu rủ xuống mặt hồ nước trong veo, không thông với nơi nào
mà nước cứ đầy ăm ắp suốt năm. Giữa hồ nổi lên đảo nhỏ với cột cờ cao
chừng 10m phần phật cờ đỏ sao vàng. Mặt nước hồ Bán Nguyệt gợn sóng lăn
tăn, đủ để mấy chiếc thuyền thiên nga trôi nhẹ nhàng trên đó. Ngoài những

13


hàng ghế đá đặt ngay ngắn trong khuôn viên quanh hồ, còn có những quán
cóc bán trà nước với mấy chiếc bàn nhỏ đặt sát bờ hồ.

Hình 1.4: Hồ Bán Nguyệt thành phố Hưng Yên
Ven hồ còn có đôi di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia: đền Mẫu và
đền Trần.
Đền Mẫu, còn gọi đền Mậu Dương hoặc Hoa Dương linh từ, tọa lạc

trên diện tích 2.875 m2 ven đường Bãi Sậy, phường Quang Trung, TP. Hưng
Yên. Hằng năm, từ mùng 10 đến rằm tháng 3 âm lịch, lễ hội đền Mẫu diễn ra
với nhiều hoạt động văn hóa dân gian tạo không khí tưng bừng náo nhiệt.
Ngày 26-3-1990, Bộ Văn hóa Thông tin công nhận đền Mẫu là di tích lịch sử
- văn hóa cấp quốc gia [ Về Phố Hiến, dạo hồ Bán Nguyệt].

14


Hình 1.5: Đền Mẫu thành phố Hưng Yên
Cách đền Mẫu chỉ quãng ngắn, cùng nằm ven đường Bãi Sậy bên bờ hồ
Bán Nguyệt, là đền Trần tọa lạc trên mặt bằng 1.110 m 2. Là nơi phụng thờ
Quốc Công Tiết Chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn (1228 - 1300).
Ngày 20 tháng 8 âm lịch thường niên, đền Trần ở Hưng Yên mở hội tế lễ
tưởng nhớ công lao của đấng thiên tài quân sự đã đánh tan bè lũ Nguyên
Mông, bảo vệ nền độc lập cho Tổ quốc. Bộ Văn hóa Thông tin đã công nhận
đền Trần là di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia vào ngày 21-1-1992.
Đền Trần là di tích tưởng niệm Hưng Đạo Đại Vương - Trần Quốc
Tuấn, một anh hùng dân tộc, một danh nhân văn hoá của nhân loại. Đền Trần
có ý nghĩa rất lớn với Phố Hiến nói riêng, tỉnh Hưng Yên nói chung. Vì vậy
đền sẽ được đầu tư quy hoạch trở thành điểm du lịch văn hoá với mục đích
giáo dục thế hệ trẻ hôm nay về truyền thống yêu nước nồng nàn của nhân dân
ta từ xa xưa [ Di tích lễ hội: Đền Trần].

15


Hình 1.6: Đền Trần thành phố Hưng Yên
Nhiều người bảo rằng hồ Bán Nguyệt là một khúc sông Hồng bỏ lại khi
đổi dòng nhưng dân gian vì hồ sáng như mặt gương mà cho rằng đây là mảnh

gương của Hằng Nga đánh rơi xuống trần. Thời Pháp thuộc, người Pháp đã
cho đắp con đường nhỏ từ cửa đền Mẫu sang điếm canh đê chia đôi hồ để bơi
thuyền vui chơi trong những giờ nhàn rỗi. Cách mạng tháng Tám thành công,
con đường này bị phá, hồ trở về vẻ nguyên sơ vốn có.

16


Chương 2
ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng nghiên cứu
Nước mặt hồ Bán Nguyệt, thị xã Hưng Yên, Tỉnh Hưng Yên.
2.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: toàn bộ diện tích mặt thoáng của hồ Bán Nguyệt
Phạm vi thời gian: Từ 1/2016 đến 5/2016
Phạm vi nội dung: Quan trắc chất lượng nước mặthồ Bán Nguyệt thị xã
Hưng Yên nhằm mục đích cảnh quan du lịch và bảo vệ đời sống thủy sinh
thông qua việc phân tích một số chỉ tiêu hóa học
2.3 Nội dung nghiên cứu
2.3.1 Khái quát về thành phố Hưng Yên
Vị trí địa lý, khí hậu , tài nguyên.
Dân số, cơ cấu phát triển kinh tế.
Tình hình phát triển du lịch tại thành phố Hưng yên.
2.3.2 Đánh giá hiện trạng chất lượng nước hồ Bán Nguyệt
Thông qua việc phân tích một số chỉ tiêu hóa học.
2.3.3 Đề xuất các giải pháp nhằm kiểm soát và hạn chế sự suy giảm chất
lượng nước hồ đảm bảo cho mục đích cảnh quan du lịch vàbảo vệ đời sống
thủy sinh
2.4 Phương pháp nghiên cứu

2.4.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Thu thập số liệu về: ví trí địa lý, đặc điểm thời tiết, khí hậu thủy văn,
hiện trạng, nguồn gây nhiễm, diễn biến chât lượng nước hồ qua những nghiên
cứu trước đó thông qua các tài liệu, báo chí, tạp chí khoa học...
2.4.2 Khảo sát thực địa

17


×